1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số quy định mới trong luật quản lý thuế 2019 và thông tư 402021TT BTC liên quan đến thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử

35 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

MỤC LỤC I. LỜI MỞ ĐẦU 1 II. THỰC TRẠNG 1 1. Thương mại điện tử ở Việt Nam 1 2. Pháp luật điều chỉnh việc thu thuế thương mại điện tử ở Việt Nam 4 3. Thực trạng thu thuế thương mại điện tử tại Việt Nam 8 4. Các quy định mới theo Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 402021TTBTC 10 III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI TRONG LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 2019 VÀ THÔNG TƯ 402021TTBTC 12 1. Quy định ngân hàng thương mại khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức nước ngoài có doanh thu thương mại điện tử ở Việt Nam 12 1.1. Đánh giá quy định 12 1.2. Một số quy định liên quan trên thế giới 15 2. Quy định sàn thương mại điện tử nộp thuế giá trị gia tăng thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn 16 2.1. Đánh giá quy định 16 2.2. Một số quy định liên quan trên thế giới 27 3. Sàn thương mại điện tử đóng thuế thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn 29 3.1. Đánh giá quy định 29 3.2. Thế giới đang thực hiện như thế nào? 31 IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 31 I. LỜI MỞ ĐẦU Theo Cục thương mại và kinh tế số, Thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua, riêng trong năm 2020 mức tăng trưởng đạt 18% với quy mô thị trường là 11,8 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tính đến tháng 012020, Việt Nam có số lượng người dùng internet chiếm khoảng 68,17% dân số, nằm trong top 20 nước có tỷ lệ người dùng internet cao nhất thế giới. Lượng khách truy cập các sàn trung bình khoảng 3,5 triệu lượt mỗi ngày. Với các chỉ số như trên, dự báo đến năm 2024, quy mô thị trường sẽ đạt tới con số 26,1 tỷ USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng, doanh thu cao không hề đồng nghĩa với việc nguồn thu thuế cũng cao tương ứng. Rất nhiều năm qua, báo chí đã phản ánh về sự thiếu hụt trong nguồn thu thuế thương mại cụ thể. Ví dụ như trên tờ Tiền Phong cũng đã từng xuất hiện một bài báo với tựa đề: “Thương mại điện tử: Thất thu hàng trăm tỷ đồng”. Nguyên nhân của sự thất thoát này có thể đến từ nhiều phía, tuy nhiên, một trong những lý do cơ bản nhất vẫn là do trước đây Việt Nam chưa có những quy định pháp luật phù hợp và hiệu quả. Đến khi Luật quản lý thuế 2019 và gần đây nhất là Thông tư số 402021TTBTC được ban hành, thì lại làm dấy lên những ý kiến trái chiều, người đồng lòng ủng hộ, kẻ lại lo lắng phản đối. Với mục đích tìm hiểu tình hình và đưa ra được những giải pháp thích hợp, bài tiểu luận đề tài “Một số quy định mới trong Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 402021TTBTC liên quan đến thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử” xin được tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp lý liên quan đến việc thu thuế trong ngành thương mại điện tử chủ yếu được ban hành mới đây trong Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư số 402021TTBTC đồng thời tham khảo quy định của một số nước trên thế giới để có cái nhìn khách quan và cập nhật nhất.

Trang 1

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI TRONG LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 2019 VÀ THÔNG TƯ 40/2021/TT-BTC LIÊN QUAN ĐẾN THU THUẾ TRONG LĨNH VỰC

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2021

Môn: Luật Thuế GVHD: ThS Nguyễn Thế Đức Tâm

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU 1

II THỰC TRẠNG 1

1 Thương mại điện tử ở Việt Nam 1

2 Pháp luật điều chỉnh việc thu thuế thương mại điện tử ở Việt Nam 4

3 Thực trạng thu thuế thương mại điện tử tại Việt Nam 8

4 Các quy định mới theo Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 40/2021/TT-BTC 10

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI TRONG LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 2019 VÀ THÔNG TƯ 40/2021/TT-BTC 12

1 Quy định ngân hàng thương mại khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức nước ngoài có doanh thu thương mại điện tử ở Việt Nam 12

1.1 Đánh giá quy định 12

1.2 Một số quy định liên quan trên thế giới 15

2 Quy định sàn thương mại điện tử nộp thuế giá trị gia tăng thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn 16

2.1 Đánh giá quy định 16

2.2 Một số quy định liên quan trên thế giới 27

3 Sàn thương mại điện tử đóng thuế thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân kinh doanh trên sàn 29

3.1 Đánh giá quy định 29

3.2 Thế giới đang thực hiện như thế nào? 31

IV KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 31

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

Theo Cục thương mại và kinh tế số, Thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởngmạnh mẽ trong những năm vừa qua, riêng trong năm 2020 mức tăng trưởng đạt 18% vớiquy mô thị trường là 11,8 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thudịch vụ tiêu dùng cả nước Tính đến tháng 01/2020, Việt Nam có số lượng người dùnginternet chiếm khoảng 68,17% dân số, nằm trong top 20 nước có tỷ lệ người dùng internetcao nhất thế giới Lượng khách truy cập các sàn trung bình khoảng 3,5 triệu lượt mỗingày Với các chỉ số như trên, dự báo đến năm 2024, quy mô thị trường sẽ đạt tới con số26,1 tỷ USD.1

Tuy nhiên, mức tăng trưởng, doanh thu cao không hề đồng nghĩa với việc nguồn thuthuế cũng cao tương ứng Rất nhiều năm qua, báo chí đã phản ánh về sự thiếu hụt trongnguồn thu thuế thương mại cụ thể Ví dụ như trên tờ Tiền Phong cũng đã từng xuất hiệnmột bài báo với tựa đề: “Thương mại điện tử: Thất thu hàng trăm tỷ đồng”.2 Nguyên nhâncủa sự thất thoát này có thể đến từ nhiều phía, tuy nhiên, một trong những lý do cơ bảnnhất vẫn là do trước đây Việt Nam chưa có những quy định pháp luật phù hợp và hiệuquả Đến khi Luật quản lý thuế 2019 và gần đây nhất là Thông tư số 40/2021/TT-BTCđược ban hành, thì lại làm dấy lên những ý kiến trái chiều, người đồng lòng ủng hộ, kẻ lại

lo lắng phản đối

Với mục đích tìm hiểu tình hình và đưa ra được những giải pháp thích hợp, bài tiểuluận đề tài “Một số quy định mới trong Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 40/2021/TT-BTC liên quan đến thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử” xin được tập trung phântích, đánh giá các quy định pháp lý liên quan đến việc thu thuế trong ngành thương mạiđiện tử chủ yếu được ban hành mới đây trong Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư số40/2021/TT-BTC đồng thời tham khảo quy định của một số nước trên thế giới để có cáinhìn khách quan và cập nhật nhất

1 Thương mại điện tử ở Việt Nam

Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới và rất rộng Nhưng có thể bao hàm nó ởđịnh nghĩa như sau: Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn

bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạngInternet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.3 Ví dụ một số hoạt động

1 https://tuoitre.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-dat-11-8-ty-usd-tang-an-tuong-18-20210124163408234.htm

2 https://cafef.vn/thuong-mai-dien-tu-giua-dai-dich-that-thu-hang-tram-ty-dong-20200813080841216.chn

3 Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013

Trang 4

thương mại điện tử có thể kể đến như quảng cáo, khuyến mãi, mua bán, đặt hàng, thanhtoán, giao hàng, dịch vụ hậu mãi, …

Hình 1: Thương mại điện tử là gì? (Nguồn: Internet 4 )

Các hoạt động này thường được diễn ra ở website thương mại điện tử Websitethương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặctoàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bàygiới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch

vụ sau bán hàng.5

Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định có 2 loại website thương mại điện tử

như sau: “Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các

thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.” 6 Các trang web như:

Vietnamairlines, Jetstar airlines thành lập với mục đích bán vé máy bay đồng thời cungcấp các dịch vụ liên quan như check-in, kiểm tra hành trình,… Trong khi đó,

loại hàng hóa thiết yếu, thực phẩm và dịch vụ giao hàng tận nhà Ngoài ra, có một số loại

4 https://hocvien.haravan.com/blogs/chia-se-thong-tin/website-thuong-mai-dien-tu-la-gi

5 Khoản 8, Điều 3, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013

6 Khoản 1, Điều 25, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013

Trang 5

website cung cấp các hàng hóa vô hình, dịch vụ như www.netflix.com là một kho phimtrực tuyến, hay www.google.com cung cấp các giải pháp quảng cáo hữu hiệu GoogleAdwords cho các doanh nghiệp, cá nhân trong thời đại số bùng nổ hiện nay

Bên cạnh website thương mại điện tử bán hàng, Nghị định 52/2013/NĐ-CP còn quy

định thêm về website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử “Website cung cấp dịch vụ

thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.” 7

Trong đó, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phépcác thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành mộtphần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.8

Một trong những dự án Sàn giao dịch Thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam là

Ngân hàng Công thương và VDC cùng triển khai và chính thức khai trương vào tháng04/2013 Dù dự án này chỉ giới hạn cho 36 doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đăng ký thamgia, cung cấp thông tin chủ yếu về đồ thủ công mỹ nghệ cùng các dịch vụ như truy cập,tìm kiếm văn bản pháp luật miễn phí, giúp quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, … đây thực sựvẫn được xem là một bước khởi đầu rõ rệt cho ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam.Dần dần, càng nhiều sàn Thương mại điện tử và phát triển mạnh mẽ, ví dụ như:

túy là sàn thương mại điện tử với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia không phải

là chủ sở hữu website tiến hành hoạt động liên quan đến quy trình mua bán hàng hóa, dịch

vụ Ngoài ra, còn rất nhiều website, ứng dụng thịnh hành khác ở Việt Nam có sự kết hợpgiữa website thương mại bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, ví dụ:

Nhà sách Smart, Tiki Trading, Lazada và các nhà cung cấp khác), ứng dụng Grab, Gojek,Now, Baemin (cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa, đồng thời cũng làđịa điểm bán hàng trực tuyến cho các quán ăn, nhà cung cấp thực phẩm, siêu thị, …), haynhư www.facebook.com (vừa cung cấp giải pháp quảng cáo, vừa hỗ trợ các trang –

7 Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013

8 Khoản 9, Điều 3, Nghị định số 52/2019/NĐ-CP về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013

Trang 6

fanpage bán hàng) Nhưng đặc biệt, rất nhiều hoạt động Thương mại điện tử, bán hàngonline ở Việt Nam đang được thực hiện trên nền tảng các mạng xã hội vốn không có chứcnăng cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử như bán hàng trên tài khoản cá nhân trênFacebook, Instagram, Zalo, …

Nói tóm lại, thương mại điện tử ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh vàngày càng có sự cải tiến, bổ sung các chức năng tương tự nhau ở các trang mạng xã hội,sàn thương mại điện tử khiến việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử vào mộtloại hình nhất định cũng khó khăn hơn Ví dụ, theo như báo cáo nghiên cứu của PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì xu hướng dùng mạng xã hội để quảngcáo, tiếp thị, phân phối sản phẩm đang có chiều hướng gia tăng Các tính năng mới liêntục được cập nhật như livestream trên facebook, instagram, clip quảng cáo trên Tiktokgiúp cho hoạt động quảng cáo sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn và biến những nền tảngmạng xã hội này phần nào đó mang ý nghĩa như là một sàn thương mại điện tử

Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý và thu thuế Đểkhắc phục tình trạng này, trước hết cần tìm hiểu về các quy định pháp lý liên quan đếnviệc thu thuế thương mại điện tử ở Việt Nam

2 Pháp luật điều chỉnh việc thu thuế thương mại điện tử ở Việt Nam

Trước năm 2000, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới Hệ thống phápluật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng củathương mại điện tử.9 Trong Báo cáo về Hiện trạng thương mại điện tử ở Việt Nam năm

2003 do Ban Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử của Bộ Thương mại phát hành,lần đầu tiên thương mại điện tử được ví như “Con đường tơ lụa mới”, đồng thời nêu lênyêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp để hỗ trợ và pháttriển ngành này Hay có thể ví von rằng “Cần có luật giao thông cho mọi người đi trênCon đường tơ lụa mới”.10

Từ thời điểm đó đến nay, đã có khoảng hơn 80 Luật, Bộ Luật, Nghị định, Thông tưđược ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử.Dưới đây liệt kê tất cả Luật, Bộ Luật liên quan đến thương mại điện tử và một số Nghịđịnh, Thông tư liên quan đến lĩnh vực thanh toán, thuế trong Thương mại điện tử

9 Lời mở đầu, Báo cáo Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam do Ban Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại phát hành vào tháng 09/2013

10 Trang 1, Báo cáo Hiện trạng ứng dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam do Ban Công nghệ thông tin và Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại phát hành vào tháng 09/2013

Trang 7

STT Thời gian ban hành Luật

3 14/06/2019 Luật Phòng, Chống tác hại của rượu bia

9 12/06/2017 Luật Quản lý ngoại thương (QLNT)

10 12/06/2017 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục về danhmục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệncủa Luật Đầu tư

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuếgiá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và LuậtQuản lý thuế

Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danhmục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệncủa Luật Đầu tư

15 19/11/2015 Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM)

16 21/11/2007 Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi bổ sung năm

2012, 2014)

21 03/06/2008 Luật Thuế Giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ

sung vào năm 2014, 2015, 2016)

22 03/06/2008 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa

đổi, bổ sung vào năm 2013)

23 29/06/2006 Luật Công nghệ thông tin (CNTT)

24 29/11/2005 Luật Giao dịch điện tử (GDĐT)

26 09/04/2020 Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và

chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước

27 08/04/2020 Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục

hành chính trên môi trường điện tử

28 12/09/2018 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn

điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Trang 8

STT Thời gian ban hành Luật

Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày

22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanhtoán không dùng tiền mặt

30 16/05/2013 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử

31 22/11/2012 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không

dùng tiền mặt

32 01/06/2021 Thông tư 40/2021/TT-BTC về thuế Giá trị gia

tăng, thuế Thu nhập cá nhân với hộ kinh doanh

Thông tư số 59/2015/TT-BCT quy định về quản lýhoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trênthiết bị di động sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư21/2018/TT-BCT ngày 20/08/2018

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiệnthuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đốivới cá nhân có hoạt động kinh doanh

Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lýwebsite thương mại điện tử sửa đổi, bổ sung bởiThông tư 21/2018/TT-BCT ngày 20/08/2018

36 31/12/2014 Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch

vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Bảng 1: Một số Luật, Bộ Luật, Nghị định và Thông tư điều chỉnh các lĩnh vực liên quan

đến Thương mại điện tử 11

Tóm lại, theo thông tin được đăng tải trên website của Tổng cục Thuế12 thì trước khi

có các quy định mới trong Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư số 40/2021/TT-BTC, cácloại thuế liên quan đến giao dịch thương mại điện tử được quy định như sau:

Thuế giá trị gia tăng: Các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và

tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; Tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịuthuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (theo Điều 3 vàĐiều 4 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014,

2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn) Do đó, các hàng hóa hữu hình, hay các loạidịch vụ sử dụng tại Việt Nam mà được mua, bán thông qua loại hình thương mại điện tử

11 Phụ lục 1, Báo cáo Thương mại điện tử năm 2020 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công thương phát hành năm 2020

12 http://www.gdt.gov.vn/wps/portal

Trang 9

từ các trang mạng điện tử dù đặt tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác thì người bán đềuphải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều

2 và Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 Cụ thể: Doanh nghiệp Việt Namphải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuếphát sinh ngoài Việt Nam; doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Namphải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam có hoặc không liên quanđến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Namliên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; doanh nghiệp nước ngoài không có cơ

sở thường trú tại Việt Nam vẫn phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tạiViệt Nam

Để tạo thuận lợi cho hoạt động khai, nộp thuế cũng như phù hợp với thông lệ quốc

tế, đối với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh phát sinh thunhập tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân, không thực hiện chế độ kế toán,chứng từ theo pháp luật của Việt Nam thực hiện việc xác định số thuế phải nộp (thuế giátrị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo tỷ lệ %/doanh thu và tổ chức Việt Nam cótrách nhiệm khấu trừ tiền thuế của doanh nghiệp nước ngoài từ số tiền chi trả cho doanhnghiệp nước ngoài và nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước

Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế thu nhập cá

nhân năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014), đối tượng nộp thuế thunhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong

và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuếphát sinh trong lãnh thổ Việt Nam Như vậy, cá nhân công dân Việt Nam hay cá nhânnước ngoài phát sinh thu nhập từ các giao dịch thương mại tại Việt Nam và tại các trangmạng của Việt Nam cũng như các trang mạng quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế thunhập cá nhân

Các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam: Luật Quản lý thuế

năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012, 2014 và 2016) quy định các chủ thể kinhdoanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đăng ký, khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành cáchoạt động kinh doanh Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trútại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ, hànghoá có kèm theo dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân trong nước thì tổ chức, cá

Trang 10

nhân trong nước sẽ phải khấu trừ tiền thuế của doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài và khai,nộp số tiền thuế này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trong nước không khấu trừ tiền thuế của tổ chức, cánhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong nước phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụthuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài

3 Thực trạng thu thuế thương mại điện tử tại Việt Nam

Nhìn chung Hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý thuế đối với lĩnh vực thươngmại điện tử của Việt Nam trước khi ban hành Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư số40/2021/TT-BTC đã được quy định khá đầy đủ Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đềnhư sau:

Phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam khôngtiến hành đăng ký kinh doanh nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đốitượng Đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội (nhưthông qua Google, Facebook, Zalo ) Trong đó, các hành vi mà doanh nghiệp vi phạmthường là không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu thuế giá trị gia tăng; Không kê khaithuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có phát sinh dịch vụ ở ViệtNam Còn trong trường hợp của Netflix, tuy có doanh thu khủng (43 triệu USD) trongnăm 2020 ở Việt Nam, Netflix vẫn chưa đóng tiền thuế, đồng thời lên tiếng rằng họ sẵnsàng đóng thuế nhưng hiện Việt Nam chưa có cơ chế thích hợp để Netflix thực hiện nghĩa

vụ của mình.13

Ngoài ra, hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhânhiện nay đang bùng phát nhanh chóng, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài để tiếnhành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch buôn bán

Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán cáckhoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế Trong đó, một bộ phậnkhá lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trựctiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanhthu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, để quản lý và thu thuế đối với các tổ chức, cá nhânkinh doanh thương mại điện tử trên các trang web, Facebook, … cơ quan thuế phải thựchiện rà soát tới 14.951 trang web và phát hiện được 1.092 chủ trang web thuộc đối tượng

13 Netflix says ready to pay tax in Vietnam: dong-20200813080841216.chn

Trang 11

https://cafef.vn/thuong-mai-dien-tu-giua-dai-dich-that-thu-hang-tram-ty-chịu thuế Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có 56 cá nhân tự giác kê khai với số thuế khai bổsung và tiền chậm nộp là 1,83 tỷ đồng.14

Ngoài ra, còn có tình trạng một số hoạt động thương mại điện tử chưa có trong danhmục ngành nghề kinh doanh (ví dụ như kinh doanh thẻ Google Play Card), hơn nữa còn

có hoạt động thương mại điện tử đang trong tình trạng tranh cãi thuộc vào loại hình kinhdoanh nào, dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất, loại hình để đánh thuế hoạtđộng kinh doanh, trong khi tùy theo loại hình hoạt động mà cơ quan quản lý thuế áp dụngcác mức thuế khác nhau

Thực tế cho thấy, đã xuất hiện nhiều cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán tiền

“ảo”, chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê ứng dụng để đặt quảngcáo trực tuyến có doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồngnhưng không kê khai, nộp thuế đầy đủ

Vấn đề xác định doanh thu, thu nhập của các đối tượng kinh doanh thương mại điện

tử cũng gặp khó khăn Hiện nay, công tác quản lý thương mại điện tử chưa có các công cụ

để kiểm soát, theo dõi lượng hàng hóa cũng như doanh thu phát sinh từ các hoạt độngnày

Việc xác định doanh thu chủ yếu dựa trên hóa đơn bán hàng và nội dung giao dịchthanh toán Nhưng nhiều đối tượng kinh doanh thương mại điện tử khi cung cấp hàng hóa,dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thực tế; Thực hiện phươngthức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, hoặc nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụngcác tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế Một số chi cục thuế thì cho biếtkhi mời các hộ kinh doanh có bán hàng qua mạng lên kê khai thì các hộ đều nói doanh thukhoán thuế đã bao gồm luôn cả doanh thu bán hàng online rồi nên không chấp nhận kê khaithêm

Trong khi đó, pháp luật cũng chưa có quy định về trách nhiệm của ngân hàng trongviệc cung cấp thông tin giao dịch thanh toán thương mại điện tử, trách nhiệm của các đơn

vị cho thuê máy chủ về cung cấp thông tin các doanh nghiệp vận hành các trang mạng cóhoạt động kinh doanh thương mại điện tử , nên cơ quan Thuế còn gặp khó khăn trongquản lý kê khai, xác định doanh thu của các đối tượng kinh doanh thương mại điện tử Ngoài ra, thương mại điện tử còn có những tính chất đặc thù như quy mô hoạt độngrộng trên môi trường internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che dấu hoặc xóa dữliệu giao dịch Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế là khá khó khăn đối với các giao dịchthương mại điện tử xuyên biên giới ví dụ như trường hợp cung cấp dịch vụ đặt phòng trực

14 https://cafeland.vn/doanh-nhan/doanh-nhan/thue-va-mang-ao-27535.html

Trang 12

tuyến, dịch vụ du lịch đăng ký trực tuyến Trong các trường hợp này, khách hàng sử dụngdịch vụ thường trả tiền trực tiếp cho doanh nghiệp ở nước ngoài, sau đó doanh nghiệpnước ngoài này lại chuyển tiền phòng cho khách sạn, cơ sở lưu trú nên khó xác địnhgiao dịch cũng như doanh thu của doanh nghiệp nước ngoài để tính, khấu trừ tiền thuế

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam, hiện thuế thương mạiđiện tử chưa được quản lý tốt mà lý do là cơ quan chức năng chưa quản lý được luồng tiền

và không nắm chắc được giao dịch ngân hàng “Hiện tại cơ quan thuế còn thiếu nhiều cơ

sở dữ liệu để xác định doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, thu nhập chịu thuế củangười nộp thuế Đặc biệt, cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý thuế đối với thương mại,giao dịch điện tử chưa được quy định một cách toàn diện”, bà Cúc cho biết

Mặc dù, chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn nếu tình trạng này kéodài, ngân sách nhà nước thất thu là không nhỏ, nhất là trong hoàn cảnh khi sự phối hợpgiữa ngành Thuế với các bộ, ngành liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý thu ngânsách nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử vẫn còn nhiều hạn chế.15

4 Các quy định mới theo Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 40/2021/TT-BTC

Để phần nào khắc phục tình trạng này, Luật quản lý thuế 2019 và Thông tư 40/2021/TT-BTC đã đưa ra một số quy định mới Dưới đây là một số quy phạm pháp luật chínhquy định các vấn đề liên quan đến việc thu thuế Thương mại điện tử được trích ra từ haivăn bản trên:

Đối với việc thu thuế các nhà cung cấp nước ngoài, hoặc cá nhân, tổ chức có hoạtđộng xuyên biên giới:

“ Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng

số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”16

“Tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thực hiện chi trả thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cho cá nhân theo thỏa thuận với nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài.”17

15 http://taxservices.com.vn/blogtax/thue-viet-nam/thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu.77.html

16 Khoản 4, Điều 42, Luật Quản lý thuế 2019

17 Điểm d, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021

Trang 13

“Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải

sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.”18

“Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ: Khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.”19

Liên quan đến việc thu thuế các cá nhân kinh doanh Thương mại điện tử trên các sànThương mại điện tử:

“Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi

mở tài khoản.”20

“Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan.”21

Luật Quản lý thuế 2019 cũng có những quy định cho các cơ quan ban ngành có liênquan trong việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thương mạiđiện tử Theo đó, Bộ công thương phải chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trongviệc kết nối, cung cấp thông tin liên quan để phối hợp với Bộ Tài chính trong quản lý thuếđối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử Ngân hàng nhà nước ViệtNam có trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốcgia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thươngmại điện tử, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợcông tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thươngmại điện tử Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuếphải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt độngkinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam…

18 Khoản 6, Điều 35, Luật Quản lý thuế 2019

19 Khoản 3, Điều 27, Luật Quản lý thuế 2019

20 Khoản 2, Điều 27, Luật Quản lý thuế năm 2019

21 Điểm đ, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021

Trang 14

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI TRONG LUẬT QUẢN

LÝ THUẾ 2019 VÀ THÔNG TƯ 40/2021/TT-BTC

1 Quy định ngân hàng thương mại khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức nước ngoài có doanh thu thương mại điện tử ở Việt Nam

1.1 Đánh giá quy định

Trước khi có quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 thì thương nhân, tổ chức nướcngoài có hoạt động Thương mại điện tử tại Việt Nam nhưng không có trụ sở phải nộpthuế theo quy định về thuế nhà thầu Hình thức thực hiện là thông qua hợp đồng giữathương nhân, tổ chức đó và cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của thương nhân, tổ chức đó

ở Việt Nam Chi tiết cụ thể về thuế nhà thầu được quy định tại Thông tư BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoàikinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam Nhưng căn bản, cá nhân, tổ chứcnước ngoài có hoạt động kinh doanh, thu nhập tại Việt Nam mà không có trụ sở vẫn phảichịu các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với tổ chức kinhdoanh), hoặc thuế thu nhập cá nhân (đối với cá nhân kinh doanh), các loại thuế, phí và lệphí khác nếu có Bên Việt Nam sẽ là bên thực hiện trả thuế thay cho bên nước ngoài Quy định này khá rõ ràng, nhưng trên thực tế thì kết quả lại chưa đạt như mong đợi.Bởi lẽ việc trả thuế nhà thầu thay cho các hoạt động thương mại điện tử của nhà cung cấpdịch vụ nước ngoài thường chỉ được thực hiện bởi những doanh nghiệp, những tổ chứcphải kê khai rõ các khoản thu chi Còn riêng đối với các cá nhân sử dụng bình thường, ví

103/2014/TT-dụ như hàng ngàn tài khoản mua nhạc trên iTunes, Spotify hay xem phim trên Netflix,hầu hết đều không đủ nhận thức, hoặc khả năng để có thể nộp thuế thay cho đơn vị cungcấp dịch vụ Và nếu có bắt buộc từng cá nhân này phải nộp thuế, thì thật sự số tiền phảiđóng cho mỗi tài khoản chắc chắn sẽ rất ít (ví dụ như một tài khoản sử dụng hàng thángtrên Netflix chỉ từ 180.000VND – 220.000VND), điều này gây nên sự bất tiện cho cảngười đóng thuế và người thu thuế Trong khi đó, cơ quan thuế cũng không thể nắm đượcthông tin về các thuê bao này, đồng thời chưa có quy định pháp luật để thu thuế một cáchhiệu quả hơn

Đến khi Luật Quản lý thuế 2019 được ban hành thì đã có thêm quy định về nguyêntắc khai thuế, tính thuế riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử Theo đó,nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế,khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại điện

tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác

Trang 15

Khi chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựatrên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì bên Việt Nam phải

sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài chưa đăng ký thuế ở Việt Nam màphát sinh doanh thu tại đây thì ngân hàng thương mại sẽ phải khấu trừ trên khoản thanhtoán từ Việt Nam đến tài khoản của bên nước ngoài này và nộp thay nghĩa vụ thuế chocác cá nhân, tổ chức đó Quy định này hiện vẫn đang gây nên khá nhiều ý kiến trái chiều Trả lời báo Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay cơ quan thuế mongmuốn và khuyến khích các trang thương mại điện tử nước ngoài tự giác kê khai và nộpthuế, nếu không trực tiếp nộp có thể ủy quyền cho các đại lý thuế, tổ chức thuế ở ViệtNam làm thay (Khoản 4, Điều 42, Luật Quản lý thuế 2019) "Buộc Ngân hàng phải khấutrừ và nộp thay tiền thuế là biện pháp bất đắc dĩ, cuối cùng rồi", vị này nói.22 Để có thểthực hiện khấu trừ thì Ngân hàng phải dựa trên danh sách những website nước ngoài cóhoạt động ở Việt Nam nhưng chưa đăng ký với cơ quan thuế do cơ quan thuế cung cấp đểxác định tài khoản của các website này Mỗi khi có yêu cầu chuyển tiền từ cá nhân, tổchức trong nước cho các website này, ngân hàng sẽ tự khấu trừ, nộp thuế thay và thanhtoán số tiền còn lại cho website nước ngoài Trường hợp thanh toán bằng visa, internetbanking mà ngân hàng không thể khấu trừ được thì ngân hàng ghi nhận lại giao dịch đó

và tổng hợp, báo cáo lại cho cơ quan thuế vào ngày 10 hàng tháng

Thực tế quy định này vẫn đang gây nên những ý kiến trái chiều như sau:

Phù hợp thông lệ quốc tế: Đối với Vietcombank, ngân hàng này cho rằng đây là

thông lệ đang được nhiều ngân hàng trên thế giới thực hiện, và ngân hàng cũng hoàn toànmuốn hỗ trợ quy định của nhà nước Chỉ có vướng mắc do nhiều trang thương mại điện tửkhông đăng ký tại Việt Nam nên ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xác định tàikhoản của họ trước khi thực hiện khấu trừ thuế

Gánh nặng chi phí, nhân lực: Nhưng một số ngân hàng khác thì lại tỏ ra rất lo ngại

trước quy định này, bởi việc theo dõi các giao dịch ra nước ngoài hàng tháng, xác địnhgiao dịch nào là giao dịch thương mại điện tử cần phải khấu trừ thuế và thực hiện nộpthuế thay không hề đơn giản, và cần thêm rất nhiều nhân lực để phụ trách Trong khinguồn lực của ngân hàng thì lại có hạn Trước đây, việc ngân hàng thu hộ thuế, phí chongân sách nhà nước diễn ra khá đơn giản vì ngân hàng đã nhận được thông báo từ cơ quanthuế với rõ số tiền, nội dung thu gì, từ cá nhân, tổ chức nào … khá rõ ràng chứ không phải

tự theo dõi và tính toán như quy định này Về bản chất, có thể xem như ngân hàng đang

22

https://tuoitre.vn/nop-thay-thue-cho-google-facebook-amazon-ngan-hang-lo-qua-tai-va-rui-ro-20210303224727614.htm

Trang 16

thực hiện nhiệm vụ thu thuế thay cho cơ quan thuế, nên đề nghị cần phải trả phí cho ngânhàng để trang trải các chi phí liên quan "Trừ những NH có vốn nhà nước, các NH thươngmại cổ phần, tổ chức trung gian thanh toán tư nhân, chi nhánh NH nước ngoài ở Việt Namchắc chắn sẽ không thấy công bằng khi không được hưởng lợi gì từ việc này Trách nhiệmcần phải đi đôi với quyền lợi" – lãnh đạo một ngân hàng thương mại ở Hà Nội cho biết.23

Đánh thuế hai lần: Thêm nữa, có lo ngại rằng việc đánh thuế này có nguy cơ vi

phạm những Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đang tham gia Tính đếntháng 2020 thì Việt Nam đã ký kết tổng cộng 80 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với cácquốc gia khác trên thế giới Nhưng có thể yên tâm bởi về, theo luật Việt Nam thì Hiệpđịnh tránh đánh thuế hai lần chỉ áp dụng cho đối tượng cư trú (cá nhân có mặt tại ViệtNam từ 183 ngày trở lên, hoặc 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt ở Việt Nam, tổchức được thành lập, đăng ký hoạt động, hoặc có trụ sở tại Việt Nam, …) Hay nói cáchkhác, đối tượng chịu thuế là cá nhân, tổ chức kinh doanh nước ngoài không có trụ sở ởViệt Nam không được điều chỉnh bởi các Hiệp định này

Chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể: Đi sâu vào chi tiết thực hiện việc khấu trừ

thuế, lại xuất hiện thêm những thắc mắc như: việc thanh toán cho các cá nhân, tổ chứcnước ngoài bằng ngoại tệ, thì khi tính thuế, ngân hàng có được tính thuế ngay trên chính

số tiền bằng ngoại tệ đó không? Nếu không thì phải sử dụng tỷ giá nào để quy đổi ra sốtiền Việt Nam đồng? Bên cạnh đó, các hoạt động thanh toán qua ngân hàng hiện nay córất nhiều hình thức khác nhau như thanh toán trực tiếp qua internet banking, qua quầythanh toán của ngân hàng Những trường hợp này do ngân hàng đã nhận được tiền ngaythời điểm thanh toán, nên có thể khấu trừ và nộp thuế được ngay Nhưng đối với trườnghợp thanh toán bằng thẻ tín dụng cá nhân thì lại đặt ra thêm vấn đề khó thu thuế đượcngay

Ai là người thật sự chịu thuế? Bản chất của thuế nhà thầu là do bên nước ngoài

chịu Số tiền thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế Thông thường, giá bán của cácnhà cung cấp thương mại điện tử như Google, Netflix cho khách hàng đã là giá cuối cùngsau khi tính thuế Vậy khi ngân hàng thực hiện khấu trừ thuế trên giá cuối cùng này, và trảkhoản còn lại cho nhà cung cấp là hợp lý Tuy nhiên, đối với những trường hợp khôngkhấu trừ được mà phải tổng hợp danh sách và gửi lại cho cơ quan thuế để truy đòi, nếu cơquan thuế thu thuế lại từ các khách hàng này, thì lại thành ra là thu thuế hai lần Như đã

đề cập ở mục trước, ngay từ Luật quản lý thuế 2007 (bổ sung sửa đổi vào 2012, 2014 và2016) đã có quy định rằng “Trường hợp tổ chức, cá nhân trong nước không khấu trừ tiền

23

https://tuoitre.vn/nop-thay-thue-cho-google-facebook-amazon-ngan-hang-lo-qua-tai-va-rui-ro-20210303224727614.htm

Trang 17

thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong nước phải chịu tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài” Như vậy, việc kháchhàng phải chịu trách nhiệm đóng thuế cho bên nước ngoài trường hợp bên nước ngoàikhông thực hiện nghĩa vụ này đã có từ lâu Nhưng vấn đề ở chỗ, các cá nhân sử dụng dịch

vụ nhỏ lẻ, không chuyên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc kê khai và trả thuế thay chonhà cung cấp Điều này khiến họ rơi vào thế bị động, vì đôi lúc “lực bất tòng tâm”, muốnnộp thuế thay cho nhà cung cấp, nhưng quy trình khó khăn phức tạp Điều này gây ảnhhưởng rất lớn đến quyền lợi của khách hàng

1.2 Một số quy định liên quan trên thế giới

Trước rất nhiều khó khăn và thắc mắc như trên, hi vọng Tổng cục Thuế sẽ sớm cóhướng dẫn cụ thể để việc thu thuế được thuận lợi và giảm áp lực nhất có thể cho ngânhàng Trong khi đó, hãy cùng điểm qua một số chính sách liên quan ở một số quốc giatrên thế giới:

EU: từ trước, EU vẫn luôn quy định thuế giá trị gia tăng cho tất cả các hàng hóa từ

các nước trên thế giới được đưa vào EU để bán cho người tiêu dùng cuối cùng tại đây.Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ cho những hàng hóa có giá trị dưới 22 EURO được mua quahoạt động thương mại điện tử từ một nước ngoài EU Điều này gây nên việc thất thu thuế,đồng thời làm cho hàng hóa của EU mất đi tính cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu,đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu giá rất rẻ từ Trung Quốc do không phải chịu thuế nhậpkhẩu Tuy nhiên, quy định này đã được thay đổi kể từ ngày 01/07/2021 thông quaDirective 2017/2455 và Directive 2019/1995 liên quan đến thuế giá trị gia tăng Theo đó,quy định miễn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa khi nhập khẩu giá trị dưới 22 EUROđược bãi bỏ, thay thế bằng quy định miễn thuế giá trị gia tăng cho kiện hàng (gồm nhiềuhàng hóa cùng loại) có giá trị dưới 150 EURO khi nhập khẩu, nếu nhà cung cấp nướcngoài có đăng ký hệ thống IOSS (Import One-stop Shop – tạm dịch: nhập khẩu một cửa).Nên giá niêm yết trên trang thương mại điện tử đối với nhà cung cấp đã đăng ký IOSS làgiá cuối cùng Nếu không đăng ký IOSS, thuế giá trị gia tăng vẫn sẽ được tính cho cácloại hàng hóa này theo một phương pháp đơn giản và cộng thêm vào phần giá bán cuốicùng cho khách hàng Các nhà cung cấp nước ngoài có doanh thu hàng năm từ 35.000 –100.000 EURO (tùy theo quy định của từng thành viên trong EU) phải tiến hành đăng kýIOSS và chỉ định đối tác của mình tại EU kê khai và nộp thuế thay Bởi nếu không làmvậy, thì giá bán cho khách hàng cuối cùng sẽ bằng giá niêm yết cộng thêm các chi phíthuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và quy trách nhiệm cho khách hàng thanh toán.Khách hàng khi nhận thấy giá tăng quá nhiều so với giá niêm yết có thể từ chối nhận

Ngày đăng: 25/08/2021, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w