1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị biểu cảm, biểu đạt, giá trị thẩm mỹ của từ láy trong Hồng Đức Quốc âm thi tập và thơ Hồ Xuân Hương

121 58 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Giá trị biểu cảm, biểu đạt, giá trị thẩm mỹ của từ láy trong Hồng Đức Quốc âm thi tập và thơ Hồ Xuân Hương. LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Mục đích nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 9 7. Cấu trúc của luận văn 10 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 1.1. Khái niệm và các quan niệm xung quanh về từ láy 11 1.2. Giá trị văn chương của từ láy trong văn học và chức năng của từ láy trong thơ Nôm Đường luật 13 1.2.1. Từ láy trong văn học 13 1.2.2. Chức năng của từ láy trong thơ Nôm Đường luật 16 1.3. Thống kê, phân loại hệ thống từ láy trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Nôm Hồ Xuân Hương 22 1.3.1. Tiêu chí thống kê, phân loại 22 1.3.2. Kết quả phân loại 23 1.3.3. Hệ thống từ láy trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Nôm Hồ Xuân Hương 30 Tiểu kết chương 1 40 Chương 2. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TỪ LÁY TRONG “HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP” VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 41 2.1. Giá trị biểu đạt âm thanh 41 2.1.1. Giá trị biểu đạt âm thanh của từ láy trong Hồng Đức quốc âm thi tập 42 2.1.2. Giá trị biểu đạt âm thanh của từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương 45 2.2. Giá trị tạo hình 48 2.2.1. Giá trị tạo hình của từ láy trong Hồng Đức quốc âm thi tập 48 2.2.2. Giá trị tạo hình của từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương 56 2.3. Giá trị biểu ý 61 2.3.1. Giá trị biểu ý của từ láy trong Hồng Đức quốc âm thi tập 61 2.3.2. Giá trị biểu ý của từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương 69 Tiểu kết chương 2 74 Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU CẢM, GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA TỪ LÁY TRONG “HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP” VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 75 3.1. Giá trị biểu cảm 75 3.1.1 Giá trị biểu cảm của từ láy trong Hồng Đức quốc âm thi tập 75 3.1.2. Giá trị biểu cảm của từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương 84 3.2. Giá trị thẩm mỹ 92 3.2.1.Giá trị thẩm mỹ của từ láy trong Hồng Đức quốc âm thi tập 93 3.2.2.Giá trị thẩm mỹ của từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương 99 Tiểu kết chương 3 106 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Diễn giải HĐQÂTT Hồng Đức quốc âm thi tập QÂTT Quốc âm thi tập NXB Nhà xuất bản TNĐL Thơ Nôm Đường luật Tr Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự xuất hiện của văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật (TNĐL) nói riêng khiến cho diện mạo nền văn học chữ viết dân tộc thời trung đại phong phú, đa dạng, không còn sự “độc tôn” của văn học chữ Hán. Từ đây (tạm tính từ thế kỷ XV) dòng TNĐL tồn tại và phát triển song hành với dòng thơ Đường luật Hán cho đến hết thế kỷ XIX, gắn liền với thành tựu nghệ thuật đặc sắc, với những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, trong đó có “Hồng Đức quốc âm thi tập” (HĐQÂTT) và thơ Nôm Hồ Xuân Hương 1.2. Xuất hiện vào thời kỳ đầu tiến trình TNĐL, HĐQÂTT đã có một vị trí đặc biệt trên cả phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện theo xu hướng dân tộc hóa thể loại, là cơ sở, tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo của dòng thơ tiếng Việt trong đó có thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Sự xuất hiện thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã khiến cho dòng thơ tiếng Việt chuyển từ thơ nói “chí” sang thơ nói “tình”, từ các phạm trù, quan niệm Nho giáo chuyển sang tái hiện trực tiếp cuộc sống – con người. Đặc biệt đề tài, chủ đề thơ Nôm Hồ Xuân Hương hướng vào số phận của người phụ nữ phong kiến với những uẩn ức, khát vọng về quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu trên tinh thần dân tộc và dân chủ... Vì thế, giá trị nhân văn truyền thống của TNĐL đến thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được thể hiện một cách sâu sắc nhất, tập trung nhất. 1.3. Xét trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật của HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương, trong đó có hệ thống từ láy, vừa có điểm tương đồng và khác biệt. Các thi nhân Hồng Đức và nữ sĩ Hồ Xuân Hương đều là những người nghệ sĩ của nghệ thuật ngôn ngữ đầy bản lĩnh và sáng tạo, trong đó có việc sử dụng và sáng tạo từ láy, đem lại cho dòng thơ tiếng Việt những giá trị văn chương (giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mỹ và phong cách) đầy thú vị, bất ngờ... Đây chính là lý do để chúng tôi lựa chọn vấn đề “Giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Nôm Hồ Xuân Hương” là đề tài nghiên cứu cho luận văn. Cũng cần lưu ý điểm này: Sẽ thuận lợi hơn nếu chúng tôi lựa chọn tìm hiểu giá trị văn chương của từ láy trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương với các tác giả như Tú Xương, Nguyễn Khuyến vì tính “đồng dạng” trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Có thể sẽ có những bất cập khi đặt thơ Nôm của Hồ Xuân Hương trong tương quan với HĐQÂTT – một tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác cung đình trong dòng thơ tiếng Việt. Nhưng cũng cần thấy: trong tiến trình TNĐL, HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương là hai đỉnh cao trong việc sử dụng và sáng tạo từ láy, đem lại cho Đường luật Nôm tính dân tộc đậm đà, và tạo tiền đề cho bước phát triển mới của TNĐL trên phương diện sử dụng có hiệu quả nghệ thuật và thẩm mỹ ngôn ngữ dân tộc ở các giai đoạn sau của dòng thơ tiếng Việt. 1.4. Thơ Nôm Đường luật nói chung, HĐQÂTT và Hồ Xuân Hương nói riêng đã và đang được nghiên cứu và giảng dạy ở các bậc đại học, sau đại học chuyên ngành cũng như các cấp học phổ thông. Vì thế, nghiên cứu “Giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Nôm Hồ Xuân Hương” còn góp phần tích cực cho việc dạyhọc tác gia, tác phẩm văn học dưới góc độ thể loại và so sánh. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về hệ thống từ láy trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” Ở nội dung này, chúng tôi lựa chọn những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Phạm Trọng Điềm Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức quốc âm thi tập, NXB Văn học, Hà Nội. Đinh Gia Khánh Bùi Duy Tân Ma Cao Chương (1998), Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII, NXB Giáo Dục, Hà Nội. Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo Dục, Hà Nội. Mai Xuân Hải (1998), Lê Thánh Tông Thơ văn và cuộc đời, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Nguyễn Phạm Hùng (1998), “Mấy nhận xét về nghệ thuật thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập”, In trong: Hoàng đế Lê Thánh Tông: Nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội . Nhiều tác giả (1998), Lê Thánh Tông: Nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà văn lớn”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Vương Lộc (1998), “Một vài nhận xét về ngôn ngữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập”. In trong: Hoàng đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. v.v... Đây là những tài liệu đã có những ý kiến, nhận xét về phương diện ngôn ngữ trong HĐQÂTT và hệ thống từ láy nói riêng. Đơn cử, tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn “Thơ Nôm Đường luật” đã nêu bật những đóng góp về nghệ thuật tập thơ, nhất là nghệ thuật sử dụng từ lấp láy: Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có những bài sáng tác chủ yếu bằng từ láy... Không chỉ nhiều về số lượng, các tác gia thời Hồng Đức còn có đóng góp rất lớn trong việc sáng tạo từ láy 51; tr 160161. Các tác giả Đinh Gia Khánh – Ma Cao Chương Bùi Duy Tân trong cuốn: “Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII” đã nhận xét: Hồng Đức quốc âm thi tập sử dụng từ ngữ khá điêu luyện. Một biểu hiện đáng chú ý của nghệ thuật ngôn ngữ trong tập thơ là việc vận dụng vốn từ lấp láy, một đặc sắc riêng của ngôn ngữ Việt 24; tr 283. Tác giả Trần Quang Dũng trong cuốn “Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam” cũng đã khẳng định: “Trong lớp từ Việt của HĐQÂTT, từ láy có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là một sáng tạo đầy độc đáo, đa dạng mà dường như không một tác phẩm Đường luật Nôm nào sánh kịp, góp phần đưa ngôn ngữ thơ Nôm dần trở về với ngôn ngữ thuần dân tộc. Bởi, trong các lớp từ Việt thì từ láy tạo ra chất Việt nhất cho hình tượng thơ, tình thơ và cho phép nhà thơ diễn tả được đầy đủ vẻ đẹp tươi nguyên của cảnh vật, cái vi diệu trong cảm xúc trước diễn biến của thời khắc, tạo vật. Do đó, tính chất cung đình, điển nhã của thi tập phần nào bị mờ hóa, còn lại là sự vật gần gũi trong cảm hứng, phong phú trong cảm nhận và đa dạng trong phản ánh hiện thực”. 12 ; tr 122. Tuy mới là những thành tựu bước đầu nhưng nó là tiền đề cho việc sáng tạo và sử dụng thành công lớp từ láy của TNĐL sau này, nhất là thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Tác giả Vương Lộc trong “Hoàng Đế Lê Thánh Tông: Nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn” cũng đã đưa nhận xét về hệ thống từ láy trong HĐQÂTT trên phương diện từ vựng: Theo thống kê chưa đầy đủ, trong HĐQÂTT có khoảng 375 đơn vị từ láy, từ láy toàn bộ chiếm khoảng 100, còn lại là từ láy bộ phận. Một số ít đơn vị không còn gặp trong tiếng Việt hiện đại như: cày cạy, chấp chảnh, dặng dặng, dắng dỏi, đầm hâm, khắn khắn, lam am, lom om, liền liên, lởm thởm, năm nắm, tha la, xun xoăn, than thán, lêng lang, sảng lảng, lạt mạt, thon bon, lay lỏ, dồn dọi, đèo heo, rầng rậng, tưới tười tươi, v.v... Tồn tại một số dạng từ láy mà tiếng Việt hiện đại không chấp nhận là từ láy, chỉ là hiện tượng lặp từ (chủ yếu là lặp danh từ hoặc động từ): chắm chắm, nảy nảy, vần vần, câu câu, chữ chữ, ngột ngột, tỏ tỏ, thả thả, chăn chăn, nép nép, cành cành, tất tất, niệm niệm, gốc gốc, chốn chốn, gió gió, mưa mưa, rêu rêu, bụi bụi, v.v... 33 ; tr 509. Tác giả Nguyễn Phạm Hùng cũng đã viết: Ấn tượng mạnh nhất về ngôn ngữ trong HĐQÂTT là việc sử dụng rộng rãi các từ lấp láy. Như ta đã biết, trong thơ Nôm Việt Nam, từ lấp láy phần lớn là từ thuần Việt. Tỷ lệ từ láy trong HĐQÂTT vượt trội hơn hẳn “Quốc âm thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”. Trong HĐQÂTT có khoảng 550 từ láy, phần lớn là từ láy đôi. Cũng bắt đầu xuất hiện từ láy ba, mà hầu như “Quốc âm thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” không có. Ví dụ: “tưới tười tươi”, “tính tình tinh”... Trong một bài thơ, ở “Quốc âm thi tập” nhiều nhất chỉ có từ 4 đến 5 từ láy. Song ở HĐQÂTT tỷ lệ từ láy vượt trội hẳn. Có bài, trong 56 chữ, thì có tới 33 chữ láy (16 từ). Thí dụ bài 29 “Vịnh trăng”, Mục “Thiên địa môn”... 21; tr 535. v.v... Như vậy, sử dụng với một tỷ lệ cao lớp từ lấp láy trong HĐQÂTT, Lê Thánh Tông và các thi nhân thời Hồng Đức đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển và giữ gìn bản sắc ngôn ngữ dân tộc, làm cho hình ảnh thơ, cảm xúc thơ trở về với vẻ đẹp bình dân, mộc mạc vốn có của thơ ca dân tộc, phá vỡ dần tính quy phạm của thể Đường luật, tạo ra nét khu biệt giữa Đường luật Nôm với Đường luật Hán. 2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về hệ thống từ láy trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương Ở nội dung này, chúng tôi lựa chọn những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Đỗ Đức Hiểu (1990), Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Văn học, (5), tr. 40. Hồ Xuân Hương (1982), Thơ. NXB Văn học. Hà Nội. Lê Hoài Nam, “Hồ Xuân Hương”, in trong cuốn “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương”, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1998. Đỗ Lai Thúy “Đi tìm phong cách Hồ Xuân Hương”, in trong cuốn “Hồ Xuân Hương”, NXB Văn nghệ Thành phố HCM, 1997. Nguyễn Lộc, Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 1999. Nguyễn Đăng Na (1991), “Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian”, Văn học, (2), tr.36. . Lã Nhâm Thìn, Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo Dục, Hà Nội.1997. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo Dục VN, Hà Nội. 2009. v.v... Đơn cử: Khi nói về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã cho rằng: “... Nghệ thuật ngôn từ là một cơ thể sống phức tạp, vận động, nhiều âm thanh, nhiều màu sắc: mỗi tiếng là một “con kỳ nhông”, đứng chỗ này thì màu xanh , đứng chỗ khác thì màu nâu, hoặc vàng úa. Thơ là một thể loại thật kỳ ảo. Nhà thơ nói một sự việc, bài thơ mang một ý nghĩa khác... đó là những điệp trùng của tiếng của câu, của các hệ thống đồng nghĩa, phản nghĩa, ẩn dụ... nhằm diễn đạt ý tưởng (tình cảm, suy tư...) dưới nhiều dạng, ngày càng cao, càng sâu...” 19; tr 389. Cũng nhận xét về ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, Tác giả Lê Hoài Nam trong cuốn: “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương” đã viết: “Xuân Hương có vốn ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác, nhưng đồng thời cũng rất độc đáo. Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương” 35 ; tr. 172. Tác giả Đỗ Lai Thúy có nhận xét tương tự: “Thơ Hồ Xuân Hương có một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn ngữ khác lạ. Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê, có thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ” 53 ; tr. 90. Trong cuốn “Thơ Nôm Đường luật”, khi nhận xét về tỷ lệ xuất hiện của từ thuần Việt nói chung và từ láy nói riêng trong tiến trình TNĐL, tác giả Lã Nhâm Thìn đã viết: “Nếu biểu diễn trên đồ thị, chúng ta có thể thấy từ thuần Việt nói chung, về đại thể có tỉ lệ thuận với với quá trình phát triển của thể loại, trong đó đồ thị từ láy âm là một hình sin không đều, ở đó nổi lên hai đỉnh cao nhất là “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Hồ Xuân Hương (HĐQÂTT: 4,4 câu thơ 1 từ láy; thơ Hồ Xuân Hương: 3,4 câu thơ 1 từ láy)” 51; tr 160. Và cũng giống như HĐQÂTT, trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng đã xuất hiện từ láy 3 như: “hỏm hòm hom” (2 lần), “tẻo tèo teo”... Khi so sánh Hồ Xuân Hương với các tác gia Hồng Đức không việc sử dụng các từ láy có khuôn vần hóc hiểm, tác giả Lã Nhâm Thìn nhấn mạnh thêm: “Có lẽ do tính chất xướng họa, thi tài của Hội Tao đàn mà thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập” có nhiều từ láy hóc hiểm đến thế chăng? Có lẽ để chứng minh tài “dạy làm thơ” cho những người đã dốt lại hay khoe chữ mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng những từ láy vần còn hóc hiểm hơn nhiều so với hội viên Tao đàn?...” 51; tr 161. Tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX” khi nhận xét về kho từ ngữ của Hồ Xuân Hương cũng đưa ra nhận xét: “Kho từ ngữ của Xuân Hương thường chứa đựng nhiều từ ngữ động, nhiều hình thức lấp láy có tác dụng khêu gợi cảm giác mạnh... Với Xuân Hương, màu sắc phải là “trắng phau phau”, “trong leo lẻo”, “tối om om”, “chín mõm mòm”, “đỏ lòm lòm”... cử động phải là “khua lắc cắc”, “vỗ bong bong”, “năng năng nhắc”, “thích thích mau”... “ 32; tr 292 So với HĐQÂTT, nhận xét về việc sử dụng từ láy trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở các nhà nghiên cứu ít hơn nhiều, chủ yếu thiên về đánh giá những thành tựu chung trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc của “Bà chúa thơ Nôm”. Tuy nhiên, từ những dẫn trích trên đây sẽ là những định hướng giúp chúng tôi tìm hiểu một cách hệ thống về giá trị biểu đạt văn chương của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nhìn chung lại, phần lớn các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định: Trong tiến trình TNĐL, HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương sử dụng từ láy có tỉ lệ cao nhất. Không chỉ nhiều về số lượng, các tác giả thời Hồng Đức và Bà chúa thơ Nôm còn là những người đóng góp rất lớn trong việc sáng tạo từ láy, đặc biệt là những từ láy với khuôn vần hóc hiểm, đem lại cho Đường luật Nôm tính dân tộc đậm đà, tạo sự khắc biệt với Đường luật Hán... Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có về hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương, luận văn sẽ hướng tới tìm hiểu đặc điểm, chức năng biểu đạt của hệ thống từ láy trong hai thi phẩm trên, từ đó làm rõ giá trị văn chương của nó trong việc thể hiện tư tưởngchủ đề thi phẩm cũng như tài năng, bản lĩnh nghệ thuật của các nhà thơ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Lưu ý: Luận văn chỉ đặt vấn đề nghiên cứu hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” và thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở phương diện văn chương, không nghiên cứu nó ở góc độ từ vựng thuộc phạm vi của ngôn ngữ học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung + Khái niệm về từ láy + Vai trò của từ láy trong sáng tác văn học + Đặc điểm và giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Về tài liệu: + Phạm Trọng Điềm – Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức quốc âm thi tập, NXB Văn học, Hà Nội. + Nguyễn Lộc (1982), Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội. + Các tác phẩm TNĐL tiêu biểu 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa các thành tựu khoa học đã có, luận văn hướng đến nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về đặc điểm và giá trị biểu đạt văn chương (Giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mỹ và phong cách) của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Từ đó thấy rõ hơn khả năng sáng tạo, bản lĩnh nghệ thuật của các tác giả thơ Nôm thời Hồng Đức và Hồ Xuân Hương ở phương diện sử dụng nghệ thuật ngôn từ. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài “Giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong thơ Nôm Hồng Đức và thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Luận văn sử dụng phương pháp này để tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại số lượng từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương, từ đó đưa ra những nghiên cứu tiếp theo về khả năng biểu đạt giá trị nội dung, giá trị thẩm mỹ... của chúng. 5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh giá trị biểu đạt văn chương của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. 5.3. Phương pháp phân tích, đánh giá Luận văn sử dụng phương pháp này với mục đích phân tích, đánh giá để làm sáng rõ hơn giá trị biểu ý, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ... của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. 5.4. Phương pháp khái quát, tổng hợp Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khái quát nội dung nghiên cứu ở các chương, mục luận văn thành các luận điểm để làm sáng tỏ đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn. 6. Đóng góp của luận văn + Làm rõ khái niệm về từ láy; thấy được giá trị văn chương của từ láy trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong TNĐL. + Chỉ ra được một cách cụ thể và hệ thống về giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. + Qua việc tìm hiểu giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn góp phần làm sáng rõ phong cách thời đại và tài năng, bản lĩnh nghệ thuật của các tác giả Tao đàn và “Bà chúa thơ Nôm”. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn có 3 chương Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2: Giá trị biểu đạt của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương Chương 3: Giá trị biểu cảm và thẩm mỹ của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở chương này, luận văn hướng tới giải quyết các vấn đề: Khái niệm về từ láy; giá trị văn chương của từ láy trong văn học; diễn tiến của hệ thống từ láy trong TNĐL và Thống kê, phân loại hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. 1.1. Khái niệm và các quan niệm về từ láy Như đã giới hạn ở mục “Đối tượng nghiên cứu”, luận văn không đặt vấn đề nghiên cứu hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ ngôn ngữ. Nhưng để có cơ sở cho việc thống kê, phân loại từ láy cũng như tìm hiểu giá trị văn chương từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng tôi đưa ra một số định nghĩa, quan niệm về từ láy của các nhà ngôn ngữ học. Như chúng ta đã biết, láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Nói đến từ láy là nói đến một lớp từ có giá trị đặc biệt bởi khả năng gợi tả, gợi cảm, tạo âm thanh hình ảnh cao của nó. Trong ngôn ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về hiện tượng láy và từ láy. Ngay trong khái niệm về từ láy cũng đã tồn tại nhiều tên gọi khác nhau: Từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962); Từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970); Từ láy (Đào Thản, Hoàng Văn Hành 1970); từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975); Từ lấp láy (Hồ Lê, 1975); Từ láy âm (Nguyễn Văn Tu, 1976); từ năm 1978 đến 1989 được gọi là Từ láy (Hoàng Tuệ, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban). Có thể nêu ra một vài định nghĩa tiêu biểu cho các tên gọi trên Tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa 7 ; tr 153. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại cho rằng: “Ngữ láy âm là những cụm từ được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay sự lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Đặc trưng nổi bật của ngữ láy âm là giá trị gợi tả (biểu cảm, mô phỏng, tượng hình, tượng thanh). Tác giả Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy nói chung, là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa” 50 ; Tr 121. Tác giả Hồ Lê nêu: “Từ lấp láy là một từ khá đặc biệt, xét về cấu tạo. Nó có tính chất của từ đơn. Nó được tạo ra theo phương thức lắp láy. Nhưng không ít trường hợp, quan hệ lắp láy về mặt ngữ nghĩa lại không được hiện ra một cách rõ ràng” 26 ; tr. 187. Với tác giả Nguyễn Nguyên Trứ: “Từ láy đôi trong tiếng Việt hiện đại là một loại từ đơn, trong đó có sự láy lại hoặc là toàn bộ âm tiết, hoặc là phần phụ âm đầu hay phần vần trong kết cấu âm tiết của hai yếu tố tạo thành. Giữa hai âm tiết thường có mối quan hệ thanh điệu theo những quy luật nhất định...” 54 ; tr. 153. Như vậy, tuy cách diễn giải ở các nhà nghiên cứu có khác nhau những có thể thấy được những thống nhất chung trong quan niệm về từ láy là: Là từ được cấu tạo theo phương thức láy, trong đó có sự lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của âm tiết, có sự biến đổi ngữ âm giữa hai âm tiết theo những quy luật nhất định. Đặc trưng nổi bật của từ láy là giá trị gợi tả (biểu cảm, mô phỏng, tượng hình, tượng thanh). Tùy theo từ nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sẽ linh hoạt sử dụng các khái niệm, quan niệm này về từ láy trong thống kê, phân loại cũng như tìm hiểu giá trị biểu đạt văn chương của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. 1.2. Giá trị văn chương của từ láy trong văn học và chức năng của từ láy trong thơ Nôm Đường luật 1.2.1. Từ láy trong văn học Từ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các tác phẩm văn học nghệ thuật, bởi nó là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để tạo ra các thông điệp. Khi sáng tác các nhà văn, nhà thơ đều hết sức chú trọng đến việc lựa chọn, thậm chí đắn đo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Lịch sử văn học đã chứng minh một tác phẩm văn học có tồn tại với thời gian hay không là tuỳ thuộc vào những giá trị mà tác phẩm đó mang lại, trong đó có khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả nói chung và từ láy nói riêng. 1.2.1.1. Từ láy đóng vai trò như một sự sáng tạo kỳ thú của ngôn ngữ văn học. Xét về lịch sử ngôn ngữ văn học, từ láy không ra đời cùng lúc với ngôn ngữ mà bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ XII, ngay sau khi hệ thống thanh điệu được hình thành (Theo ý kiến của Đái Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ láy trong tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội, 1978). Như vậy, sự ra đời của từ láy gắn bó chặt chẽ với quá trình hoàn chỉnh ngữ âm, thanh điệu tiếng Việt. Đó là một quá trình biến đổi lâu dài và phức tạp của sự biến âm tạo từ. Trong quá trình đó, từ láy vừa là phương pháp phát triển từ vừa là kết quả của phương pháp đó. Ở đây chúng tôi không làm công việc tìm hiểu lịch sử ngữ âm tiếng Việt mà chỉ sử dụng kết quả của các nhà nghiên cứu như một cứ liệu để khẳng định từ láy trong tiếng Việt là ngôn ngữ văn chương ở dạng phát triển ổn định. Từ sự nhận thức đó chúng ta có thể nhận thấy: Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt từ láy chiếm một số lượng phong phú. Mấy thập kỷ qua, từ láy tiếng Việt luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bởi tính đa diện, phức tạp nhưng cũng đầy lý thú của nó. Đối với các sáng tác văn chương thì sự tồn tại của từ láy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ phía tác giả, từ láy với giá trị tự thân của nó là giá trị tạo thanh, tạo hình, giá trị gợi ý... cho tác giả khả năng lựa chọn phương thức biểu hiện một cách sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất. Đúng như tác giả Đỗ Hữu Châu đã viết: “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác... làm theo những ấn tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ...” 9; tr 54. Đặc biệt từ láy góp phần làm cho tính hình tượng – đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn học – được rõ nét và phong phú hơn rất nhiều. Hình tượng văn học qua từ láy có khả năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm rất lớn và mang phong cách, cá tính tác giả. Cái nhìn chủ quan cũng như thái độ đánh giá của chủ thể sáng tác bộc lộ rõ nét với khả năng sử dụng và sáng tạo từ láy. Từ phía độc giả, từ láy tác động trực tiếp, mạnh hơn vào các giác quan bạn đọc và khơi dậy khả năng xúc cảm tinh nhạy hơn. Chính điều này làm nên khả năng đồng sáng tạo từ độc giả. Độc giả vừa đón nhận hình dung hiện thực mà tác giả phản ánh trong tác phẩm vừa từ những liên tưởng và kinh nghiệm cá nhân mà sáng tạo ra một hiện thực của riêng mình, góp phần định giá tác phẩm. 1.2.1.2. Từ láy được sử dụng như một phương tiện phản ánh giàu giá trị thẩm mỹ Nhà văn chiếm lĩnh thực tế bằng ấn tượng chủ quan của mình và sáng tạo nên tác phẩm. Ngôn từ vừa là phương tiện, vừa là cầu nối để tác giả vừa phản ánh vừa liên hệ với hiện thực. Trong quá trình sử dụng “uy lực” ngôn từ của nhà văn, có thể nói từ láy đóng một vai trò khá đặc biệt. Bằng khả năng đặc tả sự vật ở mức độ tinh tế, từ láy góp phần làm cho chất lượng phản ánh hiện thực trong tác phẩm của nhà văn đạt mức cao hơn, nhiều tầng bậc hơn so với ngôn ngữ thông thường. Ta có thể minh họa cho điều này bằng câu thơ của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập” – tập thơ Nôm đầu tiên – trong tiến trình dòng thơ tiếng Việt: Vừa sáu mươi dư tám chín thu Lưng gầy da xỉ, tướng lù khù (Ngôn chí. Bài 14) Ở đây có một từ láy được sử dụng rất đắc địa: từ “lù khù”. Với từ láy này Nguyễn Trãi vừa đặc tả được hình dáng, tâm thế của mình vừa thể hiện được cái hóm hỉnh trong phong cách tự trào của ông. Có thể thay từ “lù khù” bằng một từ khác, không phải từ láy thì câu thơ vẫn diễn tả được hình dáng của một ông già như: “chậm”, “yếu”, “kém tinh anh”... nhưng chất lượng phản ánh rõ ràng không hàm súc và giàu sức biểu đạt bằng tà láy “lù khù”. Không những thế, với từ láy hình tượng trong tác phẩm còn mang tính độc lập tương đối so với hiện thực và thể hiện đậm nét cá tính tác giả, mô tả được hiện thực chủ quan của chủ thể trữ tình. Từ đó buộc độc giả không chỉ đọc tác phẩm ngay trên văn bản mà còn phải đọc bằng kinh nghiệm, bằng tiểu sử văn học mới hiểu được một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh giá trị hình tượng. Ở câu thơ trên, ngoài việc hình dung trên câu chữ ta phải hiểu được con người, cốt cách Nguyễn Trãi và hoàn cảnh khi ông làm bài thơ này, đó là thời gian ông phải lui về ở ẩn Côn Sơn sau những bất đồng với triều chính, ta mới thấy được “tướng lù khù” kia chỉ là cách nói tự trào của con người ẩn dật, tự vượt thoát thế tình, tìm cho mình một thế thảnh thơi trong tấm lòng luôn “Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung” vì non nước. Đó là về chất lượng phản ánh, còn về mặt hiệu quả thẩm mỹ rõ ràng từ láy có khả năng diễn đạt nội dung một cách chính xác và tạo ra những xúc động thẩm mỹ cao hơn so với những từ ngữ bình thường. Hiệu quả thẩm mỹ ở đây cũng xét từ hai phía, phía tác giả và phía bạn đọc. Từ phía tác giả, từ láy thể hiện sự rung động và xúc cảm của chính anh ta ở mức độ cao nhất. Từ sự rung động đó, để tạo dựng nên tác phẩm, xây dựng nên hình tượng, tác giả sẽ lựa chọn cách biểu đạt có khả năng đặc tả được cao nhất ấn tượng về hiện thực của mình. Chính khả năng tạo hình, tạo thanh, gợi ý vốn có của từ láy là trợ lực đắc lực cho tác giả “làm xiếc” ngôn từ, bộc lộ tài năng. Khi Nguyễn Khuyến viết: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh) thì chỉ với hai từ láy “lơ phơ” và “hắt hiu” mà cả không gian trời thu của làng quê Việt Nam đầy tĩnh lặng, yên ả, cao rộng hiện ra thật rõ nét. Phải là con người của làng quê, cảm nhận rất sâu cái tĩnh, cái rộng của trời thu đồng bằng Bắc Bộ, tác giả mới đặc tả được cái thần của nó vừa tinh xác vừa giàu sức gợi đến thế. Từ phía bạn đọc, từ láy có tác động sâu đậm gợi sự liên tưởng và khả năng cộng hưởng cảm xúc thẩm mỹ với tác giả, hoàn chỉnh hình tượng văn học. Nhìn chung lại, có thể nói từ láy là một công cụ đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác. Trong nền văn học viết Việt Nam đã có nhiều tác phẩm lớn được tìm hiểu về giá trị của lớp từ láy như: “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi; “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; một số khúc ngâm thế kỷ XVIII; các tác phẩm thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, v.v... Và đây cũng là những tiền đề để chúng tôi lựa chọn đề tài tìm hiểu về giá trị văn chương của hệ thống từ láy trong HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. 1.2.2. Chức năng của từ láy trong thơ Nôm Đường luật 1.2.2.1. Từ láy có chức năng hạn chế tính công thức, ước lệ của TNĐL Tiến trình TNĐL được tạm tính từ thế kỷ XV khi xuất hiện “Quốc âm thi tập” (QÂTT) của Nguyễn Trãi (có thể đã xuất hiện từ thế kỷ XIII nhưng phần lớn còn văn bản lưu lại) và kéo dài đến hết thời trung đại với các đại biểu cuối cùng là Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Xét trên phương diện ngôn ngữ TNĐL, qua khảo sát một số thi phẩm TNĐL tiêu biểu chúng ta nhận thấy: từ láy bắt đầu xuất hiện nhiều từ QÂTT và ngày càng phát triển trong suốt các tập thơ Nôm qua các giai đoạn cho đến khi chữ Nôm kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó trong văn học, trong đó có hai đỉnh cao của việc sử dụng từ láy là HĐQÂTT và thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đã là thơ Đường luật, dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều bị chi phối bởi tính quy phạm của văn chương cổ, của thơ trung đại mà biểu hiện rõ nhất là tính khuôn sáo, ước lệ trên cả phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện. Nhưng chính nhờ sự xuất hiện với tỷ lệ vượt trội của bộ phận ngôn ngữ dân tộc (từ Việt, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống), đặc biệt là sự có mặt của lớp từ lấp láy – một trong những lớp từ “thuần Việt nhất – đã hạn chế đi rất nhiều tính công thức, ước lệ của Đường luật Nôm trong tương quan với Đường luật Hán. Đơn cử các câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Trước đến tay không nào thốt hỏi, Sao vào gánh nặng lại vui cười. Anh anh, chú chú, mừng hơ hải, Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi (Thơ chữ Nôm. Bài 80) Chính nhờ sự xuất hiện của từ thuần Việt, đặc biệt là các từ láy ở hai câu thơ sau mà tính công thức, ước lệ trong các câu thơ trên đã bị mờ hóa (xét trên phương diện nội dung phản ánh), và thay thế bằng một hiện thực rất cụ thể, chân thật về mối quan hệ giữa người với người ở thế kỷ XVI, khi mà những quan hệ xã hội cũ đang bị phá vỡ, những quan hệ xã hội mới phát sinh, của cải thay cho tình nghĩa, sự tráo trở, quay quắt thay cho lòng tin, danh dự, và một thế xuất hiện: đồng tiền. Thái độ dửng dưng lạnh nhạt, dáng hơ hải vồ vập của con người trước đồng tiền đã được đặc tả chuẩn xác qua các từ láy để tạo dựng một “không gian chợ búa” qua sự tái hiện của tác giả. Đề tài về cuộc sống, xã hội và con người trong thơ Nôm nói chung và trong thơ Nôm của Bạch Vân cư sĩ nói riêng, vì thế rất giàu chất hiện thực, phá vỡ dần đi tính ước lệ, quy phạm của Đường thi theo xu hướng dân tộc hóa thể loại. 1.2.2.2. Từ láy làm cho câu thơ trở nên nôm na, bình dị hơn, hạn chế bớt vẻ “quý tộc”, “bác học” vốn có của Đường luật. Tính sang nhã, điển phạm với vẻ đẹp “quý tộc”, “bác học” vốn là thuộc tính của thơ luật. Tính chất này sẽ được tăng cường khi các tác giả Đường luật sử dụng với tỷ lệ cao từ Hán Việt và thi liệu Hán học. Ngược lại nó sẽ bị hạn chế khi xuất hiện khi xuất hiện bộ phận ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là lớp từ lấp láy, đưa câu thơ trở nên nôm na hơn, dân dã, bình dị hơn và chuyển thơ nói “chí” sang thơ nói “tình”. Có thể dẫn ra bất kỳ tập thơ Nôm nào cũng có thể chứng minh cho điều này. Ở đây chúng tôi dẫn ra mấy câu thơ của Nguyễn Khuyến: Quyên đã gọi hè quang quốc quốc, Gà từng gáy sáng tẻ tè te. Lại còn giục giã về hay ở, Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe . (Chim chích chòe) Nhờ các từ láy tượng thanh ở hai câu đầu “quang quốc quốc”, “tẻ tè te”, nhà thơ đã tả rất đúng cái không khí, cảnh vật và âm thanh một buổi sáng đầu hè ở miền quê nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, và vì thế tính chất “bác học”, “quý tộc” của thơ luật bị mờ đi. Đặc biệt nhờ sự kết hợp hài hòa của các từ láy tượng thanh ấy mà dẫn đến câu thơ thứ tư, một sự kết hợp ngôn ngữ có vẻ vô lý nhưng trong câu thơ lại vẫn có lý: “Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe...”. “Khỏe khoe” không phải là “khoe khỏe” mà là nhẹ nhàng, là lâng lâng... Ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói chung và lớp từ láy nói riêng, vì thế không những phong phú trong cách nói nôm na, dân dã mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm. 1.2.2.3. Từ láy đem đến cho Đường luật Nôm một sắc thái dân tộc đậm đà Cơ sở của từ láy là ngữ âm. Vì vậy từ láy là lớp từ thể hiện rõ nét nhất đặc tính dân tộc của ngôn ngữ. Sử dụng nhiều từ láy có nghĩa làm cho chất dân tộc được tăng cường. Ngay cả thơ Nôm của Bà huyện Thanh Quan – một gương mặt hoài cổ rất Đường thi – nhưng không phải thơ Tàu. Bởi bà đã sử dụng rất thành công từ láy. Đơn cử: Lơ thơ dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Qua Đèo Ngang) Cái hồn của cảnh – tình, tâm – vật trong các câu thơ trên rất giàu sắc thái dân tộc chính là nhờ sự phát huy giá trị biểu đạt của các từ láy. Hay như trong bài thơ “Xuân”, Tú Xương đã dùng từ láy rất thần tình, đưa “mùa xuân” – một thi đề quen thuộc trong thơ cổ sang mảnh đất hiện thực dân dã: Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Lòe loẹt trên vách bức tranh gà Chí cha chí chát khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lượt là “Các từ láy “đì đẹt”, “lòe loẹt” đã góp phần thể hiện rất đúng cái không khí Tết cổ truyền dân dã nhưng nghèo, nên có âm thanh, có màu sắc mà vẫn rời rạc và có phần ảm đạm. Từ láy bốn “Chí cha chí chát” nói rất đúng cái âm thanh chát chúa của sự học đòi, khoe sang, khoe giàu trong xã hội nửa tây nửa ta, nửa nông thôn, nửa thành thị” 51; tr 163. 1.2.2.4. Từ láy trong thơ Nôm Đường luật góp phần thể hiện phong cách thời đại, phong cách tác giả. Trước Hồ Xuân Hương, TNĐL dường như chỉ mới thể hiện phong cách thời đại, phong cách tác giả còn khá mờ nhạt. Tuy nhiên từ láy có thể góp một “hệ quy chiếu” giúp chúng ta phần nào phân biệt được sáng tác của họ. Ở giai đoạn đầu của TNĐL, trong QÂTT và HĐQÂTT, từ láy mang tính chất mộc mạc, chất phác, hồn nhiên, tạo nên một vẻ đẹp ngẫu hứng đáng yêu. Chẳng hạn, các tác gia Hồng Đức viết: Có kẻ làm ơn nheo nhẻo mách (Ngư) Dé chân nheo nhéo đứng đầu mom (Tiều) Chồi xanh êu ếu lọt hơi may (Tảo mai) Vẻ đẹp ngẫu hứng đáng yêu của từ láy đã được tài năng thi ca Ức Trai đưa lên tới đỉnh cao nghệ thuật: Văn này ngẫm thấy mấy chon von (Thuật hứng. Bài 4) Có nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm “từ láy ghép nghĩa càng có dáng dấp gần với tổ hợp tự do bao nhiêu (tức là khả năng dễ dàng tách ra thành các từ đơn tiết) thì ý nghĩa khái quát, trừu tượng càng thể hiện rõ bấy nhiêu” (Nguyễn Văn Hiệp: “Bằng phương pháp ngôn ngữ học tiếp tục giám định một số bài thơ chưa rõ của Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm”, (TC Khoa học số 3, năm 1989, ĐH Tổng hợp Hà Nội) và đi đến kết luận: việc Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng một lượng từ láy ghép nghĩa gấp ba lần Nguyễn Trãi góp phần tạo nên ở người đọc ấn tượng thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm duy lý, nặng màu sắc khái quát hơn Nguyễn Trãi. Chẳng hạn: Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt, Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu. (Thơ chữ Nôm. Bài 3) Anh anh, chú chú mừng hơ hải Rượu rượu, chè chè thết tả tơi.

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn khơng trùng lặp với khóa luận, luận văn, luận án cơng trình nghiên cứu cơng bố Thanh Hóa, tháng năm 2019 Người cam đoan Phạm Thị Hiền ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài hoàn thành Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS Trần Quang Dũng - Trưởng môn văn học Việt Nam Giảng viên Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức không quản nhọc nhằn, vất vả, tận tình bảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn luận văn Tơi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy cho tơi năm học qua Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo Ban chủ nhiệm Khoa Khoa học xã hội, Bộ mơn Văn học Việt Nam, Phịng Quản lý đào tạo sau Đại học, Phịng Quản lý Khoa học Cơng nghệ - Trường Đại học Hồng Đức tạo điều kiện cho tơi suốt khóa học Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ môn Trường tiểu học Đông Tân tạo điều kiện thuận lợi cơng tác để tơi học tập hồn thành luận văn Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè gia đình động viên, khích lệ tơi suốt trình thực luận văn Mặc dù nỗ lực nghiên cứu thực đề tài, song tránh khỏi thiếu sót Rất mong góp ý bảo quý Thầy, Cô hội đồng bảo vệ luận văn để chúng tơi có điều kiện học hỏi, mở mang kiến thức khoa học Thanh Hóa, tháng năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Thị Hiền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi Kí hiệu vi Diễn giải vi MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài .1 Lý chọn đề tài .1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu .8 Mục đích nghiên cứu .8 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp luận văn Đóng góp luận văn Cấu trúc luận văn 10 Cấu trúc luận văn 10 Chương .11 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 1.1 Khái niệm quan niệm từ láy 11 1.1 Khái niệm quan niệm từ láy 11 1.2 Giá trị văn chương từ láy văn học chức từ láy thơ Nôm Đường luật 13 1.2 Giá trị văn chương từ láy văn học chức từ láy thơ Nôm Đường luật 13 1.2.1 Từ láy văn học 13 1.2.1 Từ láy văn học 13 1.2.2 Chức từ láy thơ Nôm Đường luật .16 1.2.2 Chức từ láy thơ Nôm Đường luật .16 1.3 Thống kê, phân loại hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” thơ Nôm Hồ Xuân Hương 22 1.3 Thống kê, phân loại hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” thơ Nôm Hồ Xuân Hương 22 1.3.1 Tiêu chí thống kê, phân loại 22 1.3.1 Tiêu chí thống kê, phân loại 22 1.3.2 Kết phân loại 23 iv 1.3.2 Kết phân loại 23 1.3.3 Hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” thơ Nôm Hồ Xuân Hương 30 1.3.3 Hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” thơ Nôm Hồ Xuân Hương 30 Tiểu kết chương 39 Tiểu kết chương 39 Chương .41 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TỪ LÁY TRONG “HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP” VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 41 2.1 Giá trị biểu đạt âm 41 2.1 Giá trị biểu đạt âm 41 2.1.1 Giá trị biểu đạt âm từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 42 2.1.1 Giá trị biểu đạt âm từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 42 2.1.2 Giá trị biểu đạt âm từ láy thơ Hồ Xuân Hương 45 2.1.2 Giá trị biểu đạt âm từ láy thơ Hồ Xuân Hương 45 2.2 Giá trị tạo hình 48 2.2 Giá trị tạo hình 48 2.2.1 Giá trị tạo hình từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .48 2.2.1 Giá trị tạo hình từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .48 2.2.2 Giá trị tạo hình từ láy thơ Hồ Xuân Hương 56 2.2.2 Giá trị tạo hình từ láy thơ Hồ Xuân Hương 56 2.3 Giá trị biểu ý .61 2.3 Giá trị biểu ý .61 2.3.1 Giá trị biểu ý từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 61 2.3.1 Giá trị biểu ý từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 61 2.3.2 Giá trị biểu ý từ láy thơ Hồ Xuân Hương 69 2.3.2 Giá trị biểu ý từ láy thơ Hồ Xuân Hương 69 Tiểu kết chương 74 Tiểu kết chương 74 Chương .75 GIÁ TRỊ BIỂU CẢM, GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA TỪ LÁY TRONG 75 “HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP” VÀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 75 3.1 Giá trị biểu cảm 75 3.1 Giá trị biểu cảm 75 3.1.1 Giá trị biểu cảm từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .75 3.1.1 Giá trị biểu cảm từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .75 3.1.2 Giá trị biểu cảm từ láy thơ Hồ Xuân Hương .84 3.1.2 Giá trị biểu cảm từ láy thơ Hồ Xuân Hương .84 3.2 Giá trị thẩm mỹ 92 3.2 Giá trị thẩm mỹ 92 v 3.2.1.Giá trị thẩm mỹ từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .93 3.2.1.Giá trị thẩm mỹ từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .93 3.2.2.Giá trị thẩm mỹ từ láy thơ Hồ Xuân Hương 99 3.2.2.Giá trị thẩm mỹ từ láy thơ Hồ Xuân Hương 99 Tiểu kết chương 106 Tiểu kết chương 106 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Diễn giải HĐQÂTT Hồng Đức quốc âm thi tập QÂTT Quốc âm thi tập NXB Nhà xuất TNĐL Thơ Nôm Đường luật Tr Trang MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài 1.1 Sự xuất văn học chữ Nôm nói chung thơ Nơm Đường luật (TNĐL) nói riêng khiến cho diện mạo văn học chữ viết dân tộc thời trung đại phong phú, đa dạng, khơng cịn “độc tôn” văn học chữ Hán Từ (tạm tính từ kỷ XV) dịng TNĐL tồn phát triển song hành với dòng thơ Đường luật Hán hết kỷ XIX, gắn liền với thành tựu nghệ thuật đặc sắc, với tác gia, tác phẩm tiêu biểu, có “Hồng Đức quốc âm thi tập” (HĐQÂTT) thơ Nôm Hồ Xuân Hương 1.2 Xuất vào thời kỳ đầu tiến trình TNĐL, HĐQÂTT có vị trí đặc biệt phương diện nội dung phản ánh nghệ thuật thể theo xu hướng dân tộc hóa thể loại, sở, tiền đề cho bước phát triển dịng thơ tiếng Việt có thơ Nôm Hồ Xuân Hương Sự xuất thơ Nôm Hồ Xuân Hương khiến cho dòng thơ tiếng Việt chuyển từ thơ nói “chí” sang thơ nói “tình”, từ phạm trù, quan niệm Nho giáo chuyển sang tái trực tiếp sống – người Đặc biệt đề tài, chủ đề thơ Nôm Hồ Xuân Hương hướng vào số phận người phụ nữ phong kiến với uẩn ức, khát vọng quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc tình yêu tinh thần dân tộc dân chủ Vì thế, giá trị nhân văn truyền thống TNĐL đến thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể cách sâu sắc nhất, tập trung 1.3 Xét phương diện ngôn ngữ nghệ thuật HĐQÂTT thơ Nôm Hồ Xuân Hương, có hệ thống từ láy, vừa có điểm tương đồng khác biệt Các thi nhân Hồng Đức nữ sĩ Hồ Xuân Hương người nghệ sĩ nghệ thuật ngôn ngữ đầy lĩnh sáng tạo, có việc sử dụng sáng tạo từ láy, đem lại cho dòng thơ tiếng Việt giá trị văn chương (giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mỹ phong cách) đầy thú vị, bất ngờ Đây lý để lựa chọn vấn đề “Giá trị văn chương hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” thơ Nôm Hồ Xuân Hương” đề tài nghiên cứu cho luận văn Cũng cần lưu ý điểm này: Sẽ thuận lợi chúng tơi lựa chọn tìm hiểu giá trị văn chương từ láy thơ Nôm Hồ Xuân Hương với tác Tú Xương, Nguyễn Khuyến tính “đồng dạng” nhiều phương diện nội dung nghệ thuật, có nghệ thuật sử dụng ngơn từ Có thể có bất cập đặt thơ Nôm Hồ Xuân Hương tương quan với HĐQÂTT – tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác cung đình dịng thơ tiếng Việt Nhưng cần thấy: tiến trình TNĐL, HĐQÂTT thơ Nơm Hồ Xn Hương hai đỉnh cao việc sử dụng sáng tạo từ láy, đem lại cho Đường luật Nôm tính dân tộc đậm đà, tạo tiền đề cho bước phát triển TNĐL phương diện sử dụng có hiệu nghệ thuật thẩm mỹ ngơn ngữ dân tộc giai đoạn sau dòng thơ tiếng Việt 1.4 Thơ Nơm Đường luật nói chung, HĐQÂTT Hồ Xuân Hương nói riêng nghiên cứu giảng dạy bậc đại học, sau đại học chuyên ngành cấp học phổ thơng Vì thế, nghiên cứu “Giá trị văn chương hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” thơ Nơm Hồ Xn Hương” cịn góp phần tích cực cho việc dạy-học tác gia, tác phẩm văn học góc độ thể loại so sánh Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu hệ thống từ láy “Hồng Đức quốc âm thi tập” Ở nội dung này, chúng tơi lựa chọn cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức quốc âm thi tập, NXB Văn học, Hà Nội Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Ma Cao Chương (1998), Văn học Việt Nam kỷ X - nửa đầu kỷ XVIII, NXB Giáo Dục, Hà Nội Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nơm Đường luật, NXB Giáo Dục, Hà Nội Mai Xuân Hải (1998), Lê Thánh Tông- Thơ văn đời, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập tiến trình thơ Nơm Đường luật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Nguyễn Phạm Hùng (1998), “Mấy nhận xét nghệ thuật thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập”, In trong: Hồng đế Lê Thánh Tơng: Nhà trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Nhiều tác giả (1998), Lê Thánh Tơng: Nhà trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà văn lớn”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Vương Lộc (1998), “Một vài nhận xét ngôn ngữ Hồng Đức quốc âm thi tập” In trong: Hồng đế Lê Thánh Tơng: nhà trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn NXB Khoa học xã hội, Hà Nội v.v Đây tài liệu có ý kiến, nhận xét phương diện ngôn ngữ HĐQÂTT hệ thống từ láy nói riêng Đơn cử, tác giả Lã Nhâm Thìn “Thơ Nơm Đường luật” nêu bật đóng góp nghệ thuật tập thơ, nghệ thuật sử dụng từ lấp láy: "Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có sáng tác chủ yếu từ láy Không nhiều số lượng, tác gia thời Hồng Đức có đóng góp lớn việc sáng tạo từ láy" [51; tr 160-161] Các tác giả Đinh Gia Khánh – Ma Cao Chương - Bùi Duy Tân cuốn: “Văn học Việt Nam kỷ X - nửa đầu kỷ XVIII” nhận xét: "Hồng Đức quốc âm thi tập sử dụng từ ngữ điêu luyện Một biểu đáng ý nghệ thuật ngôn ngữ tập thơ việc vận dụng vốn từ lấp láy, đặc sắc riêng ngôn ngữ Việt" [24; tr 283] Tác giả Trần Quang Dũng “Hồng Đức quốc âm thi tập tiến trình thơ Nơm Đường luật Việt Nam” khẳng định: “Trong lớp từ Việt HĐQÂTT, từ láy có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, sáng tạo đầy độc đáo, đa dạng mà dường không tác phẩm Đường luật Nơm sánh kịp, góp phần đưa ngôn ngữ thơ Nôm dần trở với ngôn ngữ dân tộc Bởi, lớp từ Việt từ láy tạo "chất Việt" cho hình tượng thơ, tình thơ cho phép nhà thơ diễn tả đầy đủ vẻ đẹp tươi nguyên cảnh vật, vi diệu cảm xúc trước diễn biến thời khắc, tạo vật Do đó, tính chất cung đình, điển nhã thi tập phần bị mờ hóa, cịn lại vật gần gũi cảm hứng, phong phú cảm nhận đa dạng phản ánh thực” [12 ; tr 122] Tuy thành tựu bước đầu tiền đề cho việc sáng tạo sử dụng thành công lớp từ láy TNĐL sau này, thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến Tác giả Vương Lộc “Hồng Đế Lê Thánh Tơng: Nhà trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn” đưa nhận xét hệ thống từ láy HĐQÂTT phương diện từ vựng: Theo thống kê chưa đầy đủ, HĐQÂTT có khoảng 375 đơn vị từ láy, từ láy toàn chiếm khoảng 100, cịn lại từ láy phận Một số đơn vị khơng cịn gặp tiếng Việt đại như: cày cạy, chấp chảnh, dặng dặng, dắng dỏi, đầm hâm, khắn khắn, lam am, lom om, liền liên, lởm thởm, năm nắm, tha la, xun xoăn, than thán, lêng lang, sảng lảng, lạt mạt, thon bon, lay lỏ, dồn dọi, đèo heo, rầng rậng, tưới tười tươi, v.v Tồn số dạng từ láy mà tiếng Việt đại không chấp nhận từ láy, tượng lặp từ (chủ yếu lặp danh từ động từ): chắm chắm, nảy nảy, vần vần, câu câu, chữ chữ, ngột ngột, tỏ tỏ, thả thả, chăn chăn, nép nép, cành cành, tất tất, niệm niệm, gốc gốc, chốn chốn, gió gió, mưa mưa, rêu rêu, bụi bụi, v.v [33 ; tr 509] Tác giả Nguyễn Phạm Hùng viết: Ấn tượng mạnh ngôn ngữ HĐQÂTT việc sử dụng rộng rãi từ lấp láy Như ta biết, thơ Nôm Việt Nam, từ lấp láy phần lớn từ Việt Tỷ lệ từ láy HĐQÂTT vượt trội hẳn “Quốc âm thi 101 v.v Các từ láy: “lắt lẻo”, “đầm đìa”, “lắc cắc”, “bong bong”, “mõm mòm” câu thơ giàu giá trị gợi tả, vừa giàu giá trị thẩm mỹ khả biểu đạt âm thanh, tạo hình biểu ý khiến cho cảnh cựa quậy, cử động, sống, vui Cảnh Xuân Hương thường “Nó khơng có màu phơn phớt, nhàn nhạt tranh thủy mặc Nó khơng ưa nét buồn buồn buổi chiều tà bóng xế, khơng thích vàng rơi trước gió, hay nai ngơ ngác rừng già ” [32; tr 287] Nói cách khác, thơ Hồ Xuân Hương lối thơ tự nhiên, thật gần gũi với đời sống thường nhật, với lời ăn tiếng nói quần chúng nhân dân lao động giàu sắc dân tộc Lời thơ không cầu kỳ, gọt rũa mà thiết tha, nhẹ nhàng rót vào lịng người cung bậc thánh thót, ngân vang Thơ bà ngồi khn sáo, dùng điển cố Hán văn Với thơ Hồ Xuân Hương Đường luật Nôm tiếp tục xu hướng dân tộc hóa đồng thời chuyển nhanh đường dân chủ hóa nội dung hình thức thể loại Xu hướng dân chủ hóa Đường luật xu hướng mạnh mẽ tượng thơ Hồ Xn Hương, có phương diện ngơn ngữ nghệ thuật Như thấy, từ láy HĐQÂTT thơ Hồ Xuân Hương nhìn chung thể thành cơng tính dân tộc từ Việt, vừa mộc mạc, hồn nhiên, vừa tinh tế giàu giá trị biểu cảm xúc hình tượng thơ 3.2.22 Từ láy với khn vần hóc hiểm tạo nên nét độc đáo cho tập thơ Đến thơ Nôm Hồ Xn Hương sáng tạo khn vần hóc hiểm từ láy thật đáng bất ngờ Đó từ như: “toen hoẻn”, “lỏm ngỏm”, “hu hơ”, “khơi vơi”, “lam nham”, “lắc cắc”, “tùm hum” Riêng vần “om” – tử vận – có tần số xuất nhiều hàng loạt thơ Chẳng hạn: Sau giận dun để mõm mịm 102 (Tự tình I) Một trái trăng thu chín mõm mịm Nảy vầng quế đổ đỏ lòm om (Hỏi trăng 1) Nứt lỗ hỏm hỏm hom (Động Hương Tích) Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm Con đường vơ ngạn tối om om (Hang Cắc Cớ) v.v Như biết, “om” vần hóc hiểm, để phát triển vần khó, độ mở, khả mở rộng từ Nhưng kết HXH tạo chùm thơ vần “om” độc đáo, có nhiều sáng tạo bất ngờ cho từ láy vần Cũng qua khảo sát bắt gặp thơ Hồ Xuân Hương cịn xuất từ láy với khn vần ối oăm, khó gieo dùng thành cơng thơ lại có dáng dấp độc đáo Chẳng hạn vần “ênh” “Chiếc bách” (nổi nênh, lênh đênh, gập ghềnh, tấp tênh) tạo cảm giác bất định, mong manh, dễ tan vỡ Kể từ láy phổ biến nhà thơ sử dụng đắc địa, tạo hiểu biểu đạt nghệ thuật cao như: “chũm chọe” “hi ha”, “ngẳng ngheo”, “tì ti”, “mân mó”, “dở dom”, v.v Chẳng hạn, hai câu thơ có xuất từ láy tạo âm phổ biến để nói cơng việc “hành xử” sư hổ mang chốn thiền môn: Khi cảnh, tiu chũm chọe Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi (Sư hổ mang) 103 Hai từ láy tạo hai âm độc đáo: “chũm chọe” từ láy vừa tạo vừa tạo hình, âm khép, độ rung bật chủ yếu từ bên kết hợp với chuyển động thân thể Còn “hi ha” âm mở, có độ vang bên ngồi, thể phấn khích thỏa mãn Hồ Xuân Hương thường khai thác triệt để từ láy loại biến chúng thành đặc điểm riêng làm cho lời thơ có dáng dấp tinh nghịch độc đáo Chính xuất kiểu từ láy mà giới vô tri vô giác thơ Hồ Xn Hương ln cựa quậy, động đậy, có sức sống tràn trề, mãnh liệt 3.2.2.3 Từ láy góp phần tạo phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương Khác với nhà thơ thời Hồng Đức nhiều nhà thơ Nôm Đường luật đương thời, Xuân Hương người không xuất thân từ tầng lớp quý tộc, lăn lộn nhiều sống quần chúng nông thôn thành thị Xuân Hương không bị rành buộc nhiều luân lí lễ giáo phong kiến Cuộc đời riêng bà lại có nhiều éo le ngang trái đường tình duyên Tất điều để lại dấu ấn rõ nét thơ bà, nhân tố làm cho thơ bà có phong cách rõ nét Với Xuân Hương sống phản ánh vào tác phẩm theo mắt riêng, theo góc độ riêng tâm hồn Xn Hương khơng chịu rập khuôn theo cũ Xuân Hương làm thơ Đường luật – thể thơ văn chương bác học phong cách thơ Xuân Hương lại thuộc phong cách bình dân phong cách bác học, quý tộc văn chương thống Có thể khẳng định, phong cách nghệ thuật Xuân Hương thể nhiều bình diện: từ cách lựa cho đề tài đến tư thơ, từ cách xây dựng hình tượng thơ việc sử dụng ngôn ngữ thể loại Riêng phương diện ngơn ngữ, nói văn cổ không giản dị, dễ hiểu, mộc mạc Xn Hương Đó thứ ngơn ngữ túy Việt Nam khai thác từ vốn ngơn ngữ súc tích, cô đọng ngôn ngữ văn học dân gian ngơn ngữ 104 đời sống hàng ngày, có xuất từ lấp láy: “Kho từ ngữ Xuân Hương thường chứa đựng nhiều từ ngữ động, nhiều hình thức lấp láy có tác dụng khêu gợi cảm giác mạnh Với Xuân Hương, màu sắc phải “trắng phau phau”, “trong leo lẻo”, “tối om om”, “chín mõm mịm”, “đỏ lịm om” cử động phải “khua lắc cắc”, “vỗ bong bong”, “năng nhắc”, “thích thích mau” chẳng có đứng n, chết lặng cả” [32; tr 292] Một biểu rõ nét phong cách ngôn ngữ Xuân Hương sử dụng từ láy (như nói mục trên) bà thường dùng từ láy có khn vần hóc hiểm, khó gieo, thi pháp cổ gọi vần chết như: “ênh”, “eo”, “om” để tạo nên độc đáo, thú vị cho thơ Đặc biệt có dường nhà thơ dùng vần từ láy để tạo hình: Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo Đường thiên thẹo đá cheo leo Lợp lều mái cỏ xanh xơ xác Xỏ kẽ kèo tre đốt ngẳng ngheo Ba chạc xanh hình uốn éo Một dịng nước biếc cảnh leo teo Thú vui quên niềm lo cũ Kìa diều lộn lèo (Quán Khánh) Một dấu ấn khác phong cách ngôn ngữ Xuân Hương “Bà chúa thơ Nôm” đưa vào thơ loạt từ ngữ trực tiếp từ đời sống “đầu đường xó chợ”, từ láy, miễn từ nói đúng chất thực đời sống, tình cảm Chẳng hạn: Rúc thây cha chuột nhắt 105 Vo ve mặc kệ ong bầu (Quan Thị) Xì xịm đáy nước nghiêng ngửa Nhấp nhỏm bên ghềnh đít vắt ve (Tát nước) Rõ ràng là, Xuân Hương không giống nhà thơ bác học có xu hướng muốn dùng ngơn ngữ đài các, q phái với nhiều điển cố thi liệu Hán học Qua thực tiễn sáng tác Xuân Hương dễ nhận thấy, ngôn ngữ thơ ngôn ngữ đời sống sử dụng cách có nghệ thuật, giàu giá trị thầm mĩ Điểm nhấn phong cách nghệ thuật Xn Hương cịn thích cách nói lấp lửng có hai nghĩa Ở phương diện này, hệ thống từ láy biểu đạt thành công Chẳng hạn: Nâng niu ướm hỏi người trướng Phì phạch lịng sướng chưa (Vịnh quạt I) Hình tượng quạt thơ mang hai nghĩa hai từ láy “nâng niu” “phì phạch” cách nói lấp lửng nhà thơ với người dùng “quạt” Người dùng quạt “người trướng”, tức bọn vua chúa quan lại Với câu thơ trên, nhiều người có thành kiến cho Hồ Xuân Hương đanh đá chua ngoa Thực thái độ nhà thơ bọn ăn ngồi trốc Bà không sợ, không khuất phục không nhân nhượng đối tượng đả kích thuộc loại Vua chúa tự coi trời, “thế thiên hành đạo”, mà khơng hành đạo cịn có ích cho nước cho dân, lo ăn chơi, hưởng lạc việc phải nể nang, khơng lột trần chất xấu xa Nói cách khác, phương diện ngơn ngữ, có hệ thống từ 106 láy phong cách tác giả mà thể phong cách thời đại Hồ Xuân Hương Một điểm nửa khơng nói đến nói đến phong cách Hồ Xn Hương qua việc sử dụng từ láy là: với 70% từ láy thơ nữ thi sĩ từ láy tạo thanh, tạo hình Thơ Hồ Xuân Hương thơ hành động, thơ thị giác, thính giác, thơ nhịp điệu thể sống người, hàng ngày, xác định Tóm lại: giá trị thẩm mỹ hệ thống từ láy HĐQÂTT thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể đa dạng, vừa có điểm tượng đồng vừa có điểm khác biệt, đem đến cho người khoái cảm đa chiều thưởng thức, cảm nhận Chính giá trị thẩm mỹ mà hệ thống từ láy đem lại tạo màu sắc dân tộc đậm đà cho tập thơ; từ láy với khn vần hóc hiểm, tử vận đem đến độc đáo nhứng ngẫu hứng thú vị cho tập thơ Phong cách thời đại, phong cách tác giả thể rõ qua hệ thống từ láy trường thơ Hồng Đức Hồ Xuân Hương Tiểu kết chương Chương luận văn đặt vấn đề tìm hiểu giá trị văn chương hệ thống từ láy HĐQÂTT thơ Nôm Hồ Xuân Hương hai phương diện: Giá trị biểu cảm giá trị thẩm mỹ Về giá trị biểu cảm HĐQÂTT thể qua bình diện: Cảm hứng tự hào, ca ngợi thiên nhiên đất nước, ca ngợi nhà vương quyền sống thái bình, thịnh trị cảm hứng trào lộng gần gũi với nghệ thuật dân gian Với thơ Nơm Hồ Xn Hương tiếng “tự tình” chủ thể trữ tình tình yêu, hạnh phúc; tiếng nói tâm tình người phụ nữ đời sống tình cảm cảm hứng trào phúng gắn với mục đích tố cáo, phê phán Về giá trị thẩm mỹ, từ láy HĐQÂTT tạo màu sắc dân tộc đậm đà cho hình tượng thơ, cảm xúc thơ; từ láy với cách hiệp vần phổ biến 107 tạo nên nét đẹp hồn nhiên đầy ngẫu hứng cho tập thơ góp phần thể phong cách thời đại Hồng Đức Với thơ Nôm Hồ Xuân Hương, từ láy làm tăng cường tính dân tộc cảm xúc thơ, hình tượng thơ; từ láy với khn vần hóc hiểm tạo nên nét độc đáo cho tập thơ góp phần tạo phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương Các bình diện giá trị biểu cảm giá trị thẩm mỹ hai tập thơ tác giả luận văn lý giải, phân tích, đánh giá chứng minh cách cụ thể, có tính hệ thống thơng qua dẫn liệu tiêu biểu văn tác phẩm 108 KẾT LUẬN Nếu HĐQÂTT cột “mốc” đứng hàng đầu dòng thơ tiếng Việt ghi nhận thành tựu quan trọng phương diện nội dung phản ánh nghệ thuật thể theo xu hướng dân tộc hóa thể loại Đường luật thơ Nơm Hồ Xuân Hương bước phát triển tiếp theo, không khẳng định xu hướng dân tộc hóa mà cịn xu hướng dân chủ hóa, đồng thời cịn in đậm dấu ấn phong cách trữ tình độc đáo nhà thơ tiến trình thơ Nơm Đường luật Xét riêng phương diện ngôn ngữ nghệ thuật đặt so sánh với tác phẩm thơ Nôm Đường luật tiêu biểu thời trung đại, HĐQÂTT thơ Nơm Hồ Xn Hương có tỷ lệ sử dụng lớp từ lấp láy cao giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm thẩm mỹ; vận dụng tiếp nối xuất sắc thành tựu ngôn ngữ văn học dân gian ngôn ngữ đời sống khiến cho thể Đường luật Khai thác giá trị văn học từ láy HĐQÂTT, nhận thấy có khả biểu hai hình diện: nội dung hình thức Ở mặt nội dung, giá trị văn học từ láy thể rõ giá trị biểu đạt giá trị biểu cảm Với khả tạo hình, gợi âm gợi ý vốn có nó, từ láy HĐQÂTT phác họa cách sinh động tranh sống xã hội thời Hồng Đức với gam màu tươi sáng trẻo sống yên bình, xã hội thịnh trị Cũng vậy, từ láy thơ Nôm Hồng Đức thể thành công cảm hứng hướng ngoại, xâm nhập sống dân dã bình dị vào bề sâu xúc cảm, đằm sâu tình cảm tâm tư lịng người Vì mà cách sử dụng từ láy tác giả cịn có phần cầu kì, trau chuốt, để thể phần nhìn vừa trang trọng vừa đam mê sống Về giá trị hình thức, từ láy HĐQÂTT thể qua hai giá trị: giá 109 trị thẩm mỹ giá trị phong cách vẻ đẹp tiếng Việt kỷ XV nhờ từ láy mà lung linh, tài sáng tạo nhà thơ Hồng Đức nhờ từ láy mà lộ khẳng định Từ láy vừa tô đậm nét Việt, xu hướng phổ biến thơ Nôm Nguyễn Trãi, vừa tạo vẻ đẹp hồn nhiên đầy ngẫu hứng văn học tiếng Việt buổi đầu Nó in dấu ấn phong cách thời đại phong cách tác giả thơ Cũng giống HĐQÂTT, giá trị văn chương từ láy thơ Nôm Xuân Hương thể hai bình diện: nội dung hình thức Ở bình diện từ láy đạt tới phong phú tinh diệu, để lại nhiều ấn tượng cho người đọc Ở phương diện nội dung, với hệ thống từ từ Việt khác, hệ thống từ láy góp phần thể cách sâu sắc cung bậc tâm trạng, tình cảm chủ thể trữ tình khát vọng quyền sống, quyền hưởng thụ trọn vẹn hạnh phúc tình yêu, kể nhu cầu ân nam nữ sống trần tục Khát vọng nữ quyền Xuân Hương khát vọng chung người phụ nữ thời phong kiến, tầng lớp phụ nữ bình dân Cũng mà từ láy thơ Hồ Xuân Hương thể thành cảm hứng hướng nội vào bề sâu xúc cảm, tình cảm đời sống nội tâm người, khác với xu hướng thiên hướng ngoại từ láy HĐQÂTT Về giá trị hình thức, xuất từ láy khiến cho tính dân tộc, tính dân chủ thơ Nôm Xuân Hương tăng cường Hơn hết, Hồ Xuân Hương tiếp thu vận dụng thành cơng cách nói, cách cảm, cách nghĩa quần chúng văn học dân gian thực đời sống, vận dụng khả biểu đạt từ lấp láy việc thể tư thơ cảm xúc thơ với tính chất dân dã, bình dị Chính mà hệ thống từ láy thơ Hồ Xn Hương cịn góp phần thể phong cách tác giả - phong cách bình dân, trữ tình Đặt tương quan so sánh dễ nhận thấy cách sử dụng từ 110 láy giá trị biểu đạt văn chương từ láy từ HĐQÂTT đến thơ Nôm Hồ Xuân Hương có bước phát triển vượt bậc, ghi nhận bước chuyển mang tính chất bước ngoặc phát triển hồn thiện ngơn ngữ dịng thơ tiếng Việt Cụ thể hơn, hệ thống từ láy HĐQÂTT chủ yếu mang tính chất mơ âm thanh, phác họa hình ảnh vật, thiên hướng ngoại từ láy thơ Xuân Hương lại thể cảm xúc hướng nội trở thành ngôn ngữ nội tâm, phương tiện đắc dụng cho việc thể cách phong phú đa dạng bề sâu cảm xúc tâm trạng, tình cảm người Mặt khác, việc sử dụng từ láy HĐQÂTT phần làm mờ hóa tính chất cung đình tập thơ, tăng cường tính dân tộc cho thể loại việc sử dụng từ láy thơ Hồ Xuân Hương lại thể rõ tài năng, lĩnh cá tính sáng tạo người cầm bút 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO A.J.A Gure vich (1998), Các phạm trù văn hóa trung cổ, NXB Giáo dục, Hà Nội Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn tiến, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh M Bakhtin (1974), Loại hình học mối quan hệ qua lại văn học trung đại phương Đông phương Tây, Nxb Khoa học, Mátxcơva Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ láy âm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề chữ Nôm, Nxb Đại học Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Đỗ Hữu Châu (1962), Từ phản điệp, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện từ từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 10 Phạm Tú Châu (1997), "Nhà Đông phương học B.L Riptin văn học cổ điển Việt Nam", Văn học, (6), tr 48 11 Nguyễn Huệ Chi (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 112 12 Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập tiến trình thơ Nơm Đường luật Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội 13 Biện Minh Điền (2015), Loại hình văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Vinh 14 Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, (Tái theo in lần đầu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 15 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 16 Nguyễn Văn Hanh (1936), Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân văn tài, Nhà in Aspar, Sài Gịn xuất 17 Hồng Văn Hành (1985), Từ láy tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 18 Hoàng Văn Hành (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 19 Đỗ Đức Hiểu (1990), "Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương", Văn học, (5), tr 40 20 Nguyễn Văn Hoàn (1964), "Mười năm sưu tầm nghiên cứu văn học cổ đại - cận đại Việt Nam", Văn học, (1), tr 35 21 Nguyễn Phạm Hùng (1998), "Mấy nhận xét nghệ thuật thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập", In trong: Hồng đế Lê Thánh Tơng: nhà trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 22 Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội 23 Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân (1987), Văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 24 Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Ma Cao Chương (1998), 113 Văn học Việt Nam kỷ X – nửa đầu kỷ XVIII, NXB Giáo dục, Hà Nội 25 Nguyễn Bỉnh Khiêm (1989), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập I: Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội 26 Hồ Lê (1975), Từ lấp láy, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 27 Đặng Thanh Lê (1990), Hồ Xuân Hương với dịng thơ Nơm Đường luật, Tài liệu bồi dưỡng dạy theo sách giáo khoa Văn 10 mới, Trường Đại học Sư phạm 28 Đặng Thanh Lê (1992), "Nghiên cứu văn học cổ Việt Nam mối quan hệ khu vực", Văn học (1), tr 29 Đặng Thanh Lê (2002), "Từ truyền thống lịch sử giao lưu văn hóa - văn học Việt Trung, tiếp cận ý nghĩa giá trị đại văn học Đông Á", Văn học, (3) 30 Hà Xuân Liêm (1977), Thơ Việt Nam - Thơ Nơm Đường luật, Nxb Thuận Hóa 31 Nguyễn Lộc (1982), Thơ Hồ Xuân Hương, Thơ, Nxb Văn học, Hà Nội 32 Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối kỷ XVIII đến hết kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 33 Vương Lộc (1998), "Một vài nhận xét bước đầu ngôn ngữ Hồng Đức quốc âm thi tập", In trong: Hoàng đế Lê Thánh Tơng: nhà trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 34 Nguyễn Đăng Na (1991), "Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian", Văn học, (2), tr 36 35 Lê Hoài Nam (1998), “Hồ Xuân Hương”, in Nghĩ thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998 114 36 Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 37 Phan Ngọc (1999), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng 38 Bùi Văn Nguyên (1994), Thơ quốc âm Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 39 Nhiều tác giả (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối kỷ XVIII – nửa đầu kỷ XIX, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 40 Nhiều tác giả (1995), Hồ Xuân Hương: Thơ đời, Nxb Văn học, Hà Nội 41 Nhiều tác giả (1997), Lê Thánh Tông: người nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 42 Nhiều tác giả (1998), Hoàng Đế Lê Thánh Tơng, nhà trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 39 43 Nhiều tác giả (1998), Về người cá nhân văn học cổ việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 44 Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Trãi: tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội 45 Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 46 Trần Đình Sử (2001), Những giới nghệ thuật thơ, Nxb ĐHQG, Hà Nội 47 Bùi Duy Tân (1983), "Hồng Đức quốc âm thi tập", tác phẩm lớn văn học tiếng Việt kỷ XV", Văn học, (4), tr 101 48 Bùi Duy Tân (2001), Khảo luận số thể loại tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 49 Bùi Duy Tân (2001), Khảo luận số thể loại tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 50 Đào Thản, Hoàng Văn Hành (1970), Từ láy, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 51 Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội 52 Lã Nhâm Thìn (2002), Bình giảng thơ Nơm Đường luật, Nxb Giáo dục, 115 Hà Nội 53 Đỗ Lai Thúy (1997), “Đi tìm phong cách Hồ Xuân Hương”, in Hồ Xuân Hương, NXB Văn nghệ Thành phố HCM 54 Nguyễn Nguyên Trứ (1970), Từ lấp láy, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 55 Trần Ngọc Vương (1995), Nhà nho tài tử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 56 Hoàng Xuân, Lữ Huy Nguyên (1982), Hồ Xuân Hương: Thơ đời, NXB Văn học, Hà Nội ... 3.2.1 .Giá trị thẩm mỹ từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .93 3.2.1 .Giá trị thẩm mỹ từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập .93 3.2.2 .Giá trị thẩm mỹ từ láy thơ Hồ Xuân Hương 99 3.2.2 .Giá trị thẩm mỹ từ láy thơ. .. 2.3.1 Giá trị biểu ý từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 61 2.3.1 Giá trị biểu ý từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 61 2.3.2 Giá trị biểu ý từ láy thơ Hồ Xuân Hương 69 2.3.2 Giá trị biểu ý từ láy thơ. .. 2.1.1 Giá trị biểu đạt âm từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 42 2.1.1 Giá trị biểu đạt âm từ láy Hồng Đức quốc âm thi tập 42 2.1.2 Giá trị biểu đạt âm từ láy thơ Hồ Xuân Hương

Ngày đăng: 18/08/2021, 14:27

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4. Mục đích nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

    6. Đóng góp của luận văn

    7. Cấu trúc của luận văn

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

    1.1. Khái niệm và các quan niệm về từ láy

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w