HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN Đề tài Cơcấutổchứccủachínhquyềncấpdướivàchínhquyềnđịaphương,chínhquyềnđôthịcủacácnướctrênthếgiới Môn: Tổchức bộ máy hành chính nhà nước Giảng viên: PGS.TS Võ Kim Sơn Học viên: Nguyễn Thị Hương Giang Lớp: 16M- Hành chính công Huế, tháng 8/2012 MỤC LỤC I. LỜI MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG 1. Chínhquyềncấpdướivàchínhquyềnđịa phương: 2. Cơcấutổ chức, quy mô củachínhquyềnđịa phương: 3. Tính độc lập củachínhquyềncấpdưới 4. Quản lý chínhquyềnđịa phương 5. Khuyến nghị đối với Việt Nam III. KẾT LUẬN I. LỜI MỞ ĐẦU Tổchức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những yếu tố góp phần vào thành công trong việc quản lý nhà nước nói chung. Hiện nay cácnướctrênthếgiới nói chung và cả Việt Nam chúng ta nói riêng cũng đang cố gắng xây dựng một tổchức bộ máy nhà nước tinh gọn, nhẹ nhàng, hoạt động có hiệu quả và không bị chồng chéo. Để nghiên cứu thêm về tổchức bộ máy hành chính nhà nướccủacácnướctrênthế giới, qua tài liệu “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thếgiới cạnh tranh”, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cơcấutổchức bộ máy từ trung ương đến địa phương củacác nước. Cụ thể ở bài tiểu luận này sẽ đề cập đến tổchức bộ máy nhà nướcchínhquyềnđịa phương củacácnướctrênthếgiớivàcác khuyến nghị Việt Nam cần áp dụng, vận dụng trong công tác tổchức bộ máy nhà nước. II. NỘI DUNG 1. Chínhquyềncấpdướivàchínhquyềnđịa phương: - Chínhquyềncấpdưới là chính ngay ở bên dướicủachínhquyền trung ương. Chínhquyềncấpdướicóthểcó nhiều cấp như cấp tỉnh là vùng cấp cao; cấp quận, cấp huyện, là cấp thấp hơn; cấp xã là cấp thấp nhất. Chức năng nhiệm vụ củachínhquyềncấpdướicóthểdo Hiến pháp quy định hoặc docác văn bản củachínhquyền Trung ương quy định. Đối với cácchínhquyềncấpdướicóchức năng nhiệm vụ được quy định bởi Hiến pháp thìchínhquyềnđó sẽ được bảo vệ ở mức độ cao hơn cácchínhquyền được quy định bởi các văn bản củaChínhquyền trung ương. - Chínhquyềnđịa phương là một tổchức hành chínhcó tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Chínhquyềnđịa phương thường được hiểu là những đơn vị củachínhquyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian vàcấp thấp nhất. Các cán bộ chínhquyềnđịa phương là nhân dân địa phương. Chínhquyềnđịa phương có trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho nhân dân trong địa phương mình vàcóquyền thu thuế địa phương. Chínhquyềnđịa phương là những đơn vị củachínhquyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian và thấp nhất. 2. Cơcấutổ chức, quy mô củachínhquyềnđịa phương: - Việc hình thành cơcấuchínhquyềnđịa phương phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy không có một quy định chung nhất mà phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thểcủachính mỗi quốc gia như dựa vào quyền tự trị, tập quán về quản lí địa phương (thông qua dân bầu), tự giành độc lập, hoặc thành lập nhà nước; hay phụ thuộc vào thể chế chính trị của từng quốc gia có quy định riêng thông qua cácthể chế nhà nước bằng hiến pháp. - Cơcấuchínhquyềncấpdưới phụ thuộc vào hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Nó được thành lập theo quy định của Hiến pháp của nhà nước (Các bản hiến pháp liên bang thường quy định quyền tự quyết cho các bang) hay dochínhquyềncấp trung ương ủy nhiệm hoặc do đặc điểm quy định hiến pháp áp dụng theo nguyên tắc thẩm quyền chung; từ đócơcấutổchứcchínhquyềnđịa phương căn cứ vào để tổchức thực hiện. - Tại một số nướccócơcấu nhà nước đơn nhất, chínhquyềnđịa phương thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc vượt khỏi quyền lực: Quyền lực củachínhquyềncấpdướidochínhquyền trung ương trực tiếp ủy nhiệm vàcấp trung ương cóthể bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tuy nhiên vẫn có một số nước khác hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung vàtrên nguyên tắc được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chínhquyền trung ương. - Cơcấutổchứcvà thứ bậc củacáccơ quan chínhquyềnđịa phương cũng có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như thời kỳ, tập quán, xu hướng của sự phân quyền. Phần lớn cácnước phân chia cơcấu hành chính quốc gia thành các tỉnh hoặc khu vực. - Quy mô củachínhquyềncấpdưới cũng có sự khác nhau giữa các nước. Ở mỗi quốc gia phân định chínhquyềncấpdưới bằng cách phân theo địa lí hành chính, chínhquyềncấp vùng, chínhquyềncác vùng tự trị, chínhquyềncấp tỉnh, thành phố hay cấp thấp hơn như quận, huyện, phường xã, . 3. Tính độc lập củachínhquyềncấpdưới - Mức độ độc lập củacáccơ quan chínhquyềncấpdưới là khác nhau giữa các nước. Một số nướcthìchínhquyềnđịa phương được trao quyền tự trị hoàn toàn và được nhân dân giám sát. Ở một số nước khác, chínhquyềnđịa phương chỉ đơn giản là cáccơ quan trực thuộc chínhquyền trung ương, dochínhquyền trung ương thành lập và người đứng đầu chínhquyềnđịa phương này docấp trung ương bổ nhiệm, như vậy chínhquyềnđịa phương chỉ là cánh tay kéo dài củachínhquyền trung ương xuống cấp dưới- các đơn vị mà nó giám sát. - Ở các quốc gia khác nhau thì xu hướng đối lập nhau trong việc phân chia theo khu vực, theo ảnh hưởng củachính trị và phân chia theo khu vực hành chính cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính trị, phong tục tập quán, tình hình phát triển kinh tế, - Quyền lực củachínhquyềncácđịa phương cũng có sự khác nhau; cóthể được phân thành quyền tự trị, quyền tự quyết ở cơ sở, hoặc trao quyền lực củachínhquyền trung ương, hoặc bổ nhiệm theo hiến pháp. 4. Quản lý chínhquyềnđịa phương - Chínhquyềnđịa phương ở cácnước là không giống nhau về vị trí cũng như trong cơcấutổchứcchính quyền. Một số nướcthì coi chínhquyềncấpdưới là chínhquyền “địa phương” (như Philippin) trong khi đó đa số cácnước khác thì xem chínhquyềnđịa phương là chínhquyềncáccấpdướicấp tỉnh. - Trong cơcấutổchứcchínhquyềnthìchínhquyềncấpdưới chịu trách nhiệm báo cáo lên chínhquyềncấp nên mà nó trực thuộc. Các đơn vị chínhquyềncấpdưới này có sự khác biệt đáng kể về quy mô, dân số, lãnh thổ.Chính quyền trung ương cóquyền thay đổi ranh giới lãnh thổ củachínhquyềncấpdướivà cũng cóthể sát nhập một số chínhquyềncấpdưới lại với nhau. Hệ thống hành chính cho khu vực nông thôn và thành thị thường có sự khác biệt nhau rất lớn và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố văn hóa và truyền thống. a. Quản lý nông thôn Quản lý nông thôn rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống đối với hàng triệu công dân vì thế quản lý nông thôn không chỉ đơn giản được coi là một chức năng củachínhquyềncấp tỉnh. Nhu cầu phải có một cơcấutổchức hiệu quả co quản lý nông thôn đến tận địa phương Hệ thống hành chính cho khu vực nông thôn thường có sự khác biệt và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố văn hóa, truyền thống. Quản lý nông thôn rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến người dân. Ở cácnướccó lãnh thổ phân bổ rộng và rải rác thì việc quản lý bằng các quyết định từ xa củacáccơ quan cấptrên không mang tính chất đại diện sẽ không mang lại hiệu quả mà nó đòi hỏi phải có một đơn vị quản lý tại vùng nông thôn để quản lý hiệu quả tại vùng nông thôn xuống tận làng xã. b. Quản lý các thành phố Quá trình đôthị hóa diễn ra ở hầu hết cácnướctrênthế giới, tuy nhiên tốc độđôthị hóa tại cácnước lại khác nhau về cả quy mô, mức độ lẫn tính chất đôthị hóa. Quá trình đôthị hóa phụ thuộc vào cácchính sách, hiến chương củachínhquyềncác nước. Chínhquyềnđôthị cũng có những đặc điểm, bản chất và nội hàm của một chínhquyềncơ sở gồm các yếu tốquyền lực, quy mô, tổ chức, kết cấu, hệ thống quản lí bằng quyền lực riêng, và dựa vào quy định chung nhất của một thể chế chính trị của một quốc gia. Ngoài chức năng quản lí nhà nước theo phạm vi, vùng, lãnh địathì việc quản lí chínhquyềnđôthị tập trung vào một số nội dung điển hình chínhđó là đảm bảo hệ thống an sinh xã hội, môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng, thiết chế xã hội, những yếu tốquyền lực, quy mô quản lí và hình thức, biện pháp quản lí thông qua các công cụ quản lí bằng hiến pháp chung vàcác quy định cụ thể theo đặc thù vùng để thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công trực tiếp cho cộng đồng, người dân trong phạm vi vùng. Liên hệ chínhquyềnđôthị thực tiễn, ngoài chức năng quản lí nhà nước trong phạm vi diện tích vùng, chínhquyềnđôthị vẫn có mục tiêu hướng đến phục vụ các dịch vụ cho người dân, quản lí bằng các thanh công cụ của pháp luật thể hiện qua các quy định, quy tắc ứng xử và cả tập quán. Dựa vào hệ thống thể chế chính trị từ trung ương, các quy định chung nhất là hiến pháp, các văn bản dưới luật bao gồm bộ luật thìcác thiết chế khác được ban hành từ chínhquyềnđôthị được áp dụng triệt để nhằm phát huy được những mục tiêu, yêu cầu, nội dung củachínhquyềnđôthị cần thật hiện. Điều đó cho thấy rằng chínhquyềnđôthị cũng là một nhân tố trong cấu thành hệ thống chínhquyền từ trung ương đến chínhquyềncơ sở, là một mắc xích trong hệ thống chínhquyềncủa một quốc gia, gắn kết giữa chínhquyền trung ương vàđịa phương. Sự khác biệt củachínhquyềnđôthị với chínhquyềnđịa phương là ngoài chức năng chung của một đơn vị hành chính, chínhquyềnđôthị còn có vai trò trong việc được đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể để thực hiện vai trò của một đô thị, cócơ chế, hành lang pháp lí đặc thù vàcác quy định cụ thể hơn để phục vụ tốt việc cung cấp trực tiếp dịch vụ công cho nhiều đối tượng. 5. Khuyến nghị đối với Việt Nam Chínhquyềnđịa phương củanước ta là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơcủachínhquyền Nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địaphương, vì vậy tính Nhà nước là thuộc tính vốn cócủachínhquyềnđịa phương ở nước ta. Tính quyền lực Nhà nướccủachínhquyềnđịa phương không chỉ xác định vị trí, tính chất pháp lý và vai trò củacáccơ quan chínhquyềnđịa phương trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất của nhân dân, mà còn xác định thẩm quyềnvà trách nhiệm củachínhquyềnđịa phương trong việc quyết định các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương nói riêng. Đặc biệt là giá trị pháp lý củacác văn bản dochínhquyềnđịa phương ban hành và thẩm quyềncủacáccơ quan chínhquyềnđịa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật đối với tất cả cáccơ quan Nhà nước khác, cáctổchức xã hội, tổchức kinh tế và công dân ở địa phương được qui định bởi tính quyền lực Nhà nướccủacáccơ quan chínhquyềnđịa phương. Phân cấp trao quyền cho chínhquyềnđịa phương là một phần quan trọng trong chương trình cải cách của Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua. Cả quyền lực và trách nhiệm giải trình đều được tăng lên, nhưng không phải lúc nào cũng tương đương nhau. Mặc dù nhiều quyền lực được phân cấp xuống tới các tỉnh, nhưng hầu hết cáccơ chế trách nhiệm giải trình mới chỉ tập trung ở các xã, phường. Qui hoạch ở cấpđịa phương đã có sự tham gia của người dân hơn trước đây, nhưng là chiếu lệ. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các tỉnh nhìn chung là tốt, nhưng việc tìm đến với các qui hoạch vùng tốt hơn cho thấy vẫn cần phải có vai trò được định hướng lại củachínhquyền trung ương. Ở Việt Nam hiện nay, chínhquyềnđôthị vẫn còn rất mới, hoạt động vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì một trong những mục tiêu mà chínhquyềnđôthị hướng tới là bộ máy hành chính được tinh giản đến mức tối đa nhưng hiện nay bộ máy tổchức vẫn còn cồng kềnh, việc giải quyết các thủ tục vẫn còn bị chồng chéo. Bên cạnh đó việc thiết kế chínhquyềnđôthị tuân theo nguyên tắc chủ thể quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện vận hành củacơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Chínhquyềnđôthị sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại. Để phát huy vai trò đầu tàu và tiềm lực củađôthị trong vùng kinh tế trọng điểm, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp theo hướng tăng thẩm quyền về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổchức bộ máy quản lý (chủ động trong tổchứccáccơ quan chuyên môn trực thuộc, biên chế, sắp xếp nhân sự và chế độ trả lương cho cán bộ công chức viên, viên chức trong bộ máy hành chính), ngân sách nhà nướcvàquyền lập quy phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý đôthị để thành phố cóthể chủ động hơn đồng thời chịu sự giám sát củachính phủ và nhân dân thành phố. Việc đảm bảo thuận lợi và phát triển bền vững, một số giải pháp về thể chế chính sách, huy động vốn đầu tư, áp dụng khoa học và công nghệ cần được quan tâm đẩy mạnh trong thời gian tới. Ngoài đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đôthị trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý nhà, đất; quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị, cần tiếp tục nâng cao vai trò chức năng, quyền hạn củacác đơn vị trong Bộ, các sở, ngành phụ trách về xây dựng tại địa phương III. KẾT LUẬN Qua 30 tiết được giảng viên tận tình hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức về môn học Tổchức bộ máy nhà nướcvà qua nghiên cứu trong giáo trình “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thếgiới cạnh tranh”, và một số tài liệu khác đã giúp em hiểu thêm về cơcấutổchức bộ máy nhà nước ở cácnướcthếgiớivà Việt Nam, qua đó em hiểu thêm về các mô hình tổchức bộ máy, những ưu điểm, tồn tại của nó. Từ đó nêu ra một số biện pháp cóthể áp dụng cho Việt Nam nhằm giúp cho đôthị Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng.