1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

106 568 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -   -

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABS Chứng khoán nợ có tài sản làm đảm bảo Asset Backed Securities BP Khối nhà môi giới chính Prime Brokerage

CDO Trái phiếu có danh mục cho vay thương mại làm tài sản đảm bảo

Collateralised Loan Obligation

CRA Luật tái đầu tư cộng đồng của Mỹ năm 1977

Community Reinvestment Act

EQ Các sản phẩm chứng khoán vốn Equities

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Federal Reserve Bank FID Các sản phẩm có thu nhập cố định Fixed Income

GDP Tổng sản phẩm trong nước Gross Domestic Products GSA Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 của

Mỹ

Glass-Steagall Act

IBD Khối ngân hàng đầu tư Investment Banking Division

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund IPO Bảo lãnh phát hành chứng khoán lần đầu

ra công chúng

Initial Public Offering KPI Chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản Key Performance Indicators M&A Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Mergers and Acquisitions MBO Ban điều hành mua doanh nghiệp Management Buy-Out MBS Chứng khoán nợ có các khoản cho vay

thế chấp mua nhà làm tài sản đảm bảo

Mortgage Backed Securities MFN Nguyên tắc tối huệ quốc Most Favoured Nation

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance OTC Thị trường giao dịch phi tập trung Over-The-Counter

Repo Hợp đồng bán và cam kết mua lại Repurchase agreement

TNCs Tập đoàn đa quốc gia Transnational Corporations

Trang 3

TPCP Trái phiếu chính phủ N/A

UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước N/A UNCTAD Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về

Thương mại và Phát triển

United Nations Conference on Trade and Development

VN-Index Chỉ số chứng khoán tại SDGCK TP Hồ Chí Minh

Vietnam Stock Index

WIPS Điều tra triển vọng đầu tư thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Quốc tế World Trade Organization

N/A: không áp dụng từ Tiếng Anh

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

Danh sách bảng Trang

Bảng 1.1: Quy mô hoạt động chứng khoán hóa (Mỹ) 6

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập năm 2006 20

Bảng 2.2: Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007 21

Bảng 2.3: Quy mô doanh thu ròng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập 22

Bảng 2.4: Quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn 23

Bảng 2.5: Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và vốn 23

Bảng 2.6: Quy mô phát hành chứng khoán vốn toàn cầu 24

Bảng 2.7: Doanh thu từ phát hành chứng khoán vốn của top 10 ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới 24

Bảng 2.8: Quy mô hoạt động mua bán và sáp nhập toàn cầu 25

Bảng 2.9: Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập 26

Bảng 2.10: Quy mô ngành quản lý đầu tư 27

Bảng 2.11: Doanh thu từ nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ 28

Bảng 2.12: Top 10 ngân hàng đầu mối tài trợ dự án toàn cầu 28

Bảng 2.13: xếp hạng dịch vụ nghiên cứu 2007 29

Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 56

Bảng 3.2: Các giao dịch góp vốn vào ngành ngân hàng đầu tư năm 2008 67

Danh sách hình Trang Hình 1.1: Quy trình chứng khoán hóa 6

Hình 1.2: Mô hình ngân hàng thương mại 9

Hình 1.3: Mô hình ngân hàng đầu tư 10

Hình 1.4: Mô hình ngân hàng đầu tư theo dòng sản phẩm 14

Hình 2.1: Phân chia lại thị phần ngân hàng đầu tư toàn cầu 30

Danh sách biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Doanh thu của các ngân hàng đầu tư toàn cầu theo từng châu lục 21

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu ròng của khối các nghiệp vụ 2006 22

Biểu đồ 2.3: Lượng cung nhà ở Mỹ giai đoạn 2000-2007 31

Trang 5

Biểu đồ 2.4: Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 32

Biểu đồ 2.5: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 32

Biểu đồ 3.1: GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2009 42

Biểu đồ 3.2: GDP qua các quý 43

Biểu đồ 3.3: Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009 44

Biểu đồ 3.4: Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009 44

Biểu đồ 3.5: Bội chi ngân sách 2005-2009 45

Biểu đồ 3.6: Nguồn vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2009 51

Biểu đồ 3.7: Nguồn vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2009 52

Biểu đồ 3.8: Quy mô thị trường trái phiếu so với các nước trong khu vực 54

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ và cơ cấu các loại trái phiếu phát hành 2009 54

Trang 6

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư trên thế giới Phụ lục 2: Đạo luật Glass – Steagall (1933)

Phụ lục 3:Giới thiệu một số ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới

Phụ lục 4: Tham khảo mô hình tổ chức của Morgan Phụ lục 5: Các nhân tố đánh giá định mức tín nhiệm

Phụ lục 6: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Phụ lục 7: Một số giao dịch thành công của các ngân hàng đầu tư quốc tế tại Việt Nam

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Năm 2008 khi mà thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng tín dụng trầm trọng và hệ quả của cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ kỷ lục của hàng loạt các định chế trung gian tài chính lâu đời mà điển hình là các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới

Ngân hàng đầu tư là một tổ chức trung gian tài chính ra đời cùng với sự phát triển lớn mạnh

của thị trường chứng khoán Ở các nước phát triển mô hình ngân hàng đầu tư là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các doanh nghiệp và chính phủ Chính những khoảng doanh thu khổng lồ mà các ngân hàng đầu tư kiếm được đã khiến cho hoạt động này ngày càng phát triển sôi nổi và lan rộng

Trong khi đó, tại Việt Nam thị trường chứng khoán tuy chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng không còn là điều mới mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước Nhu cầu của các nhà đầu tư ngày càng phong phú và đa dạng, chính bởi những ràng buộc về hàng lang pháp lý và những đặc thù riêng mà các ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán không thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cấp thiết đó Chính vì vậy sớm hay muộn sẽ phải cho ra đời một sân chơi khác với nhiều đặc tính mới mẽ hơn Thực ra trên thế giới, khái niệm ngân hàng đầu tư đã quá quen thuộc nhưng đối với Việt Nam thì vẫn còn là một ẩn số chưa khai thác Chính bởi tính cấp thiết đó, với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả đã thực hiện

đề tài “Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” nhằm xây dựng một lộ trình cho việc

thành lập ngân hàng đầu tư ở Việt Nam dựa trên những tiềm lực trong thị trường vốn đã hình thành nên những tiềm năng to lớn cho ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam, cộng với những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư thế giới, hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có những ngân hàng đầu tư lớn, xứng tầm với các quốc gia phát triển

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhắm vào một số mục tiêu được liệt kê sau đây:

 Xem xét tổng quan về ngân hàng đầu tư với các nghiệp vụ chính cốt lõi tạo doanh thu là gì? và các dòng sản phẩm đầu tư như thế nào? Tìm hiểu về mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý hoạt động và rủi ro Từ đó phân tích đặc tính và môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư

 Phân biệt ngân hàng đầu tư với các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán hay ngân hàng thương mại

Trang 8

 So sánh thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu để thấy được quy mô của các nghiệp vụ và bức tranh tổng quát của hệ thống ngân hàng đầu tư toàn cầu

 Phân tích nguyên nhân và hệ quả sự sụp đổ của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư và rút ra bài học kinh nghiệm

 Phân tích xu hướng phát triển và tiềm năng của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

 Cuối cùng là đề xuất lộ trình xây dựng, những giải pháp vi vĩ mô cho quá trình thành lập ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng, thống kê, mô tả, khảo sát, thăm dò, dự báo, đúc kết kinh nghiệm để làm sáng tỏ luận điểm của đề tài Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp lấy từ tạp chí chuyên môn và internet đáng tin cậy

4 Kết cầu đề tài:

Đề tài được trình bày theo 3 chương

 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

 Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI

 Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Cuối cùng là phụ lục và tài liệu tham khảo

Trang 9

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 1

1.1 Tổng quan về ngân hàng đầu tư 1

1.1.1 Khái niệm: 1

1.1.2 Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư 1

1.1.2.1 Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Invesment Banking) 1

1.1.2.2 Nghiệp vụ đầu tư ( Sale & Trading) 2

1.1.2.3 Nghiệp vụ nghiên cứu ( Research) 3

1.1.2.4 Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn ( Merchant Banking) 3

1.1.2.5 Nghiệp vụ quản lý đầu tư ( Investment Management) 3

1.1.2.6 Nghiệp vụ nhà môi giới chính ( Prime Brokerage) 4

1.1.3 Các dòng sản phẩm đầu tư 4

1.1.3.1 Phân theo tính chất thanh toán: 4

1.1.3.2 Phân theo tính chất biến động giá: 4

1.1.3.3 Phân theo lịch sử phát triển: 4

1.1.4 Đặc tính của ngân hàng đầu tư 4

1.1.5 Phân biệt ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính khác 7

1.1.5.1 Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán 7

1.1.5.2 Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại: 9

1.2 Mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư 13

1.2.1 Mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tư 13

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư 14

1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh 14

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro 15

1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành 15

Trang 10

1.2.3 Môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư 15

1.2.3.1 Các nhà cung cấp 15

1.2.3.2 Khách hàng của ngân hàng đầu tư 17

1.2.3.3 Các sản phẩm thay thế 17

1.2.4 Quản lý hoạt động và rủi ro trong ngân hàng đầu tư 18

1.2.4.1 Khung quản lý tài chính của ngân hàng đầu tư 18

1.2.4.2 Hệ thống chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản 18

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI 20

2.1 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tư toàn cầu 20

2.1.1 Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007- 2009) 20

2.1.2. Giai đoạn hậu khủng hoảng 29

2.2 Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới 31

2.2.1.Nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng đầu tư trên thế giới 31

2.2.1.1 Nguyên nhân chính của khủng hoảng toàn cầu 31

2.2.1.2 Sự sụp đổ của Lehman Brothers 33

2.2.2 Bài học kinh nghiệm 35

2.3 Các quan điểm về ngân hàng đầu tư và khủng hoảng tài chính 37

2.3.1 Phía các chuyên gia 37

2.3.2 Phía các ngân hàng đầu tư 39

2.3.2.1 Các quyết định kinh doanh rủi ro 39

2.3.2.2 Cách thức giải quyết khủng hoảng 40

3.1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 42

3.1.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam 47

3.2 Tiềm năng của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 48

3.2.1 Tiềm năng 48

3.2.2 Thị trường vốn ở Việt Nam 51

Trang 11

3.2.3 Các dòng sản phẩm 54

3.2.3.1 Thị trường trái phiếu 54

3.2.3.2 Thị trường trái phiếu chuyển đổi 60

3.2.3.3 Thị trường sản phẩm phái sinh 62

3.2.4 Dịch vụ ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam 63

3.2.4.1 Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) 64

3.2.4.2 Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 65

3.2.5 Các ngân hàng đầu tƣ quốc tế tại Việt Nam 66

3.3 Một số đề xuất cho mô hình ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam 67

3.3.1 Lộ trình xây dựng 67

3.3.2 Những giải pháp vĩ mô 69

3.3.2.1 Môi trường pháp lý 69

3.3.2.2 Phát triển thị trường trái phiếu 70

3.3.2.3 Giải pháp cho thị trường phái sinh 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 12

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

1.1 Tổng quan về ngân hàng đầu tư 1.1.1 Khái niệm:

Trước tiên, về mặt cơ bản có thể hiểu ngân hàng đầu tư (Investment Bank) là một định chế trung gian tài chính Thông thường ngân hàng đầu tư (NHĐT) hoạt động với chức năng chủ yếu là tư vấn và thực hiện huy động nguồn vốn trên thị trường trung và dài hạn cho khách hàng Khách hàng chủ yếu của NHĐT là các doanh nghiệp và chính phủ Đối với các doanh nghiệp, trong suốt quá trình hoạt động luôn cần vốn đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, trong khi chính phủ thì cần huy động vốn nhàn rỗi để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội, đầu tư cho y tế, văn hóa, giáo dục,…hay tái tài trợ các khoản nợ đến hạn thanh toán Thông qua NHĐT các doanh nghiệp và chính phủ có thể đáp ứng được nhu cầu của mình một cách dễ dàng và tối ưu hơn so với việc giao dịch trên thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại Chính vì lẽ đó NHĐT đóng vai trò là một chủ thể trung gian quan trọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trường vốn

Chúng ta dễ dàng đánh đồng một NHĐT với một công ty chứng khoán nhưng thực tế cho thấy rằng NHĐT là mức phát triển cao của công ty chứng khoán bởi những đặc tính vượt trội của nó Theo quan điểm truyền thống NHĐT chỉ thực hiện tư vấn và huy động trên thị trường vốn trung và dài hạn, đặc tính này khiến nó giống như một công ty chứng khoán Tuy nhiên ngày nay, NHĐT đã mở rộng các nghiệp vụ của mình sang một số lĩnh vực khác với mức độ đa dạng và phức tạp hơn

Tóm lại, ngân hàng đầu tư thực chất là một định chế trung gian tài chính (hay công ty tài chính

được phát triển đi lên từ mô hình công ty chứng khoán) với chức năng chủ yếu là hoạt động trên thị trường vốn trung và dài hạn thông qua các nghiệp vụ đa dạng và phức tạp Đặc biệt những nghiệp vụ này không giống như nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại

1.1.2 Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư

1.1.2.1 Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Invesment Banking)

Đây là nghiệp vụ cốt lõi, có truyền thống lâu đời nhất và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên ngân hàng đầu tư Nghiệp vụ này bao gồm dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng Đối với khách hàng doanh nghiệp là các chứng khoán vốn (cổ phiếu) còn về phía chính phủ là các chứng khoán nợ (trái phiếu) Các nghiệp vụ này thực hiện

Trang 13

Từ những dịch vụ đơn giản ban đầu, dần dần nghiệp vụ ngân hàng đầu tư được mở rộng ra bao gồm dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp hay tái cấu trúc công ty Để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi NHĐT phải có những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, những ý kiến đóng góp, những lời tư vấn của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của công ty và cũng là uy tín của các NHĐT Nghiệp vụ này thường mang về các nguồn thu nhập lớn thông qua các khoản phí tư vấn và bảo lã phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) Đối với các nghiệp vụ huy động vốn, các NHĐT hưởng phí tư vấn và bảo lãnh phát hành (phí phát hành) Đối với các chứng khoán vốn, phí phát hành thường nằm trong giá trị bảo lãnh phát hành, thường từ 3% - 5% tổng số vốn huy động Còn với các dịch vụ tư vấn M&A, khoản phí thường dao động trong khoản 1% - 5% giá trị giao dịch Giá trị giao dịch càng lớn thì tỷ lệ phần trăm phí càng thấp Gói dịch vụ này thường có mức độ rủi ro thấp vì trong mọi trường hợp thành công hay thất bại của kết quả giao dịch thì ngân hàng đầu tư đều mang về một khoản chi phí nhất định Bởi vậy, lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ là sân chơi của các NHĐT mà còn là của các công ty tư vấn tài chính lớn trên thế giới điển hình là các công ty kiểm toán

1.1.2.2 Nghiệp vụ đầu tư ( Sale & Trading)

Khác so với nghiệp vụ NHĐT nêu trên, nghiệp vụ đầu tư diễn ra chủ yếu trên thị trường thứ cấp, bao gồm môi giới và đầu tư Ở nghiệp vụ môi giới, NHĐT đóng vai trò là trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản thị trường Nghiệp vụ này thường được áp dụng đối với các sản phẩm chứng khoán niêm yết (bao gồm các sản phẩm phái sinh)

Còn đối với nghiệp vụ đầu tư, NHĐT đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán Hoạt động này mang tính rủi ro cao do ngân hàng mang vốn của mình đi kinh doanh Nghiệp vụ này áp dụng đối với các sản phẩm chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC, bao gồm các chứng khoán không niêm yết, hợp đồng phái sinh không niêm yết và các sản phẩm cơ cấu Mục tiêu chủ yếu của nghiệp vụ này là tìm kiếm các khoản chênh lệch giá, tuy nhiên nhằm tránh sự biến động giá mạnh, các chứng khoán thường được trao đổi, mua bán trong một thời gian ngắn Chính vì thế hoạt động đầu tư tự doanh mang tính rủi ro cao hơn so với hoạt động đầu tư tạo thanh khoản Hoạt động này gắn liền với bộ phận bán hàng Các nhân viên bán hàng là những người tiếp thị, tìm kiếm và duy trì quan hệ với các khách hàng lớn để giới thiệu họ với các nhân viên đầu tư

Trang 14

1.1.2.3 Nghiệp vụ nghiên cứu ( Research)

Đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam, nghiệp vụ này còn được gọi với cái tên khác là nghiệp vụ phân tích Thực chất của nghiệp vụ này chính là việc nhân viên nghiên cứu của các NHĐT theo dõi tình hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị trường nhằm giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán một cách linh hoạt kịp thời Các sản phẩm nghiên cứu thường rất đa dạng, thông thường là các bài phân tích vĩ mô nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích công ty, Qua nghiệp vụ này NHĐT xây dựng, phát triển các công cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng Bản thân việc làm này không trực tiếp tạo ra doanh thu cho ngân hàng tuy nhiên có tác dụng nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh giữa các NHĐT với nhau Nghiệp vụ này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động khác của NHĐT Nó có tác dụng tăng cường tính thanh khoản của các chứng khoán, thúc đẩy quá trình mua bán, tạo doanh thu Bên cạnh đó hoạt động này cũng giúp việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp trở nên dễ dàng hơn.

1.1.2.4 Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn ( Merchant Banking)

Ngân hàng bán buôn là một thuật ngữ ám chỉ NHĐT truyền thống Thuật ngữ “ngân hàng bán buôn” xuất hiện từ thời trung cổ bởi các nhà buôn lương thực của Ý và người Do Thái cung cấp tín dụng phục vụ sản xuất lương thực Đổi lại những nhà buôn được quyền mua sản phẩm thu hoạch với giá cố định thỏa thuận trước Từ việc buôn bán lương thực, các nhà buôn chuyển sang buôn các khoản tín dụng tài trợ xuất khẩu lương thực

Ngày nay khái niệm “ngân hàng bán buôn” được xem như một nghiệp vụ đầu tư của NHĐT Đối tượng đầu tư của ngân hàng bán buôn là các sản phẩm đầu tư thay thế như: vốn tư nhân, đầu tư bất động sản, tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ, tài trợ đòn bẩy tài chính và đầu tư phát triển lợt suất cao Thời hạn nắm giữ của các NHĐT thường mang tính dài hạn

1.1.2.5 Nghiệp vụ quản lý đầu tư ( Investment Management)

Quản lý đầu tư là một dịch vụ khá quan trọng của NHĐT Đối tượng phục vụ của dịch vụ này bao gồm các khách hàng tổ chức lẫn các cá nhân có thu nhập cao Bao gồm 2 gói dịch vụ chủ

yếu Quản lý tài sản: bao gồm các hoạt động quản lý tài sản cho khách hàng là các nhà đầu tư có tổ chức mà chủ yếu là các quỹ đầu tư và doanh nghiệp Quản lý gia sản: bao gồm các dịch

vụ tư vấn và lập kế hoạch đầu tư tài chính cá nhân hướng vào tầng lớp cá nhân có thu nhập cao của xã hội Khái niệm quản lý gia sản cũng khá quen thuộc đối với hệ thống các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm

Trang 15

1.1.2.6 Nghiệp vụ nhà môi giới chính ( Prime Brokerage)

Nghiệp vụ nhà môi giới chính là một dịch vụ của NHĐT hướng tới đối tượng khách hàng là các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư có tổ chức nhằm giúp cho các tổ chức tài chính này tập trung thời gian và nguồn lực vào công việc chính, tránh sự phân tán nguồn lực khi sử dụng cùng lúc nhiều nhà môi giới Dịch vụ này bao gồm dịch vụ tư vấn kinh doanh, kêu gọi nhà đầu tư, cung cấp nguồn vốn, cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ giao dịch điện tử, các sản phẩm thị trường vốn và các dịch vụ hỗ trợ, xử lý giao dịch cũng như quản trị rủi ro

1.1.3 Các dòng sản phẩm đầu tƣ

1.1.3.1 Phân theo tính chất thanh toán:

- Sản phẩm tiền mặt: Là những sản phẩm mà việc mua bán cần sự thanh toán bằng tiền mặt

cho toàn bộ phần gốc của sản phẩm Ví dụ như: cổ phiếu, trái phiếu

- Sản phẩm phái sinh: Là những sản phẩm không có hoặc rất hiếm xảy ra việc thanh toán

bằng tiền mặt ngay tại thời điểm ký hợp đồng

1.1.3.2 Phân theo tính chất biến động giá:

- Dòng sản phẩm có thu nhập cố định: Là những sản phẩm không mang tính chất của chứng

khoán vốn, tức là giá trị của sản phẩm không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị giá cổ phiếu Bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu lợi suất cao, các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo phát hành theo nghiệp vụ chứng khoán hóa, các sản phẩm thị trường tiền tệ, các sản phẩm tài trợ vốn, các hoạt động tín dụng, đầu tư bất động sản, đầu tư nợ xấu Đây là các sản tiền mặt thuộc dòng sản phẩm có thu nhập ổn định

- Dòng sản phẩm chứng khoán vốn: Là các sản phẩm mà giá trị của chúng biến động theo thị

giá cổ phiếu Bao gồm: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh có gốc phái sinh liên quan đến cổ phiếu

1.1.3.3 Phân theo lịch sử phát triển:

- Các sản phẩm đầu tƣ truyền thống: Là các sản phẩm được hình thành từ lâu đời như các

loại cổ phiếu, trái phiếu

- Các sản phẩm đầu tƣ thay thế: là các sản phẩm ngoài các sản phẩm đầu tư truyền thống

Bao gồm: đầu tư bất động sản, đầu tư vốn tư nhân, cho vay đồng tài trợ, tài trợ dự án, tài trợ vốn sử dụng đòn bẩy tài chính và phái sinh hàng hóa cơ bản

1.1.4 Đặc tính của ngân hàng đầu tƣ

Nghiệp vụ chứng khoán hóa là một đặc điểm khá đặc biệt khi nhắc đến ngân hàng đầu tư

Thuật ngữ “chứng khoán hóa” (securitisation) có lịch sử phát triển từ năm 1977 khi ngân hàng

Trang 16

Bank of America tiến hành giao dịch chứng khoán hóa lần đầu tiên với việc phát hành chứng khoán nợ có định mức tín nhiệm AAA có đảm bảo bằng các khoản cho vay thế chấp mua nhà Tuy nhiên giao dịch này không thành công do những rào cản về pháp lý lúc bấy giờ Nghiệp vụ này chỉ thực sự mang lại thành công vào đầu những năm 1980 khi có những cải cách tiến bộ về mô hình định giá tài sản của hai tổ chức là Hiệp hội cho vay thế chấp mua nhà Quốc gia (Government National Mortgage Association) và tập đoàn cho vay thế chấp mua nhà Liên Bang (Federal Home Loan Mortgage Corporation)

Ngày nay chứng khoán hóa đã phát triển mạnh và nhanh chóng trở thành một phương thức phát hành chứng khoán thông dụng ở thị trường Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển ở Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan

Về bản chất, chứng khoán hóa là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản có sẵn trên bảng cân đối kế toán để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ

Ưu điểm của nghiệp vụ này giúp cho doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn dài hạn với lãi suất hấp dẫn trong khi nếu mang số tài sản này ra ngân hàng làm thế chấp vay vốn thì thường phải chịu một mức lãi suất cao và những điều kiện ràng buộc khắt khe Hơn nữa việc thực hiện chứng khoán hóa là một hình thức chuyển giao rủi ro trực tiếp cho nhà đầu tư Sở dĩ các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để mua các chứng khoán nợ này vì họ kỳ vọng một tỷ suất sinh lợi cao trong tương lai Do đó nói một cách khác, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản chính sẵn có Các loại tài sản chính dùng để chứng khoán hóa thường rất đa dạng bao gồm các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải thu thương mại, danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng, danh mục nợ xấu, các khoản cho vay bất động sản thương mại Tùy vào mỗi loại tài sản đảm bảo dùng làm cơ sở chứng khoán hóa, các chứng khoán nợ phát hành sẽ có những tên gọi khác nhau Hình thức thông dụng nhất của chứng khoán hóa vẫn là dùng các danh mục cho vay thế chấp mua nhà Đặc điểm các loại tài sản đảm bảo này mang tính dài hạn, thường từ 10 – 50 năm, có thời hạn trả nợ định kỳ cả gốc và lãi Các loại chứng khoán

phát hành lấy danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm đảm bảo gọi là chứng khoán nợ có các

khoản cho vay thế chấp mua nhà làm tài sản đảm bảo ( Mortgage Backed Securities_ MBS)

Mặc dù chứng khoán hóa là một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp nhưng quy trình thì lại khá phức tạp và không phải doanh nghiệp nào đều có đủ khả năng chuyên môn để thực hiện Do đó đây là một mảnh đất khá màu mỡ cho các ngân hàng đầu tư khai thác Họ thường tìm cách mua lại các danh mục tài sản của các chủ thể tạo lập tài sản, đặc biệt là các danh mục

Trang 17

Thông thường, các ngân hàng đầu tư thực hiện hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để việc giải ngân tín dụng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, sau đó họ mua lại các danh mục cho vay này Quá trình này giúp các ngân hàng đầu tư quay vòng vốn rất nhanh do họ chỉ phải tạm ứng vốn hình thành tài sản và chứng khoán trong một thời gian ngắn Họ chấp nhận rủi ro để đổi lấy một tỷ suất lợi nhuận cao từ nghiệp vụ này

Mặc dù chỉ mới hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, chứng khoán hóa đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc của ngân hàng đầu tư hiện đại và là một kênh huy động vốn thời thượng

Hình 1.1 Quy trình chứng khoán hóa:

Bảng 1.1 Quy mô hoạt động chứng khoán hóa (Mỹ)

Thành lập các công ty có mục đích đặc biệt: Các công ty có mục đích đặc biệt có thể hình

thành dưới dạng một doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hoặc bởi một đơn vị ủy thác Nó mang tính tượng trưng, thường không có vốn và nhân viên Mọi hoạt động của công ty này được

Bước 1 • Thành lập công ty có mục đích đặc biệt

Bước 2 • Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt

Bước 3 • Thuê công ty quản lý

Bước 4 • Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng

Bước 5 • Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo

Trái phiếu ABS

Tổng (tỷ USD)

Trang 18

thông qua thuê ngoài từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp Mục tiêu chính của việc thành lập công ty có mục đích đặc biệt là để tách bạch rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của chủ thể tạo lập tài sản với danh mục tài sản cần chứng khoán hóa, do đó giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá rủi ro đầu tư mua chứng khoán dễ dàng hơn

Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt: chủ thể tạo lập tài sản chuyển danh

mục tài sản mình muốn chứng khoán hóa sang cho công ty có mục đích đặc biệt thông qua một hợp đồng bán tài sản Hợp đồng này quy định mọi quyền lợi và rủi ro của tài sản hoàn toàn chuyển qua cho công ty có mục đích đặc biệt Nhờ đó công ty có thể toàn quyền sử dụng dòng tiền mặt tương lai của tài sản này làm cơ sở đảm bảo cho chứng khoán nợ phát hành

Thuê công ty quản lý: nhiệm vụ của công ty quản lý là thay mặt ngân hàng đầu tư điều hành

công ty có mục đích đặc biệt Bao gồm: quản lý danh mục tài sản, thu các khoản gốc và lãi của tài sản từ khách hàng, gửi thư nhắc nhở đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện các thủ tục xiết nợ khi cần thiết, thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư chứng khoán nợ theo đúng thứ tự ưu tiên

Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng: việc có thực hiện bước này hay

không là tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư Tại hầu hết các quốc gia, các công ty có mục đích đặc biệt phải được định mức tín nhiệm trước khi phát hành chứng khoán nợ Sẽ có một công ty định mức tín nhiệm thực hiện nhiệm vụ này, họ đánh giá mức độ bảo vệ đối với nhà đầu tư thông qua khía cạnh pháp lý cũng như cấu trúc giao dịch

Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo: Sau khi phát hành

trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu các dòng tiền mặt trong tương lai của công ty có mục đích đặc biệt Việc phát hành các trái phiếu này được thực hiện thông qua các thủ tục như việc phát hành chứng khoán nợ thông thường Ngân hàng đầu tư có thể đứng ra bảo lãnh phát hành

Quản lý dòng tiền tương lai của công ty có mục đích đặc biệt và thanh toán gốc + lãi cho các trái chủ: Khi đến thời gian đáo hạn của trái phiếu, công ty dịch vụ được thuê quản lý công

ty có mục đích đặc biệt chịu trách nhiệm thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư Sau một khoảng thời gian nhất định khi các thủ tục này hoàn tất cũng đồng nghĩa với việc công ty có mục đích đặc biệt hoàn thành xong sứ mệnh và được giải thể

1.1.5 Phân biệt ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính khác

1.1.5.1 Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán

Về cơ bản công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư có mối liên quan chặt chẽ với nhau tuy

Trang 19

Ngân hàng đầu tƣ Công ty chứng khoán Tổ

chức hoạt động

- NHĐT có cơ cấu tổ chức hoạt động được chia ra thành 3 bộ phận, 6 khối nghiệp vụ khác nhau và 2 dòng sản

phẩm chính

- Hoạt động môi giới của NHĐT được phát triển theo hệ thống phần mềm thông minh nhằm tạo ra một chiến thuật đặt lệnh và khớp lệnh được kết quả tốt nhất cho khách hàng và bản

thân ngân hàng

- NHĐT thường không có xu hướng phục vụ trực tiếp cho các cá nhân với quy mô nhỏ lẻ Do đó mức phí thu

trên các dịch vụ là rất lớn

- NHĐT cũng có hoạt động tự doanh, tuy nhiên hoạt động tự doanh là do các nhân viên tự doanh thực hiện độc lập với nhân viên đầu tư tạo thanh khoản

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng các bài nghiên cứu, phân tích tài chính

- Là cầu nối giữa nhà đầu tư với trung tâm giao dịch chứng khoán, người chơi chứng khoán sẽ phải đến các CTCK để thực hiện một số thủ tục như mở tài khoản chứng khoán, lưu

ký chứng khoán…

- CTCK sẽ phải mở tài khoản lưu ký của bản thân công ty tại Trung tâm này và đồng thời mở tài khoản lưu ký cho khách hàng của mình (nghiệp vụ

môi giới)

- CTCK sẽ thu được một mức phí nhất

định khi thực hiện các dịch vụ trên

- CTCK cũng tham gia mua bán chứng khoán như một tổ chức độc lập, bằng chính nguồn vốn của công ty (nghiệp vụ tự doanh)

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng các bài nghiên cứu, phân tích tài chính

Nghiệp vụ kinh doanh

- NHĐT có nhiều hoạt động kinh doanh với quy mô lớn dựa trên các khối đầu tư và dòng sản phẩm của công ty

- Tính chất nghiệp vụ phức tạp

- CTCK thường gói gọn ở quy mô hẹp và nhỏ

- Tính chất nghiệp vụ đơn giản

Nói tóm lại, công ty chứng khoán hoạt động với quy mô nhỏ và đơn giản hơn so với ngân hàng đầu tư

Trang 20

1.1.5.2 Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại:

Về cơ bản, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại đều là những định chế trung gian tài

chính với chức năng chính là trung gian kết nối các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đến với nhau trong nền kinh tế nhưng lại thông qua những cách thức khác nhau

Ngân hàng thương mại: là chủ thể hoạt động chủ yếu trên thị trường tiền tệ Nghiệp vụ chủ

yếu của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi (tiết kiệm, vãng lai, có kỳ hạn) và dùng nguồn vốn này cho vay trên thị trường Lợi nhuận mà ngân hàng thương mại kiếm được là thông qua việc hưởng chênh lệch lãi suất giữa cho vay và nhận tiền gửi Theo như hoạt động của mô hình ngân hàng thương mại thì các chủ thể thừa và thiếu vốn không tự liên hệ trực tiếp với nhau bởi lẽ họ không biết nhau hoặc không tin tưởng nhau vì nắm quá ít thông tin về nhau Lúc này họ cần một tổ chức trung gian để đứng ra dàn xếp ổn thỏa nhằm đáp ứng nhu cầu của đôi bên Và ngân hàng thương mại với uy tín và kinh nghiệm hoạt động sẽ thực hiện nghiệp vụ trung gian kết nối này Thông qua việc làm đó các chủ thể có nhu cầu vay và cho vay trên thị trường sẽ giảm thiểu rủi ro bằng việc hoán chuyển nó sang cho các ngân hàng thương mại

Hình 1.2 Mô hình ngân hàng thương mại

Ngân hàng đầu tư : là định chế trung gian tài chính hoạt động trên thị trường vốn với chức

năng tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn cho khách hàng Trong mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư dòng vốn chạy trực tiếp từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn và ngân hàng đầu tư chỉ đóng vai trò kết nối trung gian để hai bên tìm hiểu nhau thông qua bản cáo bạch thông tin và bản thuyết trình Ngoài ra quá trình này còn có sự tham gia của các định chế khác như công ty định mức tín nhiệm, công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật nhưng ngân hàng đầu tư vẫn đóng vai trò chủ đạo trong mối liên kết này Bằng việc làm này các chủ thể thiếu vốn có thể dễ dàng huy động được các nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý và đương nhiên các chủ thể thừa vốn được quyền đầu tư trực tiếp vào nơi mình muốn, họ chấp

Chủ thể thừa vốn

Ngân hàng thương mại

Chủ thể thiếu vốn

Trang 21

Hình 1.3 Mô hình ngân hàng đầu tư

- Về các chức năng chính:

Ngoài một số chức nắng giống nhau như: nhà đầu tư, nhà tạo lập thị trường, nhà cung cấp tín dụng, nhà tư vấn, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại có những chức năng chuyên biệt riêng Cụ thể một số chức năng chính của ngân hàng đầu tư như: nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán, nhà môi giời chứng khoán, nhà ủy thác quản lý đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ Còn về phía các ngân hàng thương mại thì: chức năng nhà huy động tiền gửi, nhà đầu tư các sản phẩm thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, trung tâm thanh toán

- Về các nguồn thu nhập:

Các nguồn thu nhập của ngân hàng thương mại:

Huy động tiền gửi Chênh lệch ròng giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sau khi trừ đi các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí bảo hiểm tiền gửi và chi phí dự trữ bắt buộc

Cung cấp tín dụng (bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng doanh nghiệp, tài trợ thương mại, cho thuê tài chính)

Nhà đầu tư các sản phẩm thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối

Các khoản lãi, lỗ đầu tư ( lãi suất đối với hoạt động thị trường tiền tệ và lãi lỗ kinh doanh ngoại hối)

Các nguồn thu nhập của ngân hàng đầu tư:

Nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán Phí bảo lãnh

Chủ thể thừa vốn

Ngân hàng đầu tư

Rủi ro tín dụng

Chủ thể thiếu vốn

Trang 22

hoạt động tạo lập thị trường và các khoản lãi lỗ từ hoạt động tự doanh

dựa theo kết quả quản lý tài sản

Ngân hàng bán buôn Chênh lệch lãi suất từ hoạt động tín dụng và lãi lỗ đầu tư

Nhà môi giới chính Phí tư vấn và phí giao dịch

- Về cách thức huy động vốn:

Mô hình nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng thương mại:

Đi vay đảm bảo Chiết khấu giấy tờ có giá Cho vay chiết khấu

Đi vay không đảm bảo

Tiền gửi khách hàng Cho vay khách hàng Phát hành trái phiếu Đầu tư trái phiếu Vay liên ngân hàng Cho vay liên ngân hàng

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu Đầu tư thị trường tiền tệ

Lợi nhuận giữ lại Tài sản cố định

Mô hình nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng đầu tư:

Đi vay đảm bảo

Repo chứng khoán thanh khoản cao

Reverse repo chứng khoán thanh khoản cao

Chứng khoán đi vay Chứng khoán cho vay Nhận ký quỹ giao dịch Đặt ký quỹ giao dịch Đi vay không đảm bảo Vay ngân hàng Tài trợ dự án

Phát hành trái phiếu Cho vay đồng tài trợ

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Tài sản đầu tư Tài sản cố định Các quỹ

Lợi nhuận giữ lại

Trang 23

- Về quản lý tài sản và nguồn vốn:

Ngân hàng thương mại thường huy động vốn trước rồi quyết định sử dụng nguồn vốn huy động được thế nào cho hiệu quả, hạn chế rủi ro Phần tiền gửi huy động không sử dụng hết có thể được gửi trên thị trường liên ngân hàng hoặc đầu tư các chứng từ có giá có tính thanh khoản cao nhằm hưởng chênh lệch lãi suất Do đó, nguồn vốn quyết định sử dụng vốn và quản lý ngân hàng thương mại mang định hướng quản lý tài sản

Ngân hàng đầu tư chỉ huy động nguồn vốn theo nhu cầu thực tế, tức là sử dụng vốn quyết định nguồn vốn Do đó, bản chất quản lý ngân hàng đầu tư theo hướng quản lý nguồn vốn

- Về đòn bẩy tài chính:

Ngân hàng thương mại khi cho vay thường yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo thế chấp Trong thời hạn cho vay có thể xem đây là tài sản của ngân hàng Mặc dù thời gian nắm giữ số tài sản này là dài hạn song đây là những tài sản có tính thanh khoản thấp, việc đem ra định giá thế chấp cũng khó khăn, kém hiệu quả Vì vậy, ngân hàng thương mại chủ yếu đi vay không đảm bảo (huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế), chủ yếu là dựa vào uy tín để bảo đảm tuyệt đối cho người gửi tiền Do đó, hệ số đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại được kiểm soát thông qua tổng số tài sản được điều chỉnh theo mức độ rủi ro của ngân hàng tăng đến mức độ nào (tối đa 12,5 lần), thông qua đó khuyến khích cải thiện hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng để nâng hệ số an toàn

Trong khi đó ngân hàng đầu tư hầu hết nắm giữ các tài sản mang tính thanh khoản rất cao, có thể chuyển đổi ra tiền mặt một cách linh hoạt (trừ một số tài sản đầu tư thay thế thuộc nghiệp vụ ngân hàng bán buôn như bất động sản, tài trợ dự án, tài trợ đòn bẩy tài chính, cho vay đồng tài trợ) Do đó, ngân hàng đầu tư dễ dàng mang thế chấp các tài sản đầu tư của mình ra thị trường để vay vốn ngắn hạn thông qua các nghiệp vụ cho vay có bảo đảm Chính vì vậy nếu nhìn vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng đầu tư, tỷ trọng vốn vay bằng tài sản đảm bảo hình thành hoạt động khớp sổ chiếm một tỷ trọng lớn Chính vì vậy mà hệ số đòn bẩy gộp của ngân hàng

đầu tư cao hơn đáng kể so với ngân hàng thương mại - Về khung pháp lý và cách thức tổ chức:

Các ngân hàng thương mại phải tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn về sử dụng tài sản và vốn Ngân hàng thương mại chịu sự giám sát quản lý của ngân hàng trung ương và tổ chức bảo hiểm tiền gửi quốc gia

Ngân hàng đầu tư lấy hoạt động kinh doanh chứng khoán làm nồng cốt, do đó về cơ bản chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng đầu tư có thể bao gồm nhiều nghiệp vụ đa dạng khác nhau và mỗi loại nghiệp vụ chịu sự điều chỉnh của các khung

Trang 24

pháp lý khác nhau Do đó một ngân hàng đầu tư có thể chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng chuyên môn như: ủy ban chứng khoán, ngân hàng trung ương, các hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan chức năng khác,… tùy theo mức độ đa dạng của các hoạt động

- Một số đặc điểm khác biệt khác:

Một số khác biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại :

Tiêu chí so sánh Ngân hàng đầu tư Ngân hàng thương mại

Thị trường hoạt động chính Thị trường vốn Thị trường tiền tệ

Cơ quan giám sát Ủy ban chứng khoán Ngân hàng trung ương

1.2 Mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư 1.2.1 Mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tư

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư là trao đổi, mua bán các sản phẩm tài chính

Xét theo chiều ngang: một ngân hàng đầu tư thường được phân ra làm 3 bộ phận chính: bộ

phận kinh doanh (front office), bộ phận quản trị rủi ro (middle office) và bộ phận điều hành (back office)

Xét theo chiều dọc: ngân hàng đầu tư được chia thành 6 khối nghiệp vụ chính: Khối ngân hàng

đầu tư; Khối đầu tư; Khối nghiên cứu; Khối quản lý đầu tư; Khối ngân hàng bán buôn; Khối nhà môi giới chính

Xét theo dòng sản phẩm: ngân hàng đầu tư gồm 2 dòng sản phẩm chính: các sản phẩm có thu

nhập cố định (Fixed Income - FID) và các sản phẩm chứng khoán vốn (Equities - EQ)

Trang 25

Bộ phận kinh doanh và bộ phận xử lý đều có cách tổ chức bám theo trục của 6 khối nghiệp vụ và 2 dòng sản phẩm chính của ngân hàng đầu tư nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ khách hàng

Một số ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng tổng hợp thường có xu hướng phân chia theo khối khách hàng do hoạt động của những ngân hàng này chủ yếu là khách hàng cá nhân, tuy nhiên cách phân chia như vậy chỉ nhằm giúp cho khách hàng dể dàng tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng hơn trong nội bộ của ngân hàng, việc quản lý vẫn được phân chia theo các dòng sản phẩm nhằm quản lý kết quả kinh doanh tốt hơn

Hình 1.4 Mô hình ngân hàng đầu tư theo dòng sản phẩm:

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tƣ

1.2.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh

Mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh của ngân hàng đầu tư:

Bộ phận kinh doanh (Front Office)

Khối ngân hàng đầu tư (1)

Khối đầu tư Sales & Trading (2)

Khối nghiên cứu Research (3)

Khối quản lý đầu tư IMD (4) Các sản

phẩm có thu nhập cố định (FID)

Các sản phẩm chứng khoán vốn (EQ)

Các sản phẩm có thu nhập cố định (FID)

Các sản phẩm chứng khoán vốn (EQ)

Khối ngân hàng bán buôn (5) Khối dịch vụ nhà mối giới (6)

Các sản phẩm có thu nhập cố định(Fixed Income - FID)

Các sản phẩm chứng khoán vốn

(Equities - EQ)

Trang 26

1.2.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro

Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản trị rủi ro là thường xuyên xác định, đo lường và quản lý các rủi ro mà các nhân viên đầu tư nắm giữ trên báo cáo cân đối kế toán của ngân hàng và phân bổ các nguồn vốn tự có bù đắp cho các rủi ro đó, nhằm đảm bảo trong tình huống xấu nhất ảnh hưởng tớI ngân hàng nằm trong ngưỡng an toàn Phòng quản trị rủi ro thường xuyên cập nhật trạng thái đầu tư cho từng sản phẩm, đồng tiền, từng loại rủi ro cho từng nhân viên và từng nhóm giao dịch

Về cơ cấu tổ chức, bộ phận rủi ro được chia theo các loại rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động Đối với ngân hàng đầu tư rủi ro thị trường là một trong những rủi ro lớn nhất do sự tham gia sâu rộng vào các hoạt động trên thị trường vốn

1.2.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành

Bao gồm các phòng ban:

- Xử lý giao dịch (Operation) - Tài chính kế toán (Finance) - Kiểm soát (Control room)

- Phòng soạn thảo hợp đồng (TMG) - Tuân thủ (Compliance)

- Pháp lý (Legal)

- Nhân sự (Human resource)

- Công nghệ thông tin (Information Technology) - Văn phòng, hành chính (Administrative)

1.2.3 Môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư

1.2.3.1.Các nhà cung cấp

Các công ty tư vấn luật

Các công ty tư vấn luật là một đối tác quan trọng đối với các nhà đầu tư và là bộ phận không thể thiếu trong các giao dịch lớn Với đặc điểm hoạt động trên phạm vi toàn cầu và tiến hành nhiều giao dịch xuyên biên giới, việc am hiểu luật pháp của từng quốc gia cũng như pháp luật quốc tế là một điều tối quan trọng Vai trò của các công ty tư vấn luật là cung cấp về khía cạnh pháp lý của giao dịch cũng như làm thế nào có thể giúp khách hàng tuân thủ pháp luật một cách hiệu quả thông qua việc cấu trúc các giao dịch Ngân hàng sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn luật cho tất cả các giao dịch của bản thân ngân hàng đầu tư (bao gồm việc đưa ra sản phẩm mới, hoặc thâm nhập thị trường mới, xin giấy phép), cũng như các giao dịch của khách hàng

Trang 27

Các công ty tư vấn thuế

Cũng như các công ty tư vấn luật, các công ty tư vấn thuế đảm bảo tính tuân thủ luật pháp của ngân hàng đầu tư và khách hàng của họ ở các thị trường khác nhau Với sự am hiểu về chính sách thuế của từng địa phương, các công ty tư vấn thuế sẽ giúp các ngân hàng đầu tư lên kế hoạch cho từng giao dịch cụ thể Sự hỗ trợ của các công ty tư vấn thuế sẽ giúp tiết kiệm chi phí thuế cho các ngân hàng đầu tư và khách hàng của họ

Công ty định mức tín nhiệm

Công ty định mức tín nhiệm có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức tín nhiệm (rủi ro tín dụng) của các doanh nghiệp cũng như chính phủ thông qua việc phát hành chứng khoán, chủ yếu là chứng khoán nợ Việc định mức tín nhiệm bao gồm nhiều cấp độ, bao gồm định mức quốc gia, định mức doanh nghiệp, định mức rủi ro tín dụng các loại chứng khoán nợ Tại hầu hết các quốc gia, tất cả các chứng khoán nợ trước khi phát hành đều phải được định mức tín nhiệm Hiện trên thế giới có 3 công ty lớn chuyên định mức tín nhiệm là Moody’s, Standard & Poor và Fitch Rating với quy mô hoạt động toàn cầu

Công ty kiểm toán

Công ty kiểm toán cung cấp khá nhiều dịch vụ đa dạng cho các ngân hàng đầu tư, từ kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ sổ sách kế toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ soát xét và dịch vụ tài chính doanh nghiệp Các công ty kiểm toán có vai trò đặc biệt trong việc tạo dựng sự minh bạch của các thông tin tài chính trong thị trường vốn Ngân hàng đầu tư sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của khách hàng để làm cơ sở phân tích, nghiên cứu, lập các báo cáo công bố thông tin cho các tư vấn bảo lãnh phát hành của khách hàng

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là đối tác rất quan trọng của các ngân hàng đầu tư, chuyên cung cấp các loại dịch vụ như: thu xếp nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn; phân phối sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới khách hàng bán lẻ; lưu ký và thanh toán; bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán; kinh doanh ngoại tệ nhằm giúp các ngân hàng đầu tư quản lý được rủi ro ngoại hối; các hợp đồng hoán đổi lãi suất nhằm giúp ngân hàng đầu tư quản lý rủi ro lãi suất

Ngân hàng đầu tư

Mặc dù là các đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng đầu tư thường xuyên sử dụng các dịch vụ của nhau, đặc biệt trong vai trò là các nhà tạo lập thị trường nhằm tạo ra tính thanh khoản cho các sản phẩm đầu tư của khách hàng Ngoài ra ngân hàng đầu tư cũng là một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường nên cũng cần các dịch vụ ngân hàng đầu tư trong quá trình huy động vốn

Trang 28

Công ty cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán chứng khoán

Trong quá trình hoạt động các NHĐT cần các dịch vụ lưu ký và thanh toán chứng khoán Các dịch vụ này được cung cấp bởi các CTCK cũng như trung tâm lưu ký chứng khoán Trung tâm lưu ký chứng khoán là một tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký thanh toán bù trừ các loại chứng khoán Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng của trung tâm lưu ký chứng khoán và giúp cho khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán như thanh toán cổ tức, lãi suất, quyền bỏ phiếu Chứng khoán có thể được lưu ký và chuyển giao dưới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại trung tâm lưu ký chứng khoán thường được thực theo hai cấp, khách hàng mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các thành viên lưu ký và các thành viên lưu ký mở tài khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán để tái lưu ký Ngoài các trung tâm lưu ký chứng khoán ở mỗi quốc gia còn có các trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế Các trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế thông dụng bao gồm Euroclear và Clearstream

1.2.3.2 Khách hàng của ngân hàng đầu tư

Ngân hàng đầu tư có một mạng lưới các khách hàng đa dạng sử dụng chéo các dịch vụ khác nhau, bao gồm một số loại khách hàng chính sau:

Chính phủ, chính quyền địa phương: Sử dụng các dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành trái

phiếu, tư vấn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

Các doanh nghiệp: Sử dụng nhiều dịch vụ đa dạng khác nhau như dịch vụ ngân hàng đầu tư,

đầu tư, nghiên cứu, quản lý tài sản

Các nhà đầu tư tổ chức: Bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, sử

dụng tất cả các dịch vụ của ngân hàng đầu tư

Các khách hàng cá nhân giàu có: NHĐT lớn thường không phục vụ trực tiếp các NĐT cá

nhân nhỏ lẻ mà chỉ phục vụ các tầng lớp NĐT thượng lưu có tài sản trên một hạn mức nhất định, thường là trên một triệu USD Các dịch vụ chủ yếu là dịch vụ quản lý tài sản, đầu tư, nghiên cứu

1.2.3.3.Các sản phẩm thay thế

Ngày nay, các NHĐT đã mở rộng tham gia vào tất cả các lĩnh vực của thị trường tài chính cũng như bất động sản Song vẫn có một số sản phẩm mà NHĐT không thể cung cấp vì vi phạm phạm vi hoạt động của các định chế tài chính khác do các sản phẩm này liên quan đến giấy phép hoặc các quy định an toàn Trong khi đó, một số loại sản phẩm của NHĐT cũng được cung cấp bởi các định chế khác, tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt

Trang 29

Sản phẩm thay thế Nhà cung cấp

Các sản phẩm chứng khoán nợ Các công ty tài chính, ngân hàng thương mại

Sản phẩm bảo hiểm liên kế đầu tư Công ty bảo hiểm nhân thọ

Cho vay tín dụng Các công ty tài chính, ngân hàng thương mại

Phái sinh đơn giản như phái sinh Ngân hàng thương mại liên quan đến ngoại tệ và lãi suất

Tư vấn tài chính doanh nghiệp Công ty tư vấn tài chính, công ty kiểm toán

thông tin

1.2.4 Quản lý hoạt động và rủi ro trong ngân hàng đầu tƣ

1.2.4.1 Khung quản lý tài chính của ngân hàng đầu tư

Để đảm bảo cho sự phát triển một cách hiệu quả và bền vững trong ngắn hạn cũng như dài hạn, đòi hỏi các NHĐT phải có một khung quản lý tài chính chặt chẽ bằng việc đưa ra các mục tiêu và nguyên tắc quản lý Hoạt động tài chính của NHĐT cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Quản lý rủi ro: cần phát triển một hệ thống đo lường các loại rủi ro như: rủi ro thị trường,

rủi ro tín dụng, rủi ro sự kiện Bên cạnh đó, cần xác định hạn mức rủi ro mà ngân hàng đầu tư chấp nhận được mà vẫn đảm bảo hoạt động có lãi và bảo vệ thương hiệu

- Quản lý vốn: duy trì các nguồn vốn nhàn rỗi có khả năng đáp ứng các nhu cầu về thanh

khoản Xác định mức vốn phù hợp với quy mô rủi ro và phạm vi hoạt động của ngân hàng Đồng thời hạn chế phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn bằng cách tăng cường tỷ trọng các nguồn vốn dài hạn trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng

- Quản lý chi phí: cần hạn chế tỷ trọng định phí, tăng cường tỷ trọng biến phí nhằm tạo ra

sự linh động trong quản lý chi phí và duy trì chi phí nhân sự trong tương quan hạn mức với doanh thu ròng

1.2.4.2 Hệ thống chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản

Giống như hầu hết các doanh nghiệp khác, NHĐT cũng sử dụng chỉ số KPI (Key Performance Indicators _ chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản) nhằm cung cấp các thông tin phản hồi về kết quả hoạt động của mình trong một thời kỳ nhất định Tuy nhiên, hoạt động của NHĐT có nhiều

Trang 30

đặc thù so với các ngành kinh tế khác kể cả NHTM Vì vậy, ngoài các chỉ số đánh giá thông dụng với một doanh nghiệp (các chỉ số dựa trên các khía cạnh của hệ thống cân bằng điểm: các mục tiêu tài chính, mục tiêu khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, sáng tạo và phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực), ngân hàng đầu tư còn có một số chỉ số đặc thù khác:

- Quản lý thị phần: thị phần là một trong những yếu tố hết sức quan trọng của NHĐT Nó

khẳng định giá trị thương hiệu của NHĐT với từng dòng sản phẩm Vì vậy thị phần rộng lớn là một ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác Thị phần được xác định qua doanh thu hoặc giá trị

giao dịch đối với từng loại nghiệp vụ

- Quản lý báo cáo cân đối kế toán: được thể hiện chi tiết qua các chỉ tiêu như: đòn bẩy tài

chính, tổng tài sản ròng, vốn tự có hữu hình, biên độ tín dụng, định mức tín dụng, biên độ tín

dụng

- Quản lý thu nhập: chất lượng thu nhập được thể hiện qua cơ cấu thu nhập từ các mảng

nghiệp vụ: Đầu tư dòng sản phẩm có thu nhập cố định, đầu tư dòng sản phẩm vốn, dịch vụ NHĐT và quản lý tài sản Ngoài ra, trong một môi trường kinh doanh rủi ro và nhiều biến động như NHĐT tư thì tính ổn định của các dòng thu nhập theo thời gian là một tiêu chí đánh giá quan trọng Để đánh giá tiêu chí này, các ngân hàng đầu tư thường dựa vào hệ số biến thiên Hệ

số này được theo dõi thường xuyên qua các kỳ báo cáo

Hệ số biến thiên = Độ lệch chuẩn/ Trung bình số học

- Quản lý chi phí: Quản lý chi phí hiệu quả là một phương pháp tốt để tăng lợi nhuận của

doanh nghiệp NHĐT đặt ra mục tiêu để quản lý chi phí dựa trên việc cân đối các tiêu chí như: tỷ suất lợi nhuận biên (được xác định bằng lợi nhuận trước thuế chia doanh thu ròng); chi phí nhân sự (bao gồm lương, thưởng và chi phí đào tạo); cuối cùng là chi phí thuế (đây là

một chi phí tương đối lớn đối với các ngân hàng đầu tư)

- Quản lý hiệu quả đầu tƣ: được đánh giá dựa trên các tiêu chí như tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE); tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); hiệu quả đầu tư cổ phiếu

Trang 31

CHƯƠNG 2:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tư toàn cầu

2.1.1 Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007- 2009)

Bảng 2.1 Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập năm 2006

Chỉ tiêu (Tỷ USD) Goldman Sachs

Merrill Lynch

Morgan Stanley

Lehman Brothers

Số nhân viên (người) 26467 56200 55310 25900 13566 177443

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng đầu tư

Năm 2006 có thể coi là năm thành công nhất của ngành NHĐT tính theo kết quả kinh doanh Chỉ tính 5 NHĐT độc lập lớn đã mang về một khoản doanh thu ròng lên tới 133 tỷ USD Goldman Sachs, Merrill Lynch và Morgan Stanley trở thành 3 NHĐT quốc tế có quy mô lớn nhất với doanh thu ròng hàng năm đạt trên 30 tỷ USD

Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2007, doanh thu của các NHĐT tăng mạnh Năm 2007 con số này xấp xỉ 84.3 tỷ đô la, tăng 21% so với năm 2006 và tăng hơn gấp hai lần so với năm 2003 Hầu hết thu nhập của các NHĐT trong năm 2007 đều đến từ các hoạt động M&A, bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Nguồn phí thu nhập từ các trên thị trường châu Âu chủ yếu là từ hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Ngoài ra một số lượng lớn doanh thu của các NHĐT trong năm này cũng có được nhờ hoạt động đầu tư tại các thị trường Trung Quốc, Nga và Trung Âu

Thị trường Mỹ chiếm 53% doanh thu của các ngân hàng đầu tư trên thế giới, tỷ lệ này duy trì khá ổn định từ năm 2000 Con số này ở Châu Âu là 32% và Châu Á chiếm 15% còn lại

Trang 32

Biểu đồ 2.1 Doanh thu của các ngân hàng đầu tư toàn cầu theo từng châu lục (ĐVT: tỷ USD)

Nguồn : Freeman & Co

Các NHĐT lớn đã hợp nhất và trở thành những nhà thống trị toàn cầu trong lĩnh vực này Năm 2007, 10 ngân hàng đầu tư lớn nhất ở Châu Âu đã chiếm phân nữa doanh thu ở thị trường này Ba ngân hàng đầu tư hàng đầu là Deutsche Bank, JP Morgan, UBS chiếm gần 1/5 trong tổng doanh thu

Bảng 2.2 Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007

Doanh thu (triệu USD)

Thị phần (%)

Doanh thu (triệu USD)

Thị phần (%)

AsiaEuropeAmerican

Trang 33

Bảng 2.3 Quy mô doanh thu ròng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập

Ngiệp vụ (Tỷ USD) Goldman Sachs

Merrill Lynch

Morgan Stanley

Lehman Brothers

Bear

Stearns Tổng

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng đầu tư

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu doanh thu ròng của khối các nghiệp vụ 2006

Về quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn toàn cầu đạt mức kỷ lục 7.600 tỷ USD trong 2 năm liên tiếp 2006 và 2007 Trong đó, tổng số chứng khoán nợ phát hành là 6.785 tỷ USD (chiếm 90%) và chứng khoán vốn phát hành là 816 tỷ (chiếm 10%) Quy mô phát hành giảm mạnh (38%) trong năm 2008 xuống mức thấp nhất từ năm 2003 do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tín dụng, dẫn đến việc huy động vốn khó khăn và biên độ tín dụng tăng mạnh Tổng mức phí tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn và chứng khoán nợ toàn cầu giảm mạnh 45% từ mức kỷ lục 43 tỷ USD năm 2007 xuống 23 tỷ USD trong năm 2008 Đây là một thiệt hại lớn về doanh thu cho mảng nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư, dẫn đến hàng loạt ngân hàng lớn cắt giảm quy mô hoạt động và sa thải hàng ngàn nhân viên trong lĩnh vực này

Nghiệp vụ đầu tưNgiệp vụ môi giớiNghiệp vụ ngân hàng đầu tưNghiệp vụ quản lý đầu tư

Trang 34

Bảng 2.4 Quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

(triệu USD)

Số giao dịch

Doanh thu tƣ vấn (triệu USD)

Nguồn: Thomson Reuters

Bảng 2.5 Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và vốn

Ngân hàng Giá trị (Triệu USD)

Xếp hạng

Thị phần

(%)

Số giao dịch

xếp hạng

Thị phần

Nguồn: Thomson Reusters

J.P.Morgan duy trì vị trí đứng đầu với quy mô 1.210 giao dịch bảo lãnh phát hành 455 tỷ USD, chiếm 10% thị phần toàn cầu Tiếp theo là Barclays Capital sau khi được kết với thế mạnh phát hành chứng khoán nợ của Lehman Brothers tại khu vực Bắc Mỹ đã trở thành tên tuổi đứng thứ 2

Trang 35

trong bảng xếp hạng (năm 2007 Lehman Brothers đứng thứ 6 và Barclays Capital đứng thứ 8) Tổng hợp top 10 ngân hàng đầu tư lớn nhất đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chiếm tỷ trọng 61% thị trường toàn cầu, bảo lãnh 8.411 thương vụ, phát hành 2.827 tỷ USD mang về doanh thu phí trên 14 tỷ USD trong năm 2008 Đây là một sự sụt giảm lớn so với doanh thu 27 tỷ USD trong năm 2007 mà nhóm 10 ngân hàng này thu được

Bảng 2.6 Quy mô phát hành chứng khoán vốn toàn cầu

Năm Chứng khoán vốn (Triệu USD)

Nguồn: Thomson Reuters

Quy mô bảo lãnh phát hành cổ phiếu toàn cầu năm 2008 đạt khoảng 470 tỷ USD (trong đó có 373 tỷ USD cổ phiếu phổ thông và 97 tỷ trái phiếu chuyển đổi), mức thấp nhất từ năm 2003 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng Sự sụt giảm giá cổ phiếu trên phạm vi toàn cầu và các lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài dẫn đến sự kém hấp dẫn của các sản phẩm chứng khoán vốn Số lượng các giao dịch phát hành giảm xuống 2.063, mức thấp nhất kể từ năm 1991 Tuy nhiên các doanh nghiệp phát hành ngành dịch vụ tài chính vẫn duy trì hoạt động phát hành cao thông qua các nổ lực tăng vốn và phát hành trái phiếu chuyển đổi nhằm chống lại một trong những cuộc khủng hoảng tàn khốc nhất trong lịch sử tài chính cận đại Số vốn huy động từ IPO giảm mạnh 71% từ 294 tỷ USD năm 2007 xuống 84 tỷ USD năm 2008 Về giá trị vốn huy động, đây là mức thấp nhất tính từ năm 2003 và về số lượng IPO, đây là mức thấp nhất tính từ năm 1990

Bảng 2.7 Doanh thu từ phát hành chứng khoán vốn của top 10 NHĐT lớn trên thế giới

Ngân hàng

Giá trị (Triệu USD)

Xếp hạng

Thị phần (%)

Số giao dịch

Xếp hạng

Thị Phần (%)

Trang 36

Nguồn: Thomson Reuters

Doanh thu phí phát hành từ nghiệp vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn trên phạm vi toàn cầu năm 2008 đạt 12 tỷ USD, giảm mạnh 45% so với mức kỷ lục 22 tỷ USD năm 2007 Mức phí bình quân đạt 2,5% số vốn huy động được

Về quy mô hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu tăng mạnh trong những năm cuối thập kỷ 1990 và đạt đỉnh vào năm 2000 ngay trước khi diễn ra giai đoạn khủng hoảng của các công ty internet (dot-com) Sau chu kỳ suy thoái, các hoạt động mua bán, sáp nhập đã bắt đầu lấy lại được đà tăng trưởng nhờ sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu và sự dẫn nhịp của các bên mua có nhu cầu thôn tính các công ty vốn tư nhân

Bảng 2.8 Quy mô hoạt động mua bán và sáp nhập toàn cầu

Triệu

2004 1,953,347 31,467 1,612,362 22,461 19,735 1.2% 2005 2,745,745 33,570 2,273,329 24,129 25,925 1.1% 2006 3,799,081 36,958 2,859,402 24,573 32,848 1.1% 2007 4,169,287 43,817 4,011,347 31,303 45,236 1.1% 2008 2,935,960 39,597 2,688,178 28,861 31,868 1.2%

Nguồn: Thomson Reusters

Trang 37

Năm 2007 có 43.817 thương vụ M&A được công bố trên phạm vi toàn cầu với giá trị giao dịch đạt mức kỷ lục mới 4.169 tỷ USD, tăng 10% so với kỷ lục trước đó năm 2006 Hoạt động M&A giảm mạnh trong năm 2008 với tổng giá trị giao dịch giảm 30% và là mức thấp nhất kể từ 2005 Cuộc khủng hoảng tín dụng dẫn đến việc tiếp cận các nguồn vốn khó khăn trong bối cảnh thị trường khủng hoảng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh này Số giao dịch bị hủy bỏ trong 2008 ước tính tăng lên 1.200 giao dịch, mức cao nhất tính từ năm 2000 Trong năm 2008, các giao dịch mua bán, sáp nhập vẫn tập trung chính tại thị trường Châu Mỹ với tỷ trọng 41% giá trị giao dịch toàn cầu với giá trị 1.219 tỷ USD Tiếp theo là Châu Âu với thị phần 39% Châu Á–Thái Bình Dương hiện chỉ chiếm thị phần khiêm tốn 14% Tuy nhiên, khu vực này đang có một tốc độ phát triển mạnh trong những năm gần đây với một loạt thị trường lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản Châu Á tiếp tục là tâm điểm chú ý của ngành ngân hàng đầu tư toàn cầu Phí doanh thu từ dịch vụ này trên toàn cầu là 32 tỷ USD, giảm 30% so với mức doanh thu kỷ lục 45 tỷ trong 2007 Trong nhiều năm liền, Goldman Sachs vẫn duy trì vị trí quán quân đối với mảng tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Bảng 2.9 Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập

(Triệu USD)

Xếp hạng

Thị phần

Số giao dịch

Trang 38

Về quy mô ngành quản lý đầu tƣ

Quản lý đầu tư ngày trở thành một mảng kinh doanh hấp dẫn trong ngành tài chính Riêng tại Mỹ, các quỹ tương hỗ truyền thống có sự phát triển mạnh mẽ với danh mục tài sản quản lý tăng từ 135 tỷ USD năm 1980 lên trên 8000 tỷ USD năm 2004 Ngoài ra, các quỹ đầu cơ cũng phát triển với mức nhanh chóng với số tài sản quản lý lên tới khoảng 3000 tỷ USD vào cuối năm 2006

Bảng 2.10 Quy mô ngành quản lý đầu tư

Tài sản quản lý ( Tỷ USD)

Nguồn: P&I, Watson Wyat và Wikinvest

Về nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án

Cho vay đồng tài trợ là một sản phẩm tín dụng thuộc phạm vi của NHTM truyền thống Tuy nhiên do số vốn yêu cầu cho một giao dịch là rất lớn ( 400 – 500 triệu USD) dẫn đến mức độ rủi ro tập trung lớn Chính vì vậy, đồng tài trợ là một giải pháp để các nhà cung cấp vốn cùng nhau san sẻ rủi ro đối với từng khách hàng và từng giao dịch cụ thể

Cho vay đồng tài trợ đòi hỏi phải có một ngân hàng có uy tín đủ lớn làm nhiệm vụ thẩm định tín dụng và kết nối các ngân hàng khác tham gia Trong nhiều năm qua, cho vay đồng tài trợ đã không còn là lãnh địa của các ngân hàng thương mại mà được các ngân hàng đầu tư tích cực tham gia do lợi ích từ quy mô lớn của giao dịch Tuy nhiên, thị phần lớn vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại

Trang 39

Bảng 2.11 Doanh thu từ nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ

Ngân hàng đầu mối

Giá trị (Triệu USD)

Xếp hạng

Thị phần (%)

Số giao dịch

Xếp hạng

Thị Phần (%)

Nguồn: Thomson Reuters

Tài trợ dự án: So với các nghiệp vụ huy động khác như phát hành trái phiếu và cho đồng tài

trợ thì số vốn huy động thông qua tài trợ dự án chỉ chiếm 10% so với cho vay đồng tài trợ Trong danh sách 20 ngân hàng thu xếp vốn lớn nhất đối với tài trợ dự án, không có tên của các ngân hàng đầu tư độc lập lớn của Mỹ

Bảng 2.12 Top 10 ngân hàng đầu mối tài trợ dự án toàn cầu

Ngân hàng đầu mối Giá trị (Triệu USD)

Xếp hạng

Thị phần (%)

Số GD

Trang 40

Nguồn: Thomson Reuters

Về nghiệp vụ nghiên cứu

Nguồn: The Institutional Investor

2.1.2 Giai đoạn hậu khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ gây ra thất bại nghiêm trọng cho ngành tài chính Hàng loạt các ngân hàng phá sản hoặc thua lỗ phải thông qua mua bán và sáp nhập Hệ quả của các cuộc thôn tính này là hình thành nên một bức tranh mới về NHĐT Các tên tuổi vang bóng một thời như Lehman Brothers, Merrill Lynch hay Bear

Ngày đăng: 14/11/2012, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

THIẾT LẬP MƠ HÌNH - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
THIẾT LẬP MƠ HÌNH (Trang 1)
Hình 1.1 Quy trình chứng khốn hĩa: - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.1 Quy trình chứng khốn hĩa: (Trang 17)
Mặc dù chỉ mới hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, chứng khốn hĩa đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc của ngân hàng đầu tư hiện đại và là một kênh huy động vốn  thời thượng - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
c dù chỉ mới hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, chứng khốn hĩa đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc của ngân hàng đầu tư hiện đại và là một kênh huy động vốn thời thượng (Trang 17)
Hình 1.1 Quy trình chứng khoán hóa: - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.1 Quy trình chứng khoán hóa: (Trang 17)
Bảng 1.1 Quy mô hoạt động chứng khoán hóa (Mỹ). - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 1.1 Quy mô hoạt động chứng khoán hóa (Mỹ) (Trang 17)
Hình 1.2 Mơ hình ngân hàng thương mại - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.2 Mơ hình ngân hàng thương mại (Trang 20)
Hình 1.2 Mô hình ngân hàng thương mại - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.2 Mô hình ngân hàng thương mại (Trang 20)
Hình 1.3 Mơ hình ngân hàng đầu tư - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.3 Mơ hình ngân hàng đầu tư (Trang 21)
Hình 1.3 Mô hình ngân hàng đầu tư - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.3 Mô hình ngân hàng đầu tư (Trang 21)
Mơ hình nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng thương mại: - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
h ình nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng thương mại: (Trang 22)
Mơ hình nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng đầu tư: - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
h ình nguồn và sử dụng nguồn của ngân hàng đầu tư: (Trang 22)
1.2. Mơ hình hoạt động của ngân hàng đầu tƣ 1.2.1. Mơ hình tổ chức của ngân hàng đầu tƣ  - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
1.2. Mơ hình hoạt động của ngân hàng đầu tƣ 1.2.1. Mơ hình tổ chức của ngân hàng đầu tƣ (Trang 24)
Hình 1.4 Mơ hình ngân hàng đầu tư theo dịng sản phẩm: - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.4 Mơ hình ngân hàng đầu tư theo dịng sản phẩm: (Trang 25)
Hình 1.4 Mô hình ngân hàng đầu tư theo dòng sản phẩm: - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 1.4 Mô hình ngân hàng đầu tư theo dòng sản phẩm: (Trang 25)
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TRÊN THẾ GIỚI 2.1.Thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tƣ tồn cầu - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
2.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tƣ tồn cầu (Trang 31)
Bảng 2.1 Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập năm 2006 - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.1 Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập năm 2006 (Trang 31)
Bảng 2.2 Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007. - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.2 Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007 (Trang 32)
Bảng 2.2 Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007. - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.2 Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007 (Trang 32)
Bảng 2.3 Quy mơ doanh thu rịng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.3 Quy mơ doanh thu rịng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập (Trang 33)
Bảng 2.3 Quy mô doanh thu ròng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.3 Quy mô doanh thu ròng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập (Trang 33)
Bảng 2.4 Quy mơ phát hành chứng khốn nợ và chứng khốn vốn - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.4 Quy mơ phát hành chứng khốn nợ và chứng khốn vốn (Trang 34)
Bảng 2.5 Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khốn nợ và vốn - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.5 Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khốn nợ và vốn (Trang 34)
Bảng 2.4 Quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.4 Quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn (Trang 34)
Bảng 2.5 Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và vốn - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.5 Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và vốn (Trang 34)
Bảng 2.6 Quy mơ phát hành chứng khốn vốn tồn cầu. - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.6 Quy mơ phát hành chứng khốn vốn tồn cầu (Trang 35)
trong bảng xếp hạng (năm 2007 Lehman Brothers đứng thứ 6 và Barclays Capital đứng thứ 8) - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
trong bảng xếp hạng (năm 2007 Lehman Brothers đứng thứ 6 và Barclays Capital đứng thứ 8) (Trang 35)
Bảng 2.6 Quy mô phát hành chứng khoán vốn toàn cầu. - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.6 Quy mô phát hành chứng khoán vốn toàn cầu (Trang 35)
Bảng 2.7 Doanh thu từ phát hành chứng khoán vốn của top 10 NHĐT lớn trên thế giới. - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.7 Doanh thu từ phát hành chứng khoán vốn của top 10 NHĐT lớn trên thế giới (Trang 35)
Bảng 2.8 Quy mô hoạt động mua bán và sáp nhập toàn cầu. - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.8 Quy mô hoạt động mua bán và sáp nhập toàn cầu (Trang 36)
Bảng 2.9 Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.9 Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập (Trang 37)
Bảng 2.9 Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.9 Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập (Trang 37)
Bảng 2.10 Quy mơ ngành quản lý đầu tư - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.10 Quy mơ ngành quản lý đầu tư (Trang 38)
Bảng 2.10 Quy mô ngành quản lý đầu tư - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.10 Quy mô ngành quản lý đầu tư (Trang 38)
Bảng 2.12 Top 10 ngân hàng đầu mối tài trợ dự án tồn cầu - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.12 Top 10 ngân hàng đầu mối tài trợ dự án tồn cầu (Trang 39)
Bảng 2.11 Doanh thu từ nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.11 Doanh thu từ nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ (Trang 39)
Bảng 2.13 xếp hạng dịch vụ nghiên cứu 2007 - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.13 xếp hạng dịch vụ nghiên cứu 2007 (Trang 40)
Bảng 2.13 xếp hạng dịch vụ nghiên cứu 2007 - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 2.13 xếp hạng dịch vụ nghiên cứu 2007 (Trang 40)
những thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng các NHĐT. Các tên tuổi lớn với quy mơ lớn mạnh lên gồm J.P Morgan (mua lại Bear Stearns và Washington Mutual), Bank of America (mua lại  Merrill  Lync),  Barclays  Capital  (mua  lại  hoạt  động  Lehman  Brothers - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
nh ững thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng các NHĐT. Các tên tuổi lớn với quy mơ lớn mạnh lên gồm J.P Morgan (mua lại Bear Stearns và Washington Mutual), Bank of America (mua lại Merrill Lync), Barclays Capital (mua lại hoạt động Lehman Brothers (Trang 41)
Hình 2.1 Phân chia lại thị phần ngân hàng đầu tư toàn cầu - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình 2.1 Phân chia lại thị phần ngân hàng đầu tư toàn cầu (Trang 41)
3.1. Xu hƣớng hình thành và phát triển. 3.1.1.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam  - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
3.1. Xu hƣớng hình thành và phát triển. 3.1.1.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam (Trang 53)
Hình trên cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luơn cĩ biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình tr ên cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luơn cĩ biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu (Trang 55)
Hình trên cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại  hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Hình tr ên cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu (Trang 55)
Bảng 3.1 Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 3.1 Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 (Trang 67)
Bảng 3.2 Các giao dịch gĩp vốn vào ngành ngân hàng đầu tư năm 2008 - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 3.2 Các giao dịch gĩp vốn vào ngành ngân hàng đầu tư năm 2008 (Trang 78)
Bảng 3.2 Các giao dịch góp vốn vào ngành ngân hàng đầu tư năm 2008 - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Bảng 3.2 Các giao dịch góp vốn vào ngành ngân hàng đầu tư năm 2008 (Trang 78)
Phụ lục 4: Tham khảo mơ hình tổ chức của Morgan - Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
h ụ lục 4: Tham khảo mơ hình tổ chức của Morgan (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w