1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

18 7,4K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 11,29 MB

Nội dung

Chuyến tham quan này ban đầu chỉ là việc tìm tòi tài liệu phục vụ cho bài thu hoạch được tốt hơn, để có được điểm cao cho môn học, nhưng khi quan sát và cảm nhận về các cuộc chiến tranh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -BÀI THU HOẠCH

BỘ MƠN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

BÁO CÁO CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

GVHD : LÊ VĂN HÙNG SVTH : PHẠM THỊ HƯƠNG MSSV : 09259211

NĂM HỌC : 2009 - 2011

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2010

Trang 2

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Địa chỉ: Số 28, đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 08.39303112 Fax: 08.39305153 Email: warrmhcm@gmail.com

Tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - Ngày 25/05/2010

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tôi không muốn xem đây là một bài thu hoạch môn học “Đường Lối cách mạng

Việt Nam” mà là một cuốn hồi ký đi tìm lại lịch sử của một người trẻ tuổi Bởi khi

bước chân đến nơi này tôi đã tìm lại được nhiều thứ mà mình vô tình lãng quên Có lẽ không chỉ riêng với tôi mà là với thế hệ trẻ bây giờ

Chuyến tham quan này ban đầu chỉ là việc tìm tòi tài liệu phục vụ cho bài thu hoạch được tốt hơn, để có được điểm cao cho môn học, nhưng khi quan sát và cảm nhận về các cuộc chiến tranh Việt Nam thông qua những hiện vật, tư liệu tại Bảo tàng chứng tích, tôi biết tôi không chỉ đơn giản là đến xem cho vui hay chụp những hình ảnh

lạ mắt làm kỷ niệm như các chuyến tham quan khác, mà là đi sâu vào tìm hiểu từng chi tiết nhỏ của lịch sử chiến tranh Việt Nam

Nhóm chúng tôi, 15 thành viên của lớp DHKT3BTLT – Trường Đại học Công

nghiệp Tp Hồ Chí Minh, khá ngạc nhiên ngay từ khi được phát miễm phí vé vào cổng

và bản đồ bảo tàng , lại càng ngạc nhiên và vui thích hơn khi được sự hướng dẫn nhiệt tình, tỉ mỉ của hướng dẫn viên Kết quả của chuyến tham quan nhiều bất ngờ và thú vị

đó là nhiều tài liệu, hình ảnh đóng góp cho bài thu hoạch của mình được phong phú và

đa dạng

Để bài thu hoạch được hoàn thiện hơn, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả gần xa

Trang 4

PHẦN I: GIỚI THIỆU BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Nằm trên con đường Võ Văn Tần thuộc trung tâm Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh có vẻ ngoài nhỏ bé và cũ kỹ, không bắt mắt đối với thế hệ trẻ như chúng tôi Nhưng trái lại với bề ngoài đó, khi đến tham quan tôi mới biết rằng đây lại điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế Đây là Bảo tàng duy nhất ở Việt Nam được đưa vào hệ thống hơn 60 “Bảo tàng vì hòa bình” của tổ chức UNESCO Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật … về những chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam Qua

đó, giáo dục nhân dân, nhất là lớp trẻ về lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, đồng thời khẳng định tinh thần yêu chuộng hòa bình và đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với các dân tộc trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình

Đây là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao,

có thể chỉ đứng thứ 2 sau Địa Đạo Củ Chi.

1 Lịch sử hình thành

Ngược dòng lịch sử, vị trí của Bảo tàng trước đây là chùa Khải Tường Theo sử

cũ của Triều Nguyễn thì đây là nơi chào đời của Hoàng Tử Đảm (sau là vua Minh Mạng), con của vua Gia Long Sau khi lên ngôi, Minh Mạng cho lập ngôi chùa to tại nơi mình chào đời và đặt tên là Khải Tường nhằm “tạ ơn Quốc Vương Thủy Tố” và cầu mong cho triều đại thịnh vượng

Trang 5

Sáng ngày 28-4, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP Hồ Chí Minh được chính thức khánh thành sau gần 9 năm xây dựng Đây là công trình nằm trong danh mục công trình xây dựng chào mừng 35 năm giải phóng niềm Nam thống nhất đất nước của TP

Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được khởi công xây dựng từ ngày 27-7-2002, với diện tích sàn trên 5.000 m², tổng mức kinh phí đầu tư hơn 11 tỉ đồng Tháng

3-2003, bảo tàng được nâng cấp, làm thêm tầng hầm khối nhà hành chính, thay đổi trang trí nội thất, trang thiết bị, cây xanh sân vườn, trưng bày ngoài trời Tháng 7-2007, bảo tàng tiếp tục được xây dựng nâng cấp, cải tiến trang thiết bị, hiện đại hóa hình thức trưng bày, nội dung phong phú nhằm phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước Bảo tàng mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 4-9-1975 với tên gọi là Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy Ngày 10 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” Đến ngày 04 tháng 7 năm 1995 (một tuần trước khi Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam), Bảo tàng này lại đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích chiến tranh” như ngày nay

Được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975, bảo tàng trưng bày các hiện vật, hình ảnh trong chiến tranh Việt Nam với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát, tra tấn, tù đày dân, rải chất độc hoá

học, phá hoại miền Bắc.

2 Quy mô bảo tàng

Bảo tàng có các phòng trưng bày sau:

- Phòng trưng bày những sự thật lịch sử

- Hình ảnh nhân dân thế giới ủng hồ Việt Nam kháng chiến

- Phòng trưng bày hiện vật và hình ảnh các loại vũ khí của quân đội Mỹ

Trang 6

- Các hình thức tra tấn và nạn nhân của các nhà tù thời Mỹ - Ngụy

- Các thế lực phản cách mạng, chống phá cách mạng Việt Nam

- Những nạn nhân chiến tranh và chất độc hóa học Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Ngoài ra bên ngoài còn có các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, quầy lưu niệm …

Hiện nay, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đang được đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa toàn diện hoạt động

Trang 7

Tư liệu ảnh Trưng bày các phương tiện thời chiến, vũ khí tối

tân, bom,đạn…

Trang 8

Phòng Hồi Niệm: trưng bày những tấm ảnh được

chụp bởi các nhà nhiếp ảnh đã tử nạn ở Việt Nam

và Đông Dương

Phòng trưng bày hiện vật

Thu hút được sự quan tâm của du khách

Bà Trần Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, cho biết đến nay bảo tàng đã sưu tầm gần 15.000 hiện vật, tổ chức nhiều triển lãm chuyên đề và các cuộc triển lãm lưu động tại các vùng sâu, vùng xa và hải đảo; các buổi giao lưu cựu chiến

Trang 9

binh, cựu tù chính trị và các nạn nhân chất độc da cam Từ năm 2002 đến tháng 3-2010, bảo tàng đã đón tiếp gần 3,5 triệu lượt khách, trong đó hơn 2 triệu lượt khách quốc tế

Họ đến không chỉ tham quan mà còn nghiên cứu, học tập và trên hết là tìm hiểu quá khứ của một thời chiến tranh đã qua nhưng mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Đây là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, có thề chỉ đứng thứ 2 sau Địa Đạo Củ Chi

Trang 10

Và trên hết là tìm hiểu quá khứ của một thời chiến tranh đã qua

Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời “Các loại vũ khí, phương tiện Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam” Chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời

đó như Air Force, máy bay trinh sát chiến đấu tự động chụp ảnh, máy bay lên thẳng đổ

bộ quân có khả năng đậu trên mặt nước, pháo tự hành M107 – 175mm từng được mệnh danh là “Vua chiến trường” có tầm bắn tới 32,7Km, tàn phá mục tiêu trong bán kính 520m, sức công phá ở độ sâu 35m, rộng 95m …

Nơi trưng bày các loại trang bị, vũ khí của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trang 11

Bom chấn địa

Ấn tượng nhất đối với tôi là chiếc máy chém được trưng bày ở đây Chiếc máy chém từng gây bao nỗi kinh hoàng cho người dân miền Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp Song hành cùng với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam ”như một công cụ hữu tiêu diệt lòng yêu nước và hào khí của người dân Việt Một tội ác mà nhân loại không thể tha thứ

Máy chém: dùng để chém đầu những người theo kháng chiến cũ và những người yêu nước theo đạo

luật 10/59 ,người bị chém cuối cùng là anh Hoàng Lê Kha

Ngoài ra một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một

“địa ngục trần gian” được phục chế lại tại bảo tàng đó là “Chuồng cọp”, là mô hình của nhà tù Côn Đảo Tại đây cũng trưng bày một số vũ khí giết người hàng loạt như bom địa chấn nặng 7 tấn, đại bác 175mm, xe tăng phun lửa…Tuy chỉ là mô phỏng nhưng nét mặt bình thản của những người lính trước hiểm nguy luôn rình rập, trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của quân xâm lược cũng đủ để du khách khâm phục Hướng dẫn viên cho chúng tôi biết thêm những chiêu thức tra tấn dã man của bọn ác ôn: “Chúng rắc vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ Tra tấn bằng cách trùm khăn lên mặt chiến sĩ ta, đổ nước lạnh hay nước vôi vào cho đến ngạt thở, rồi dùng giầy đinh đạp vào bụng cho chảy nước và máu ra Tàn nhẫn hơn là bọn chúng dùng rắn để bắt cung người phụ nữ, dọa cho họ sợ và thậm chí cho rắn vào cắn cho tuyệt đường sinh

Trang 12

sản của tù binh, đóng đinh vào ngón tay của họ… Với sự tra tấn dã man không có tính người như vậy, sức khỏe của các chiến sĩ ta suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật ”

Bản đồ thể hiện vị trí các Banh và Sở tù ở Côn Đảo

Chuồng cọp: “ Địa ngục trần gian” Tượng tù nhân trong phòng giam “chuồng cọp”

Trang 13

Dù chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, “hòa bình” đã được lập lại trên đất nước ta nhưng di chứng của nó vẫn chưa thể mất đi Không ít mảnh đời mang thương tật và tiếp tục được di truyền cả cho thế hệ sau…

Hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề

Trang 14

PHẦN II: CẢM NGHĨ SAU CHUYẾN THAM QUAN

Những thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời hòa bình như tôi, chỉ biết chiến tranh qua sách vở, báo chí thì không biết được nỗi đau dân tộc, không hiểu được cái hình ảnh người Việt nằm co trong thân phận một dân tộc đắm chìm trong khói lửa của chiến tranh và của lòng thù hận là như thế nào Cho nên, vẫn phải nhìn, nghe, xem, đọc lịch

sử qua những nơi lưu trữ một phần sự thật của chiến tranh Và đó cũng chính là lý do, tôi dành một ngày để đến đây, là mục đích mà giáo viên hướng dẫn muốn chúng tôi làm bài thu hoạch thực tế này

Không chỉ bản thân tôi, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam rùng mình khi nhìn lại lịch sử dân tộc, mà các du khách nước ngoài và đặc biệt hơn là có những du khách đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh gây nên tộc ác tày trời đó Họ không khỏi bàng hoàng, suýt xoa, chết lặng, làm dấu …trước những tấm ảnh ghi lại hậu quả của cuộc chiến tranh Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ, những bài học và thảm kịch chiến tranh VN” do cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara ựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara xuất bản năm 1995 mới thú nhận rằng:

“Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng tôi mắc nợ tương lai cho việc giải

Trang 15

thích tại sao lại sai lầm như vậy” và chính những sai lầm đó đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề và sai lầm cho đất nước và nhân dân VN” Nguyễn Thị Anh, hướng dẫn viên ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh (BTCTCT) đã làm chúng tôi cứ nghẹn đi trước những hình ảnh đau thương mất mát mà nhân dân VN phải gánh chịu trong 30 năm chiến tranh “VN đã trở thành một nơi thử nghiệm cho các phát minh của các kỹ sư quân sự Mỹ Mục đích là thử nghiệm những phát minh trên những mục tiêu sống”, những dòng viết trên báo Le Figaro (Pháp) ngày 25/4/1965 đã nói lên sự khủng khiếp đến tột cùng của chiến tranh, của tội ác mà Mỹ và quân đội các nước đồng minh gây ra cho nhân dân VN Là người lính trong thời kỳ lửa đạn nhưng khi đứng trước những hình ảnh, chứng tích chiến tranh, đồng chí Đồng Thế Hưng đã phải thốt lên: Mình đã được chứng kiến, được thấy sự khốc liệt và những đau thương, mất mát trong chiến tranh Nhưng không thể ngờ rằng cuộc chiến tranh còn khủng khiếp hơn những gì mà mình biết rất rất nhiều lần

Còn tôi, lần đầu vào thăm BTCTCT, nhìn những hình ảnh và hiện vật lịch sử, tự dưng tôi có cảm giác mình đã quá may mắn vì đã được sống trong hoà bình May mắn

vì không phải chạy loạn, không phải nhìn thấy xác người thân phơi ở ngoài đồng trống Không phải nghẹn ngào nhìn ngọn lửa ngùn ngụt thiêu rụi nhà cửa, xóm làng mình Khó có thể tìm thấy được ngôn từ, hình ảnh nào để diễn tả được hết những đau thương, mất mát và sự tàn bạo, khủng khiếp của chiến tranh của 35 năm trước trong lịch sử dân tộc BTCTCT cũng chỉ là nơi lưu giữ một phần rất nhỏ lát cắt lịch sử, của đau thương

đó Dù vậy, có đến đây, có tận mắt thấy được cảm nhận và được sờ vào những hiện vật

là những chiếc xe tăng, máy bay ném bom, súng đạn, vũ khí từng gieo tang thương cho nhân dân ta thì lại càng thấy mình may mắn hơn Có đến đây được tận mắt thấy những tư liệu như những thước phim chân thực ghi lại chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh thì mới có thể cảm nhận được thế nào là đau đớn, xót xa đến cùng cực trước nỗi đau của cả dân tộc Tàn bạo và độc ác, giày xéo và đày đọa, bóc lột và giết chóc, máu và vũ khí, xác người và mất nước … đây cũng chính là những gì hàng vạn, hàng triệu con người Việt Nam nhận được từ bậc “Khai hóa” của thực dân Pháp và Mỹ Có

lẽ khi đứng trước những chứng tích đau thương của dân tộc ai cũng như tôi: Nghẹn ngào, xót xa và đau cái nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới bàn tay tàn bạo của những kẻ xâm lược Thật sự, khi xem những tấm ảnh, đứng gần chiếc máy

Trang 16

chém mà Ngô Đình Diệm cho lê khắp miền chém đầu những người yêu nước theo cái đạo luật 10/59 khủng khiếp mới thấy rõ sự ớn lạnh và xót xa Chẳng biết đã có bao nhiêu người đã từng bị giết hại bởi cỗ máy chém lạnh lẽo và vô tri ấy Đứng trước căn phòng “Tội ác chiến tranh xâm lược” tự nhiên tôi có cảm giác rờn rợn, gai hết cả người trước những hình ảnh tàn bạo và khốc liệt “Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ” năm

1776, nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hành phúc” thế nhưng khi xâm lược VN, quân đội Mỹ

đã bất chấp tất cả những quyền hạn ấy Lính Mỹ đã bắt bớ, tra tấn, đánh đập, giết hại những người dân Ngay cả phụ nữ và trẻ em cũng là những mục tiêu của các cuộc hành quân càn quét Họ thực hiện triệt để chính sách “3 sạch” (đốt sạch, phá sạch và giết sạch) Khi bắt được những người tình nghi là Cộng sản, lính Mỹ đã tra tấn bằng nhiều hình thức khác nhau Sự tàn bạo được ghi lại với những hình ảnh lính Mỹ vừa tra tấn, vừa hút thuốc một cách thản nhiên Hay cảnh “đếm xác” với một dãy xác chết nằm dài Đây là một hình thức báo cáo thành tích của lính Mỹ, chỉ cần có xác chết, đó là Việt Cộng không cần biết đó là người già, phụ nữ hay trẻ em Từ chỗ bắt bớ, giết người lẻ tẻ, lính Mỹ đã đi đến tàn sát hàng loạt những người dân vô tội Ở BTCTCT có trưng bày hình ảnh 2 vụ thảm sát Đầu tiên là vụ thảm sát Phát Thạnh Phong (Bến Tre) do Trung

uý Bob Kerry chỉ huy Tại đó họ đã cắt cổ ông Bùi Văn Mác 66 tuổi và vợ ông sau đó

họ lại lôi 3 cháu bé là cháu nội của ông bà đang nấp trong ống cống ra đâm chết 2 cháu

và mổ bụng 1 cháu Sau đó họ lại tiến đến hầm trú ẩn của các gia đình khác, tại đó họ

đã giết chết 15 người, trong đó có 3 phụ nữ đang mang thai và mổ bụng 1 bé gái Mãi đến tháng 4/2001 thượng nghị sỹ Mỹ, Bob Kerry mới thú nhận tội ác của mình trước dư luận quốc tế Ngoài ra, lính Mỹ còn gây ra vụ thảm sát Sơn Mỹ Đây là vụ thảm sát rất nổi tiếng được nhiều người trên thế giới biết đến Vụ thảm sát này chỉ xảy ra trong vòng

4 tiếng đồng hồ sáng ngày 16/3/1968 tại xã Sơn Mỹ (hay Mỹ Lai) thuộc huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Trong vòng 4 tiếng đồng hồ, lính Mỹ đã tàn sát 504 thường dân vô tội Trong đó có 182 phụ nữ thì có 17 người đang mang thai 173 trẻ em thì có 56 trẻ

em từ sơ sinh cho đến 6 tuổi và có 60 cụ già trên 60 tuổi Những hình ảnh đầu tiên của

vụ thảm sát được công bố lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào năm 1970 đã gây sự “sốc” cho dư luận quốc tế Trong vụ thảm sát có những bức ảnh đã gây xúc động như hình

Ngày đăng: 22/04/2015, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w