Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 dinh được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố.
Trang 1-MÔN:
ĐỀ TÀI: TỪ NỘI DUNG TRƯNG BÀY CỦA CÁC
BẢO TÀNG TRÌNH BÀY MỐI LIÊN HỆ VỚI MÔN HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ngày 03, tháng 04, năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
1 Lịch sử hình thành dinh độc lập 2
2 Trưng bày tại bảo tàng chứng tích chiến tranh 4
3 Môn đường lối cách mạng của đảng công sản Việt Nam 6
4 Mối liên hệ về việc tham quan bảo tàng 7
5 Đường lối sáng suốt của Đảng trong cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975 7
6 Cảm nhận sau chuyến tham quan 12
Trang 31 Lịch sử hình thành dinh độc lập
Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam kỳ, năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ Công trình hoàn thành sau 3 năm xây dựng với tên gọi là Dinh Norodom (tên một vị quốc vương Campuchia)
Theo sử liệu, vật tư xây cất phần lớn được chuyển từ Pháp sang Do chiến tranh Pháp - Ðức (xảy ra năm 1870) nên công trình này kéo dài mãi đến năm 1873 mới xong, riêng việc trang trí dinh phải kéo dài thêm 2 năm nữa
Lúc bấy giờ đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) còn gọi là đại lộ Norodom vẫn còn bùn lầy, ẩm thấp Dinh được coi là một công thự đẹp nhất ở Á Ðông Mặt tiền rộng 80 m, phòng khách có thể chứa đến 800 người Chung quanh
là khu vườn rộng lớn trồng đủ loại cây cỏ Trước mặt dinh, dưới chân cột cờ đặt một khẩu thần công kiểu cổ càng làm tăng thêm vẻ đẹp oai nghiêm cho công thự
Từ khi xây xong cho đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ ở (Gouverneur de la Cochinchine) nên còn gọi là Dinh Thống đốc Từ 1887 đến
1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương Đây cũng là cơ quan biểu thị cho bộ máy cai trị Pháp trên toàn cõi Ðông Dương
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam Nhưng chỉ sáu tháng sau, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam Nước ta bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Nam là Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa) Ngày 7/9/1954 Dinh Norodom được bàn
Trang 4giao giữa đại diện Pháp - tướng Paul Ely và đại diện Quốc gia Việt Nam - Thủ tướng Ngô Đình Diệm
Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống Ông quyết định đổi tên thành Dinh Độc Lập Theo thuật phong thủy, dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng
Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh Do không thể khôi phục, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã
Công trình mới được khởi công ngày 1/7/1962 Trong thời gian xây dinh mới, gia đình ông Diệm chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng TP HCM) Công trình đang dở dang thì ông Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết ngày 2/11/1963 Do vậy, ngày khánh thành dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ
là Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia
Là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông Ngô Đình Diệm không được sống ở đây ngày nào, mà người có thời gian sống lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975) Cũng từ ngày khánh thành, Dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa
Ngày 30/4/1975, Dinh Độc Lập là nơi chuyển giao quyền lực của chính quyền VNCH cho chính quyền cách mạng, kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc cũng diễn ra tại đây
Trang 5Với những ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, năm 1976 dinh được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt Hiện, Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng được đông đảo du khách đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như của thành phố
2 Trưng bày tại bảo tàng chứng tích chiến tranh
Bảo tàng chứng tích chiến tranh gồm 2 phần: khu trưng bày ngoài trời và trong nhà Ngay từ cổng vào là khu trưng bày các loại vũ khí, các phương tiện quân sự của Mỹ gồm các loại máy bay phản lực, máy bay trinh sát, máy bay lên thẳng đổ
bộ quân, các loại xe tăng, đạn pháo, bom mìn
Khu trưng bày trong nhà với hơn 15 nghìn hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn mét phim tư liệu về 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, về chiến tranh biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Những hình ảnh tư liệu trong chiến tranh, điển hình như các vụ tàn sát dân thường, hình ảnh rải chất độc hóa học ở miền Nam, ném bom rải thảm phá hoại miền Bắc, các hiện vật như
Trang 6mô hình nhà tù “chuồng cọp”, máy chém, các dụng cụ tra tấn… thực sự gây ấn tượng, xúc động mạnh cho người xem
Tại Bảo tàng có phòng trưng bày đặc biệt mang tên “ Hồi niệm” Đây cũng là phòng trưng bày thu hút rất đông khách tham quan, nhất là các vị khách quốc tế Chị Thu Sương hướng dẫn viên ở Bảo tàng, cho biết: “Phòng “Hồi niệm” này do 2 tác giả, một là người Anh và một là người Đức thực hiện với mục đích tưởng nhớ tới những người bạn của họ Có hai bức ảnh làm cho người xem hiểu rõ ý chí, sức mạnh chính nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người Việt nam Khi người Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt nam họ sử dụng những phương tiện quân sự rất hiện đại như các loại máy bay chở quân Còn quân đội Việt nam ở ngoài miền Bắc khi chi viện cho chiến trường miền Nam đều phải đi bộ
và vũ khí rất thô sơ Những bức ảnh cho thấy quân đội Việt nam mặc dù trang bị thô sơ, nhưng cuối cùng vẫn giành thắng lợi”
Trang 7Bảo tàng còn có phòng trưng bày tranh thiếu nhi ở tầng 2 mang tên “ Bồ câu trắng” Đây là nơi trưng bày những bức tranh do các em thiếu nhi vẽ với nhiều chủ
đề về: tình yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ…Những bức tranh thể hiện ước mơ giản dị của trẻ thơ, được sống trong một đất nước hoà bình, được đi học, được làm những công việc yêu thích Những bức vẽ sinh động, hồn nhiên của trẻ em, bên cạnh những hình ảnh đau buồn của chiến tranh càng làm cho du khách cảm nhận thêm về đau thương mất mát của chiến tranh và khát vọng hoà bình của người Việt nam
Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một trong 10 điểm tham quan tiêu biểu trong chương trình du lịch “ Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị” Đây cũng là bảo tàng duy nhất ở Việt Nam được đưa vào hệ thống hơn 60 Bảo tàng vì hoà bình của
tổ chức Văn hóa khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc Bảo tàng chứng tích chiến tranh chính là nơi kêu gọi cho hòa bình thế giới
3 Môn đường lối cách mạng của đảng công sản Việt Nam
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn
Trang 8đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược (1945-1975); Đường lối công nghiệp hóa; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Đường lối đối ngoại
4 Mối liên hệ về việc tham quan bảo tàng.
Bác Hồ đã từng nói : “học đi đôi với hành” quả không sai, đối với sinh viên, việc tiếp thu các môn học mang ý nghĩa sâu sắc như chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh hay đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam thì khi chỉ nghe giảng trên lớp, đọc thêm tài liệu tham khảo thì cũng khó để có thể nắm vững được kiến thức Vì vậy cần có những chuyến đi tham quan các bảo tàng, chứng tích của chiến tranh để có cái nhìn đa chiều hơn thông qua những hiện vật được trưng ở đây, giới thiệu của các hướng dẫn viên Vì thế chúng tôi đã có một chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh để có thể nắm rõ hơn, sâu sắc hơn những kiến thức đã được học thông qua sách vớ, các bài giảng trên lớp thông qua những bằng chứng sống được trưng bày ở đây Đây thực sự là giải pháp hay giúp sinh viên cập nhật được kiến thức từ thực tế tịch sử, kết hợp với việc giảng dạy trên lớp và thời gian tự nghiên cứu để phần nào có được nguồn kiến thức tổng hợp hơn về môn học
5 Đường lối sáng suốt của Đảng trong cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đọ sức quyết liệt giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Đó là một trong những cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài nhất, lớn nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Xét toàn cục về mặt chiến lược, nó được chia làm hai giai đoạn cơ
Trang 9bản: giai đoạn một, từ năm 1954 - 1973 “đánh cho Mỹ cút”; giai đoạn hai, từ năm
1973 - 1975 “đánh cho ngụy nhào”, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Nhân tố quyết định nhất làm nên thắng lợi vĩ đại đó là sự lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; cùng với đó là sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc sảo của “Bộ thống soái”, đứng đầu là Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh Sự chỉ đạo chiến lược sắc sảo của Đảng được thể hiện rõ trong
cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả đối với tiền tuyến lớn miền Nam và hậu phương lớn miền Bắc XHCN Nhờ đó đã đánh bại lần lượt các chiến lược chiến tranh của
đế quốc Mỹ: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” Song, sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc sảo của Đảng được thể hiện nổi bật
và tiêu biểu nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Trong
đó, Đảng cộng sản Việt Nam chú trọng chỉ đạo việc tập trung lực lượng, tạo ưu thế
áp đảo địch trong từng chiến dịch và cả cuộc Tổng tiến công chiến lược; sự phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường; kết hợp giữa tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của quần chúng cách mạng; việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam trong ba đòn tiến công chiến lược ở: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Sài gòn
Để thực hiện kế hoạch đã đề ra, Đảng ta chỉ đạo tăng cường xây dựng lực lượng, bao gồm cả bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương, quần chúng cách mạng, tạo sức mạnh ưu thế áp đảo địch Theo đó, trong năm 1974 và đầu năm
1975, chúng ta đã tổ chức thành lập liên tiếp 4 quân đoàn chủ lực và một số đơn vị binh chủng, quân chủng, tạo nên những “quả đấm thép” trên các địa bàn chiến lược Đồng thời, tăng cường vũ khí, trang bị, vật chất cho chiến trường miền Nam,
cả bộ đội chủ lực và LLVT địa phương Vì thế, trong Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã
Trang 10sử dụng lực lượng áp đảo địch với tỷ lệ so sánh ta/địch là: bộ binh: 4,5/1; xe tăng thiết giáp: 5,5/1; pháo binh cơ giới: 5/1, v.v
Sự chỉ đạo chiến lược sắc sảo của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 còn thể hiện ở sự chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các chiến trường Thực tế cho thấy, ta đã chủ động hoàn toàn cả về hướng tiến công, thời gian, địa điểm và quy mô lực lượng Cùng với Chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Trị-Thiên và Chiến dịch Nam Ngãi diễn ra đồng thời từ ngày 05-3-1975 (chỉ sau khi mở Chiến dịch Tây Nguyên một ngày), nhằm phối hợp tác chiến, căng kéo địch, không cho chúng rút lực lượng ở Huế, Đà Nẵng lên ứng cứu Tây Nguyên Đây là đòn chiến lược lớn thứ 2 đánh vào Vùng chiến thuật I, thuộc Quân khu I của quân đội Sài Gòn Vì thế, Tây Nguyên bị cô lập, địch không có khả năng ứng cứu, ta đã nhanh chóng giành thắng lợi, tạo ra bước phát triển đột biến về chiến lược
Sau khi giải phóng Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Quân ủy Trung ương
và Bộ Quốc phòng “chớp thời cơ nâng cao tốc độ tiến công” Theo đó, các đơn vị
đã thừa thắng, phát triển xuống vùng duyên hải Trung bộ lần lượt giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh, làm toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2, Quân khu 2 của địch bị tan rã; hệ thống phòng thủ chiến lược của địch bị chia cắt, tạo nên thời cơ mới Tiếp đó, đòn tiến công chiến lược vào Huế - Đà Nẵng thắng lợi tạo ra bước nhảy vọt về chiến lược, làm thay đổi hoàn toàn cục diện so sánh lực lượng, thế trận Trên đà thắng lợi, với tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, ”, các đơn vị của ta đã nhanh chóng phát triển về Sài Gòn Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, lực lượng trên các chiến trường đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, tạo thành sức mạnh tổng hợp, dồn địch vào thế hoàn toàn bị động,
cô lập, bất ngờ, nên nhanh chóng thất bại Như vậy, về chiến lược, Đảng ta đã nắm
Trang 11vững thời cơ, giải quyết thành công việc tổ chức các chiến dịch đồng thời và kế tiếp nhau, vừa theo kế hoạch, vừa không theo kế hoạch khi thời cơ xuất hiện Đó là các đòn tiến công chiến lược: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Sài Gòn Vấn đề này được Đại tướng Văn Tiến Dũng - người trực tiếp tổng chỉ huy các đơn vị trên chiến trường miền Nam, khẳng định: “…Bộ Chính trị Đảng ta với tinh thần triệt để cách mạng, tư tưởng tích cực tiến công, phân tích sự việc rất khoa học, có tầm mắt nhìn
xa, phát hiện nhạy bén, ”4
Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự, cũng là đỉnh cao của chiến tranh nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 nói riêng là sự kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy Đó là sự kết hợp giữa những đòn tiến công quân sự bằng các trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn của bộ đội chủ lực đánh thẳng vào các đô thị, trung tâm đầu não, căn cứ quân sự lớn của địch và sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, đập tan bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền ở địa phương,
cơ sở để giành quyền làm chủ Để chỉ đạo các lực lượng đẩy nhanh tiến công Đà Nẵng, trong Điện gửi vào chiến trường hồi 18 giờ 00 ngày 27-3-1975, Bộ Chính trị
đã chỉ thị: “Phải nhanh chóng phát động quần chúng vũ trang nổi dậy, đập tan các lực lượng kìm kẹp ở cơ sở, chiếm lĩnh các công sở và sáp vào vận động binh sĩ địch bỏ súng đầu hàng, làm tan rã các đơn vị quân ngụy”5 Sự nổi dậy mạnh mẽ của đông đảo nhân dân trên các địa bàn từ nông thôn đến thành thị đã tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng vào mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng tiến công, nhanh chóng đập tan sự kháng cự của địch Lực lượng du kích đã cùng nhân dân bao vây, bức hàng, vận động địch ra trình diện, giữ trật tự an toàn vùng mới giải phóng, bảo vệ các nhà máy, công sở, không để địch phá hoại v.v Để chuẩn bị cho giải phóng Sài Gòn, từ đầu năm 1975, Thành ủy Sài Gòn - Gia Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển LLVT địa phương và quần chúng cách mạng
Trang 12Đến đầu tháng 4-1975, cùng với các đơn vị chủ lực, Thành phố đã có 3.345 du kích, 233 tự vệ mật và trên 25.000 quần chúng cách mạng sẵn sàng nổi dậy Trong Điện gửi Trung ương Cục miền Nam, hồi 15 giờ 30 ngày 22-4-1975, Bộ Chính trị
đã chỉ thị “… Sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các cuộc tiến công của quân đội Sự hợp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực hiện trong quá trình hành động”6 Trong khi Chiến dịch Hồ Chí Minh đang diễn ra sôi động, quyết liệt nhất, từ ngày 28-4-1975, các cuộc tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long cũng nổ ra đồng loạt, mạnh mẽ, làm cho địch càng thêm hoang mang, dao động
Cùng với các hoạt động quân sự, chính trị, Đảng ta còn chỉ đạo tăng cường các hoạt động ngoại giao; đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, trong
đó có nhân dân Mỹ, đấu tranh không cho chính quyền Mỹ can thiệp quân sự trở lại Trong Kết luận đợt hai, ngày 07-01-1975 của Hội nghị Bộ Chính trị Bàn về tình hình và nhiệm vụ cuộc chống Mỹ, cứu nước, đã nhấn mạnh “Sử dụng khôn khéo
vũ khí đấu tranh ngoại giao, góp phần giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc nhằm cô lập bọn tay sai ngoan cố; làm sáng tỏ chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới; ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn can thiệp, phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế”7 Thắng lợi của đấu tranh ngoại giao đã tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự và chính trị giành thắng lợi trên chiến trường Mặt khác, thắng lợi của cách mạng Việt Nam còn tạo ra thời cơ lớn cho nhân dân Cam-pu-chia giải phóng đất nước (17-4-1975) và nhân dân Lào giành độc lập (2-12-1975)
Nhìn lại toàn bộ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta Điều đó được biểu hiện cụ thể, trực tiếp ở sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc sảo của Bộ Chính trị