1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo

17 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 42,77 KB

Nội dung

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo"2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

3 Tác giả:

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:

Trỡnh độ chuyên môn: Đại học Sư Phạm Mầm NonChức vụ, đơn vị công tác:

Điện thoại:

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh,

trang thiết bị có liên quan

7 Thời gian áp dụng sáng kiến:

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

XÁC ĐỊNH CỦA PHÒNG GDĐT

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Ở trường Mầm non, truyện cổ tích luôn là người bạn thân thiết, gắn bó với trẻem Truyện cổ tích góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức, nhân cáchcho con trẻ

Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 3 tuổi nói riêng những câu chuyện cổtích đặc biệt hấp dẫn trẻ, do đó khi cho trẻ được làm quen với văn học và đặcbiệt là việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích là cách tốt nhất và mang lại hiệuquả cao nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Khi kể trẻ biết dùngngôn ngữ của mình để thể hiện những suy nghĩ, những ý kiến từ đó vốn từ củatrẻ được phong phú hơn Các câu chuyện cổ tích với các nội dung gần gũi, đầytính nhân văn như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt vớinhững thử thách, dũng cảm đối mặt với những trở ngại; biết hy sinh quên mìnhđể giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn Từ đó hình thành cho trẻnhững ứng xử cần thiết trong sinh hoạt, vui chơi và học tập Đối với những câuchuyện cổ tích thường mang tính li kì hấp dẫn, mang tính diễn giải những thắcmắc của trẻ về các hiện tượng thiên nhiên và về những phong tục tập quán Cổtích cũng mang đến với trẻ thơ những nhân vật xấu, tốt khác nhau Trẻ nhìnnhận thế giới cổ tích luôn hấp dẫn từ đó giúp trẻ học những điều hay, những việclàm đúng qua những câu chuyện cổ tích Để trẻ hiểu và kể sáng tạo những câuchuyện cổ tích, giúp trẻ hiểu dễ dàng và nắm được cách kể sáng tạo thì giáo viênphải lựa chọn hình thức, phương tiện và cách diễn đạt bằng lời cũng như cáchthể hiện nhân vật Vì vậy, việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích cho trẻ mẫugiáo là một vấn đề cần được quan tâm Trên thực tế việc dạy trẻ kể chuyện cổtích, mục tiêu của giáo viên là: Trẻ nắm được nội dung chuyện, tập kể lại câuchuyện, nắm được ý nghĩa câu chuyện Giáo dục văn học dạy trẻ kể "sáng tạo"chuyện cổ tích chưa được quan tâm nhiều Do đó chưa phát huy hết khả năng tưduy, sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ Với lý do trên tôi chọn đề tài "Mộtsố biện pháp dạy trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo "

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:*Điều kiện:

+ Để thực hiện tốt sáng kiến này thì người giáo viên cần có trình độ chuyên mônvà kinh nghiệm giảng dạy, hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi.

+ Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi thuận lợi cho quá trình giảng dạy.

+ Nhà trường hàng năm cần trang bị, bổ sung các thiết bị, đồ dùng dạy học trựcquan phong phú.Tổ chức nhiều hội thi

* Thời gian: thực hiện từ Tháng 9/2017 đến tháng 3/ 2018* Đối tượng áp dụng sáng kiến:

Trang 3

Sáng kiến được áp dụng đối với trẻ 3 tuổi A tại trường Mầm non Vạn Phúc vàcó thể áp dụng tại một số lớp trường bạn

3 Nội dung sáng kiến

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

+ Khả năng áp dụng sáng kiến: "Một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi kể chuyện sángtạo "được thực hiện tại Ngoài ra còn được áp dụng ở trường bạn

+ Ích lợi thiết thực của sáng kiến: Thông qua việc trẻ được trải nghiệm sẽ làmtăng vốn từ cho trẻ, khả năng kể chuyện lưu loát, diễn cảm, có tính sáng tạo

4.Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, tham gia vào các hoạt động tíchcực, hứng thú, đồng thời hình thành ở trẻ kĩ năng và thái độ tích cực đối với môitrường xung quanh.

- Vốn từ của trẻ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết diễn đạt câubiết sử dụng ngữ điệu giọng do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng nhưtiếp nhận tri thức dễ dàng hơnvà thể hiện được tình cảm của mình qua việc kểchuyện sáng tạo

- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh

-Dạy trẻ thể hiện nhân vật trong chuyện cổ tích; Phối hợp với phụ huynh để tạomôi trường cho trẻ tích cực kể sáng tạo chuyện cổ tích Từ đó giúp trẻ biết kểsáng tạo những chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của riêng mình, trẻ biết lựachọn những hình ảnh, hành động đời thường để sáng tạo thêm cho nội dungchuyện cổ tích thêm phong phú có thể thêm hoặc bớt chi tiết tuỳ theo khả năngvà ý thích của trẻ

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.

- Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn học, tổchức các câu lạc bộ bé yêu thơđể tạo môi trường giáo dục, sân chơi cho trẻ

- Giáo viên phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững yêu cầu

chương trình (Trẻ đã biết gì? Trẻ muốn biết gì? Trẻ cần biết gì? ) để từ đó linh

hoạt lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Trang 4

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Ở trường Mầm non, truyện cổ tích luôn là người bạn thân thiết, gắn bó vớitrẻ em Truyện cổ tích góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức, nhâncách cho con trẻ

Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 3 tuổi nói riêng những câu chuyện cổtích đặc biệt hấp dẫn trẻ, do đó khi cho trẻ được làm quen với văn học và đặcbiệt là việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích là cách tốt nhất và mang lại hiệuquả cao nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Khi kể trẻ biết dùngngôn ngữ của mình để thể hiện những suy nghĩ, những ý kiến từ đó vốn từ củatrẻ được phong phú hơn Các câu chuyện cổ tích với các nội dung gần gũi, đầytính nhân văn như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt vớinhững thử thách, dũng cảm đối mặt với những trở ngại; biết hy sinh quên mìnhđể giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn Từ đó hình thành cho trẻnhững ứng xử cần thiết trong sinh hoạt, vui chơi và học tập Đối với những câuchuyện cổ tích thường mang tính li kì hấp dẫn, mang tính diễn giải những thắcmắc của trẻ về các hiện tượng thiên nhiên và về những phong tục tập quán Cổtích cũng mang đến với trẻ thơ những nhân vật xấu, tốt khác nhau Trẻ nhìnnhận thế giới cổ tích luôn hấp dẫn từ đó giúp trẻ học những điều hay, những việclàm đúng qua những câu chuyện cổ tích Để trẻ hiểu và kể sáng tạo những câuchuyện cổ tích, giúp trẻ hiểu dễ dàng và nắm được cách kể sáng tạo thì giáo viênphải lựa chọn hình thức, phương tiện và cách diễn đạt bằng lời cũng như cáchthể hiện nhân vật Vì vậy, việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích cho trẻ mẫugiáo là một vấn đề cần được quan tâm

Trên thực tế việc dạy trẻ kể chuyện cổ tích, mục tiêu của giáo viên là: Trẻnắm được nội dung chuyện, tập kể lại câu chuyện, nắm được ý nghĩa câuchuyện Giáo dục văn học dạy trẻ kể "sáng tạo" chuyện cổ tích chưa được quantâm nhiều Do đó chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo, tính tích cực chủđộng của trẻ Với lý do trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi kểchuyện sáng tạo "

Nhằm khơi gợi ở trẻ những hình ảnh, những thông điệp của những tác phẩmvăn học cổ tích Qua đó tạo cho trẻ: Biết cách giải quyết vấn đề, thậm chí cảcách vượt lên những khó khăn, luôn hướng tới cái thiện, gạt bỏ những cái ác,giúp trẻ khám phá và trải nghiệm Qua việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tíchnhằm giúp trẻ cảm nhận và ứng xử: Ai là người tốt? Ai là người xấu? Biết trântrọng và yêu quý mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, hèn yếu nhưngthật thà, nhân hậu và luôn vươn lên trong cuộc sống Vận dụng những phươngpháp và biện pháp để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích đối với trẻ mẫu giáo 3tuổi Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ kể, cách sáng tạo trong diễn đạtchuyện cổ tích bằng nhiều hình thức khác nhau cho trẻ mẫu giáo3 tuổi Trẻ có

Trang 5

những cảm nhận, khái niệm ban đầu về truyện cổ tích Giúp trẻ tự tin lựa chọnkể sáng tạo những câu chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của mình, trẻ biếtsáng tạo qua mỗi lần kể và yêu thích chuyện cổ tích với những giá trị nhân văncủa nó Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là khảnăng thể hiện các tác phẩm văn học

2 Cơ sở lý luận

2.1Biện pháp là gì?

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể

2.2 Khái niệm truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian, nó có ý nghĩa giáo dụccon người, trong truyện thường có các nhân vật thần thoại và huyền ảo Tíchtruyện xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vậtdũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người cóhình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câuchuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người Nội dung củatruyện cổ tích thường bao gồm các điểm sau đây: Phản ánh và lý giải nhữngxung đột, mâu thuẫn trong gia đình; lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân; triếtlý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân Tinh thần lạc quantrong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời,tin vào cuộc đời Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấnđề về giáo dục đạo đức Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làmnền tảng

2.3 Kể sáng tạo chuyện cổ tích

Kể sáng tạo truyện cổ tích có thể được quan niệm như sau: Vẫn giữnguyên nội dung cốt truyện, làm phong phú cốt chuyện hay nói cách khác kểchuyện sáng tạo không làm biến dạng Sáng tạo không có nghĩa là sáng tạo ramột câu truyện cổ tích mới mà căn cứ vào những yếu tố động, biến đổi củatruyện để sáng tạo trong 4 kể Sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ kể làm câuchuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn nhưng nội dung cốt chuyện thì không thayđổi.

Mục đích của việc kể sáng tạo chuyện cổ tích là giúp trẻ yêu những câuchuyện cổ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ Qua đó nhằm xây dựng ở trẻ nhân cáchđạo đức biết yêu ghét rõ ràng, cũng là phương tiện nâng cao trí tuệ, phát triển trínhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, củng cố kiến thức kỹ năng sống, sự tự tin cho trẻ.Nhằm mục đích truyền cho trẻ hiểu thêm về vẻ đẹp truyền thống của dân tộc:Lòng nhân ái, thủy chung; tính công bằng, yêu lẽ phải; tính cần cù chịu khó; yêunước, thương nòi; tính tự tin và lạc quan yêu đời.

2.4 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi.

Trang 6

Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đó là

điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuậtđược xây dựng trong các tác phẩm văn học Những câu chuyện với những tìnhtiết ly kỳ, hấp dẫn, những nhân vật với đầy đủ những tính cách khác nhau đã cósức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ làm trẻ say mê, hứng thú Qua việc cảm thụ các tácphẩm văn học vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo có thêm nhiều, lòng ham hiểubiết và nhận thức tăng lên rõ rệt Vì vậy đề ra một số biện pháp dạy trẻ kể sángtạo chuyện cổ tích xuất phát từ vấn đề này

Ở trẻ mẫu giáo 3 tuổi là thời kỳ trẻ có khả năng nắm vững và lĩnh hội 2 hìnhthức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong việc nắmngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu được nhiều điều người lớn nói Đây làmột đặc điểm vô cùng thuận lợi để đưa trẻ nghe kể chuyện, trẻ lĩnh hội đượcngôn ngữ trong câu chuyện Từ đó trẻ có thể kể lại truyện bằng ngôn ngữ củamình Chú ý của trẻ mẫu giáo 3 tuổi chủ yếu là chú ý không chủ định Trẻthường chú ý đến một đối tượng khi đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gâynhững ấn tượng, xúc cảm mới lạ nhất là tạo cho trẻ một sự hứng thú Vì vậy tổchức dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích phải căn cứ vào đặc điểm này Trẻ mẫugiáo rất giàu xúc cảm- tình cảm, mọi họat động và tư duy của trẻ đều chi phốibởi tình cảm.Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người xung quanh thểhiện tình cảm tốt đẹp đối với trẻ Ngược lại trẻ cũng muốn thể hiện tình cảm tốtđẹp của mình với mọi người xung quanh Trẻ rất xúc cảm với những cái mới củanhững sự vật- hiện tượng xung quanh trẻ, nhất là đối với những nhân vật trongtruyện Trẻ rất yêu thương anh nông dân hiền lành thật thà trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt”… Trẻ còn có tình cảm tốt đẹp và chân thành đối với các sự vậthiện tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày

Ngôn ngữ văn học nhất là những câu chuyện gần gũi trẻ, nó có một sứcmạnh lôi cuốn trẻ ghê gớm tạo cho trẻ những cảm xúc mãnh liệt trước nhữngnhân vật trong truyện Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ và tìnhcảm đạo đức cho trẻ Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp với sựghi nhớ máy móc vốn có khiến cho đứa trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm trướcnhững tác phẩm văn học nghệ thuật Trẻ mẫu giáo tiếp nhận và học thuộc rấtnhanh những lời của các nhân vật trong truyện Trẻ hòa nhập nhanh chóng vớitình cảm của nhân vật trong truyện đó là sự hòa đồng giữa trẻ với thế giới nghệthuật và hiện thực cuộc sống Cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích cũng là làmgiàu nhân cách của trẻ Những câu chuyện cổ tích đến với trẻ thơ đó là nhữngkinh nghiệm những bài học làm người mang tính truyền thống dân tộc Nó cótác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non.Do vậy việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích giúp phát triển ngôn ngữ, tư duyvà trí tưởng tượng của trẻ, trẻ cảm thụ là một việc làm thiết thực từ cách thể hiện

Trang 7

những nhân vật xấu tốt mà trẻ ý thức được thêm về nghệ thuật ngôn ngữ, nhằmphát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt về ngôn ngữ và tình cảm cũng như nhận thứcvề xã hội Đối với trẻ mẫu giáo 3 tuổi hoạt động sáng tạo được thể hiện trongmọi hoạt động đặc biệt qua hoạt động vui chơi và hoạt động học tập Trong nộidung sáng kiến kinh nghiệm này với việc hệ thống hóa những biện pháp và xâydựng một số biện pháp mới dựa trên các phương pháp chung cơ bản cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học: Trao đổi, gợi mở, sử dụng các phương tiện đồ dùngtrực quan, giúp trẻ sáng tạo truyện cổ tích làm cho câu chuyện thêm phong 6phú về hình thức, sâu sắc về nội dung và nâng cao hiệu quả giáo dục, sáng tạogắn với hoạt động kể Do đó sáng tạo được giới hạn trong hoạt động của chủ thểvà được thể hiện trong quá trình vận động những đặc trưng của truyện cổ tích.Mức độ sáng tạo được thể hiện ở chỗ: Làm biến đổi, làm khác, làm mới ít nhiềubản kể.

3.Điều tra thực trạng*Thuận lợi.

- Trường nằm ở trung tâị xã đi lại thuận tiện, sân chơi sạch sẽ có đồ chơi ngoàitrời Lớp học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻtheo mùa, lớp được trang bị các tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy - học kểtruyện cổ tích Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn vớinăng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ Có khả năng đọc,kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết hướng dẫn cho trẻ kể chuyện sáng tạo;

- Luôn nhận được sự tín nhiệm và tin cậy tham gia giáo dục của phụ huynh,được trẻ tin yêu, được đồng nghiệp gần gũi, chia sẻ Đa số trẻ có đồng độ tuổi,là con cán bộ công chức nhà nước nên có nhiều cơ hội, nhiều điều kiện đượctiếp xúc với thế giới xung quanh, vì vậy ngôn ngữ nói của trẻ phát triển tốt.

* Khó khăn

-Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh trên, để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổtích thì còn một số khó khăn sau: Đồ dùng trực quan dành cho nội dung kểtruyện cổ tích còn ít chưa đa dạng phong phú Đặc biệt là đồ đùng cho trẻ hoạtđộng còn rất ít, do chưa có kế hoạch bổ sung đồ dùng dành cho kể chuyện theotừng chủ đề, việc sưu tầm đồ dùng còn thiếu yếu tố thẩm mỹ, chưa vận độngphụ huynh đóng góp tranh truyện bổ sung vào góc văn học Tính sáng tạo, khảnăng diễn đạt, triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến trong kể chuyện củatrẻ còn hạn chế do từ trước đến nay việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm vănhọc chỉ dừng ở việc cho trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung truyện và thuộctruyện Khả năng sử dụng máy tính, soạn giảng trình chiếu để gây hứng thú chotrẻ trong tiết kể chuyện, cũng như việc sưu tầm những video, những tranh ảnhtrên mạng của giáo viên còn hạn chế Một số bậc phụ huynh do bận rộn côngviệc, thiếu kinh nghiệm và khả năng hỗ trợ giáo dục trẻ ở nhà nên chưa quan

Trang 8

tâm đến việc tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện và được kể chuyện cho mọi ngườitrong gia đình nghe

Để tiến hành được đề tài này, vào đầu năm học 2017 - 2018 tôi đã khảo sátthực trang kể chuyện sáng tạo của trẻ kết quả cụ thể như sau:

Ngôn ngữ kể rõ ràng mạch lạc 16/29 = 55%Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo 13/29 = 45%Biết kể chuyện sáng tạo 14/29 = 48%Trí tưởng tượng khả năng phán đoán

tình huống

10/29 = 34%

4.Các giải pháp iện pháp thực hiện:

Biện pháp 1: Sưu tầm, bổ sung đồ dùng dạy học, tạo môi trường hoạt độngvà định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích

Môi trường lớp học cho trẻ hoạt động ở đây là tất cả các yếu tố xung quangtác động trực tiếp đến quá trình tìm hểu, nắm bắt, kể, kể sáng tạo truyện với cácyếu tố như: Không gian lớp học, đồ dùng trực quan; sự thân thiện giữa cô vàtrẻ, trẻ với trẻ Môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triểnngôn ngữ, tích cực tham gia vào các hoạt động và đạt được kết quả cao Bêncạnh đó với nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên các đồ dùng trựcquan đặc biệt là tranh ảnh, con rối sẽ thu hút sự chú ý, tìm hiểu, kể truyện, kểsáng tạo truyện cổ tích.

Sưu tầm, bổ sung đồ dùng trực quan và tạo môi trường kể chuyện:

Việc sưu tầm, bổ sung đồ dùng trực quan của giáo viên cần phải đảm bảo cácyếu tố:

+ Về thời gian: xây dựng kế hoạch hoạt động tuần cụ thể, phân bổ thời gianhợp lý trong các giờ sinh hoạt chiều (tuần 2 buổi) cùng với trẻ chuẩn bị, làmcác con rối, mô hình, tranh ảnh để bổ sung đồ dùng dạy học và tạo điều kiệncho trẻ được tiếp xúc với các nhân vật trước khi trẻ được nghe hoặc kể lạichuyện hoặc kể sáng tạo chuyện theo tranh

+Tính thẩm mỹ và an toàn: Đồ dùng trực quan phải có màu sắc phù hợp vớinhân vật trong truyện, đa dạng về màu sắc và tuyệt đối an toàn với trẻ (vật liệusạch; không sắc nhọn; bông hoặc các vật tròn nhỏ cần được bọc kỹ, đính chặt;màu sắc chủ yếu dùng gam màu nóng và hạn chế dùng gam màu lạnh) Bám sátvào nội dung, tình tiết của câu chuyện: Dựa vào các đồ dùng hiện có, các câuchuyện cổ tích cần kể để sưu tầm, bổ sung đồ dùng cho phù hợp Ví dụ truyện"Cô bé lọ lem" là câu chuyện ngoài chương trình, trước khi kể chuyện cô tròchuyện với trẻ về các tình tiết, nhân vật, hoạt cảnh cần trong câu chuyện và

Trang 9

giao nhiệm vụ hoặc cho trẻ tự nhận mang các nguyên liệu, các học liệu, đồdùng như vải, len, bọt biển để làm rối nhân vật Lọ lem, mẹ ghẻ, hai cô emgái ;giấy báo, màu nước, bọt biển làm quả Bí ngô; cô chuẩn bị bóng kính đểlàm đôi giày thủy tinh

+ Nguồn bổ sung đồ dùng: Giáo viên tự làm, vận động phụ huynh đóng góptruyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày, sưu tầm từmạng Internet, các truyện tranh đã cũ và từ sự đầu tư của nhà trường

+Bài tiết đồ dùng: Hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc vănhọc và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường; tranh,con rối, sách chữ to bổ sung vào góc kể chuyện, sưu tầm các vi deo-clip và lưugiữ khoa học trong máy tính xách tay Định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyệncổ tích: Để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cô giáo định hướng cho trẻ sáng tạo vềtên truyện, tình tiết diễn biến câu chuyện: 9 Sáng tạo về tên truyện: Định hướngcho trẻ dựa vào nội dung câu chuyện để đặt tên truyện khác với tên truyện banđầu nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với nội dung câu chuyện Ví dụ: Với câuchuyện "Cây khế" giáo viên có thể đặt câu hỏi: Dựa vào nội dung câu chuyệncon hãy tự đặt tên khác cho câu chuyện Trẻ sáng tạo về tên truyện như:Phượng Hoàng tốt bụng; Cây khế và chim thần; Hai anh em

+Sáng tạo về tình tiết trong diễn biến của câu chuyện: Trong một số câuchuyện cổ tích phần diễn biến được giải quyết một cách nặng nề, cái ác bịtrừng trị quá khắt khe, tàn nhẫn.

Ví dụ: Người anh trong câu chuyện "Cây khế" bị chim hất xuống biển chết;Lý Thông trong chuyện "Thạch Sanh" thì bị sét đánh chết Trong những tìnhtiết như vậy giáo viên có thể định hướng cho học sinh thay đổi bằng các tìnhtiết khác giảm nhẹ về mức độ "trừng phạt" kẻ xấu

Ví dụ: Với câu chuyện "Cây khế" người anh bị chim Phượng Hoàng hấtxuống biển chết trong trường hợp này giáo viên có thể định hướng cho họcsinh sáng tạo về mức độ "trừng phạt" kẻ ác một cách nhân văn hơn

Giáo viên đặt câu hỏi: Con có thể đưa vào câu chuyện một cách"trừng phạt"khác đối với người anh? Trẻ sáng tạo một số phương án như:

- Sau khi bị chim hất xuống biển người anh bị dạt vào một đảo vắng và khôngbao giờ về đoàn tụ với gia đình được nữa

- Khi bị chim hất xuống biển người anh đã được người em cứu vớt, người anhđã thấy xấu hổ, ân hận từ đó chở đi người anh hết lòng quan tâm, thương yêungười em.

Biện pháp 2: Triển khai hiệu quả phương pháp đàm thoại và trực quan

Vì nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên việc thực hiện nhuần nhuyễnphương pháp đàm thoại và trực quan sẽ giúp trẻ nắm bắt câu chuyện một cách

Trang 10

nhanh nhất từ đó giúp trẻ kể, kể sáng tạo truyện cổ tích Trong vận dụng haiphương pháp này, bản thân tôi đã thực hiện

Dùng hệ thống câu hỏi phù hợp để gợi cho trẻ nắm được mốc, sự kiện, tìnhtiết chính của chuyện:

Thông qua hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại trình tự cốt truyện và kể bằng ngônngữ, trí tưởng tượng sáng tạo của mình

Ví dụ: Câu chuyện "Cóc kiện trời" Cô hỏi trẻ: - Vì sao Cóc lại lên kiện trời?

- Cùng đi với Cóc có những ai?

- Khi lên đến trời thì chuyện gì đã sảy ra? - Khi về đến trần gian thì thấy hiện tượng gì?

Lột tả hành động nhân vật trung tâm:

Nhân vật trung tâm thường xuất hiện xuyên suốt câu chuyện, là điểm để trẻnhớ được nội dung câu chuyện Giáo viên có thể trao đổi với trẻ theo hoạt độngcủa nhân vật để trẻ tự kể lại những chuỗi hành động của nhân vật

Ví dụ: Truyện “Cây tre trăm đốt” cô giáo có thể trao đổi với trẻ theo hoạt độngnhân vật như nhân vật anh nông dân cô giáo có thể hỏi:

+ Anh nông dân làm thuê cho ai?

+ Anh nông dân có tin vào lời của tên nhà giàu không? Anh làm như thế nào?+ Anh nông dân đi vào rừng có tìm được cây tre trăm đốt không? vì sao? Traođổi với trẻ theo hệ thống các câu hỏi hướng vào các yếu tố thần kỳ: Câu hỏiphải luôn kích thích sự sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ và hoạt động kể củatrẻ

Ví dụ: - Truyện “Cây tre trăm đốt” yếu tố thần kỳ là phép lạ của ông Bụt.Giáo viên hỏi: Bụt đã giúp đỡ anh nông dân như thế nào?

- Truyện "Tấm cám" yếu tố thần kỳ là sự hóa thân của cô Tấm Giáo viên hỏi:- Cô Tấm đã được biến hóa như thế nào? Sắp sếp tranh theo trình tự cốt truyện:Giáo viên tiến hành cho trẻ quan sát lần lượt những bức tranh để trẻ nhớ lại vàkể lại truyện theo trình tự:

Ví dụ: Truyện "Sự tích qủa dưa hấu" cô chuẩn bị các tranh: Tranh 1: Mai AnTiêm cùng các quần thần Tranh 2: Mai An Tiêm cùng vợ con ở trên đảo.Tranh 3: Mai An Tiêm nhặt được hạt dưa Tranh 4: Ruộng dưa của Mai AnTiêm Tranh 5: Mai An Tiêm thả dưa trên biển Tranh 6: Mai An Tiêm cùng vợcon được vua đón trở về đất liền Sắp xếp tranh không theo trình tự cốt truyện:(đối với những câu chuyện trẻ đã biết) Cô giáo có thể sắp sếp không theo trìnhtự các bức tranh trong chuyện (xen kẽ phần kết, phần giữa, phần đầu truyện).Trẻ tự suy nghĩ, sắp xếp lại theo thứ tự câu chuyện và kể lại câu chuyện theotranh mà trẻ đã sắp xếp

Ngày đăng: 27/07/2021, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w