Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018

27 63 0
Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018. MỤC LỤC Phần 1: Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 1 1.1. Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1.a. Mục đích phân tích 1 1.1.1.b. Các chỉ tiêu phân tích 1 1.1.1.c. Phương pháp phân tích 3 1.1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp 4 1.1.2.a. Mục đích phân tích 4 1.1.2.b. Các chỉ tiêu phân tích 4 1.1.2.c. Phương pháp phân tích 5 1.1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp 6 1.1.3.a. Mục đích phân tích 6 1.1.3.b. Các chỉ tiêu phân tích 6 1.1.3.c. Phương pháp phân tích 7 1.2. Lý luận về phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 7 1.2.1. Mục đích phân tích 7 1.2.2. Chỉ tiêu phân tích 8 1.2.3. Phương pháp phân tích và trình tự phân tích 10 Phần 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu 10 2.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển công ty 10 2.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty 11 Phần 3: Phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 11 3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 11 3.2. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty 16 3.3. Đánh giá chung về kết quả và hạn chế 18 3.4. Những giải pháp đề xuất đối với công ty 19 DANH MỤC THAM KHẢO 21 Phần 1: Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp 1.1.1.a. Mục đích phân tích Quy mô tài chính của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận và đánh giá theo nhiều góc độ và tiêu thức khác nhau. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin cho các chủ thể quan lý tổng quan về quy mô huy động vốn và kết quả sử dụng vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định. 1.1.1.b. Các chỉ tiêu phân tích + Tổng tài sản của doanh nghiệp (TS – Assets): TS = TSNH + TSDH = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khái quát tình hình về tài sản doanh nghiệp đã huy động vào phục vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nội hàm về tổng tài sản có thể đánh giá khái quát trên 2 phương diện tài chính cơ bản: Tổng tài sản và cơ cấu tài sản sản phản ánh chính sách đầu tư vốn của doanh nghiệp có phù hợp với đặc thù kinh doanh và có mang lại hiệu quả không. Giá trị của tài sản là vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằn mục đích sinh lời. Tổng tài sản phản ánh chính sách huy động vốn thông qua quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc, xuất xứ hình thành tổng tài sản doanh nghiệp hiện đang quản lý và sử dụng vào hoạt động kinh doanh. + Vốn chủ sở hữu (Equity): VC = TS – Nợ phải trả Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hay còn gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng (thuần) của doanh nghiệp. Khi quy mô sản nghiệp càng lớn thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao, sự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp với các bên liên quan càng chắc chắn. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là cơ sở để doanh nghiệp xác định khả năng tự tài trợ hay năng lực tài chính hiện có trong quan hệ với các bên có liên quan. + Tổng luân chuyển thuần (LCT): LCT = Doanh thu bán hàng + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác Phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các giao dịch khác mà doanh nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, cung cấp cơ sở để xác định tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT – Earning Before Interest and Taxes): EBIT = Tổng lợi nhuận trước thuế (EBT) + Chi phí lãi vay (I) Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay không quan tâm đến nguồn hình thành vốn, chỉ tiêu này thường là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp khi phải ra quyết định huy động và đầu tư vốn. + Lợi nhuận sau thuế (Net Profit): Lợi nhuận sau thuế (LNST) = LCT – Tổng chi phí LNST = EBIT – I – Chi phí thuế thu nhập (Income tax expense – T) Chỉ tiêu lợi nhuận ròng cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cung cấp cơ sở cho việc đánh giá các chính sách kế toán của doanh nghiệp, trình độ quản trị chi phí hoạt động, năng lực sinh lời hoạt động của doanh nghiệp và nguồn gốc tăng trưởng bền vững về tài chính của doanh nghiệp. + Dòng tiền thu về trong kỳ (Tv hoặc IF – Inflows): IF = Ifo + Ifi + Iff Tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được xác định thông qua sự tổng hợp dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này cho biết quy mô dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô dòng tiền càng lớn trong khi có các yếu tốc khác tương đồng với các đối thủ cùng ngành thì năng lực hoạt động tài chính càng cao, chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá hệ số tạo tiền. + Dòng tiền thuần (NC – Net cash flow): NC = NCo + NCi + NCf Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động tạo tiền. Một doanh nghiệp có thể có dòng tiền thu về rất lớn nhưng khả năng tạo tiền vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu chi ra nên dòng tiền lưu chuyển thuần âm, khi dòng tiền lưu chuyển thuần âm liên tục là dấu hiệu suy thoái về năng lực tài chính rõ rệt nhất của những doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Ngược lại, khi dòng tiền thuần dương quá lớn và liên tục tức là khả năng tạo tiền trong mỗi kỳ đều dư thừa so với nhu cầu chi trả làm tăng tiền dự trữ cuối kỳ cũng là dấu hiệu cho thấy ứ đọng tiền mặt. Cần đánh giá dòng tiền thuẩn gia tăng từ hoạt động nào, có mục tiêu tạo tiền rõ hay không để có những đánh giá cụ thể. 1.1.1.c. Phương pháp phân tích Sau khi xác định được các chỉ tiêu của các thời kỳ liên quan đến mục đích phân tích, tiến hành so sánh kỳ phân tích với kỳ gốc. Căn cứ vào độ lớn và sự biến động của từng chỉ tiêu để đánh giá khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp và chỉ rõ những dấu hiệu bất thường thuộc các lĩnh vực, hoạt động tài chính cần quan tâm đối với từng chủ thể quản lý.

Ngày đăng: 24/07/2021, 16:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan