Đầu phiên giao dịch 98 trên thị trường Mỹ (đêm 98 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,87 điểm.Đồng bạc xanh tăng nhanh trong bối cảnh Bộ Lao động Mỹ cuối tuần trước bất ngờ công bố số liệu về thị trường lao động ấn tượng với 943.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 7, cao hơn so với mức kỳ vọng 870.000 việc làm. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 5,4%, so với mức 5,9% trong tháng 9.
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN NÊN KINH TẾ NĂM 2009 1 LỜI CÁM ƠN Mãi khắc ghi công ơn sinh th ành, nuôi dạy c ủa cha mẹ, những người th ân trong gia đình và mọi người xung quanh đã cho chúng tôi có ngày hôm nay Chân thành cám ơn: VI ỆN KHOA HỌC PHÁT TRIỄN NHÂN LỰC QUỐC T Ế SÀI GÒN, ban chủ nhiệm khoá kế toán, cùng toàn thể thầy cô giáo đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiền thức bổ ích cho chúng em trong thời gian học tập tại trường Chân thành cám ơn thầy: TRẦN HOA QUỲNH đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Chân thành cám ơn: Các đồng nghiệp của quý công ty đã nhiệt tình giúp đở chúng tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp Xin cám ơn: Toàn thể các bạn CĐNKT-K1 đã chia sẽ và tham khảo cùng chúng tôi trong thời gian thực tập 2 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÂN TP HCM, Ngày 29 tháng 10 năm 2010 4 MỞ ĐẦU Kinh tế học phát triển là môn học chuyên nghành của sinh viên khối nghành kinh tế Môn học này không những cung cấp cho chúng ta các lý thuyết về phát triển kinh tế mà còn ứng dụng vào thực tế phát triển các nước, các nghành và lĩnh vực phát triển kinh tế Chúng tôi chọn đề tài “KINH TẾ 2009” vì trong năm này nền kinh tế thế giới nói chung và việt nam nói riêng co những thử thách lớn.Năm 2009 trên thế giói xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nền kinh tế thế giới bị suy thoái nghiêm trọng Để nắm rõ về chủ đề này chúng ta cần trình bày các vấn đề lý luận và phương pháp phân tích nền kinh tế trên khía cạnh các nước phát triển đang phát triển va kém phát triển trong cuộc đại khủng hoang này 5 M ỤC L ỤC CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI NĂM 2009 9 I.TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009 9 II.TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009……………19 CHƯƠNG II: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009 29 I NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI 29 II NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2009 35 CHƯƠNG III: NHỮNG NGUY CƠ, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG 41 I.NHỮNG NGUY CƠ,THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI KINH TẾ THẾ GIỚ .41 II NHỮNG THÁCH THỨC,CƠ HỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHỤC HỒI KINH TẾ VIỆT NAM 48 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO -Trung tâm báo chí và truyền thông quốc tế (CPI) http://vietbao.vn/ -Tạp chí Kinh Tế và Phát triển (http://www.ktpt.edu.vn) -Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net) -Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (http://www.cpv.org.vn) - Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 - Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Tài chính năm 2009 -Ngô Trí Long, Kích cầu và xử lý nguy cơ tái lạm phát, Tạp chí Tài chính sô 7 năm 2009 - Trần Đình Thiên, Triển vọng nền kinh tế nhìn từ gói kích cầu, Tạp chí Ngân hàng, tháng 10 năm 2009 7 CHƯƠNG I TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI NĂM 2009 I TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009 1 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 ước đạt -2,2% (bảng 2) Các nước phát triển là những nước có tốc độ giảm sút tăng trưởng cao nhất trong năm 2009 (-3,3%) Tuy nhiên, những can thiệp mạnh mẽ của chính phủ các nước này đã giúp ổn định kinh tế và thúc đẩy sự quay trở lại mức tăng trưởng khiêm tốn vào những tháng cuối năm Các quốc gia trong khối liên minh châu Âu đã chịu tác động đặc biệt mạnh mẽ của khủng hoảng Tăng trưởng của khu vực này năm 2009 là -3,9% và sự phục hồi nhìn chung là chậm hơn so với các khu vực khác Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển năm 2009 ước đạt 1,2% Kinh tế của các nước đang phát triển cao hơn mức tăng trưởng chung toàn cầu và đang trên đường tiếp tục phục hồi chủ yếu do được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng khá của nền kinh tế châu Á Trong các nước đang phát triển, khu vực Đông Á và Nam Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh khủng hoảng, lần lượt đạt 6,8% và 5,7% Các nước Đông và Trung Âu chịu tác động năng nề của khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng năm 2009 là - 6,2% 8 Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số khu vực (%) Trên bình diện chung, kinh tế thế giới năm 2009 phục hồi chậm, các hoạt động kinh tế đều kém hơn nhiều so với thời điểm trước khủng hoảng Sự tăng trưởng được dẫn dắt nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp sản xuất chế biến và sự chuyển hướng của chu kỳ tồn kho Đến cuối năm 2009, kinh tế thế giới đã thoát khỏi suy thoái và đang trên đà tăng trưởng trở lại nhờ những can thiệp mạnh mẽ từ các chính sách kinh tế của các chính phủ cũng như nhờ vào kết quả hoạt động mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á Bên cạnh đó, các dấu hiệu của sự ổn định doanh thu bán lẻ, niềm tin của người tiêu dùng quay trở lại, thị 9 trường nhà đất hoạt động vững chắc hơn, giá nguyên liệu thô đã tăng trở lại từ mức rất thấp đầu năm 2009 Tăng trưởng một số nền kinh tế lớn trên thế giới Tiếp theo đà suy thoái trong năm 2008, tăng trưởng GDP của Mỹ thu hẹp trong 2 quý đầu năm 2009 Bảng 3 cho thấy GDP quý 1/2009 của Mỹ giảm khá sâu (-6,4%) Con số này phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ trong năm 2008 mà đỉnh điểm là 2 tháng cuối năm 2008 Tuy nhiên, đến quý 3/2009, GDP của Mỹ đã tăng trở lại sau 4 quý liên tục suy giảm Mức tăng GDP 2,2% trong quý 3 là một dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện Đóng góp vào mức tăng GDP của quý 3/2009 chủ yếu là chi tiêu dùng của người dân, xuất khẩu, đầu tư tư nhân và chi tiêu chính phủ, đặc biệt là chi tiêu cho chương trình kích thích tiêu dùng thưởng dập xe cũ (Cash for Clunkers) của chính phủ Mỹ Quý 4/2009, GDP của Mỹ tăng 5,7%, một con số hết sức tích cực vượt ngoài dự báo trước đó của nhiều nhà phân tích và cho thấy kinh tế Mỹ đang có sự phục hồi rõ rệt Tại châu Âu, kinh tế EU tăng trưởng âm trong giai đoạn từ quý 2/2008 cho đến nửa đầu năm 2009 Trong năm 2008, GDP của EU tăng trưởng âm trong suốt giai đoạn từ quý 2 cho đến quý 4 Sang quý 1/2009, tốc độ tăng trưởng GDP là -2,4%, mức tăng trưởng ảm đạm nhất kể từ năm 1995 và được coi là giai đoạn tồi tệ nhất của kinh tế EU kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II Quý 2/2009 tốc độ tăng trưởng GDP của EU khả quan hơn quý 1 nhưng vẫn ở trong tăng trưởng âm (-0,3%) Đến quý 3/2009 kinh tế EU đón nhận những dấu hiệu tích cực khi GDP lần đầu tiên tăng trưởng dương sau 5 quý sụt giảm liên tục Con số tăng trưởng dương 0,3% được xem như là cột mốc đánh dấu sự phục hồi của kinh tế EU 10 thông báo mức nợ công đã vượt 12.000 tỉ USD Con số này tại Nhật Bản là gần 580 tỉ USD - mức kỷ lục kể từ năm 1946 Ngày 13/11, bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cho rằng, nguy cơ lớn nhất vẫn là những bong bóng cổ phiếu, nhà ở và các bất động sản khác có thể xuất hiện và nổ tung không thể kiểm soát nổi bất cứ lúc nào trong quá trình phục hồi kinh tế nếu không có biện pháp ngăn chặn sớm Tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước giàu có thể gây ra những chấn động ngầm đến các thể chế tài chính quốc gia và quốc tế trong khi các thể chế này vẫn còn phải chật vật giải quyết những khó khăn phức tạp về tài chính Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp cao buộc các nhà lãnh đạo các nước phải tăng rào cản buôn bán và theo đuổi đường lối bảo hộ mậu dịch để tháo ngòi nổ kinh tế - xã hội trong nước Các chuyên gia cũng cảnh báo một nguy cơ ít được chú ý đến là bóng ma lạm phát khi các ngân hàng Trung ương các nước tiếp tục bơm nguồn tài chính khổng lồ để kích thích nền kinh tế trong nước Nguy cơ suy thoái kép vẫn có khả năng xảy ra, nếu các quốc gia sai lầm trong thực thi chính sách 2 Các giải pháp phục hồi nền kinh tế thế giới: II.1 Chính sách tài khóa Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các gói kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế Bảng 1 thống kê các gói kích thích kinh tế của 55 nước đưa ra vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 với tổng số lên đến 2,6 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 4,7% GDP của các nước này Độ lớn của gói kích thích kinh tế của các nước dao động từ 0,5% đến 15% GDP Mỹ, nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, là quốc gia tiên phong đưa ra gói kích thích kinh tế mang tên Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư nước Mỹ (The American Recovery and Reinvestment Act of 2009) trị giá 787 tỷ đô la vào đầu năm 2009 Tại châu Âu, kế hoạch phục hồi kinh tế EU (EERP) trị giá 200 tỷ euro được Ủy ban châu Âu thông qua vào tháng 12/2008 Kế hoạch này đưa ra các giải pháp và các khoản 41 đầu tư có định hướng nhằm đảm bảo Liên minh châu Âu (EU) sẽ giải quyết thành công các thách thức trong dài hạn và giữ vững khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Tại khu vực châu Á, Nhật Bản cũng thông qua gói kích cầu tương đương 297,5 tỷ đô la, dành cho hỗ trợ kinh tế vùng, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thuế cho chính quyền địa phương và các chương trình cải cách y tế và chăm sóc trẻ em Ngoài ra, gói chính sách kích thích kinh tế của Nhật còn tập trung vào hỗ trợ thuế và có thêm các khoản mục cho đào tạo lao động, nhất là chuyển lao động thất nghiệp đô thị về nông thôn, cải cách nông nghiệp và phát triển công nghệ sạch Một nền kinh tế lớn khác của thế giới là Trung Quốc cũng triển khai gói kích thích kinh tế có quy mô lớn Ngay từ cuối năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch kích thích kinh tế cụ thể và mạnh mẽ, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ RMB - tương đương khoảng 585,3 tỷ USD và bằng 13,3% GDP của quốc gia này Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chú trọng nhiều hơn vào đầu tư hạ tầng và xây dựng cơ bản để tạo việc làm 42 Bảng 1: Gói kích thích kinh tế của các nước trên thế giới 43 Như vậy, gói kích thích kinh tế được thực hiện ở các nước bao gồm nhiều phần, từ việc tăng chi tiêu công, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đến việc cắt giảm thuế và tăng trợ cấp Các cấu phần của gói kích thích kinh tế cũng có sự khác nhau giữa các nước Các biện pháp liên quan đến thuế chiếm hơn một nửa quy mô của gói kích thích kinh tế ở nhiều nước phát triển, trong khi các biện pháp chi tiêu chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển, chẳng hạn như tập trung vào phía doanh thu được thực hiện ở các nước như Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ Đối với các nước đang phát triển, gói kích thích kinh tế tập trung chủ yếu vào tăng chi tiêu vì một phần trong bối cảnh suy thoái nguồn thu sẽ bị giảm sút nên việc áp dụng biến pháp thuế hạn chế hơn Hơn nữa, hiệu ứng số nhân cho các biện pháp về phía chi tiêu lớn hơn các biện pháp về thu Trong cấu phần chi tiêu, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng lớn, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Malaixia, Hàn Quốc, Achentina, Đài Loan… Ở nhiều nước, hơn một phần tư gói kích thích được dành cho an sinh xã hội Không giống với các nước phát triển nơi người dân không chịu tăng chi tiêu, ở các nước đang phát triển việc trợ cấp thu nhập cho các đối tượng bị tổn thương sẽ có tác động tăng chi tiêu cao So với GDP, quy mô gói kích thích kinh tế của các nước đang phát triển lớn hơn của các nước phát triển Trong khi hầu hết các nước phát triển có thể đảm bảo tài chính cho gói kích thích kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ ở trong nước và nước ngoài, một số lượng lớn các nước đang phát triển lại dựa vào nguồn dự trữ ngoại hối được tích lũy trước khi khủng hoảng Thực tế, còn nhiều nước thu nhập thấp khác không thể thực hiện gói kích thích kinh tế vì nguồn lực rất hạn chế để thực hiện Nhìn tổng thể, các biện pháp kích thích kinh tế cùng với các biện pháp của chính sách tiền tệ đã có tác dụng làm ổn định kinh tế toàn cầu và giúp các nước phục hồi kinh tế 2.2 Chính sách tiền tệ Trước bối cảnh suy thoái kinh tế, ngân hàng trung ương của hầu hết các nước đều tiến hành chính sách giảm lãi suất, một số ngân hàng trung ương của các nước phát triển đã cắt giảm lãi suất đến gần mức 0% Chẳng hạn như, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh, ngân hàng Canada và ngân hàng trung 44 ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử (xem hình 1 và 2) Một số ngân hàng trung ương của các nước như Hungary, Ailen và Nga lúc đầu tăng lãi suất để đối phó với sự giảm giá mạnh của tỷ giá, nhưng sau đó đã hạ lãi suất lại sau khi tỷ giá đã được bình ổn Hình 1: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009 Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) Bên cạnh đó, các nước còn thực hiện nhiều biện pháp khác của chính sách tiền tệ: Thứ nhất, các biện pháp được đưa ra đảm bảo lãi suất thị trường giảm cùng với lãi suất chính sách Ví dụ, để giữ lãi suất thị trường ngắn hạn gắn với mục tiêu chính sách, ngân hàng Anh và FED đã giảm biên độ của lãi suất qua đêm Thứ hai, một số can thiệp được đưa ra để làm giảm căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng bằng cách giảm sự mở rộng thị trường liên ngân hàng Ngân hàng trung ương các nước đã cung cấp thêm nhiều vốn để bù đắp những giảm sút về cung thị trường và đảm bảo sự phân bổ đồng đều các dự trữ trong hệ thống Các ngân hàng trung ương còn nới lỏng các thế chấp, kéo dài kỳ hạn của các hoạt động tái tài chính và thiết lập các đường dây trao đổi liên ngân hàng trung ương nhằm giảm sức ép vốn đô la ở thị trường bên ngoài Thứ ba, các giới chức tiền tệ còn cung cấp một khối lượng lớn những thanh khoản bổ sung để giữ các tổ chức tài chính hoạt động và giảm rủi ro lan ra trên các phần của thị trường tài chính qua việc mua các giấy tờ thương mại, cổ 45 phiếu công ty, trái phiếu tài sản Một số ngân hàng trung ương còn can thiệp vào thị trường ngoại tệ để tăng sức ép lên đồng tiền của họ nhằm giảm nguy cơ giảm phát Với những can thiệp trên, tài khoản của các ngân hàng trung ương đã được mở rộng từng bước và các cấu phần của nó đã thay đổi tốt II NHỮNG THÁCH THỨC,CƠ HỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHỤC HỒI KINH TẾ VIỆT NAM: 1 Những nguy cơ,thách thức: 1.1.Thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam năm 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam : Thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài Về thương mại, thị trường xuất khẩu sẽ bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước châu á Thuận lợi về giá sẽ không còn, khả năng thanh toán của các đối tác cũng không thuận lợi như những năm trước Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống, có thế mạnh của ta như: may mặc, giày da, cao su, gạo, cà phê, cá, tôm, hàng thủ công mỹ nghệ chắc chắn sẽ giảm lượng xuất khẩu Thị trường tài chính, ngân hàng sẽ có nhiều biến động khó lường về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ trong đó đáng lưu ý là tỷ giá và lãi suất USD Thị trường chứng khoán sẽ còn gặp khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán có khả năng suy giảm Việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế không còn thuận lợi như trước Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và viện trợ phát triển chính thức(ODA) sẽ chững lại, dòng kiều hối sẽ không dồi dào như những năm trước 1.2 Sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế còn nhiều bất trắc 46 Do những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên, khủng khoảng kinh tế thế giới đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta, trừ ngành thông tin liên lạc có thể trụ vững còn hầu hết các ngành kinh tế khác ít có khả năng phát triển, tăng trưởng cao hơn các năm trước Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại và cả khu vực nông thôn sẽ thu hẹp sản xuất và kinh doanh, thậm chí phá sản, khiến cho người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn Do các nước gặp khó khăn về kinh tế nên khả năng tiếp thu lao động xuất khẩu của ta cũng sẽ giảm Do thiếu vốn các công trình trọng điểm, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ các nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài rất dễ lâm vào tình trạng thi công dang dở, chậm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả Mới bước vào năm 2009 có một tuần mà thiên tai đã khó lường, mưa lớn ở miền Trung và rét đậm rét hại ở miền Bắc đã gây tổn thất lớn cho nông nghiệp Điều này cho thấy nông nghiệp năm nay sẽ còn điêu đứng Thị trường hàng hoá nội địa sẽ xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi khi hàng hoá nước ngoài tiếp tục tràn vào nước ta 1.3 Việc huy động các tiềm năng vào phát triển kinh tế những năm qua, không có một chiến lược ổn định và thống nhất, mặt khác lại thiếu sự lựa chọn sáng suốt trong khai thác và quản lý, đến nay khi nền kinh tế gặp khó khăn, nó đã bộc lộ những khiếm khuyết, bất lợi cho nền kinh tế Đó là việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây sân gôn, làm đường sá khiến diện tích đất nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là diện tích đất trồng lúa màu mỡ ngày càng bị thu hẹp Đến tháng 4-2008, theo quyết định rà soát và kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ thì diện tích trồng lúa đã giảm 34.330 ha, trong đó tập trung ở ĐBSCL là 15.00 ha, đồng bằng sông Hồng là 8.000 ha, Đông Nam Bộ 6.600ha, Bắc Trung Bộ 2.340ha Việc khai thác nước ngầm và nước bề mặt phục vụ cho sản xuất và đời sống không chặt chẽ, không kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường khiến cho nhiều dòng sông, nhiều khu vực dân cư bị ô nhiễm dẫn đến khả năng chúng ta không còn là nơi có nguồn nước sạch phong phú, vô tận Rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng và nhiều loại gỗ quý hiếm chưa được bảo vệ tốt, trái lại còn bị khai thác không thương tiếc Trong khi đó việc trồng rừng mới lại triển khai chậm chạp Các nguồn lợi khoáng sản khai thác không theo một chiến lược dài hạn, nhiều khoáng sản ở nhiều địa phương như sắt, thiếc, vàng, ti tan, than đá, đá trắng, cát đã bị khai thác không hiệu quả, thậm chí còn bị khai thác trộm, gây thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia 47 Nguồn lợi hải sản trên biển cũng đang có nguy cơ cạn kiệt Đặc biệt việc khai thác tiềm năng con người, tiềm năng lao động nhìn chung vẫn chưa hiệu quả Việc sử dụng lao động vẫn còn nhiều bất cập Lao động trẻ là thế mạnh của nước ta, nhưng rất tiếc phần đông trong số đó lại không được đào tạo, không có trình độ tay nghề khiến cho họ không tìm được việc làm, tình trạng này càng nặng nề thêm khi nền kinh tế suy giảm việc làm trong xã hội đang ít đi Thách thức này không chỉ là thách thức của nền kinh tế nói riêng mà còn là thách thức chung của toàn xã hội, không chỉ là thách thức của năm 2009 mà còn là thách thức lâu dài Bài học rút ra ở đây là, Chúng ta có nhiều tiềm năng phục vụ cho phát triển, nhưng nếu chúng ta không biết giữ gìn, bảo vệ , bồi dưỡng, để giành, sử dụng đúng, sử dụng có hiệu quả tiềm năng thì cho dù có tiềm năng đến bao nhiêu chăng nữa, trước sau tiềm năng đó sẽ mai một và héo tàn 1.4 Kinh tế phát triển chậm, tăng trưởng thiếu bền vững, các nguồn lực lại chưa được chú ý trong sử dụng khai thác, dẫn đến nhiều vấn đề xã hội càng khó khăn thêm Sản xuất đình trệ, người lao động ở các khu vực nông thôn và thành thị, công nghiệp, dịch vụ thương maị, du lịch và nông nghiệp đều không đủ việc làm khiến cho họ không có thu nhập, đời sống hàng ngày đã khó khăn càng khó khăn thêm Công cuộc xoá đói giảm nghèo càng trở nên cấp bách Khả năng ứng phó với các tình huống do thiên tai của người dân càng khó khăn hơn Tất cả những khó khăn trong đời sống xã hội đó sẽ gây sức ép với nền kinh tế, đổ dồn gánh nặng lên ngân sách quốc gia 2 Các cơ hội của nền kinh tế Việt Nam: Nhìn rõ những thách thức trên, chúng ta cũng nhìn rõ những cơ hội để vượt qua và vững bước tiến lên Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, năm 2009 và những năm tiếp theo, Việt Nam có nhiều cơ hội để nhanh chóng vượt qua bão tố khủng khoảng kinh tế thế giới Đó là Việt Nam có môi trường chính trị và kinh tế khá ổn định, trong khi đó các nhà đầu tư lớn Châu Âu và Nhật Bản đang chuyển hướng chiến lược đầu tư sang Đông Nam A trong đó rất chú ý đến Việt Nam Mặt khác chúng ta đã có ít nhiều kinh nghiệm trong khôi phục kinh tế trong khủng khoảng những năm 1997,1998,1999 Năm 2008 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ ta đã kịp thời đưa ra 8 giải pháp trọn gói 48 kiềm chế lạm phát có hiệu quả và bước đầu đã làm chủ được tình hình Trước diễn biến mới của nền kinh tế, ngay đàu năm 2009 Chính phủ đã nhanh chóng điều chỉnh nhiệm vụ với 6 nhóm giải pháp hết sức nhạy bén và linh hoạt Và điều quan trọng hơn hết là nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo và điều hành của Chính phủ, thống nhất hành động vượt qua khó khăn Phát huy những lợi thế đó, với niềm tin và quyết tâm hành động, trước mắt chúng ta cần làm tốt những việc hệ trọng sau đây: Một là: Các bộ, ngành, các cơ quan, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và 6 nhóm chống suy giảm kinh tế, quyết tâm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững Hai là: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở, tạo điều kiện đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh Các bộ, ngành, các cơ quan của Chính phủ khẩn trương tham mưu để Chính phủ kịp thời điều chỉnh ban hành các chính sách, các hướng dẫn sát hợp với sự biến động của sản xuất và kinh doanh ví dụ như: các chính sách miễn giảm thuế, các chính sách hướng dẫn tìm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ người lao động khi mất việc, đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn, trong đó chú trọng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ vốn cho các dự án có hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm Các cơ sở sản xuất kinh doanh, không nên trông chờ, ỷ lại, cần nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, linh hoạt để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực nhất vào ổn định và phát triển kinh tế Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để giữ chân và thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài mới một cách lựa chọn, có hiệu quả Ba là: Nhanh chóng điều chỉnh định hướng xuất khẩu theo hướng: đa dạng hoá hàng hoá xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, mở rộng thêm các thị trường mới, giảm xuất khẩu vào các thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng khoảng, có thêm các chính sách kích thích xuất khẩu, đặc biệt là chính sách tỷ giá linh hoạt, chính sách ưu đãi tín dụng trong xuất khẩu Phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa, mở cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam Bốn là: Tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công, đầu tư công Khắc phục ngay tình trạng ứ đọng vốn của các dự án công, đẩy mạnh giải ngân vốn cho đầu tư phát triển Tất cả là nhằm thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước Quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của các 49 tập đoàn, các công ty có vốn Nhà nước Tiếp tục thực hiện tốt việc chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong các hoạt động kinh tế và xã hội Năm là: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà, cản trở sản xuất kinh doanh Công chức từ cơ sở đến trung ương cần nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển sản xuất Sáu là: Tăng cường công tác thông tin, theo sát nhịp thở kinh tế quốc tế và trong nước, dự báo, đánh giá đúng sự phát triển của tình hình, làm chủ thông tin kinh tế trong xã hội, phát hiện nhanh các thông tin sai sự thật, trừng trị thích đáng những người phao tin đồn nhảm gây hoang mang trong xã hội 3 Các giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam: Chính phủ đề ra 6 giải pháp Thứ nhất: tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, ngăn chặn suy giảm kinh tế Đây là nhóm giải pháp lớn, phạm vi rộng, được Chính phủ đề ra rất nhiều giải pháp cụ thể, chỉ rõ từng đầu việc cho từng bộ ngành, ví dụ như sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất Thứ hai: ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát Thứ ba: thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, triển khai mạnh mẽ các hoạt động xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường Thứ tư: tăng cường hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Thứ năm: đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Thứ sáu: tăng cường năng lực điều hành, tổ chức thực hiện * Hiệu quả của các giải pháp kinh tế 50 Nếu căn cứ vào mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 là ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thì kết quả của các giải pháp thực hiện từ tháng 12-2008 đến nay là cơ bản đạt được, thể hiện các mặt sau đây: Thứ nhất: đà suy giảm tốc độ tăng GDP đã dừng lại từ quý I-2009 nhờ các biện pháp "ứng cứu" kịp thời, đúng đối tượng và tương đối đồng bộ trong hầu hết các lĩnh vực như an sinh xã hội, kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tín dụng để duy trì sản xuất, kinh doanh, tăng đầu tư nhà nước về hạ tầng kỹ thuật và xã hội Thứ hai: tuy còn nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX và làng nghề tiểu thủ công nghiệp còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều duy trì được sản xuất, cá biệt còn tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2008 nhờ nhận được nguồn vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ lãi suất Hoàn toàn không xảy ra tình trạng hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa hay phá sản như đã cảnh báo hồi đầu năm 2009 Sức mua của thị trường vẫn tăng trưởng khá (tăng hơn 10%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá) Thứ ba: không xảy ra tình trạng tăng số người thất nghiệp ở đô thị Thậm chí hiện nay đang thiếu lao động trong các khu công nghiệp, các ngành may mặc, da giày, xây dựng Sức cầu lao động và tiền lương đang có xu hướng tăng Thứ tư: xuất khẩu là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tình hình xuất khẩu cả năm vẫn đạt được kết quả tương đối khá hơn tình hình chung của thị trường thế giới Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ, nhưng vẫn khá hơn so với nhiều nước (giảm từ 20-30%) Nhập siêu giảm còn ở mức 11 tỷ USD, chiếm 16,5% kim ngạch xuất khẩu (năm 2008 con số tương ứng là 18 tỷ USD và 28,8%) Thứ năm: tình hình kinh tế vĩ mô được ổn định hơn Lạm phát được kiểm soát dưới 7% so với tháng 12-2008; hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng ổn định hơn Lãi suất và tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tương đối linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường; hệ số an toàn của các ngân hàng thương mại được nâng lên; chưa có dấu hiệu tăng nợ xấu Thứ sáu: công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ vừa tập trung, vừa linh hoạt nên có tác dụng làm tăng hiệu quả của các chính sách vĩ 51 mô; củng cố niềm tin cho doanh nghiệp; tác dụng tích cực đến tâm lý nhân dân, góp phần ổn định đời sống chính trị, xã hội Khuyến nghị chính sách phát triển kinh tế Việt Nam 2010 Năm 2010 có tầm quan trọng đặc biệt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, bởi đây là năm cuối cùng nước ta thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010 Đồng thời cũng là thời cơ để Việt Nam thực hiện chương trình tổng thể tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, khắc phục những tồn tại yếu kém, tạo bước khởi đầu cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo (2011- 2015) Vi thế, cần có các giải pháp chính sách không chỉ cho năm 2010 mà còn cả trong những năm tiếp theo Thứ nhất, cần rút kinh nghiệm và bài học từ gói kích thích kinh tế đã thực hiện trong năm 2009 Công việc này cần được thực hiện và đánh giá một cách độc lập và khách quan không chỉ từ các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từ các nhà khoa học dựa trên một hệ thống các tiêu chí và chứng cứ qua việc tiếp cận với các đối tượng thụ hưởng Điều này cũng quan trọng cho chính phủ trong việc đưa ra những phương án chính sách phù hợp cho năm 2010 Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rằng không có phương án nào là hoàn hảo tuyệt đối mà bao giờ cũng có sự đánh đổi giữa cái được và cái mất Vấn đề là cần xem xét và đánh giá chính xác được những các được và mất đó trên các giác độ tổng thể kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và dài hạn Thứ hai, cần nâng cao năng lực điều hành của chính phủ Nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới là rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng phải bám sát tình hình và có những chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp trong thực thi chính sách tài chính, tiền tệ Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực dự báo và tăng cường phối hợp trao đổi thông tin dự báo giữa các cơ quan dự báo của chính phủ với các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện hơn nữa giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ ngay từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt được các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường 52 ngoại tệ Hơn nữa, nhà nước cũng cần đánh giá, ghi nhận sự phản hồi sau một giai đoạn thực hiện chính sách để qua đó có thể có những điều chỉnh cụ thể kịp thời Thứ ba, để giải quyết bài toán tài trợ ngân sách, có thể phối hợp nguồn tài trợ ngân sách từ trong nước và nước ngoài Nếu sử dụng chính sách vay nợ nước ngoài nhằm tạo nguồn cho các khoản chi tiêu của chính phủ, thì các khoản nợ phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai Bên cạnh đó, cũng cần tính toán những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách vay nợ nước ngoài đến tỷ giá và cán cân thương mại vốn đã thâm hụt Đối với trong nước, cần cải cách lại cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả Thứ tư, hiệu lực tác động của các chính sách kích thích kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng và hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế Do vậy, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, cần rà soát lại hệ thống doanh nghiệp DNNN, kiên quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách Cần nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hướng nguồn lực cần phải được phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng tạo ra cao Ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp mới có phương án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng phát triển, có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta thấy rõ được những điểm yếu của nền kinh tế và do vậy đây là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Tuy nhiên, tái cấu trúc không phải là một bài toán ngắn hạn mà phải được xây dựng và tính toán cẩn thận dựa trên những luận cứ về thực lực của nền kinh tế và những biến động của kinh tế thế giới Thứ năm, mức độ và hiệu quả của tái cơ cấu nền kinh tế lại phục thuộc vào việc giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ và bộ máy quản lý hành chính Thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách để giải quyết các nút thắt này luôn mang lại những tín hiệu tốt cho dài hạn và không làm méo mó toàn bộ nền kinh tế Do vậy, một khi nền kinh tế đã khôi phục trở lại, cần chuyển sang ưu tiên đầu tư để giải tỏa các nút thắt trên Cuối cùng, trong điều kiện suy giảm kinh tế cần quan tâm bảo đảm an sinh xã hội Điều này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý 53 nghĩa chính trị sâu sắc Về mặt nguyên tắc, toàn bộ các tầng lớp dân cư phải là đối tượng được hưởng thụ an sinh xã hội Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại có lẽ nên quan tâm nhiều hơn đến nông dân, đối tượng chính sách và các nhóm đối tượng yếu thế, rủi ro hay chịu thiệt thòi Việc quan tâm bảo đảm an sinh xã hội cho những đối tượng này không những góp phần kích thích, phục hồi tăng trưởng kinh tế mà còn bảo đảm ổn định về mặt xã hội KẾT LUẬN: Với những cố gắng của Chính phủ, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến đáng mừng, trong đó điều đáng nói nhất là bước đầu vượt qua được suy giảm kinh tế, tạo dựng được đà phát triển mới Nhưng ngay trong bước chuyển cơ bản đó, nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển vẫn lộ ra những điểm thiếu sót lớn nếu không có những giải pháp triệt để thì chắc chắn những nguy cơ lạm phát và suy giảm kinh tế cùng những khó khăn mới sẽ xuất hiện gây trở ngại cho sự tăng trưởng vững chắc trong giai đoạn tiếp theo 54 55 ... khóa XII tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 - Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Tài năm 2009 -Ngơ Trí Long,... THẾ GIỚI NĂM 2009 II.TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009? ??…………19 CHƯƠNG II: NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009 29 I NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI... lĩnh vực phát triển kinh tế Chúng chọn đề tài ? ?KINH TẾ 2009? ?? năm kinh tế giới nói chung việt nam nói riêng co thử thách lớn.Năm 2009 giói xảy cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho kinh tế giới bị