3.1.2.1. Quy định của ngân hàng Trung ương kiểm soát tính thanh khoản ngân hàng thương mại:
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng như sau:
Quy định về tỉ lệ vốn an toàn tối thiểu: tại điều 4, 5, 6 thông tư 13/2010/TT- NHNN. Nội dung:
Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).
Bên cạnh đó thông tư còn quy định cụ thể về tỉ lệ vốn an toàn riêng lẻ và tỉ lệ vốn an toàn hợp nhất. Tỉ lệ vốn an toàn riêng lẻ và hợp nhất được tính lần lượt như sau:
Có
Có rủi ro hợp nhất
Quy định giới hạn tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Và nhiều quy định khác liên quan trong điều này.
Quy định giới hạn cho thuê tài chính.
1. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
2. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động:
Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác và không được vượt quá tỷ lệ dưới đây:
Đối với ngân hàng: 80%
Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%
Ngoài ra, thông tư còn quy định về tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn và
Nội dung cụ thể được trình bày trong thông tư 13 và 19 của ngân hàng Nhà nước được đính kèm trong phần phụ lục.
2.5.1.1. Công cụ của ngân hàng trung ương kiểm soát tính thanh khoản ngân hàng
thương mại:
Ngân hàng trung ương sử dụng một hệ thống công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng đó là tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hạn mức tín dụng…
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (hoặc cho vay) của các NHTM. Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghĩa là giảm khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM từ đó giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Ngược lại, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM sẽ tăng lên (bành trướng khối tiền tệ).
Cơ chế tác động của công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động đến cả khối lượng và giá cả tín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM.
+ Về số lượng: Tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giải phóng hay phong tỏa, cho hoặc không cho các NHTM sử dụng khối lượng tiền tệ trung ương bị coi là thiếu hay dư thừa, cũng tức là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM.
+ Về chi phí: Giảm hay tăng dự trữ bắt buộc (dự trữ bắt buộc không được hưởng
+ Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: do tăng, giảm chi phí, tăng giảm lãi suất cho vay, dẫn đến giảm hoặc tăng dung lượng tín dụng.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn (Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHTW, Chứng chỉ tiền gửi…) trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung - cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ, cụ thể:
+ Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.
+ Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh khoản của các NHTM.
Công cụ lãi suất tín dụng
Lãi suất được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc điều khiển mức cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế. Sở dĩ nói rằng lãi suất là công cụ gián tiếp, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhưng sự tăng giảm lãi suất có thể kích thích sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất. Vì vậy, nó là một công cụ rất lợi hại, có sức công phá ghê gớm. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kì nhất định.
Cơ chế tác động là công cụ lãi suất tín dụng:
Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá...) của NHTW đối với các tổ chức tín dụng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Cơ chế này được thực hiện theo nguyên tắc: Trong điều hành chính sách lãi suất, NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng ấn định, dựa trên cơ sở cung - cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường. Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, NHTW sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mình đối với các tổ chức tín dụng. Từ đó tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế.
Cơ chế điều hành trực tiếp: thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế như quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãi suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân... Thực chất là NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được cho phép, các tổ chức tín dụng có quyền ấn định lãi suất kinh doanh cho phù hợp. Khi có các thay đổi kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa hợp lý.
Công cụ hạn mức tín dụng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đó trong định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể và nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Qua sử dụng hạn mức tín dụng NHTW nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Tránh làm tăng tổng khối lượng tiền quá mức trong nền kinh tế, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Trong phần lớn các trường hợp những hạn mức riêng được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của hệ thống ngân hàng. NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định. Lúc này, NHTW phải theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM, nếu NHTM cho vay vượt quá hạn mức tín dụng quy định sẽ bị xử phạt.
Công cụ hạn mức tín dụng thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng. Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển, hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động của lượng vốn khả dụng của hệ thống NHTM, thì công cụ hạn mức tín dụng là cứu cánh của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, như nhược điểm đã nêu trên, hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao vì nó thiếu linh hoạt.
Công cụ tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của nội tệ, vừa là biểu hiện của quan hệ cung cầu ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái lại là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén và hết sức mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ ngoại hối của quốc gia. Về thực chất, tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiên tệ bởi lẽ tỷ giá không làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên có quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi, lại coi tỷ giá là công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành chính sách tiền tệ.
3.1.2.3. Đánh giá chung tình hình thanh khoản ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua:
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từng bước phát triển về quy mô cũng như chất lượng để đảm bảo yêu cầu thanh khoản, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Một trong những bước phát triển quan trọng là nỗ lực tăng vốn điều lệ ngân hàng thương mại của Nhà nước. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục vốn pháp định của các TCTD, trong đó mức vốn pháp định áp dụng cho NHTMCP đến cuối năm 2008 là 1000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn điều lệ của nhiều NHTM hiện nay còn quá nhỏ bé và hạn chế so với NHTM của các nước trong khu vực làm cho tình hình tài chính một số NHTM không lành mạnh, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản cao và năng lực cạnh tranh thấp.
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước
Bảng 3.4: Quy mô vốn điều lệ một số NHTM của các quốc gia trong khu vực. Đơn vị: Triệu USD
29%
63%
3% 5%
VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG
NHTMNN NHTMCP NH liên doanh NH nƣớc ngoài
Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn
INDONESIA MALAYSIA
Bank Mandiri 2.122 Maybank 4,102
Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2,382
Bank central Asia 1.304 Commerce Asset - Holding 1,695
Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1,476
Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1,179
Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1,128
VIETNAM THAILAND
Vietinbank 577 Bangkok Bank 3,178
BIDV 724 Siam Commercial Bank 2,189
Vietcombank 621 Kasikornbank 1,996
Agribank 1062 Krung Thai Bank 1,837
Sacombank 344 Siam City Bank 853
ACB 401 Thai Military Bank 802
Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771
PHILIPINES SINGAPORE
Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9,623
Metropolitan Bank Et
Trust Company 704 United overseas Bank 6,297
Equitable PCI Bank 464
Oversea - Chinese Banking
Corporation 5,589
Bên cạnh đó nghiệp vụ huy động cũng có nhiều thành tựu. Tính đến năm 2010, tốc độ tăng huy động vốn trên 18% mỗi năm. Tỉ trọng tiền gửi trên GDP tăng liên tục từ năm 2000 đến nay. Năm 2000 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Tín dụng 35 39 43 48 59 66 71 93 84 111.2 116,4 Tiền gửi 38.5 44.2 48 52 59 67 78 100 93 114.2 131,2 M2 50.5 58.1 61.4 67 74.4 82.3 94.7 117.9 109.2 126.2 NA (Đơn vị tính: % GDP)
Nguồn: ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific, 2010; Báo cáo hằng năm của NHNN
Tỉ lệ nợ xấu ngày càng được cải thiện. Từ năm 2002 đến năm 2007, tình hình nợ xấu đã được cải thiện, giảm từ 7,2% xuống còn 1,38%. Bước sang năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng cao lên mức 3,5%, chủ yếu là nợ xấu từ tín dụng bất động sản. Cuối năm 2009, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,03%, đây là một dấu hiệu tốt cho việc hạn chế nợ xấu trong ngân hàng.
Cải thiện tỉ lệ CAR. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được. Theo đánh giá từ các nguồn số liệu công bố, hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước mới cổ phần hoá (Vietcombank, Vietinbank, sắp tới là BIDV) đều đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Trong những năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này.
Tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11%... Hiện nay, hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Đơn cử tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hệ số CAR năm 2009 là 8,11%, năm
2010 là xấp xỉ 10% (so với mức vốn điều lệ mới tăng them năm 2010 là 17.587 tỷ đồng). Bên cạnh đó, hiện nay các NHTM đã đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ động theo quy định của Thông tư 13.
Đạt được tỷ lệ này, các ngân hàng thương mại ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi thoả mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel 3 đến năm 2017 và chỉ phải điều chỉnh gia tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ 2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính.
Tất cả những thay đổi theo chiều hướng tốt kể trên đều có tác động làm tăng khả