Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 113 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
113
Dung lượng
1,13 MB
Nội dung
BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------ ------ NGUYỄN THÀNH CÔNG MỘTSỐGIẢIPHÁPQUYHOẠCHĐỘINGŨGIÁOVIÊNVÀCÁNBỘQUẢNLÝTRƯỜNGTRUNGCẤPTHƯƠNGMẠITRUNGƯƠNGVGIAI ĐOẠN 2010 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC VINH - 2010 LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống tri thức rất quý báu về khoa học quảnlýgiáo dục, những phương pháp nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, khoa sau đại học Đại học Vinh, trườngtrungcấpThươngmạitrungươngV cùng bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi trường Đại học Vinh đã trực tiếp tận tình dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Mặc dù cũng có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các quý thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp. Xin chân trọng cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Công 2 MỤC LỤC Trang 3.4.2. K t qu kh o sátế ả ả 101 K t qu kh o sát c th hi n qua bi u 27 v 28 d i ây.ế ả ả đượ ể ệ ể à ướ đ 101 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi hình thái kinh tế - chính trị - xã hội, con người luôn là trung tâm. Bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử, sự thành bại của mỗi quốc gia, mỗi công việc đều từ con người. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão và xu thế toàn cầu hóa đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thì công tác giáo dục - đào tạo của Việt nam có dấu hiệu chưa đáp ứng kịp sự thay đổi đó; Chỉ thị 40 - CT/ TW của Ban bí thư Trungương Đảng khóa IX ngày 15 tháng 6 năm 2004 chỉ ra: “Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của độingũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học”. [16, tr.1]. Vậy lý do từ đâu? đó chính là yếu tố con người mà đặc biệt là độingũ nhà giáovàcánbộquảnlýgiáo dục. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định vị trí giáo dục - đào tạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội” và nhiệm vụ là “ Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quảnlýgiáo dục” [15,tr.44]. Trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, yếu tố con người trong hệ thống giáo dục là quyết định, đó chính là độingũgiáoviênvàcánbộquảnlýgiáo dục - đào tạo; chúng ta cần có độingũgiáoviênvàcánbộquảnlý đủ trình độ năng lực, giầu nhiệt huyết, đảm bảo về số lượng, bố trí hợp lývà được quyhoạch theo nguyên tắc “động và mở” có như vậy giáo dục - đào tạo 4 Việt nam mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trungương ba (khóa VIII) về chiến lược cánbộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: "Quy hoạchcánbộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cánbộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài" [12, tr.82]. Làm tốt công tác quyhoạch là góp phần xây dựng độingũcánbộ có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của công cuộc đổi mới toàn diện, từng bước đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội đây là việc làm hết sức quan trọng cần thiết vàcấp bách. Tuy nhiên công tác quyhoạchđộingũcánbộ trong thời gian qua vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlý vẫn chậm được nghiên cứu tổng kết . Với thực tiễn nhiều năm công tác trong ngành giáo dục - đào tạo tôi nhận thấy thực trạng công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýgiáo dục - đào tạo nói chung và ở trườngtrungcấp chuyên nghiệp nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ do; nhân thức chưa đầy đủ, chưa đồng đều về quyhoạch là tạo nguồn theo yêu cầu thực tiễn và yêu cầu phát triển của nhà trường để từ đó có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá; công tác quyhoạch thiếu tính bền vững, thiếu bài bản, chưa bảo đảm tính kế thừa giữa các thế hệ. Quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlý chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng một cách cụ thể với từng đối tượng. Do đó, chất lượng, hiệu quả sử dụng quyhoạch chưa cao. Những hạn chế đó là trách nhiệm của người đứng đầu vàcấp ủy. Là cánbộ hiện đang công tác tại trườngTrungcấpThươngmạiTrungươngV tôi nhận thấy : Việc quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlý là hết 5 sức cần thiết, là mục tiêu quan trọng, lâu dài của nhà trường; vì có làm tốt quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlý thì mới thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và năm 2011 Trường mới nâng cấp lên cao đẳng để rồi thực hiện quy mô đào tạo 3000 học sinh năm 2011; 5000 học sinh vào năm 2020. Mong muốn ứng dụng kiến thức đã được học góp phần xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh và thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ MộtsốgiảiphápquyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020”. Với hy vọng qua nghiên cứu đề xuất mộtsốgiảipháp có tính khả thi của công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020, sẽ là cơ sở để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 21(2010 - 2015) và chiến lược phát triển Trường đến năm 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất mộtsốgiảiphápquyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020 nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ 21 và chiến lược phát triển Trường đến năm 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Khách thể vàđối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungương V. 3.2.Đối tượng nghiên cứu: MộtsốgiảiphápquyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020 6 4. Giả thuyết khoa học: Có thể nâng cao hiệu quả quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020 nếu ta thực hiện được những giảiphápđổi mới, nâng cao chất lượng công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngV 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sởlý luận của công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýtrườngtrungcấp chuyên nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVvà những nguyên nhân của thực trạng đó. - Xây dựng các giảipháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và các tài liệu trên cơ sởlý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm Đảng ta về cánbộvà công tác cánbộ để lýgiải những vấn đề thực tiễn đặt ra. - Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan đến đề tài. - Khái quát hóa những nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp điều tra: thu thập số liệu để đánh giá thực trạng công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngV 7 - Phương pháp phân tích- tổng hợp. - Lấy ý kiến chuyên gia: Các đồng chí lãnh đạo nhà trường, phòng tổ chức cán bộ, phòng đào tạo, vụ tổ chức cánbộBộ Công Thương 6.3.Phương pháp thống kê toán học. 7. Đóng góp chính của luận văn: * Về lý luận - Hệ thống hóa mộtsố vấn đề lý luận về công tác quyhoạchgiáoviênvàcánbộquảnlýtrườngtrungcấpThươngmạiTrungương V. * Về thực tiễn - Đánh giá thực trạng công tác công tác quyhoạchgiáoviênvàcánbộquảnlývà từ đấy rút ra những nguyên nhân yếu kém. - Đề ra các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quyhoạchgiáoviênvàcánbộquảnlý - Vận dụng các giảiphápvà thực tế công tác quyhoạchgiáoviênvàcánbộquảnlý đạt được mục tiêu đề ra, tạo động lực cho độingũgiáoviênvàcánbộquảnlý của trường phát huy hết tiềm năng và năng lực của mình đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sởlý luận lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác quyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngV Chương 3: MộtsốgiảiphápquyhoạchđộingũgiáoviênvàcánbộquảnlýTrườngtrungcấpThươngmạiTrungươngVgiai đoạn 2010 -2020. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞLÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong giai đoạn phát triển phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Mác, Ăngghen phân tích và chỉ ra việc xây dựng và rèn luyện độingũcánbộ đảng viên rằng: “Muốn thực hiện tốt những tư tưởng thì cần có những con người biết vận dụng một lực lượng thực tiễn”. Phân tích các hoạt động kinh tế - xã hội, Mác, Ăngghen đã nêu tầm quan trọng của người đứng đầu, những người lãnh đạo, quảnlý các tổ chức Kinh tế xã hội. Mác nhấn mạnh: “ Mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân . Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [33, tr.480] Đánh giá cao hình thức tổ chức của công xã Pari, trong đó có việc sử dụng độingũcán bộ, C.Mác cho là có ý nghĩa, như: lựa chọn cánbộ bằng phổ thông đầu phiếu và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào, không có trường hợp ngoại lệ; lương được trả ngang nhau, để phòng ngừa tình trạng chạy chọt chức vị và chủ nghĩa thăng quan phát tài; thi hành chế độ ủy nhiệm tuyệt đối với các đại biểu được bầu vào các cơ quan đại biểu; xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi thường gắn với chức vụ nhà nước khiến họ khỏi quan liêu, biến chất. Giai đoạn nội chiến kết thúc, trước tình trạng thiếu hụt cánbộ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội một cách nghiêm trọng. Lênin đặt ra vấn đề sử dụng các chuyên gia tư sản, viên chức cũ, những nhân tài ngoài đảng, từ các tầng lớp xã hội khác. Để sử dụng họ, mặt khác, Lênin yêu cầu phải thử thách họ, xếp họ vào những điều kiện mới, quảnlý họ một cách thích đáng, nhẫn nại, một mặt giúp đỡ họ làm việc, quan tâm đề bạt họ vào vị trí xứng đáng, giới 9 thiệu và chú ý đến kinh nghiệm của họ để “một kỹ sư sẽ thông qua những tài liệu khoa học của họ mà thừa nhận chủ nghĩa cộng sản” [28, tr.80] Phát triển sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cánbộ đã trở thành di sản vô giá và trở thành cơ sởlý luận để giải đáp những vấn đề hiện nay về công tác cán bộ. Về sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có một phạm trù rất có giá trị, đó là phạm trù “khéo”: Khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng, khéo tổ chức, khéo làm . rất biện chứng. Khéo ở Hồ Chí Minh vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, Hồ Chí minh không nói đến từ “quy hoạchcán bộ”, nhưng tư tưởng về lựa chọn cán bộ, sử dụng cán bộ, đòi hỏi chiến lược con người “phải có ý định rõ ràng như một nhà kiến trúc” đã phản ánh những vấn đề căn bản của công tác quy hoạch: phát hiện, nuôi dưỡng và sử dụng nhân tài; có lên, có xuống, có vào, có ra; đảm bảo cơ cấu, nhưng có trọng điểm vào mộtsố loại cán bộ; xác định rõ những vấn đề về mục tiêu, nguyên tắc, quy trình như của quyhoạchcánbộ hiện nay đang làm. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, chọn người, thay người là một vấn đề quan trọng, không nên làm như “giã gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc lên rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá, lai cất nhắc lên. “Một cánbộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời. Đối với cán bộ, chẳng những phải xem xét rõ ràng trước khi cất nhắc. Mà sau khi đã cất nhắc phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồng lòng tin, tự trọng của họ” [24, tr.282]. Trong việc sử dụng nhân tài Hồ Chí Minh chỉ ra “ tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực làm việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy” [25, tr.39]. Do đó, “nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng nhiều thêm” [25, tr.99]. Như vậy làm 10