Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
702 KB
Nội dung
Lời nói đầu Từ khi loài người phát hiện ra lửa và sử dụng nó làm công cụ để nấu chín thức ăn trong sinh hoạt hàng ngày. Một vấn đề đặt ra là làm như thế nào để lấy được lửa một cách đơn giản và tiện lợi nhất cho cuộc sống sau này. Và cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã biết sử dụng những chất hóa học, dựa vào tính chất hóa học của nó để làm nên quê diêm. Que diêm đầu tiên xuất hiện ở La Mã vào cuối thế kỷ thứ 18 và phát triển ra các nước trên thế giới. Sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại của Thụy Điển, trải qua hơn 50 năm từ một nhà máy chỉ chuyên sản xuất sản phẩm DiêmThốngNhất truyền thống đến nay CôngtycổphầnDiêmThốngNhất không chỉ tiếp tục sản xuất sản phẩm truyền thống mà còn đa dạng hóa sản phẩm của mình với sự ra đời của nhiều sản phẩm mới như sản phẩm giấy vở, sản phẩm ván dăm và đặc biệt là sự ra đời của sản phẩm bao bì carton sóng. Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, CôngtycổphầnDiêmThốngNhất đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt còn tồn tại cần phải giải quyết đặc biệt là trongcôngtácquảnlýquỹtiền lương. Chính vì vậy chuyên đề này sẽ đề cấp tớicôngtácquảnlýquỹtiền lương: quảnlýquỹtiềnlương là gì? Vai trò, mục tiêu, nội dung và cơ cấu quảnlýquỹtiền lương? Thực trạng quảnlýquỹtiềnlươngtạiCôngtycổphầnDiêmThốngNhất ra sao? Và giảipháp cho những tồn tại cần phải giải quyết của côngtytrongthời sắp tới. 1 Chương 1: Lý luận chung về quảnlýquỹtiềnlương 1. Tổng quan về tiềnlương 1.1. Khái niệm và bản chất của tiềnlương 1.1.1. Khái niệm tiềnlươngTiềnlương luôn là đề tài muôn thuở của các nhà kinh tế học. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ở mỗi loại hình kinh tế khác nhau, tiềnlương cũng được định nghĩa theo những cách khác nhau. Theo viện sĩ A-gan-be-gi-an A.G – nhà kinh tế học của Liên Xô cũ quan niệm rằng "tiền lương (tiền công) là mộtphần thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho người lao động trên cơsởphân phối theo lao động". Quan niệm chỉ đúng tronggiai đoạn nền kinh tế vận hanhà theo cơ c hế kế hoạch hóa tập trung. Cùng với việc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì quan niệm này đã có sự thay đổi. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng "tiền lương là sốtiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo mộtsốlượngnhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. Còn tiềncông là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động (chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định), được tính sựa trên sốlượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế". Ngày nay, trongcơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động (còn gọi là thị trường lao động), khi mà sức lao động trở thành hàng hóa, một loại hàng hóa đặc biệt, thì tiềnlương được xác định: 2 "tiền lương là sốlượngtiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao đoongj theo kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành". Thực chất, tiềnlương là giá cả sức lao động được hình thành trên thị trường lao động, trên cơsởquan hệ cung cầu về sức lao động, thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động. Theo điều 55, Bộ luật lao động đã được Quốc hội của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 (đã được sửa đổi và bổ sung) quy định "tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lươngtối thiểu do nhà nước quy định". Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tồn tạiquan hệ hàng hóa – tiền tệ cho nên để hiểu hơn về khái niệm tiềnlương ta cũng nên hiểu thêm khái niệm tiềnlương danh nghĩa và tiềnlương thực tế. "Tiền lương danh nghĩa là sốlượngtiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với sốlượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp". Trên thực tế, mọi khỏan tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động (gồm tiềnlương – tiền công, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi,…) đều là tiềnlương danh nghĩa. Song, bản thân tiềnlương ldanh nghĩa chưa phản ánh đầy đủ mức trả công thực tế cho người lao động ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa, nó còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ, vào mức thuế thu nhập và các khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Phần còn lại mới thuộc quyền sử dụng của họ để chi tiêu, mua sắm vật phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ sinh hoạt, đời sống. 3 "Tiền lương thực tế là sốlượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiềnlương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản phải nộp theo quy định". Như vậy, đối với người lao động, mục đích của việc tham gia vào quan hệ lao động là tiềnlương thực tế chứ không phải là tiềnlương danh nghĩa, vì tiềnlương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Đó cũng chính là đối tượng quan tâm của Nhà nước trong các chính sách về thu nhập, tiềnlương và đời sống. Mối quan hệ giữa tiềnlương thực tế và tiềnlương danh nghĩa và tiềnlương thực tế được thể hiện qua công thức sau: I tltt = I tldn / I gc Trong đó: I tltt : chỉ sốtiềnlương thực tế I tldn : chỉ sốtiềnlương danh nghĩa I gc : chỉ số giá cả Theo công thức trên, nếu giá cả tăng thì tiềnlương thực tế của người lao động sẽ giảm đi. Và tiềnlương thực tế này cũng thực sự giảm khi mà tốc độ gia tăng của tiềnlương danh nghĩa thấp hơn tốc độ gia tăng của giá cả. Đây là một mối quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi của tiềnlương danh nghĩa, của giá cả và phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau. Sự giảm sút tiềnlương thực tế trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao như hiện nay (giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vọt so với mức tăng ít ỏi của tiềnlương danh nghĩa) là một sự điều chỉnh thiếu ăn khớp giữa tiềnlương danh nghĩa và tiềnlương thực tế. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh phù hợp cho mối quan hệ này của cả phía nhà nước và phía những người sử dụng lao động. 4 1.1.2. Bản chất của tiềnlương Bản thân tiềnlươngcó liên quan đến lý luận lợi ích, lý luận phân phối và thu nhập của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tiềnlương hàm chứa nhiều mối quan hệ biện chứng, đó là các quan hệ cơ bản như giữa sản xuất và nâng cao đời sống, tái sản xuất giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thu nhập của các thành phần dân cư. Tiềnlương luôn là mối quan tâm đặc biệt, hàng ngày đối với người lao động. Do đối với người lao động làm công ăn lương, tiềnlương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình của họ. Tiềnlương và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trongphân phối theo kết quả lao động và hiệu suất côngtác của mỗi người. Thời kỳ quảnlý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu, tiềnlương được thể hiện là mộtphần của thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với sốlượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến cho xã hội. Theo quanđiểm này, chế độ tiềnlương mang nặng tính bao cấp, tính bình quân, sự phân biệt giữa các ngành, đặc biệt là người có trình độ cao và người có trình độ thấp không rõ rệt. Nhược điểm của chế độ tiềnlương này là nguồn gốc không rõ ràng, sốlượng và chất lượng không được phản ánh trongtiền lương, mức độ tiền tệ hóa tiềnlương thấp nên nó không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động không gắn lợi ích với thành quả lao động. Vì thế nó hạn chế, không kích thích phát triển. Khi dổi mới cơ chế quảnlý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó không tách biệt mà nằm trong con người, tiền lương-tiền công lúc này được coi là giá cả hàng hóa sức lao động. Theo quan niệm mới thì tiềnlương không chie tuân theo nguyên tắcphân phối theo lao động mà còn tuân theo cả các 5 quy luật khác của thị trường sức lao động như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… Và lúc này, cơsở để xác định mức tiềnlương chủ yếu dựa trên trình độ phát triển của sản xuất xã hội, yêu cầu phát triển của toàn diện người lao động theo từng thời kỳ và giới hạn của việc tăng lương. Quanđiểm này không chỉ quan tâm tới thành quả của người lao động đã đạt được, mà còn quan tâm tới lợi ích của người sử dụng lao động. Đối với người lao động, tiềnlương là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ. Trả đúng, trả đủ tiềnlương cho n gười lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động và gắn bó với công việc mà họ đảm nhận. Còn đối với người sử dụng lao động, tiềnlương là một bộ phận của chi phí sản xuất nên chi cho tiềnlương là chi cho đầu tư phát triển. Như vậy, với việc đổi mới cơ chế quảnlý nền kinh tế, quanđiểmtiềnlương - tiềncông mới này không những khắc phục được những nhược điểm của quan niệm tiền lương-tiền công theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mà nó còn là mộttrong những nhân tố khuyến khích lợi ích vật chất, đóng góp cho xã hội năng suất cao, hiệu suất tốt. Qua đó, nó kích thích sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. 1.2. Chức năng của tiềnlương Bất kỳ một khái niệm nào đưa ra cũng phải mang trong mình sứ mệnh của mình, mang lại những giá trị thiết thực phục vụ cho cuộc sống. Mặc dù tiềnlương được hiểu khác nhau ở từng thời kỳ, tuy nhiên ở bất kỳ thời kỳ nào thì nó cũng có những chức năng nhất định của nó. Thứ nhất là, chức năng thước đo giá trị. Tiềnlương – tiềncông được coi là giá cả sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cơsở giá trị sức lao động, do dó nó phản ánh được giá trị sức lao động. Chức năng này thể hiện ở thước đo giá trị sức lao động làm căn cứ xác định mức tiềnlương – tiềncông cho các loại lao 6 động, xác định đơn giá trả lương, và là cơsở điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động. Giá trị sức lao động biểu hiện thông qua giá trị của việc làm và được phản ánh thông qua tiềnlương – tiền công. Việc làm có giá trị càng lớn thì mức lương càng cao và ngược lại. Có thể đánh giá việc làm thông qua các tiêu chuẩn như: tính kỹ thuật, tính kinh tế, các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người lao động… Thứ hai là, chức năng tái sản xuất sức lao động. Trong quá trình lao động, sức lao động vị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho người lao động, cần phải bù đắp sức lao động đã hao phí, tức là cần tái sản xuất sức lao động với quy mô mở rộng hơn sức lao động đã hao phí. Sức lao động là mộttrong các yếu tố thuộc chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Muốn cho tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, cần khôi phục và tăng cường sức lao động cá nhân để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất. Tiềnlương – tiềncông là mộttrong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, trên cơsở đảm bảo bù đắp lại sức lao động đã hao phí thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho người lao động. Vì vậy, các yếu tố cấu thành tiềnlương – tiềncông phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Như vậy, trong sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lươngtối thiểu do Nhà nước quy định. Thứ ba là, chức năng kích thích. Kích thích là hình thức tác động, tạo ra động lực trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, nó biểu hiện nhiều dạng, có lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội. Tuy vậy, lợi ích cá nhân của người lao động là trực tiếp và tiềnlương – tiềncông trả cho họ có khả năng tạo động lực vật chất trong lao động. Tiềnlương – tiềncông là nguồn thu nhập chính của người lao động để thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất, tinh thần 7 của người lao động. Hơn bất cứ vấn đề gì, tiềnlương – tiềncông là mục tiêu, là động lực trực tiếp thuc s đẩy sự phấn đấu của người lao động, để họ phát huy năng lực lao động, khả năng sáng tạo và đem lại chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, côngtác với công việc mà họ đảm nhận. Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn và ngược lại. Tiềnlương – tiềncông phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động. Tiềnlương – tiềncông phải khuyến khích người lao động sáng tạo góp phần điều phối và ổn định lao động xã hội. Mặt khác, cần khai thác triệt để vai trò của tiền thưởng và các khoản phụ cấp, làm cho tiềnlương thực sự là đòn bẩy kinh tế theo đúng nghĩa của nó. Thứ tư là, chức năng bảo hiểm, tích lũy. Bảo hiểm là nhu cầu thiết yếu của người lao động khi tham gia lao động. Do đó, tiềnlương – tiềncông chẳng những duy trì được cuộc sống lao động hàng ngày diễn ra bình thườgn trongthờigian còn khả năng lao động và đang làm việc, mà còn dành mộtphần tích lũy, dự phòng cho cuộc sống mai sau, và đảm bảo cho họ khi hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro, bất chắc trong lao động và đời sống. Thứ năm là, chức năng xã hội. Ngoài việc là yếu tố kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động, tiềnlương – tiềncông còn là yếu tố kích thích việc hoànthiện các mối quan hệ lao động. Mức tiềnlương cao và tăng lên không ngừng chỉ được thực hiện trên cơsở đảm bảo hài hòa các mối quan hệ lao động. Việc gắn tiềnlương – tiềncông với kết quả công tác, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa người lao động, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, tiềnlương – tiềncông không chỉ bó hẹp trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn là một phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp, phản ánh giá 8 trị sức lao động trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, và lịch sử nhất định. Xây dựng chính sách tiềnlương – tiềncông đúng đắn, hợp lý không những cótác dụng bảo đảm tái sản xuất sức lao động, kích thích sản xuất phát triển, mà còn là yếu tố quantrọng tạo điều kiện phân phối hợp lý sức lao động trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và xã hội. 1.3. Nguyên tắccơ bản của tổ chức tiềnlương Chính sách tiềnlương luôn là mối quan tâm của mọi người lao động. Chế độ tiềnlươngcótác động trực tiếp tới động cơ, thái độ làm việc của người lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quảnlý về tiền lương. Để đảm bảo các yêu cầu, do vậy tổ chức tiềnlương cũng phải tuân thủ mộtsố nguyên tắc sau: Nguyên tắc1: nguyên tắc trả lương ngang nhau cho lao động như nhau. Điều này trực tiếp thể hiện nguyên tắcphân phối theo lao động (số lượng, chất lượng lao động). Trả lương không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác. Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng 8 đã thực hiện nguyên này. Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định: "Công nhân đàn bà hay trẻ em mà làm cùng mộtcông việc như công nhân đàn ông được tính tiềncông bằng sốtiềncông của đàn ông". Nguyên tắc 2: nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiềnlương bình quân. Tăng năng suất lao động là yếu tố cốt lõi để phát triển của nền kinh tế, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có điều kiệ tăng cường, tăng phúc lợi cho người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo tích lũy phát triển thì tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiềnlương bình quân. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như đối với từng doanh nghiệp đều cần tuân thủ nguyên tắc này. 9 Nguyên tắc 3: nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ hợp lý về tiềnlương giữa các hoạt động lao động có điều kiện khác nhau, có tầm quantrọng khác nhau và giữa các vùng có điều kiện sinh hoạt và mặt bằng giá cả khác nhau. Trong xây dựng chế độ tiềnlương của tổ chức trả lương, về cơ bản, không được để xảy ra chênh lệch, bất hợp lý về tiềnlương giữa những người lao động khi họ có cùng đóng góp sức lực, trí tuệ tương đương như nhau trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên mỗi vị trí như nhau trong các ngành kinh tế khác nhau đôi khi lại mang những tầm quantrọng khác nhau. Do vậy nguyên tắc cũng chỉ tuân thủ theo tính chất tương đối mà thôi. 2. Quỹtiềnlương là gì? 2.1. Khái niệm quỹtiềnlương Từ năm 2004, theo quy định của thủ tướng chính phủ, Nhà nước sẽ không trực tiếp quảnlý tổng quỹtiềnlương của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tự chủ xây dựng cơ chế quỹtiềnlương cho riêng mình như tự xây dựng kế hoạch tiền lương, tự phân phối tiềnlương và có thể tự quyết định đơn giá tiềnlương cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình… Tuy nhiên, việc tự chủ này cũng phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp Việt Nam và phải cógiải trình hợp lý với cơquan các cấp có thẩm quyền. Dưới góc độ kế toán, tổng quỹtiềnlương là tổng sốtiền mà doanh nghiệp dùng để chi trả tiền lương, tiền thưởng và chi phí cho những công việc có tính chất lương. Tổng quỹtiềnlương được hạch toán vào chi phí sản xuát của doanh nghiệp, nhưng có sự phân biệt về nội dung và tính chất của từng khoản mục. Lúc này tổng quỹtiềnlương được coi như một bộ phận của tổng chi phí, nên nó vẫn là đối tượng quảnlý của doanh nghiệp, là thôngsố để kiểm soát chi phí và đánh giá thôngsố kinh doanh. 10