1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam

72 357 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục những cụm từ viết tắt.Danh mục bảng biểu.

Lời mở đầu

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại

1.1.Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại.1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại.

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

1.2 Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh cảu ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công thương Việt Nam.

2.1 Khái quát về Sở giao dịch I NHCTVN

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.2.1.2 Cơ cấu tổ chức SGD I NHCT VN.

2.1.3 Kết quả một số hoạt động của SGD I trong vài năm gần đây.

2.2 Thực trạng huy động vốn tại SGD I NHCT VN.

2.2.1 Tiền gửi doanh nghiệp.2.2.2 Tiền gửi dân cư.

2.2.3 Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá.

2.3 Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN

Trang 2

2.3.1 Kết qủa đạt được.2.3.2 Những vấn đề tồn tại.2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN.

3.1 Định hướng phát triển của SGD I NHCT VN.

3.1.1 Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005.3.1.2 Biện pháp thực hiện.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại SGD I

3.2.1 Có định hướng phát triển nguồn vốn phù hợp.3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.3.2.3 Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiền và cho vay.3.2.4 Ap dụng chính sách lãi suất linh hoạt.

3.2.5 Tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả.

3.2.6 Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược Marketing.3.2.7 Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu qủ trong kinh doanh.

3.2.8 Đổi mới công nghệ ngân hàng.3.2.9 Phát huy tối đa yếu tố con người.

3.2.10.Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Công thương Việt Nam.3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam.3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước.

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 3

DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

Bảng 6: Kết cấu tiền gửi dân cư

Bảng 7: Tình hình phát hành giấy tờ có giá năm 2004Bảng 8: Tình hình phát hành giấy tờ có giá tháng 6/2005

Biểu số 1: Tình hình tăng trưởng vốn huy độngBiểu số 2: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳđẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triểnvà nâng cao chất lượng cuộc sống Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “phát huynội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nướcngoài giữ vai trò quan trọng” Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế khu vực vàquốc tế đang diễn ra hết sức sôi động Điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã,đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung vàngành ngân hàng nói riêng Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối hoạt độnghuy động vốn của các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết Các Ngân hànghiện nay hoạt động đòi hỏi phải có hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn không chỉ

được quan tâm “từ đâu?” mà phải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì”

để có hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhưng lại đòi hỏichi phí thấp nhất.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt độngcủa Ngân hàng Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại Sở giao dich ngânhàng Công thươngViệt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài "Công tác huy động

vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.Thực trạng và giải pháp ".

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề đượctrình bày theo 3 chương.

Chương I : Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Chương II : Thực trạng công tác huy động vốn của SGD I NHCT VNChương III : Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy

động vốn tại SGD I NHCT VN

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bàichuyên đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót nhấtđịnh Rất mong nhận được sự góp ý của các thày, cô giáo cùng các bạn để khoáluận được hoàn thiện hơn

Trang 6

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ hướng dẫn khóaluận cùng toàn thể các anh chị trong Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương ViệtNam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu viếtchuyên đề Đặc biệt em xin chân thành cám ơn T.S Lê Văn Luyện đã có hướng dẫnvà giúp đỡ em viết chuyên đề này.

Trang 7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 KháI niệm về ngân hàng thương mại

Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta thườngphải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôikhi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Với mỗi quốc gia khácnhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.

Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếubao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thươngmại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện cácnghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm ”

Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơsở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hìnhthức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tíndụng hay dịch vụ tài chính”.

Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam:“Ngân hàng là TCTD thực hiện toànbộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhậntiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán”.

“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận gópphần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nộidung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một

tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào cácnghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

Trang 8

Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một nước cóhơn 80% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo chiều hướngCNH- HĐH rất cần đến NHTM với vai trò to lớn của nó Nhất là khi quá trìnhCNH - HĐH của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốn để xây dựng cơsở hạ tầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độtăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, thực hiện thành công các mục tiêu phát triểnkinh tế năm thì vai trò của các NHTM càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng.

a NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanhnghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thunhập quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩavới việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của cácngành trong nền kinh tế Điều đó muốn làm được lại cần có vốn Vốn được coi như

nguồn “thức ăn” chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp Khi “thức ăn” bị thiếu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội đầu tư mới hoặc

không tiến hành kịp thời quá trình tái sản xuất NHTM chính là người đứng ra tiếnhành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinhtế Thông qua hình thức cấp tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanhnghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trìnhcông nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa làđưa doanh nghiệp lên những nấc thang cạnh tranh cao hơn Cạnh tranh càng mạnhmẽ, kinh tế càng phát triển Như vậy với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trởthành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.

b NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các nhàkinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp

Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị trườngđầu ra của doanh nghiệp Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanhnào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằm thực hiện thànhcông chiến lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (giao tiếp,khuyếch trương), Place (địa điểm) và People (con người) Từ đó tiếp cận mạnh mẽvào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh

Trang 9

nghiệp trang bị được đầy đủ vốn cần thiết Nhưng không phải doanh nghiệp nàocũng có đủ khả năng về tài chính Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụchính họ Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyếtnhững khó khăn đó, tạo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầucủa thị trường trên mọi phương diện: giá cả, chủng loại, chất lượng, thời gian, địađiểm NHTM sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả vềkhông gian và thời gian.

c NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò này ngàycàng thể hiện rõ rệt hơn áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc gia khi mởcửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tàichính Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chính của một quốc gia vớiphần còn lại của thế giới? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờ vào hệ thống cácNHTM vì hệ thống này có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhauhỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước theo các hình thức: thanh toánquốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thác đầu tư giúp cho luồng vốn ra, vàomột cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế Đâylà một trong những điều kiện tiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốcgia trên thế giới.

d Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì hoạt động Ngân hàng góp phần chống lạm phát.

Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm phátqua con đường tín dụng Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng tỉ lệvào dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở đểthông qua các ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiền trong lưu thông CácNgân hàng thương mại sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng,bảo lãnh Từ đó ngân hàng xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biện phápxử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sảnxuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua củađồng tiền, kiềm chế lạm phát.

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM

Trang 10

a- Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của NHTM

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là hìnhthành nên nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm:

*Vốn tự có:

Vốn tự có là vốn riêng có của NHTM Vốn này tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trongtổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngânhàng Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như là tài sản đảm bảogây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợpngân hàng gặp thua lỗ Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo antoàn trong hoạt động ngân hàng.

Trong thực tế, vốn tự có không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt độngkinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại Bộ phận vốn này đóng góp một phầnđáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời góp phần vàonâng cao vị thế của NHTM trên thương trường.

Như vậy, vốn tự có là nguồn vốn ổn định, ngân hàng sử dụng một cách chủđộng Do đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải bảo toàn và không ngừng tăng vốn tựcó của mình theo yêu cầu của sự phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng chínhsách, chế độ Đồng thời phải sử dụng vào các mục đích đã định.

* Nghiệp vụ huy động vốn:

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ cácTCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinhdoanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.

Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của cácNHTM Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngânhàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mặc dù bịgiới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụng tốt nguốn vốn này thìkhông những nguồn lợi của ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uytín ngày càng cao Qua đó ngân hàng có thể mở rộng được vốn và mở rộng qui môhoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trang 11

Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi doanh nghiệp, tiềngửi dân cư,phát hành giấy tờ có giá

* Nghiệp vụ vốn đi vay:

Đối với nghiệp vụ này các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng cáchvay của các TCTD trên thị trường tiền tệ và NHTƯ dưới hình thức tái chiết khấuhay vay có bảo đảm, nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTMkhi mà họ không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ Thực tế cho thấy, chiphí của vốn đi vay thường cao hơn chi phí của vốn huy động tại chỗ Tuy nhiên,tính chủ động của vốn đi vay lại cao hơn vốn huy động tại chỗ.

*Nghiệp vụ tạo vốn khác:

Trong quá trình là trung gian thanh toán, các NHTM cũng tạo được mộtkhoản gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoảntiền gửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong toả do ngân hàng chấpnhận các hối phiếu thương mại Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài khoảnnày nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên tạm thời coi là tiền nhàn rỗi.

Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thu hút được một lượng vốn đáng kểtrong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhậnvà chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư Do đó ngân hàng có thể sửdụng tạm thời những tài khoản đó vào kinh doanh.

Để mở rộng nghiệp vụ này các NHTM cần chú trọng đến phát triển các dịchvụ và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.

b Nghiệp vụ tài sản có:

Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảmbảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM Nội dung nguồn vốn nàygồm:

*Nghiệp vụ ngân quĩ

Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng nhằm đảm bảoan toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề ra.Vì một trong những chức năng của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng với

Trang 12

trách nhiệm hoàn trả Khoản dự trữ này do NHNN qui định theo một tỷ lệ nhấtđịnh trên tổng tiền gửi Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳ nhằmthực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Những khoản này gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắt buộcvà tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán), các chứng khoán có tính thanh khoảncao.

*Nghiệp vụ cho vay

Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao cho ngânhàng Trong tổng tài sản có thì nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn:

- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụt vốn

tạm thời trong kinh doanh của khách hàng Cho vay ngắn hạn chủ yếu đầu tư vàotài sản lưu động Ở Việt Nam hiện nay thường cho vay ngắn hạn theo hai phươngthức:

+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng cho những khách hàng vay trả thườngxuyên có vòng quay vốn nhanh.

+ Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng vay trả thường xuyênvà có vòng quay vốn chậm.

- Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay được cấu tạo

vào tài sản cố định Đây là loại cho vay có thể nhận trức tiếp bằng tiền hoặc chovay thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhưng đồngthời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét kỹ lưỡng tớitừng món vay và từng đối tượng khách hàng vay để chỉ đảm bảo an toàn cho cáckhoản vay.

*Nghiệp vụ đầu tư tài chính

Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua cáchoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường với mụcđích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.

*Nghiệp vụ tài sản có khác

Trang 13

Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: uỷ thác, đại lý, kinh doanh vàdịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tư vấn, ngân quĩ và các dịch vụ khác liênquan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá,cho thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo qui định của NHNN Việt Namgiúp cho Ngân hàng thu được những khoản lợi đáng kể.

c Nghiệp vụ khác*Nghiệp vụ trung gian

Là nghiệp vụ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thôngqua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng Nền kinh tế càng pháttriển thì dịch vụ này càng mở rộng Gồm có:

- Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng, thanh toán hộ kháchhàng về các khoản tiền mua bán dịch vụ thông qua việc thu hộ, chi hộ khách hàngbằng hình thức séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng

- Ngân hàng đóng vai trò làm trung gian trong việc mua bán hộ cho kháchhàng.

- Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán cho công ty.

*Nghiệp vụ ngoại bảng

Là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở ngân hàngnhưng không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng Ngoài ra, các khoản này cònphản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong bảng cânđối kế toán những đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi đãxử lý, chi tiết ngoại tệ

Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này đều ghi “đơn” tức là chỉ ghi vàobên nợ hoặc bên có của tài khoản mà không ghi quan hệ đối ứng hoặc giá qui địnhtrong biên bản giao nhận, trong hoá đơn, chứng từ Tài sản nhận giữ hộ, tài sản gánnợ, xiết nợ chờ xử lý

Những tài sản phản ánh trên các tài khoản này đều phải được tiến hành kiểm kê, bảo quản như với tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

1.2 Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh củangân hàng thương mại.

Trang 14

1.2.1 Khái niệm về vốn.

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thươngmại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịchvụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại,quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bao gồm:

*Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được,thuộc sở hữu của ngân hàng Nó mang tính ổn định và căn cứ để quyết định đếnkhả năng và khối lượng vốn huy động của ngân hàng.

*Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ cáctổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh Vốnhuy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sửdụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn Nguồn vốn này luôn biến động,tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng

*Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạtđộng của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng Nó có chi phí tương đốicao cho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

*Vốn khác là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụthanh toán…

1.2.2 Vai trò của vốn huy động

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phảicó vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc

biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên

nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng có vai trò hết sứcquan trọng Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Ngoàivốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt độngkinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn Vốnhuy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận Nói cáchkhác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khảnăng mở rộng hay thu hẹp tín dụng Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vayđược nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Trang 15

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, mộtnguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt độngkinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảmthiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khả năngcạnh tranh Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô, trình độnghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại.

Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếu dựavào vốn huy động Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết Vìvậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trongviệc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lượngtín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suấtvừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanhsố hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiềuthuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực trên thịtrường.

Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đưara những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những người gửi tiềnvà những người cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệuquả Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoànthiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Đó là một trongnhững điều kiện tiên quyết đưa ngân hàng đến thành công.

1.2.3 Các hình thức huy động vốn

a Tiền gửi của khách hàng.

Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanhnghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trongvà ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng.

Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai bộ phận: Tiền gửi của doanhnghiệp, tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

*Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm: -Tiền gửi không kỳ hạn.

Trang 16

Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngânhàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoản tiền gửidùng để đảm bảo trong thanh toán.

Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký thác vào ngân hàng để thực hiện cáckhoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàngmột cách thuận tiện và tiết kiệm Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanhtoán mà không phải để dành Bởi vậy đối với khách hàng đây là một tài sản mà họký thác uỷ nhiệm cho ngân hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quantheo yêu cầu của khách hàng Do vậy khách hàng không mất quyền sở hữu, cũngnhư quyền sử dụng số tiền đó Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳai và bất kỳ thời gian nào Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng cácphương tiện thanh toán dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền…

Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thựchiện lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãi suất thườngthấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác.Nhưng khi khách hàng mởvà sử dụng các loại tài khoản này thì được ngân hàng cung ứng các loại dịch vụmiễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ở tài khoản thanh toán thườngchiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng.

Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trong việcbảo quản vốn và trong qúa trình thanh toán trả tiền hàng hoá dịch vụ, ngoài rakhách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịch vụ miễn phí.Còn đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theo dõi vànghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc và một số dịch vụ kèmtheo Chi phí này khá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lượngtiền gửi vào và số lượng tiền rút ra không cùng một lúc và chủ tài khoản thườngkhông sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản Do đó luôn tồn tại một số tiềntrên tài khoản trong một thời gian dài số dư ấy được ngân hàng dùng để đầu tư chovay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợinhuận Như vậy đối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giao dịchkhông những bù đắp được chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho ngânhàng.

Trang 17

Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ mớiđược ứng dụng vào hoạt động ngân hàng Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp, cánhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi này ngày cànggia tăng Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng của ngânhàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng tăng.

- Tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chưasử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này được xác địnhtrước Do đó cá doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi cókỳ hạn Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanhnghiệp mà có Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và đượchưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyếnkhích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiềnra trước thời hạn Trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặcchỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.

Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thê sử dụngphần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn Nếu nguồn vốnnày chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi,chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, các NHTM thường đưa ranhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng Hiện tại cácNHTM có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng 9 tháng, 1năm, 2 năm Với mỗi một kỳ hạn khác nhau thì ngân hànng áp dụng một loại lãisuất khác nhau Thông thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao CácNHTM thường khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền nàytương đối ổn định, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh Để thu hút đượcnhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồngtiền được đảm bảo, lạm phát vừa phải (thường là một con số một năm) và tình hìnhhoạt động kinh doanh của các ngân hàng có hiệu quả.

* Tiền gửi tiết kiệm dân cư:

Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi các nhân được gửi vàoNgân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu

Trang 18

nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào tổ chức tín dụng Nó làmột dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân Khi gửi tiền ngườigửi tiền được giao một sổ tiết kiệm coi như một giấy chứng nhận tiền gửi vàoNgân hàng Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trêntổng số tiền gửi tích kiệm.

Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiềngửi bất kỳ lúc nào Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền khôngđược sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, lãi suất tiền gửitiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là do chưaxác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại hưởng mức lãitrong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tích kiệm có kỳ hạn trên cơsở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui địnhvà khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn Nhưng trong thực tế ở nước ta hiệnnay để khuyến khích người gửi tiền các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trướcthời hạn và được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (thông thườngbằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn).

Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định, cho nên cácNHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau như loại 3 tháng, 6 tháng, 12tháng, 24 tháng… nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với lãi suất của các kỳ hạnkhác nhau Thông thường kỳ hạn ngày càng dài thì lãi suất huy động ngày càngcao (lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửithanh toán).

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượng lớn thứhai trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phục thuộc rất lớn vào thunhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cư, chấtlượng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và nền kinh tế tăng trưởng vữngchắc.

Trang 19

b Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ.

Vốn phát hành của ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn thông quaphát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là các công cụ nợ của ngân hàng.

Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn Nguồn vốn nàyđược huy động theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Hiện nay ở Việt nam các NHTM thườnghuy động nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và tráiphiếu trung, dài hạn.

* Phát hành kỳ phiếu có mục đích.

Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi dào để tài trợ cho các nguồn vốncó qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tếhoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế mà các nguồn vốn tự có chưa đápứng được, NHTM trình ngân hàng Nhà nước xin phép phát hành kỳ phiếu để tạonguồn vốn tín dụng tương đối lâu dài cho các hoạt động này.

Như vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn,người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứng nhận của ngânhàng, vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng Kỳ phiếu ngân hàng được pháthành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt có tác dụng thu hút cánguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trịcủa đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinhtế.

* Phát hành trái phiếu.

Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngân hàng đốivới những người mua trái phiếu (nhà đầu tư) Trái phiếu được các NHTM hay cáctổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn cho chính bản thân ngân hàng hoặccác tổ chức tín dụng có liên quan Thời hạn của trái phiếu thường lớn hơn mộtnăm Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳphiếu Các NHTM phát hành trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn thông quacác dự án đầu tư của các doanh nghiệp mà ngân hàng cam kết cho vay.

Trang 20

Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của các NHTM nhưkỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huy động vốn của NHTMở cá nước đang phát triển Vốn được huy động từ hình thức này dùng để đầu tưcho các dự án trung và dài hạn.

Ở nước ta hình thức này được Ngân hàng sử dụng từ năm 1992 Nhưng chođến nay khối lượng vốn huy động của NHTM qua hình thức này vẫn còn thấp sovới các hình thức huy động vốn truyền thống khác Để phát huy được thế mạnhcủa công cụ huy động vốn này đòi hỏi phải có thị trưòng vốn hoàn chỉnh (thịtrưòng chứng khoán) Ở nước ta thị trường này mới được thành lập cho nên hoạtđộng của nó chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

b Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng Trung ương.

Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụngvốn, xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất.

Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các tổ chức tín dụng vay vốncủa nhau qua thị trường liên ngân hàng Thị trường này giúp cho NHTM bổ sungnguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh toán.Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năng sẵncó một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn củangân hàng Trung ương.

Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiến hành theonguyên tắc đi vay cho vay và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng,vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố (tiền mặt tại quĩ và các chứng từ cógiá trị), hay NHTM đi vay có thể xin ngân hàng Nhà nước bảo lãnh để vay vốn cácngân hàng khác Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữbắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thườngxuyên tại NHTW.

Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặcmất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ưngđể tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình Việc ngânhàng Trung ương cho các NHTM vay đã làm tăng khả năng thanh toán cho cácNHTM Nguồn vốn của ngân hàng Trung ương là nguồn vốn cuối cùng, làm cho

Trang 21

khả năng thanh toán của nền kinh tế được bình thường Nếu như thiếu nguồn vốnnày thì sẽ xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính khi các NHTM mất khả năngthanh toán.

Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng Trungương để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết Cho nênthời hạn vay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hình thức huy động vốnkhác của NHTM.

d Tạo vốn từ nguồn vốn khác.

Ngoài các nguồn vốn huy động trên các NHTM cũng có thể khai thácnguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạntương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi Khi các NHTM nhậncác nguồn vốn này thường có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phátphải đúng nội dung chương trình của các dự án tài trợ.

Ở nước ta khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nuớcta đã sáng suốt lựa chọn các đường lối ngoại giao đúng đắn, trên tinh thần mở cửacủa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thu hút các nguồn vốnđầu tư của nước ngoài vào Việt nam Các nguồn vốn này có đóng gỏp rất quantrọng vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Ngânhàng Nhà nước và NHTM phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốctế, từ đó tranh thủ và tiếp nhận các nguồn vốn này.

Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuy nhiên chấtlượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng tác động rất nhiềuyếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô, đến các yếu tố mang tính chât vi môcủa nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới chính NHTM.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn

1.3.1 Các nhân tố khách quana MôI trường pháp lý

Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môitrường pháp lý Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấynhư: Luật các TCTD, Luật NHNN Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốncủa ngân hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền

Trang 22

gửi Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầutư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cáchtăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịchtrong biên độ nhất định mà NHNN cho phép Bên cạnh những bộ luật đó thìchính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụtạo vốn của NHTM Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạnkhi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cáchtăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốndễ dàng hơn Như vậy, môi trường pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rấtlớn tới quá trình huy động vốn của NHTM Mục tiêu hoạt động của NHTM đượcxây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng caoniềm tin từ khách hàng.

b.Môi trường kinh tế xã hội:

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏđến quá trình huy động vốn của ngân hàng Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suythoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM Mọi biến động củanền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huyđộng từ bên ngoài của ngân hàng Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từđó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn củaNHTM thuận lợi Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dânkhông gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặpkhó khăn.

c Tâm lý, thói quen khách hàng

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàngvà những đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở các nước phát triển,khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản củahọ Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn Ởkhoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập vàtâm lý của người gửi tiền Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngânhàng có thể huy động trong tương lai Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biếnđộng ra vào của các nguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có

Trang 23

tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin củakhách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàngloạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng Một đặc điểm quan trọng của đốitượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngânhàng Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huyđộng vốn.

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

a.Các hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạnghình thức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phongphú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấynhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu và tâm lí của các tầng lớpdân cư Mức độ đa dạng các hình thức huy động càng cao thì dễ dàng đáp ứng mộtcách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiềnphù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trươc khiđưa vào áp dụng một hình thức mới.

b Chính sách lãi suất cạnh tranh:

Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trởnên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửihiện có Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đối cao.Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn vớicác tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành cáccông cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ.Khi lãi suất tối đa bị loại bỏtrong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trởnên gay gắt Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệttương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tưchuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang côngcụ khác.

c Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng

* Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả

năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được

Trang 24

khách hàng đến với mình Mặt khác, quản lí tốt sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tănguy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

* Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới

chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngânhàng.

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ cónhiều bất cập Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộsao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường

d Công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau:Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng

Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh củangân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảmthấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tạicác ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãisuất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quantâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cung ứng Với cùng một lãisuất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sựthuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn

e Các dịch vụ ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so các ngânhàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngânhàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặtđường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cánbộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng làlợi thế đáng quan tâm của các NHTM Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranhvề dịch vụ ngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngânhàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

f Mức độ thâm niên của một Ngân hàng:

Trang 25

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họcũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàngmới thành lập Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uytín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao Dovậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối vớikhách hàng

g Chính sách quảng cáo:

Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáotrong thời đại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn đượcđề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này Đồng thời ngân hàngcũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nêndùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.

h Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn:

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức cácquĩ tiết kiệm Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợicho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tếnhư nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệthống ngân hàng thương mại Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khácnhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy động vốn cũngkhác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng chomình một chiến lược huy động thích hợp.

Chương 2

Trang 26

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DICH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Sở giao dich I Ngân hàng công thương Việt Nam.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, tên giao dịch ICBV,Transaction ofice No1, là chi nhánh loại 1 trong hệ thống NHCT VN , là đầu mốicho các chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội triển khai chương trình hợp tác củaNHCT VN với các đối tác và bạn hàng, là nơI thí điểm các chương trình sản phẩmmới của NHCT VN.

Quá trình hình thành Sở giao dịch chia các giai đoạn sau:a Từ năm 1988 trở về trước: là ngân hàng Hoàn Kiếm

b Từ năm 1988 - 1/4/1993 : là Ngân hàng Công thương Hà Nội

Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này:

* Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ đơn điệu, kinhdoanh đối nội là chủ yếu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển.

* Đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, đông về số lượng, song yếu vềchất lượng, nhất là kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường

* Qui mô hoạt động còn khiêm tốn:

- Nguồn vốn huy động đến 31/12/1993 đạt 522 tỷ đồng- Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/1993 đạt 323 tỷ đồng

c Từ 1/4/1993- 31/12/1993: được sáp nhập với ngân hàng Côngthương trung ương, có tên là Hội sở NHCT VN.

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này:

* Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ được tăng cường* Sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá phong phú, đa dạng

Trang 27

* Kinh doanh đối ngoại phát triển mạnh

* Đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thích ứng dần với hoạt động kinhdoanh trong cơ chế thị trường

d.Từ 1/1/1999 đến nay: Hội sở được tách ra theo quyết định số 134/QĐ

HĐQT-NHCTVN và mang tên là Sở giao dịch I NHCT VN, hạch toán phụ thuộc.

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này:

* Hoạt động kinh doanh phát triển mạnh đều trên tất cả các mặt

nghiệp vụ, áp dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả điểm huy động vốn.* Mở rộng mạng lưới kinh doanh, pphát triển dịch vụ mới: năm 2001 đã mởphòng giao dịch số 1 và tổ nghiệp vụ bảo hiểm.

* Qui mô hoạt động:

- Nguồn vốn huy động tăng 275 lần so 1988, chiếm 20% tổng nguồnvốn huy động của toàn hệ thống NHCT VN

- Dư nợ cho vay tăng 40 lần so 1988

2.1.2 Cơ cấu tổ chức SGD I NHCT VN.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của SGD bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giámđốc, 12phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch, 1 tổ nghiệp vụ bảo hiểm Nhiệm vụ chính củacác phòng ban như sau:

* Phòng tổng hợp và tiếp thị:

- Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ theo hướng dẫn của Tổng giám

đốc, trực tiếp điều hành lao động, tài sản tại quỹ tiết kiệm, đảm bảo an toàn tài sản,tiền bạc của cơ quan, Nhà nước theo đúng chế độ

- Tổng hợp, phân tích báo cáo mọi tình hình hoạt động của SGD theo yêu cầucủa giám đốc SGDI, giám đốc NHNN trên địa bàn, tổng giám đốc NHCTVN.

* Phòng tín dụng: gồm 3 phòng( phòng khách hàng 1, khách hàng 2, kháchhàng 3) với nhiệm vụ chính sau:

Trang 28

- Thực hiện cho vay, thu nợ ( ngắn hạn, trung hạ, dài hạn) bằng VND vàngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân theo đúng cơ chế tín dụng của NHNN vàhướng dẫn của Tổng giám đốc

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giảI quyết vướng mắc trong hoạt độngkinh doanh tại Sở giao dịch, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mới phátsinh để báo cáo tổng giám đốc xem xét, giảI quyết.

- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịp thời

chất lượng các báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo * Phòng kế toán:

- Thực hiện mở tài khoản giao dịch với khách hàng, hạch toán chính xác, kịpthời mọi biến động về vốn, tài sản của khách hàng và ngân hàng

- Tiếp nhận, xử lý hạch toán kế toán theo đúng quy định các hồ sơ vay vốncủa khách hàng, phối hợp với phòng kinh doanh để thực hiện nợ kịp thời, đúng chếđộ.

- Tham mưu cho giám đốc trích lập, hạch toán, sử dụng quỹ phúc lợi, quỹkhen thưởng phù hợp với chế độ Nhà nước và của Tổng giám đốc.

* Phòng tài trợ thương mại:

- Xây dựng giá mua bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinhtế, tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và làm các dịch vụ ngân hàng đốingoại theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của Tổng giám đốc.

Trang 29

- Thực hiện kiểm tra kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh tại sở,báo cáokết quả kiểm tra kiểm toán bằng văn bản với giám đốc sở, với tổng giám đốcNHCTVN, kiến nghị những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về qui chế

- Tổ chức điều chuyển tiền giữa qũy nghiệp vụ tại sở và NHNN thành phố HàNội an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu chi trả tại sở.

- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ theo đúng qui định của nhà nước và của NHCTVN,tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, xây dựng nội qui bảo vệ cơ quan, quảnlí và điều hành xe ôtô, nội qui sử dụng điện, điện thoại tại sở.

2.1.3 Kết quả một số mặt hoạt động của SGDI NHCT VN trong một vài năm gần đây:

Trang 30

Trong những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước,SGDI đã thu được những thành qủa đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, tạodựng được một vị trí quan trọng trong hệ thống cũng như trong nền kinh tế SGD Ingày càng khẳng định là đơn vị đứng đầu trong toàn hệ thống, cố gắng vươn lênvới phương châm: “ uy tín- hiệu quả- luôn mang đến sự hài lòng cho mọi kháchhàng”, xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp

a Về huy động vốn;

- Tổng vốn huy động năm 2002 đạt: 14.065 tỷ đồng - Tổng vốn huy động năm 2003 đạt: 15.158 tỷ đồng - Tổng vốn huy động năm 2004 đạt: 14.025 tỷ đồng

Để đạt được tốc dộ tăng trưởng nguồn vốn trên, cùng với chính sách lãI suấtchủ động, linh hoạt, SGDI luôn phối hợp hài hòa với nhiều yếu tố tích cực như:hình thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượngkhách hàng, đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích songsong việc đổi mới phong cách giao tiếp văn minh, tận tình, chu đáo Nguồn vốnhuy động tại SGD luôn chiếm 20% trên tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thốngNHCT VN, có thời điểm số dư tiền gửi đã lên tới 15.000 tỷ đồng, không nhữngđáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn và thanh toán của mọi đối tượng kháchhàng mà còn điều chuyển về NHCT VN một lượng vốn lớn, góp phần cho vay pháttriển kinh tế xã hội của đất nước.

b Về hoạt động đầu tư tín dụng

- Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2001 đạt: 2.088 tỷ đồng - Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2002 đạt: 2.806 tỷ đồng - Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2003 đạt: 3.935 tỷ đồng

Cho vay nền kinh tế là hoạt động cơ bản, quan trọng, tạo ra lợi nhuận củangân hàng Với mục tiêu tăng trưỏng tín dụng, đảm bảo yêu cầu về chất lưọng tíndụng, lấy chất lượng tín dụng làm trọng và phù hợp cơ chế quản lý, giám sát củangân hàng, SGD I đã chủ động cho vay với mọi đối tuợng khách hàng thuộc tất cảcác thành phần kinh tế Tỷ lệ cho vay trong những năm gần đây đã tăng dần Cụthể năm 2001 là 2.088 tỷ nhưng đến năm 2002 đã tăng lên 2.806 tỷ Đặc biệt dư nợcho vay đã tăng lên vượt bậc 3.935 tỷ vào năm 2003.

Trang 31

c Về hoạt động kinh doanh đối ngoại

* Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :

Trong vài năm gần đây, thị truờng ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá ngoạitệ liên tục tăng.Tuy vậy, SGD I đã chủ động khai thác ngoại tệ trên cơ sở tăngcường các biện pháp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là mua bán ngoại tệcó kỳ hạn Số liệu cụ thể qua các năm :

Bảng 1: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ SGD I NHCT VN

Đơn vị: Triệu đồngLoại ngoại

USD 106.409.804,47 112.728.454,85 110.772.658,78 113.661.211,08JPY 597.335.195,70 215.982.907,03 597.155.232 206.115.414EUR 48.352.916,69 30.785.871,01 48.797.449,25 30.804.039,01

(Nguồn: Phòng tổng hợp SGD I NHCT VN) Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaSGD I tăng đáng kể qua các năm Năm 2002, SGD đã mua được hơn 106 triệuUSD và các loại ngoại tệ khá như JPY(597.335.195,70 triệu), EUR (48.352.916,69triệu) Bên cạnh đó, doanh số bán đạt hơn 110 triệu USD; 597.155.232 triệu JPYvà 48.797.449,25 triệu EUR Đến năm 2003, doanh số mua tăng lên là 112 triệuUSD và doanh số bán đạt 113 triệu USD Các ngoại tệ khác với doanh số cũngtăng đáng kể…đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng nhập khẩu cóquan hệ tiền gửi, tiền vay tại SGD và một số đơn vị thuộc hệ thống NHCT VN.

* Nghiệp vụ thanh toán quốc tế :

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đã tạo điều kiện mở rộng cácnghiệp vụ thanh toán quốc tế như: L/C nhập khẩu, thanh toán nhờ thu, thanh toánT/T, thanh toán Séc du lịch, thẻ Visa, Mastercard Cụ thể năm 2003:

+ L/C nhập: Mở 636 L/C , trị giá 59.725.400,42 USDThanh toán 767 L/C , trị giá 56.540.046 USD

+ L/C xuất+ nhờ thu xuất: Thông báo : 48 món,trị giá 1.379.009USD Thanh toán: 57 món, trị giá 1.336.769,56 USD + Nhờ thu : Thông báo 278 món trị giá 7.044.403,16 USD

Thanh toán 274 món, trị giá 6.747.101,81 USD

Trang 32

+ Thanh toán T/T: trị giá 39.795.345 USD + Thanh toán thẻ, Séc: trị giá 171.908 USD

Hiện nay, SGD I đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch tiếp cận, giới thiệurộng rãi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế và các sản phẩm dịch vụ kháccủa NHCTVN với mọi đối tượng khách hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàngquốc tế mới như chuyển tiền nhanh, thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất, thẻATM…

d Công tác kế toán-thông tin điện toán:

Công tác kế toán đã chấp hành tốt pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước,đảm bảo hạch toán chính xác,kịp thời, không để xảy ra sai sót.Hiện nay,SGD đãtriển khai các phần mềm quản lý, cập nhật chương trình kịp thời, xử lý số liệuchính xác, cung cấp thông tin đầy đủ, phản ánh số liệu trung thực, giúp lãnh đạonắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh để chỉ đạo quản lý vốn,điều hành vốn cóhiệu quả.SGD I đã nghiên cứu các đề tài ứng dụng: áp dụng Marketing trong hoạtđộng kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ truyền số liệu giữa ngân hàng và kháchhàng,cập nhật thông tin ứng dụng.

c Kết quả kinh doanh :

Bảng 2: Báo cáo hoạt động kinh doanh

Trang 33

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại SGD I NHCT VN.

Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của cácngân hàng nói chung và của SGD I nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngânhàng là nguồn vốn huy động Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụđộc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung giankhác như thanh toán, chuyển tiền của NHTM.

Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứngnhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình pháttriển của đất nước Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thịtrường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao.

Bảng 3: Biến động của nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

1 Tổng nguồn vốn

2.Tăng(giảm)số tuyệt đối

3.Tỷ lệ so với năm trước

(Nguồn: Phòng tổng hợp SGDI NHCT VN)

Với phương châm tăng cường nguồn vốn, SGD đã cố gắng thực hiện đadạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau.Do vậy, nguồnvốn tăng với tốc độ khá lớn, đáp ứng nhu càu phát triển của nền kinh tế.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của SGD tăng trưởng quacác năm Tính đến 31/12/2000, tổng nguồn vốn huy động là 9.262 tỷ, nhưng đến31/12/2001, con số này lên tới 11.587 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ 2000 Đến31/12/2002, tổng huy động vốn tăng 26% so cùng kỳ 2001 Tính đến 31/12/2004,tổng nguồn vốn huy động là 14.025 tỷ đồng( giảm 1.133 tỷ so năm 2003) Sở dĩgiảm như vậy là do nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn

Trang 34

nhưng luụn biến động, tiền gửi khụng kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, nguồn tiền gửidõn cư tương đối ổn định nhưng cả năm khụng tăng.

Tỷ đồng

NămSố tiền

Hiện nay, SGD I NHCT VN đang huy động vốn chủ yếu từ cỏc nguồn sau:Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dõn cư, huy động vốn từ việc phỏt hành giấy tờcú giỏ Dưới đõy, em sẽ đi phõn tớch cụ thể từng nguồn vốn trong tổng nguồnvốn huy động:

2.2.1 Tiền gửi doanh nghiệp:

Đõy thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngõn hàng, là một bộ phận tiền tệtạm thời chưa sử dụng đến trong quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh của cỏc doanhnghiệp Tỡnh hỡnh tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Tỡnh hỡnh huy động vốn từ Doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

1.Vốn huy động 9.262 11.587 14.605 15.158 14.0252.Tiền gửi của DN 6.256 8.113 10.817 10.981 9.918

Trang 35

Năm 2002, con số này là 10.817 tỷ đồng, tăng gấp 1,33 lần (khoảng 2.704 tỷ) sovới năm 2001 Đến năm 2003, tiền gửi các doanh nghiệp là 10.981 tỷ, tăng gấp1,01 lần so với năm 2002 Đây thực sự là một kết quả đáng mừng bởi trong điềukiện các NHTM nói chung cũng như của các NHTM trên địa bàn thành phố HàNội nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đa ra các mức lãi suất và hìnhthức huy động vốn hấp dẫn thì SGD vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòngkhách hàng bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp Trong thời gian tới SGDI cần phát huy hơn nữa thế mạnh này bởi việc tiếp cận với các nguồn tiền gửi củacác TCKT, doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bánngoại tệ, bảo lãnh, cho vay

Mặt khác, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn là lớn hơn sovới có kỳ hạn (dao động từ 85-87% trong tổng tiền gửi doanh nghiệp) Nguồn tiềnnày hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cácdoanh nghiệp Đây là nguồn vốn đang được khai thác nhất vì đối với các đơn vị,nguồn tiền này luôn biến động.Tiền gửi không kỳ hạn được chú trọng vì bộ phậnnày có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của ngân hàng

Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc,UNC, UNT, chuyển tiền…Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn nàythấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư Vì vậy, SGD đã có những biện phápnhằm thu hút lượng tiền gửi này như: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sáchđãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.

Trang 36

NămTỷ đồng

Vốn huy động Tiền gửi của DN

Qua biểu đồ trờn, ta thấy tiền gửi tăng lờn qua cỏc năm, đặc biệt vào cuối năm, do doanh nghiệp thu được nhiều tiền bỏn sản phẩm, hàng húa hơn vào thời điểm này Sự biến động này phụ thuộc trực tiếp vào tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chớnh sỏch của bản thõn ngõn hàng, cỏc dịch vụ ngõn hàng

cung cấp cho khỏch hàng

2.2.2 Tiền gửi dõn cư

Khoản mục kế tiếp trong nguồn vốn huy động của ngõn hàng là tiền gửi tiếtkiệm từ dõn cư Đõy là nguồn tiền của dõn cư chưa sử dụng đến đem gửi vào Ngõnhàng để lấy lói Nú thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngõn hàng khi chuyểnsang cơ chế hạch toỏn kinh doanh

Ngày đăng: 14/11/2012, 08:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Bỏo cỏo hoạt động kinh doanh - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Bảng 2 Bỏo cỏo hoạt động kinh doanh (Trang 32)
Bảng 3: Biến động của nguồn vốn huy động - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Bảng 3 Biến động của nguồn vốn huy động (Trang 33)
Biểu 1: Tình hình tăng trưởng vốn huy động - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
i ểu 1: Tình hình tăng trưởng vốn huy động (Trang 34)
Biểu số 2: Tình hình huy động vốn từ DN - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
i ểu số 2: Tình hình huy động vốn từ DN (Trang 36)
Bảng 5: Tỡnh hỡnh huy động vốn từ dõn cư - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Bảng 5 Tỡnh hỡnh huy động vốn từ dõn cư (Trang 37)
Bảng 6: Kết cấu tiền gửi dõn cư - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Bảng 6 Kết cấu tiền gửi dõn cư (Trang 38)
Bảng 8: Tỡnh hỡnh phỏt hành giấy tờ cú giỏ bỡnh quõn thỏng 6/2005 - Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Bảng 8 Tỡnh hỡnh phỏt hành giấy tờ cú giỏ bỡnh quõn thỏng 6/2005 (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w