BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTRẦN LÂM NGỌC PHƯƠNG NHUNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 8 THCS THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC Chuyên ngành: Lí luận và Phươ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN LÂM NGỌC PHƯƠNG NHUNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN LÂM NGỌC PHƯƠNG NHUNG
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 8 THCS
THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ SỮU
Trang 3ĐỒNG THÁP – 2012 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân còn có sựgiúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh và ngườithân Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc cho phép tôi xin được gửi lờicám ơn đến:
- PGS.TS Nguyền Thị Sửu, cô hướng dẫn của tôi dù ở xa nhưng cô đã tận tìnhchỉ bảo và giúp đỡ cho tôi những kiến thức chuyên môn vô cùng quí báu cũng nhưluôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn để tôi hoàn thành đề tài tốt nhất
- Tất cả quý thầy cô đã giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập của tôi, thầy cô
đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu quan trọng để tôi có thể hoàn thành luận văn
- Bạn đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, góp ý cho tôi khi tiếnhành giảng dạy
- Ban giám hiệu và tập thể giáo viên của trường THCS Phú Hựu, trường THCS
An Hiệp, trường THCS Tân Phú Trung, trường THCS An Khánh,… trên địa bànHuyện Châu Thành Tỉnh Đồng Tháp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôihoàn thành luận văn này
- Các em học sinh đã cùng hợp tác để hoàn thành phần thực nghiệm sư phạm tốtnhất
- Cuối cùng là cám ơn gia đình của tôi những người luôn tạo mọi điều kiện tốtnhất về tinh thần, về vật chất, thời gian,… và luôn bên tôi trong suốt thời gian tôithực hiện mơ ước của mình
Dù đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả xin được chia sẻ và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Đồng Tháp, ngày … tháng 10 năm 2012
Tác giả Trần Lâm Ngọc Phương Nhung
Trang 41.1.1.Khái niệm tính tích cực và dạy học tích cực 61.1.2 Các biểu hiện của tính tích cực học tập của học sinh 61.1.3 Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh 71.1.4 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 91.1.5 Nét đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 10
1.2.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hoá học 11
1.2.2.1 Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm 131.2.2.2 Phối hợp lời nói của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm 14
1.2.3.1 Thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới 15
Trang 51.2.4.3 Thí nghiệm với chất dễ bắt lửa 19
1.3 Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học ở một số
trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp 20
Chương 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC
2.1 Phân tích nội dung – cấu trúc chương trình hóa học lớp 8 THCS 242.1.1 Mục tiêu chương trình hóa học lớp 8 THCS 242.1.2 Định hướng đổi mới chương trình hóa học THCS 252.1.3 Nội dung chương trình hóa học lớp 8 THCS 262.1.4 Phân tích nội dung chương Oxi – Không khí, Hiđro – Nước
Hiđro – Nước lớp 8 THCS theo hướng dạy học tích cực 30
2.3.3 Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu 352.3.4 Sử dụng thí nghiệm hoá học để giải bài tập thực nghiệm 38
2.4 Thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng thí nghiệm theo hướng
2.4.1 Những chú ý khi thiết kế giáo án bài dạy có sử dụng thí nghiệm
2.4.2 Thiết kế một số giáo án bài dạy hoá học lớp 8 THCS 43
Trang 6Tóm tắt chương 2 44
3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 58
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTĐCTNĐTBCTBĐHSP(đktc)GDGSGVHSKhOxhPTPTHHPTNPPDHSGKTHCSTHPT tr
Công thứcĐối chứngThực nghiệmĐiểm trung bình chungTrung bình
Đại học sư phạmđiều kiện tiêu chuẩnGiáo dục
Giáo sưGiáo viênHọc sinhKhửOxy hóaPhương trìnhPhương trình hóa họcPhòng thí nghiệmPhương pháp dạy họcSách giáo khoa
Trung học cơ sởTrung học phổ thôngTrang
Trang 8DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1 : Đối tượng điều tra về dạy học có sử dụng thí nghiệm 20Bảng 3.1 : Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 46Bảng 3.2 : Bảng phân phối kết quả các bài kiểm tra 47Bảng 3.3 : Bảng phân loại kết quả học tập của HS 49Bảng 3.4 : Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra 50Bảng 3.5 : Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi của bài kiểm tra 15 phút - bài 1 51Bảng 3.6 : Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi của bài kiểm tra 15 phút – bài 2 52Bảng 3.7 : Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi của bài kiểm tra 15 phút - bài 3 53Bảng 3.8 : Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi của bài kiểm tra 45 phút - bài 4 54
Danh muc các hình
Hình 2.2: Điều chế oxi trong PTN 32
Hình 2.3: Khí H2 khử CuO 33
Hình 2.4: Điều chế khí H2 bằng dd HCl và kẽm viên 37Hình 3.1: Đường lũy tích kết quả thực nghiệm của bài 1 51Hình 3.2: Đường lũy tích kết quả thực nghiệm của bài 2 52Hình 3.3: Đường lũy tích kết quả thực nghiệm của bài 3 53Hình 3.4: Đường lũy tích kết quả thực nghiệm của bài 4 54Hình 3.5: Đường lũy tích kết quả thực nghiệm tổng hợp 55Hình 3.6: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS ở bài 1 56Hình 3.7: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS ở bài 2 57Hình 3.8: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS ở bài 3 57Hình 3.9: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS ở bài 4 57Hình 3.10: Biểu đồ phân loại kết quả học tập tổng hợp 58
Trang 9Đứng trước tình hình đó Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ haikhoá VIII đã xác định: Cùng với Khoa học – Công nghệ, Giáo dục & Đào tạo là quốcsách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tưcho giáo dục là đầu tư phát triển Cũng trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI mộtlần nữa khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách căn bản và toàn diện, từmục tiêu chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơchế quản lý để tạo bước chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nướcnhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới”
Chính vì vậy, vấn đề cấp bách được đặt ra trong các nhà trường hiện nay lànâng cao chất lượng dạy và học Để nâng cao chất lượng dạy và học thì việc nângcao chất lượng các điều kiện hỗ trợ cho dạy và học cũng rất quan trọng như cơ sởvật, các trang thiết bị dạy học Cũng như việc thay đổi các phương pháp dạy họcphù hợp cho đặc trưng từng bộ môn cũng quyết định sự đến sự thành công trongcông tác dạy học Do đó trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học thì Hóahọc là môn học cần sử dụng các thí nghiệm hóa học để chứng minh, kiểm nghiệmcác kết luận khoa học.Tuy nhiên việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóahọc ở các trường Trung học cơ sở của Huyện Châu Thành chưa được đội ngũ giáoviên chú trọng sử dụng một cách linh hoạt và thường xuyên trong các dạng bài dạy.Đồng thời việc sử dụng thí nghiệm còn thực hiện ở dạng minh hoạ cho lới giảng củagiáo viên Các hình thức sử dụng thí nghiệm làm nguồn kiến thức để tổ chức cáchoạt động tìm tòi, khám phá, tự kiến tạo kiến thức cho học sinh còn ít được chú ý.Như vậy việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực áp dụng
Trang 10Tính đến nay toàn huyện Châu Thành xây dựng được 12 trường THCS nhưngđiều kiện hóa chất – dụng cụ và phòng thí nghiệm để tiến hành đầy đủ các dạng thínghiệm thì mới đáp ứng được ở một vài trường Do đó vấn đề đặt ra là phải tìm racác hình thức sử dụng các thí nghiệm hóa học trong dạy học sao cho phù hợp vớiđiều kiện của từng trường để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh Vìvậy, việc tìm ra các hình thức sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học theohướng dạy học tích cực ở trường THCS là một trong những nhiệm vụ cấp thiết cầnnghiên cứu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của huyện ChâuThành cũng như hệ thống giáo dục THCS.
Với các lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng thí nghiệm hóa học
trong dạy học Hóa học lớp 8 THCS theo hướng dạy học tích cực”cho luận văntốt nghiệp của mình
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ:
Đề tài về thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông Việt Nam đã có nhiều côngtrình khoa học nghiên cứu như sau:
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt Nam” – tác giả Trần Quốc Đắc, trường ĐHSP
Hà Nội (1992)
Luận án đã xây dựng được hệ thống các thí nghiệm hóa học ở trường THCSgồm 105 thí nghiệm biểu diễn và 27 thí nghiệm thực hành; đề xuất dụng cụ thínghiệm cải tiến cách sử dụng, cách tiến hành có kết quả Luận án có tính khoa học
và có giá trị thực tiễn, có thể vận dụng một phần nào những kết quả nghiên cứu ởchương trình THCS sang THPT
Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức –
kỹ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực” – tác giả Đỗ Thị Bích Ngọc, trường ĐHSP Thành phố Hồ
Chí Minh (2009)
Luận văn đã đề xuất năm biện pháp rèn luyện kỹ năng thí nghiệm cho học sinhtheo hướng dạy học tích cực; xây đựng được hệ thống các thí nghiệm cùng bài tậpthực nghiệm, bài tập hình vẽ và phương pháp sử dụng chúng, tuy nhiên luận vănchủ yếu đề cập GV làm thí nghiệm biểu diễn ít nêu các phương pháp cho HS tiếnhành thí nghiệm
Trang 11Luận văn thạc sĩ “ Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường THPT tỉnh Đaklak” – tác giả Võ Phương Uyên, trường ĐHSP thành phố Hồ
Chí Minh (2009)
Luận văn xác định được danh mục các thí nghiệm lớp 10, 11; đưa ra một sốbiện pháp cải tiến thí nghiệm; giới thiệu một số giáo án Tuy nhiên luận văn cũngchủ yếu đề cặp đến vấn đề GV làm thí nghiệm biểu diễn, HS làm thí nghiệm minhhọa
Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức –
kĩ năng thí nghiệm cho học sinh THCS theo hướng dạy học tích cực” – tác giả
Nguyễn Thị Đào, trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh (2008)
Luận văn đã đề xuất các biện pháp rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệmcho HS; bài tập có liên quan đến kĩ năng thực hành khi nghiên cứu bài mới, khihoàn thiện kiến thức kĩ năng thí nghiệm, khi kiểm tra đánh giá,…
Luận văn thạc sĩ “Sử dụng thí nghiệm hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực” – tác giả Hoàng Thị Thu Hà, trường ĐHSP
thành phố Hồ Chí Minh (2011)
Luận văn đã đề xuất các biện pháp sử dụng thí nghiệm hóa học ở các dạng bàilên lớp khác nhau để giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, tuy nhiênvẫn còn giới hạn ở chương trình lớp 10
Như vậy các đề tài nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóahọc còn tập trung chủ yếu ở THPT Việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hóa họctheo hướng dạy học tích cực ở THCS chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống
và đầy đủ
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hoá học lớp 8 THCS theo hướng dạy học tíchcực nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, góp phần đổi mới PPDH vànâng cao chất lượng dạy học hoá học trường THCS
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường THCS (lớp 8) 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa
học lớp 8 ở trường THCS
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Trang 12Nếu giáo viên sử dụng thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực có sựkết hợp hợp lí với các phương pháp dạy học khác thì sẽ phát huy được tính tích cựcnhận thức của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học hoá học ở trường THCS.
6 NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
6.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về dạy học tích cực; thí nghiệm hóahọc trong dạy học, chương trình hoá học THCS đi sâu vào chương: Oxi - Không khí
và chương: Hiđro – Nước hóa học lớp 8
6.1.2 Đánh giá thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học ởmột số trường Trung học cơ sở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
6.1.2 Đề xuất một số phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóahọc theo hướng dạy học tích cực ở trường Trung học cơ sở
6.1.3 Thiết kế bài dạy có sử dụng thí nghiệm hoá học lớp 8 THCS theo hướngdạy học tích cực
6.1.4 Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các đề xuất
6.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Các bài học trong hai chương “Oxi – Không khí”; Nước” hóa học lớp 8 THCS
“Hidro- Về địa bàn: Một số trường THCS huỵên Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
Về thời gian: Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu tài liệu, phân
tích, tổng hợp tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra thực trạng, trao
đổi kinh nghiệm với giáo viên, chuyên gia, tiến hành thực nghiệm sư phạm
7.3 Các phương pháp xử lí thông tin: Dùng thống kê toán học trong xử lí kết
quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết luận
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
- Tổng quan một cách hệ thống về dạy học tích cực và sử dụng thí nghiệm dạy
học theo hướng dạy học tích cực
- Đề xuất phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực hoá họclớp 8 nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ở trường THCS
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 DẠY HỌC TÍCH CỰC:
1.1.1.Khái niệm tính tích cực và dạy học tích cực:
Theo tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn [13]
- Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội Khác vớiđộng vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà cònchủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự sống, sự tồn tại và pháttriển của xã hội loài người Từ đây, con người bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năngkhám phá, tạo ra các nền văn minh ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tựnhiên cũng như môi trường xã hội
- Quá trình hình thành và phát triển tính tích cực của con người trong đời sống
xã hội hiện nay là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục Chính thôngqua giáo dục sẽ đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo, chủ động, tíchcực trong công việc, biết thích ứng với mọi hoàn cảnh khác nhau góp phần cải tạo
- Tính tích cực được biểu hiện trong hoạt động của mỗi người, đặc biệt là cáchoạt động mang tính chủ động thông qua chủ thể Trong giáo dục, hoạt động họctập là hoạt động chủ đạo của chủ thể giáo dục Tính tích cực trong học tập, về bảnchất là tính tích cực nhận thức, sự mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnhtri thức về thế giới khách quan
1.1.2 Các biểu hiện của tính tích cực học tập của học sinh [13], [16], [21]
Tính tích cực là tinh thần học tập chăm chỉ, bền bỉ của HS trên cơ sở nhận thức
rõ mục đích học tập
Trang 14Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, quá trình dạy học chủ yếu là quátrình HS tự học, tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủđộng, tích cực, là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề.
HS có thể tiến hành một số hoạt động sau:
- Tự phát hiện vấn đề hoặc nắm bắt vấn đề do GV đưa ra
- Hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để tìm tòi, giải quyết các vấn
đề đặt ra
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hóa học,giải quyết một số vấn đề xảy ra trong đời sống và sản xuất
- Tự học, tự đánh giá việc nắm bắt kiến thức của bản thân và mhóm
Trong tình hình cụ thể hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học hóa họcphải làm cho học sinh:
- Được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn
-Tích cực, tự giác, chủ động chiếm lĩnh kiến thức – kĩ năng, thu thập, xử lí,trình bày, trao đổi thông tin
- Có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức hóa học đã học vào thực tế đờisống
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Tích cực trình bày các vấn đề được nêu
- Hay nêu thắc mắc
- Không thỏa mãn với các câu trả lời của mọi người, kể cả câu trả lời của bảnthân
- Chịu khó tư duy trước các vấn đề khó
- Kiên trì giải quyết các bài tập theo nhiều cách khác nhau
…
1.1.3 Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh: [16], [21]
Phát huy tính tích cực nhận thức không phải là vấn đề mới Từ thời cổ đại, cácnhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aritstot,… đã từng nói đến tầm quan trọng tolớn của việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS và đã nói lên nhiều biện phápphát huy tính tính cực nhận thức
Trang 15J.A.Komenxki – nhà sư phạm lỗi lạc của thể kỉ XVII đã đưa ra những biệnpháp dạy học bắt HS phải tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm bắt được bản chất của sự vật,hiện tượng.
J.J.Ruxô – nhà giáo dục học của thế kỉ XIX thì cho rằng người GV tồi là nhữngngười cung cấp cho HS chân lí, người GV giỏi là người dạy cho họ tìm ra chân lí K.D.Usiinxki – nhà sư phạm lỗi lạc của thế kỉ XIX nhấn mạnh tầm quan trọngcủa việc điều khiển, dẫn dắt HS của giáo viên
Trong thế kỉ XX, các nhà giáo đều tìm kiếm con đường tích cực hóa hoạt độngdạy học Chúng ta thường kể đến tư tưởng của các nhà giáo dục nổi tiếng nhưB.P.Exipôp, M.A.Danilôp (Liên Xô), Okon (Ba Lan), Skinner (Mĩ) … Ở Việt Nam,các nhà lý luận dạy học cũng đã viết rất nhiều về tính tích cực nhận thức, tư tưởngdạy học tích cực đã là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục nước ta
Các biện pháp nâng cao tính tích cực nhận thức của HS trong giờ lên lớp đượcphản ánh tóm tắt như sau:
- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hóa học chủ yếu là nguồn thông tin để HS nghiêncứu, khai thác tìm tòi kiến thức hóa học Hạn chế sử dụng chúng để minh họa hìnhảnh, kết quả thí nghiệm mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức
- Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học như là nguồn tích cực chủ động nhận thứckiến thức, hình thành kĩ năng và vận dụng tích cực các kiến thức, kĩ năng đã học
- Sử dụng SGK hóa học như là nguồn tư liệu để HS, tự học, tự nghiên cứu, tíchcực nhận thức, thu thập thông tin và xử lí thông tin có hiệu quả
- Tự học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học tập hóa học theo hướnggiúp HS có khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng học, cùng nghiên cứu để giảiquyết một số vấn đề trong học tập hóa học và một số vấn đề thực tiễn đơn giản cóliên quan đến hóa học Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân,nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong phòng thí nghiệm (PTN)…
- Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, sửdụng các phương tiện dạy học, đặc biệt ở các lớp nhỏ Dụng cụ trực quan có tácdụng tốt trong việc kích thích hứng thú của HS
- Nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học theo hướng giúp HS không tiếpthu kiến thức một chiều Thông qua các tình huống có vấn đề trong học tập hoặcvấn đề thực tiễn giúp HS phát triển tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề
Trang 16- Phải phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học như: nêu vấn đề và giải quyếtvấn đề, đàm thoại, tìm tòi, thuyết trình, dạy học theo dự án, dạy học theo góc, theohọp đồng, làm việc độc lập để đa dạng hóa các hoạt động của HS trong giờ học.
- Phải giúp HS hiểu rõ mục đích trong học tập, nhận thức được ý nghĩa quantrọng của việc học tập nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc học Đâychính là sự đảm bảo quan trọng của tính tự giác tích cực trong học tập
- Phải nuôi dưỡng, rèn luyện cho HS phương pháp tự học và cảm hứng học tậptrong mình, kích thích lòng mong muốn học tập, tinh thần hăng say học tập Đây làyếu tố tác động chính đến thái độ học tập tự giác tích cực của HS
- Phải bồi dưỡng năng lực tự học, đặc biệt là tính tự giác học và khả năng sángtạo trong việc học Đây chính là điều kiện quan trọng của thái độ học tập tự giáctích cực
1.1.4 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực:
Luật giáo dục ( điều 28) yêu cầu:
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Thuật ngữ “Phương pháp dạy học tích cực” được dùng để chỉ những phươngpháp dạy học hoặc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củangười học
Phương pháp dạy và học tích cực đề cặp đến các hoạt động dạy và học nhằmtích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học Trong đó,các hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụđộng, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, pháthiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnhhội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực là một khái niệm bao gồm nhiều phương pháp,hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của
HS, tạo điều kiện cho HS phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, nănglực giải quyết vấn đề
1.1.5 Nét đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
Trang 17Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của HS và chú trọng rèn luyệnphương pháp tự học
Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích HS tự khámphá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết Khi tham gia vào các hoạtđộng học tập, HS được đặt vào những tình huống, được trực tiếp quan sát, thảoluận, trao đổi, làm thí nghiệm, được khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyếtvấn đề theo cách của mình, được động viên trình bày quan điểm riêng của mỗi cánhân Qua đó không những chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới mà còn thunhận được cách thức xây dựng kiến thức, từ đó tính độc lập, tự chủ và sáng tạođược bộc lộ và rèn luyện phát triển
Trong dạy học cần rèn luyện cho HS phương pháp tự học Nếu HS có đượcphương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng say mêhọc tập, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi HS và kết quả học tập sẽ được tăng lên
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân phối hợp với học hợp táctrong dạy học tích cực, GV cần quan tâm đến sự phân hóa về trình độ, nhận thức,cường độ, tiến độ hoàn thành các môn học của mỗi HS Trên cơ sở đó mà xây dựngcác bài tập, nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân nhằm phát huy khảnăng tối đa của HS
Để HS có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình cần đặt họ vào môitrường học tập hợp tác trong các mối quan hệ GV – HS, HS – HS Trong các mốiquan hệ tương tác đó, HS không chỉ học được qua GV mà còn học được qua bạn, sựchia sẽ kinh nghiệm sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, đồngthời hình thành và phát triển ở HS năng lực tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, các kĩnăng hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề
- Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS
Trong dạy học tích cực, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thựctrạng và điều chỉnh hoạt động học tập của HS mà còn đồng thời tạo điều kiện nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động của GV
Tự đánh giá là một hình thức mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện vớicác mục tiêu của quá trình học tập HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ,nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân Tự
Trang 18đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số mà là sự đánh giá những nổlực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn là HS có thể phản hồi lại quá trình học tậpcủa mình.
Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trò không những giúp HS nhìn nhậnchính mình để điều chỉnh cách học mà GV cũng cõ điều kiện để điều chỉnh cáchdạy của mình
1.2 THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC TRONG DẠY HỌC:
1.2.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hoá học: [1], [3], [31]
Thí nghiệm hóa học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học; nó giữ vai trò cơ
bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổthông Thí nghiệm hóa học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyếtđịnh trong dạy học hóa học vì những lí do sau:
- Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học Thí nghiệm là phương tiệntrực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vai trò quyết định trong dạy họchóa học Nó giúp HS chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại.Khi làm thí nghiệm HS sẽ làm quen được với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắtcác tính chất lí, hóa của chúng Từ đó, HS sẽ hứng thú học tập và học môn hóa cóhiệu quả hơn Nếu không dùng thí nghiệm trong dạy học hóa học thì:
+ GV sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và mô tả đượchết hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Chỉ cần HS quan sát thí nghiệm và GV nhấnmạnh những điều cần rút ra từ những thí nghiệm vừa thực hiện HS sẽ học tập mônhóa học một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó hay áp lực nặng nề
+ HS tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc Các em sẽ rất mơ hồ vềcác phản ứng hóa học và các hiện tượng kèm theo của mỗi phản ứng đó
+ HS sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không ấn tượng sâu sắc bằng các hìnhảnh cụ thể Hình ảnh cụ thể thường dễ nhớ hơn so với ngôn ngữ trừu tượng, nhất làđối với các em HS trung học cơ sở
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá tínhchân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo Đối với bộ môn hóahọc, thực hành thí nghiệm sẽ giúp cho HS làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết đãhọc, từ đó mà hiểu sâu sắc và nắm vững nội dung lí thuyết cơ bản trong giáo trình lýthuyết Thí nghiệm giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học và phát triển tư duy
Trang 19của HS Đồng thời nó cũng là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng,
kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật
- Giúp rèn luyện kỹ năng thực hành Trong tất cả các thí nghiệm khoa học, đặcbiệt là thí nghiệm về hóa học, nếu không cẩn thận sẽ gây ra nguy hiểm có khi dẫnđến tử vong Khi thực hành thí nghiệm, HS phải làm đúng các thao tác cần thiết, sửdụng lượng hóa chất thích hợp nên HS vừa tăng cường sự khéo léo và kĩ năng thaotác, vừa phát triền kĩ năng giải quyết vấn đề Từ đó HS sẽ hình thành những đặc tínhcần thiết của người lao động mới: cẩn thận, ngăn nấp, kiên trì, trung thực, chínhxác, khoa học,…Đây là điều thí nghiệm ảo không làm được.Thí nghiệm do tự tay
GV làm các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho trò học tập và bắt chước, đểrồi sau đó HS làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó Do vậy có thể nói thí nghiệm
do GV trình bày sẽ giúp HS hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên ở HS mộtcách chính xác
- Thí nghiệm giúp HS phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biệnchứng Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượnghóa học xảy ra, HS sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vàochính bản thân mình Thí nghiệm là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập –nhận thức của HS Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của HS, để rồi sau
đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến đến cụ thể trong tư duy
- Thí nghiệm gây hứng thú cho HS trong học tập Nếu HS quan sát những thínghiệm hấp dẫn, HS sẽ muốn khám phá chúng để làm rõ quá trình biến đổi củachất Từ đó HS sẽ tự mình đi tìm hiểu phát hiện và giải quyết vấn đề một cách tựgiác và tích cực
1.2.2 Thí nghiệm của giáo viên:[3]
Trong các hình thức thí nghiệm, thí nghiệm biểu diễn của GV là quan trọngnhất Ngoài những vai trò chung của thí nghiệm, thí nghiệm biểu diễn của GV còn
có những ưu điểm riêng như: ít tốn thời gian hơn; đòi hỏi ít dụng cụ hơn; có thểthực hiện được với những thí nghiệm phức tạp, có dùng chất nổ, chất độc haynhững thí nghiệm đòi hỏi phải dùng một lượng lớn hóa chất thì mới có kết quả hoặcmới cho những kết quả đáng tin cậy
1.2.2.1 Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm: Trong thí
nghiệm biểu diễn người GV nhất thiết phải tuân theo các yêu cầu sau đây:
Trang 20Bảo đảm an toàn cho GV và HS
GV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi sựkhông may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của HS Người GV nhấtthiết phải tuân theo những qui định về bảo hiểm, luôn giữ hóa chất tinh khiết, dụng
cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kĩ thuật, luôn bình tĩnh khi tiến hành thí nghiệm thì sẽkhông có gì nguy hiểm xảy ra Nắm vững kĩ thuật, kĩ năng thành thạo khi làm thínghiệm, sự am hiểu nguyên nhân của những sự không may mắn có thể xảy ra, ýthức trách nhiệm và tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàncủa thí nghiệm
Mặt khác không nên quá cường điệu những nguy hiểm của các thí nghiệm hóahọc và tính độc hại của các hóa chất làm cho HS sợ hãi
Đảm bảo thành công của thí nghiệm, thí nghiệm phải có kết quả rõ ràng và bảo đảm tính khoa học
Muốn đảm bảo thí nghiệm có kết quả tốt, GV phải nắm vững kĩ thuật thínghiệm, phải tuân theo đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ
và tiến hành thí nghiệm và phải có kĩ năng thành thạo
Vì vậy, GV phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều lần trước khi biểu diễn trênlớp Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đơn giản, đã làm quen nên không cầnthử trước
Khi thí nghiệm bị thất bại, GV cần bình tĩnh suy nghĩ tìm ra nguyên nhân để bổkhuyết và giải quyết Không được lừa dối hoặc bắt ép HS phải công nhận kết quảtrong khi thí nghiệm không thành công Việc lừa dối HS là một việc làm vừa phảnkhoa học, vừa phản giáo dục
Thí nghiệm phải rõ, HS phải quan sát đầy đủ.
GV không đứng che lấp thí nghiệm Kích thước dụng cụ và lượng hóa chất phải
đủ lớn Bàn để biểu diễn thí nghiệm cao vừa phải Bố trí thiết bị ánh sáng như thếnào để cả lớp quan sát được rõ
Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, mĩ thuật đồng thời phải đảm bảo tính khoa học.
GV cần phát huy sáng kiến cải tiến dụng cụ thí nghiệm cho đơn giản, dùngnhững hóa chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế thiết bị còn thiếu thốn nhưng cầnđảm bảo được tính mĩ thuật và tính khoa học
Trang 21Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, hợp lí.
Cần tính toán hợp lí số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong bài lên lớp và thờigian dành cho mỗi thí nghiệm Chỉ nên chọn làm một số thí nghiệm phục vụ trọngtâm bài học
Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.
Nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp HS nắmvững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học GVphải đặt vẫn đề rõ ràng, giải thích mục đích của thí nghiệm và tác dụng của từngdụng cụ cần tập luyện cho HS quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, giảithích hiện tượng và rút ra kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất củabài học
1.2.2.2 Phối hợp lời nói của GV với việc biểu diễn thí nghiệm:[3]
Khi GV biểu diến thí nghiệm, thí nghiệm là nguồn thông tin đối với HS, lời nóicủa GV mà hướng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của các em để đi tới kếtluận đúng đắn, hợp lí và qua đó lĩnh hội được kiến thức Các cách phối hợp lời nóicủa GV với việc biểu diễn thí nghiệm:
Cách 1: Quan sát trực tiếp
Đối với những sự kiện hay quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ sự quan
sát trực tiếp không cần suy lý, thì lời nói của giáo viên có nhiệm vụ chủ yếu làhướng dẫn sự quan sát để rút ra kết luận
Cách 2: Quy nạp
Nếu gặp hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải tái hiện những hiểu biết cũ, rồi biện
luận thì mới có thể giải thích được nó, lúc đó ta có thể dùng biện pháp quy nạp Trong trường hợp này lời nói của thầy có 3 chức năng sau đây:
- Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của HS để nắm vững những dấu hiệu chính vàgiai đoạn chính của hiện tượng
- Hướng dẫn HS tái hiện những kiến thức có liên quan đến hiện tượng và tìm ramối liên hệ giữa các hiện tượng trong thí nghiệm với kiến thức đã có
- Giải thích bản chất của hiện tượng, kết luận về kiến thức kĩ năng thu nhậnđược
Cách 3: Minh họa
Trang 22Đối với những hiện tượng đơn giản (như trong biện pháp thứ nhất), giáo viên có
thể thông báo những kết luận, rồi sau đó mới biểu diễn thí nghiệm để minh họa chonhững kết luận của mình
Cách 4: Diễn dịch
GV mô tả các sự vật và quá trình, GV nhắc lại những kiến thức đã học có liên
quan và giải thích bản chất của hiện tượng , rồi kết luận về những mối quan hệ giữacác hiện tượng mà HS không thể nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp.Sau đó GV biểu diễn thí nghiệm để minh họa lời vừa giảng
1.2.3 Thí nghiệm của học sinh:[3]
1.2.3.1 Thí nghiệm HS khi nghiên cứu tài liệu mới:
Thí nghiệm học sinh nghiên cứu tài liệu mới là một phương pháp có hiệu quả
để hình thành hệ thống các khái niệm hóa học, là một phương pháp tích cực giúp HSnẵm kiến thức sâu sắc và phong phú cả lý thuyết lẫn thực hành
GV có thể sử dụng thí nghiệm HS trong dạy học theo: phương pháp nghiêncứu và phương pháp minh họa:
- Sử dụng thí nghiệm HS theo phương pháp nghiên cứu
+ Hoạt động cụ thể của GV và HS khi sử dụng phương pháp này gồm:
* GV nêu lên đề tài nghiên cứu, giải thích rõ mục đích cần đạt tới HS hiểu vànắm vững vấn đề cần nghiên cứu
* GV hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể đề ra các giả thuyết, dự đoánhiện tượng thí nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết đã biết, lập kế hoạch giải quyết ứngvới từng giả thuyết
* GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu đề tài: chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, thiết
bị để làm thí nghiệm xác nhận giả thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi thínghiệm; tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm;xác nhận giả thuyết đúng thông qua kết quả của thí nghiệm
* HS giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra vàrút ra kết luận từ việc quan sát; ứng dụng các kết quả thu được
Như vậy, HS trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu và nhờ đó mà lĩnh hộikiến thức Còn GV làm nhiệm vụ tổ chức, điều khiển, kích thích sự nhận thức củaHS
Trang 23Phương pháp này là phương pháp tốt nhất giúp HS rèn luyện tư duy độc lậpsáng tạo, kĩ năng tìm tòi sáng chế và thu nhận những kiến thức một cách vững chắc,phong phú cả về lí thuyết và thực tiễn.
Tuy nhiên phương pháp này áp dụng thuận lợi với đối tượng HS khá giỏi
- Sử dụng thí nghiệm HS theo phương pháp minh họa
Theo phương pháp này thì trước hết GV trình bày những kiến thức mới, nhữngcách giải quyết đã chuẩn bị sẵn, mô tả cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy
ra, giải thích hiện tượng và kết luận về kiến thức thu được Sau đó HS tiến hành thínghiệm kiểm nghiệm phần trình bày của mỗi GV có đúng hay không qua quan sáthiện tượng thí nghiệm
Như vậy khi tiến hành làm thí nghiệm, HS không thu thêm được kiến thức mới(vì GV đã thông báo tất cả), đã ghi nhớ kết quả qua lời GV Nhưng nhờ sự quan sáttrực tiếp các đối tượng thí nghiệm do các en tự làm nên các em tin tưởng hơn vàonhững điều vừa được nghe
1.2.3.2 Thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm:[26]
Thí nghiệm thực hành của HS có chức năng tổ chức cho HS được tự mình làm
các thí nghiệm quy định tại phòng thí nghiệm để rèn luyện các kĩ năng tiến hành cácthí nghiệm cơ bản của chương trình hóa học qui định
Có 2 phương án tổ chức bài thực hành như sau:
Phương án 1: Toàn lớp cùng bắt đầu làm và cùng kết thúc một thí nghiệm Các
thí nghiệm làm kế tiếp nhau cho đến hết
Bước 1: Ổn định tổ chức
GV cho HS vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các thí nghiệm Ghi tên HSvắng mặt GV nêu mục đích của bài thí nghiệm, nhắc nhở các công việc cụ thể đểđảm bảo cho buổi thí nghiệm được an toàn
Bước 2: Làm thí nghiệm
GV giới thiệu bộ dụng cụ để HS biết sử dụng GV gọi một em trình bày cáchlàm Tiếp đó GV làm mẫu, HS quan sát Sau đó HS làm thí nghiệm ghi kết quả vàobảng tường trình GV theo dõi giúp đỡ các HS làm thí nghiệm không đạt yêu cầu.Khi hết thời gian dành cho thí nghiệm này thì đồng loạt cả lớp cùng ngừng thínghiệm GV nhận xét về kết quả kĩ năng tiến hành thí nghiệm vừa làm Thí nghiệmtiếp theo được bắt đầu theo trình tự trên cho đến thí nghiệm cuối cùng
Trang 24Bước 3: Củng cố toàn bài.
GV hệ thống lại mối liên hệ giữa các thí nghiệm và mối liên hệ giữa thí nghiệm
và kiến thức lí thuyết đã học
Bước 4: Nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc trong bài thực hành.
Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có) Thu bản tường Làm vệ sinhphòng thí nghiệm
Phương án 2: Nhiều thí nghiệm làm cùng một lúc HS chia nhóm lần lượt làm
từ thí nghiệm này đến thí nghiệm khác theo kiểu xoay vòng Bài thực hành đượcthực hiện theo bốn bước:
Bước 1: Ổn định tổ chức.
GV cho HS vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các thí nghiệm Ghi tên HS vắngmặt GV nêu mục đích của bài thí nghiệm, nhắc nhở các công việc cụ thể để đảmbảo cho buổi thí nghiệm được an toàn
Bước 2: Làm thí nghiệm.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của từng nhóm thí nghiệm GV giới thiệu bộ dụng cụcủa từng nhóm cho cả lớp GV lần lượt làm mẫu tất cả các thí nghiệm của bài thựchành cho các nhóm cùng quan sát Sau đó các nhóm tiến hành đồng thời tất cả cácthí nghiệm của bài theo kiểu xoay vòng GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm
Bước 3: Củng cố toàn bài.
Hết thời gian dành cho bước 2, GV cho các nhóm đồng loạt ngừng việc làm thínghiệm GV củng cố hệ thống hóa mối liên hệ giữa các thí nghiệm và kiến thức líthuyết cần nắm vững
Bước 4: Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm HS trong bài thực hành.
Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có) Thu bản tường trình Làm vệsinh PTN
1.2.3.3 Thí nghiệm đơn giản giao cho HS làm ở nhà [26]
Loại thí nghiệm này chủ yếu để vận dụng kiến thức vào thực tiễn nên cần chọnthí nghiệm đơn giản, an toàn, hóa chất dụng cụ dễ kiếm, gắn với đời sống hằngngày
1.2.4 Đảm bảo an toàn khi sử dụng thí nghiệm.[6]
1.2.4.1 Thí nghiệm với chất độc
Trang 25Trong PTN hóa học có nhiều chất độc như thủy ngân, photpho đỏ, trắng,amoniac, benzen, Clo,… do đó phải thận trọng trong sử dụng chúng khi tiến hànhthí nghiệm và theo đúng các quy tắc sau đây:
- Nên làm thí nghiệm với các chất độc ở trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió và
mở rộng cửa phòng Chỉ nên lấy lượng hóa chất tối thiểu để làm được nhanh vàgiảm khí độc thoát ra
- Không được nếm và hút chất độc bằng miệng Phải có khẩu trang và phảithận trọng khi cần ngửi các chất Không hít mạnh và kề mũi vào gần bình hóa chất
mà chỉ dùng tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi
- Đựng thủy ngân trong các lọ dày, nút kín và nên có một lớp nước mỏng ởtrên Khi rót và đỗ thủy ngân phải có chậu to hứng ở dưới và thu hồi lại ngay cáchạt nhỏ rơi vãi (dùng đũa thủy tinh gạt các hạt thủy ngân vào các mãnh giấy cứng).Nếu có nhiều hạt nhỏ rơi xuống khe bàn tay thì cần phải rắc một ít bột lưu huỳnhvào đó Không được lấy thủy ngân bằng tay
- Phải hạn chế, tránh thở phải hơi Brom, khí Clo,…
1.2.4.2 Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng
- Có nhiều chất dễ ăn da và làm bỏng như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm,photpho trắng, brom, phenol,…
- Khi sử dụng các chất trên phải giữ gìn không để dây ra tay, người và quần áođặc biệt là mắt Nên dùng kính che mắt khi cần quan sát thật gần Phải dùng dụng
cụ kẹp, thìa để lấy hóa chất, không dùng tay để lấy hóa chất
- Không đựng axit đặc vào các bình quá to; khi rót, khi đổ không nên nâng quácao so với mặt bàn
- Khi pha loãng axit sunfuric cần phải rót từ từ axit vào nướcvà khuấy đều màkhông được làm ngược lại
- Khi đun nóng dung dịch các chất dễ ăn da, làm bỏng phải tuyệt đối tuân theoquy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về phíakhông có người)
1.2.4.3 Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa:
Các chất dễ bắt lửa như cồn, dầu hỏa, xăng, ete, bezen, axeton,… rất dễ gây racác tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm với các chất đó Nên dùng
Trang 26những lượng nhỏ các chất dễ bắt cháy, không để những bình lớn và gần đèn cồn,nguồn phát nhiệt,…
1.2.4.4 Cách sơ cứu khi gặp tai nạn
- Khi bị thương: Khi bị đứt tay chảy máu nhẹ (rớm máu hoặc chảy máu chậm)dùng bông thấm máu rồi dùng bông bôi thuốc sát trùng (cồn 900, thuốc tím loãng,cồn iot, thuốc đỏ…) Có thể dùng dung dịch sắt (III) clorua cầm máu Sau đó bănglại
- Khi bị bỏng: Nếu bị bỏng bởi vật nóng cần đắp ngay bông có tẩm dung dịch1% thuốc tím vào vết bỏng, nếu bỏng nặng dùng dung dịch thuốc tím đặc hơn Sau
đó bôi vadơlin lên và băng vết bỏng lại Nếu có những vết phồng trên vết bỏng thìkhông được làm vở vết bỏng đó
Trường hợp bỏng do axit đặc, nhất là axit sunfuric, thì phải xối nước rửa ngaynhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3- 5 phút, sau đó rửabằng dung dịch 10% natri hiđrocacbonat, không được rửa bằng xà phòng Khi bịbỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu sơ cứu như bỏng do axit, sau đó rửa bằng dung dịchloãng axit acetic 5% hay giấm Nếu bị axit bắn vào mắt, phải nhanh chóng dùngbình cầu tia phun mạnh nước vào mắt, rồi rửa lại bằng dung dịch natrihiđrocacbonat 3% Nếu là kiềm thì rửa bằng dung dịch axit boric 2% Sau khi sơcứu bằng thao tác trên phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất
Khi hít phải nhiều chất độc Clo hoặc hơi Brom, cần phải đình chỉ thí nghiệm,
mở ngay các cửa sổ, đưa bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứahoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng Cần cởi thắt lưng, xoa mặt
và đầu người bị ngộ độc bằng nước lã, cho ngửi dung dịch amoniac trong cồn vàđưa đi bệnh viện
1.3 Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học ở trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
1.3.1 Mục đích điều tra:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học của GV và thí nghiệm của
HS trong dạy học
- Tìm hiểu nguyên nhân GV không tiến hành thí nghiệm trong giờ học
- Tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm hóa học ở một
số trường THCS trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
Trang 271.3.2 Phương pháp điều tra:
- Phát phiếu điều tra ở một số trường THCS: Phú Hựu, An Hiệp, An Khánh,Tân Phú Trung, Tân Nhuận Đông,…Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụlục 1
- Chúng tôi đã tiến hành điều tra 24 GV THCS thuộc địa bàn huyện ChâuThành tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1.1: Đối tượng điều tra về dạy học có sử dụng thí nghiệm
7 Tân Nhuận Đông Châu Thành – Đồng Tháp 2
11 Tân Phú Trung Châu Thành – Đồng Tháp 2
12 An Phú Thuận Châu Thành – Đồng Tháp 2
- Tìm hiểu trực tiếp ở một số trường về công tác chuẩn bị thí nghiệm hóa học
cho giảng dạy hóa học THCS
1.3.3 Kết quả điều tra:
Sau khi thu về 24 phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn các giáo viên đang trựctiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở các trường chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Hầu hết các GV đều cho rằng thí nghiệm hóa học là rất cần thiết cho bộ mônhóa học tuy nhiên đa số giáo viên còn ít sử dụng thí nghiệm (chiếm 91,67%), chủyếu sử dụng thí nghiệm trong các tiết thực hành (chiếm 75%), đôi khi cũng sử dụngthí nghiệm trong khi tiến hành nghiên cứu bài mới (chiếm 62,50%)
- Trong các hình thức sử dụng thí nghiệm của giáo viên thì chủ yếu được cácgiáo viên tiến hành biễu diễn minh họa kiến thức (chiếm 79,17%), bên cạnh đó thìgiáo viên cũng cho học sinh làm thí nghiệm minh họa kiến thức ( chiếm 54,17%),
Trang 28và đa số giáo viên đều tiến hành hình thức sử dụng thí nghiệm ở các giờ thực hành
do HS tự tiến hành và GV đóng vai trò dẫn dắt (chiếm 95,83%)
- Đa số GV cho rằng kĩ năng tiến hành thí nghiệm của HS chưa đảm bảo tínhkhoa học và độ chính xác của nội dung thí nghiệm nên chưa mạnh dạn giao việc cho
- Dụng cụ, hóa chất cũ, hư nên không đủ chuẩn bị cho cả lớp tiến hành thínghiệm cùng một lúc, đồng thời cũng không đảm bảo tính thành công của thínghiệm (chiếm 58,33%) Bên cạnh đó sĩ số lớp học quá đông cũng ảnh đến công tácchuẩn bị thực hành thí nghiệm cho HS gặp rất nhiều khó khăn (chiếm 45,83%)
- Khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên mất rất nhiều thời gian do không có cán bộchuyên trách phòng thí nghiệm nên dẫn đến tâm lí e ngại (chiếm 66,67%) Nếu cóchuẩn bị thí nghiệm thì chỉ chuẩn bị hóa chất, dụng cụ cho GV tiến hành biểu diễntrên lớp (nhất là đối với kiến thức bài mới)
- Một số GV đã thay thế giờ thực hành bằng cách cho HS quan sát hình ảnhthông qua các video thí nghiệm hoặc mô phỏng nên ít sử dụng thí nghiệm trực quan(chiếm 33,33%)
- Bên cạnh đó số lượng bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành (như bài tập thựcnghiệm, bài tâp liên quan đến sản xuất hóa học,…) rất ít sử dung hoặc không sửdụng
- Chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý cho giáo viên khi phải tiếp xúc với hóachất độc hại,…
- Mặt khác một số thí nghiệm rất khó tiến hành, độ đảm bảo an toàn và thànhcông thấp, hóa chất độc,…Ngoài ra tài liệu hướng dẫn liên quan về thực hành thínghiệm còn rất hạn chế
Trang 29- Chương trình học quá tải đối với HS nên GV chỉ chú trọng dạy lí thuyết để tậptrung vào các kì thi (do đề thi không có nội dung thực hành thí nghiệm) (chiếm70,83%).
Tóm lại, thực trạng hiện nay ở trường phổ thông nói chung, THCS nói riêng
đa số các thầy cô giáo ít sử dụng thí nghiệm, đặc biệt là thí nghiệm của HS tronggiờ học
Trang 30TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1 Cơ sở lý luận về phát huy tính tích cực của HS: khái niệm, biểu hiện, cácbiện pháp
2 Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông:
- Vấn đề thí nghiệm trong hóa hoc
- Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học
- Thí nghiệm biểu diễn của GV, thí nghiệm của HS
- An toàn khi sử dụng thí nghiệm
3 Điều tra thực trạng dạy học hóa học qua 24 GV ở một số trường THCS
huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
- Phòng thí nghiệm chưa đạt chuẩn, thiết bị thí nghiệm còn thiếu, dụng cụ thínghiệm chưa đáp ứng đủ để tiến hành các thí nghiệm và không có độ an toàn Cán
bộ phụ trách phòng thí nghiệm không phải là chuyên trách chủ yếu là kiêm nhiệm
- Thí nghiệm ít được tiến hành trong giảng dạy hóa học của GV ngoài cácnguyên nhân khách quan còn có các nguyên nhân chủ quan: ngại tiếp xúc hóa chất,
kĩ năng làm thí nghiệm chưa tốt, mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị, chưa cóchế độ đãi ngộ hợp lý cho GV,…
Đây là cơ sở lí luận và thực tiễn cho các đề xuất sử dụng thí nghiệm trong dạyhọc hóa học lớp 8 THCS theo hướng dạy học tích cực ở chương sau
Trang 31CHƯƠNG 2:
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
LỚP 8 THCS THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 8 THCS:
2.1.1 Mục tiêu chương trình hóa học lớp 8 THCS:
Môn hóa học bắt đầu từ lớp 8 THCS nhằm cung cấp cho HS một hệ thống kiếnthức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một
số kĩ năng hóa học cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần giáo dục đạođức, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS tiếp tụchọc lên hoặc đi vào cuộc sống lao động
Môn hóa học lớp 8 THCS có nhiệm vụ giúp HS đạt được các mục tiêu cụ thểnhư sau:
a) Về kiến thức: HS có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu
về hóa học bao gồm:
- Hệ thống các khái niệm hóa học cơ bản, học thuyết, định luật hóa học như:nguyên tử, nguyên tố, phân tử, phản ứng hóa học, đơn chất, hợp chất, mol, định luậtbảo toàn khối lượng,
- Một số chất vô cơ quan trọng, gần gũi với đời sống, sản xuất như: hiđro, nước,
…
- HS có được một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sảnphẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và môi trường
b) Về kĩ năng: HS có được một số kĩ năng hóa học phổ thông cơ bản và thói
quen làm việc khoa học như:
- Biết cách làm việc khoa học và hoạt động nhận thức khoa học
- Biết cách thu thập, phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu
- Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tựhọc
- Có kĩ năng cơ bản để làm việc với hóa chất, dụng cụ hóa học, quan sát, mô tảhiện tượng thí nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm hóa học đơn giản trong môn
Trang 32- Có kĩ năng giải bài tập hóa học và các phương pháp tính toán hóa học.
- Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề của thực tiễnliên quan đến hóa học
c) Về thái độ và tình cảm: HS có được những thái độ tích cực như:
- Có hứng thú và ham thích học tập hóa học, có niềm tin về khả năng nhận thứccủa con người và vai trò của hóa học trong thực tiễn cuộc sống
- Có phẩm chất, thái độ cần thiết của người lao động như: tính cẩn thận, tỉ mỉ,kiên trì, chính xác, trung thực,…
- Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội để có thể hòa nhập vớithiên nhiên, môi trường và cộng đồng
2.1.2 Định hướng của chương trình hoá học THCS:
Hiện nay chương trình hóa học ở cấp THCS được đổi mới gắn liền với sự pháttriển của xã hôi nên chương trình đã chú trọng đến những vấn đề mang tính địnhhướng và đổi mới của giáo dục như:
- Chú trọng tính thiết thực trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, đặctrưng của bộ môn, chú ý cặp nhật kiến thức môn học, bổ sung kiến thức thiết yếucủa thời đại như các kiến thức về môi trường Những kiến thức mà HS cần phảinắm vững phải là kiến thức cơ bản có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và sảnxuất
- Chú trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cho HS, đặc biệt lànăng lực tư duy, năng lực hành động thông qua việc đổi mới phương pháp dạy vàhọc hóa học
- Chú trọng thực hành thí nghiệm: yêu cầu này được thực hiện bằng những đổimới tích cực như tăng số lượng các thí nghiệm đưa vào các bài học và chú trọng đếncác thí nghiệm HS có thể tiến hành bằng các dụng cụ đơn giản, hóa chất thôngdụng, dễ kiếm; tăng số bài thực hành thí nghiệm và tạo điều kiện để GV ở hầu hếtcác trường có thể thực hiện được
- Chú trọng đến việc đổi mới phương pháp học, đổi mới kiểm tra đánh giá và tăngcường yêu cầu kiểm tra đánh giá về năng lực thực hành, vận dụng tổng hợp kiếnthức và kĩ năng thí nghiệm hóa học
- Chú trọng đến việc luyện tập và rèn kĩ năng hóa học cho HS, đặc biệt là kĩ nănglàm việc khoa học và nghiên cứu khoa học
Trang 33- Chú trọng mối liên hệ liên môn học và liên thông với môn khoa học ở cấp tiểuhọc, môn hóa học ở cấp THPT đảm bảo yêu cầu phân hóa HS và giảm tải.
2.1.3 Nội dung chương trình hóa học lớp 8 THCS:
Chương trình Hóa học lớp 8 THCS được cấu trúc thành 6 chương Sự phân bố nộidung các chương như sau:
Chương 1: Chất nguyên tử - Phân tử ( 15 tiết)
20 Tính theo công thức hóa học
21 Tính theo phương trình hóa học – Luyện tập
22 Bài luyện tập 4
Chương 4: Oxi – Không khí (10 tiết)
23 Tính chất của oxi
Trang 3424 Sự oxi hóa Phản ứng hóa hợp Ứng dụng của oxi
2.1.4 Phân tích nội dung chương 4 – 5 Hóa học lớp 8 THCS:
Chương 4 – 5 nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về hai nguyên tố Oxi, hiđrô
và hợp chất của chúng là nước Đây là hai nguyên tố có ý nghĩa nhận thức to lớn vàquan trọng hàng đầu trong hóa học Đồng thời các đơn chất oxi, hiđrô và hợp chấtnước là những chất phổ biến có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất Việc nghiên cứu oxi, hiđrô, nước được thực hiện trên cơ sở các nội dung cơ bảncủa thuyết nguyên tử, phân tử, định luật bảo toàn khối lượng cùng các phép toánhóa học Sự nghiên cứu các đơn chất và hợp chất O2, H2 và hợp chất H2O đượcnghiên cứu trên cơ sở thí nghiệm hóa học và từ đó rút ra những nhận xét về tính
Trang 35các chất Đồng thời thông qua nghiên cứu tính chất hóa học, điều chế oxi, hiđrô,nước bước đầu hình thành cho HS khái niệm về các loại phản ứng hóa học cơ bản(hóa hợp, phân hủy, thế, oxi – hóa khử) và khái niệm về các loại hợp chất vô cơ cơbản là oxit, bazơ, axit, muối (khái niệm, công thức hóa học, phân loại, gọi tên).Khái niệm phản ứng oxi – hóa khử được nghiên cứu sâu hơn về nội dung các yếu tốdẫn đến khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm chất oxh – chất khử, sự oxh –
sự khử,… Đồng thời có được thêm tư liệu đọc thêm để chuẩn bị cho HS tiếp thubản chất của phản ứng oxh – khử theo quan điểm thuyết electron ở THPT
Như vậy, quá trình nghiên cứu chương 4 - 5 thì phương pháp trực quan được sửdụng chủ yếu, thí nghiệm hóa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiêncứu tính chất các chất Do đó chúng tôi nghiên cứu phương pháp sử dụng thínghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học các chương này
2.2 HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM DÙNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “OXI
– KHÔNG KHÍ”, CHƯƠNG “HIDRO – NƯỚC” LỚP 8 THCS:
2.2.1 Danh mục thí nghiệm trong chương “Oxi – Không khí”
Khi dạy học chương “Oxi–Không khí” cần tiến hành các thí nghiệm hóa học sau:
Bài 24: Tính chất của oxi
Thí nghiệm 1: Tính chất vật lí của oxi
Thí nghiệm 2: Oxi tác dụng với lưu huỳnh
Thí nghiệm 3: Oxi tác dụng với photpho
Thí nghiệm 4: Oxi tác dụng với kim loại
Bài 27: Điều chế khí oxi- Phản ứng phân hủy
Thí nghiệm 1: Điều chế khí oxi trong PTN
Thí nghiệm 2: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí
Thí nghiệm 3: Thu khí oxi bằng cách đẩy nước
Bài 28: Không khí – sự cháy
Thí nghiệm 1: Xác định thành phần không khí
Bài 30: Bài thực hành 4: Điều chế và thu khí oxi và thử tính chất của oxi
Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi
Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi
2.2.2 Danh mục thí nghiệm trong chương “Hidro – Nước”
Khi dạy học chương “Hidro – Nước” cần tiến hành các thí nghiệm hóa học sau:
Trang 36Bài 31: Tính chất và ứng dụng của hidro
Thí nghiệm 1: Tính chất vật lí của hidro
Thí nghiệm 2: Hiđrô tác dụng với oxi
Thí nghiệm 3: Hiđrô tác dụng với đồng oxit
Bài 33: Điều chế khí hidro – Phản ứng thế
Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđrô trong PTN
Thí nghiệm 2: Điều chế hiđrô trong công nghiệp ( Điện phân nước)
Bài 35: Bài thực hành 5: Điều chế thu khí hidro và thử tính chất của hidro
Thí nghiệm 1: Điều chế khí Hiđrô từ kẽm và axit clohiđric Đốt cháy khíHiđrô trong không khí
Thí nghiệm 2: Thu hidro bằng cách đẩy không khí
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng oxit
Bài 36: Nước
Thí nghiệm 1: Sự phân hủy nước bằng dòng điện
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với kim loại
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với một số oxit bazơ
Thí nghiệm 4: Nước tác dụng với một số oxit axit
Bài 39: Bài thực hành 6: Tính chất hóa học của nước
Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
2.3 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG 4 - 5 HÓA HỌC LỚP 8 THCS THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC:
2.3.1 Sử dụng thí nghiệm đối chứng.
Để hình thành khái niệm hóa học và giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác về mộtqui tắc, tính chất của chất cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hóa học ở dạng đốichứng để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiểm tra mà HS cần chú ý
Ví dụ 1: Thí nghiệm oxi tác dụng với lưu huỳnh.
Để làm rõ hiện tượng lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí ta
có thể tổ chức cho HS làm thí nghiệm đối chứng