1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Một số biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

93 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn Đề tài là một công trình có ý nghĩa thực tiễn; là tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện

Trang 1

- -

BÙI ĐỨC QUANG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thái Sơn

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HẢI PHÒNG, NĂM 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ “Một số biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng” chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Hải Phòng là của riêng

tác giả Phần lớn những số liệu trong luận văn phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đề xuất được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo hoặc có chú thích nguồn gốc rõ ràng sau mỗi lần trích dẫn Ngoài ra luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn được trích dẫn từ nguồn giốc rõ ràng

Tác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hải Phòng, ngày 23 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Đức Quang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, với tư cách là người hướng dẫn khoa học, PGS TS Nguyễn Thái Sơn – Trưởng khoa Tài Chính, Kế toán, Trường Đại Học Hải Phòng đã tận tình hướng dẫn, đưa ra nhiều ý kiến định hướng để đề tài đi đúng hướng và giải quyết được các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả và thiết thực Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS TS Nguyễn Thái Sơn đã giúp tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp cao học này

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ về thông tin hữu ích từ các cơ quan sở ban ngành thành phố và trung ương, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội Xin chân thành cảm ơn đến tất cả vì sự giúp

đỡ này đã giúp tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp cao học một các hiệu quả

Trân trọng cảm ơn

Hải Phòng, ngày 23 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Đức Quang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 5

1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử 5

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của TMĐT 5

1.1.3 Phân loại thương mại điện tử 7

1.1.4 Quá trình phát triển thương mại điện tử 9

1.1.5 Lợi ích thương mại điện tử 10

1.1.6 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử 12

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại điện tử tại các địa phương 14 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến phát triển Thương mại điện tử 16

1.3.1 Các yếu tố cấu thành TMĐT 16

1.3.2 Các yếu tố khách quan 19

1.3.3 Các yếu tố chủ quan 21

1.3.4 Các điều kiện để phát triển TMĐT 22

1.3.5 Các rào cản, khó khăn để phát triển TMĐT 25

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HẢI PHÒNG 27

2.1 Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng 27

2.1.1 Giới thiệu chung 27

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng giai đoạn qua 28

Trang 5

2.2 Thực trạng phát triển Thương mại điện tử tại thành phố Hải Phòng giai đoạn

2012-2016 29

2.2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tại Hải Phòng 29

2.2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hải Phòng 33

2.2.3 Thực trạng hoạt động xây dựng và triển khai các chính sách phát triển TMĐT Hải Phòng 2012-2016 41

2.3 Đánh gia chung kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động Thương mại điện tử tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2012-2016 45

2.3.1 Kết quả đạt được và những tồn tại 45

2.3.2 Khó khăn và những nguyên nhân 46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 48

3.1 Định hướng và mục têu phát triển TMĐT tại thành phố Hải Phòng đến năm 2020 48

3.1.1 Định hướng 48

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 48

3.2 Một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng 50

3.2.1 Biện pháp về tạo cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT thành phố Hải Phòng 50

3.2.2 Biện pháp về xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng TMĐT 53

3.2.3 Biện pháp về hỗ trợ vốn, điều kiện cơ sở hạ tầng cho phát triển TMĐT tại Hải Phòng 55

3.2.4 Biện pháp về nâng cao chất lượng NNL cho phát triển TMĐT 57

3.2.5 Một số biện pháp khác 59

3.3 Một số kiến nghị 61

KẾT LUẬN 68

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC I 72

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

ADSL Asymmetric digital subscriber line

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

B2B Business to Business

B2C Business to consumer

B2G Business to Government

C2C Consumer to consumer

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT & TT Công nghệ thông tin và Truyền thông

CSDL Cơ sở dữ liệu Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EBI Chỉ số thương mại điện tử tích hợp (Vietnam eBusiness Index) EDI Electronic Data Interchange

Trang 8

Chữ viết tắt Giải thích

LAN United Nation Conference on Trade and Development

QLNN Quản lý nhà nước

SGD Sàn giao dịch

TMĐT Thương mại điện tử

TMTT Thương mại truyền thống

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

2.1 Chỉ số thương mại điện tử của 05 địa phương tại Việt Nam

trong giai đoạn 2012-2016

30

2.2 Vị trí xếp hạng về ứng dụng CNTT của Hải Phòng 2012-

2016

32

2.3 Tỷ lệ số lượng máy tính trang bị tại doanh nghiệp được điều

tra ở Hải Phòng (năm 2016)

33

2.4 Tỷ lệ các doanh nghiệp được điều tra ở Hải Phòng theo tỷ lệ

máy tính/nhân viên

34

2.5 Tình hình nhân lực tại các doanh nghiệp được điều tra ở Hải

Phòng

34

2.6 Tình hình nhận thức về lợi ích TMĐT của doanh nghiệp

được điều tra ở Hải Phòng

35

2.7 Các khó khăn ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp được

điều tra ở Hải Phòng

26

2.8 Tình hình và ý định ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp

được điều tra ở Hải Phòng

36

2.9 Các hình thức ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp được

điều tra ở Hải Phòng

37

2.10 Tình hình xây dựng website TMĐT tại các doanh nghiệp

được điều tra ở Hải Phòng

37

2.11 Tình hình các tính năng website TMĐT của doanh nghiệp

được điều tra ở Hải Phòng

38

2.12 Các phương tiện điện tử được sử dụng trong bán hàng của

DN tại Hải Phòng

39

2.13 Các phương thức thanh toán được chấp nhận trong giao dịch

TMĐT tại các doanh nghiệp được điều tra ở Hải Phòng

40

Trang 10

2.14 Các hình thức hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp được

điều tra ở Hải Phòng

40

2.15 Tỷ trọng doanh số bán hàng trực tuyến tại các doanh nghiệp

tại Hải Phòng

40

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và đặc biệt là mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của quá trình toàn cầu hóa, nó đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của thương mại điện tử (TMĐT), trong đó người mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường TMĐT toàn cầu của eMarketer, một trong những hãng nghiên cứu thị trường TMĐT uy tín nhất thế giới, doanh số bán hàng B2C trên toàn thế giới đạt 1.671 tỷ USD năm 2015, tăng 25,1% so với năm 2014 và chiếm 7,4% tổng doanh số bán lẻ thị trường toàn thế giới Và trong năm 2016, doanh số bán hàng đã được dự đoán sẽ tăng 22,7%, đạt khoảng 2.050 tỷ USD trên toàn thế giới Tăng trưởng TMĐT toàn cầu với doanh thu dự báo đạt 3.578 tỷ USD vào năm 2019

Ở Việt Nam, TMĐT B2C phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh nhất trong khi đó TMĐT B2B phát triển với trình độ còn hạn chế cùng với các loại hình TMĐT G2B, G2C, G2G mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam, đi liền với các dự án phát triển chính phủ điện tử Năm 2015, theo Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, doanh số từ TMĐT B2C của Việt Nam đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước Trung bình giá trị mua hàng trực tuyến của một người là 160 USD, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 62%

Tại thành phố Hải Phòng đến năm 2016, sau 5 năm thành phố triển khai

Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số

Trang 12

984/QĐ-UBND ngày 29/06/2011 của UBND thành phố Hải Phòng nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển TMĐT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đến nay thương mại điện tử Hải Phòng đã có những bước phát triển rõ rệt TMĐT đã dần trở thành công cụ phổ biến trong hoạt động của doanh nghiệp và người dân Hải Phòng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển nhanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh

tế của thành phố

Tuy nhiên, các điều tra, nghiên cứu cho thấy trình độ phát triển TMĐT

ở Hải Phòng còn khá thấp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế Tỷ lệ doanh nghiệp và người dân ứng dụng TMĐT chưa cao, các công cụ và phương tiện giao dịch TMĐT phần lớn thuộc loại đơn giản, tiền mặt sử dụng còn phổ biến, còn tồn tại nhiều trở ngại đối với các giao dịch TMĐT Công tác QLNN và hỗ trợ TMĐT chưa thực sự thu hút đầu tư và khuyến khích đáng kể cho người dân Phân tích thực trạng phát triển trong thời gian qua cho thấy Hải Phòng cần xây dựng chiến lược và các giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển TMĐT trong thời gian tới

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài với nội dung “Một số biện

pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực

thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng” để nghiên cứu Kết

quả của việc nghiên cứu này ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn qua đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là hệ thống hóa các lí luận cơ bản về TMĐT; phân tích và đánh giá về thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Hải Phòng trong thời gian năm 2012-2016 Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và

Trang 13

vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tại thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các chỉ tiêu, số liệu, các vấn đề về tình hình ứng dụng phát triển và quản lý TMĐT trên địa bàn thành phố của các cơ quan QLNN, doanh nghiệp

và người tiêu dùng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khách thể: Khách thể nghiên cứu của Đề tài là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới

Phạm vi không gian: Đề tài phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệm nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực TMĐT trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Về thời gian: Phần thực trạng TMĐT chủ yếu đánh giá giai đoạn 2016; Phần đề xuất kiến nghị các giải pháp được đề ra đến năm 2020

2012-4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thông kê mô tả

Ngoài ra Luận văn cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu, đánh giá với các năm khác nhau, giữa các tỉnh thành phố của Việt Nam với nhau trong lĩnh vực thương mại điện tử

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

Đề tài là một công trình có ý nghĩa thực tiễn; là tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhìn thấy một phần thực trạng phát triển TMĐT thời gian qua đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đầy sự phát triển TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn trong thời gian tới một cách có cơ sở khoa học

Trang 14

Ý nghĩa khoa học của Luận văn còn được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TMĐT;

Đánh giá thực trạng phát triển TMĐT doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 – 2016 từ đó đề xuất một số biện pháp

có thể hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới góp

phần thúc đẩy phát triển TMĐT nói riêng và kinh tế - xã hội thành phố nói chung

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn được chia thành 03 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về kinh doanh thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển thương mại điện tử Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 15

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC,

là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện

tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho

số hoá” (digital commerce) Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.[20, tr34]

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của TMĐT

Thương mại điện tử không thể hiện các vãn bản giao dịch trên giấy (Paperless transactions) Tất cả các văn bản đều có thể thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm, hay các phương tiện điện tử khác Đặc trưng

Trang 16

này làm thay đổi căn bản văn hoá giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không còn phụ thuộc vào cam kết bằng giấy tờ mà bằng niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác Giao dịch không dùng giấy cũng giảm đáng kê chi phí và nhân lực để chu chuyển, lưu trừ và tìm kiếm các văn bản khi cần thiết Người sử dụng thông tin có thể tìm kiếm ngay trong ngân hàng dữ liệu của mình mà không cần người khác tham gia nên bảo vệ được bí mật ý tưởng và cách thức thực hiện ý

đồ kinh doanh Giao dịch không dùng giấy đòi hòi kỹ thuật bảo đảm an ninh

và an toàn dữ liệu mới Đó là an ninh và an toàn giao dịch thương mại điện tử Thương mại điện tử phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng Để phát triển thương mại điện tử cần phải xây dựng và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỳ

thuật của thương mại điện tử như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của

mạng với các cơ sở dữ liệu thông tin toàn cầu Cùng với cơ sở mạng, thương mại điện tử cần có đội ngũ nhân viên không chi thành thạo về công nghệ mà còn có kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh nói chung, về thương mại nói riêng

Thương mại điện từ phụ thuộc mức độ số hoá (Thương mại số hoá) Tùy thuộc vào mức độ số hoá của nền kinh tế và khả năng hội nhập sổ hoá với nền kinh tế toàn cầu mà thương mại điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao, cấp độ thấp nhất là sử dụng thư điện tử, đến Internet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, đến xây dựng các website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện từ (thương mại điện tử thuần tuý)

Thương mại điện tử có tốc độ nhanh Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất

cả các bước của quá trình giao dịch đều tiến hành thông qua mạng máy tính Ngôn ngữ của công nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ đài của các

“văn bản” giao dịch Các dịch vụ phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao tiếp và ký kết các văn bàn giao dịch điện tử Tất cả những điều này đã làm cho thương mại

Trang 17

điện từ đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo nên tính cách mạng trong giao dịch thương mại

1.1.3 Phân loại thương mại điện tử

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/ mô hình Tmdt như:

+ Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây), thương mại điện tử 3G

+ Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử

+ Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác

+ Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E) Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điên tử khác nhau Dưới đây là một số mô hình thương mại điện tử phố biến nhất hiện nay:[20, tr20 ]

a) Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch

vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng Mô hình B2C chủ yếu là

mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều

Trang 18

mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5% Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa Mô hình thương mại điện

tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán hàng trực tuyến (e-tailing) [20, tr 21]

b) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các

hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces) Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay [20, tr 21-22]

c) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)

Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử

Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin

về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ [20, tr 22]

Trang 19

d) Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân

có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C [21, tr 22]

e) Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)

Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ, [21, tr 22]

1.1.4 Quá trình phát triển thương mại điện tử

TMĐT phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn 1: Thương mại thông tin

Giai đoạn này đã có sự xuất hiện của Website, các thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp đã được đưa lên web Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo, việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn đàn, chat room…Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và mua còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế

Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch

Nhờ có thanh toán điện tử mà thương mại thông tin đã tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển TMĐT đó là thương mại giao dịch, thanh toán điện tử đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng trực tuyến

Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác

Trang 20

Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT hiện nay Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hơp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan QLNN Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa Doanh nghiệp đã triển khai KDĐT, ứng dụng các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Mọi hoạt động của TMĐT của doanh nghiệp được kết nối và đồng bộ hóa và cũng chính là các hoạt động KDĐT

1.1.5 Lợi ích thương mại điện tử

Lợi ích mà TMĐT đem lại được xem xét trên ba góc độ: lợi ích đối với

tổ chức, mà chủ yếu là lợi ích đối với doanh nghiệp, lợi ích đối với người tiêu dùng và lợi ích đối với xã hội:

Lợi ích của TMĐT đối với các doanh nghiệp

TMĐT giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô thị trường đến phạm vi quốc gia và toàn cầu, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nhà cung ứng tốt nhất, khách hàng, đối tác kinh doanh phù hợp trên toàn thế giới, hoàn thiện chuỗi cung ứng Giảm thiểu được các loại chi phí hành chính, giảm giá mua, và giảm chu trình thời gian mua hàng; các khâu kém hiệu quả của chuỗi cung ứng như tồn kho quá mức, sự chậm trễ trong phân phối… qua đó tạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp

Xây dựng các mô hình kinh doanh mới TMĐT tạo điều kiện ra đời các

mô hình kinh doanh sáng tạo, tạo các lợi thế chiến lược hoặc lợi ích cho doanh nghiệp

Cải thiện quan hệ khách hàng TMĐT đem lại khả năng cho các công ty tương tác chặt chẽ hơn với các khách hàng, cho phép cá nhân hoá truyền thông, sản phẩm và dịch vụ, cải thiện quản trị quan hệ khách hàng và tăng cường lòng trung thành của khách hàng

Trang 21

Ngoài ra, TMĐT góp phần cải thiện hình ảnh của công ty, cải thiện dịch vụ khách hàng, dễ dáng tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, đơn giản hoá các quá trình, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu công việc giấy tờ, tăng cường tiếp cận thông tin, giảm thiểu các chi phí vận tải, tăng cường tính mềm dẻo trong tác nghiệp…

Lợi ích của TMĐT đối với người tiêu dùng

TMĐT không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với người tiêu dùng:

- Cho phép người tiêu dùng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi Người tiêu dùng có thể mua bán hoặc thực hiện các giao dịch khác một cách liên tục, tất cả các giờ trong ngày và từ bất cứ một địa điểm nào

- Người tiêu dùng sự lựa chọn từ nhiều người bán hàng, nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn với thông tin đầy đủ hơn; có điều kiện so sánh, đặt và mua hàng hoá và dịch vụ theo các yêu cầu riêng của mình với giá cả không cao hợp lý

TMĐT cho phép các khách hàng này tương tác với các khách hàng khách trong cộng đồng điện tử, chia sẻ các ý tưởng cũng như các kinh nghiệm [17, tr 23]

Lợi ích của TMĐT đối với xã hội

Thông tin liên lạc được cải thiện, nhờ vậy ngày càng nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm việc đi lại tới nơi công sở và đi đến các cửa hàng mua sắm, giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm không khí

Góp phần tạo mức sống cao hơn do nhiều loại hàng hoá có thể bán với giá thấp hơn, cho phép những người thu nhập thấp mua được nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn, nhờ vậy nâng cao mức sống Những người sống ở nông thôn, với thu nhập thấp Nhờ TMĐT có thể tiếp cận và thụ hưởng các loại hàng hoá và dịch vụ trước kia chưa thể có ở nơi họ sống

Trang 22

Các doanh nghiệp có điều kiện phát triển trong các thị trường mới, giúp tạo thêm việc làm, thu nhập tại nhiều khu vực Hoạt động truyền thông giúp nắm bắt và giải quyết nhanh các mâu thuẫn kinh tế xã hội

Tạo lập xã hội công bằng, văn minh hơn do giải phóng thông tin, giảm thiểu bất công do thiếu thông tin, hay xung đột do thiếu tương tác [17, tr23]

1.1.6 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng

Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp

để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất

cứ quốc gia nào Ví dụ như trước kia muốn mua một quyển sách thì bạn đọc phải ra tận của hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn Sau khi đã chọn được cuốn sách cần mua thì người đọc phải ra quầy thu ngân để thanh toán mua cuốn sách đó Nhưng giờ đây với sự ra đời của thương mại điện tử thì chỉ cần có một chiếc mày tính và mạng internet, thông qua vài thao tác kích chuột, người đọc không cần biết mặt của người bán hàng

Trang 23

thì họ vẫn có thể mua một cuốn sách mình mong muốn trên các website mua bán trực tuyến như amazon(vietnam12h.com); vinabook(vietnam12h.com)

Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào

mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội

Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu

ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng Nhà cung cấp dịch vụ mạng

và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử

Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện

tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch

Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet….để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng Ví dụ giờ đây các doanh nghiệp thương mại muốn tìm

Trang 24

kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm như google, yahoo…

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại điện tử tại các địa phương

Chỉ số thương mại điện tử - chỉ số TMĐT tích hợp (eBI)

Chỉ số Thương mại điện tử, gọi tắt là Vietnam eBusiness Index, giúp cho mọi đối tượng có thể đánh giá nhanh chóng mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá, so sánh giữa các địa phương với nhau dựa trên một hệ thống các chỉ số

Lợi ích của chỉ số thương mại điện tử (Vietnam eBusiness Index) đối với một số cơ quan, tổ chức cụ thể như sau:

- Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử và công nghệ thông tin: Hàng năm có được dữ liệu độc lập, khách quan, tin cậy về hiện trạng thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như theo địa phương và một số ngành kinh tế; hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách pháp luật cũng như hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;

- Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM): Nâng cao vị thế

và vai trò của Hiệp hội, tập hợp được dữ liệu phong phú, tin cậy giúp ích cho hoạt động đa dạng của các hội viên;

- Các Sở Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương: Tiếp cận đánh giá khách quan, tin cậy về thứ hạng ứng dụng thương mại điện

tử của địa phương mình, hỗ trợ cho việc điều chỉnh chính sách và giải pháp phát triển thương mại điện tử tại địa phương

- Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác: các doanh nghiệp và các

tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, tư vấn luật, đầu tư…

có được bức tranh vừa tổng quát, vừa mang tính so sánh về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên cả nước cũng như theo từng địa phương, hỗ trợ hiệu quả cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đầu tư, nghiên cứu…

Trang 25

Phương pháp xây dựng Vietnam eBusiness Index dựa trên các quan điểm chủ yếu sau:

Đối tượng trọng tâm để điều tra, phân tích và đánh giá mức động ứng dụng và triển khai thương mại điện tử là các doanh nghiệp trên mỗi địa bàn, đồng thời xem xét ở mức độ phù hợp các đối tượng liên quan khác là người tiêu dùng và các cơ quan chính phủ

Đánh giá dựa trên thông tin thu thập được tại thời điểm gần nhất, căn

cứ vào kết quả ứng dụng thương mại điện tử đạt được tới thời điểm điều tra (email, website, sàn TMĐT, online PR, hợp đồng có được nhờ eCom…), xét tới các yếu tố có ảnh hưởng tới việc ứng dụng thương mại điện tử giai đoạn tiếp theo (đầu tư, chính sách, sự quan tâm, số tài khoản ngân hàng cá nhân…)

Sử dụng tới mức cao nhất thông tin, số liệu liên quan có độ tin cậy cao

từ các cơ quan, tổ chức và các cuộc điều tra khác (ICT Index, PCI, Báo cáo TMĐT, Xếp hạng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên các website của các tỉnh)

Sử dụng bốn nhóm chỉ tiêu theo phương pháp đánh giá của Trung tâm Phát triển quốc tế thuộc Đại học Havard Các trọng số cho từng nhóm cũng như các tiêu chí trong mỗi nhóm giữ ổn định trong vài năm để thuận lợi cho việc so sánh Về dài hạn, căn cứ theo thực tiễn phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam có thể điều chỉnh các trọng số này [19, tr20]

Thành phần chỉ số EBI

a) Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin

Chỉ số này được tính toán dựa vào nhiều tiêu chí như nguồn nhân lực hiện tại đã đáp ứng thế nào nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của doanh nghiệp, khả năng tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT, các hình thức đào tạo nhân viên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT, tỷ

lệ lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử cũng như các tiêu chí về trang

bị máy tính, kết nối Internet, đầu tư cho CNTT và TMĐT [18, tr 7-9]

b) Chỉ số về giao dịch thương mại điện tử B2B

Trang 26

Chỉ số về giao dịch B2B là chỉ số giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Tuy nhiên, trong điều tra của VECOM, chỉ

số này chủ yếu coi trọng tới việc ứng dụng CNTT trong nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là việc triển khai các phần mềm: lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), và quản lý chuỗi cung ứng (SCM) [18, tr 7-9]

c) Chỉ số về giao dịch thương mại điện tử B2C

Chỉ số về giao dịch B2C là chỉ số về giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Theo VECOM, chỉ số này được xây dựng dựa trên các tiêu chí chủ yếu là: 1) sử dụng email cho các hoạt động thương mại như giao kết hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, giao dịch với khách hàng, chăm sóc khách hàng… 2) xây dựng và vận hành website của doanh nghiệp; 3) tham gia các sàn thương mại điện tử; 4) sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; 5) bảo vệ thông tin cá nhân

d) Chỉ số về giao dịch thương mại điện tử G2B [18, tr 7-9]

Chỉ số về giao dịch G2B là chỉ số giao dịch giữa cơ quan chính quyền với doanh nghiệp Theo VECOM, chỉ số giao dịch G2B đánh giá mức độ doanh nghiệp thường xuyên tra cứu thông tin trên các webiste của cơ quan nhà nước, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới hoạt động thương mại, tìm kiếm thông tin đấu thầu và khả năng trúng thầu thông qua các website của cơ quan nhà nước [18, tr 7-9]

e) Chỉ số thương mại điện tử tích hợp

Chỉ số thương mại điện tử tích hợp được tổng hợp từ bốn chỉ số thành phần, trong đó trọng số cao hơn được gán cho các chỉ số về giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).[18, tr 7-9]

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến phát triển Thương mại điện tử

1.3.1 Các yếu tố cấu thành TMĐT

+ Thứ nhất : Nhận thức về Thương mại điện tử (TMĐT)

Trang 27

Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển Thương mại điện tử Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định

+ Thứ hai: Về nhân lực cho TMĐT

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất

cứ hoạt động nào Nhân lực cho sự phát triển TMĐT bao gồm 2 loại:

- Nhân lực về nghiệp vụ: đó là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu các kiến thức về TMĐT…

- Nhân lực kỹ thuật: là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử

+ Thứ ba: Về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin truyền thông

Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ

sở công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò nền tảng quang trọng cho các ứng dụng của TMĐT Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh đến chóng mặt Một doanh nghiệp không thể quảng bá Website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác các tiện ích cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nếu như hệ thống đường truyền Internet không được đảm bảo hoạt động ổn định…

+ Thứ tư: Về hạ tầng pháp lý

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật như trong hoạt động Thương mại

Trang 28

Truyền thống (TMTT) thì họ còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức hoạt động mới này Hiện nay Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan như: Luật giao dịch trực tuyến, luật thương mại, bộ luật Dân sự…

+ Thứ năm: Về hệ thống thanh toán điện tử

Hiện nay thanh toán điện tử đang là một trong những vấn đề trở ngại lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam Chúng ta mới có hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và thông qua hệ thống này phục vụ thanh toán cho ngân hàng Tuy nhiên hình thức thanh toán điện tử chưa hình thành và phát triển là do chưa thiết lập được cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng với nhau và với các tổ chức thanh toán quốc tế Người tiêu dùng Việt Nam và cả người nước ngoài chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm mua tại website bán hàng của Việt Nam Chính vì thế mà các hình thức mở một tài khoản tại các

tổ chức thanh toán quốc tế làm đơn vị trung gian hay chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, gửi tiền qua Bưu điện hay thậm chí thanh toán bằng tiền mặt là hình thức than toán chủ yếu hiện nay tại Việt Nam khi ứng dụng TMĐT

Thứ sáu: Về an ninh, an toàn

Tâm lý e ngại về sự không an toàn của việc ứng dụng TMĐT, giao dịch trên mạng là một thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hiện tượng này càng trở thành một vấn đề lớn khi mà vấn đề hacker trên mạng ngày càng phát triển một cách tinh vi Đối với Việt Nam điều này còn bắt nguồn từ sự đầu tư chưa đầy đủ cho việc bảo mật thông tin trên mạng của các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng Bên cạnh đó việc thiếu kiến thức hiểu biết cần thiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý e ngại của người

sử dụng

Nhận thức vấn đề này các cơ quan tổ chức tại Việt Nam cũng đang có

sự đầu tư cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của mình,

Trang 29

qua đó khắc phục các sự cố nhằm tạo lòng tin cho người sử dụng Bên cạnh

đó vịêc xuất hiện các đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về an ninh, an toàn như BKJS, VSEC, Athena…cũng đã góp phần cải thiện bức tranh còn nhiều điểm tối tại Việt Nam

1.3.2 Các yếu tố khách quan

a) Yếu tố kinh tế

Trong môi trưởng hoạt động thương mại, các yếu tố kinh tế dù ờ bất kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu Bời lẽ, sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh

tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng Những yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại điện tử cần phải nghiên cứu bao gồm:

Tiềm năng của nền kinh tế: Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các

nguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế Yếu tố này liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại, do đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử và các cơ hội kinh doanh [16, tr 33-35]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đôi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặc thu hẹp quy

mô phát triển cũng như cơ cấu phát triển của ngành thương mại, thể hiện ở tổng mức luân chuyển và cơ cấu hàng hoá luân chuyển trên thị trường Chính

sự gia tăng quy mô và cơ cấu hàng hoá kinh doanh sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi phương thức giao dịch kinh doanh trong đó có thương mại điện tử [16, tr 33-35]

Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tể quốc dân:

Yếu tố này ảnh hường trực tiếp đến xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng, đến thu nhập, tích luỹ và khả năng cân đối tiền-hàng trong thương mại [16, tr 33-35]

Trang 30

Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền: Yêu tố này

chứng tỏ sự ổn định của đồng tiền nội địa cũng như việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực thi của chiến lược phát triển thương mại và thương mại điện tử [16, tr 33-35]

Thu nhập và phân bô thu nhập của dân cư: Thu nhập là lượng tiền mà

người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một khoảng thời gian nhất định Lượng tiền thu được của dân cư sẽ được trang trài cho những nhu cầu khác nhau với những tỉ lệ khác nhau, mức độ ưu tiên khác nhau Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh toán trong tạo ra cơ

sở vật chất cần thiết cho thực hiện thương mại điện tử [16, tr 33-35]

b) Yếu tố xã hội

Trong quá trình xây dựng và thực hiện thương mại điện tử cần phải xem xét đến yếu tố văn hoá-xã hội theo một phạm vi rất rộng nhằm tìm ra những cơ hội, cũng như những đe doạ tiềm tàng cho sự phát triển của thương mại điện tử Mỗi một sự thay đổi các yếu tố văn hoá - xã hội đều có thể ảnh hưởng đến môi trường cho thực hiện thương mại điện tử Những yếu tố văn hoá-xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra, song ảnh hưởng không kém phần sâu sắc đến môi trường kinh doanh Sự xung đột về văn hoá, xã hội, lợi ích trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đã làm cho các yếu tô văn hoá - xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xúc tiến thương mại điện

tử trong giai đoạn hiện nay Thực tế, các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giảo, tín ngưỡng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nhu cầu thị trường Sự khác biệt về quan điểm kinh doanh, về trình độ, về dân tộc có thể tạo ra những cản trờ hoặc thuận lại khi thực hiện sự dung hoà

về lợi ích kinh tế giữa các bên, trong hoạt động kinh tế Vì vậy, trong quá trình xây dựng và thực hiện thương mại điện tử đòi hỏi phải khéo léo giải quyết hài hoà lợi ích giữa các bên, cũng như cần phải nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ những nội dung chủ yếu của môi trường văn hoá -xã hội sau đây:

Trang 31

Dân số và sự biến động về dân Số: Dân số thể hiện số lượng người hiện

có trên thị trường, điều đó sẽ ành hưởng đến dung lượng của thị trường Thông thường dân số càng lớn, thì nhu cầu về nhóm sản phẩm càng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, mối quan hệ giao dịch qua thương mại điện từ càng lớn Cùng với số lượng dân số, cơ cấu dân số và xu hướng vận động của nó cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, phương thức tiêu dùng, phương tiện giao dịch, thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng Mặt khác, sự dịch chuyển dân cư theo khu vực địa lý cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và mức độ tập trung dân cư trên từng vùng Điều này, ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới, hoặc làm mât đi cơ hội hiện tại trong hoạt động thương mại điện tử [16, tr 33-35]

Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội Nghề nghiêp và vị trí xã hội của dân cư

sẽ ảnh hường đến quan điểm và phương thức ứng xử của họ đối với thươmg mại điện từ Do đó, cần phải thoả mãn nhu câu theo nhóm xã hội một cách tương xứng và phải được xem xét khi xây dựng, phát triển thương mại điện

tử [16, tr 33-35]

Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa: Cũng như vị trí

nghề nghiệp và tầng lớp xã hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo có sự khác nhau Điều này dẫn tới quan điểm và cách ứng xử đối với thương mại điện tử mang tính đa dạng và phong phú [16, tr 33-35]

1.3.3 Các yếu tố chủ quan

Yếu tố chính sách nhà nước

Yếu tố góp phần không nhỏ vào việc tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại điện tử đó là sự quản lí của Nhà nước Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Tuy nhiên bên cạnh

đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý

Trang 32

đầy đủ Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện

tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng

sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Ngân hàng thế giới (WB) đã nhấn mạnh đến phát triển tự do hóa, cạnh tranh và cải tổ chủ sở hữu trong khu vực viễn thông, thiết lập một cơ quan lập pháp độc lập cho TMĐT Các nước đang phát triển cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề như:

- Các chính sách thuế không phân biệt trong môi trường trực tuyến;

- Các chính sách về quyền tư nhân và bảo vệ người tiêu dùng;

- Quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường trực tuyến;

- Sử dụng công nghệ mã hóa và sự chấp nhận chứng thực trung gian, cũng như các điều luật về xác nhận;

- Quyền lợi của các đối tác thương mại;

- Chia sẻ rủi ro giữa các nhà cung cấp và các nhà cung cấp dịch vụ mạng;

- Kiểm toán trực tuyến;

Mặc dù, nước ta đã có các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật riêng tư của công dân và các tổ chức nhưng thiếu những văn bản về bảo vệ dữ liệu trên không gian ảo Do đó, pháp luật về trung gian trực tuyến cần chú ý đặc biệt đến quyền lợi của người sử dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng của họ, vấn đề xâm phạm bản quyền cũng là trở ngại lớn cho phát triển TMĐT ở nước ta

1.3.4 Các điều kiện để phát triển TMĐT

Trang 33

+ Thứ nhất : Nhận thức về Thương mại điện tử (TMĐT)

Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển Thương mại điện tử Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định

+ Thứ hai: Về nhân lực cho TMĐT

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất

cứ hoạt động nào Nhân lực cho sự phát triển TMĐT bao gồm 2 loại:

- Nhân lực về nghiệp vụ: đó là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu các kiến thức về TMĐT…

- Nhân lực kỹ thuật: là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử

+ Thứ ba: Về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin truyền thông

Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ

sở công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò nền tảng quang trọng cho các ứng dụng của TMĐT Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh đến chóng mặt Một doanh nghiệp không thể quảng bá Website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác các tiện ích cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nếu như hệ thống đường truyền Internet không được đảm bảo hoạt động ổn định…

+ Thứ tư: Về hạ tầng pháp lý

Trang 34

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật như trong hoạt động Thương mại Truyền thống (TMTT) thì họ còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức hoạt động mới này Hiện nay Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan như: Luật giao dịch trực tuyến, luật thương mại, bộ luật Dân sự…

+ Thứ năm: Về hệ thống thanh toán điện tử

Hiện nay thanh toán điện tử đang là một trong những vấn đề trở ngại lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam Chúng ta mới có hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và thông qua hệ thống này phục vụ thanh toán cho ngân hàng Tuy nhiên hình thức thanh toán điện tử chưa hình thành và phát triển là do chưa thiết lập được cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng với nhau và với các tổ chức thanh toán quốc tế Người tiêu dùng Việt Nam và cả người nước ngoài chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm mua tại website bán hàng của Việt Nam Chính vì thế mà các hình thức mở một tài khoản tại các

tổ chức thanh toán quốc tế làm đơn vị trung gian hay chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, gửi tiền qua Bưu điện hay thậm chí thanh toán bằng tiền mặt là hình thức than toán chủ yếu hiện nay tại Việt Nam khi ứng dụng TMĐT

Thứ sáu: Về an ninh, an toàn

Tâm lý e ngại về sự không an toàn của việc ứng dụng TMĐT, giao dịch trên mạng là một thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hiện tượng này càng trở thành một vấn đề lớn khi mà vấn đề hacker trên mạng ngày càng phát triển một cách tinh vi Đối với Việt Nam điều này còn bắt nguồn từ sự đầu tư chưa đầy đủ cho việc bảo mật thông tin trên mạng của các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng Bên cạnh đó việc thiếu kiến thức hiểu biết cần thiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý e ngại của người

sử dụng

Trang 35

1.3.5 Các rào cản, khó khăn để phát triển TMĐT

a) Cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh

Cho đến nay, hệ thống pháp luật VN tuy đã có một số văn bản pháp luật đề cập những vấn đề liên quan đến TMĐT nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh Luật Thương mại quy định thư điện tử có giá trị pháp lý như văn bản viết, Bộ Luật Hình sự quy định một số tội danh liên quan đến vận hành, khai thác mạng máy tính Mới đây, Chính phủ quyết định cho ngành ngân hàng sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán nội bộ Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Anh, Trưởng Ban Thương mại điện tử - Bộ Thương mại, các văn bản trên còn

sơ sài, chưa đủ cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp trong giao dịch điện

tử Hiện tại đến năm 2017 thì dự thảo luật thương mại điện tử đã hoàn chỉnh tuy nhiên vẫn chưa được hoàn thiện một cách cụ thể và đưa vào thực tiễn

b) Thiếu định hướng phát triển

TMĐT mới chỉ dừng ở việc trao đổi thông tin thương mại qua mạng Internet và một số hình thức mua bán nhỏ lẻ, hệ thống thanh toán điện tử còn

sơ khai Trên thực tế, các ngân hàng hiện mới có những bước đi khiêm tốn đầu tiên trong việc thử nghiệm hệ thống này

c) Thông tin cá nhân chưa được bảo mật

Hiện tại người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc” nên người tiêu dùng rất lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn

Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng TMĐT Một trong những hình thức vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân rất phổ biến là việc thu thập địa chỉ thư điện tử trái phép để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ quảng cáo trực tuyến đến bán danh sách các địa chỉ này chongười có nhu cầu Bên cạnh

đó là các hiện tượng ăn cắp, lừa đảo lấy thông tin tài khoản cá nhân, phát tán thông tin và hình ảnh riêng tư, lừa đảo qua thẻ ATM

d) Phương thức thanh toán - Vốn phát triển, cũng là rào cản

Trang 36

Hiện các cơ quan chức năng đều yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất nhập hàng hóa phải có hoá đơn đỏ, chữ ký, con dấu tươi, điều này khiến TMĐT chưa thực sự phát triển Bên cạnh đó không phải tất cả các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng như đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng khi mua bán thông qua TMĐT Mặt khác, nếu có cổng thanh toán thì cũng chỉ chấp nhận những thẻ quốc tế như VISA Card, Master Card trong khi không phải tất cả mọi người đều có loại thẻ này “Nếu so sánh về số lượng thì đến 80% người có đủ tiền mặt, nhưng chỉ khoảng 20% người có thẻ ghi nợ, và khoảng 1% có thẻ tín dụng

Kinh phí lớn nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể tự triển khai TMĐT Hơn nữa, việc nếu kết nối trực tiếp với các ngân hàng cũng gặp khó khăn, nếu chỉ kết nối với từng ngân hàng thì chỉ sử dụng được dịch vụ của ngân hàng đó mà không thể kết nối với các ngân hàng khác, từ đó khó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Đó là chưa kể việc các ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng bằng tiền mặt, nhưng lại hạn chế cấp tín dụng thông qua hình thức mua hàng “online”, điều này cũng gây khó cho doanh nghiệp

Trang 37

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH

VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HẢI PHÒNG

2.1 Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng

2.1.1 Giới thiệu chung

Nằm ở trung tâm vùng Duyên hải Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình; diện tích tự nhiên rộng 1.512,4 km2, đường bờ biển dài 125 km, và có trên 100.000km2 thềm lục địa, nằm ở tuyến huyết mạch giữa Ấn Độ Dương

và Thái Bình Dương, Trung Cận Đông với Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu vực Hải Phòng có vị thế chiến lược về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đối với toàn vùng Bắc bộ cũng như cả nước; là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; là cửa chính ra biển của các tỉnh Bắc bộ và một vành đai, hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, hành lang kinh tế Đông – Tây, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước Hải Phòng có các tuyến đường bộ huyết mạch nối với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa

Thời gian vừa qua, Hải Phòng đã tập trung đầu tư hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp, đường ôtô cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, Cầu - đường vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện (dài 16 km - dài nhất Đông Nam Á), Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải và các khu công nghiệp… là những hệ thống cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược

Trang 38

không chỉ cho Hải Phòng, là hệ thống “hạ tầng dùng chung” cho cả vùng động lực phía Bắc để thu hút đầu tư

Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh) và 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo)

Hải Phòng có dân số gần 2 triệu người trong đó có khoảng 1,1 triệu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Thành phố hiện có 136.470 người có trình

độ đại học, cao đẳng trở lên, đạt tỷ lệ 734 người có trình độ cao đẳng, đại học/1 vạn dân, trong đó có khoảng 4.200 người có trình độ trên đại học…

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng giai đoạn qua

Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tính riêng giai đoạn 2011-2015; Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá, ước tăng bình quân 8,67%/năm, gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung cả nước trong cùng giai đoạn Quy mô kinh tế được mở rộng, duy trì

vị trí thứ hai ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau thủ đô Hà Nội GDP, năm

2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.857 USD/người, gấp 1,8 lần so với năm 2010 Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2015 (theo giá so sánh năm 2010) Tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ tăng từ 90,3% năm 2011 lên 92,8% năm 2015 (trong đó dịch vụ tăng từ 53,4% lên 55%)

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -2015 tăng

gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, trong đó thu nội địa tăng trên 2 lần Chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng chiến lược

Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -2015 ước đạt

trên 208 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 8,87%/năm, đạt kế hoạch Cơ cấu vốn

Trang 39

đầu tư chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa; trong đó, vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 86,6 nghìn tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với nhiệm kỳ trước Tính đến ngày 30/6/2016, tổng vốn FDI trên địa bàn thành phố đạt 12,89 tỷ USD với

474 dự án Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch- Đầu tư), Hải Phòng đứng thứ 6 cả nước; tổng thu hút đầu tư FDI cả nước đạt 292,95 tỷ USD, Hải Phòng chiếm 4,4%

Kinh tế dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, ước tăng bình quân 10,15%/năm, cao hơn tốc độ tăng GDP chung của thành phố, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố

Thương mại có bước phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng bình quân 19,13%/năm, chiếm 10,8% Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được nâng cấp và phát triển khá mạnh Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 15,88%/năm; năm 2015 ước đạt 4,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2010, tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh so với giai đoạn 2006 - 2010

Dịch vụ cảng biển phát triển mạnh Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng luôn trong nhóm dẫn đầu cả nước và lớn nhất miền Bắc, có mức tăng bình quân 15,09%/năm, năm 2014 đạt trên 60 triệu tấn và năm

2015 ước đạt 66,5 triệu tấn Dịch vụ logistics tăng nhanh, đang dần hình thành trung tâm logistics lớn Dịch vụ hàng hải được đẩy mạnh, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

2.2 Thực trạng phát triển Thương mại điện tử tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016

2.2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tại Hải Phòng

Theo bản báo cáo về chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017 (Vietnam eBusiness Index - EBI 2017) do VECOM công bố vào ngày 24/2 vừa qua, tốp năm tỉnh, thành phố có mức độ ứng dụng thương mại điện tử cao nhất là Cụ thể, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn tiếp tục nằm ở vị trí đầu bảng

Trang 40

trong nhóm 5 tỉnh thành dẫn đầu về Chỉ số Thương mại điện tử với chỉ số lần lượt là 78,6 và 75,8 Xếp sau đó là Đà Nẵng, Bình Dương và Hải Phòng với các chỉ số lần lượt là 52,8; 43,0 và 42,2

Theo số liệu thống kê của trung tâm xúc tiến thương mại điện tử thuộc

sở công thương thành phố Hải Phòng Tính đến tháng 2/2017 hiện có hơn

5000 tên miền Website được đăng ký tại Hải Phòng Trong đó tên miền quốc

tế hiện có (.com) khoảng 2024 tên miền đã được đăng ký, tên miền việt nam (.vn) hiện có khoảng 3156.tên miền đã được đăng ký

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo chỉ số thương mại Việt Nam 2012-2016)

Hình 2.1: Chỉ số thương mại điện tử của 05 địa phương tại Việt Nam trong

2016 thì chỉ số này có xu hướng giảm xuống còn từ 54,4 điểm năm 2015 và 42,2

Ngày đăng: 10/02/2020, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w