Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỪƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
thương mại
Commercial backed security
Obligation
N/A: không áp dụng từ Tiếng Anh
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Bảng 3.1: Ngân hàng thương mại Nhà nước 39
Bảng 3.2: Các Ngân hàng thương mại cổ phần 39
Bảng 3.3: Các Ngân hàng thương mại liên doanh 40
Bảng 3.4: Quy mô vốn điều lệ một số NHTM của các quốc gia trong khu vực 49
Bảng3.5:Tỉ lệ LLSS thị trường ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây 54
Bảng 3.6:Dự báo thay đổi tiền gửi trong hệ thống ngân hàng những năm tới 57
Bảng 3.7:Dự báo tỉ lệ LLSS năm 2011 58
Bảng 3.8: Dự báo cho vay dài hạn 2011 một số ngân hàng 58
Bảng3.9: hệ số tương quan các biến trong mô hình dự báo thay đổi tiền gửi 59
Hình 1: Chỉ số NASDAQ từ 1994 - 2008 81
Bảng 1: Kết quả hồi qui lợi nhuận theo tỉ lệ LLSS 94
Bảng 2: Kết quả hồi qui dự báo thay đổi tiền gửi: 95
Bảng 3: Chỉ tiêu dự báo thay đổi tiền gửi 96
Bảng 4: Tỉ lệ LLSS một số NHTM Việt Nam 2005 – 2010 96
Hình 2: Tỉ lệ vốn tự có và lợi nhuận tài sản quý 1/1984 – quý 1/2010 136
Hình 3: Tỉ lệ LLSS ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn 1987 - 2008 136
Hình 4: Tỉ lệ LLSS và cho vay ngắn hạn 1997 - 2009 137
Hình 5: Thay đổi % tiết kiệm và cho vay 1974 – 2009 137
Hình 6: Biến thiên tiết kiệm và cho vay 1985 - 2009 138
Hình 7: Dư nợ ABCP và biến thiên 1992 – 2008 138
Hình 8: MBS và dư nợ cho vay thế chấp 1999 – 2007 139
Hình 9:Phân phối thương phiếu tới hạn 07 – 08 139
Hình 10: Lãi suất vay thế chấp và lãi suất T-bonds 10 năm 1979 - 2008 140
Trang 4DANH MỤC PHỤ LỤC
ABCP - Asset-Backed Commercial Paper 78
Bong bóng Dot – com 79
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
1.1 Khái niệm: 3
1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng: 3
1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại: 4
1.2 Vai trò tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: 6
1.3 Một số nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: 7
1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn: 7
1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản: 8
1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: 8
1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản: 9
1.3.5 Một số nguyên nhân khác: 9
Chương 2 11
2.1 Tiền mặt và tương đương tiền: 12
2.2 Quy tắc tài trợ vàng: 12
2.3 Vốn cổ phần với vai trò là khoản dự phòng: 13
2.4 Khe hở thanh khoản: 137
2.5 Tỷ lệ LLSS: 137
2.5.1 Mô hình: 18
2.5.1.1 Không có hoạt động thị trường liên ngân hàng và i: 19
2.5.1.2 Hoạt động thị trường liên ngân hàng vài: 22
Trang 62.5.1.3 Tấm đệm an toàn Minsky: 24
2.5.2 Khủng hoảng nợ 1990 đến 2008: 26
2.5.2.1 Tiến trình khủng hoảng nợ: 26
2.5.2.2 Một số lý thuyết giải thích rủi ro tín dụng: 26
2.5.2.3 Con đường dẫn tới một cuộc khủng hoảng: 29
Chương 3 38
3.1 Giới thiệu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 38
3.3.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 38
3.1.2 Chính sách về kiểm soát tính thanh khoản của ngân hàng trung ương: 42
3.2 Mô hình tính thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 52
3.2.1 Cơ sở xây dựng mô hình: 52
3.2.2 Hồi qui xây dựng mô hình: 54
3.2.3 Dự báo LLSS tối ưu của ngành: 56
3.2.4 Những tồn tại của mô hình: 59
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi, bước ra khỏi cuộc khủng hoảng “dưới chuẩn” bùng phát từ tháng 8 năm 2007 Chúng ta đã rút ra được không ít những bài học từ cuộc khủng hoảng này, một trong số đó là việc rủi ro thanh khoản đã bị đánh giá thấp Chúng ta đã tranh luận nhiều về rủi ro vỡ nợ, khả năng thanh toán và các Hiệp định Basel trong những năm qua mà giảm sự chú ý vào rủi ro thanh khoản Giờ nhìn lại, rủi ro này cần được quan tâm hơn nữa Rủi ro thanh khoản thật sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính Một trong những rủi ro thanh khoản đáng chú ý nhất là rủi ro của hệ thống ngân hàng
Với việc tham khảo các mô hình tính thanh khoản ngân hàng của các nhà kinh tế học trên thế giới, dùng những mô hình đó để xem xét, kiểm định cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và kiến nghị những giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian sắp đến Với những mong muốn của bản thân trong việc tìm hiểu về rủi ro thanh khoản ngân hàng, vận dụng những mô hình trên thế giới vào việc kiểm định tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương hàng Việt Nam, điều đó đã thúc đẩy tôi quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài
“Thanh khoản ngân hàng thương mại: Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình tính thanh khoản của các nhà kinh tế học trên thế giới, tìm hiểu và kiểm định tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài đã nêu lên một cái nhìn tổng quan về tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tập trung nghiên cứu và làm rõ hơn những khó khăn trong việc quản lí tính thanh khoản của ngân hàng thương mại, cũng như đề ra những kiến nghị cho việc nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng nước ta
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 8Để nêu bật lên được những vấn đề quan trọng của đề tài, ngoài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp như so sánh số liệu qua các năm (2005-2010), phương pháp hồi quy bằng mô hình OLS trong excel để phân tích và rút ra được tình hình thanh khoản trong hệ thống NHTM và những dự đoán trong tương lai
4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung đề tài được cơ cấu thành 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tính thanh khoản của ngân hàng thương mại - Chương 2: Mô hình tính thanh khoản ngân hàng
- Chương 3: Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam - Chương 4: Giải pháp nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
5 Đóng góp của đề tài
Kết quả thu được từ đề tài là một sự tương quan chặt chẽ của khả năng thanh khoản và lợi nhuận của NHTM Mô hình cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM trong giai đoạn tới.
6 Hướng phát triền của đề tài
Trong tương lai với nguồn số liệu và kiến thức phong phú và sâu hơn chúng tôi rất mong muốn hoàn thiện mô hình đo lường này với độ tin cậy cao Và để từ đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn để tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn vai trò của NHTW, chính sách lãi suất và các nhân tố kinh tế vĩ mô… tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng
Trang 9
Chương 1
TỔNG QUAN TÍNH THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng:
Trong ngân hàng thanh khoản bao gồm nhiều phương diện:
Trong ngắn hạn: Thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể thực hiện nghĩa vụ
thanh toán ngay thời điểm chúng phát sinh liên quan đến khả năng sinh lãi đảm bảo thanh khoản
Trong dài hạn: Thanh khoản là khả năng vay đủ vốn dài hạn với lãi suất hợp lý
nhằm hỗ trợ cho việc tăng tài sản (thanh khoản theo cấu trúc, hiện rất được các ngân hàng chú trọng)
Theo những nghiên cứu những năm 90 về khả năng thương mại thì thanh khoản là
khả năng trao đổi thường trực các sản phẩm trên thị trường vốn mà không làm giảm giá quá mức (Khả năng thanh khoản tài sản)
Thanh khoản thị trường là khả năng của thị trường trong việc tạo cơ sở cho hoạt
động vay mượn tại các thị trường vốn và thị trường tiền tệ (Chính sách ngân hàng trung ương)
Vậy, thanh khoản là đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh
toán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định
Do thực hiện bằng tiền mặt nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ Việc không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hay mất tính thanh khoản
Do đó, thanh khoản không phải là một số tiền nào đó, cũng không phải là một tỷ lệ Thay vào đó, nó thể hiện phạm vi khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng Trái ngược với nó là “thiếu khả năng thanh khoản”, nghĩa là: ngân hàng thiếu khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán Theo nghĩa này thì thanh khoản đại diện cho yếu tố định tính về sức mạnh tài chính của một ngân hàng ( Duttweiler, 2008, trang 30)
Trang 101.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại:
Rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tài chính Trong thực tế có không ít trường hợp, một tổ chức kinh tế có tài sản nhiều, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tố rủi ro thanh khoản của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm đó Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể
Rủi ro thanh khoản là trường hợp không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán; việc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn, thậm chí có thể khiến công ty gặp thất bại
Chúng ta có thể chia rủi ro thanh khoản làm bốn nhóm theo cấu trúc như sau:
Rủi ro thanh khoản rút tiền trước hạn: Điều này liên quan đến cả tài sản và nợ
Việc rút tiền dựa trên cơ sở quyền chọn có thể được thực hiện Những khoản tiền gửi có thể được rút mạnh tay vào ngày sớm nhất thay vì đợi đến hạn
Rủi ro thanh khoản có kỳ hạn: Điều kiện thanh toán theo đúng hợp đồng
Rủi ro thanh khoản tài trợ: Nếu một tài sản không được tài trợ hợp lý, việc tài trợ
theo sau đó có thể phải được thực hiện trong những điều kiện bất lợi, nghĩa là với giá chênh lệch cao hơn Trong trường hợp xấu, thậm chí quỹ tiền có thể bị rút mạnh tay như trường hợp trên
Rủi ro thanh khoản thị trường: Các điều kiện thị trường bất lợi có thể làm giảm
khả năng chuyển các tài sản khả nhượng thành tiền mặt hoặc để tài trợ cần thiết
Hoặc theo nguồn gốc dẫn tới rủi ro thanh khoản ngân hàng, các nhà nghiên cứu thống nhất có thể chia rủi ro thanh khoản thành 3 nhóm:
Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi người
gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn, nhưng NHTM không sẵn có nguồn vốn để thanh toán, để chi trả Với một lượng tiền gửi được yêu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc NHTM phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, phải huy động vốn đột xuất với chi phí vượt trội, hoặc bán bớt tài sản để chuyển hoá thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chi trả
Trang 11Để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức NHTM có thể phải bán tài sản với giá thấp hơn thị trường hoặc vay trên thị trường với lãi suất cao để có lượng vốn khả dụng cần thiết
Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có, chủ yếu phát sinh liên quan đến việc thực
hiện các cam kết tín dụng, cho vay Có cam kết tín dụng cho phép người vay vốn tiến hành rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Khi một người vay yêu cầu NHTM thực hiện cam kết tín dụng thì NH phải đảm bảo đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không NH sẽ phải đối mặt với uy tín trên thương trường, thậm chí đối mặt với mất khả năng thanh toán Tương tự, nguyên nhân rủi ro đến từ bên tài sản Nợ, khi đó NHTM sẽ phải huy động thêm nguồn vốn mới với chi phí cao hoặc bán tài sản với giá thấp
Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các công cụ tài chính phái sinh, rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng tăng Khi mà các nghĩa vụ thanh toán bất thường xảy ra như cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng quyền chọn Các hợp đồng đó đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản Khi đó, NHTM có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu không có kế hoạch chuẩn bị nguồn thanh khoản kịp thời, không có những tài sản nhanh chóng hay dễ dàng chuyển thành tiền, những công cụ có thể giao dịch trên thị trường tiền tệ
Dấu hiệu ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản:
Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã có những diễn biến bất thường Lãi
suất huy động vốn các kỳ hạn ngắn lại cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài, các ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn hạn ngắn Xét về bản chất thì hiện tượng này phản ánh việc hệ thống ngân hàng đang thiếu thanh khoản, mục đích huy động vốn của các ngân hàng lúc này chủ yếu là nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải vì mục tiêu sinh lời
Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng lên nhanh chóng Ở Việt Nam có
những thời điểm lãi suất vay qua đêm lên đến 30-40%/năm, nhưng cũng không có ngân hàng nào cho vay Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các ngân hàng đều đang có vấn về thanh khoản, trong điều kiện tình hình huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp
Trang 12không thuận lợi buộc họ phải chấp nhận vay với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng để giải quyết nhu cầu thanh khoản trước mắt
1.2 Vai trò tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại:
Cũng giống như tất cả các chỉ tiêu khác gây ảnh hưởng và hình thành nên trạng thái thanh khoản, thanh khoản không là yếu tố dẫn đầu mà chỉ là yếu tố đi theo Như vậy chúng ta đặt ra câu hỏi: thanh khoản có vai trò quan trọng như thế nào trong khuôn khổ mở rộng các vấn đề và rủi ro
Những nghiên cứu kinh nghiệm cho thấy thanh khoản luôn dồi dào Có những giai đoạn thanh khoản có phần thiếu thốn và do đó cái giá phải trả là khá đắt Trong dài hạn, những biến động chênh lệch giá không hề lạ lẫm gì với những ngân hàng đã từng trải qua giai đoạn thanh khoản thiếu thốn trong nhiều phân khúc thị trường khác nhau Ngân hàng có thể trả được khoản chi phí này và đó là vấn đề tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vấn đề sống còn
Tuy nhiên, một đặc tính của thanh khoản là nó phải luôn có mặt vào mọi lúc, không phải trung bình và cũng không phải hầu như mọi lúc Các khoản thanh toán phải được chi trả vào ngày đến hạn, hoặc nếu không thể trả được, ngân hàng sẽ bị xem như không có khả năng thanh khoản Theo thống kê thì khả năng này xảy ra rất thấp Nhưng nếu điều này xảy ra, ảnh hưởng của nó sẽ rất nghiêm trọng và có thể khai tử ngân hàng Không có nhà quản lý nào dám nhận rủi ro như vậy, cũng không ai dám đùa giỡn với các khoản đầu tư của cổ đông
Mặc dù, ta không nên chỉ tập trung vào những trường hợp tiêu cực khi thiếu khả năng thanh khoản xảy ra Nhưng đây là một trong những mối quan tâm chính của giám đốc tài chính (hay giám đốc thanh khoản), vì:
Thứ nhất, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra theo sau đó là không còn khả năng
thanh khoản Thật khó tưởng tượng một giám đốc tài chính có thể bỏ qua việc này
Thứ hai, nếu trường hợp này xảy ra thì việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn, thu nhập
giảm sút Một lần nữa chắc chắn các nhà quản lý không thích điều này
Trang 13Và cuối cùng, những khó khăn thanh khoản vẫn thường xuyên xảy ra dù không quá
nghiêm trọng để giết chết ngân hàng nhưng vẫn đủ nguy hiểm để cản trở công việc kinh doanh trong một thời gian, khiến doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh, hoặc ít ra là thay đổi các yếu tố cấu thành của chiến lược đó
Những cá nhân và ban phụ trách đảm bảo trạng thái thanh khoản phù hợp trong ngân hàng sẽ tìm cách duy trì các loại rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, cũng như dưới hình thức cân bằng Nếu tính đến các mục tiêu này, bất kỳ chính sách thanh khoản nào cũng phải vừa cân nhắc việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, vừa cho phép thực hiện một chiến lược kinh doanh có liên quan đến lợi nhuận tiếp sau đó
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với ngân hàng Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới
mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản
đầu tư có kỳ hạn Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày
hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng
1.3 Một số nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại:
1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn:
Những bài học nhẵn tiền ở nước Mỹ, châu Âu mới đây là những bài học không hề rẻ trong việc quản lý rủi ro, nhất là rủi ro thanh khoản Lý do đơn giản giải thích cho khủng hoảng vừa qua trong hệ thống ngân hàng là lòng tham Vì lợi nhuận trước mắt, các nhà quản lý thay vì đầu tư vào danh mục an toàn với lợi nhuận thấp như trái phiếu chính
Trang 14phủ để có thể trở thành vật cầm cố tại ngân hàng nhà nước bù đắp tính thanh khoản khi cần thiết; lại lựa chọn những danh mục rủi ro cao với tỷ suất sinh lợi cao tương đương, như các hợp đồng cho vay thế chấp mua nhà tại thị trường Mỹ
1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản:
Theo một số trường phái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng do việc cho vay với số lượng lớn và tài trợ vốn không hiệu quả trong giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh doanh; một cuộc khủng hoảng xảy ra khi “bong bóng” bị nổ Ba đặc điểm sau của những cuộc khủng hoảng gần đây đã chứng minh cho quan điểm nói trên: cả bùng nổ cho vay của ngân hàng và giảm giá cổ phiếu thường diễn ra trước khủng hoảng ngân hàng; những nước mới nổi có dòng vốn đầu tư lớn là những nước mở rộng khu vực ngân hàng thương mại nhanh nhất; sự lạc quan quá mức về hiệu quả của cải cách chính trị tại những nước mới nổi Quan điểm này dựa theo giả thiết rằng khó phân biệt những khoản tín dụng rủi ro thấp và những khoản tín dụng rủi ro cao khi nền kinh tế mở rộng quá nhanh bởi vì người đi vay thường có lợi nhuận và tính thanh khoản tạm thời rất cao; thay đổi đột ngột về giá tài sản cố định và cổ phiếu làm căng thẳng khủng hoảng, bởi vì tập trung cho các khoản vay quá nhiều; và giảm giá tài sản đẩy giá trị thị trường của tài sản thế chấp xuống Tại Mỹ La Tinh cũng như một số nước công nghiệp phát triển như: Phần Lan, Nauy, Thụy Điển, Nhật Bản và Mỹ, khủng hoảng ngân hàng xảy ra sau bùng nổ cho vay Bùng nổ cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng năm 2008, và nghiêm trọng hơn đã lan rộng trên toàn cầu Các ngân hàng đầu tư như Lehman Brothers tại Mỹ và các ngân hàng bán lẻ như Northern Rock tại Anh đã phải đóng cửa vào năm 2008 Tháng 2/2009, một vài ngân hàng chính của Anh như Lloyds TSB và Barcllys Bank, đã gần sụp đổ khi giá cổ phiếu giảm trầm trọng tại thị trường chứng khoán London
1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém:
Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng
Trang 15huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút một cách bất ngờ thì dẫn đến rủi ro thanh khoản
1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản:
Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị tài sản nợ và tài sản có Trong danh mục tài sản của mình, ngân hàng có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc Trái phiếu chính phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại là một nguồn cực kỳ quan trọng cho ngân hàng để nhận chiết khấu từ ngân hàng nhà nước một khi thanh khoản có vấn đề Điều này, bất cứ ngân hàng nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn trong việc đấu
thầu các loại tài sản trên
1.3.5 Một số nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, chúng ta còn có thể tìm thấy những yếu tố khác, không kém phần quan trọng tác động ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng thương mại, như:
Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán yếu, tạo sự
cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống
Quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt PGS.TS Nguyễn Thị Mùi cho rằng,
“do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu…Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình”
Trang 16Xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến “các
ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng”
Chu kỳ kinh doanh là một tác nhân quan trọng Theo thời vụ ở những tháng cuối
năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm Năm nay, lại đặc biệt hơn khi mà ngân hàng hạn chế cho vay vào thời điểm này nên có thể có một nguyên nhân tâm lý khác, đó là việc găm giữ tiền mặt cũng như chậm thanh toán các khoản nợ đến hoặc sắp đến hạn, chấp nhận trễ hạn để tận dụng nguồn vốn vay Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất tiếp tục tăng nóng
Rủi ro từ tính lỏng của tài sản không ổn định Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có
thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng
Và còn nhiều những nguyên nhân khác, tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng thời kỳ và ở mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng khác nhau
Trang 17Chương 2
THƯỚC ĐO TÍNH THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Thước đo tính thanh khoản đã được tập trung chú ý trong một thời gian dài bởi nhiều nhà nghiên cứu Friedman và Schwartz nghiên cứu cuộc chạy đua rút tiền ở các ngân hàng và miêu tả vai trò ngân hàng thương mại trong việc chuyển đổi tài sản tiết kiệm thanh khoản thành tài sản kém thanh khoản Patinkin, Tobin và Niehans nghiên cứu thêm một số đặc điểm thanh khoản của tài sản và tiết kiệm Trước đó, mô hình rủi ro thanh khoản lấy biến động giá như là cơ sở của rủi ro và vốn cổ phần là giải pháp duy nhất để chuẩn bị cho những mất mát và tiếp đó là một cuộc chạy đua rút tiền gửi Tuy nhiên, giá biến động ngẫu nhiên và khá năng động nên ít tương quan với mô hình Ví dụ, theo Basel II, LTCM vẫn còn đầy đủ vốn cổ phần vào cuối quý II năm 1998 Nhưng nó đã mất hơn 2.3 tỉ đô la trong 3 tuần đầu tháng 9 Không khả thi để LTCM tăng vốn chủ sở hữu trong một thời gian ngắn để chuẩn bị cho một cú sốc, cái hiếm khi mới xảy ra (Jorion) Vấn đề này một lần nữa được đưa ra trong cuộc khủng hoảng dưới chuẩn vừa qua
Chúng ta có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng
Tuy nhiên, rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng hay bao quát được tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế Không có một tỷ
Trang 18lệ nào thực sự bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau
Vì mục đích bảo toàn nghĩa vụ thanh toán, phần này chủ yếu tập trung vào các điều kiện ngắn hạn Để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai gần đòi hỏi tiền mặt phải có sẵn hoặc có sớm Chính vì thế, phạm vi thời gian ngắn hạn lại được chia nhỏ ra, xét đến các lượng tiền mặt Các chỉ số thanh khoản liên quan đến tiền mặt:
Thanh khoản cấp độ 1 = Tiền mặt / Nợ ngắn hạn
Thanh khoản cấp độ 2 = Tiền mặt và trái quyền ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Chúng ta không kỳ vọng thanh khoản cấp độ 1 sẽ đạt được một chỉ số mà trong đó tiền mặt có thể thỏa mãn 100% nợ ngắn hạn Chỉ số này dao động trong khoảng từ 20% trở lên Thanh khoản cấp độ 2: Khi mà trái quyền ngắn hạn được cộng vào với tiền mặt, được kỳ vọng sẽ thỏa mãn ít nhất 100% nợ ngắn hạn
Cả hai chỉ số này đều liên quan đến công tác quản lý tiền mặt và được sử dụng cho mục đích này Chúng đưa ra dấu hiệu hiệu quả cho khả năng thanh toán nợ hiện hành và trong tương lai gần Tuy nhiên, giá trị của chúng đối với trạng thái cân bằng tài chính đang bị bỏ quên: trong tổng tài sản và nợ, chúng chỉ thỏa mãn được một phần Tuy nhiên, thế cân bằng tài chính chứa đựng một góc độ nào đó của toàn bảng cân đối kế toán
Để thỏa mãn nhu cầu cân bằng tài chính, người ta phải nhìn vào các yếu tố chính của một bảng cân đối kế toán; đó là, tham khảo lại công thức phần trình bày trên Ý nghĩa đằng sau nó là phân biệt thanh khoản ngắn hạn từ những lập luận thanh khoản dài hạn; hoặc nói theo cách khác, phân biệt giữa một mặt là thanh khoản liên quan đến thanh toán hoặc thanh khoản theo tình huống, mặt khác là thanh khoản theo cấu trúc Các chỉ số phản ánh mặt này là:
Trang 19Công thức trên, được gọi là công thức cân đối kế toán vàng, đại diện cho một dạng cụ thể của quy tắc vàng trong tài trợ, hay còn được biết đến dưới tên gọi quy tắc vàng trong nghiệp vụ ngân hàng
Công thức này cho rằng tài sản phải được tài trợ một cách phù hợp Nếu nó được tài trợ dài hạn, phần quỹ đi kèm với những tài sản đó cũng sẽ có thời gian đáo hạn dài Những tài sản cố định không có khả năng chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn hạn Chính vì thế, việc tài trợ những tài sản này trong thời gian ngắn hạn sẽ gặp phải rủi ro là không thể hoàn trả khoản vay vào thời điểm đáo hạn do việc tài trợ đó không thể được kéo dài hay không thể thay thế được
Từ quan điểm chiến thuật, những quy tắc này đều hợp lý và rõ ràng, Những tài sản được tài trợ ngắn hạn sẽ sớm ra khỏi bảng cân đối kế toán và tạo ra tiền mặt cần thiết kịp thời để chi trả cho các khoản nợ đi kèm Những tài sản còn lại có thể được tài trợ từ các nguồn vốn hay thông qua việc vay mượn dài hạn từ các ngân hàng hay thị trường vốn Thời gian đáo hạn cho những tài sản và nợ này xảy ra đồng thời
Có nhiều cách để xem xét vốn đầu tư Nhìn chung, chúng ta đã sử dụng chúng một cách tương đối thoải mái và thay thế bằng các thuật ngữ như: vốn cổ phần hoặc vốn chủ sở hữu Ngay khi thảo luận về vốn đầu tư với chức năng chống chọi rủi ro, chúng ta cần phải hiểu rõ về những gì mà mình muốn nói đến Những gì mà chúng ta đang tìm kiếm là một lượng tiền chính xác, chứ không phải một thuật ngữ chung chung Vốn đầu tư có thể được xem xét theo ba cách khác nhau:
Trang 20Năng lực chống chọi rủi ro Mức độ nghiêm trọng Rủi ro tiềm ẩn
Lượng tiền vượt mức lợi nhuận tối thiểu
Lơi nhuận tối thiểu
Các khoản dự phòng dành cho Rủi ro ngân hàng nói chung Các khoản dự phòng theo công bố
(theo quy định và tự do)
Nợ dưới chuẩn
(Phỏng theo Schierenbeck, 2003b, trang 51f)
Cơ sở để chống chọi với rủi ro chính là vốn pháp định Nó bao gồm tất cả các nguồn tiền chịu trách nhiệm trong trường hợp rủi ro do giảm giá biến thành những khoản thua lỗ thật sự - thứ sau đó phải được bù đắp bằng các khoản dự phòng Do đó, vốn pháp định cũng là cơ sở cho khả năng thanh toán Ta có thể nói thuật ngữ “năng lực chống chọi rủi ro” được dựa trên kiến thức chung áp dụng cho những người điều chỉnh cũng như cho công tác xếp hạng và đánh giá nội bộ của ngân hàng
Các quy định về vốn pháp định đòi hỏi phải luôn duy trì mức vốn đầu tư để hỗ trợ cho rủi ro tiềm ẩn, mức độ thua lỗ tối thiểu bù đắp cho khoản dự phòng được thiết lập ở mức 4% cho Bậc 1 và mức 8% cho Bậc 1 và 2 kết hợp Nếu chúng ta giả định một khoản thua lỗ tiềm ẩn là 1000 đơn vị tiền tệ, mức tối thiểu cần là 40 và 80 đơn vị tiền tệ theo thứ tự tương ứng Kéo theo đó là Bậc 1 chất lượng cao có thể bù cho Bậc 2 Tuy nhiên, không có trường hợp ngược lại Bậc 3 liên quan đến hoạt động mua bán
Allen N.Berger và Christa H.S.Bouwman đã kiểm tra tác động của cuộc khủng hoảng và tỉ lệ cạnh tranh vốn của các ngân hàng và lợi nhuận của bản thân ngân hàng trong và sau cuộc khủng hoảng Bằng chứng cho thấy lượng vốn lớn giúp các ngân hàng tồn tại trong cuộc khủng hoảng Tỉ lệ vốn cao dường như đã giúp những ngân hàng nhỏ
Trang 21cải thiện thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng trong cuộc khủng hoảng, các thị trường liên quan trong cuộc khủng hoảng
Nghiên cứu tác động của cuộc khủng hoảng trước tỷ lệ vốn cổ phần trong cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng tư nhân xung quanh cuộc khủng hoảng Từ những tác động của vốn ngân hàng đến khả năng tạo thanh khoản ( Diamond và Rajan 2000,2001, Berger và Bouwman ), những ngân hàng với tỉ lệ vốn cổ phần khác nhau hành động khác nhau trong cuộc khủng hoảng trong giới hạn khả năng thanh khoản của họ Đặc biệt, chúng ta có thể hỏi: phải chăng những ngân hàng có vốn cổ phần cao có thể tăng thị phần trên thị trường trong giới hạn khả năng tạo thanh khoản do sự sụt giảm của các ngân hàng có tỉ lệ vốn thấp trong cuộc khủng hoảng, và khuyến khích chuyển giao thị phần để thu lợi nhuận cao hơn? Nếu thế, những ngân hàng có tỉ lệ vốn cổ phần cao có thể nâng cao vị thế cạnh tranh với các đối thủ trong cuộc khủng hoảng? Những vụ mua lại gần đây của Countrywide, Bear Stearns, và Washington Mutual cung cấp những trường hợp nghiên cứu thú vị trong vấn đề này Tất cả ba công ty trên đều có tỉ lệ vốn thấp và cần được giải cứu từ các ngân hàng với vị thế vốn lớn Ngân hàng liên bang Hoa Kỳ và J.P Morgan Chase có tỉ lệ vốn đủ cao để sáp nhập ( thâu tóm) một phần nhỏ các đối thủ để mang lại lợi nhuận lớn tiềm năng Kinh nghiệm hiện tại của IndyMac Bank cung cấp một ví dụ thú vị khác FDIC đã nắm giữ IndyMac Bank sau khi nó bị thiệt hại đáng kể và người gửi tiền bắt đầu chạy đua rút tiền khỏi ngân hàng FDIC dự định bán ngân hàng, tốt nhất là bán như một khối nhưng nếu không thể, ngân hàng sẽ bán từng phần Trong cách sáp nhập thì người sáp nhập phải có nguồn vốn mạnh hơn Nguồn quỹ khoản 700 tỉ đô là cần để giải cứu cho ngân hàng Ví dụ: ngân hàng PNC đang sử dụng gói cứu trợ để thâu tóm ngân hàng National City
Một cuộc khủng hoảng là một sự kiện tự nhiên để kiểm định tác động của nguồn vốn đến vị thế cạnh tranh của các ngân hàng Trong khoảng thời gian bình thường ( không có khủng hoảng), vốn có nhiều tác động đến ngân hàng, một số trong đó chống lại những cái khác, làm cho nó trở nên khó khăn để nghiên cứu Ví dụ: vốn sẽ giúp các ngân hàng đối phó hiệu quả hơn với các loại rủi ro, nhưng nó còn làm giảm giá trị bảo hiểm tiền gửi
Trang 22đặt trong những quyền chọn (Merton 1977) Trong một cuộc khủng hoảng những rủi ro tăng cao và khả năng hấp thụ rủi ro của vốn trở nên đặc biệt quan trọng Các ngân hàng có tỉ lệ vốn cao có tấm đệm tốt hơn để chống lại những cú sốc của cuộc khủng hoảng, do đó tiềm năng có thể đạt một lợi thế tiềm năng
2.4 Khe hở thanh khoản:
Deep và Schaefer (2004) xây dựng một thước đo thanh khoản và áp dụng nó vào dữ liệu trên 200 ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ từ năm 1997 đến năm 2001 Tác giả xác định khe hở thanh khoản để đánh giá thanh khoản ngân hàng Với khe hở thanh khoản được xác định:
ổ ả
Tác giả xem xét tất cả các khoản cho vay có kỳ hạn từ một năm hoặc ít hơn được là thanh khoản, và họ một họ đã loại trừ các cam kết cho vay và các khoản mục khác ngoài bảng cân đối kế toán ( các khoản mục ngoại bảng) vì bản chất của chúng Họ thấy rằng các khe hở thanh khoản là khoảng 20% tổng tài sản cho mẫu gồm của các ngân hàng lớn Các tác giả kết luận rằng các ngân hàng không sẵn sàng để tạo ra nhiều thanh khoản
Khe hở thanh khoản là một bước tiến trực quan, nhưng chúng ta không thể tin rằng nó là đủ toàn diện để có thể đánh giá thanh khoản ngân hàng và giúp ngân hàng đề phòng
và tránh né rủi ro hoàn toàn
2.5 Tỷ lệ LLSS (Tỉ lệ cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn):
Phần trình bày này giới thiệu tỉ lệ LLSS như một thước đo mới khả năng thanh khoản ngân hàng Thước đo này thể hiện khả năng của ngân hàng để đáp ứng những khoản vay dài hạn bằng tiền gửi tiết kiệm ngằn hạn Khả năng này được xác định bởi sự phân phối tài sản thanh khoản và kém thanh khoản trong ngân hàng Phần trình bày còn sử dụng ABCP và MBS đại diện cho hoạt động thị trường liên ngân hàng, đây được xem như là nguồn tài trợ bên ngoài để ngân hàng đối phó với những cú sốc thanh khoản Sau đây, chúng ta đi sâu tìm hiểu tỉ lệ LLSS, tính toán tỉ lệ LLSS tối ưu theo điều kiện thị trường và sử dụng thước đo này để đánh giá khả năng thanh khoản ngân hàng
Trang 23Giới thiệu tỉ lệ LLSS:
chức năng cốt lõi của mình – vay ngắn hạn và cho vay dài hạn
Khi thực hiện chức năng vay mượn ngắn hạn và cho vay dài hạn, ngân hàng phải nắm giữ tài sản của mình đến ngày đáo hạn mới có thể thu được toàn bộ giá trị Do đó, việc bán tài sản để đáp ứng nhu cầu rút tiền sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng (Tobin[12]) Khả năng phát hành các khoản vay dài hạn của ngân hàng là hữu hạn bởi giới hạn của nguồn vốn hiện tại và sự bất ổn của lượng tiền gửi trong tương lai, và ngân hàng buộc phải nắm giữ một lượng tài sản ngắn hạn, như tiền mặt và tín phiếu kho bạc Do đó, tỉ lệ LLSS của ngân hàng < 1 Càng ít các khoản vay dài hạn được phát hành, càng làm giảm tỉ lệ LLSS, càng an toàn hơn cho ngân hàng Tỉ lệ LLSS còn xác định được lợi
nhuận ngân hàng Các ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận từ hai nguồn: Thứ nhất, ngân hàng
đi vay giá rẻ và cho vay giá cao Trong hai thập kỷ trước, chênh lệch lãi suất huy động
tiền gửi và cho vay của ngân hàng phổ biến từ 30 đến 200 điểm phần trăm Thứ hai, ngân
hàng kiếm lời từ việc huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn Chênh lệch thời gian càng dài thì chênh lệch lãi suất càng lớn Chênh lệch lãi suất nghiệp vụ thứ hai cao hơn trong nghiệp vụ thứ nhất Ví dụ, trong 30 năm, bình quân lãi suất thế chấp tài sản cố định cao hơn LIBRA tối thiểu 400 điểm Lợi nhuận ngân hàng bằng chênh lệch lãi suất cùng kỳ
ngân hàng càng cao
Tỉ lệ LLSS đo lường sự thỏa hiệp giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản mong đợi
kiệm vào các khoản vay dài hạn và hoàn toàn không đầu tư vào tài sản thanh khoản Nếu thuận lợi, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận cao từ khoản cho vay dài hạn Tuy nhiên, sự kiện rút tiền không được mong đợi có thể gây ra hoãn loạn và sau đó là một cuộc chạy
bộ tiền gửi tiết kiệm để cho vay ngắn hạn Ngân hàng luôn đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền, nhưng chi phí cho sự an toàn là lợi nhuận thấp
Trang 242.5.1 Mô hình:
Trước khi đưa ra và giải thích mô hình, để mô hình đơn giản chúng ta cần làm rõ
hai vấn đề Thứ nhất, hoạt động ngân hàng được chia làm hai nhóm: dịch vụ với khách
hàng phi tài chính và hoạt động thị trường liên ngân hàng như vay và cho vay thị trường
qua đêm, bán và mua ABCP và MBS…Vấn đề thứ hai, cú sốc thanh khoản được chia làm
hai nhóm: cú sốc hệ thống và những cú sốc đơn lẻ Cú sốc hệ thống là việc rút riền ròng ra khỏi hệ thồng ngân hàng Cú sốc đơn lẻ là sự chuyển giao tiền gửi giữa các ngân hàng Hãy tưởng tưởng, một người gửi tiền có tài khoản ở 2 ngân hàng Dòng tiền vào của anh ta không chắc chắn và sở thích của anh ta vào các ngân hàng là ngẫu nhiên Sự không chắc chắn của dòng tiền vào là một rủi ro hệ thống, vì nó làm thay đổi tiền gửi ròng của toàn ngành ngân hàng Sự không chắc chắn trong sở thích của anh ta là một rủi ro đơn lẻ Khi người gủi tiền chuyển tiền gủi của mình từ một ngân hàng sang một ngân hàng được ưa thích hơn, cú sốc tiền gửi chỉ có tác động đến 2 ngân hàng không có ảnh hưởng đến toàn ngành
Mô hình hai khoảng thời gian đạt được như một thỏa hiệp và dự báo tỉ lệ LLSS tối
trường liên ngân hàng Dòng vốn vào ngắn hạn phải trả lại vào kỳ tiếp theo Ngân hàng i
thời điểm 0 Khoản cho vay dài hạn được hoàn trả lại vào cuối kỳ kế tiếp Ngân hàng
nhà với lãi suất điều chỉnh (ARM) là một dạng hợp đồng vay thế chấp nhà, về phía ngân
xác định lãi suất không phải là vấn đề chính trong thị trường thứ cấp”(Fooote[5]) Chúng ta còn giả định rằng lợi nhuận ngay lập tức được chia cho cổ đông
Trang 25Khi đó, tỉ lệ LLSS được định nghĩa như sự cân bằng giữa hai quyết định đầu tư (
giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản
- Khả năng xảy ra một cuộc chạy đua rút tiền vào thời điểm 1 là
P(ci,1<qli)=P(ci,1<i.(ci,0+mi)) Đây cũng là một hàm theo biến i
Để đơn giản hóa mô hình, giả định rằng thiệt hại do một cuộc chạy đua rút tiền là
bổ tài sản tối ưu của ngân hàng đạt được là do tối ưu hàm sau:
là phải đạt được ngưỡng tỉ lệ LLSS an
là gần như chắc chắn
Phần này thảo luận về sự lựa chọn tỷ lệ LLSS của ngân hàng trong một thị trường giản đơn, nơi ngân hàng chỉ phục vụ những khách hàng phi tài chính mà không có hoạt
Trang 26động của thị trường liên ngân hàng M & A là một cách để các ngân hàng tránh né những cú sốc tiền gửi, và tạo lợi thế do quy mô để ngân hàng đạt lợi nhuận cao
Khi ngân hàng chỉ phục vụ những khách hàng từ bộ phận phi tài chính, thì dòng
chính và chính phủ Do đó, khả năng cho vay dài hạn của ngân hàng được quyết định bởi
theo định lý sau:
Định lý 1: không có hoạt động thị trường liên ngân hàng, để có thể tồn tại qua
những cú sốc tiền gửi, giải pháp tối ưu cho các ngân hàng giải quyết vấn đề tối đa hóa lợi
qli = min{si+mi , dli}
qsi,t = min {si,t+mi – qli , dsi,t }
tổng tiết kiệm thời điểm 1 không nhỏ hơn $900 triệu Ngân hàng A có thể phát hành $900 triệu nợ dài hạn mà không phải lo sợ một cuộc chạy đua rút tiền Trong trường hợp cú sốc tiền gửi xảy ra, ngân hàng có thể chi trả $200 triệu cho người gửi bằng cách thu hồi $200 triệu nợ ngắn hạn Nếu ngân hàng phát hành nhiều hơn $900 triệu nợ dài hạn, ví dụ như $1 tỉ, như vậy ngân hàng chỉ có $100 triệu nợ ngắn hạn để thu hồi trả cho $200 triệu tiền gửi bị rút ra, như vậy ngân hàng A phải đối mặt với một cuộc chạy đua rút tiền
cú sốc thanh khoản
sản ngân hàng, cái không thể đo lường bằng tác động của đòn bẩy Ý tưởng này có thể được áp dụng cho các tổ chức tài chính khác Ví dụ: những cú sốc thanh khoản với những quỹ đầu tư dài, ngắn hạn được đo lường bằng khoản chiết khấu vào giá Trong 2 thập kỉ trước, lãi suất chiết khấu bình quân của trái phiếu hạng AAA phổ biến từ 4% đến 8% Bảng 1 cho thấy sự thay đổi của lãi suất chiết khấu lên khả năng tài chính của các quỹ
Trang 27Giả sử lãi suất chiết khấu hiện tại là 4%, và một quỹ đầu tư với vốn chủ sở hữu $1 tỉ, có
đầu tư $9.33 tỉ vào tín phiếu kho bạc và phần còn lại vào cổ phiếu những công ty nhỏ Quỹ đầu tư có thể điều chỉnh vị thế tín phiếu kho bạc theo lãi suất chiết khấu, và giữ lượng cổ phiếu như mong muốn Quỹ đầu tư an toàn với đòn bẩy từ 25 đến 15.67 miễn nó
làm mất khả năng kiểm soát quỹ Ngay cả việc lựa chọn đòn bẩy thấp, như 17, thì sự mất mát từ việc bàn tháo cổ phiếu cũng không thể tránh khỏi nếu quỹ đầu tư tất cả tiền mà quỹ vay mượn được vào cổ phiếu kém thanh khoản Trong 1998, LTCM đã phá sản vì tác động của lãi suất chiết khấu, khi tài sản của chúng nhìn chung là khá kém thanh khoản
Định lý 1 chỉ ra rằng khả năng phát hành nợ dài hạn của ngân hàng phụ thuộc vào
2 ngân hàng A và B, cung cấp cùng một nhóm các dịch vụ Kênh đầu tư mà người dân lựa chọn là gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Nếu A và B hoạt động riêng biệt, thì lượng tiền gửi của họ trong tương lai phụ thuộc vào sở thích của cư dân Giả sử A và B có vốn chủ
=90.9% (=1/1.1) Cung tín dụng tổng cộng là $2.2 tỉ nhưng tổng khoản cho vay là $2 tỉ Nếu A và B sáp nhập thành ngân hàng C, C có vốn chủ sở hữu là $200 triệu, lượng tiền gửi ban đầu là $2 tỉ, tỉ lệ LLSS
$2.2 tỉ Ngành ngân hàng trong trường hợp này an toàn, không có rủi ro thanh khoản Như vậy, M & A làm giảm những cú sốc tiền gửi đơn lẻ và làm tăng ngưỡng an
Trang 28này ở các ngân hàng nhỏ trong vòng 15%, trong khi đó các ngân hàng lớn trong khoản 35% đến 40%
Khi phục vụ khách hàng từ khu vực phi tài chính, các ngân hàng tư nhân phải nắm giữ thêm nhiều tiền mặt và tài sản thanh khoản để quản lý những cú sốc tiền gửi, là việc rút tiền hoặc chuyển giao tiền gửi giữa các ngân hàng Tổng tiền mặt và tài sản thanh khoản của ngành ngân hàng trong giai đoạn này nhiều hơn cần thiết để đáp ứng rút tiền thuần Do đó, ngành an toàn, nhưng không hiệu quả vì tổng khoản vay dài hạn thấp hơn tiềm năng
Phần này thảo luận làm thế nào hoạt động thị trường liên ngân hàng có thể chia sẻ và loại bỏ những cú sốc tiền gửi Kết quả còn dự báo hạn mức thị trường liên ngân hàng Những ngân hàng tư nhân xem thị trường liên ngân hàng như nguồn lực bên ngoài để vượt qua những cú sốc tiền gửi và làm giảm tài sản thanh khoản của mình Ngân hàng trong trường hợp này không phải gia tăng rủi ro, vì hoạt động của thị trường liên ngân
Chúng ta sử dụng ABCP và MBS để đại diện cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng Đến năm 2007, MBS chiếm 76% công cụ tín dụng ở Mỹ có giá trị hơn $10,000 tỉ (Randall Wray [33]), ABCP toàn cầu đạt $12,100 tỉ trong đó 32% được phát hành ở Mỹ (Viral và Philipp [14])
Định lý sau đây cho thấy ABCP và MBS cung cấp một nền tảng để các ngân hàng
Định lý 2: ngân hàng i đối mặt với cú sốc tiền gửi đơn lẻ i và một phần i của cú
*i = *
Trang 29Một ví dụ tương tự như phần 2.1.1 là một minh họa hữu ích cho định lý 2 Có 2
=1, và tổng tiền gửi là $2 tỉ Nếu không có
giữ $400 triệu tài sản thanh khoản để tránh xa khỏi những cuộc chạy đua rút tiền Tổng các khoản vay của dân chúng là $1.8 tỉ, tổng cung vốn là $2.2 tỉ cũng không chắc chắn
Khi có tài trợ bên ngoài, ABCP cải thiện ngưỡng tỉ lệ LLSS an toàn của A và B từ
ABCP từ B Do đó, A và B loại bỏ những cú sốc tiền gửi đơn lẻ, và dòng vốn vào vào
MBS tạo ra tính thanh khoản giữa hai ngân hàng để cho ra một kết quả tương tự Nếu không có MBS, rất tốn kém để các ngân hàng thu hồi các khoản cho vay dài hạn nếu chưa đến hạn
Với hoạt động của thị trường liên ngân hàng, tổng khoản cho vay vào thời điểm 0 tăng lên đến $2.2 tỉ Ngân hàng A và B không còn đối mặt với những cú sốc tiền gửi đơn lẻ nữa, và ngưỡng an toàn tỉ lệ LLSS tăng lên đến mức tiềm năng của ngân hàng Ngân hàng A và B tăng cho vay dài hạn mà không gây thêm rủi ro thanh khoản
Định lý 2 cũng cho thấy rằng thị trường ABCP và MBS là có giới hạn Lưu ý:
thanh khoản để chuẩn bị đương đầu với những cú sốc hệ thống, và ngưỡng an toàn tỉ lệ
hàng tin tưởng sai lầm rằng thị trường ABCP và MBS vô hạn, thì họ có thể phát hành quá mức các khoản vay dài hạn vào thời điểm đó Trong trường hợp xấu xảy ra, ngân hàng
Trang 30không có đủ tiền mặt và tài sản thanh khoản để vượt quá cú sốc hệ thống Sau khi sử dụng hết tài sản thanh khoản, ngân hàng bắt đầu thanh lý những tài sản ít thanh khoản để đáp ứng việc rút tiền không được mong đợi này Sau đó cầu ABCP và MBS vượt qua cung từ các ngân hàng khác, ảnh hưởng của việc thanh lý các khoản vay dài hạn lên nền kinh tế không thể tránh khỏi Và việc bán tháo tài sản vào thời điểm xấu này làm mất niềm tin của nhà đầu tư, điều này có thể càng làm nguy hiểm hơn cho ngành tài chính và nền kinh tế thực
liệu ngành ngân hàng đầu tư có đủ linh động để ứng phó với những cú sốc thanh khoản
định
Nếu không có hoạt động thị trường liên ngân hàng, những ngân hàng tư nhân cung cấp dịch vụ cho khách hàng từ bộ phận phi tài chính Mức lợi nhuận của ngành ngân hàng trong trường hợp này an toàn cao Trong trường hợp này ngân hàng tư nhân phải nắm giữ đủ tài sản thanh khoản để đối phó với cả hai cú sốc hệ thống và đơn lẻ Ngân hàng lựa
Trang 31Khi thị trường liên ngân hàng hoàn thiện, các ngân hàng chia sẻ và loại bỏ cú sốc đơn lẻ thông qua ABCP và MBS An toàn trong lợi nhuận của ngân hàng bằng 0 Trong
Do đó, khoản cho vay dài hạn của ngành ngân hàng là S+ +M Và tỉ lệ LLSS ngành
ứng phó với cú sốc hệ thống và đứng vững trong trường hợp một cuộc chạy đua rút tiền tồi tệ nhất diễn ra
Với sự lạm dụng hoạt động của thị trường liên ngân hàng, ngân hàng giả định sai rằng thị trường liên ngân hàng vô tận Ngân hàng mong đợi vào ABCP và MBS để vượt qua cả cú sốc hệ thống và đơn lẻ trong tương lai, và phát hành một lượng lớn các khoản
vay dài hạn Khoản cho vay dài hạn của ngành cao hơn S+ +M, và tỉ lệ LLSS của ngành
khoản để đói phó với những cú sốc hệ thống, và cuộc chạy đua rút tiền là không thể tránh khỏi
Phần tóm tắt sau đây thể hiện tác động của thay đổi của an toàn lợi nhuận: Không có ABCP
Trang 322.5.2 Khủng hoảng nợ 1990 đến 2008:
Cuộc khủng hoảng dưới chuẩn được kích hoạt bằng mất mát $500 tỉ cho vay thế chấp nhà Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng có thể nhìn lại từ hoạt động của Bill Clinton năm 1997 là miễn thuế từ kinh doanh bất động sản Những năm sau đó ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ luôn giữ lãi suất ở mức thấp Trong khi đó nợ của Mỹ ngày càng lớn với các nước châu Á và các nước dầu mỏ Dễ dãi trong việc cấp tín dụng mua nhà đã đẩy giá nhà đất lên đỉnh điểm vào năm 2005 Khi giá nhà đất bắt đầu chững lại 2006 và bắt đầu giảm 2007, thì tỉ lệ vỡ nợ và tài sản bị tịch biên tăng lên đột ngột Một lượng lớn tài sản thế chấp được bán đổ cho nhà đầu tư thông qua MBS và các công cụ tài chính khác, đã dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tài chính 2008 Sau khi Lehman Brother và những tổ chức tài chính quan trọng khác sụp đổ 2008, thị trường MBS đã gần như đóng cửa, và thị trường tiền tệ thì trải qua một cuộc chạy đua rút tiền ở các ngân hàng Cuộc khủng hoảng đã lan rộng toàn cầu
Ba năm trước, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng nhiều để tìm ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, và thảo luận những lý thuyết khác nhau về các bộ phận khác nhau tác động đến khủng hoảng Hầu hết các lý thuyết đã được phát triển trong khuôn khổ phân tích rủi ro tín dụng Kết quả thu được không tương thích với thực tế và không thể dung hòa để tạo nên một bức tranh tổng quan về khủng hoảng Phần sau đây trình bày 2 cách giải thích quan trọng và đối lập nhau giữa lý thuyết và dữ liệu thực tiễn
Nhóm 1: nguyên nhân sâu xa là từ hệ thống tài chính: bong bong nhà đất, dễ dãi
trong việc cấp tín dụng,
Bong bong nhà đất bị vỡ là nguyên nhân kích hoạt cuộc khủng hoảng Theo chỉ số giá nhà ở quốc gia S&P Case – Shiller, giá nhà ở tại Mỹ tăng lên 124% từ năm 1997 đến 2006 Những nghiên cứu khác thì tin rằng việc cấp tín dụng dễ dãi của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ và dòng vốn quốc tế từ châu Á và các nước dầu mỏ đã kích thích tạo bong bóng nhà đất Sau đó, những nhà đầu cơ đã bắt đầu rời khỏi thị trường khi giá nhà giảm
Trang 3320% trước 2006 Nhiều khách hàng vay nợ ngừng trả tiền cho khoản vay thế chấp nhà của mình, đặc biệt với vốn chủ sở hữu âm theo giá trị nhà của họ và họ trở thành Ninjna ( không thu nhập, không việc làm và không tài sản)
Tuy nhiên những cú sốc ngoại sinh từ thị trường nhà đất tác động đến thị trường tài chính một cách khiêm tốn Không có quá nhiều sự khác biệt giữa bong bóng nhà đất 1989 và 2007 Bằng cách xem xét dữ liệu mức vay được thu thập bởi LoanPerformance, Chris và Karen ([9]) nhận thấy rằng vào năm 2005 chỉ có 6 tiểu bang ở Mỹ cộng thêm Washington D.C thì mức nợ dưới chuẩn trên từng đơn vị nhà ở đã hơn 5% Bằng cách kiểm tra dữ liệu các bang giữa 1981 đến 2007, Calomiris [15] chỉ ra rằng khó khăn thị trường nhà đất là vấn đề địa phương, chỉ có tác động trong phạm vi địa phương đó Đến tháng 12 năm 2009, chỉ với 35 quận tại Mỹ mà đã có hơn 3500 hạt đã mất nhiều hơn 20% giá trị nhà ở so với đỉnh cao của nó Năm 2007, tỉ lệ tịch biên nhà ở hầu hết các bang vẫn còn thấp hơn 1989 Nhà đầu cơ vẫn vào và ra khỏi thị trường Tuy nhiên, những hành vi của những nhà đầu cơ đã không thay đổi nhiều từ 1998 đến 2007 Sự thật là 27.5% giao dịch nhà ở đã được các nhà đầu cơ thực hiện 2007, cao hơn 27.1% vào 2005 Như vậy, thực sự có rất ít bằng chứng là bong bóng nhà đất 2006 – 2008 là nghiêm trọng hơn 1987 – 1989
Một lý giải khác là có sự khác biệt trong niềm tin vào giá nhà đất bình quân trong khu vực tác động làm nền kinh tế thế giới tồi tệ hơn Ninjna và những người vay có rủi ro cao đã dừng việc chi trả cho khoản vay thế chấp nhà của họ Trong khi đó những thiệt hại thế chấp ước tính $400 tỉ đến $500 tỉ, chúng có mối quan hệ khiêm tốn với sự tàn phá của cải khi đặt trong hoàn cảnh cuộc khủng hoảng Greenlaw [6] Các thiệt hại ít hơn 4% tổng dư nợ thế chấp $14,000 tỉ và tương ứng với sự sụt giảm không quá bất thường từ 2 – 3% của thị trường chứng khoán Mỹ Trong khi đó lãi suất vẫn thấp như lịch sử, và các quốc gia châu Á vẫn tiếp tục rót vốn vào nước Mỹ trước, trong và sau cuộc khủng hoảng
Trong ngắn hạn luôn tồn tại những cú sốc ngoại sinh Thách thức là hiểu được làm thế nào cú sốc ngoại sinh tác động vào ngành tài chính Vẫn còn một thắc mắc rằng $500 tỉ tài sản thế chấp mất đi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng sao nền kinh tế vẫn không thể phục hồi khi mà chính phủ Mỹ đã chi tiêu nhiều hơn $2000 tỉ cho nó
Trang 34Nhóm 2: sự yếu kém của hệ thống tài chính
Những nguyên nhân được đề xuất bao gồm: đòn bẩy tài chính cao, sai lệch xếp hạn tín dụng, vấn đề đại lý…
Theo hiểu biết thông thường, ngân hàng phải có đủ vốn chủ sở hữu để bù lỗ tiềm năng, và đòn bẩy tài chính an toàn Ủy ban Basel đã đặt yêu cầu về vốn đối với ngân hàng Với 1 đồng USD cho vay, ngân hàng phải thêm 4 xu vào vốn chủ sở hữu, hay đòn bẩy là 25 Đổi mới trong tài chính giúp ngân hàng thương mại tránh xa yêu cầu vốn tối thiểu của Basel Các tổ chức tín dụng tìm kiếm đòn bẩy cao hơn trước khủng hoảng Đòn bẩy của Bear Stern cao hơn 32 vào cuối 2007, Lehman Brother và Merrill Lynch lần lượt là 29 và 31 Đầu tư chiến lược của các tổ chức tài chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng
Vấn đề đại lý dẫn đến MBS và các công cụ tài chính phái sinh khác trở nên quá đắt Giá chứng khoán phụ thuộc vào xếp hạn của họ Cơ quan xếp hạn tín nhiệm bị nghi ngờ cung cấp thông tin xếp hạn tín nhiệm sai lệch trong bong bóng nhà đất, vì mâu thuẫn về lợi ích Cơ quan xếp hạn tín nhiệm hoạt động như một tham khảo cho nhà phát hành chứng khoán Những nhà phát hành chi trả lệ phí và tham khảo xếp hạn đã xem nhẹ rủi ro và bật đèn xanh cho các ngân hàng gạt bỏ sự đắt đỏ của tài sản trong thị trường Brunnnermeier [2] cho rằng các ngân hàng có tác động nhỏ để nhân viên giám sát cho qua các khoản vay thế chấp nhà khi họ chuyển giao rủi ro cho bên đầu tư thứ ba Do đó, báo cáo tín nhiệm tạo điều kiện để mở rộng cho vay với rủi ro cao
Tuy nhiên, tỉ lệ đòn bẩy không là giải thích hợp lý cho tài sản của ngân hàng Greenlaw [6] thấy rằng tỉ lệ đòn bẩy bình quân ngành ngân hàng không thể hiện xu hướng thực tế, nhưng giao động xung quanh giá trị đó Ông còn ghi nhận rằng đòn bẩy ngân hàng không tăng đáng kể Các nhà phê bình cho rằng đòn bẩy cao không thể giải thích làm thế nào ngân hàng có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng S&L, khủng hoảng tài chính châu Á …với đòn bẩy tương đương Con số ngân hàng phá sản giảm từ 100 trường hợp 1980 và đầu năm 1990 xuống còn ít hơn 5 trường hợp trong giai đoạn 1995 – 2006 Những nhận định về đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp tư nhân cũng mơ hồ khó hiểu Top năm ngân hàng đầu tư 2007: Lehman Brother, Bear Stearns, Merrill Lynch, Goldman Sachs và Morgan Stanley, thì Morgan Stanley có đòn bẩy cao nhất trừ Bear Stearns vẫn
Trang 35sống sót dù đòn bẩy của nó là 33 năm 2007; Merrill Lynch hoàn toàn theo khuyến cáo của Basel và có đòn bẩy thấp nhất trước năm 2007, lại gặp thất bại trong cuộc khủng hoảng Đòn bẩy không phải là chỉ số duy nhất phản ảnh rủi ro Thảo luận về xếp hạn tín nhiệm sai lệch và sự vô trách nhiệm của ngân hàng trong việc cho vay vẫn còn là một câu hỏi lớn Các ngân hàng không chỉ là nhà phát hành, họ còn là người mua ròng MBS trên thị trường Cổ nhiếu công ty, như Lehman Brothers, mua bán các xếp hạn tín nhiệm để bán MBS với giá cao Nhưng Lehman Brothers không đại diện cho toàn ngành ngân hàng Trong năm 2002 – 2007, mặc dù là nhà phát hành nhưng các ngân hàng mua ròng MBS Acharya đã đặt tên cho hiện tượng này là “chuyển giao chứng khoán phi rủi ro” Năm 2007, ngân hàng thương mại nắm giữ 39% dư nợ vay thế chấp nhà Một số ngân hàng lớn đã có động thái mua và bán MBS như J.P Morgan, Citigroup … Năm 2006, J.P Morgan báo cáo tổng vị thế MBS vào khoảng 4.7 lần kích thước danh mục cho vay của nó Ngân hàng thực sự đã giao dịch MBS nhiều hơn GSEs sau 2006 Vấn đề đại lý khá yếu, thậm chí nếu nó tồn tại, thì ngân hàng chi trả cùng một khoản phí để phát hành và mua chứng khoán vào cùng một thời điểm
Cuối cùng, có ít bằng chứng cho thấy ngân hàng thay đổi thái độ với những khách hàng vay nợ trước khủng hoảng Emyank và Hemert [4] đã so sánh đặc điểm của các khoản vay và khách hàng đi vay từ 2001 đến 2007 và tìm thấy không có sự khác biệt lớn nào, và họ không thể nào giải thích được những sai lệch khác thường điển hình của các khoản vay 2006 – 2007
Hoạt động của thị trường liên ngân hàng không thể giải thích được rủi ro các khoản cho vay và ắc hẳn phải có một nguyên nhân nào khác để giải thích
Phần này sẽ giải thích nguyên nhân của khủng hoảng dưới chuẩn theo tỉ lệ LLSS và làm thế nào hoạt động thị trường liên ngân hàng trở nên quan trọng với ngân hàng trong việc chia sẻ và loại bỏ rủi ro đơn lẻ
Một thực tế đáng ngạc nhiên từ cuộc khủng hoảng dưới chuẩn trước đây là ngành ngân hàng nói chung nắm giữ đủ vốn chủ sở hữu trong cuộc khủng hoảng Theo báo cáo
Trang 36quý FDIC, trong quý tồi tệ nhất 2005 thì tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản vẫn cao hơn 7.5%, tương tự như giai đoạn 1994 – 2000 Ngành ngân hàng vẫn còn hoảng sợ, thậm chí chính phủ đã viện trợ để đẩy tỉ lệ vốn lên mức cao trong lịch sử là cao hơn 8.5% quý 1 năm 2010 Hình 1 so sánh lợi nhuận hàng quý / tổng tài sản và tỉ lệ vốn của FDIC từ 1984 – 2010 Tỉ lệ vồn ngân hàng tăng từ thấp hơn 5% vào 1990 lên gần 8% năm 1995 và ổn định từ đó Hình này cho thấy cuộc khủng hoảng dưới chuẩn gây ra là bởi những cú sốc mới ngoài đòn bẩy và rủi ro vốn đầu tư Chìa khóa để hiểu cuộc khủng hoảng dưới chuẩn là cơ chế ưu tiên của ngân hàng để đối phó với cú sốc tiền gửi Các nguồn lực bên ngoài và công cụ phái sinh và thị trường liên ngân hàng, hoặc khoảng quỹ nội bộ của họ
Công cụ phái sinh mà thị trường liên ngân hàng cung cấp là một nguồn vốn bên ngoài phong phú cho các ngân hàng tư nhân đối phó những cú sốc thanh khoản, và tạo thanh khoản giữa các ngân hàng để làm giảm chi phí, quyết định vị thế cho vay dài hạn Tuy nhiên, thị trường có giới hạn Kích thước của thị trường liên ngân hàng đã bị giới hạn
biết đến, thị trường đã trở nên quá tải, và đạt đỉnh điểm là 65% vào 2005 Ngành ngân hàng đã đầu tư quá mức vào các khoản vay thế chấp nhà, và nắm giữ quá ít tài sản thanh khoản để đối phó những cú sốc hệ thống Sau khi lĩnh vực tài chính gánh chịu tổn thất $500 tỉ do các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, một số ngân hàng đã phá sản Những tác động thực sự vẫn chưa tới Một số công cụ phái sinh của thị trường liên ngân hàng, như ABCP và MBS, đã biến mất ngay sau đó ( Acharya [2]) Ngân hàng đột nhiên thấy rằng họ không thể thu hút các nguồn lực bên ngoài và phải thanh lý các tài sản cốt lõi để ứng phó với cú sốc tiền gửi Bán tháo các tài sản dài hạn bao gồm không chỉ tài sản quay vòng, cả những tài sản dưới chuẩn không liên quan Giá tài sản kém thanh khoản sai lệch so với cơ bản Sự biến mất của các nguồn lực thị trường buộc các ngân hàng phải bán các tài sản dài hạn, điều này càng làm mất niềm tin thị trường Sự thay đổi của tỉ lệ LLSS
Trang 37Giai đoạn trước 1988:
Trong giai đoạn này ngành ngân hàng an toàn nhưng không hiệu quả Ngân hàng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt Họ chủ yếu tập trung vào dịch vụ cho các khách hàng phi tài chính, còn hoạt động thị trường liên ngân hàng thì rất hiếm Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn nội bộ của mình – tiền mặt và tài sản thanh khoản để quản lí những cú sốc tiền gửi và những nhà quản lý nhận thức đầy đủ về yêu cầu tối thiểu của tài sản thanh khoản Một khía cạnh khác ngân hàng được giao một trách nhiệm quan trọng là giữ vốn dưới dạng tài sản thanh khoản để đối phó với cả 2 cú sốc hệ thống và cú sốc đơn lẻ, khả
Ngoài FDIC, Cục dự trữ liên bang đỡ đầu cho Hiệp hội thế chấp quốc gia Mỹ là một trường hợp thành công khác của chính phủ Năm 1938, hiệp hội thế chấp quốc gia Washington được thành lập và ngay sao đó được đổi thành Hiệp hội thế chấp quốc gia liên bang FNMA hoặc Fannie Mea Trước đó FNMA đa cung cấp bảo hiểm cho các khoảnvay thế chấp nhà và mua lại những khoản nợ xấu trong trường hợp quá hạn FNMA
hơn mà không tạo thêm rủi ro thanh khoản
Trang 38Mặc dù có sự nỗ lực của chính phủ, rủi ro đơn lẻ vẫn còn tồn tại và tỉ lệ LLSS đã thấp đi, nhất là với những ngân hàng nhỏ phải đối mặt với nhiều cú sốc đơn lẻ hơn Hình
hầu hết các ngân hàng lớn là 30%, ngành thấp hơn 25%, còn thấp hơn khá nhiều so với tỉ lệ LLSS năm 1990 và đầu 2000, và giới hạn LLSS thấp hàm ý rằng khó khăn hơn để xin vay thế chấp mua nhà , thực tế là chỉ có 40% các gia đình ở Mỹ sở hữu nhà Rủi ro đơn lẻ mạnh đến nỗi mà một lượng lớn tài sản thanh khoản được đầu tư cũng không đủ để bảo vệ tấm đệm an toàn Bảng 2 thể hiện trước 1992, số ngân hàng phá sản hàng năm là cao hơn 150 Tuy nhiên, một sự phá sản của một ngân hàng địa phương không ảnh hưởng đến toàn ngành ngân hàng, vì toàn ngành vẫn dự trữ đủ tài sản thanh khoản để tránh một cuộc chạy đua rút tiền và đảm bảo ở tình trạng ổn định
Giai đoạn 1988 – 2006:
Sự bãi bỏ các quy định tài chính, cho phép các ngân hàng để cơ chế thi trường kiểm soát các cú sốc tiền gửi Sau đó ngành ngân hàng cải thiện các hoạt động của mình mà không làm tăng rủi ro thanh khoản
Như phần trình bày trước đây, ngân hàng tăng tỉ lệ LLSS khi tăng quy mô lớn lên Các hoạt động M&A lớn được thực hiện giữa các ngân hàng tạo ra các ngân hàng lớn Hình 2 thể hiện đầu 1980, các ngân hàng nhỏ và lớn tăng đáng kể tỉ lệ LLSS Trong khi đó những cú sốc đơn lẻ vẫn tiếp tục tồn tại Những ngân hàng lớn có lợi thế hơn các ngân hàng nhỏ về đa dạng khách hàng và có tương quan thấp với những cú sốc tiền gửi, và nắm giữ tài sản thanh khoản để đạt an toàn Hình 2 còn thể hiện trước 1993, ngân hàng lớn đầu tư nhiều hơn vào các khoản vay thế chấp nhà và có tỉ lệ LLSS là 60% cao hơn ngân hàng nhỏ
Theo định lí 2 dự báo, các ngân hàng xem thị trường liên ngân hàng là một nguồn quỹ bên ngoài để đối phó với những cú sốc tiền gửi Ngưỡng an toàn LLSS của ngân hàng tăng lên sau khi ngân hàng chia sẻ và giảm cú sốc tiền gửi thông qua ABCP, repo và các hoạt động khác liên quan thị trường liên ngân hàng Những cú sốc tiền gửi đến các ngân
Trang 39hàng tư nhân đã có tác động, khi dòng tiền từ thị trường ABCP bị hủy bỏ thì những cú sốc trở thành cú sốc giữa hai ngân hàng
Thực tế hoạt động của thị trường liên ngân hàng được đưa ra hình 6 và 8 Hình 6 biểu thị trước 2000, vì LLSS của ngân hàng vẫn còn thấp, và tất cả các ngân hàng giữ nhiều tiền mặt và tài sản thanh khoản Ngân hàng sẵn sang làm người bán trong thị trường ABCP Dư nợ ABCP hàng tuần phổ biến đạt 10% Bong bóng Dot.com làm chậm trường ABCP Nhưng thị trường tăng tốc từ 2004 – 2007 một lần nữa với tốc độ thấp hơn trước năm 2000 Thay đổi ABCP hàng tuần giảm xuống thấp hơn 5%
ABCP không được sử dụng trực tiếp cho các khoản vay dài hạn Hầu hết ABCP rất ngắn hạn Hình 8 thể hiện đa số ABCP đáo hạn từ 1 đến 4 ngày ABCP dài hạn, đáo hạn từ hơn 80 đến dưới 270 ngày, loại này rất hiếm Các ngân hàng sử dụng ABCP như là tài trợ qua đêm để đối phó với cú sốc tiền gửi và là nguồn quỹ quay vòng cho khoản cho vay dài hạn
Định lí 2 còn dự báo rằng, các cải tiến tài chính tạo thêm thanh khoản giữa các ngân hàng Chứng khoán phái sinh tạo điều kiện giao dịch tài sản thanh khoản kém giữa các ngân hàng mà không làm thay đổi giá trị tài sản Ví dụ: bán MBS ít tác động đến giá nhà hơn là từ chối cấp tín dụng Hình 7 thể hiện 2001, MBS nắm giữ bởi Frannie Mea và Freddle Mac thực sự đã giảm, cho thấy các ngân hàng giưc nhiều MBS và khoản chovay thế chấp nhà mua nhà trong bảng cân đối kế toán Trong khi đó các ngân hàng mua bán song hành MBS
Trong giai đoạn này ngân hàng phát hành nhiều khoản vay thế chấp nhà, giữ ít tài
cả khi ngân hàng phát hành thêm nhiều khoản vay dài hạn, ngành ngân hàng không mất đi khả năng đối phó với những cú sốc tiền gửi Thị trường đã thành công trong việc cứu trợ tài chính để các ngân hàng tồn tại trong khủng hoảng tài chính châu Á, bong bóng Dot.com Minh chứng cụ thể là số trường hợp phá sản từ 100 năm 1980 xuống còn 5 trường hợp 1995 Hoạt động thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện rút ngắn tỉ lệ LLSS giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ từ 20% xuống 0, làm lợi nhuận các ngân hàng nhỏ cao hơn các ngân hàng lớn Ngoài ra, lợi nhuận có được của các ngân hàng nhỏ còn dựa
Trang 40vào hiểu biết địa phương để tìm kiếm cơ hội đầu tư và cho vay với những yêu cầu đặc biệt
xác định lượng tài sản thanh khoản phù hợp để bảo vệ ngành khỏi một cuộc chạy đua rút
quan sát dòng tiền gửi của ngân hàng Thật không may, dữ liệu lượng tiền gửi là không
Cách 1: so sánh biến động tiền gửi và cho vay Ngành ngân hàng là trung gian chấp nhận tiền gửi và là kênh cho vay Ngưỡng an toàn của LLSS cho thấy ngân hàng cho vay chỉ một phần tiền gửi và đầu tư số còn lại vào tài sản thanh khoản, sự thay đổi trong tiền gửi luôn được mong đợi lớn hơn các khoản cho vay để ngân hàng được an toàn Khi ngân hàng không có rủi ro thanh khoản, họ có thể đối phó với những cú sốc tiền gửi mà
ngân hàng phải điều chỉnh tài sản kém thanh khoản của mình để đối phó cú sốc tiền gửi
hình 2 và 3
Cách 2: so sánh LLSS ngân hàng lớn và LLSS của ngân hàng nhỏ Ngưỡng an toàn
hàng lớn phục vụ một lượng lớn khách hàng và đối mặt với ít cú sốc tiền gửi Trước khi một số ngân hàng lạm dụng thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng lớn mong đợi có LLSS cao hơn, họ có thể phát hành nhiều khoản vay thế chấp nhà với ít biến động Hình