Hoạt động thị trường liên ngânhàng vài:

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn (Trang 28 - 30)

Phần này thảo luận làm thế nào hoạt động thị trường liên ngân hàng có thể chia sẻ và loại bỏ những cú sốc tiền gửi. Kết quả còn dự báo hạn mức thị trường liên ngân hàng. Những ngân hàng tư nhân xem thị trường liên ngân hàng như nguồn lực bên ngoài để vượt qua những cú sốc tiền gửi và làm giảm tài sản thanh khoản của mình. Ngân hàng trong trường hợp này không phải gia tăng rủi ro, vì hoạt động của thị trường liên ngân hàng làm tăng tỉ lệ LLSS ̅.

Chúng ta sử dụng ABCP và MBS để đại diện cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Đến năm 2007, MBS chiếm 76% công cụ tín dụng ở Mỹ có giá trị hơn $10,000 tỉ (Randall Wray [33]), ABCP toàn cầu đạt $12,100 tỉ trong đó 32% được phát hành ở Mỹ. (Viral và Philipp [14]).

Định lý sau đây cho thấy ABCP và MBS cung cấp một nền tảng để các ngân hàng chia sẻ và loại bỏ những cú sốc tiền gửi đơn lẻ, và tăng ̅.

Định lý 2: ngân hàng i đối mặt với cú sốc tiền gửi đơn lẻ i và một phần i của cú

sốc hệ thống . Với ABCP và MBS, giải pháp tối ưu cho vấn đề tối đa hóa lợi nhuận là

*

i = *

qli= min{si,0 + i + mi , dli}

qsi,t = min{si,t + mi - qli,t , dsi,t} Trong đó, *

= ∑( )

Một ví dụ tương tự như phần 2.1.1 là một minh họa hữu ích cho định lý 2. Có 2 ngân hàng A và B với vốn chủ sở hữu $100 triệu và tiền gửi ban đầu là sA=sB= $1 tỉ vào thời điểm 0. Cú sốc chuyển giao tiền gửi giữa 2 ngân hàng ngẫu nhiên là $200 triệu. Khi những cú sốc hệ thống bằng không, thì *

=1, và tổng tiền gửi là $2 tỉ. Nếu không có ABCP, tiền gửi ngân hàng A vào thời điểm 1 sA,1hoặc là $1200 triệu hoặc là $800 triệu. Ngưỡng an toàn tỷ lệ LLSS của ngân hàng là 81.1% (= ). Ngành ngân hàng giữ $400 triệu tài sản thanh khoản để tránh xa khỏi những cuộc chạy đua rút tiền. Tổng các khoản vay của dân chúng là $1.8 tỉ, tổng cung vốn là $2.2 tỉ cũng không chắc chắn.

Khi có tài trợ bên ngoài, ABCP cải thiện ngưỡng tỉ lệ LLSS an toàn của A và B từ 81.8% lên . Vốn vào ngắn hạn của ngân hàng vào thời điểm 1 là cA,1=sA,1+aA,1 , trong đó

aA,1 là giao dịch ABCP và được ngân hàng kiểm soát. Khi sA,1 = $800 triệu, A bán 200 triệu ABCP để đáp ứng nhu cầu rút tiền 200 triệu; khi sA,1=$1.2 tỉ, A có thể mua 200 triệu ABCP từ B. Do đó, A và B loại bỏ những cú sốc tiền gửi đơn lẻ, và dòng vốn vào vào thời điểm 1 là một số xác định cA,1=cB,1=$1 tỉ. Khi cA,1=$1 tỉ, =

. Tương tự =1.

MBS tạo ra tính thanh khoản giữa hai ngân hàng để cho ra một kết quả tương tự. Nếu không có MBS, rất tốn kém để các ngân hàng thu hồi các khoản cho vay dài hạn nếu chưa đến hạn.

Với hoạt động của thị trường liên ngân hàng, tổng khoản cho vay vào thời điểm 0 tăng lên đến $2.2 tỉ. Ngân hàng A và B không còn đối mặt với những cú sốc tiền gửi đơn lẻ nữa, và ngưỡng an toàn tỉ lệ LLSS tăng lên đến mức tiềm năng của ngân hàng. Ngân hàng A và B tăng cho vay dài hạn mà không gây thêm rủi ro thanh khoản.

Định lý 2 cũng cho thấy rằng thị trường ABCP và MBS là có giới hạn. Lưu ý:

 và qli=min{si,0+i+mi,dli}. Những ngân hàng tư nhân nắm giữ tiền mặt và tài sản thanh khoản để chuẩn bị đương đầu với những cú sốc hệ thống, và ngưỡng an toàn tỉ lệ LLSS của từng ngân hàng  không thể vượt quá ngưỡng an toàn của ngành . Khi ngân hàng tin tưởng sai lầm rằng thị trường ABCP và MBS vô hạn, thì họ có thể phát hành quá mức các khoản vay dài hạn vào thời điểm đó. Trong trường hợp xấu xảy ra, ngân hàng

không có đủ tiền mặt và tài sản thanh khoản để vượt quá cú sốc hệ thống. Sau khi sử dụng hết tài sản thanh khoản, ngân hàng bắt đầu thanh lý những tài sản ít thanh khoản để đáp ứng việc rút tiền không được mong đợi này. Sau đó cầu ABCP và MBS vượt qua cung từ các ngân hàng khác, ảnh hưởng của việc thanh lý các khoản vay dài hạn lên nền kinh tế không thể tránh khỏi. Và việc bán tháo tài sản vào thời điểm xấu này làm mất niềm tin của nhà đầu tư, điều này có thể càng làm nguy hiểm hơn cho ngành tài chính và nền kinh tế thực.

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn (Trang 28 - 30)