Con đường dẫn tới một cuộc khủng hoảng:

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn (Trang 35)

Phần này sẽ giải thích nguyên nhân của khủng hoảng dưới chuẩn theo tỉ lệ LLSS và làm thế nào hoạt động thị trường liên ngân hàng trở nên quan trọng với ngân hàng trong việc chia sẻ và loại bỏ rủi ro đơn lẻ.

Một thực tế đáng ngạc nhiên từ cuộc khủng hoảng dưới chuẩn trước đây là ngành ngân hàng nói chung nắm giữ đủ vốn chủ sở hữu trong cuộc khủng hoảng. Theo báo cáo

quý FDIC, trong quý tồi tệ nhất 2005 thì tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản vẫn cao hơn 7.5%, tương tự như giai đoạn 1994 – 2000. Ngành ngân hàng vẫn còn hoảng sợ, thậm chí chính phủ đã viện trợ để đẩy tỉ lệ vốn lên mức cao trong lịch sử là cao hơn 8.5% quý 1 năm 2010. Hình 1 so sánh lợi nhuận hàng quý / tổng tài sản và tỉ lệ vốn của FDIC từ 1984 – 2010. Tỉ lệ vồn ngân hàng tăng từ thấp hơn 5% vào 1990 lên gần 8% năm 1995 và ổn định từ đó. Hình này cho thấy cuộc khủng hoảng dưới chuẩn gây ra là bởi những cú sốc mới ngoài đòn bẩy và rủi ro vốn đầu tư. Chìa khóa để hiểu cuộc khủng hoảng dưới chuẩn là cơ chế ưu tiên của ngân hàng để đối phó với cú sốc tiền gửi. Các nguồn lực bên ngoài và công cụ phái sinh và thị trường liên ngân hàng, hoặc khoảng quỹ nội bộ của họ.

Công cụ phái sinh mà thị trường liên ngân hàng cung cấp là một nguồn vốn bên ngoài phong phú cho các ngân hàng tư nhân đối phó những cú sốc thanh khoản, và tạo thanh khoản giữa các ngân hàng để làm giảm chi phí, quyết định vị thế cho vay dài hạn. Tuy nhiên, thị trường có giới hạn. Kích thước của thị trường liên ngân hàng đã bị giới hạn bởi ̅, và toàn ngành phải đầu tư (1- ̅) tổng tài sản vào tài sản thanh khoản. Thật không may giới hạn của thị trường ̅ = 55%, lại không được các ngân hàng và các nhà quản lý

biết đến, thị trường đã trở nên quá tải, và đạt đỉnh điểm là 65% vào 2005. Ngành ngân hàng đã đầu tư quá mức vào các khoản vay thế chấp nhà, và nắm giữ quá ít tài sản thanh khoản để đối phó những cú sốc hệ thống. Sau khi lĩnh vực tài chính gánh chịu tổn thất $500 tỉ do các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, một số ngân hàng đã phá sản. Những tác động thực sự vẫn chưa tới. Một số công cụ phái sinh của thị trường liên ngân hàng, như ABCP và MBS, đã biến mất ngay sau đó ( Acharya [2]). Ngân hàng đột nhiên thấy rằng họ không thể thu hút các nguồn lực bên ngoài và phải thanh lý các tài sản cốt lõi để ứng phó với cú sốc tiền gửi. Bán tháo các tài sản dài hạn bao gồm không chỉ tài sản quay vòng, cả những tài sản dưới chuẩn không liên quan. Giá tài sản kém thanh khoản sai lệch so với cơ bản. Sự biến mất của các nguồn lực thị trường buộc các ngân hàng phải bán các tài sản dài hạn, điều này càng làm mất niềm tin thị trường. Sự thay đổi của tỉ lệ LLSS chứng minh toàn bộ quá trình. Trong giai đoạn trước đó, LLSS thấp và  cao. Sau năm 2000,  vượt quá ̅, và đạt đỉnh năm 2005 là 65% . Sau đó các ngân hàng đã trải qua một cuộc chuyển đổi đau đớn để làm cho tỉ lệ LLSS  của mình thấp xuống.

Giai đoạn trước 1988:

Trong giai đoạn này ngành ngân hàng an toàn nhưng không hiệu quả. Ngân hàng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Họ chủ yếu tập trung vào dịch vụ cho các khách hàng phi tài chính, còn hoạt động thị trường liên ngân hàng thì rất hiếm. Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn nội bộ của mình – tiền mặt và tài sản thanh khoản để quản lí những cú sốc tiền gửi và những nhà quản lý nhận thức đầy đủ về yêu cầu tối thiểu của tài sản thanh khoản. Một khía cạnh khác ngân hàng được giao một trách nhiệm quan trọng là giữ vốn dưới dạng tài sản thanh khoản để đối phó với cả 2 cú sốc hệ thống và cú sốc đơn lẻ, khả năng đầu tư dài hạn của ngân hàng bị hạn chế. Tỉ lệ LLSS của ngân hàng i thấp, và vì vậy LLSS của ngành <<̅. Hình 2 sử dụng tỉ lệ ảả ếế ấấ

ổổ ảả như là chỉ số bình quân LLSS. Trước 1990, LLSS của ngành hấp hơn 30%, nhỏ hơn nhiếu so với LLSS giai đoạn 1990 – 2002.

Trong giai đoạn này, sự nỗ lực của chính phủ tập trung vào việc giúp các ngân hàng giảm rủi ro và tăng LLSS của họ. Thành công nhất của những nỗ lực này là sự thành lập của FDIC. FDIC đã thúc đẩy niềm tin của người gửi tiền vào các thành viên FDIC và giảm tính không chắc chắn của việc rút tiền vì những tin đồn xấu, ảo giác bất an. Những cú sốc tiền gửi hệ thống trong ngân hàng được đo lường bằng độ lệch chuẩn của những thay đổi tiền gửi hàng tuần tính bằng %, ở khoảng 1.5% sau chiến tranh thế giới thứ hai và sau hệ thống Bretton Wood. Sau chiến tranh những cú sôc tiền gửi chỉ còn 50% so với trước chiến tranh.

Ngoài FDIC, Cục dự trữ liên bang đỡ đầu cho Hiệp hội thế chấp quốc gia Mỹ là một trường hợp thành công khác của chính phủ. Năm 1938, hiệp hội thế chấp quốc gia Washington được thành lập và ngay sao đó được đổi thành Hiệp hội thế chấp quốc gia liên bang FNMA hoặc Fannie Mea. Trước đó FNMA đa cung cấp bảo hiểm cho các khoảnvay thế chấp nhà và mua lại những khoản nợ xấu trong trường hợp quá hạn. FNMA giúp ngân hàng cải thiện ci và ̅. Giới hạn ̅ cao hơn cho phép ngân hàng cho vay nhiều

Mặc dù có sự nỗ lực của chính phủ, rủi ro đơn lẻ vẫn còn tồn tại và tỉ lệ LLSS đã thấp đi, nhất là với những ngân hàng nhỏ phải đối mặt với nhiều cú sốc đơn lẻ hơn. Hình 2 thể hiện trước 1987, bình quân tỉ lệ LLSS  của các ngân hàng nhỏ xung quanh 15%, hầu hết các ngân hàng lớn là 30%, ngành thấp hơn 25%, còn thấp hơn khá nhiều so với tỉ lệ LLSS năm 1990 và đầu 2000, và giới hạn LLSS thấp hàm ý rằng khó khăn hơn để xin vay thế chấp mua nhà , thực tế là chỉ có 40% các gia đình ở Mỹ sở hữu nhà. Rủi ro đơn lẻ mạnh đến nỗi mà một lượng lớn tài sản thanh khoản được đầu tư cũng không đủ để bảo vệ tấm đệm an toàn. Bảng 2 thể hiện trước 1992, số ngân hàng phá sản hàng năm là cao hơn 150. Tuy nhiên, một sự phá sản của một ngân hàng địa phương không ảnh hưởng đến toàn ngành ngân hàng, vì toàn ngành vẫn dự trữ đủ tài sản thanh khoản để tránh một cuộc chạy đua rút tiền và đảm bảo ở tình trạng ổn định.

Giai đoạn 1988 – 2006:

Sự bãi bỏ các quy định tài chính, cho phép các ngân hàng để cơ chế thi trường kiểm soát các cú sốc tiền gửi. Sau đó ngành ngân hàng cải thiện các hoạt động của mình mà không làm tăng rủi ro thanh khoản.

Như phần trình bày trước đây, ngân hàng tăng tỉ lệ LLSS khi tăng quy mô lớn lên. Các hoạt động M&A lớn được thực hiện giữa các ngân hàng tạo ra các ngân hàng lớn. Hình 2 thể hiện đầu 1980, các ngân hàng nhỏ và lớn tăng đáng kể tỉ lệ LLSS. Trong khi đó những cú sốc đơn lẻ vẫn tiếp tục tồn tại. Những ngân hàng lớn có lợi thế hơn các ngân hàng nhỏ về đa dạng khách hàng và có tương quan thấp với những cú sốc tiền gửi, và nắm giữ tài sản thanh khoản để đạt an toàn. Hình 2 còn thể hiện trước 1993, ngân hàng lớn đầu tư nhiều hơn vào các khoản vay thế chấp nhà và có tỉ lệ LLSS là 60% cao hơn ngân hàng nhỏ.

Theo định lí 2 dự báo, các ngân hàng xem thị trường liên ngân hàng là một nguồn quỹ bên ngoài để đối phó với những cú sốc tiền gửi. Ngưỡng an toàn LLSS của ngân hàng tăng lên sau khi ngân hàng chia sẻ và giảm cú sốc tiền gửi thông qua ABCP, repo và các hoạt động khác liên quan thị trường liên ngân hàng. Những cú sốc tiền gửi đến các ngân

hàng tư nhân đã có tác động, khi dòng tiền từ thị trường ABCP bị hủy bỏ thì những cú sốc trở thành cú sốc giữa hai ngân hàng.

Thực tế hoạt động của thị trường liên ngân hàng được đưa ra hình 6 và 8. Hình 6 biểu thị trước 2000, vì LLSS của ngân hàng vẫn còn thấp, và tất cả các ngân hàng giữ nhiều tiền mặt và tài sản thanh khoản. Ngân hàng sẵn sang làm người bán trong thị trường ABCP. Dư nợ ABCP hàng tuần phổ biến đạt 10%. Bong bóng Dot.com làm chậm trường ABCP. Nhưng thị trường tăng tốc từ 2004 – 2007 một lần nữa với tốc độ thấp hơn trước năm 2000. Thay đổi ABCP hàng tuần giảm xuống thấp hơn 5%.

ABCP không được sử dụng trực tiếp cho các khoản vay dài hạn. Hầu hết ABCP rất ngắn hạn. Hình 8 thể hiện đa số ABCP đáo hạn từ 1 đến 4 ngày. ABCP dài hạn, đáo hạn từ hơn 80 đến dưới 270 ngày, loại này rất hiếm. Các ngân hàng sử dụng ABCP như là tài trợ qua đêm để đối phó với cú sốc tiền gửi và là nguồn quỹ quay vòng cho khoản cho vay dài hạn.

Định lí 2 còn dự báo rằng, các cải tiến tài chính tạo thêm thanh khoản giữa các ngân hàng. Chứng khoán phái sinh tạo điều kiện giao dịch tài sản thanh khoản kém giữa các ngân hàng mà không làm thay đổi giá trị tài sản. Ví dụ: bán MBS ít tác động đến giá nhà hơn là từ chối cấp tín dụng. Hình 7 thể hiện 2001, MBS nắm giữ bởi Frannie Mea và Freddle Mac thực sự đã giảm, cho thấy các ngân hàng giưc nhiều MBS và khoản chovay thế chấp nhà mua nhà trong bảng cân đối kế toán. Trong khi đó các ngân hàng mua bán song hành MBS.

Trong giai đoạn này ngân hàng phát hành nhiều khoản vay thế chấp nhà, giữ ít tài sản thanh khoản. Hình 3 thể hiện tỉ lệ LLSS  tăng lên hơn 35% từ 1997 đến 2000. Ngay cả khi ngân hàng phát hành thêm nhiều khoản vay dài hạn, ngành ngân hàng không mất đi khả năng đối phó với những cú sốc tiền gửi. Thị trường đã thành công trong việc cứu trợ tài chính để các ngân hàng tồn tại trong khủng hoảng tài chính châu Á, bong bóng Dot.com . . .Minh chứng cụ thể là số trường hợp phá sản từ 100 năm 1980 xuống còn 5 trường hợp 1995. Hoạt động thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện rút ngắn tỉ lệ LLSS giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ từ 20% xuống 0, làm lợi nhuận các ngân hàng nhỏ cao hơn các ngân hàng lớn. Ngoài ra, lợi nhuận có được của các ngân hàng nhỏ còn dựa

vào hiểu biết địa phương để tìm kiếm cơ hội đầu tư và cho vay với những yêu cầu đặc biệt.

Các ước tính̅:

Thực sự quan trọng để tính toán giới hạn an toàn của tỉ lệ LLSS của ngành ̅ để

xác định lượng tài sản thanh khoản phù hợp để bảo vệ ngành khỏi một cuộc chạy đua rút tiền. Chúng ta cũng gặp khó khăn để ước tính ̅ theo định nghĩa của nó mà không cần quan sát dòng tiền gửi của ngân hàng. Thật không may, dữ liệu lượng tiền gửi là không có. Hai ước tính gián tiếp để tính ̅ được đưa ra. Cả 2 ước tính chỉ ra ̅ khoảng 50%.

Cách 1: so sánh biến động tiền gửi và cho vay. Ngành ngân hàng là trung gian chấp nhận tiền gửi và là kênh cho vay. Ngưỡng an toàn của LLSS cho thấy ngân hàng cho vay chỉ một phần tiền gửi và đầu tư số còn lại vào tài sản thanh khoản, sự thay đổi trong tiền gửi luôn được mong đợi lớn hơn các khoản cho vay để ngân hàng được an toàn. Khi ngân hàng không có rủi ro thanh khoản, họ có thể đối phó với những cú sốc tiền gửi mà không gặp khó khăn nào, và STD( tiền gửi) > STD(các khoản cho vay). Nếu không ngân hàng phải điều chỉnh tài sản kém thanh khoản của mình để đối phó cú sốc tiền gửi. Như bán hạ giá các khoản cho vay dài hạn để đối phó với cú sốc tiền gửi, STD ( tiền gửi) < STD(các khoản cho vay). Hình 4 so sánh STD của nợ thay đổi hàng tuần và STD tiền gửi thay đổi hàng tuần. Hệ thống ngân hàng an toàn trước 2005 khi ( tiền gửi) > STD(các khoản cho vay), và ngành ngân hàng mất khả năng đáp ứng các khoản vay dài hạn sau 2005. Sau 2005 tỉ lệ LLSS là ngưỡng an toàn ̅ của ngành, khoảng 50% theo hình 2 và 3.

Cách 2: so sánh LLSS ngân hàng lớn và LLSS của ngân hàng nhỏ. Ngưỡng an toàn LLSS của ngành ̅ được quyết định bởi bản chất của cú sốc tiền gửi, so sánh LLSS của ngân hàng lớn và LLSS của ngân hàng nhỏ cho ra một cách ước tính khác của ̅. Ngân hàng lớn phục vụ một lượng lớn khách hàng và đối mặt với ít cú sốc tiền gửi. Trước khi một số ngân hàng lạm dụng thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng lớn mong đợi có LLSS cao hơn, họ có thể phát hành nhiều khoản vay thế chấp nhà với ít biến động. Hình

2 cho thấy tỉ lệ LLSS ngân hàng nhỏ cao hơn LLSS ngân hàng lớn 1997, ngưỡng an toàn LLSS nằm trong khoản 45%.

Ngân hàng đã có được bài học kinh nghiệm rằng ABCP là cơ chế đáng tin cậy để đối phó những cú sốc tiền gửi, và thành công trong 2 thập kỷ trước tiếp tục lặp lại làm họ tiếp tục tin rằng thị trường không có giới hạn. Ngân hàng phát hành càng nhiều các khoản vay thế chấp nhà khi có thể, không chú ý vào tỉ lệ LLSS của mình đã vượt qua ngưỡng an toàn của ngành ̅.

Giai đoạn 2007 đến nay:

Đây là giai đoạn cuộc khủng hoảng, khi  vượt quá ̅ 50%, toàn ngành không đủ tài sản thanh khoản để chuẩn bị cho những cú sốc hệ thống. Nhiều cú sốc nhỏ có thể làm thị trường sụp đổ. Trước cuộc khủng hoảng dưới chuẩn, vị thế tài sản thanh khoản của ngân hàng giảm đến mức thấp, nguy hiểm và tỉ lệ LLSS tăng cao. Hình 3 cho thấy từ 1997 đến 2007, tài sản thanh khoản, được đo lường bằng giảm 1/3 lần, xuống từ 45% còn 31%. Thiếu tài sản thanh khoản đặt ngân hàng vào một vòng xoay đi xuống.

Trong đầu 2007, liên quan đến bong bóng nhà ở và các khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn tạo nên một cuộc cuộc rút tiền gửi bất ngờ hơn 2% tổng tiết kiệm ngân hàng. Ngân hàng phát hiện ra rằng thị trường liên ngân hàng không đủ mạnh để chống chọi cú sốc. Theo hình 4 ta thấy những năm 1995, 2000 và 2008, ngành ngân hàng đối mặt với cuộc rút tiền thuần. Năm 1995, thị trường liên ngân hàng còn khá xa giới hạn của mình, và các khoản quỹ bên ngoài từ hoạt động của thị trường liên ngân hàng nhiều để ngân hàng duy trì các khoản cho vay dài hạn và phát hành thêm các khoản vay mới. Sự thay đổi các khoản vay luôn dương, các khoản vay tăng lên khoảng 1% mỗi tuần trong khi đó tiền gửi lại giảm hơn 1% mỗi tuần. Các ngân hàng đã thành công trong việc bảo vệ tài sản kém thanh khoản của mình trong cú sốc tiền gửi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2000, tác động của bong bóng Dot.com tạo ra một cuộc rút tiền ròng bất ngờ cho các ngân hàng. Các ngân hàng vẫn còn bảo vệ được tài sản kém thanh khoản của mình. Ngân hàng cắt giảm tổng khoản cho vay xuống gần 0.1% trong hai tuần. Cuối 2007

đầu 2008, việc cát giảm các khoản cho vay đã trở nên phổ biến ở các ngân hàng. Không giống như ngân hàng vẫn còn một ít tài sản thanh khoản để ứng phó với của sốc thanh khoản, các quỹ phòng ngừa rủi ro và các tổ chức tài chính khác đã phá sản trong thời gian này, vì các tổ chức này đột ngột gặp rắc rối với đòn bẩy tài chính cao của mình( Khaidani [8]).

Sự sống sót của các ngân hàng qua cú sốc 2007 chỉ đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Một số ngân hàng nhận các khoản quỹ bên ngoài từ hoạt động của thị trường liên ngân hàng đã đạt giới hạn. Họ bắt đầu quay đầu với hoạt động của thị trường liên ngân hàng, giảm cho vay thế chấp nhà và các khoản vay dài hạn khác , và nắm giữ nhiều hơn tài sản thanh khoản để làm giảm tỉ lệ LLSS và khôi phục nguồn

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn (Trang 35)