1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020

58 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 784,57 KB

Nội dung

gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ là biện pháp quan trọng giúp người dân có kiến

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NHẬN XÉT CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH GHÉP TIM TỪ NGƯỜI CHO ĐA TẠNG CHẾT NÃO TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH – LỒNG NGỰC

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NHẬN XÉT CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE

CHO NGƯỜI BỆNH GHÉP TIM TỪ NGƯỜI CHO ĐA TẠNG CHẾT

NÃO TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH – LỒNG NGỰC

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020

Chuyên ngành: Ngoại người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH - 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, bộ môn Ngoại, các Thầy Cô giảng dạy của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong thời gian học năm qua

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:

TS Trương Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, thực hiện và hoàn thành chuyên

đề tốt nghiệp này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Phòng Điều dưỡng, Trung tâm Tim mạch – Lồng ngực đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng chuyên ngành Ngoại khoa, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần để tôi hoàn thành chuyên đề này

Nam Định, tháng 01 năm 2021

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Người làm báo cáo

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Sức khỏe là gì? 4

1.1.2 Giáo dục sức khỏe 5

1.1.2.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.2.2 Nâng cao sức khoẻ (Health Promotion) 5

1.1.2.3 Định nghĩa giáo dục sức khỏe ( Health Education) 6

1.1.2.4 Mục tiêu giáo dục sức khỏe: 8

1.1.2.5 Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 11

1.2.1 Vấn đề sức khỏe 11

1.2.2 Xác định vấn đề sức khỏe công cộng 12

1.2.3 Phân tích vấn đề sức khỏe 13

1.2.4 Truyền thông giáo dục sức khỏe 14

1.2.5 Tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe 15

1.2.6 Tư vấn sức khỏe 17

1.2.7 Một số kỹ năng cần thiết của người làm công tác tư vấn: 18

1.2.8 Cách tư vấn sức khỏe: 19

1.2.9 Nhà nước với công tác chăm sóc sức khỏe người dân 26

1.2.10 Bệnh viện Hữu nghị Việt đức với công tác chăm sóc và giáo dục sức khỏe người bệnh 26

1.2.11 Trung tâm tim mạch với công tác giáo dục sức khỏe người bênh ghép tim từ người cho đa tạng chết não 27

1.2.12 Mục tiêu của giáo dục sức khỏe cho người bệnh 27

Trang 6

1.2.12.1.Bệnh viện Hữu nghị Việt đức với công tác chăm sóc và giáo dục

sức khỏe người bệnh 28

1.2.12.2 Trung tâm tim mạch với công tác giáo dục sức khỏe người bênh ghép tim từ người cho đa tạng chết não 28

1.2.13 Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe 28

1.2.13.1 Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu 28

1.2.13.2 Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe 29

1.2.14 Các biện pháp giáo dục sức khỏe 30

1.2.14.1 Tư vấn về chuyên môn : theo dõi – chăm sóc – điều trị 30

1.2.14.2 Tư vấn về tâm lý trước và sau ghép 30

1.2.14.3 Tư vấn về sức khỏe tình dục và cuộc sống đời thường 30

1.3 Ghép tim 30

1.3.1 Khái niệm 30

1.3.2 Chỉ định ghép tim trên người 31

1.3.3 Tổng quan về kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống người mắc bệnh tim mạch 32

1.3.3.1 Chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim mạn 32

1.3.3.2 Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim trên thế giới 32

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 33

2.1 Thực trạng của công tác GDSK tại trung tâm tim mạch – lồng ngực 33

2.2 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 33

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 33

2.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 33

2.3.1 Địa điểm nghiên cứu 33

2.3.2 Thời gian nghiên cứu: 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu 33

Trang 7

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 33

2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 33

2.5 Qui trình nghiên cứu 34

Chương 3 BÀN LUẬN 35

3.1 Đặc điểm người bệnh trước ghép tim 35

3.2.Tình trạng kinh tế, chi phí điều trị 36

3.3 Một số đặc điểm bệnh lý 37

3.4 Tình hình người bệnh sau ghép 37

3.5 Kết quả truyền thông giáo dục sức khoẻ 38

3.5.1 Hỗ trợ của nhân viên y tế ( bác sĩ và Điều dưỡng) 39

3.5.2 Người bệnh đánh giá hoạt động truyền thông - GDSK 39

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 44

4.1 Về mô hình tổ chức 44

4.2 Về phương pháp giáo dục truyền thông 44

4.3 Về nội dung giáo dục truyền thông 44

4.4 Đề xuất các giải pháp 45

KHUYẾN NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố tuổi bệnh nhân vào thời điểm ghép tim ……… 35

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân trước ghép theo nghề nghiệp ……….… 35

Bảng 3.3: Đặc điểm về phương thức chi trả của người bệnh khi ghép … 36

Bảng 3.4: Phân bố theo bệnh tim chính dẫn đến suy tim ……… 37

Bảng 3.5: Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh và số lần nằm viện Bảng 3.6: Thời gian sống sau ghép cứu tính đến thời điểm nghiên cứu …… 37

Bảng 3.7: Nghề nghiệp bệnh nhân quay lại làm việc sau xuất viện ………….38

Bảng 3.8: Thời gian người bệnh ghép tim trở lại lao động làm việc ……….38

Bảng 3.9: Sự hỗ trợ từ nhân viên y tế sau ghép ……… 39

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình ảnh 1.1: Bác sĩ tư vấn người bệnh trước phẫu thuật ……….….10

Hình ảnh 1.2: Điều dưỡng trưởng tổ chức họp hội đồng người bệnh tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tim tại phòng giao ban Khoa Hồi sức tích cực Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức ……… 15

Hình ảnh 1.3: Tư vấn – giáo dục sức khỏe người bệnh đến khám trước phẫu thuật ……… 16

Hình ảnh 1.4: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau ghép tim ……… 18

Hình ảnh 1.5: Hướng dẫn trực tiếp người bệnh tập vận động, lí liệu pháp sau phẫu thuật ……… 19

Sơ đồ 1.1: Mối liên quan giữa người truyền thông giáo dục sức khỏe và người được truyền thông giáo dục sức khỏe … 21

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất

kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào [15]

Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người Giáo dục sức khỏe nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe [16] Ở Việt Nam từ trước đến nay hoạt động giáo dục sức khỏe đã được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giáo dục vệ sinh phòng bệnh Hiện nay chúng ta thống nhất tên gọi là giáo dục sức khỏe

Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh là phương pháp truyền đạt, hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh có kiến thức để có thể tự chăm sóc bản thân và gia đình, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho chính mình và cộng đồng Người bệnh và gia đình người bệnh sau khi được tư vấn giáo dục sức khỏe, họ tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình và chính người thân trong gia đình Họ tự giác chấp hành và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập tục có hại hoặc không tốt cho sức khỏe Họ biết sử dụng các dịch vụ y tế để có thể giải quyết về nhu cầu và các vấn đề về sức khỏe của chính mình

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật [11] Theo Nghị quyết trung ương 4 khóa VII: “Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội”[14] Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền thể chất Muốn

có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi có sự tham

Trang 11

gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ là biện pháp quan trọng giúp người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe

Ghép tim hoặc cấy ghép tim, là một phẫu thuật cấy ghép đỉnh cao của chuyên ngành ngoại tim mạch được thực hiện trên người bệnh suy tim giai đoạn cuối hoặc bệnh mạch vành nặng, bệnh tim bẩm sinh phức tạp khi các phương pháp điều trị y khoa hoặc phẫu thuật khác đã thất bại [10] Phương pháp phẫu thuật này là lấy trái tim còn hoạt động của người cho đa tạng chết não để cấy ghép cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối Trái tim của người bệnh sẽ bị loại

bỏ và được thay thế bằng trái tim của người hiến tạng [11]

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt, là trung tâm có kinh nghiệm trong ghép tạng, đặc biệt là ghép nhiều tạng cùng lúc

từ người cho đa tạng chết não Từ năm 2011 đến nay bệnh viện đã triển khai ghép tim và ghép thường quy trên 30 người bệnh Chất lượng cuộc sống sau ghép thay đổi hoàn toàn, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chế độ sinh hoạt, chế độ luyện tập, chế độ điều trị để thích ứng với cuộc sống thường ngày

Để đánh giá về công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật tim mạch nói chung và phẫu thuật ghép tim nói riêng tại trung tâm Tim mạch – Lồng ngực bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:

“Nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho

đa tạng chết não tại trung tâm Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020”

Trang 12

Mục tiêu:

1 Nhận xét thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim

từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các văn bản pháp lý hướng dẫn công tác TT – GDSK

- Ngày 07/06/2011, Bộ Y tế ra Quyết định số 1827/QĐ-BYT năm 2011 về việc phê duyệt “ hành động truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011-2015” [1]

- Ngày 10/3/2014 Bộ Y tế ra văn bản 1018/BYT-TT-KT về việc hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ năm 2014 [2]

người bệnh trong bệnh viện” kí ngày 26/01/2011.[3]

1.1.2 Sức khỏe là gì?

Sức khỏe là vốn quý nhất trong mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [4] Sức khỏe cũng là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào [4]

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật [7] Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất

kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng: các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe đó là: môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vật lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân [8]

Tại Việt nam, mọi người cũng đều công nhận ra rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau Những

Trang 14

nguyên nhân này có thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế không phù hợp, các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế chưa đạt hiệu quả [9]

Việc giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm đến những nguyên nhân này Can thiệp là một biện pháp, can thiệp tốt nó sẽ tác động đến một nguyên nhân, làm ảnh hưởng và thay đổi thói quen xấu, thói quen không có lợi cho sức khỏe

Từ các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm : xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

1.1.3.1.2 Tuyên truyền:

Là lập đi lập lại một loại thông tin 1 chiều nhưng nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau, nhiều dạng khác nhau mang tính hấp dẫn khiến cho đối tượng lúc đầu chưa tin nhưng rồi lâu dần cũng phải tin Một trong những dạng

đó là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng

1.1.3.2 Nâng cao sức khoẻ (Health Promotion)

Trước thập niên 80 người ta chỉ dùng thuật ngữ giáo dục sức khỏe (Health Education) Sau đó không lâu, Hội Giáo Dục Sức Khỏe Công Cộng được cải tiến nhiều hoạt động trong lĩnh vực này và gần đây các nhà giáo dục sức khỏe

đã đưa ra khái niệm rộng hơn là nâng cao sức khoẻ: Nâng cao sức khoẻ (Health

Trang 15

Promotion) là một quá trình làm cho mọi người nâng cao sự kiểm soát các vấn

đề sức khoẻ và cải thiện sức khoẻ của chính bản thân họ

Khi nói đến nâng cao sức khỏe, người ta không thể không đề cập tới y tế công cộng Bởi vì nâng cao sức khỏe và y tế công cộng san sẻ mục tiêu chung của việc cải thiện sức khỏe Lĩnh vực y tế công cộng rộng hơn nâng cao sức khỏe trong các kỹ thuật, chính sách, bảo vệ, kiểm tra, giám sát môi trường cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác Nâng cao sức khỏe chịu trách nhiệm làm thay đổi những quá trình thuộc hành vi sức khỏe xã hội, cải thiện hành vi sức khỏe cá nhân, thực hiện các biện pháp sức khỏe công cộng[5] Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau Những nguyên nhân này có thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế không phù hợp , giảm các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế Một

ví dụ cụ thể về những nguyên nhân chết do ung thư phổi bao gồm: Hút thuốc : thuộc hành vi sức khỏe cá nhân, ô nhiễm không khí thuộc yếu tố môi trường, thiếu các chương trình y tế công cộng do đó các chương trình kiểm tra hút thuốc không được thực hiện, thị trường thuốc lá tự do vì thiếu chính sách công cộng, sàng lọc và chuyển đi điều trị không đầy đủ do thiếu các dịch vụ y tế Việc giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm đến những nguyên nhân này Can thiệp chỉ là một biện pháp tác động đến một nguyên nhân, nếu muốn các chương trình y tế công cộng thành công cần phải tác động đến nhiều nguyên nhân 1.1.3.3 Định nghĩa giáo dục sức khỏe (Health Education)

Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người [6]

Giáo dục sức khỏe cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi

Trang 16

họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:

- Kiến thức của con người về sức khỏe

- Thái độ của con người về sức khỏe

- Thực hành của con người về sức khỏe

Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao

Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2 chiều Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe Ở đây vai trò của giáo dục sức khỏe là tạo những hoàn cảnh thuận lợi cho mọi người tự giáo dục mình Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa người làm giáo dục sức khỏe và đối tượng được giáo dục sức khỏe Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh

bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng

Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ

về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như là: nguồn lực hiện có, sự lãnh đạo của cộng đồng, hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe Vì thế giáo dục sức khỏe

Trang 17

sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động tăng cường sức khỏe thích hợp 1.1.3.4 Mục tiêu giáo dục sức khỏe:

Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:

- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ

- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài

- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh

Ví dụ: Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất nước Một trong những mục tiêu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của tỉnh Daklak là truyền thông giáo dục sức khỏe Quatruyền thông – giáo dục sức khỏe, cộng đồng sẽ được cung cấp các kiến thức cần thiết về phòng chống suy dinh dưỡng Điều đó có thể giúp họ nâng cao thái độ kỹ năng thực hành cơ bản:

về bữa ăn hợp lý, tận dụng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng

Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

1.1.3.5 Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe

1.1.3.5.1 Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu

Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là:

- Sức khỏe cho mọi người

Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành viên trong cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Trong những năm gần đây, vai trò của giáo dục sức khỏe ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm cóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe ban đầu được coi như một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu này Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức

Trang 18

khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ

sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe

có vị trí hết sức quan trọng

Trong thực tế, các cá nhân và gia đình chịu trách nhiệm về những quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ Ví dụ: Một bà mẹ quyết định sẽ mua những loại thực phẩm nào cho gia đình và chế biến như thế nào [7] Các gia đình quyết định khi nào thì đưa người nhà đi khám chữa bệnh và đến cơ sở y tế nào là thích hợp Vì vậy, để giúp cho người dân có những quyết định đúng đắn

có lợi cho sức khỏe của họ, người dân cần phải được cung cấp những kiến thức cần thiết, huấn luyện những kỹ năng và thực hành những điều có lợi cho sức khỏe Bởi vậy :

- Giáo dục sức khỏe đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lược sức khỏe toàn cầu

- Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt nam cũng đã đưa giáo dục sức khỏe lên chức năng số một của tuyến Y tế cơ sở trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác

1.1.3.5.2 Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe:

- Giáo dục sức khỏe là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe

- Giáo dục sức khỏe góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người

- Giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển

- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế

Trang 19

So với các giải pháp dịch vụ tế khác Giáo dục sức khỏe là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả , nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất , nhất là ở tuyến Y tế cơ sở

Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người [9]

Giáo dục sức khỏe cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi

họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe

Giáo dục sức khỏe nói chung tác động vào 3 lĩnh vực:

- Kiến thức của con người về sức khỏe

- Thái độ của con người về sức khỏe

- Thực hành của con người về sức khỏe

Kiến thức sức khỏe dựa trên những cơ sở khoa học nhằm giúp cho mọi người nâng cao được sức khỏe của chính bản thân và gia đình Vì một cộng đồng khỏe mạnh và không bệnh tật

Hình ảnh 1.1: Bác sĩ tư vấn người bệnh trước phẫu thuật

Trang 20

 Thái độ

Vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau Những nguyên nhân này có thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế chưa phù hợp hay chính thái độ của mỗi người với sức khỏe của chính mình

Khi nói đến nâng cao sức khỏe, người ta không thể không đề cập tới y tế công cộng Bởi vì nâng cao sức khỏe và y tế công cộng san sẻ mục tiêu chung của việc cải thiện sức khỏe Thực hành để nâng cao sức khỏe trong mỗi cá nhân

và trong cộng đồng không chỉ là dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà bên cạnh đó còn là các kỹ thuật trong y tế, chính sách, bảo vệ, kiểm tra, giám sát môi trường và ý thức thực hành của mỗi con người Nâng cao sức khỏe chịu trách nhiệm làm thay đổi những quá trình thuộc hành vi sức khỏe xã hội, cải thiện hành vi sức khỏe cá nhân, thực hiện các biện pháp sức khỏe công cộng

Mỗi gia đình là 1 tế bào của xã hội Một gia đình mạnh khỏe có nghĩa là

1 xã hội tốt, xã hội khỏe mạnh

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vấn đề sức khỏe

Vấn đề sức khỏe được hiểu rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực chuyên môn trong ngành y tế Hiện nay thường có hai cách hiểu về “vấn đề sức khỏe”

Cách thứ nhất: “Vấn đề sức khỏe” được hiểu theo định nghĩa sức khỏe của

Tổ chức y tế thế giới, đó là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không bó hẹp ở tình trạng ốm đau, bệnh tật Với cách hiểu này, vấn đề sức khỏe công cộng đề cập đến những vấn đề sức khỏe của một quần thể, tình trạng sức khỏe của tập thể, những dịch vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ y tế tổng quát và quản lý dịch vụ chăm sóc v.v

Trang 21

Cách thứ hai: “Vấn đề sức khỏe” được hiểu là “Vấn đề tồn tại của sức khỏe cộng đồng” có nghĩa là tình trạng bệnh, tật, thiếu hụt về thể lực, dinh dưỡng, những tồn tại về vệ sinh môi trường hoặc những tồn tại trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngành y tế cũng như toàn xã hội

1.2.2 Xác định vấn đề sức khỏe công cộng

Xác định vấn đề sức khỏe là tìm ra được những vấn đề sức khỏe trong một cộng đồng cụ thể Khái niệm xác định vấn đề sức khỏe công cộng được mở rộng cả việc xác định những nguyên nhân, những giải pháp can thiệp một cách khoa học, thích hợp cho từng vấn đề sức khỏe công cộng cụ thể Tuỳ theo mục đích can thiệp mà người ta chú ý nhiều hơn đến xác định vấn đề sức khỏe công cộng theo cách hiểu thứ nhất hay thứ hai Tuy nhiên, trong khi xác định vấn đề sức khỏe của một cộng đồng khó tách riêng biệt vấn đề sức khỏe theo cách hiểu nào vì trong một vấn đề sức khỏe công cộng được đưa ra để can thiệp bao gồm

cả giải quyết những tồn tại và những yếu tố nâng cao trình độ sức khỏe của cộng đồng đó

Trước đây, nhất là trong thời kỳ bao cấp, song song với cách quản lý theo phương thức chỉ đạo từ trên xuống (nhất nhất là mọi hoạt động y tế đều thực hiện theo “chỉ tiêu kế hoạch được giao”) việc xác định vấn đề sức khoẻ của một cộng đồng là từ những chỉ tiêu được đưa từ Bộ Y tế xuống Sở Y tế rồi xuống Phòng y tế huyện và cuối cùng là xuống Trạm y tế xã Như vậy Phòng y tế huyện thực hiện chỉ tiêu của Sở Y tế, Trạm y tế xã thực hiện chỉ tiêu của Phòng y tế huyện Cả một dây chuyền “Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch” tạo ra tâm lý thụ động, làm vì cấp trên nhiều hơn cho chính cộng đồng của mình Với cách giải quyết các vấn đề sức khỏe công cộng do từ trên đưa xuống

đã dẫn đến những vấn đề sức khỏe không sát thực với các cộng đồng; việc giải quyết các vấn đề sức khỏe thụ động, không khoa học, không thích hợp, các cơ

sở y tế tuyến dưới ít khi nghĩ tới việc cần phải xác định xem mình cần làm gì

để giải quyết những vấn đề tồn tại mà cộng đồng của mình yêu cầu v.v Đặc biệt trong mỗi cộng đồng có rất nhiều vấn đề sức khỏe phải giải quyết, nếu

Trang 22

không xác định được vấn đề sức khỏe thực sự cần thiết phải can thiệp và có khả năng giải quyết cũng như khả năng duy trì kết quả, thì sẽ có các quyết định sai, làm lãng phí nguồn lực và thời gian

1.2.3 Phân tích vấn đề sức khỏe

Phân tích vấn đề sức khỏe là sử dụng những thông tin đủ, có giá trị từ cộng đồng và các nguồn thông tin khác; sử dụng những phương pháp khoa học khác nhau để phân tích nhằm xác định được những vấn đề tồn tại, vấn đề sức khỏe, những vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng, đồng thời phân tích những yếu

tố, những nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe đó Phân tích vấn đề sức khỏe công cộng còn được đề cập đến cả phân tích khả năng của các quyết định can thiệp đúng và hiệu quả cho các vấn đề sức khỏe đã được xác định

Mục đích của phân tích vấn đề sức khỏe: Trong giải quyết các vấn đề sức khỏe công cộng, không có một nước nào có đủ nguồn lực để giải quyết một lúc tất cả các vấn đề, ngay cả đối với các nước phát triển Trong hoàn cảnh nguồn lực không bao giờ đủ mà yêu cầu về chăm sóc sức khỏe lại cao Làm thế nào

để giải quyết mâu thuẫn này? Người quản lý phải cân nhắc việc đầu tư vào đâu, đầu tư vào khâu nào có hiệu quả nhất Để giải quyết việc đầu tư vào đâu,

để giải quyết vấn đề có hiệu quả trước hết chúng ta phải biết được nguồn gốc của vấn đề sức khỏe là ở đâu: do môi trường hay tập quán; hoặc do các yếu tố khác? Mục đích của phân tích vấn đề sức khỏe là để giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề sức khỏe đó Cụ thể khi phân tích vấn đề sức khỏe chúng

ta cần phải làm các việc sau đây:

Xác định được các vấn đề sức khỏe và vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe đó, xác định các nguyên nhân chính, các yếu tố góp phần dẫn đến vấn đề sức khỏe trên

Phân tích các giải pháp, các quyết định can thiệp cũng như khả năng về nguồn lực

Phân tích, theo dõi, đánh giá chương trình can thiệp

Trang 23

1.2.4 Truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì thế đã được Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG) xếp

là nội dung số một trong các nội dung về Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) [6], [40]

Ớ nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của truyền thông – giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [1] Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y

tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe[5]

Truyền thông giáo dục sức khỏe là hoạt động mang tính xã hội và áp dụng các phương pháp hợp lý để thông tin và gây tác động đến quyết định của mỗi

cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe bao gồm quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và từ đó lựa chọn được cách giải quyết vấn đề thích hợp Truyền thông giáo dục sức khỏe là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài, nó tác động đến ba lĩnh vực của đối tượng được Truyền thông giáo dục sức khỏe: kiến thức của đối tượng về vấn

đề sức khỏe, thái độ của đối tượng đối với vấn đề sức khỏe và thực hành hay hành vi ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật [12], [14]

Trang 24

Tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh, tới người bệnh được lãnh đạo bệnh viện rất quan tâm và chú trọng Truyền thông giáo dục sức khỏe giúp người bệnh và người nhà người bệnh hiểu rõ được bệnh tình của mình, các phương pháp phẫu thuật, can thiệp, điều trị, Những điều cần biết trong theo dõi, luyện tập, điều trị trong quá trình điều trị tại bệnh viện cũng như khi trở về với gia đình và cộng đồng Tuy còn nhiều điểm hạn chế song công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh trước, trong và sau quá trình điều trị đã đem lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh Cụ thể đó là công tác tư vấn điều trị trước phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim mạch – lồng ngực, phẫu thuật ghép tạng nói chung và đặc biệt hơn đó là phẫu thuật ghép tim

Hình ảnh 1.2: Điều dưỡng trưởng tổ chức họp hội đồng người bệnh tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tim tại phòng giao ban Khoa Hồi sức tích

cực Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức 1.2.5 Tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe

Trang 25

Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp cho đối tượng truyền thông - giáo dục sức khỏe trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe có liên quan tới bản thân, gia đình và cộng đồng của đối tượng Các cuộc nói chuyện sức khỏe có tác dụng chủ yếu là có thể làm thay đổi nhận thức và giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi.Tuy nhiên

để đối tượng thật sự thay đổi được hành vi, cần phải kết hợp với nhiều biện pháp giáo dục và sự hổ trợ khác

Hình ảnh 1.3: Tư vấn – giáo dục sức khỏe người bệnh đến khám trước phẫu

thuật Khi tổ chức một buổi nói chuyệngiáo dục sức khỏe, cần tiến hành những việc làm sau đây:

chủ đề

tượng chuẩn bị tới dự, nếu cần có thể thông báo một vài lần để tránh quên

Trang 26

 Xác định trình tự trình bày

phương Chọn thời gian và địa điểm thích hợp Khi nói chuyện cần phải hết sức tôn trọng đối tượng Xây dựng tốt mối quan hệ với đối tượng trước cũng như trong khi nói chuyện Sử dụng lời nói ngôn ngữ địa phương, rõ ràng mạch lạc Trong khi nói chuyện nên sử dụng tranh ảnh mô hình và ví dụ để minh hoạ Nếu có điều kiện thì sử dụng vi deo, phim v.v Cần phải bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh Cho phép các đối tượng hỏi và thảo luận những vấn

đề chưa rõ Giải đáp thắc mắc của đối tượng một cách đầy đủ Không nên có định kiến với đối tượng giáo dục

tương dễ nhớ và cảm ơn sự tham gia của đối tượng để tạo điều kiện khuyến khích đối tượng tham dự những lần sau

1.2.6 Tư vấn sức khỏe

Tư vấn là một hình thức giáo dục sức khỏe cá nhân, trong đó người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng (cá nhân và gia đình), động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề của họ, giúp họ hiểu biết được vấn đề, nguyên nhân của vấn

đề và chọn cách hành động riêng để giải quyết vấn đề

Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang lo sợ về vấn

đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc vấn đề đối tượng cho là nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ

Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng đặc biệt với các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như: HIV/AIDS, bệnh lây theo đường tình dục Người tư vấn thường chủ động giúp cho đối tượng quyết định các vấn đề sức khỏe có liên quan đến đời sống, tạo dựng lòng tin, gỡ bỏ các định kiến, trong mối quan hệ bạn bè, gia đình, cộng đồng

Tư vấn giúp cho đối tượng và gia đình cộng đồng có hiểu biết đúng đắn

về vấn đề của họ, có thái độ thích hợp và lựa chọn các biện pháp giải quyết phù hợp nhất Như vậy người tư vấn giáo dục sức khỏe cần đưa ra các thông tin quan trọng, chính xác để đối tượng có thể tự đánh giá, thấy rõ được vấn đề của

Trang 27

họ và họ có thể tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải đương đầu, cuối cùng giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất Điều quan trọng là người tư vấn phải tạo ra được niềm tin cho đối tượng để họ có cơ sở cho sự thay đổi hành vi phù hợp Tuỳ theo đối tượng, phong tục, tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nơi, từng lúc

mà chọn phương pháp cho phù hợp

Tư vấn là những buổi tiếp xúc, thảo luận chính thức thường đưa đến kết quả tốt Tư vấn giúp đối tượng, gia đình họ và cộng đồng thay đổi những hành

vi nhất định nào đó trong quá trình mà vấn để của đối tượng đang tồn tại hoặc

có những hành vi thay đổi và duy trì trong suốt cả đời họ

Tư vấn giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe cá nhân qua đó có thể giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng Hiệu quả của tư vấn là đối tượng được tư vấn chấp nhận thực hiện những điều khuyên hoặc điều đã được thảo luận trong khi tư vấn

Hình ảnh 1.4: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau ghép tim

1.2.7 Một số kỹ năng cần thiết của người làm công tác tư vấn

tâm lý giáo dục, nhận biết những diễn biến tâm lý của các đối tượng được

tư vấn

Trang 28

 Người tư vấn phải hiểu được hoàn cảnh xã hội xung quanh vì nó có tác động rất lớn tới đối tượng

có thể hoang mang, sợ hãi, đau buồn, chán nản Trong những trường hợp này, việc hỗ trợ tinh thần là rất quan trọng để giúp họ bình tâm bàn các biện pháp giải quyết cho họ

tượng hiểu rõ vấn đề mà không nên bắt ép đối tượng phải hiểu, phải làm theo

ý của mình Phải biết giữ bí mật cho đối tượng trong những trường hợp cụ thể

Hình ảnh 1.5: Hướng dẫn trực tiếp người bệnh tập vận động, lí liệu pháp sau

phẫu thuật 1.2.8 Cách tư vấn sức khỏe

tượng, phải tạo ra được không khí thân mật, tin cậy trong suất quá trình tư vấn, qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối tượng được tư vấn

Trang 29

 Xác định rõ các nhu cầu của đối tượng Thông qua tìm hiểu những hiểu biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan

buồn bã, chán nản

đợi

Thường thì đối tượng chỉ muốn nói về vấn đề của họ đối với những người mà

họ tin tưởng

rõ vấn đề của họ

các biện pháp thiết thực hỗ trợ đối tượng Các biện pháp này có thể liên quan

để gia đình và cộng đồng nơi đối tượng sinh sống và làm việc

tượng được tư vấn, nếu đối tượng tâm sự những điều bí mật của mình

trợ đối tượng

cộng đồng và một số ban ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ cho đối tượng

Tư vấn là một quá trình khá phức tạp giúp đối tượng xác định rõ vấn đề cung cấp thông tin, giúp đối tượng chọn lựa giải pháp và đưa ra quyết định thích hợp, hỗ trợ đối tượng thực hiện các quyết định đã lựa chọn

Giaos dục sức khỏe là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK (sơ đồ l)

Ngày đăng: 31/08/2021, 17:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh 1.1: Bác sĩ tư vấn người bệnh trước phẫu thuật - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.1: Bác sĩ tư vấn người bệnh trước phẫu thuật (Trang 19)
Hình ảnh 1.2: Điều dưỡng trưởng tổ chức họp hội đồng người bệnh tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tim tại phòng giao ban Khoa Hồi sức tích  - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.2: Điều dưỡng trưởng tổ chức họp hội đồng người bệnh tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tim tại phòng giao ban Khoa Hồi sức tích (Trang 24)
Hình ảnh 1.3: Tư vấn – giáo dục sức khỏe người bệnh đến khám trước phẫu thuật  - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.3: Tư vấn – giáo dục sức khỏe người bệnh đến khám trước phẫu thuật (Trang 25)
Hình ảnh 1.4: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau ghép tim - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.4: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau ghép tim (Trang 27)
Hình ảnh 1.5: Hướng dẫn trực tiếp người bệnh tập vận động, lí liệu pháp sau phẫu thuật  - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.5: Hướng dẫn trực tiếp người bệnh tập vận động, lí liệu pháp sau phẫu thuật (Trang 28)
Hình ảnh 1.6: Đào tạo tập huấn kỹ năng truyền thông – giáo dục sức khỏe Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục  sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm  viện và sau khi ra viện - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.6: Đào tạo tập huấn kỹ năng truyền thông – giáo dục sức khỏe Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện (Trang 31)
Hình ảnh 1.7: Điều dưỡng trưởng khoa họp người nhà người bệnh giáo dục sức khỏe người bệnh sau mổ tim - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
nh ảnh 1.7: Điều dưỡng trưởng khoa họp người nhà người bệnh giáo dục sức khỏe người bệnh sau mổ tim (Trang 33)
Bảng 3.5: Phân bố tuổi bệnh nhân vào thời điểm ghép tim - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.5 Phân bố tuổi bệnh nhân vào thời điểm ghép tim (Trang 44)
Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân trước ghép theo nghề nghiệp - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.6 Phân bố bệnh nhân trước ghép theo nghề nghiệp (Trang 45)
Bảng 3.7: Đặc điểm về phương thức chi trả của người bệnh khi ghép - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.7 Đặc điểm về phương thức chi trả của người bệnh khi ghép (Trang 45)
Bảng 3.5: Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh và số lần nằm viện - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.5 Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh và số lần nằm viện (Trang 46)
Bảng 3.8: Phân bố theo bệnh tim chính dẫn đến suy tim - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.8 Phân bố theo bệnh tim chính dẫn đến suy tim (Trang 46)
Bảng 3.7: Nghề nghiệp bệnh nhân quay lại làm việc sau xuất viện - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.7 Nghề nghiệp bệnh nhân quay lại làm việc sau xuất viện (Trang 47)
Bảng 3.8: Thời gian người bệnh ghép tim trở lại lao động làm việc - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.8 Thời gian người bệnh ghép tim trở lại lao động làm việc (Trang 47)
Bảng 3.9: Sự hỗ trợ từ nhân viên y tế sau ghép Những nội dung người bệnh trả lời  - Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ nhận xét công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại trung tâm tim mạch – lồng ngực bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020
Bảng 3.9 Sự hỗ trợ từ nhân viên y tế sau ghép Những nội dung người bệnh trả lời (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w