1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc

83 595 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 299,97 KB

Nội dung

1 GIÁO TRÌNH KIỂM TOÁN 1 & 2 BIÊN SOẠN: THẠC SĨ: ĐOÀN VĂN HOẠT TIẾN SĨ : MAI HOÀNG MINH 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN I- ĐỊNH NGHĨA. Có nhiều đònh nghóa khác nhau về kiểm toán, nhưng đònh nghóa hiện được chấp nhận rộng rãi là : “ Kiểm toán là một quá trình thu thập đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác đònh báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực độc lập.” 1 II- PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN. 1. Phân loại theo mục đích. 1.1. Kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra đánh giá về sự hữu hiệu tính hiệu quả đối với hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến. 1.2. Kiểm toán tuân thủ. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy đònh nào đó. 1.3. Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra trình bày ý kiến nhận xét về các báo cáo tài chính của một đơn vò. 2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán. 2.1. Kiểm toán nội bộ. Là loại kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, họ thực hiện cả ba loại kiểm toán, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động. 2.2. Kiểm toán của Nhàø nước. Là hoạt động kiểm toán do các công chức của Nhà nước tiến hành chủ yếu là kiểm toán tuân thủ. Riêng tại các đơn vò sử dụng kinh phí của Nhà nước, họ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán báo cáo tài chính. 2.3. Kiểm toán độc lập. Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thường thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, tùy theo yêu cầu của khách hàng, họ còn cung cấp các dòch vụ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính . Hiện nay, thuật ngữ kiểm toán thường được hiểu là kiểm toán độc lập, kiểm toán viên cũng được hiểu là kiểm toán viên độc lập. III- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN. 1- Trên thế giới. Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu đời kể từ thời kỳ mà các thông tin kế toán được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai, vì thế từ gốc của thuật ngữ kiểm toán (Audit) theo tiếng La tinh là “Auditus” có nghóa là “nghe”. 2 Kể từ thời kỳ Trung cổ, kiểm toán được thực hiện để xác đònh về tính chính xác của các thông tin tài chính. Bên cạnh đó, từ khi có sự ra đời của thò trường chứng khoán công ty cổ 1 Auditing : An Integrated Approach, A. A. Arens & J.K. Locbbecke, Prentice Hall, 1997. 2 Theo Webster’s Seventh New Collegiate Dictionary, 1965. 3 phần, cũng như do sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, nên dần dần đã diễn ra sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông chức năng điều hành của những nhà quản lý. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn những người làm công, vì thế kiểm toán độc lập đã được ra đời vào thế kỷ 18 để đáp ứng cho nhu cầu này. Đến đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ, với sư ï xuất hiện của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán. Vì thế, kiểm toán độc lập chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính Qua quá trình nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn, dần dần các kiểm toán viên đã hình thành nên những phương thức kiểm tra mới. Đó là việc xây dựng phát triển của kỹ thuật lấy mẫu, vấn đề đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hình thành kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính. 2. Ở Việt Nam. Hoạt động kiểm toán trước thập niên 90 chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thò trường theo đònh hướng Xã hội Chủ nghóa, đặc biệt là từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, chính sự xuất hiện của những nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Vào đầu thập niên 90, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã bước đầu hình thành với sự ra đời của côâng ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Việt Nam cũng đã từng bước thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là vào tháng 1/1994, Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập. Thứ đến vào tháng 7/1994, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ được thành lập, hoạt động theo Điều lệ Tổ chức Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Sau cùng, đến tháng 10/1997, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đến tháng 9/1999, Bộ Tài chính cũng đã chính thức ban hành 04 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đầu tiên, sau đó vào tháng 12/2000 đã ban hành thêm 06 chuẩn mực kiểm toán. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nghề, Hội kế toán Việt Nam (VAA) đã được thành lập vào năm 1994. Đến tháng 5/1998, VAA đã được kết nạp chính thức là thành viên thứ 7 của AFA (Liên đoàn Kế toán ASEAN), là thành viên thứ 130 của IFAC (Liên đoàn Kế toán Quốc tế), đồng thời VAA cũng là thành viên của IASC (Ủy ban Chuẩn mực Quốc tế về kế toán). Ngoài ra, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng đã là thành viên của INTOSAI (Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao). IV- LI ÍCH KINH TẾ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được rất nhiều người sử dụng, để ra các quyết đònh kinh doanh. Thế nhưng, khi nền kinh tế thế giới càng phát triển sẽ tạo nên hệ quả tất nhiên là khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng. Rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như là : - Động cơ của người cung cấp thông tin. - Lượng thông tin phải xử lý độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng. - Sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin. Như vậy, cần có những giải pháp để làm giảm rủi ro, chẳng hạn như : - Người sử dụng sẽ trực tiếp kiểm tra thông tin. - Gia tăng trách nhiệm pháp lý của Hội đồng quản trò (hay Ban giám đốc). - Bắt buộc báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập. 4 Trong đó, giải pháp sau cùng được xem là có hiệu quả nhất. V- KIỂM TOÁN VIÊN, TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HIỆP HỘI NGHỀ NGHIỆP. 1. Kiểm toán viên độc lập. Muốn hành nghề kiểm toán độc lập, các ứng viên thường phải đạt các tiêu chuẩn sau đây: − Được đào tạo về kế toán ở một trình độ nhất đònh. − Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán. − Trúng tuyển một kỳ thi quốc gia về các kiến thức kế toán, kiểm toán, luật kinh doanh . 2. Hình thức tổ chức hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập. 2.1. Hình thức tổ chức : một tổ chức kiểm toán có thể hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hoặc công ty cổ phần, nhưng phổ biến nhất là công ty hợp danh ; họ thường phải chòu trách nhiệm vô hạn. Còn khi thành lập tổ chức kiểm toán ở hình thức công ty cổ phần, thì đây lại là một loại công ty cổ phần đặc biệt, nghóa là sẽ phải có người chủ sở hữu chòu trách nhiệm vô hạn. Về cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty kiểm toán, thông thường bao gồm các cấp bậc chủ yếu là : • Chủ phần hùn • Chủ nhiệm • Kiểm toán viên chính • Kiểm toán viên phụ 2.2. Các lónh vực hoạt động của tổ chức kiểm toán : Một tổ chức kiểm toán có thể cung cấp nhiều dòch vụ thuộc những lónh vực khác nhau , như là : • Xác nhận • Dòch vụ kế toán • Tư vấn thuế • Tư vấn về quản trò 2.3. Phân loại tổ chức kiểm toán : Căn cứ vào quy mô phạm vi hoạt động, n gười ta thường chia thành thành bốn nhóm sau : • Văn phòng kiểm toán đòa phương • Công ty kiểm toán khu vực • Công ty kiểm toán quốc gia • Công ty kiểm toán quốc tế 3. Hiệp hội nghề nghiệp. 3.1. Tại các quốc gia. Ở nhiều nước trên thế giới đều có thành lập Hiệp hội nghề nghiệp của các kế toán viên kiểm toán viên. Sau đây là một số Hiệp hội tại các quốc gia : − Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ (American Accounting Association − AAA). − Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants − AICPA). − Hiệp hội giám đònh viên kế toán Canada (Canadian Institute of Chartered Accountants − CICA). Hiệp hội quốc gia thường có các chức năng như sau : − Thiết lập các chuẩn mực quy tắc về kế toán, kiểm toán, cũng như hướng dẫn cho các kế toán viên công chứng về dòch vụ thuế các dòch vụ khác. − Tổ chức nghiên cứu xuất bản các tài liệu về kế toán kiểm toán, nhằm giúp cho các thành viên luôn được tiếp cận với các kiến thức mới để nâng cao trình độ. 5 − Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp, xử lý những vi phạm điều lệ của các thành viên. − Quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán, bằng cách quy đònh những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán. − Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kế toán viên công chứng . 3.2- Trên thế giới. Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants − IFAC) được thành lập vào ngày 7/10/1977. Tính đến cuối năm 2000, IFAC có 151 thành viên ở 112 nước. Về phương diện tổ chức, IFAC được điều hành bởi một Hội đồng với sự giúp việc của Ủy ban điều hành Ban Thư ký, có bảy ủy ban trư ïc thuộc để đảm nhận các lónh vực khác nhau, đó là : a) Ủy ban Thực hành kiểm toán quốc tế (International Auditing Pratices Committee − IAPC) b) Ủy ban Đạo đức nghề nghiệp c) Ủy ban về Kế toán quản trò tài chính d) Ủy ban Lónh vực công e) Ủy ban Công nghệ thông tin f) Ủy ban Đào tạo. g) Ủy ban Kết nạp thành viên. Bên cạnh IFAC, còn có một tổ chức quốc tế về kế toán cũng có vai trò rất quan trọng, đó là Ủy ban Chuẩn mực quốc tế về kế toán (International Accounting Standards Committee – IASC). IASC được thành lập từ năm 1973, đã ký Tuyên bố chung với IFAC vào ngày 01/01/1983. Theo đó, hai tổ chức này có quan hệ rất mật thiết với nhau. Ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế khác của nghề nghiệp kiểm toán là IIA (Hiệp hội Kiểm toán nội bộ) INTOSAI. VI- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH . Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của các kiểm toán viên độc lập bao gồm : - Giai đoạn chuẩn bò kiểm toán bao gồm : + Tiền kế hoạch. + Lập kế hoạch kiểm toán. - Giai đoạn kế tiếp là thực hiện kế hoạch kiểm toán : Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện hai thử nghiệm chính, đó là : + Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát). + Thử nghiệm cơ bản (kiểm tra cơ bản ). - Giai đoạn hoàn thành kiểm toán : là giai đoạn tổng hợp rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán. 6 CHƯƠNG II MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN I- MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN. 1. Đặc điểm của nghề nghiệp kiểm toán. Trong khi nhiều ngành nghề khác lấy khách hàng làm đối tượng phục vụ duy nhất, kiểm toán viên độc lập tuy cũng thu phí của khách hàng, nhưng lại lấy những người sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài đơn vò để làm đối tượng phục vụ chính yếu. 2. Các yếu tố của môi trường kiểm toán. Do những đặc điểm trên, môi trường của hoạt động kiểm toán được hình thành dưới tác động từ nhiều phía : - Từ yêu cầu của xã hội đối với chức năng kiểm toán, yêu cầu này luôn thúc đẩy hoạt động kiểm toán phải ngày càng hoàn thiện hơn để cung cấp một mức độ bảo đảm cao hơn cho các thông tin được kiểm toán. - Từ yêu cầu của Nhà nước, với tư cách người quản lý xã hội, Nhà nước thường đưa ra các đònh chế để giám sát hoạt động kiểm toán trong một khuôn khổ phù hợp với đặc điểm yêu cầu của xã hội đó. - Từ chính những người hành nghề kiểm toán, thông qua tổ chức nghề nghiệp của mình. Sự ý thức cao về trách nhiệm xã hội đã thúc đẩy các tổ chức nghề nghiệp không ngừng giám sát các thành viên của mình để nâng cao chất lượng công việc qua đó nâng cao uy tín đối với xã hội. II- CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN. Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Hiểu theo nghóa rộng, chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những hướng dẫn giải thích về các nguyên tắc cơ bản để các kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, cũng như để đo lường đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán của các nước đã hình thành từ đầu thế kỷ 20. Năm 1948, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ ban hành các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến. Sau đó, chuẩn mực kiểm toán của các quốc gia khác lần lượt ra đời như Úc (1951), Đức (1964), Pháp (1971), Anh (1980) … Nhằm phát triển tăng cường sự phối hợp của ngành nghề một cách hài hòa trên toàn thế giới, IFAC ủy nhiệm cho IAPC ban hành hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (ISA). Theo thời gian thông qua hoạt động thực tiễn, dần dần các ISA đã được một số quốc gia công nhận là tiêu chuẩn để kiểm toán báo cáo tài chính, vì thế cũng tương tự như các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chúng đã đang dần dần được áp dụng rộng rãi trong nền tài chính quốc tế. Đối với hệ thống chuẩn mực của những quốc gia đã được ban hành trước các ISA, họ có thể dựa vào hệ thống ISA để sửa đổi các chuẩn mực của mình. Các quốc gia cũng có thể tham khảo các ISA khi xây dựng mới chuẩn mực, hoặc áp dụng toàn văn. Ở Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan chòu trách nhiệm soạn thảo ban hành các chuẩn mực kiểm toán, Bộ Tài chính đã xác đònh ba nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán kiểm toán Việt Nam là (1) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chuẩn mực quốc tế về kiểm toán của IAFC, (2) Phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, (3) Đơn giản, rõ ràng tuân thủ các quy đònh về thể thức ban hành văn bản pháp luật. III- ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP. 7 Đạo đức nghề nghiệp là những qui tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp xã hội. Bên cạnh luật pháp cùng với luật pháp, chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội, bởi vì nó tạo nên sự bảo đảm về chất lượng cao của dòch vụ cung ứng cho khách hàng xã hội. Thông thường, các nội dung sau đây được quy đònh trong điều lệ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập : − Chính trực : kiểm toán viên phải thực hiện công việc với một tinh thần trung thực, thẳng thắn, bất vụ lợi. − Khách quan : kiểm toán viên phải công minh, nghóa là không được phép phán quyết một cách vội vàng, hoặc áp đặt, hay gây áp lực đối với người khác. − Độc lập : kiểm toán viên phải thật sự độc lập tỏ ra độc lập. − Bảo mật : kiểm toán viên phải giữ bí mật của những thông tin đã thu thập được trong thời gian thực hiện các dòch vụ chuyên môn, không được sử dụng hoặc tiết lộ bất cứ thông tin nào nếu không có thẩm quyền rõ ràng hợp lý, trừ khi có nghóa vụ pháp lý, hoặc trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu phải công bố. − Chấp hành các chuẩn mực nghiệp vụ trong khi tiến hành công việc. − Trình độ nghiệp vụ : kiểm toán viên có nghóa vụ phải duy trì trình độ nghiệp vụ của mình trong suốt quá trình hành nghề ; kiểm toán viên chỉ được phép nhận làm những công việc khi đã có đủ trình độ nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ. − Tư cách nghề nghiệp : kiểm toán viên phải tự điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, phải tự kiềm chế những hành động có thể phá hoại uy tín nghề nghiệp. IV- TRÁCH NHIỆM NGHĨA VỤ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP. Trong phần này, chúng tôi chỉ giới thiệu về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những sai phạm của đơn vò trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên. 1- Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện những sai phạm của đơn vò. 1.1 - Các dạng sai phạm của đơn vò. Trong quá trình hoạt động của một đơn vò, nhiều sai phạm có thể xảy ra dẫn đến khả năng là các báo cáo tài chính sẽ phản ánh không trung thực về thực trạng tài chính của họ. Để xem xét trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm diễn ra tại đơn vò, các chuẩn mực kiểm toán thường đề cập đến ba nhóm hành vi sai phạm bao gồm sai sót, gian lận không tuân thủ luật đònh. Sai sót được đònh nghóa là " những nhầm lẫn không cố ý trong báo cáo tài chính, chẳng hạn như : a) Nhầm lẫn về số học, hoặc về ghi chép trong các dữ liệu kế toán, hoặc sổ sách. b) Bỏ sót, hoặc hiểu sai các sự kiện. c) Áp dụng sai các phương pháp kế toán." Gian lận được đònh nghóa là " những hành động cố ý do một hay nhiều người trong Ban Giám đốc, do các nhân viên, hoặc do các bên thứ ba thực hiện dẫn đến sai lệch trên báo cáo tài chính. Gian lận có thể là : a) Sửa đổi, ngụy tạo, hay tráo đổi sổ sách, chứng từ. b) Tham ô tài sản. c) Che giấu, hoặc bỏ sót ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên sổ sách hay chứng từ. d) Ghi chép các nghiệp vụ không có thật. e) Áp dụng sai các phương pháp kế toán.” 8 Không tuân thủ “ là những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kòp thời hoặc không thực hiện pháp luật các quy đònh dù là vô tình hay cố ý của đơn vò. Những hành vi này bao gồm hành vi của tập thể, cá nhân dưới danh nghóa đơn vò hoặc của những người đại diện cho đơn vò gây ra .” Hành vi không tuân thủ không bao gồm những vi phạm cá nhân - tức không liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vò - của các nhà quản lý, hay của nhân viên của đơn vò. 1.2 - Trách nhiệm của người quản lý đơn vò đối với các sai phạm. Theo thông lệ chung, người chòu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ luật pháp trong một đơn vò chính là những người quản lý của đơn vò. Đối với gian lận sai sót, đoạn 5 ISA 240 nêu rõ :“ Trách nhiệm ngăn chặn phát hiện các gian lận sai sót là thuộc về người quản lý, thông qua việc áp dụng duy trì hoạt động của một hệ thống kế toán kiểm soát nội bộ hữu hiệu.” Đối với hành vi không tuân thủ, đoạn 8 VSA 250 xác đònh :" Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vò được kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo cho đơn vò tuân thủ đúng pháp luật các quy đònh hiện hành ; ngăn ngừa, phát hiện xử lý những hành vi không tuân thủ pháp luật các quy đònh trong đơn vò ". 1.3 - Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm ở đơn vò. Theo đoạn 11 VSA 200, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính được xác đònh là "… giúp cho kiểm toán viên công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan có phản ảnh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?". Trên cơ sở mục tiêu đó, trách nhiệm của kiểm toán viên được xác đònh là "… kiểm tra, chuẩn bò trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính" "… việc kiểm toán báo cáo tài chính không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vò được kiểm toán đối với báo cáo tài chính". Như vậy, kiểm toán viên không chòu trách nhiệm về việc phát hiện ngăn chặn các sai phạm ở đơn vò, điều này chủ yếu thuộc trách nhiệm người quản lý đơn vò như đã trình bày trong phần trên. Trách nhiệm của kiểm toán viên chủ yếu liên quan đến việc diễn đạt ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến đó, kiểm toán viên cần thiết kế thực hiện một cuộc kiểm toán để bảo đảm hợp lý rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu. 2- Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên. 2.1 - Trách nhiệm dân sự. Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của những sai phạm có thể dẫn đến trách nhiệm dân sự thường là do kiểm toán viên thiếu thận trọng đúng mức, hoặc do không tôn trọng các chuẩn mực nghề nghiệp. Lúc này, họ có thể sẽ phải chòu trách nhiệm dân sự trước những đối tượng sau đây : - Chòu trách nhiệm đối với khách hàng - Chòu trách nhiệm đối với các bên thứ ba có liên quan. - Chòu trách nhiệm đối với những người sở hữu chứng khoán của các công ty cổ phần có yết giá ở thò trường chứng khoán. Do trách nhiệm dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Dân luật, thường bao gồm trách nhiệm dân sự trong hợp đồng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. • Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được hình thành do quan hệ hợp đồng giữa kiểm toán viên khách hàng, kể cả các bên được ràng buộc trong hợp đồng. Sau đây là vài ví dụ minh họa về lỗi của kiểm toán viên : 9 - Phát hành báo cáo kiểm toán không đúng thời hạn theo hợp đồng. - Không bảo mật những thông tin của khách hàng. - Nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính, nên gây thiệt hại cho khách hàng . • Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm phát sinh không do quan hệ hợp đồng. Hiện nay, quan niệm phổ biến về trách nhiệm ngoài hợp đồng làø chỉ áp dụng đối với các cổ đông các chủ nợ, đó là những người sử dụng có thể thấy trước trong hiện tại tương lai. 2.2 - Trách nhiệm hình sự. Ngoài trách nhiệm dân sự, nếu do gian lận, kiểm toán viên còn phải chòu trách nhiệm hình sự về những sai phạm của mình. Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, kiểm toán viên sẽ bò truy tố Tòa Hình sự sẽ xét xử theo Luật Hình sự. Hay tại Mỹ, kiểm toán viên có thể bò truy tố theo Luật Chứng khoán năm 1933, hay Luật Giao dòch chứng khoán năm 1934. 3- Các biện pháp để hạn chế trách nhiệm pháp lý. Để tránh hay giảm thiểu các hậu quả do kiện tụng, kiểm toán viên tổ chức kiểm toán nên chú ý các biện pháp sau đây : • Ký hợp đồng trong tất cả các dòch vụ nghề nghiệp, có các ràng buộc rõ ràng về nghóa vụ của từng bên để tránh mọi sự hiểu lầm có thể xảy ra, đặc biệt là trong việc khám phá những sai phạm. • Vì các tranh chấp thường sẽ xảy ra sau khi khách hàng bò phá sản, nên phải thận trọng khi tiếp nhận khách hàng. Điều này có thể hạn chế thông qua việc không tiếp nhận các khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, hay được lãnh đạo bởi ban giám đốc đang có vấn đề về năng lực, hay đạo đức . • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu hướng dẫn của nghề nghiệp, nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kiểm toán. • Mua đầy đủ các khoản bảo hiểm nghề nghiệp. • Tôn trọng các chuẩn mực về kiểm tra chất lượng nghề nghiệp . V- KHOẢNG CÁCH GIỮA YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA NGÀNH NGHỀ. Trên thế giới, số lượng những vụ kiện tụng về kết quả kiểm toán báo cáo tài chính đối với các kiểm toán viên độc lập trong những năm gần đây đã gia tăng rất nhiều đặt ra câu hỏi về khả năng đáp ứng của nghề nghiệp kiểm toán đối với các yêu cầu của xã hội. Do đó các nhà nghiên cứu thực hành đã đưa ra khái niệm "khoảng cách giữa yêu cầu của xã hội khả năng đáp ứng của ngành nghề" xem đây là một thách thức đối với sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy có hai nhân tố chính hình thành nên khoảng cách trên được người ta đã mô tả bằng hình vẽ sau : Yêu cầu của xã hội Các chuẩn mực hợp lý Các chuẩn mực hiện tại Các dòch vụ cung cấp Khoảng cách do yêu cầu quá cao Khoảng cách do dòch vụ chưa hoàn hảo Sau đây là phần giải thích về từng nhân tố : • Khoảng cách do yêu cầu quá cao của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán. 10 Nhìn chung, xã hội những người sử dụng kết quả kiểm toán thường có các yêu cầu rất khó thực thi, nghóa là kiểm toán viên phải bảo đảm rằng : - Các báo cáo tài chính là chính xác. - Đơn vò sẽ không bò phá sản. - Không có gian lận tại đơn vò. - Đơn vò đã tuân thủ pháp luật. - Đơn vò đã được quản lý tốt v.v . Một cuộc kiểm toán bình thường không thể đáp ứng được những yêu cầu đó vì những hạn chế tiềm tàng của kiểm toán như đã nêu trên sâu xa hơn là khía cạnh kinh tế của vấn đề. • Khoảng cách do dòch vụ chưa hoàn hảo. Dòch vụ mà nghề nghiệp kiểm toán cung cấp cho xã hội sở dó còn chưa hoàn hảo do hai nguyên nhân là : - Các công ty kiểm toán các kiểm toán viên trong từng hợp đồng cụ thể có thể chưa hoàn thành hết trách nhiệm của mình, không thực hiện hết những tiêu chuẩn chất lượng mà chuẩn mực đã đề ra. - Bản thân các chuẩn mực kiểm toán chưa đạt được yêu cầu hợp lý của nghề nghiệp xã hội. Để thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của xã hội khả năng đáp ứng của ngành nghề kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp đã có nhiều nỗ lực để : 1. Thu hẹp khoảng cách do yêu cầu quá cao của xã hội đối với nghề kiểm toán, thông qua việc tăng cường giải thích cho người sử dụng về những hạn chế tiềm tàng của những cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, đặc biệt là giải thích về trách nhiệm của kiểm toán viên . 2. Thu hẹp khoảng cách do sự chưa hoàn hảo của dòch vụ, thông qua hàng loạt biện pháp như : - Tăng cường nghiên cứu để sửa đổi ban hành mới các chuẩn mực nghề nghiệp. - Phát huy vai trò của hiệp hội kiểm toán, đặc biệt là tăng cường kiểm soát chất lượng nghề nghiệp, cũng như việc chấp hành đạo đức nghề nghiệp. - Chú trọng vấn đề đào tạo tái đào tạo kiểm toán viên . [...]... hay chu trình nghiệp vụ có liên quan 23 CHƯƠNG V BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN I- BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 1- Khái niệm “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính các tài liệu, thông... quá trình thực hiện kiểm toán, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên - Trợ giúp cho việc lập kế hoạchvà thực hiện công việc kiểm toán - Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét đánh giá chất lượng công việc kiểm toán - Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán 2 Phân loại hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán được lập lưu trữ thành hai loại, đó là hồ sơ kiểm toán chung và. .. trình kiểm toán cũng có thể bao gồm những mục tiêu kiểm toán cho từng khoản mục, ước tính thời gian cần thiết để kiểm tra từng khoản mục, hay để thực hiện từng thủ tục kiểm toán (Đoạn 10 ISA 310 – Lập kế hoạch kiểm toán) Thiết lập được một chương trình kiểm toán thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên đạt được mức thỏa mãn trong kiểm toán với chi phí thời gian kiểm toán hợp lý Các thủ tục kiểm toán được... cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Từ đó, kiểm toán viên sẽ xác đònh phương hướng phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán , dự kiến về thời gian lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch chương trình kiểm toán 13 2 Trình tự nghiên cứu kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên tiến hành... thường, giới hạn phạm vi kiểm tra chi tiết 3.3 Cơ sở dẫn liệu mục tiêu kiểm toán tổng quát Chương III đã trình bày về các cơ sở dẫn liệu dựa vào đó kiểm toán viên sẽ xác đònh các mục tiêu kiểm toán xây dựng các thủ tục kiểm toán Dưới đây là một cách có thể sử dụng : a- Hiện hữu phát sinh : Kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập bằng chứng chứng minh về sự hiện hữu của các tài sản nợ... kiểm toán năm 2 .1 - Hồ sơ kiểm toán chung (còn gọi là hồ sơ thường trực) : là các thông tin chung về khách hàng liên quan từ hai cuộc kiểm toán trở lên 2. 2 - Hồ sơ kiểm toán năm (còn gọi là hồ sơ hiện hành) : bao gồm toàn bộ hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán của một năm tài chính 3 Các loại hồ sơ kiểm toán năm Dưới đây là một số hồ sơ được sử dụng phổ biến trong kiểm toán báo cáo tài. .. hữu ích, vì nó sẽ giúp cho kiểm toán viên xác đònh nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán, cũng như giúp kiểm toán viên điều chỉnh kế hoạch chương trình làm việc IV− XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN Quá trình này thường bao gồm việc lập kế hoạch sơ bộ cho các khoản mục được kiểm toán, lập kế hoạch thiết kế chương trình kiểm toán, cụ thể là : 1 Kế hoạch sơ bộ Việc lập... hoạch kiểm toán điều hành cuộc kiểm toán một cách phù hợp Xuất phát từ điều đó mà khái niệm rủi ro kiểm toán được nêu ra 2 .1- Rủi ro kiểm toán : “Rủi ro kiểm toán là rủi ro khi kiểm toán viên cho ý kiến kiểm toán không đúng vì có những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Rủi ro này bao gồm ba yếu tố là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát rủi ro phát hiện.” (Đoạn 3 ISA 400 - Đánh giá rủi ro và. .. phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên - Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng - Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác thích hợp - Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu rõ ràng - Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học 5 Vấn đề bảo mật lưu trữ hồ sơ kiểm toá n : Khi hoàn thành kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán được tập hợp lưu trữ thành một bộ... sơ kiểm toán : - Yêu cầu đơn vò cung cấp thư giải trình của người quản lý - Kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính - Xem xét các thông tin khác trong báo cáo thường niên II− BÁO CÁO KIỂM TOÁN 1 Khái niệm vai trò của báo cáo kiểm toán 29 Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên lập công bố để trình bày ý kiến của mình về những thông tin được kiểm toán Như vậy, báo cáo kiểm . nghiệp kiểm toán là IIA (Hiệp hội Kiểm toán nội bộ) và INTOSAI. VI- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH . Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của các kiểm. đủ năng lực và độc lập.” 1 II- PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN. 1. Phân loại theo mục đích. 1. 1. Kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá

Ngày đăng: 22/12/2013, 10:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2- Trách nhiệm hình sự. - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
2.2 Trách nhiệm hình sự (Trang 9)
Ta có thể nghiên cứu mối quan hệ trên thông qua hình vẽ mô tả về biện pháp ngăn chặn các loại rủi ro 4 như sau :  - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
a có thể nghiên cứu mối quan hệ trên thông qua hình vẽ mô tả về biện pháp ngăn chặn các loại rủi ro 4 như sau : (Trang 20)
2.4. Mô hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện. - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
2.4. Mô hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện (Trang 21)
2. Kế hoạch kiểm toán. - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
2. Kế hoạch kiểm toán (Trang 22)
− Mô tả về tình hình của khách hàng, như là đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát .. - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
t ả về tình hình của khách hàng, như là đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (Trang 22)
Bảng dưới đây minh họa một số thủ tục phân tích thường dùng đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
Bảng d ưới đây minh họa một số thủ tục phân tích thường dùng đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng (Trang 38)
a- Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích công nợ theo tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái :  - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
a Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích công nợ theo tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái : (Trang 38)
Bảng dưới đây minh họa một số thủ tục phân tích thường dùng đối với doanh thu và nợ  phải thu khách hàng - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
Bảng d ưới đây minh họa một số thủ tục phân tích thường dùng đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng (Trang 38)
Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất. Chúng bao gồm nhiều loại, như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành  phẩm, hàng hóa - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
ng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất. Chúng bao gồm nhiều loại, như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa (Trang 42)
a) Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản và đối chiếu - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
a Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản và đối chiếu (Trang 50)
Theo quy định hiện hành, trên bảng cân đối kế toán, số dư của tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế được trình bày riêng theo từng loại là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định  vô hình, tài sản cố định thuê tài chính - Tài liệu Giáo trình kiểm toán 1 và 2 doc
heo quy định hiện hành, trên bảng cân đối kế toán, số dư của tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế được trình bày riêng theo từng loại là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN