1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng chính sách - sở tài nguyên, môi trường và nhà đất hà nội

37 221 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng chính sách - sở tài nguyên, môi trường và nhà đất hà nội.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHOÁ

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ NHÀ ĐẤT THUỘC DIỆN NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ TẠI PHÒNG CHÍNH SÁCH - SỞ TÀI

NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI

Họ và tên: Vương Minh Thống

Lớp: KH5A – Khoá V

Nơi thực tập: Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Thời gian: Từ ngày 25 tháng 2 năm đến ngày 25 tháng 4 năm 2008

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Minh Tuấn

Hà Nội 4 - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

PHẦN I NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI VÀ PHÒNG CHÍNH SÁCH 4

I Những nét khái quát về Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội

4

1 Vị trí chức năng, nhiệm vụ của Sở 4

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở 6

II Những nét khái quát về Phòng Chính sách 7

1 Quá trình hình thành và phát triển 7

2.Chức năng nhiệm vụ 7

3 Tổ chức bộ máy và biên chế 8

4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng 10

PHẦN II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ 11

1 Khái quát 11

2 Chủ trương, chính sách quản lý 11

3 Các văn bản cụ thể điều chỉnh nhà cải tạo cho thuê 12

PHẦN III THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ NHÀ ĐẤT THUỘC DIỆN CẢI TẠO CHO THUÊ TẠI PHÒNG CHÍNH SÁCH 13

1 Cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại 13

2 Cơ sở thực tiễn 14

3 Thực tiễn giải quyết khiếu nại tại Phòng Chính sách 15

3.1 Trình tự giải quyết 15

3.2 Kết quả giải quyết những năm gần đây 22

3.3 Đánh giá nhận xét về thực tiễn giải quyết 22

3.3.1 Nhận xét về đặc điểm các trường hợp khiếu nại 22

3.3.2 Những mặt đã đạt được qua việc giải quyết khiếu nại 23

3.3.3 Những mặt còn hạn chế 24

3.4 Những nhân tố tác động tới quá trình giải quyết khiếu nại 26

PHẦN IV NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ NHÀ ĐẤT THUỘC DIỆN NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ TẠI PHÒNG CHÍNH SÁCH 28

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội Lời dạy ấy là phương châm dạy và học của ngành giáo dục và đào tạo nói chung và của học

sinh sinh viên nói riêng Người khẳng định: “ Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích Hành mà không học thì không trôi chảy ” Không những thế: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế” Vì vậy, học với hành phải

đi đôi với nhau Nhận thức được vai trò quan trọng đó, hàng năm Học viện Hành Chính đã tổ chức cho sinh viên cuối khoá thực tập tại các cơ quan hành chính nhà nước Đây chính là dịp để cho sinh viên cuối khoá có cơ hội bổ sung cho mình những kiến thức lý luận và thực tiễn đã được tiếp thu trong trường học, đồng thời tiếp cận với thực tế công việc tại các cơ quan hành chính làm hành trang cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc mà không bỡ ngỡ Thông qua các đợt thực tập sinh viên Học viện Hành Chính có thể vận dụng những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong trường học vào thực tiễn công việc tại các cơ quan Hành chính Nhà nước Đây chính là một trong những phương pháp nhằm gắn việc học lý thuyết, học lý luận của sinh viên Học viện với thực tiễn công việc, gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn theo như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khoảng thời gian từ 25 tháng 2 đến 25 tháng 4 năm 2008, em được Học viện phân công thực tập tại Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội Thời gian thực tập tại đây, em được nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đât nói chung và của Phòng Chính sách nói riêng Bên cạnh đó được nghiên cứu thực tiễn công việc, được tiếp cận với cách giải quyết từng công việc sự vụ cụ thể…Sau thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 3 cùng với sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, các anh chị tại phòng Chính sách tài nguyên và Nhà đất, em đã

Trang 4

hoàn thành đợt thực tập cuối khoá theo đúng chương trình, thời gian và nội dung thực tập do Học viện quy định và đã hoàn thành bài báo cáo thực tập với chuyên

đề : “ Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội ”

Để hoàn thành đợt thực tập cuối khoá của mình, em đã được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình, sâu sắc của các thầy cô hướng dẫn thực tập đoàn số 3 và của các cô chú, các anh chị phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội Qua bài báo cáo thực tập này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất và lời chúc sức khoẻ tới các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 3 - Học viện Hành chính cùng các cô chú, các anh chị Phóng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khoá này

Bài báo cáo thực tập cuối khoá tập trung vào các nội dung sau:

- Phần I Những nét khái quát về Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà

đất Hà Nội và Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất;

- Phần II Khái quát chung về nhà cải tạo cho thuê và chủ trương,

chính sách quản lý nhà cải tạo cho thuê

- Phần III Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà

cải tạo tại phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất;

- Phần IV Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công

tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất

Trang 5

Nhiệm vụ chung

- Trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, về công tác quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, khí tượng thuỷ văn, môi trường, đo đạc - bản đồ, nhà ở và công sở trên địa bàn Thành phố;

- Trình UBND Thành phố về quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về quản lý, phát triển, chính sách và khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường và phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố;

- Tổ chức, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên, môi trường và nhà đất đến tổ chức và công dân; tham gia thẩm định các dự án công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất; - Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và lập bản đồ về tài nguyên để có kế

hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng;

Trang 6

- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn;

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền Thành phố và chính quyền địa phương giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố; - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong

lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất; cập nhật, xây dựng hệ thống thông tin – lưu trữ tư liệu, số liệu về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định cảu pháp luật; được phép thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định của pháp luật; - Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức và người lao động; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND Thành phố; - Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân

công của UNND Thành phố;

- Kiến nghị với UBND Thành phố đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản của các tổ chức, các cấp chính quyền thuộc Thành phố trái với thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của Nhà nước và Thành phố về tài nguyên, môi trường và nhà đất

Trang 7

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở

GIÁM ĐỐC SỞ

Phó Giám đốc 1

Phó Giám đốc 3

Phó Giám đốc 4

Trang 8

II Những nét khái quát về Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất 1 Quá trình hình thành và phát triển Phòng

Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất trước đây là Phòng Chính sách của Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Địa chính và Nhà đất

Sau khi có Quyết định số 101/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 23/8/2003 về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội được thành lập và Giám đốc Sở đã ban hành quyết định số 115/QĐ-TNMTNĐ ngày 19/01/2004 thành lập Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất Từ đó đến nay Phòng Chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên, Môi trường và Nhà đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

2 Vị trí chức năng, nhiệm vụ của Phòng Chính sách Tai nguyên và Nhà đất

Chức năng:

Phòng chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước các chính sách về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất

- Thẩm định về pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Tài nguyên, môi trường và nhà đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê

Trang 9

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà đất; phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo về chính sách cho cán bộ các quận, huyện, xã, phường, thị trấn;

- Hệ thống và lưu giữ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến lĩnh vực quản lý Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất; tổ chức phối hợp rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị với Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản hết hiệu lực pháp luật hoặc những văn bản trái với các quy định của Nhà nước và Thành phố;

- Thụ lý giải quyết các đơn thư và khiếu nại của cá nhân, tổ chức và thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đố với các loại nhà và đất thuộc diện chính sách: vắng chủ, cải tạo, công tư hợp doanh, nhà Hoa, tôn giáo, quản lý theo Thông tư số 73/TTg;

- Thụ lý thẩm định hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với các loại nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về giao dịch dân sự và nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991;

- Tham gia với tư cách là Thường trực của Hội đồng 297 Thành phố - Nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực được phân công;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao

3 Tổ chức bộ máy và biên chế

Lãnh đạo phòng: Gồm có 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng Trưởng phòng

chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao

Trang 10

Biên chế cán bộ: Phòng Chính sách hiện tại gồm 10 cán bộ công chức, thực

hiện lĩnh vực cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1 Trưởng Phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý công việc của cấp dưới, hoạt động của cán bộ công chức của phòng; 2 Phó phòng giúp Trưởng phòng giải quyết nhiệm vụ được giao;

kiêm phụ trách mảng tư pháp;

3 Chuyên viên phụ trách diện nhà cải tạo;

4 Chuyên viên phụ trách diện nhà công tư hợp doanh; 5 Chuyên viên phụ trách diện nhà Hoa;

6 Hai chuyên viên phụ trách diện nhà vắng chủ; 7 Chuyên viên phụ trách công tác xã hội hoá; 8 Chuyên viên phụ trách diện nhà Tôn giáo; 9 Chuyên viên phụ trách văn thư tổng hợp

Trang 11

4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Chính sách Tài nguyên và Môi trường

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng (kiêm phụ trách

Trang 12

PHẦN II

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ

1 Khái quát về nhà cải tạo cho thuê

Nhà cải tạo cho thuê: Là loại nhà thuộc sở hữu tư nhân cho thuê có diện tích theo quy định đến một mức nào đó thì diện tích nhà cho thuê đó phải giao Nhà nước quản lý, chủ sở hữu sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định dưới hình thức trích từ tiền thuê nhà

2 Chủ trương, chính sách quản lý nhà cải tạo cho thuê trong chính sách cải cách nhà đất năm 1960, 1961:

Đảm bảo phương châm hoà bình cải tạo nhằm đạt yêu cầu tốt về chính trị và kinh tế Về chính trị là vừa đoàn kết vừa đấu tranh đi đến đoàn kết thực sự Về kinh tế là góp phần đẩy mạnh sản xuất, mở rộng giao lưu, nhằm cải thiện đời sống nhân dân

Tuỳ theo thành phần giai cấp, thái độ chính trị, địa vị xã hội và sinh hoạt bình thường của chủ nhà, thực hiện quản lý có phân biệt, có mức độ khác nhau Dựa vào quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lấy giáo dục thuyết phục làm chính, làm cho họ tự nguyện chấp hành chính sách quản lý nhà cửa

Nội dung của chính sách này là chuyển chế độ tư hữu về nhà cửa cho thuê của tư nhân qua chế độ công hữu nhà cửa cảu toàn dân Chủ sở hữu có nhà cho thuê đến một mức khởi điểm theo quy định ( tính bằng m2 diện tích cho thuê ) thì phải giao nhà cho thuê đó cho Nhà nước Nhà nước sẽ thay mặt nhân dân đứng ra quản lý, sử dụng và phân phối nhà ở Sau khi chuyển nhà cho Nhà nước quản lý, sử dụng, phân phối, người có nhà cho thuê chỉ còn được hưởng một khoản tiền dưới hình thức trích tiền thuê nhà, trả cho chủ nhà một tỷ lệ cố định mà không kiểm kê định giá và trả lãi

Trang 13

3 Các văn bản cụ thể điều chỉnh diện nhà cải tạo cho thuê:

3.1 Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 và Nghị định số 24/CP ngày 13/2/1961 của Hội đồng Chính Phủ về chính sách đối với việc cho thuê nhà của tư nhân ở thành phố và thị xã:

Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng toàn bộ nhà cho thuê của những chủ nhà: Địa chủ bị quy trong cải cách ruộng đất; những người tư sản, phú nông; Chủ nhà cho thuê diện tích từ 120m2 trở lên hoặc thu được số tiền cho thuê nhà trong 1 năm từ 1000đ trở lên

Chủ nhà được hưởng tỷ lệ tiền thuê nhà từ 15%-50% Chủ nhà được giữ lại diện tích nhà đang dùng nhưng không quá 200m2, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Hành chính Khu, Thành phố quyết định

Tất cả chủ có nhà cho thuê trước khi giao nhà cho Nhà nước quản lý, sử dụng đều có trách nhiệm tu sửa nhà cửa

3.2 Thông tư số 61/TTg ngày 17/2/1961 của Thủ tướng Chính Phủ về giải thích chính sách quản lý thống nhất những nhà cho thuê

3.3 Công văn số 120/BCT ngày 9/6/1961 của Ban Chấp hành Trung ương

3.4 Thông tư số 147BCT ngày 10/7/1961 của Ban chấp hành Trung ương về vấn để hưởng tỷ lệ tiền thuê cố định

PHẦN III

Trang 14

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ NHÀ ĐẤT THUỘC DIỆN NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ TẠI PHÒNG CHÍNH SÁCH - SỞ TÀI NGUYÊN MÔI

- Nhà ở tuy thuộc diện cải tạo nhưng nhưng tính đến 1/7/1991 Nhà nước không tiến hành các thủ tục quản lý và thực tế nhà nước không quản lý hoặc không bố trí sử dụng thì Nhà nước công nhận quyền sở hữu của chủ nhà

1.2 Thông tư số 383/ĐT-BXD cảu Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành Quyết định số 297/CP

1.3 Thông báo số 08/TB ngày 27/10/1992 của Văn phòng Chính phủ

Đối với nhà cải tạo: Các trường hợp trước đây chủ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền để lại 1 phần diện tích ở rộng hơn so với quyết định hoặc hồ sơ cải tạo thì nay xét cấp ngay giấy chứng nhận quyền sở hữu cho chủ nhà Nếu sau cải tạo chủ sở hữu đã tự lấn chiếm diện tích do Nhà nướcquản lý thì nay cần có quyết định thu hồi

Với các trường hợp trước đây vì lý do nào đó mà chủ sở hữu được để lại diện tích ít hơn so với quyết định hoặc hồ sơ cải tạo thì cần cấp bổ sung đủ cho họ

Trang 15

1.4 Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, khẳng định không thừa nhận việc đòi lại nhà đất trước đây đã giao qua Nhà nước quản lý

1.5 Thông báo số 88/TB-TƯ ngày 20/9/1994 cảu Ban Chấp hành Trung ương thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chính sách xử lý các tồn đọng về nhà đất do Nhà nước quản lý, trong đó khẳng định không đặt thành chủ trương xem xét lại các loại Nhà nước đã xử lý, quản lý và bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách nhà đất, những trường hợp còn khiếu nại mà thực sự có khó khăn về nhà ở thì Chính phủ xem xét , hỗ trợ theo chính sách chung về nhà ở hiện nay

1.6 Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc Hội:

Nhà nước không xem xét chủ trương, chính sách và thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất liên quan đến nhà đất đã ban hành trước nagỳ 1/7/1991

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất

1.7 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991;

1.8 Luật khiếu nại tố cáo năm 2005;

1.9 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo

2 Cơ sở thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo tại Phòng Chính sách

- Tư liệu về nguồn gốc sở hữu, quản lý và sử dụng đất hiện lưu giữ tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội;

Trang 16

- Những văn bản có liên quan về giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền;

Theo Quyết định số 115/QĐ-TNMTNĐ của Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội về việc thành lập Phòng Chính sách thì phòng Chính sách là phòng chuyên môn tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các chính sách về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, trong đó có quy định nhiệm vụ thụ lý giải quyết đơn thư khiếu nại của cá nhân tổ chức về nhà đất thuộc diện chính sách như: nhà vắng chủ, nhà cải tạo, công tư hợp doanh…của Phòng Chính sách

Theo Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê là:

“ 1 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu đối với các trường hợp khiếu nại liên quan đến Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc thực hiện các quy định của Nghị quyết này Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trang 17

thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

2 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu đối với các trường hợp khiếu nại liên quan đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện các quy định cảu Nghị quyết này Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng ”

Như vậy việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa tại Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất nói chung và Phòng Chính sách nói riêng chính là việc trả lời đơn thư khiếu nại của cá nhân tổ chức trên cơ sở quy định pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao chứ không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và chức năng nhiệm vụ được giao thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách được thực hiện theo trình tự như sau:

- Sau khi Phòng Chính sách nhận được đơn thư khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê, Trưởng phòng sẽ phân công cho chuyên viên phụ trách lĩnh vực nhà cải tạo cho thuê thẩm định, kiểm tra hồ sơ nguồn gốc của diện tích nhà đất liên quan đến khiếu nại của công dân tổ chức và quá trình quản lý sử dụng có đúng như nội dung khiếu nại của công dân, tổ chức hay không cũng như quá trình giải quyết khiếu nại của công dân, tổ chức trước đây của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( nếu có ) Trong thời gian nghiên cứu cũng như đối chiếu hồ sơ, tài liệu Phòng Chính sách có thể đề nghị Giám đốc cho tổ chức xin ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết khiếu nại cũng như trả lời đơn của đương sự;

- Sau khi kiểm tra đối chiếu nội dung khiếu nại của công dân tổ chức với hồ sơ, tài liệu gốc còn lưu trữ tại Sở và văn bản pháp luật có hiệu

Trang 18

lực liên quan, Phòng Chính sách sẽ tổ chức tiếp công dân, tổ chức có đơn thư khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại cũng như trả lời trực tiếp những nội dung liên quan đến đơn thư khiếu nại của công dân, tổ chức sau đó kiến nghị với Giám đốc Sở trả lời đơn thư khiếu nại đó bằng văn bản đồng thời báo cáo với Uỷ ban nhân dân Thành phố; - Trường hợp người có đơn thư khiếu nại không đồng ý với trả lời của

Sở về việc giải quyết khiếu nại và vẫn có đơn khiếu nại, phòng Chính sách tiếp tục kiến nghị Giám đốc trả lời đơn và báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố và kiến nghị ra quyết định giải quyết đơn thư đó - Trong trường hợp công dân tổ chức khiếu nại đến Bộ trưởng Xây

Dựng mà có yêu cầu, Phòng Chính sách sẽ cung cấp tài liệu, hồ sơ, nguồn gốc và quá trình giải quyết khiếu nại cho Bộ Xây Dựng để ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật

Xét một cách tương đối thì trình tự giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách được mô hình hoá như sau:

Trả lời (1)

Quyết định giải quyết (6) khiếu nại

Trả lời (4)

(2)

(3) (5) Báo cáo

Đơn thư khiếu nại của công dân,

tổ chức

Phòng Chính sách

Chuyên viên phụ trách giải quyết khiếu

nại Kiến nghị Giám đốc

Sở UBND

Thành phố

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:31

Xem thêm: Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng chính sách - sở tài nguyên, môi trường và nhà đất hà nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w