1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

44 luan van bao cao vận dụng marketing − mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của tổng công ty thương mại hà nội trên địa bàn TP hà nội

64 596 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

Tên giaodịch Tổng công ty thương mại Hà Nội được sử dụng cho đến nay, tính đến thờiđiểm cuối năm 2010 Tổng công ty có nhân lực là hơn 7.000 CBCNV, doanh thuđạt 6.727 tỷ đồng, kim ngạch X

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Vận dụng Marketing − Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trên địa bàn TP Hà Nội” là công trình nghiên cứu của cá nhân em Các số liệu và thông

tin được nêu trong chuyên đề hoàn toàn trung thực Những kết quả thu được quachuyên đề thực tập là của bản thân em, những kết quả này chưa từng được công

bố ở bất kì chuyên đề hay đề tài nào khác

Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Đồng Thanh Nam

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 3

(HAPRO) 3

1.1 Thông tin chung về Tổng công ty 3

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 3

1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 6

1.4 Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 12

1.5 Tổng quan về sản phẩm rau an toàn……… 14

CHƯƠNG 2 20

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING - MIX TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI 20

2.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 20

2.1.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 20

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 21

2.1.3 Kết quả tiêu thụ rau an toàn của Tổng công ty 21

2.2 Thực trạng vận dụng Marketing- Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội 24

2.2.1 Thị trường trọng điểm 25

2.2.2 Sản phẩm 28

2.2.3 Giá 30

2.2.4 Phân phối 32

2.2.5 Xúc tiến hỗn hợp 37

2.3 Đánh giá chung về thực trạng vận dụng Marketing- Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty trên địa bàn TP Hà Nội 40

2.3.1 Những mặt đã đạt được 40

2.3.2 Những mặt còn tồn tại 41

CHƯƠNG 3 44

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKETING- MIX NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 44

3.1 Mục tiêu và phương hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty 44

3.1.1 Dự báo thị trường 44

3.1.2 Mục tiêu 45

Trang 3

3.1.3 Phương hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng

công ty 47

3.2 Một số giải pháp vận dụng Marketing − Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội 49 3.2.1 Đầu tư nghiên cứu thị trường 49

3.2.2 Xây dựng chiến lược Marketing − Mix cho từng thời kì nhất định 50 3.2.3 Tăng cường chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao 50

3.2.4 Phát triển các hoạt động dịch vụ 50

3.2.5 Sử dụng đòn bẩy giá để thu hút khách hàng 51

3.2.6.Từng bước hoàn thiện hệ thống phân phối 51

3.2.7 Tăng cường hợp lý các hoạt động xúc tiến hỗn hợp 52

3.2.8 Không ngừng tạo dựng và nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thị trường 53

3.2.9 Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên 54

3.3 Một số kiến nghị 54

3.3.1 Kiến nghị với Bộ Công Thương 54

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý khác 55

KẾT LUẬN 57

PHỤ LỤC 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nước ta đã và đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế thị trường Bên cạnh những ưu thế như đưa nền kinh tếđất nước phát triển, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những hạn chế như: Ônhiễm môi trường, thoái hóa trong hành vi kinh doanh…Những hạn chế này tácđộng trực tiếp đến người dân trong nước, một trong những tác động đó là do ônhiễm môi trường, do chạy theo lợi nhuận mà các sản phẩm rau hiện nay cónguy cơ nhiễm nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng Để bảo vệsức khỏe cho người tiêu dùng trên thị trường đã và đang xuất hiện các sản phẩmrau an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng an toàn của người tiêu dùng, kinhdoanh rau an toàn có thể được coi là một hướng kinh doanh mới tiềm năng đốivới các nhà kinh doanh trên thị trường rau nói chung Định hướng theo nhu cầuthị trường, dưới sự ủy thác của UBND thành phố Hà Nội Tổng công ty thươngmại Hà Nội (Hapro) đã chính thức tham gia thị trường rau an toàn vào ngày19/10/2010 Thị trường rau an toàn là thị trường mới mở, hiện số lượng các chủthể kinh doanh tham gia thị trường còn ít, để giành được thị phần lớn Tổng công

ty cần xây dựng được cách thức tiêu thụ khoa học phù hợp với yêu cầu của thịtrường

Trước thực tế trên, em lựa chọn đề tài: “Vận dụng Marketing − Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội trên địa bàn TP Hà Nội” Chuyên đề của em tập trung vào nghiên cứu thực trạng vận

dụng Marketing − Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công tythương mại Hà Nội, từ đó đưa ra các biện pháp vận dụng Marketing − Mix nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ rau an toàn của Tổng công ty Marketing −Mix ngày nay có thể được hiểu theo các mức độ khác nhau, bao gồm nhiều công

Trang 5

cụ khác nhau (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người, kế hoạch…) nhưngtrong phạm vi chuyên đề này em chỉ sử dụng bốn công cụ truyền thống củaMarketing − Mix là Sản phẩm, Giá, Phân phối, Xúc tiến hỗ hợp để nghiên cứu

và phân tích vấn đề

Mục đích thực hiện chuyên đề của em là vận dụng những kiến thức đã đượchọc vào phân tích và tìm cách giải quyết một vấn đề kinh tế thực tiễn từ đó rènluyện khả năng nghiên cứu thực tiễn, kỹ năng chuyên môn của ngành nghề đượcđào tạo

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có ba chương:

Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro)

Chương 2: Thực trạng vận dụng Marketing − Mix trong tiêu thụ sản phẩmrau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội trên địa bàn TP Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp vận dụng Marketing − Mix nhằm thúc đẩytiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty thương mại Hà Nội trên địa bàn

Trang 6

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

(HAPRO)

1.1 Thông tin chung về Tổng công ty

Tên công ty: TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Tên tiếng Anh: HANOI TRADE CORPORATION

Tên giao dịch : HAPRO

Địa chỉ: Văn phòng TCT: 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (+84 4) 38 276 984; Fax: (+84 4) 38 276 983/ 39 288 407

Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh: 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1Tel: (+84 8) 38 216 253; Fax: (+84 8) 38 216 250

Website: www.haprogroup.vn Email: hapro@haprogroup.vn

Vốn điều lệ: 272.147.000.000 (VNĐ)

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước đượcthành lập từ năm 1991 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công tyThương mại Hà Nội (Hapro) được tóm lược như sau:

Ngày 14/8/1991 có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, nhân lực một người,

vốn 50 triệu đồng, chưa có con dấu

Tháng 01/1992 xin được dấu là: Ban đại diện phía nam của Liên Hiệp

SX-DV& XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội Ngày 06/04/1992 UBND TP.HàNội ra quyết định số 672/QĐ-UB quyết định chuyển ban đại diện phía Namthuộc liên hiệp SX-DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội thành chi nhánhSX-DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội lấy tên đối ngoại làHAPROSIMEX SAIGON Trụ sở chính tại 149 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP

Hồ Chí Minh Nhân lực 3 người (đầu năm), 10 người (cuối năm); Doanh số 5 tỷ

Trang 7

đồng; Kim ngạch XNK 500.000 USD; Thị trường XNK: 4 nước HongKong,Singapore, Ấn Độ, Malaixia

Ngày 18/03/1993 Giám đốc liên hiệp SX-DV & XNK tiểu thủ công

nghiệp Hà Nội ra quyết định số 27/QĐ –TC quyết định thành lập chi nhánh phíaNam thuộc Công ty SX-DV & XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội lấy tên đốingoại là HAPROSIMEX SAIGON Trụ sở 149 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HồChí Minh Ngày 20/11/1993 Giám đốc SX- DV & XNK tiểu thủ công nghiệp HàNội ra quyết định số 67/QĐ-TC thành lập chi nhánh “HAPROSIMEX SAIGON”trực thuộc Công ty SX- XNK Tổng hợp Hà Nội, trụ sở chính 149 Lý ChínhThắng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Nhân lực 20 người; Doanh thu 35 tỷ đồng;Kim ngạch XNK 3.100.000 USD; Thị trường XNK mở thêm hai nước làIndonexia và Thái Lan

Năm 1999 Chi nhánh Công ty SX- XNK Tổng hợp Hà Nội

(HAPROSIMEX SAIGON) nhập với Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy LêNgọc Hân và đổi tên thành Công ty SX- XNK Nam Hà Nội, trụ sở tại 28b LêNgọc Hân Nhân lực 180 người; doanh số 255 tỷ đồng; Kim ngạch XNK18.000.000 USD; Thị trường XNK 48 nước và khu vực trên thế giới

Tháng 12/2000 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ- UB

ngày 12/02/2000 nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa vào Công ty SX- XNKNam Hà Nội và đổi tên thành Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội và chuyển

về Sở thương mại quản lý về mặt nhà nước Nhân lực 220; Doanh số 286 tỷđồng; Kim ngạch XNK 20.000.000 USD; Thị trường 50 nước và khu vực trênthế giới

Ngày 11/08/2004 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số

125/2004/QĐ- UBND thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội hoạt độngtheo mô hình Công ty mẹ- Công ty con trên nền Công ty SX- DV & XNK Nam

Hà Nội Nhân lực 850 người, Doanh thu 850 tỷ đồng; Kim ngạch XNK

Trang 8

50.000.000 USD; Thị trường XNK 54 nước và khu vực trên thế giới Tên giaodịch Tổng công ty thương mại Hà Nội được sử dụng cho đến nay, tính đến thờiđiểm cuối năm 2010 Tổng công ty có nhân lực là hơn 7.000 CBCNV, doanh thuđạt 6.727 tỷ đồng, kim ngạch XNK 237,6 triệu USD, có thị trường XNK ở 60nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Như vậy, Tổng công ty thương mại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từtháng 01/1992 với con dấu là Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp SX-DV &XNK Tiểu thủ công nghiệp Hà Nội thực hiện chức năng cơ bản là thương mạiquốc tế Trong thời gian đầu do nguồn lực mọi mặt còn hạn chế: nhân lực 3người (đầu năm 1992), vốn 50 triệu (8/1991) Tổng công ty lúc này chủ yếu tậptrung vào xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp (Nông sản: gạo, lạc, chè,hạt tiêu, quế, Nghệ…; Thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng mây tre đan, gốm, sứ,

gỗ mỹ nghệ…) hướng tới thị trường là các nước trong khu vực Đông Nam Á vàlân cận (tính đến cuối năm thị trường XNK gồm 4 nước là Hồng Kong,Singapore, Ấn Độ, Malaixia) Trong thời gian sau này, dưới sự chỉ đạo củaUBND thành phố Hà Nội cùng với ban lãnh đạo Tổng công ty trên cơ sở nguồnlực tích lũy về mọi mặt của Tổng công ty và các nguồn lực khác thuộc sự quản lýcủa UBND thành phố Hà Nội Tổng công ty đã từng bước mở rộng quy mô kinhdoanh, lĩnh vực hoạt động, phát triển thị trường hướng đến một tập đoàn kinh tế

đa ngành, xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn nhân lực Hiệnnay, Tổng công ty có hơn 7.000 CBCNV hoạt động ở 33 công ty (Công ty mẹ vàcác Công ty con), vốn của Công ty mẹ là hơn 1.000 tỷ đồng, tham gia hoạt độngtrong các lĩnh vực: Sản xuất , Thương mại (thương mại quốc tế và thương mạinội địa), Dịch vụ và Đầu tư trong đó chủ lực là XNK (thương mại quốc tế) vàthương mại nội địa Với danh mục mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng Tổngcông ty đã vươn thị trường tới 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới doanh thu

Trang 9

hàng năm đạt gần 7.000 tỷ đồng, kim ngạch XNK trên 230 triệu USD và khôngngừng tăng theo các năm.

1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

1 Hội đồng thành viên (hội đồng quản trị): Chịu trách nhiệm trước đại diện

chủ sở hữu, trước pháp luật về chức năng nhiệm vụ mọi hoạt động của công ty

2 Ban kiểm soát: gồm trưởng ban là thành viên hội đồng quản trị và một số

thành viên khác giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chínhxác trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

3 Ban điều hành (bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các giám

đốc khu vực) Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và phápluật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, phụ trách công tác tổ chứccán bộ, công tác tài chính, định hướng phát triển Các phó tổng giám đốc và cácgiám đốc khu vực thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể

HỘI ĐỒNG

Trang 10

THÀNH VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GD VÀ CÁC GD LĨNH VỰC

CÔNG

TY CON

CÁC ĐƠN

VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

1.1.sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty

4 Các phòng ban quản lý bao gồm:

4.1 Văn phòng: thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lễ tân, bảo vệ cơ quan, lái

xe và quản trị cơ sở vật chất kĩ thuật của trụ sở Tổng công ty, tổ chức nơi làm

KIỂM SOÁT VIÊN

Trang 11

việc và đảm bảo điều kiện tốt nhất cho lãnh đạo và cán bộ công nhân viên tại vănphòng Tổng công ty.

4.2 Phòng Quản Trị Nhân Sự: Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy

của Tổng công ty chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng, ban, bộ phận, đơn vịtrực thuộc Tổng công ty; Hoạch định tài nguyên nhân sự, xây dựng chiến lược,

kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Công ty mẹ và các Công ty thành viêncho từng giai đoạn phát triển của Tổng công ty; Thực hiện công tác tuyển dụng,đào tạo, đánh giá các bộ nhân viên cho Tổng công ty; Xây dựng cơ chế tiềnlương, các chính sách đãi ngộ, các chế độ khác làm cơ sở phát triển nguồn nhânlực của Tổng công ty

4.3 Phòng Dự Án: Quản lý triển khai các dự án đầu tư của công ty mẹ theo

đúng trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do các cơ quan quản lýnhà nước ban hành; Quản lý công tác đầu tư của các công ty thành viên; Tư vấn,

hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện quy trình triển khai các dự án đầu tư theochức năng nhiệm vụ được Tổng công ty phân công; Tổ chức thực hiện cácchương trình kế hoạch đầu tư của Tổng công ty

4.4 Phòng phát triển dự án: Quản lý triển khai các dự án đầu tư của công ty

mẹ đúng trình tự, thủ tục và quản lý đàu tư xây dựng cơ bản do các cơ quan quản

lý nhà nước ban hành; Tư vấn, hỗ trợ các công ty thành viên thực hiện quy trìnhtriển khai các dự án đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được tổng công ty phâncông; Thực hiện nhiệm vụ thường trực hội đồng lựa chọn nhà đầu tư Tổng côngty; Phân tích tài chính và hiệu quả các dự án đầu tư; Quản lý hệ thống mạng lưới,địa điểm của tổng công ty; Tham mưu cho ban lãnh đạo tổng công ty trong việcnâng cao hiệu quả các điểm kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thànhviên

4.5 Phòng phát triển hạ tầng thương mại: Quản lý triển khai các dự án đầu

tư của công ty mẹ theo đúng trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 12

do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành; Tư vấn, hỗ trợ các công ty thànhviên thực hiện quy trình triển khai các dự án đầu tư theo chức năng nhiệm vụđược Tổng công ty phân công; Nghiên cứu thị trường, chủ động tìm kiến vị trí,địa điểm phù hợp để phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàngtiện ích Hapromart, Haprofood của Tổng công ty; Quản lý triển khai các dự ánđầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và các dự ánkhác…

4.6 Ban đối ngoại: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển quan hệ đối

ngoại trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh củaTổng công ty; Thiết lập, duy trì, phát triển và khai thác có hiệu quả các mối quan

hệ với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, xây dựng và đề xuất các chínhsách mới đối với các mối quan hệ đối ngoại; Nghiên cứu, cập nhật, quản lý, khaithác thông tin thị trường của từng khu vực thị trường, là đầu mối tiếp nhận thôngtin, luân chuyển, đề xuất xử lý, khai thác từ các đối tác, khách hàng và các mốiquan hệ giao dịch đối ngoại của Tổng công ty; Đầu mối quản lý việc tổ chức cácđoàn đi công tác nước ngoài của các công ty thành viên, đơn vị trực thuộc Tổngcông ty

4.7 Ban Tài Chính kế toán & kiểm toán: Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng

công ty những vấn đề liên quan đến tài chính và đầu tư tài chính; Quản lý sửdụng và phát triển vốn; Xây dựng chiến lược vốn và các kế hoạch huy động, đầu

tư và sử dụng vốn nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sự pháttriển của Tổng công ty; Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, kiểm soát,đầu tư và quản lý tài chính

4.8 Ban thương hiệu- Marketing: Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng công

ty chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng kế hoạch cho công tác quảng báhình ảnh của Tổng công ty; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trìnhtruyền thông phục vụ mục tiêu phát triển thương hiệu, phát triển sản xuất kinh

Trang 13

doanh của Tổng công ty; Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây chiến lược pháttriển sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đạt hiệu quả tối đa mục tiêu tăng trưởng vàphát triển thị trường của Tổng công ty.

4.9 Ban pháp lý và hợp đồng: Nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật

của Việt Nam liên quan tới lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty để tham mưucho ban lãnh đạo Tổng công ty trong việc định hướng phát triển và quản lý điềuhành các hoạt động của Tổng công ty; Thường trực tiếp nhận và xử lý các tranhchấp, khiếu nại về hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhân sự, các tranh chấp liên quantới Tổng công ty tại tòa án; Xây dựng các quy chế, quy định, các văn bản pháp lýcủa Tổng công ty trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với đặcđiểm hoạt động của Tổng công ty; Thẩm định về mặt pháp lý các hợp đồng kinh

tế và các văn bản khác khi có yêu cầu; Tư vấn pháp lý cho lãnh đạo Tổng công

ty, các cá nhân và tổ chức trong hệ thống Tổng công ty

5 Các Đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc bao gồm các đơn vị: Trung tâm công

nghệ thông tin; Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc; Trung tâm kinh doanh hàngmiễn thuế; Trung tâm thương mại dịch vụ Bốn mùa; Trung tâm phát triển thịtrường nội địa; Trung tâm nghiên cứu phát triển; Công ty siêu thị Hà Nội; Chinhánh Tổng công ty tại TP.Hồ Chí Minh; Trung tâm kinh doanh chợ đầu mốiphía Bắc Thăng Long; Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam; Trung tâmkinh doanh chợ Thượng Đình; Nhà máy mỳ Hapro; Xí nghiệp dịch vụ kho hàng,

Xí nghiệp Gốm Chu Đậu Các đơn vị này tự lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức sảnxuất kinh doanh theo đúng chức năng, nhiệm vụ và theo định hướng chung củaTổng công ty, chịu trách báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lênTổng công ty

6 Công ty con: là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Công ty

mẹ giữ 100% vốn điều lệ, Công ty cổ phần mà Công ty mẹ có vốn góp chi phối,bao gồm các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên

Trang 14

XNK và đầu tư Hà Nội (Unimex); Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước mộtthành viên thực phẩm Hà Nội; Công ty thương mại- dịch vụ tổng hợp Hà Nội(Servico); Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi; Công ty thương mại- dịch vụthời trang Hà Nội (Hafasco); Công ty cổ phần sự kiện và ẩm thực Hapro; Công

ty sản xuất xuất khẩu nông sản Hà Nội; Công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội(Simex); Công ty cổ phần SXKD gia súc gia cầm; Công ty cổ phần chợ Bưởi;Công ty cổ phần thương mại đầu tư Long Biên; Công ty cổ phần Phương NamPUNA; Công ty cổ phần du lịch Hapro; Công ty thương mại và Đầu tư Hà Nội;Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thủy tinh Hà Nội; Công ty cổ phần ThủyTạ; Công ty cổ phần vật liệu xây dựng; Công ty cổ phần Rượu Hapro; Công ty

cổ phần Sứ Bát Tràng

7 Công ty liên kết và Công ty liên kết tự nguyện là công ty cùng với Tổng

công ty góp chung vốn, con người, kĩ thuật… để thực hiện các hoạt động sảnxuất kinh doanh nào đó, bao gồm các công ty: Công ty cổ phần kinh doanh XNK

An Phú Hưng; Công ty trách nhiệm hữu hạn thủ công mỹ nghệ và nội thất NgọcSơn; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển siêu thị Hà Nội…

Trang 15

1.4 Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Tổng công ty thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước lại là doanhnghiệp thương mại đầu ngành của thành phố Hà Nội chính vì thế trong hoạt độngkinh doanh Tổng công ty nhận được những sự ưu ái nhất định từ UBND thànhphố Hà Nội, bên cạnh đó cũng do là doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt độngkinh doanh của Tổng công ty phải được định hướng theo chương trình phát triểnkinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của đất nước nói chung (phốihợp hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội)

Hoạt động kinh doanh cơ bản của Tổng công ty là thương mại, trong đóhiện nay doanh thu từ hoạt động XNK (thương mại quốc tế) vẫn chiếm tỷ trọnglớn hơn so với doanh thu từ thương mại nội địa do đó hoạt động kinh doanhchung của Tổng công ty phụ thuộc rất lớn vào những biến động kinh tế từ thịtrường quốc tế Để giảm thiểu sự phụ thuộc từ thị trường quốc tế, tận dụng nhiềuhơn cơ hội từ thị trường trong nước, phát triển bộ mặt thương mại của thủ đôTổng công ty trong thời gian gần đây và tới đây đã và đang tập trung một phầnnguồn lực phát triển thị trường nội địa mà trọng tâm là địa bàn thành phố Hà NộiHiện nay, Tổng công ty có thị trường quốc tế trên 60 nước và vùng lãnh thổtrên thế giới, về phía thị trường trong nước Tổng công ty có mạng lưới kinhdoanh bao gồm: 14 siêu thị; 18 cửa hàng tiện ích Hapromart; 70 cửa hàng thựcphẩm Haprofood; 3 trung tâm kinh doanh chợ, chợ đầu mối; 180 cửa hàngchuyên doanh thời trang, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng…Đây chính là tiền

đề để Tổng công ty xây dựng cầu nối thương mại hai chiều giữa thị trường quốc

tế và thị trường nội địa một cách ưu thế hơn các doanh nghiệp khác hoạt độngtrong cùng lĩnh vực

Bên cạnh lĩnh vực chủ lực là thương mại Tổng công ty còn tham gia hoạtđộng trong các lĩnh vực sản xuất và đầu tư phát triển hạ tầng, các chức năng khi

Trang 16

được liên kết thích hợp sẽ tạo cho Tổng công ty nhiều nguồn thu, giảm thiểu rủi

ro trong kinh doanh (tuy nhiên hoạt động này yêu cầu Tổng công ty cần đầu tưnguồn lực lớn)

Tổng công ty thực hiện xuất khẩu các mặt hàng: Thủ công mỹ nghệ, Hàngcông nghiệp nhẹ, Hàng nông sản, Thực phẩm chế biến; với thương mại nội địaTổng công ty thực hiện kinh doanh các mặt hàng: Hàng nông sản, Thực phẩmchế biến, Đồ gia dụng, Máy móc thiết bị,…trong khi Tổng công ty chỉ thực hiệnsản xuất được một số mặt hàng Nông sản, Thực phẩm chế biến và sở hữu một số

cơ sở sản xuất đồ Thủ công mỹ nghệ như Gốm sứ, sắt mỹ nghệ Chính vì thếnguồn hàng kinh doanh của Tổng công ty chỉ bao gồm một phần nhỏ là các sảnphẩm mà Tổng công ty tự sản xuất còn chủ yếu đều là những nguồn hàng đượcthu mua từ các tổ chức bên ngoài

Tại thị trường trong nước Tổng công ty có hệ thống mạng lưới kinh doanhbán lẻ: 14 siêu thị, 18 cửa hàng tiện ích Hapromart, 70 cửa hàng thực phẩmHaprofood; 180 cửa hàng chuyên doanh thời trang, kim khí điện máy, vật liệuxây dựng Các siêu thị, cửa hàng này đều được trang bị các trang thiết bị đúngchuẩn theo các siêu thị, cửa hàng kiểu mẫu (các cửa hàng đều được thiết kế trangnhã, được trang bị các thiết bị quản lý, thanh toán điện tử,…) Đội ngũ nhân viêntại các siêu thị cửa hàng có phong cách làm việc chuyên nghiệp Tuy nhiên, tathấy phần lớn các điểm kinh doanh của Tổng công ty là các cửa hàng nhỏ lẻchính vì thế nếu so sánh những điểm kinh doanh này với các cửa hàng thôngthường của các cá nhân kinh doanh thông thường thì các điểm kinh doanh củaTổng công ty là một điểm mua hàng tiện ích và văn minh hơn đối với người tiêudùng, Nhưng nếu so sánh với các siêu thị thì các điểm kinh doanh của Tổng công

ty lại bộc lộ nhiều yếu điểm như: do diện tích kinh doanh hẹp nên khối danh mụccác mặt hàng bày bán không đa dạng, máy móc trang thiết bị phục vụ cho kinhdoanh không hiện đại, các kho chứa hàng và bảo quản hàng rất hạn chế nhất là

Trang 17

với những mặt hàng thực phẩm cần những điều kiện bảo quản theo nguyên tắcnhất định…

Tổng công ty có nguồn nhân lực lớn (hơn 7.000 CBCNV hoạt động tại cácCông ty mẹ- Công ty con) với nguồn nhân lực này thuận lợi cho Tổng công tytrong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh có quy mô lớn thế nhưng bên cạnh

đó cũng đặt ra vấn đề cần nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực nhằm cắtgiảm chi phí hoạt động, giảm giá bán trên đơn vị sản phẩm

Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ − Công ty con với 33công ty thành viên − quy mô lớn, các công ty được giao các nhiệm vụ chuyênmôn theo từng lĩnh vực (8 công ty chuyên về XNK, 1 trung tâm phát triển thịtrường nội địa…) các công ty và trung tâm này thực hiện huy động nguồn hàng

từ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước chính vì thế khả năng kiểm soát, chi phốinguồn cung cấp hàng hóa của Tổng công ty là rất ổn định

Đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty với trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm,cống hiến nhiều năm tâm huyết với Tổng công ty là một lợi thế của Tổng côngty

1.5 Một số lý luận về sản phẩm rau an toàn

Khái niệm về rau: Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn đượcdưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng cóthể gộp chung vào các loại rau Trong nền kinh tế thị trường, rau là một hàng hóathiết yếu thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản của con người

Nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp đã chuyển dần sang nềnkinh tế Công − Nông nghiệp, nhiều nhà máy mọc lên ở khắp nơi Chất thải từcác nhà máy này không được sử lý một cách hợp lý theo đúng quy trình đượcthải ra môi trường đã làm nhiễm độc các vùng đất và nguồn nước xung quanh.Rau quả được trồng trên những vùng đất bị nhiễm độc, dùng nước bị nhiễm độc

để tưới và chăm sóc cho rau sẽ làm cho rau có nguy cơ chứa dư lượng kim loại

Trang 18

nặng (Chì, Thủy Ngân, Kẽm, Đồng…) vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép Việcnước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trườngtác động đến các chủ thể của nền kinh tế làm thay đổi quan điểm kinh doanh củahọ: chuyển từ sản xuất hướng vào giá trị sử dụng sang sản xuất hàng hóa Vớiquan điểm mới, để tăng năng suất cho cây trồng các loại phân bón, chất phụ gia,hóa chất (bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật) được sử dụng phổ biến vàrộng rãi trên tất cả các diện tích đất gieo trồng rau của Hà Nội nói riêng và cảnước nói chung Việc sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng các chấtphân bón, chất phụ gia, hóa chất sẽ dẫn đến sản phẩm rau tạo ra có nguy cơ chứa

dư lượng thuốc hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc cỏ), dư lượng đạm Nitrat vượt quátiêu chuẩn cho phép Những sản phẩm rau trên khi được lưu thông trên thịtrường sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng (ảnh hưởng tứcthời là ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng lâu dài là chất độc được tích lũy theo thờigian là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh khó chữa như ung thư)

Trước thực tế trên để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng (trên góc độnhà kinh doanh), đảm bảo sức khỏe cộng đồng (trên giác độ các cơ quan quản lýnhà nước) đã xuất hiện các khái niệm về Rau an toàn và Rau không an toàn Trên

cơ sở các bộ tiêu chuẩn về rau, quả tươi an toàn: ASEANGAP, EUREFGAP,GLOBALGAP và FRESHCARE Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đãxây dựng bộ tiêu chuẩn VIETGAP làm cơ sở để sản xuất và đánh giá Rau antoàn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trườngkhu vực ASEAN và thị trường thế giới hướng tới sản xuất Nông Nghiệp bềnvững Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất Nôngnghiệp tốt cho rau, quả tươi của Việt Nam gọi tắt là VietGap là những nguyêntắc trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảmbảo rau an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo phúc lợi xã hội, sứckhỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên

Trang 19

nguồn gốc sản phẩm Sau đây là nội dung quy trình thực hành sản xuất NôngNghiệp tốt cho rau, quả an toàn (bao gồm 12 nội dung): 1 Đánh giá và lựa chọnvùng sản xuất; 2 Giống và Gốc ghép; 3 Quản lý đất và giá thể; 4 Phân bón vàchất phụ gia; 5 Nước tưới; 6 Hóa chất (bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật);7.Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; 8.Quản lý và xử lý chất thải; 9 Người laođộng; 10.Ghi chép và lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;

11 Kiểm tra nội bộ; 12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Như vậy, dưới góc độkhoa học sau khi bộ tiêu chuẩn VietGap ra đời tại Việt Nam những sản phẩm rauđược sản xuất theo quy trình của VietGap được sếp vào loại rau an toàn còn cácsản phẩm rau sản xuất tự do không theo tiêu chuẩn của VietGap được sếp vàonhững sản phẩm rau không an toàn Nhìn nhận rau an toàn dưới góc độ nhà khoahọc là cơ sở để người kinh doanh làm các thủ tục hành chính để có được các xácnhận từ phía các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan rằngcác sản phẩm rau mà doanh nghiệp đang kinh doanh là các sản phẩm rau an toàncũng như có được giấy phép kinh doanh rau an toàn từ cơ quan quản lý nhànước

Với nhà kinh doanh, Rau an toàn là một loại sản phẩm, hàng hóa trên thịtrường rau nói chung Rau an toàn có thể coi là một sản phẩm “ mới” trên thịtrường rau nói chung, là sản phẩm thay thế của sản phẩm rau truyền thống (hayrau được coi là không an toàn) Rau an toàn hay rau nói chung đều là nhữnghàng hóa thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản của con người nhưng rau an toàn đượccoi là sản phẩm mới, sản phẩm thay thế của rau truyền thống bởi nó thỏa mãnđược nhu cầu sinh lý cơ bản của người tiêu dùng một cách an toàn và tạo đượctâm lý an toàn trong tiêu dùng rau nói chung trong điều kiện môi trường, nguồnnước bị ô nhiễm, người trồng rau sử dụng bừa bãi chất hóa học trong trồng rau.Hay nói cách khác bên cạnh giá trị cốt lõi là thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản rau

an toàn còn thỏa mãn nhu cầu an toàn của người tiêu dùng trong khi rau không

Trang 20

an toàn (rau truyền thống) chỉ thỏa mãn được nhu cầu sinh lý cơ bản, thậm tríviệc thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản thông qua tiêu dùng rau không an toàn còn

có thể gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng Trước thực tế như hiệnnay- nguồn tài nguyên đất, nước bị ô nhiễm, các loại chất hóa học được dùngphổ biến một cách không kiểm soát trên hầu hết các diện tích trồng rau của HàNội nói riêng và cả nước nói chung thì sản phẩm rau an toàn sẽ thay thế hoàntoàn sản phẩm rau không an toàn sẽ là một xu hướng tất yếu và kinh doanh rau

an toàn có thể coi là một hướng đi mới triển vọng trong kinh doanh trên thịtrường rau nói chung Rau an toàn và rau không an toàn là hai sản phẩm khácnhau, hai hàng hóa thay thế nhau nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa hai hàng hóanày lại là những yếu tố mang tính chất kỹ thuật phức tạp mà trực quan thôngthường không thể phân biệt được Chính vì thế trong điều kiện rau không an toàncòn lưu thông phổ biến trên thị trường, để cho sản phẩm rau an toàn lọt vào mắtngười tiêu dùng, người tiêu dùng nhận ra và tin dùng thì ngoài giá trị cốt lõi sảnphẩm rau an toàn cần tạo ra sự khác biệt trên sản phẩm thông qua bao gói và cácgiá trị bổ sung khác- những cam kết về chất lượng sản phẩm của người kinhdoanh rau an toàn trước trong và sau bán Giá trị bổ sung của rau an toàn đượcxây dựng trên cơ sở yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanhnghiệp Rau an toàn nói riêng hay rau nói chung đều là những hàng hóa thôngthường thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người chính vì thế chúng cần đượcphân phối phổ biến trên phạm vi thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn Chung lànhư thế tuy nhiên rau an toàn là một sản phẩm mới trong thị trường rau nóichung chính vì thế để tạo ra sự khác biệt cho nó cần có cách phân phối mới- mộtcách phân phối văn minh hơn (chẳng hạn nó được phân phối tại các điểm bán làcác Siêu thị, các Cửa hàng tiện ích, lực lượng bán hàng chuyên nghiệp cung cáchphục vụ văn minh, phương thức thanh toán hiện đại…) Rau an toàn ra đời thỏamãn được nhiều nhu cầu của người tiêu dùng hơn, được phân phối văn minh hơn

Trang 21

chính vì thế nó sẽ được chào bán với giá cao hơn Mức giá rau an toàn của từngdoanh nghiệp xây dựng phải phù hợp với mức giá chung của thị trường, kháchhàng chấp nhận được, có như thế doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận mớiđảm bảo đạt yêu cầu Rau nói chung là một loại hàng hóa thông thường, thiết yếucho cuộc sống hàng ngày của con người, cầu của người tiêu dùng về rau từ trướcđến nay vốn rất ổn định- trên một khu vực địa lý nhất định nhu cầu về rau nói chỉthay đổi khi có sự thay đổi về quy mô dân số, mức độ tập trung dân số…(nhữngyếu tố mang tính Nhân khẩu học), với từng loại rau thì nhu cầu có thể thay đổitheo mùa, thời vụ Nhu cầu rau nói chung là thường xuyên và ổn định, ngườikinh doanh rau từ trước tới nay thường ít khi nghĩ tới công tác xúc tiến hỗn hợpvới các sản phẩm rau Thế nhưng rau an toàn ra đời bên cạnh lợi ích mới manglại cho người tiêu dùng nó lại có giá cao hơn các sản phẩm rau không an toàn.

Do việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm rau antoàn làm họ không nhận thức được rõ cái họ chi ra (giá của rau an toàn) và cái họnhận được (sản phẩm rau an toàn) dẫn đến cầu tiềm năng về rau an toàn thì caonhưng rau an toàn vẫn không bán được Trước thực tế trên yêu cầu người kinhdoanh rau an toàn cần chú trọng đến công tác xúc tiến hỗn hợp hướng tới ngườitiêu dùng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh rau an toàn Trong mối quan hệ với cáchàng hóa khác, rau an toàn hay rau nói chung chỉ là một bộ phận trong “ mâncơm” của người tiêu dùng − để phục vụ cho một bữa ăn thông thường ngoài rau

ra người tiêu dùng cần thêm thịt, cá, các loại gia vị, thực phẩm cần thiết khác…

vì thế để tăng cơ hội bán được hàng các sản phẩm rau nói chung hay rau an toànnói riêng nên được bày bán cùng các sản phẩm khác có trong bữa cơm của ngườitiêu dùng Trong phân lớp hàng tiêu dùng, rau nói chung thuộc lớp hàng hóa ổnđịnh − những hàng được mua thường xuyên phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàngngày của khách hàng, khách hàng không cần suy nghĩ nhiều khi mua, không bỏnhiều thời gian công sức cho việc mua sắm, thường được mua theo thói quen

Trang 22

Hiện nay rau an toàn vẫn là sản phẩm mới trong thị trường rau nói chung − hànghóa cần suy nghĩ khi mua sắm, việc tiêu dùng nó chưa trở thành thói quen củangười tiêu dùng Cái đích của phát triển thị trường rau an toàn có thể xác định làbiến nó trở thành hàng hóa ổn định trong phân lớp hàng hóa tiêu dùng.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING - MIX TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG

MẠI HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI

2.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

2.1.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Tổng công ty thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực:

Trang 23

+ Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (mây, tre, lá buông, cói, đồ gốm sứ,

sắt thủy tinh, sơn mài…); Hàng công nghiệp nhẹ (hàng dệt may thời trang, đồnhựa, hàng tiêu dùng); Hàng nông sản (lạc nhân, tiêu đen, gạo, tinh bột sắn, dừasấy, Cà phê,…); Thực phẩm chế biến (Thịt, cá đóng hộp, trái cây, rau quả đónghộp…)

+ Nhập khẩu đồ gia dụng, máy móc thiết bị, sắt thép, hàng tiêu dùng + Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi

cửa hàng tiện ích và chuyên doanh

+ Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận,

trung tâm miễn thuế nội thành

+ Sản xuất chế biến: hàng nông sản, thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công

mỹ nghệ, may mặc…

+ Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ

Trong đó, hoạt động chủ lực của Tổng công ty là hoạt động thương mại màthương mại quốc tế trong thời gian này là trọng tâm, thương mại nội địa hiệnđang dần được đầu tư để khai thác thị trường trong nước (khởi đầu là thủ đô HàNội và thành phố Hồ Chí Minh)

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty năm 2009, 2010

Trang 24

hai năm 2009 và năm 2010 ta thấy năm 2010 tuy doanh thu tăng nhưng lợi nhuậntrước thuế lại giảm (giảm 27.20%, đạt mức 66,8 tỷ đồng) nguyên nhân là do giátrị doanh thu thực không tăng (do lạm phát mà trị giá doanh thu tăng) trong khigiá vốn hàng bán lại tăng (với các mặt hàng thực phẩm do điệu kiện thiên nhiênnăm 2010 khắc nhiệt làm giá thực phẩm tăng, với các mặt hàng thủ công mỹnghệ chi phí duy trì các làng nghề ngày càng cao…)

2.1.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty

Báo cáo tình hình kinh doanh rau an toàn (tuần từ 01/11/2010 đến 31/3/2011)

Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh rau an toàn

Trang 25

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh rau ăn lá

Nguồn: Phòng kế toán TTPT thị trường Nội Địa Tổng công ty

Theo số liệu bảng 2.3, tổng doanh số bán hàng rau an toàn từ trước tháng11/2010 đến nay là 3.905.875.960 đồng Doanh số bán hàng hàng tháng bìnhquân là 543.009.480 đồng, trong đó rau ăn lá chiếm tỷ trọng bình quân 66.13%(theo số liệu bảng 2.4) còn rau củ quả chiếm 33.87% (theo số liệu bảng 2.5).Cũng theo bảng số liệu bảng 2.3, Tổng lợi nhuận gộp là 553.255.910 đồng, bìnhquân hàng tháng 73.295.420 đồng trong đó lời nhuận gộp do rau ăn lá mang lại

Trang 26

chiếm tỷ trọng 70% còn rau củ quả chiếm 30% Phát triển thị trường rau an toànvới Tổng công ty hiện nay mới chỉ là giai đoạn ban đầu, các sản phẩm rau antoàn được bày bán cùng nhiều loại thực phẩm khác việc phân bổ chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa xác định được rõ ràng (chưa thống kêđược) chính vì thế chưa xác định được tình hình lãi lỗ cụ thể của hoạt động kinhdoanh rau an toàn Nhưng với lợi nhuận gộp bình quân nhỏ như hiện nay thì khảnăng lỗ là rất cao đối với mặt hàng rau an toàn

So sánh lợi nhuận gộp giữa các tháng với nhau ta thấy lợi nhuận gộp tháng11/2010 và lợi nhuận gộp tháng 1+2/2011 cao hơn so với tháng 12/2010 vàtháng 3/2011 Nguyên nhân lợi nhuận gộp của tháng 11/2010 cao là do đây là lợinhuận của thời gian hoạt động nhiều hơn một tháng (cộng đồn các tháng trướcđó), với tháng 1+2/2011 lợi nhuận gộp cao vì lý do đây là hai tháng rơi vào thờigian trong và sau tết nguyên đán người dân tỉnh lẻ trở về quê ăn tết các chợtruyền thống hoạt động rất hạn chế chính vì thế người tiêu dùng mua sắm tại cáccửa hàng tiện ích, các siêu thị tăng lên dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng.Tháng 3/2011 lợi nhuận gộp của rau an toàn giảm mạnh là do thời gian này tuy

đã sang xuân nhưng thời tiết còn rất lạnh việc trồng trọt khó khăn giá thành rau

an toàn quá cao khối lượng tiêu thụ rất hạn chế chính vì thế lợi nhuận giảm

2.2 Thực trạng vận dụng Marketing- Mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trước thực tế nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế thị trường→ cung nhiều hơn cầu, để có thể thành côngtrong kinh doanh chúng ta cần có những quan điểm kinh doanh mới phù hợp với

sự vận động của nền kinh tế Marketing- Mix được coi là một tư tưởng, một công

cụ mới, tiến bộ trong hoạt động tiêu thụ Marketing-Mix đã được nhiều nhà kinh

tế của nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường vận dụng thành công trong hoạtđộng tiêu thụ, do vậy để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ rau an toàn

Trang 27

của Tổng công ty việc vận dụng Marketing-Mix là cần thiết Marketing-Mixngày nay có thể được hiểu bao gồm nhiều tham số như: Sản phẩm, Giá, PhânPhối, Xúc tiến, Con người, Kế hoạch…nhưng trong phạm vi của chuyên đề này

em chỉ sử dụng bốn tham số của Marketing truyền thống là: Sản phẩm, Giá, Phânphối và Xúc tiến hỗn hợp để đánh giá và tìm ra phương hướng nâng cao hiệu quảhoạt động tiêu thụ rau an toàn của Tổng công ty

2.2.1 Thị trường trọng điểm

Hiện tại, thị trường trọng điểm (khách hàng) mà Tổng công ty lựa chọn làtoàn bộ người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau đây ta sẽ đi vào đánhgiá khả năng chi trả và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thủ đô

Đánh giá khả năng chi trả của người tiêu dùng thủ đô cho nhóm các mặthàng thực phẩm nói chung và mặt hàng rau nói riêng, theo số liệu thống kê, năm

2010 tăng trưởng GDP của thủ đô ước đạt 11%, thu nhập bình quân đạt khoảng

37 triệu đồng (tương đương 1.900USD), Thành phố đặt ra mục tiêu tăng trưởngGDP trong năm 2011 đạt 12%- 13%; Trong cơ cấu tiêu dùng các nhóm hàngthay đổi theo hướng các mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cácmặt hàng phi thực phẩm, tính đến cuối quý I năm 2011 tiêu dùng cho ăn uốngcủa người tiêu dùng nói chung chiếm 34.3% tổng thu nhập Theo số liệu trênnhìn chung thu nhập bình quân của người dân thủ đô đang tăng theo từng nămđiều này dẫn đến quy mô tiêu dùng cũng sẽ tăng (thu nhập tăng→ tiêu dùngtăng) ~ khả năng chi trả của khách hàng thủ đô tăng Trong cơ cấu tiêu dùng, chitiêu cho ăn uống tăng cho thấy người tiêu dùng thủ đô có xu hướng sử dụng mộtphần tương đối lớn trong cơ cấu chi tiêu của mình cho tiêu dùng thông thườngthỏa mãn nhu cầu thiết yếu Đánh giá chung khả năng chi trả của người tiêu dùngthủ đô cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng, từ phân tích này có thể nhậndạng danh mục nhóm hàng thực phẩm của người tiêu dùng thủ đô ngày càng đadạng (các sản phẩm rau, thịt, cá… đa dạng được nhập từ nhiều khu vực địa lý,

Trang 28

các loại rau quả có quanh năm không theo mùa…), yêu cầu về chất lượng cácmặt hàng, chất lượng phục vụ ngày càng tăng

Thị hiếu của người tiêu dùng thủ đô về mặt hàng rau an toàn, xã hội ngàycàng phát triển trình độ dân trí của người dân cả nước nói chung của người dânthủ đô nói riêng ngày càng nâng cao, họ nhận thức được những nguy cơ về sựthiếu an toàn cho sức khỏe có thể xảy ra khi tiêu dùng những sản phẩm raukhông rõ nguồn gốc được bán trên thị trường và trong họ ai cũng có nhu cầu,mong muốn được tiêu dùng những sản phẩm rau an toàn rõ nguồn gốc xuất xứ.Thế nhưng do thiếu thông tin, phần đa người tiêu dùng khi tham gia thị trườngkhông nhận biết được sự khác biệt giữa rau an toàn và rau không an toàn- nhữngđiểm khác nhau cơ bản giữa hai loại sản phẩm này nằm ở những đặc điểm kĩthuật phức tạp trực quan thông thường không thể nhận biết được, những tác hạitức thì khi tiêu dùng rau không an toàn (ngộ độc khi sử dụng) thì ít khi xảy ra,những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe thì khó lượng hóa chính vì thế sản phẩm rau

an toàn và không an toàn thường bị đánh đồng về phẩm cấp, phẩm cấp hàng hóa

bị đánh đồng đương nhiên phần đa những người tiêu dùng này tìm mua nhữngsản phẩm rau không rõ nguồn gốc được bày bán trên khắp các tuyến phố thôngqua các hình thức là các chợ cóc, chợ tạm, chợ truyền thống (rất tiện lợi theo thóiquen tiêu dùng của người dân nước ta- tiện đâu mua lấy) bởi vì những mặt hàngrau không rõ nguồn gốc luôn được chào bán với giá thấp hơn những sản phẩmrau được nhà kinh doanh gọi là an toàn được bày bán trong các siêu thị, các cửahàng tiện ích Và để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tiêu dùng sản phẩmrau không rõ nguồn gốc người tiêu dùng thường sử dụng những kinh nghiệmtrong mua bán cũng như những kinh nghiệm trong sơ chế rau tại nhà… Tóm lại,

ai cũng có nhu cầu tiêu dùng rau an toàn, nhưng phần đa do không phân biệtđược sự khác biệt giữa hai dòng sản phẩm này→ người tiêu dùng không nhậnthức rõ được cái họ bỏ ra và cái họ nhận được khi tiêu dùng rau mà người kinh

Trang 29

doanh chào bán là rau an toàn nên phần đa người tiêu dùng còn e ngại trong tiêudùng rau an toàn Phần nhỏ số người tiêu dùng còn lại là những người có mứcthu nhập cao hơn mức thu nhập chung, chi phí tiêu dùng cho những mặt hàngthông thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu của họ→ họ khôngphải là những người nhạy cảm về giá đối với những mặt hàng này, điều họ quantâm là những sản phẩm rau được chào bán trong các siêu thị, các cửa hàng tiệních có giá cao hơn chính vì thế khiến họ liên tưởng đến một sản phẩm có chấtlượng tốt hơn những sản phẩm rau được chào bán ngoài đường, ngoài chợ vớigiá thấp hơn Và một phần cũng do những người có thu nhập cao hơn so với mặtbằng chung của xã hội này cũng là những người tiêu dùng có thói quen mua sắmtại các siêu thị, các cửa hàng tiện ích chứ không phải mua sắm ở các chợ truyềnthống Đánh giá chung về thị hiếu người tiêu dùng thủ đô, người tiêu dùng thủ

đô nhìn chung có dân trí cao nhận thức được sự cần thiết của rau an toàn đối vớisức khỏe tiêu dùng song do thiếu thông tin từ các nhà khinh doanh, các cơ quantruyền thông thông tin, do thói quen tiêu dùng (mua sắm tại các chợ truyềnthống) mà phần đa người tiêu dùng vẫn còn e ngại trong tiêu dùng rau an toàn;chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn mức thu nhậpbình quân- họ ít nhạy cảm về giá với những mặt hàng này, có thói quen mua sắmtại các siêu thị, các cửa hàng tiện ích là những người đi đầu trong tiêu dùng sảnphẩm rau an toàn Hay nói cách khác nhu cầu tiềm năng về rau an toàn của thịtrường Hà Nội cao nhưng do một số yếu tố kìm hãm nên cầu thực tế của thịtrường này còn nhỏ

Đánh giá quy mô tiêu dùng của thị trường Hà Nội, theo số liệu thống kê dân

số toàn thành phố Hà Nội hiện nay gần 6.5 trệu người, khu vực nội thành hơn 2.4triệu người Nhu cầu về rau ước tính là 2.600 tấn/ ngày (950.000 tấn/năm) khuvực nội thành là 1.500 tấn/ngày (530.000 tấn/năm) Phần lớn rau lưu thông trênthị trường Hà Nội là những sản phẩm rau không rõ nguồn gốc, gây tâm lý bất ổn

Trang 30

trong người tiêu dùng thủ đô Qua các con số thông kê trên cho thấy thị phần củathị trường rau an toàn còn rất lớn, đây có thể được coi là đoạn thị trường hấp dẫn

vì đối thủ cạnh tranh hiện nay còn ít, cầu thị trường thì lớn

2.2.2 Sản phẩm

Sản phẩm là tham số đầu tiên và cũng là tham số quan trọng nhất trongMarketing-Mix, nó là cái mà doanh nghiệp bán cho khách hàng, mọi đánh giácủa khách hàng về doanh nghiệp đều dựa trên những đánh giá về mức độ thỏamãn nhận được từ sản phẩm mua của doanh nghiệp Để thỏa mãn tốt nhất nhucầu của khách hàng doanh nghiệp cần có cái nhìn chính xác về sản phẩm Theoquan điểm hiện đại kết cấu sản phẩm bao gồm giá trị cốt lõi, bao gói và giá trị bổsung Dựa trên quan điểm trên, thực trạng sản phẩm rau an toàn của Tổng công

ty sẽ được trình bày theo trình tự: danh mục sản phẩm, bao gói sản phẩm và cácdịch vụ bổ sung đi kèm của Tổng công ty, so sánh sản phẩm rau an toàn củaTổng công ty với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay, tại các điểm bán hàng (các siêu thị, các của hàng tiện ích) củaTổng công ty rau an toàn được chào bán với danh mục hàng rất đa dạng( khoảnghơn 50 mặt hàng các loại: rau ăn lá, rau củ quả) − đáp ứng được nhu cầu đa dạngcủa người tiêu dùng (danh mục các sản phẩm rau an toàn sẽ được trình bày trongphụ lục) Sản phẩm rau an toàn của Tổng công ty kinh doanh tại các điểm bánhầu hết được sơ chế sạch sẽ và được bao gói trong các túi lilon có thương hiệu,nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Cụ thể hiện nay tại các điểm bán hàng của Tổng công

ty rau an toàn được bày bán dưới các nhãn hiệu sau:

Bảng2.6: Các nhãn hiệu rau an toàn được bày bán tại các điểm bán hàng của

Tổng công ty

Stt Nhãn Hiệu Rau Nguồn gốc xuất xứ

Trang 31

Thành phố Hà Nội

Nguồn: www.haprogroup.vn

Ngoài hai nhãn hiệu rau được trình bày ở bảng 2.6 tại các điểm bán hàngcủa Tổng công ty còn bày bán các sản phẩm rau mang nhãn ASimCo và các sảnphẩm rau mang nhãn ADDA Hai nhãn hiệu rau ASimCo và ADDA là nhữngnhãn hiệu của rau hữu cơ, giá trị sử dụng của nó cũng tương tự như rau an toàn

về cả khía cạnh thỏa mãn nhu cầu cơ bản và thỏa mãn nhu cầu an toàn trong tiêudùng [Rau an toàn là những sản phẩm rau có dư lượng chất hóa học, chất độchại… dưới mức cho phép (rau toàn vẫn dùng chất hóa học và thuốc trừ sâu đểtrồng rau); Rau hữu cơ là những sản phẩm rau được trồng theo tiêu chuẩn tương

tự rau an toàn và đặc biệt không dùng phân hóa học thuốc trừ sâu trong chăm sócrau] Để thuận tiện trong công tác giao nhận, quản lý, cũng như thuận tiện trongthanh toán bằng các phương thức thanh toán điện tử, trên bao bì của các sảnphẩm rau đều được đánh mã số, mã vạch (thông qua mã số mã vạch ta có thể biếttên sản phẩm, nơi sản xuất, tổ chế biến, bao gói…)

So sánh sản phẩm kinh doanh của Tổng công ty so với một số doanh nghiệpkhác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng hình thức kinh doanh Về sự đa dạngcủa hàng hóa, qua thực tế điều tra thị trường tại các siêu thị như CoopMart,BigC… thì tại các siêu thị này sự đa dạng về hàng hóa có sự tương đồng vớinhau và tương đồng với sự đa dạng hàng hóa của Tổng công ty Về sơ chế vàbao gói, rau tại các siêu thị này đều được sơ chế sạch sẽ nhưng lại có cách bàyhàng khác so với Tổng công ty- nếu như rau tại Hapro được đóng gói trong cáctúi lilon theo những khối lượng cố định thì ở các siêu thị như CoopMart, BigC…rau được bày bán không bao gói tại các kệ hàng nó chỉ được bao gói khi kháchhàng lựa chọn, cân hàng tại điểm cân hàng được bố trí gần đó Có thể đánh giákhái quát về hai cách bao gói này, nếu như cách bao gói của Tổng công ty có lợithế là tạo ra được sự tin cậy từ phía người tiêu dùng hơn thì cách bao gói của

Trang 32

CoopMart, BigC lại có ưu thế là tạo ra sự tiện lợi trong lựa chọn của người tiêudùng hơn, rau bao gói theo cách của CoopMart, BigC cũng giữ được sự non tươilâu hơn Để nâng cao hiệu quả bán hàng Tổng công ty cần cân nhắc giữa haiphương thức bao gói này Về giá trị bổ sung, các sản phẩm của các nhà cung cấpCoopMart, BigC cũng như Hapro đều được bày bán trong các siêu thị các cửahàng tiện ích cùng tạo ra được sự văn minh trong tiêu dùng, phương thức thanhtoán tại các điểm bán của các nhà cung cấp này đều theo phương thức thanh toánđiện tử hiện đại; về điểm khác có thể kể đến là cả CoopMart và BigC đều thựchiện được dịch vụ giao hàng tận nhà nhưng Hapro thì chưa làm được điều này.Ngoài ra một vấn đề hết sức quan trọng trong điều kiện kinh doanh rau an toànhiện nay là bảo hiểm cho sản phẩm rau an toàn, sản phẩm của Tổng công ty làsản phẩm rau an toàn nhưng không có sự cam kết với người tiêu dùng về chấtlượng thông qua bảo hiểm cho từng sản phẩm mà Tổng công ty kinh doanh đâycũng có thể là một phần nguyên nhân tốc độ tiêu thụ rau an toàn của Tổng công

ty còn chậm

2.2.3 Giá

Giá là một trong bốn tham số cơ bản của Marketing-Mix Thông thường giá

là một yếu tố rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạtđộng thương mại nói riêng bởi giá liên quan đến lợi ích cá nhân có tính mâuthuẫn giữa người mua và người bán Các quyết định về giá có ảnh hưởng lớn đếntoàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đặt kế hoạch kinh doanh đếnmua sắm, bán hàng, chi phí và lợi nhuận Trình bày về thực trạng chính sách giárau an toàn của Tổng công ty em sẽ trình bày theo trình tự: cách xác định giá bán

mà Tổng công ty đang áp dụng, so sánh giá bán của Tổng công ty với một sốdoanh nghiệp kinh doanh rau an toàn khác và giá rau truyền thống, đánh giá vềkhả tạo cạnh tranh về giá của Tổng công ty

Ngày đăng: 20/12/2013, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Báo cáo tình hình kinh doanh rau an toàn (tuần từ 01/11/2010 đến 31/3/2011) - 44 luan van bao cao vận dụng marketing − mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của tổng công ty thương mại hà nội trên địa bàn TP  hà nội
o cáo tình hình kinh doanh rau an toàn (tuần từ 01/11/2010 đến 31/3/2011) (Trang 23)
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh rau an toàn - 44 luan van bao cao vận dụng marketing − mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của tổng công ty thương mại hà nội trên địa bàn TP  hà nội
Bảng 2.3 Tình hình kinh doanh rau an toàn (Trang 23)
Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh rau ăn lá - 44 luan van bao cao vận dụng marketing − mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của tổng công ty thương mại hà nội trên địa bàn TP  hà nội
Bảng 2.4 Tình hình kinh doanh rau ăn lá (Trang 24)
Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh rau ăn lá - 44 luan van bao cao vận dụng marketing − mix trong tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của tổng công ty thương mại hà nội trên địa bàn TP  hà nội
Bảng 2.4 Tình hình kinh doanh rau ăn lá (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w