Tình hình hoạt động của hệ thống ngânhàng thương mại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn (Trang 44 - 48)

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại hình ngân hàng thương mại được phân theo hình thức sở hữu. Đó là ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần (đô thị và nông thôn), ngân hàng thương mại liên doanh, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài.

Trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh. Đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trong nhiều năm qua. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng. Do vậy, các ngân hàng thương mại trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong nước chiếm tỷ trọng lớn, trên 90%.

Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng, coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các ngân hàng thương mại đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Về sản phẩm dịch vụ: các ngân hàng thương mại đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các

dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt, dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn.

Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các ngân hàng thương mại đã được tăng lên đáng kể. Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam kể đến năm 2010 như sau:

Bảng 3.1: Ngân hàng thương mại Nhà nước.

STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ

đồng)

1 Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 21000

2 Phát triển Việt Nam 10000

3 Chính sách xã hội Việt Nam 15000

4 Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 3000

5 Đầu tư và phát triển Việt Nam 10449

Bảng 3.2: Các Ngân hàng thương mại cổ phần.

Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(tỷ đồng) Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)

1. An Bình 3830 2. Sài Gòn-Hà Nội 3500

3. Bắc Á 3000 4. Sài gòn công thƣơng 3000

5. Dầu khí Toàn Cầu 3810 6. Sài gòn thƣơng tín 9179

7. Gia Định 3000 8. Phát triển Mê Kông 3000

9. Hàng hải 5000 10. Tiên Phong 3000

11. Kiên Long 3000 12. Việt Nam Thƣơng tín 3000

13. Kỹ Thƣơng 6932 14. Việt Á 3000

17. Miền Tây 1 18.Xăng dầu Petrolimex 2000

19. Nam Việt 1000 20. Á Châu 9377

21. Nam Á 3000 22. Đông Nam Á 5400

23. Công Thƣơng 15172 24. Đông Á 4500

25. Nhà Hà Nội 3000 26. Đại Dƣơng 5000

27.PháttriểnNhàTHCM 3000 28. Đại Tín 3000

29. Phƣơng Nam 3049 30. Đại Á 3100

31. Phƣơng Đông 3140 32. Đệ Nhất 2000

33. Quân Đội 7300 34.NgoạithƣơngViệtNam 13223

35. Quốc tế 4000 36. Bảo Việt 3000

37. Sài Gòn 3653 38. Việt Nam tín nghĩa 3399

39. Phƣơng Tây 2000

Bảng 3.3: Các Ngân hàng thương mại liên doanh.

Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(triệu USD)

1. INDOVINA BANK 165

2.VINASIAM 20

3.SHINHANVINA BANK 75

4. Việt-Nga 62,5

5. VID PUBLIC BANK 62,5

Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các ngân hàng thương mại giải quyết tốt vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang nỗ lực trong việc đổi mới cơ cấu quản trị điều hành theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

Bên cạnh những mặt khá tốt đó, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, năng lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu

Thứ hai, các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về cung cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng.

Thứ ba, là vấn đề công nghệ. Các ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng.

Và thứ tư là trình độ quản lý. Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. Bên cạnh những điểm hạn chế hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các ngân hàng trong nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập, các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả.

Kênh cung ứng dịch vụ truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng cá nhân, các kênh phân phối dịch vụ hiện đại mới chỉ được cung ứng tại một số ngân hàng, các phương thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến

Nhiều ngân hàng chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động tiếp thị còn yếu và thiếu chuyên nghiệp, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp

cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Chính sách khách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao, các Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, thủ tục giao dịch chưa thuận tiện, một số qui định và quy trình nghiệp vụ còn nặng về bảo đảm an toàn cho ngân hàng, chưa thuận lợi cho khách hàng.

Bộ máy tổ chức chưa theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ của các ngân hàng còn nhiều bất cập, nền tảng công nghệ thấp, không có khả năng phát triển hoặc mở rộng các ứng dụng mới. Trình độ thiết kế tổng thể còn yếu, hệ thống ứng dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ngân hàng vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, các sản phẩm mới chưa nhiều, vấn đề bảo mật thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ rủi ro còn tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng.

Trên tầm vĩ mô, mặc dù môi trường pháp lý đã được cải thiện đáng kể, nhưng các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác giao dịch thủ công, mang nặng tính giấy tờ và phức tạp trong quá trình xử lý, nhiều quy chế đã trở nên bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ.

Nhà nước còn giữ tỉ lệ sở hữu khá lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại, nên không thể tránh khỏi mâu thuẫn và xung đột lợi ích, còn can thiệp quá sâu vào quá trình ra quyết định của các ngân hàng thương mại, kết quả là quản trị ngân hàng yếu kém và ảnh hưởng tiêu cực quyền lợi của các cổ đông.

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)