1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

26 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

  • 1.1 Bối cảnh và khoảng trống nghiên cứu

  • 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn

  • Vào những năm 1990 của thế kỷ 20, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc chủ yếu đến từ tăng năng suất suất lao động (NSLĐ) trong nông nghiệp. Điều này chính là kết quả của quá trình giải tán hợp tác xã (HTX) và giao quyền sử dụng đất cho tư nhân.

  • Mặc dù có những tiến bộ rõ ràng và ổn định hơn một số quốc gia khác, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với những thách thức mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang các ngành khác có dấu hiệu chậm lại, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp (Vũ Minh Khương, 2016). Tăng trưởng năng suất từng là nhân tố chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm đầu đổi mới đã giảm dần trong thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng NSLĐ đi xuống (Nguyễn Đức Thành và Ohno Kenichi, 2018). Thay vì cải thiện NSLĐ để tiếp tục đạt được thành tựu, đầu tư vốn trở thành nguồn tăng trưởng kinh tế chính trong giai đoạn kế tiếp này. Nhưng theo Bodewig và Magnusson (2014), đây không phải là mô hình bền vững, thích hợp đối với Việt Nam để đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng cao.

  • Mặc dù được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng NSLĐ tốt nhất khu vực nhưng khi so sánh quốc tế theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2015) và ADB về NSLĐ của ASEAN 2014 vào ngày 19/08/2014 năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/4 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/10 của Hàn Quốc và 1/15 của Singapore.

  • Những phương thức giúp gia tăng năng suất lao động hiện nay được Việt Nam sử dụng phổ biến đó là gia tăng công nghệ thông qua việc mở cửa nền kinh tế cụ thể là tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hay gia tăng năng suất lao động thông qua chính sách tăng lương cơ bản. Tuy nhiên, thành tựu đạt được vẫn chưa được như mong đợi bằng chứng là những kết quả về năng suất lao động đã nêu ở trên.

  • Để lực lượng lao động trở nên năng suất hơn đầu tiên cần xem xét đến LLLĐ trong hệ thống các doanh nghiệp vì đây là nơi nắm giữ phần lớn lực lượng lao động của cả nước. Hệ thống doanh nghiệp (DN) và khu vực tư nhân là một phần vô cùng quan trọng và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (WB, 2014).

  • Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019) về năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, năng suất lao động hiện nay của Việt Nam trong giai đoạn gần đây được đóng góp phần lớn từ “hiệu ứng nội ngành”(2). Chính vì vậy việc phân tích các yếu tố quyết định năng suất lao động ở góc độ doanh nghiệp, với giả định là thành phần chính của “hiệu ứng nội ngành” trong NSLĐ tăng là rất quan trọng.

  • 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết

  • Tăng trưởng năng suất lao động đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp và ảnh hưởng quyết định đến tăng trưởng kinh tế (Breu và cộng sự, 2012). Do đó, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm dưới nhiều góc độ cả vi mô và vĩ mô để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì muốn tập trung cải thiện năng suất lao động cho khu vực tư nhân, doanh nghiệp nên trong bối cảnh lý thuyết, luận án chỉ trình bày những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến năng suất lao động dưới gốc độ vi mô.

  • Đối với mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu đến năng suất lao động ở góc độ doanh nghiệp có thể kể đến những nghiên cứu đầu tiên như của Vernon (1966), Caves (1974), Findlay (1978), Dunning (1979) sau đó có Blomstrom (1986), (Griffith và cộng sự, 2002), Vadlamannati (2011), Georgescu (2012), Bernard và Jensen (1999), Blalock (2004), Wagner (2007), Haidar (2012), De Loecker (2013). Những mô hình lý thuyết cổ điển như của Swan (1956); Solow (1957) đơn thuần coi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là kênh cung cấp vốn quan trọng đối với nền kinh tế thì những nghiên cứu thực nghiệm sau này khi nghiên cứu dưới góc độ vi mô còn cho thấy dòng vốn FDI chảy vào nội địa một quốc gia sẽ dẫn đến chuyển giao cộng nghệ, gia tăng năng suất đối với các công ty nội địa của nước đó (Aitken và Harrison, 1999; Griffith, 2002; Ng, 2007).

  • Các công ty có vốn FDI, đặc biệt các công ty đa quốc gia là công cụ quan trọng trong việc áp dụng công nghệ vì họ mang đến những ưu thế vượt trội về trình độ công nghệ. Ngoài những tác động trực tiếp đến nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI còn có thể gián tiếp tạo ra các tác động lâu dài đến nội ngành sản xuất ở quốc gia tiếp nhận đầu tư (Mô hình Caves, 1974)

  • Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia cũng có thể làm giảm NSLĐ của nước sở tại (Rodriguez-Clare, 1996). Dẫn chứng của những nghiên cứu này đó là do các công ty đa quốc gia ảnh hưởng đến nước chủ nhà thông qua các liên kết ngược và xuôi và các hiệu ứng khác.

  • Một kênh áp dụng công nghệ khác cũng tác động đến NSLĐ đó là thông qua thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu. Hầu hết các lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng hiện nay đều cho rằng xuất khẩu tác động dương đến NSLĐ (World Bank 1993; Metliz 2003; Bernard và cộng sự 2003). Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Young (1991) cho thấy một chế độ giao dịch tự do hơn làm chậm quá trình tăng trưởng NSLĐ của các quốc gia đang phát triển do không có lợi thế so sánh bằng quốc tế. Vì vậy, ảnh hưởng của xuất khẩu đến NSLĐ của các quốc gia đang phát triển có thể khác nhau.

  • Mặc dù cả FDI và xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến lan tỏa công nghệ từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, hầu hết những nghiên cứu tại Việt Nam (Nguyen, 2019; Pham, 2008; Le, 2007, Newman và cộng sự, 2017) ghi nhận sự lan tỏa công nghệ của FDI hay xuất khẩu đến NSLĐ như hai kênh riêng lẻ mà không xem xét đồng thời sự tác động của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ của các doanh nghiệp như 2 kênh lan tỏa công nghệ quốc tế cạnh tranh nhau và sự khác biệt của chúng đến những đối tượng doanh nghiệp có mức độ thâm dụng vốn khác nhau.

  • Mối liên hệ giữa phúc lợi hay những chính sách đãi ngộ và NSLĐ đã được củng cố trong lý thuyết kinh tế (lý thuyết nhu cầu (Maslow, 1954); lý thuyết kỳ vọng (Vrom, 1964); lý thuyết hai yếu tố (Herzberg, 1987) và một số các lý thuyết khác). Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Dreher và cộng sự, 1988; Micelli và Lane, 1991; Millea, 2002; Tsai và Yu, 2005; Singh, 2009; Anand và cộng sự, 2010) chứng minh được rằng những khoản phúc lợi ngoài lương này đóng góp tích cực vào NSLĐ của người lao động và sức khỏe của NLĐ lại ảnh hưởng tích cực đến NSLĐ và sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Những phúc lợi này ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của NLĐ, là lý do thuyết phục giúp NLĐ tiếp tục làm việc cho chủ DN cũng như họ buộc phải cạnh tranh lẫn nhau và điều này dẫn đến NSLĐ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Không đồng tình với quan điểm trên, một số nghiên cứu cho rằng các chế độ phúc lợi chỉ được xem như một yếu tố điều chỉnh và cung cấp tài trợ cho nhân viên vì là thành viên của tổ chức hay doanh nghiệp chứ không tạo động lực hay liên quan đến NSLĐ (Rosenbloom và Hallman, 1981; Hills, 1987; Adigun và Stephenson, 1992; Mondy và cộng sự, 2002).

  • 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

  • Nghiên cứu về năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với cả chính sách công cộng và các quyết định đối với khu vực tư nhân (Sauermann, 2016) vì đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả phát triển kinh tế của quốc gia, doanh nghiệp và chất lượng NLĐ. Đặc biệt hơn đối với bối cảnh của Việt Nam khi hai thập kỷ qua dù cho năng suất lao động Việt Nam tăng nhanh nhưng vẫn nằm ở mức cận đáy của ASEAN (ILO, 2015).

  • Thúc đẩy năng suất lao động của nền kinh tế đầu tiên cần thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp. Có ba nhóm yếu tố chính giúp xác định năng suất lao động bao gồm: vốn con người, tiến bộ công nghệ và quy mô kinh tế (Greelaw và cộng sự, 2018). Trong luận án này đặc biệt quan tâm đến 2 kênh tác động đến năng suất lao động đó là tiến bộ công nghệ thông qua hội nhập kinh tế, vốn con người thông qua phúc lợi cho nhân viên.

  • Các doanh nghiệp có mức độ thâm dụng vốn khác nhau sẽ có những chiến lược theo đuổi khác nhau khi muốn gia nhập vào cơ chế toàn cầu hóa. Việc lựa chọn tham gia bằng chiến lược nào để thu được lợi ích tốt nhất cũng là vấn đề của các DNVN trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.

  • Kênh thứ hai tác động đến năng suất lao động mà luận án quan tâm ở đây là vốn nhân lực thông qua chính sách phúc lợi cho nhân viên. Chính sách đãi ngộ được nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam vẫn là vấn đề tiền lương và tỏ ra không hiệu quả những năm gần đây, trong khi các chính sách đãi ngộ liên quan đến những phần thưởng vô hình hoặc mang tính phi tài chính thì không thể hoặc không dễ để bắt chước, sao chép tạo ra lợi thế riêng về nguồn lực con người cho tổ chức lại chưa được quan tâm đúng mức.

  • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

  • 1.5 Phương pháp nghiên cứu

  • Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu số 1, luận án sử dụng bộ số liệu được tổng hợp từ 2 bộ dữ liệu Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam (VES) năm 2015 và 2016.

  • Đối với mục tiêu nghiên cứu số 2, luận án sử dụng bộ dữ liệu được tổng hợp từ 3 bộ Điều tra các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) năm 2011, 2013 và 2015.

  • Do sự không đồng nhất trong bảng hỏi của bộ số liệu VES ở các năm. Do đó, luận án gặp khó khăn trong việc sử dụng thông tin cần thiết phục vụ có mục tiêu nghiên cứu nếu sử dụng bộ dữ liệu nhiều năm dẫn đến có sự không đồng bộ về thời gian nghiên cứu của 2 mục tiêu.

  • 1.6 Ý nghĩa của luận án

  • 1.7 Cấu trúc của luận án

  • - Chương 1. Giới thiệu chung.

  • - Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.

  • - Chương 3. Tác động của đầu tư trục tiếp nước ngoài và xuất khẩu đến năng suất lao động của các doanh nghiệp có mức độ vốn khác nhau.

  • - Chương 4. Tác động của chế độ phúc lợi ngoài lương đến năng suất lao động.

  • - Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách.

  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

  • 2.1 Giới thiệu

  • Hình 2: Khung phân tích

  • 2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và năng suất lao động của doanh nghiệp

  • 2.4.1 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động

Nội dung

Ngày đăng: 25/07/2021, 07:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w