Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, có vẻ như thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã hội tụ đủ điều kiện về mặt nhu cầu thị trường để phát triển lên tầm cao mới. TMĐT đang là mô hình kinh doanh có mức tăng trưởng mạnh mẽ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại nhờ phát huy thế mạnh tiện lợi cho những người bận rộn. Hiện nay, một nửa dân số Việt Nam sử dụng internet và đang nằm trong top dẫn đầu về thời gian trực tuyến tại Đông Nam Á.Cùng với sự phát triển của TMĐT và công nghệ thông tin (IT), nhất là điện thoại thông minh (Smartphone), người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội online hơn. Đặc biệt hơn, theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt số 2545QĐTTg được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10% bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán điện tử. Trong nước đã dần xuất hiện không ít “Ví điện tử” ra đời như Ngân Lượng, Bảo Kim, Momo…và được được xem là một trong những công cụ thanh toán không dùng tiền mặt hữu ích. Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 20 ví điện tử đang hoạt động. Điều này cho thấy, thị trường thanh toán điện tử đang có rất nhiều tiềm năng và dường như hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng. Để hướng đến mô hình thanh toán trực tuyến và Ví điện tử tại VN sẽ ngày càng phát triển TMĐT mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn... Đây là lý do chính mà em lựa chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam”Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 2 chương:Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Ví điện tửChương 2: Thực trạng ví điện tử tại Việt Nam CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VÍ ĐIỆN TỬ (EWALLET)1.1 Khái niệm ví điện tửTheo Wikipedia, Ví số, hay ví điện tử, là một thuật ngữ dùng trong giao dịch thương mại điện tử. Một ví điện tử hoạt động giống như một ví thông thường. Ví điện tử ban đầu được coi là một phương pháp lưu trữ nhiều dạng tiền điện tử (ecash) khác nhau, nhưng không mang lại nhiều thành công, nên nó đã phát triển thành một dạng dịch vụ cho phép người dùng Internet lưu trữ và sử dụng thông tin trong mua bán.Ví điện tử là một loại tài khoản điện tử định danh được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với Ngân hàng để quản lý tiền và thông qua kết nối này, ngân hàng giúp người dùng an tâm hơn và người bán cũng tin tưởng hơn khi chắc chắn nhận được tiền ngay khi giao dịch thành công. Ngoài chức năng thanh toán truyền thống, Ví điện tử có thể nhận tiền từ bên ngoài chuyển vào thông qua cổng thanh toán trực tuyến, việc nạp tiền vào Ví điện tử được thực hiện bằng nhiều cách như nộp tiền mặt, chuyển khoản, nạp thẻ điện thoại, thẻ game... tùy theo sự tiện dụng của người dùng. Ví điện tử được dùng cho việc thanh toán trực tuyến vì nhiều tính năng hỗ trợ từ nhà cung cấp mà một tài khoản ngân hàng bình thường không hỗ trợ được.Ví điện tử, theo The bank cho rằng, đây là một tài khoản online, có chức năng thanh toán trực tuyến, giúp bạn thanh toán các loại phí trên Internet như tiền điện nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki... bằng ví này. Hình thức thanh toán này vô cùng đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm về cả thời gian, tiền bạc.Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.Có 2 loại Ví điện tử:+ Ví điện tử cá nhân: Dùng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến trên website của các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng Ví điện tử + Ví điện tử doanh nghiệp: Mội doanh nghiệp tham gia cộng đồng chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử sẽ được cung cấp một số tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào một website nào đó của nhà cung cấp dịch vụ gọi là ví điện tử doanh nghiệp. Ngoài các tính năng thông thường của ví điện tử cá nhân ( mua sắm, nạp tiền, chuyển tiền…) còn có thêm các chức năng cho “người bán” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng hóa, mở thêm một tiện ích thanh toán mới cho khách hàng khi mua hàng trên website của doanh nghiệp tuy không làm thay đổi nghiệp vụ mô hình hiện tại của doanh nghiệp mà còn thuận tiện trong việc thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp. 1.2 Chức năng của ví điện tử:Với người tiêu dùng hiện đại, ví điện tử ngày càng trở nên gần gũi và thông dụng hơn bao giờ hết. Thứ nhất, có thể kể đến các chức năng của ví điện tử như nhận và chuyển tiền dễ dàng qua mạng, người dùng sẽ không phải đến bưu điện và ngân hàng để chuyển tiền nữa mà có thể chuyển tiền ngay trên chính chiếc điện thoại di động của mình. Ngoài ra, ví điện tử còn giúp người dung chi trả trực tuyến và lưu trữ được tiền trên mạng Internet.Thứ hai là ví điện tử như một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật. Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước... Sau đó có thể dùng ví điện tử để thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức thanh toán này. Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cân bằng giữa các bên. Chẳng hạn khi mua hàng, người dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận được tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho người dùng. Người dùng nhận hàng nhưng nếu không vừa ý, không đúng như thỏa thuận khi mua có thể thông báo lại với “người giữ tiền trung gian” và người này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng hay đòi lại tiền nếu đã thanh toán. Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn so với tài khoản ngân hàng khi dùng để thanh toán. Khi người mua vào website của người bán để mua hàng, việc chọn và đặt hàng luôn phải đi kèm với điều khoản thanh toán, thực tế thì người mua có những lựa chọn thanh toán như sau: Lựa chọn 1: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt khi nhận được hàng Lựa chọn 2: Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. Có thể chuyển khoản trực tuyến (online) hoặc phải ra ngân hàng (hoặc ATM) để chuyển tiền Lựa chọn 3: Thanh toán bằng Ví điện tử thông qua cổng thanh toán trực tuyếnHiện nay nhiều người mua thích lựa chọn 1, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt khi nhận được hàng. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt tại VN và cũng là tâm lý an tâm, nếu thấy được thì trả tiền, không thì thôi. Tuy nhiên, phía người bán sẽ phải chấp nhận rủi ro khi người mua từ chối nhận hàng vì nhiều lý do, hàng sẽ bị trả về và có thể hư hỏng do thời gian vận chuyển hoặc cách bảo quản… Phương thức thanh toán này sẽ làm hạn chế khả năng phát triển thị trường. Nếu người mua lựa chọn thanh toán bằng cách chuyển khoản thông thường, người bán sẽ mất thêm thời gian đối chiếu xem ai đã trả tiền và ai chưa. Việc này càng mất nhiều thời gian hơn khi có nhiều đơn hàng và dẫn đến không thể xử lý hiệu quả.TMĐT thế giới phát triển đã chứng minh rằng, chỉ có thanh toán trực tuyến là giải pháp thanh toán tối ưu. Và để giải quyết được việc thanh toán tức thời này, TMĐT phải được hỗ trợ bởi cổng thanh toán trực tuyến, và càng tiện dụng hơn cho người mua với Ví điện tử.Như vậy, một hệ thống dịch vụ trực tuyến phát triển sẽ có thể cung cấp gần như mọi yêu cầu thông thường nhất của đời sống hàng ngày, bao gồm cả việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. 1.3 Vai trò của ví điện tử:Ví điện tử là một thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn, nâng cao hoạt động mua bán hàng trực tuyến, đem lại sự tiện lợi cho người mua, người bán, ngân hàng và toàn xã hội. Thứ nhất, người mua sẽ thực hiện nhanh chóng hơn công việc thanh toán tiền khi mua hàng hóa online, người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến nhờ tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thu tiền và quản lý doanh thu, ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán nhỏ lẻ từ thẻ của khách hàng và giảm bớt sự quản lý trong các giao dịch thông qua thẻ ngân hàng, dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua rào cản địa lý, xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát, phát triển nền kinh tế đất nước,…Thứ hai, việc thực hiện thanh toán bằng ví điện tử vô cùng đơn giản và tiện lợi bởi người dùng chỉ cần có một chiếc điện thoại di động và có một tài khoản là có thể thưc hiện được các giao dịch của mình. Ví điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dung như tiết kiệm thời gian làm việc; dễ dàng thực hiện thanh toán, chuyển và nhận tiền; có thể thực hiện các truy vấn về tài khoản, biết được sự biến động trong tài khoản của mình nhanh nhất.Ngày nay, người dùng có thể dùng ví điện tử để chi trả khi mua sắm online, sử dụng dịch vụ trực tuyến hay thanh toán các hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, nạp thẻ game, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho người thân hay trả các hoá đơn ADSL… Khi lang thang trên các trang mạng internet và gặp một món hàng mà người tiêu dung cần, thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng để mua hàng và thanh toán hoặc ra ngân hàng chuyển tiền, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người bán đã nhận được tiền hàng và sẵn sàng giao hàng. Ngoài ra, do giảm bớt một vài chi phí phát sinh khi mua hàng trực tuyến nên bạn thường được giảm giá so với mua hàng trực tiếp từ của hàng.1.4 Nhược điểm của ví điện tử:Bên cạnh rất nhiều tiềm năng, ví điện tử vẫn còn những mặt hạn chế. Mức độ bảo mật thông tin của người dùng còn chưa thực sự cao, người dùng có thể bị mất tài khoản nếu như để lộ thông tin của mình. Mặc dù ví điện tử vẫn đang đem lại nhiều lợi ích cho thanh toán trực tuyến trong nước, nhưng đối với các giao dịch online đi quốc tế thì hình thức thanh toán này dường như chưa thể thực hiện tốt được. Thêm vào đó, một số giao dịch do đi qua ứng dụng trung gian nên có thể phản hồi lâu hơn thanh toán trực tiếp qua thẻ tín dụng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM2.1 Cơ sở pháp lýChính phủ Việt Nam đã có những chính sách mở rộng khuyến khích các nhà đầu tư tài chính đầu tư vào ví điện tử. Đây cũng chính là tiền đề để các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới gia nhập thị trường Việt Nam. Để đẩy mạnh phương pháp này, NHNN đã ban hành Thông tư Số: 392014TTNHNH Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán chính thức công nhận ví điện tử là một dịch vụ thanh toán giống như các dịch vụ thanh toán và thu tiền khác. Chính phủ cũng cấp giấy phép cho nhiều công ty dịch vụ thanh toán như 1Pay và WePay, để đảm bảo mức tuân thủ và bảo mật. Các ngân hàng thương mại cũng đang tăng cường hợp tác với các công ty cung cấp công nghệ ví điện tử để tiếp tục các dịch vụ và gia tăng giá trị. Các ngân hàng như Vietcombank và Viet Capital Bank đã liên kết với ứng dụng Payoo trong nhiều dịch vụ.Theo Quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 101 ngày 22112012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN là cơ quan cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho khách hàng có tài khoản tại nhiều NH, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử.Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 20112015 ngày 27122011, với mục tiêu cụ thể: (i) Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; (ii) Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 40% dân số; (iii) Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073QĐTTg ngày 1272010; (iv) Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ.Ngày 30122016, theo Quyết định số: 2545QĐTTg, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 20162020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 2222013NĐCP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, quy định các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp; các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.Ngày 2292015, Ngân hàng Nhà nước có Văn bản số 7179NHNNTT yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện triển khai thanh toán điện tử trong phối hợp thu ngân sách nhà nước...NHNN cũng yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có công cụ để NHNN kiểm tra, giám sát tổng số tiền của khách hàng trên các ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán. Việc nạp, rút tiền ra khỏi ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại NH. Cơ quan quản lý cho rằng, đây là quy định nhằm quản lý chặt giao dịch ví điện tử và cũng là cơ sở để tra soát khi khách hàng gặp rủi ro. Vì nhu cầu mua sắm online ngày càng phát triển, theo đó không ít khách hàng đã gặp rủi ro khi thanh toán rồi mà không nhận được hàng hoặc hàng không đúng yêu cầu…Các chủ trương, chính sách trên của Chính phủ đã thực thi được nhiều năm, cần được đánh giá lại hiệu quả, rà soát, bổ sung, chỉnh sửa lại để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình, góp phần hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán trong thời gian tới. 2.2 Một số loại ví điện tử phổ biến:2.2.1 Ví điện tử trong nước:Việt Nam hiện nay có đến 20 loại ví điện tử đang hoạt động trên thị trường. Một số loại ví điện tử phổ biến nhất là: Ngân lượng: một sản phẩm của PeaceSoft Solutions CorporationNgân Lượng (Nganluong.vn) là một ví điện tử, là cổng thanh toán online, là ngân hàng trực tuyến cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền, chuyển tiền và nhận thanh toán trên internet ngay tức thì một cách tiện lợi, an toàn và được bảo vệ. Tất cả hoàn toàn miễn phí.Nganluong.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, người dùng đăng ký tài khoản loại cá nhân hoặc doanh nghiệp để sử dụng với 3 chức năng chính đó là: Nạp tiền, Rút tiền và Thanh toán, tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa hoặc quốc tế, tài khoản ngân hàng hoặc các hình thức tiện dụng khác. Nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn hàng đầu thế giới như IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật) và eBay (Mỹ) giúp NganLuong.vn có khả năng đảm bảo tài chính cho toàn bộ các giao dịch thanh toán trực tuyến tại VN. BaoKim: Công ty con của Công ty Cổ phầVật Giá Việt NamNếu bạn đang kiếm tiền online hoặc bạn là người hay mua hàng trên mạng thì có lẽ đã được nghe qua về Bảo Kim. Bảo Kim cũng là ví điện tử, ngân hàng online hay cổng thanh toán trực tuyến, hoạt động tương tự như Ngân Lượng, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền, chuyển tiền và nhận thanh toán trên internet ngay tức thì một cách tiện lợi, an toàn và được bảo vệ. Tất cả hoàn toàn miễn phí.Hiện nay thanh toán qua Bảo Kim đang rất phổ biến. Bạn có thể dùng Bảo Kim để thanh toán khi mua hàng trực tuyến. Nếu bạn có kiếm tiền online từ khảo sát trên InfoQ thì bạn sẽ phải sử dụng đến tài khoản Bảo Kim để rút tiền mặt về tiêu VnMart: Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)Ví điện tử VnMart là một sản phẩm thanh toánchấp nhận thanh toán do VNPAY phát hành, dùng để thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ trên các website Thương mại điện tử (TMĐT). Ví điện tử VnMart bao gồm Ví điện tử cá nhân và Ví điện tử Doanh nghiệp.Hiện tại khách hàng có thể sử dụng ví điện tử VnMart để nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ trả trước, mua vé máy bay trực tiếp tại website http:vnmart.vn hoặc mua bán hàng hóa tại các website TMĐT có kết nối với VNPAY như: Siêu thị Golmart, siêu thị Hlink, siêu thị Megabuy, nhà sách Vinabook,…Mỗi ví điện tử sẽ tương ứng với giá trị thực có trong tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng. Việc kết nối của Ngân hàng với ví điện tử VnMart sẽ đem lại những lợi ích như tăng tính năng Thẻ, gia tăng giá trị các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhất là trong thanh toán trực tuyến, nhờ đó nâng cao khả năng giữ chân khách hàng trung thành nhờ có nhiều tiện ích thanh toán gắn với chi tiêu hàng ngày của họ. Ngoài ra VnMart sẽ làm tăng lượng tài khoản thanh toán, tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ đó góp phần mở rộng đẩy mạnh thương hiệu của ngân hàng. Ngân hàng sẽ thu được khoản phí nhờ việc xử lý thanh toán dịch vụ nạp tiền vào ví điện tử VnMart. Payoo: Công ty cổ phần Dịch Vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)Ví điện tử Payoo là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc Ví tiền trong thế giới internet nhằm hỗ trợ người dùng mua bán giao dịch tại các trang web thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí.Để sở hữu Ví điện tử Payoo, bạn đăng ký mở ví dễ dàng, miễn phí và hoàn toàn online chỉ trong vài phút. Cùng với giao diện thân thiện và hệ thống các tính năng đã hoàn chỉnh, trong đó việc nạp tiền trực tuyến hoặc thông qua các kênh giao dịch khác từ tài khoản nhiều ngân hàng khác nhau, cho phép việc trải nghiệm thật thú vị. Bộ phận Hỗ trợ khách hàng ân cần giúp đỡ mọi lúc bạn cần.Ví điện tử Payoo đã xác thực được bảo mật tuyệt đối, người dùng có thể thanh toán các giao dịch trên nhiều website thương mại và tham gia nhiều cộng đồng mạng mà không phải tiết lộ các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng và số thẻ tín dụng cho các website đó mỗi lần mua sắm.Ví điện tử Payoo đã đoạt giải thưởng Sao Khuê Sản phẩm Công nghệ thông tin ưu việt năm 2008 và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và sự cộng hưởng từ các đối tác lớn trên nhiều lĩnh vực, ví điện tử Payoo đã xác lập cho mình một vị thế là trung gian thanh toán trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. MobiVí: Công ty cổ phần Hỗ trợ Dịch Vụ Thanh toán Việt PhúVí điện tử Mobivi là phương tiện thanh toán được thể hiện dưới dạng một tài khoản điện tử, có chức năng như một “Ví tiền” trong thế giới số cho phép người dùng thanh toán một cách an toàn, nhanh chóng và thuận tiện qua điện thoại di động và Internet. Sử dụng Ví điện tử Mobivi, người dùng có thể thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử, topup các tài khoản trả trước, thanh toán hóa đơn, trả tiền tại cửa hàng bán lẻ, hay chuyển tiền cho bạn bè, người thân, đối tác. Qua hệ thống MobiVí, người sử dụng Ví điện tử MobiVí có thể tha hồ mua sắm tại các website bán hàng với hàng trăm sản phẩm và dịch vụ khác nhau cùng nhiều chương trình khuyến mãi thường xuyên… Thanh toán các loại hóa đơn: điện thoại cố định, điện thoại di động, internet, truyền hình cáp của các nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, FPT, Mobifone… nạp tiền cho cả thuê bao trả trước và thanh toán cho thuê bao trả sau. Tận hưởng chương trình khuyến mãi của MobiVí và các nhà cung cấp dịch vụ… Ví điện tử MobiVí cũng cho phép người dùng nạp tiền từ tài khoản ngân hàng, rút tiền ra tài khoản ngân hàng một cách rất dễ dàng ngay trên điện thoại di động hay trên một máy tính có kết nối Internet mà không cần mất thời gian hay chi phí đi lại để thực hiện giao dịch. MoMo: Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (viết tắt M_Service)Ví điện tử MoMo là Ứng dụng trên điện thoại thông minh với hơn 1 triệu người dùng, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn 100 dịch vụ tiện ích, bao gồm Chuyển tiền, Thanh toán hóa đơn, Mua vé máy bay, Vé xem phim, ThuChi hộ và Thương mại trên di động… Đặc biệt, MoMo sở hữu mạng lưới hơn 4.000 điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp 45 tỉnh thành trên cả nước, cho phép hơn 1.5 triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Với niềm tin dịch vụ tài chính, thanh toán sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và gia tăng thu nhập cho người dân Việt Nam, công ty đã xây dựng thành công một cơ sở hạ tầng thanh toán độc đáo và sáng tạo có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ Ví điện tử trên di động, Dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform). Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đến nay, Công ty đã thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho 2.5 triệu khách hàng và cộng đồng này đang ngày càng phát triển VinaPay: Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt NamTừ ngày 10062009, Vietcombank và Công ty Cổ phần Công nghệ thanh toán Việt Nam (VinaPay) chính thức triển khai dịch vụ mới “Thanh toán Vcash trực tuyến” trên toàn hệ thống. Vcash là tên gọi cho phương tiện thanh toán mà người dùng cần có để sử dụng ví điện tử Vcash của Vinapay. Số tài khoản ví điện tử Vcash chính là số điện thoại di động của người dùng và mỗi Vcash được quy định có giá trị tương đương 1 VNĐ.Với sự hỗ trợ về thanh toán trực tuyến của Vietcombank, giờ đây, với một tài khoản tiền gửi tại Vietcombank, các đại lý phân phối và khách hàng cá nhân của VinaPay có thể dễ dàng nạp Vcash vào ví điện tử Vcash từ chính tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc kinh doanh, nạp tiền điện thoại, phân phối mã thẻ cũng như thanh toán thương mại điện tử ngay lập tức mà không phải tới các ATM hay các điểm giao dịch của ngân hàng. Cùng với đó, việc trả Vcash cũng được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn: khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi số Vcash còn lại trong ví về tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tức thì và rút tiền mặt tại bất cứ quầy giao dịch hoặc máy ATM nào của Vietcombank trên toàn quốc. Chỉ với ứng dụng “Nạptrả Vcash” trên điện thoại di động hoặc qua internet, mọi thứ đã trở nên vô cùng tiện lợi và đơn giản