1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cấp chính quyền địa phương.

46 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 62,56 KB

Nội dung

bài viết giúp các bạn tìm hiểu nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cấp chính quyền địa phương rõ hơn. bài viết nói rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận . các bạn làm đề taif nghiên cứu khoa học sẽ dễ dàng cập nhật về thông tin số liệu.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) HĐND giữ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân HĐND với 2 chức năng chính là: quyết định và giám sát, hai chức năng này bổ trợ cho nhau, giúp hoạt động của HĐND có hiệu quả Vị trí và vai trò của chính quyền các cấp càng trở nên quan trọng khi chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân Hoạt động của HĐND và UBND các cấp trong thời gian qua tuy đã có đổi mới, được coi trọng hơn, toàn diện hơn và

có tiến bộ, song chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của người dân Mặc dù Luật tổ chức HĐND và UBND đã quy định tương đối cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của chính quyền các cấp nhưng thực tiễn hơn 5năm hoạt động cho thấy, nhiều địa phương còn vướng mắc trong quá trình thực thi

vì nhiều lý do Những lý do này xuất phát từ sự chưa hoàn thiện của quy định phápluật cũng như từ thực tiễn hoạt động, tổ chức bộ máy nhà nước việc xây dựng chính quyền các cấp càng cần phải được đặt ra, để đảm bảo quản lý nhà nước theo

mô hình đô thị với tính đặc thù kết hợp với quản lý nhà nước ở khu vực nông thôn

Để thấy rõ được sự khác biệt về nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các

cấp chính quyền địa phương em đã chọn đề tài : “So sánh nhiệm vụ quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của các cấp chính quyền địa phương” làm bài tiểu luận cho mình.

Trang 2

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Cơ sở lý luận.

1.1.1 Những khái niệm cơ bản.

1.1.1.1 Chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước,bao gồm các cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương do nhân dân địaphương trực tiếp bầu ra và các cơ quan khác được thành lập trên cơ sở cơ quan đạidiện quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật nhằm quản lýcác lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trên cơ sở nguyên tắc tập trung dânchủ kết hợp hài hòa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.Cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặcđiểm nông thôn, đô thị, hải đảo đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định

Điều 111 Hiến pháp 2013 “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”

Điều 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định về tổ chứcchính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:

- Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này

- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã

- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trựcthuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn

1.1.1.2 Hội đồng nhân dân.

Trang 3

Điều 113 Hiến pháp 2013: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.”

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giámsát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghịquyết của Hội đồng nhân dân”

Khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, “Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là

cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.

1.1.1.3 Ủy ban nhân dân.

Theo Điều 114 Hiến pháp 2013 “Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do

cơ quan nhà nước cấp trên giao”

Theo điều 8 Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, “Khoản 1 Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Khoản 2 Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các

Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định”.

1.2 Chính quyền địa phương ở nông thôn.

1.2.1 Chính quyền địa phương cấp xã.

Trang 4

Điều 30 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 ” Chính quyền địa phương cấp xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân xã”

1.2.2 Chính quyền địa phương cấp huyện.

Điều 23 Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 ” Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện”

1.2.3 Chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Điều 16 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 “Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh

và Ủy ban nhân dân tỉnh”

1.3 Chính quyền địa phương ở đô thị.

1.3.1 Thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 37 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 “Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương”

1.3.2 Chính quyền địa phương ở quận.

Điều 44 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 ”Chính quyền địa

phương ở quận là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân quận

và Ủy ban nhân dân quận”.

1.3.3 Thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 51 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương “Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc

Trang 5

tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

1.3.4 Chính quyền địa phương ở phường.

Điều 58 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015”Chính quyền địa

phương ở phường là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.

1.3.5 Thị trấn.

Điều 65 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 ”Chính quyền địa

phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn.

1.4 Vai trò của chính quyền địa phương.

 Đối với nhà nước và nhân dân, CQĐP là một bộ phận cấu thành của nhà nước

- Thực thi nhiệm vụ mà nhà nước trao cho (quản lý nhà nước ở địa bàn đượcgiao) để có sự thống nhất;

- Là cầu nối để gắn kết mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhândân địa phương với nhân dân cả nước;

- Chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạnđược giao;

- Đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân địa phương, tạo dựng nềntảng kinh tế, văn hóa, xã hội vững chắc ở từng địa phương;

- Thiết lập được mối quan hệ đồng thuận, chặt chẽ thống nhất giữa chínhquyền trung ương với chính quyền địa phương;

- Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc thi hành Hiến pháp tại địaphương

 Đối với hệ thống chính trị:

Trang 6

- Tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước ở địa phương;

- Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy quyền làm chủ của nhândân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phầngiảm thiểu tối đa những mặt trái khuyết tật của nền kinh tế thị trường

CHƯƠNG II

SO SÁNH VỀ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC

CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2.1 Hội đồng nhân dân các cấp chính quyền địa phương.

2.1.1 Vị trí tính chất chức năng của hội đồng nhân dân.

Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân được quy định tại khoản 1 Điều 113 Hiến

pháp 2013 như sau: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” HĐND cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền

lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân

Chức năng của HĐND cũng được Hiến pháp quy định rõ tại khoản 2 Điều 113:

“Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.

2.1.2 So sánh về nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

2.1.2.1 Chính quyền địa phương ở nông thôn.

Hội đồng nhân dân tỉnh

(Điều 19 Luật Tổ chức CQĐP

2015)

Hội đồng nhân dân huyện (Điều 26 Luật tổ chức chính quyền đia phương 2015)

Hội đồng nhân dân xã (Điều 33 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015)

Trang 7

HĐND tỉnh có những nhóm

nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND tỉnh trong tổ chức và bảo

đảm việc thi hành Hiến pháp và

pháp luật.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND tỉnh về xây dựng chính

quyền.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND tỉnh trong lĩnh vực kinh

tế, tài nguyên, môi trường.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND tỉnh trong lĩnh vực giáo

dục, đào tạo, khoa học, công

nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục,

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND tỉnh về công tác dân tộc,

tôn giáo.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của

HĐND tỉnh trong lĩnh vực quốc

phòng, an ninh, bảo đảm trật tự,

an toàn xã hội.

+ Giám sát việc tuân theo Hiến

pháp và pháp luật ở địa phương,

việc thực hiện nghị quyết của

Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát

hoạt động của Thường trực Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,

Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát

nhân cùng cấp, Ban của Hộ đồng

nhân dân cấp mình; giám sát văn

bản quy phạm pháp luật của Ủy

ban nhân dân cùng cấp và văn

bản của Hội đồng nhân dân cấp

huyện + Thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn khác theo quy định

của pháp luật.

HĐND huyện có những nhóm nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường.

+ Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao;

biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình;

biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bỏa đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND huyện, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của HĐND cấp xã.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

HĐND xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã.

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND xã.

+ Quyết định dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh

dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.

+ Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức

vụ do HĐND xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

+ Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã

và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã xin thôi làm nhiệm vụ

Trang 8

đại biểu.

+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND xã.

* Nhận xét:

- Giống nhau: HĐND các cấp đều có nhiệm vụ giám sát việc tuân theo Hiến

pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp mình, giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình

- Khác nhau: HĐND tỉnh và HĐND huyện phải thực hiện các nhóm nhiệm

vụ, quyền hạn nhất định Trong mỗi nhóm nhiệm vụ, quyền hạn ấy lại quy định rất

cụ thể, rõ ràng các nhiệm vụ, quyền hạn phải thực hiện Số lượng nhiệm vụ, quyền hạn mà HĐND tỉnh và HĐND huyện phải thực hiện lớn hơn rất nhiều so với HĐND xã

2.1.2.2 Chính quyền địa phương ở đô thị.

Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 38 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân thành phốtrực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật tổ chức chính quyền địa phương

+ Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc

+ Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền

+ Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế – xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật

Trang 9

+ Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư

đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Hội đồng nhân dân quận.

Điều 45 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân quận có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban,Phó Trưởng ban của HĐND quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hộithẩm TAND quận

+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình UBND thành phố trực thuộc trung ưowng phê duyệt

+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa

phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền

+ Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.+ Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND quận; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND phường

Trang 10

+ Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND quận bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 Luật tổ chức chính quyền địa

phương

+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch

UBND quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND phường

+ Giải tán HĐND phường trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình HĐND thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn

+ Bãi nhiệm đại biểu HĐND quận và chấp nhận việc đại biểu HĐND quận xin thôilàm nhiệm vụ đại biểu

Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 52 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 Luật tổ chức chính quyền địa phương

+ Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật

+ Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình,

kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật

+ Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tựcông cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn

Hội đồng nhân dân phường.

Trang 11

Điều 59 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân

phường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường,

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban,Phó Trưởng ban của HĐND phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND,Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND phường

+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phêchuẩn quyết toán ngân sách phường Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,

dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND phường; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND,

UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp

+ Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 Luật tổ chức chính quyền địa phương

+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch

UBND phường

Hội đồng nhân dân thị trấn.

Điều 66 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân thị trấn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thị trấn

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban,Phó Trưởng ban của HĐND thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND thị trấn

Trang 12

+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,

dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND thị trấn; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND,

UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp

+ Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND thịtrấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 Luật tổ chức chính quyền địa

- Giống nhau: HĐND các cấp đều phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn

trong phạm vi thẩm quyền của mình

- Khác nhau:

+ UBND quận, UBND phường, UBND thị trấn đều có thẩm quyền ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp mình, UBND thành phố trực thuộc trung ương, UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương lại không được quy định về nhiệm vụ này.+ UBND thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quyết định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc, trong khi đó UBND các cấp còn lại không có thẩm quyền này

2.1.3 So sánh về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp.

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức ở nông thôn.

Trang 13

HĐND tỉnh

(Điều 18 Luật Tổ chức Chính

quyền địa phương 2015)

HĐND huyện (Điều 25 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015)

HĐND xã (Điều 32 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015) HĐND tỉnh gồm các đại biểu

HĐND do cử tri ở tỉnh bầu ra

Việc xác định tổng số đại biểu

HĐND tỉnh được thực hiện theo

nguyên tắc sau đây:

-Tỉnh miền núi, vùng cao có từ

năm trăm nghìn dân trở xuống

được bầu năm mươi đại biểu; có

trên năm trăm nghìn dân thì cứ

thêm ba mươi nghìn dân được

bầu thêm một đại biểu, nhưng

tổng số không quá tám mươi lăm

đại biểu.

-Tỉnh không thuộc trường hợp

quy như trên có từ một triệu dân

trở xuống được bầu năm mươi

đại biểu; có trên một triệu dân thì

cứ thêm năm mươi nghìn dân

được bầu thêm một đại biểu,

nhưng tổng số không quá chín

mươi lăm đại biểu.

HĐND huyện gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở huyện bầu ra

Việc xác định tổng số đại biểu HĐND huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau:

-Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

- Huyện không thuộc trường hợp quy định như trên có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

- Số lượng đại biểu HĐND ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do UBTVQH quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại.

HĐND xã gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra Việc xác định tổng số đại biểu HĐND xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

-Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu.

-Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu.

-Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

-Xã không thuộc các trường hợp quy định như trên có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá

ba mươi lăm đại biểu.

+ Chủ tịch HĐND + Hai Phó Chủ tịch HĐND + Các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND

-Chủ tịch HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

- Thường trực HĐND xã gồm: + Chủ tịch HĐND

+ Một Phó Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

-HĐND tỉnh thành lập:

+ Ban pháp chế

+ Ban kinh tế – ngân sách

+ Ban văn hóa – xã hội

+ Nơi nào có nhiều đồng bào dân

tộc thiểu số thì thành lập Ban dân

tộc UBTVQH quy định tiêu

-HĐND huyện thành lập:

+ Ban pháp chế + Ban kinh tế – xã hội + Nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc UBTVQH quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban

-HĐND xã thành lập:

+ Ban pháp chế + Ban kinh tế – xã hội

Trang 14

chuẩn, điều kiện thành lập Ban

Số lượng Ủy viên của các Ban

của HĐND tỉnh do HĐND tỉnh

quyết định

Trưởng ban của HĐND tỉnh có

thể là đại biểu HĐND hoạt động

chuyên trách; Phó Trưởng ban

của HĐND tỉnh là đại biểu

HĐND hoạt động chuyên trách.

dân tộc.

-Ban của HĐND huyện gồm:

+ Trưởng ban + Một Phó Trưởng ban + Các Ủy viên

Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND huyện do HĐND huyện quyết định Trưởng ban của HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

-Ban của HĐND xã gồm:

+ Trưởng ban + Một Phó Trưởng ban + Các Ủy viên

Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nghiệm.

Các đại biểu HĐND tỉnh được

bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu

cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND.

Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ

trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu

HĐND do Thường trực HĐND

tỉnh quyết định.

Các đại biểu HĐND huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND.

Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND huyện quyết định.

*Nhận xét:

-Giống nhau:

+ Hầu hết HĐND các cấp đều bao gồm các đại biểu HĐND do cử tri cấp mình bầu

ra và dựa theo những nguyên tắc nhất định

+ Thường trực HĐND các cấp đều có Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch HĐND của HĐND các cấp đều là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.+ HĐND các cấp đều có thẩm quyền lập ra các Ban pháp chế và Ban kinh tế – ngân sách Ban của HĐND các cấp đều có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND các cấp đều do HĐND cấp mình quyết định

-Khác nhau:

+ Số lượng đại biểu của HĐND các cấp có sự khác nhau do địa giới hành chính có

số lượng dân khác nhau

Trang 15

+ Thường trực HĐND tỉnh quy định có thêm chức vụ Chánh Văn phòng HĐND trong khi đó HĐND huyện và HĐND xã lại không có chức vụ này Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND huyện quy định tối đa có hai Phó Chủ tịch HĐND, trong khi đó Thường trự HĐND xã chỉ có một Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

và HĐND huyện quy định Chủ tịch HĐND có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách nhưng HĐND xã lại không quy định về vấn đề này

+ Đối với các Ban của HĐND: HĐND tỉnh được thành lập thêm Ban văn hóa – xã hội HĐND tỉnh và HĐND huyện được quy định thành lập Ban dân tộc với nơi nào

có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và đều do UBTVQH quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập, còn HĐND xã không có thẩm quyền này Đối với chức vụ của các Ban, HĐND tỉnh có không quá hai Phó Trưởng ban, còn HĐND huyện và HĐND

xã chỉ có một Phó Trưởng ban Trưởng ban của HĐND tỉnh và HĐND huyện có thể là các đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh và HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách Còn các chức vụ của các Ban của HĐND xã là những người hoạt động kiêm nghiệm

+ HĐND tỉnh và HĐND huyện có Tổ đại biểu HĐND, còn HĐND xã không có Tổ

đại biểu HĐND.

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức ở đô thị.

 Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương (Điều 39 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015)

- HĐND thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra Việc xác định tổng số đại biểu HĐND thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu

+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu một trăm linh năm đại biểu

- Thường trực HĐND thành phố trực thuộc trung ương gồm:

+ Chủ tịch HĐND

Trang 16

- HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập các ban:

+ Ban pháp chế

+ Ban kinh tế – ngân sách

+ Ban văn hóa – xã hội

- Các đại biểu HĐND thành phố trực thuộc trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND thành phố tuecj thuộc trung ương quyết định

 Hội đồng nhân dân quận (Điều 46 Luật tổ chức CQĐP 2015)

- HĐND quận gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở quận bầu ra Việc xác định tổng

số đại biểu HĐND quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Trang 17

+ Quận có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

+ Số lượng đại biểu HĐND ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do UBTVQH quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu

- Thường trực HĐND quận gồm:

+ Chủ tịch HĐND

+ Hai Phó Chủ tịch HĐND

+ Các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND quận

Chủ tịch HĐND quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

- HĐND quận thành lập các ban:

+ Ban pháp chế

+ Ban kinh tế – xã hội

Ban của HĐND quận có:

Trưởng ban của HĐND quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

- Các đại biểu HĐND quận được bầu ở một hoặc nhiều đợn vị bầu cử hợp thành TổĐại biểu HĐND Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND quận do Thường trực HĐND quận quyết định

Trang 18

 Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Điều 53 Luật tổ chức chính quyền đại phương 2015).

- HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương bầu ra Việc xác định tổng số đại biểu HĐND được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Thị xã có từ bảy mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bảy mươi nghìn dân trở lên thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu

+ Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số khôngquá bốn mươi đại biểu

+ Số lượng đại biểu HĐND ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do UBTVQH quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu

- Thường trực HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương gồm:

+ Chủ tịch HĐND

+ Hai Phó Chủ tịch HĐND

+ Các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND

Chủ tịch của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách Phó Chủ tịch thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách

-HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thành lập các ban:

+ Ban pháp chế

Trang 19

+ Ban kinh tế – xã hội

+ Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc UBTVQH quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc.Ban của HĐND gồm có:

-Các đại biểu HĐND được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ Phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương quyết định

 Hội đồng nhân dân phường (Điều 60 Luật tổ chức CQĐP2015)

-HĐND phường gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở phường bầu ra Việc xác định tổng số đại biểu HĐND được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Phường có từ tám nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu

+ Phường có trên tám nghìn dân thì cứ thêm bốn nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu

Trang 20

+ Ban pháp chế

+ Ban kinh tế – xã hội

Ban của HĐND phường gồm có:

 Hội đồng nhân dân thị trấn (Điều 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương)-HĐND thị trấn gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở thị trấn bầu ra Việc xác định tổng số đại biểu HĐND thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật tổ chức chính quyền đại phương

Trang 21

Số lượng Ủy viện của các Ban của HĐND do HĐND thị trấn quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND thị trấn hoạt động kiêm nghiệm.

*Nhận xét:

- Giống nhau:

+ Hầu hết HĐND các cấp đều bao gồm các đại biểu HĐND do cử tri cấp mình bầu

ra và dựa theo những nguyên tắc nhất định

+ Thường trực HĐND đều có chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND HĐND các cấp đều có thẩm quyền thành lập Ban pháp chế Các Ban của HĐND các cấp đều có chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên

- Khác nhau:

+ Số lượng đại biểu của HĐND các cấp có sự khác nhau do địa giới hành chính có

số lượng dân khác nhau

+ Thường trực HĐND thành phố trực thuộc trung ương có thêm chức vụ Chánh Văn phòng HĐND, trong khi đó Thường trực HĐND các cấp lại không có chức vụ này Thường trực HDDND thành phố trực thuộc trung ương, HĐND quận, HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đều

có hai Phó Chủ tịch và có các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND cấp mình còn HĐND phường và HĐND thị trấn chỉ có một Phó Chủ tịch và Thường trực HĐND không có các Ủy viên

HĐND thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền lập thêm Ban kinh tế – ngân sách, Ban văn hóa – xã hội và Ban đô thị HĐND các cấp còn lại chỉ có thẩm quyền thành lập Ban kinh tế – xã hội Ban của HĐND thành phố trực thuộc trung ương có không quá hai Phó Chủ tịch, HĐND các cấp còn lại chỉ có một Phó

Trưởng ban

2.2 Ủy ban nhân dân các cấp.

2.2.1 Vị trí tính chất , chức năng của Ủy ban nhân dân các cấp.

Vị trí, tính chất của UBND được quy định tại khoản 1 Điều 114 Hiến pháp

2013 như sau: “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân

Trang 22

dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.

Khoản 2 Điều 114 Hiến pháp cũng đã quy định về chức năng của UBND: “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.

2.2.2 So sánh nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban nhân dân các cấp.

2.2.2.1 Chính quyền địa phương ở nông thôn.

UBND cấp tỉnh

(Điều 21 Luật Tổ chức CQĐP2015)

UBND cấp huyện (Điều 28 Luật tổ chức CQĐP

2015)

UBND cấp xã (Điều 35 Luật tổ chức CQĐP 2015)

1 Xây dựng, trình Hội đồng nhân

dân tỉnh quyết định các nội dung

quy định tại các điểm a, b và c

khoản 1, các điểm d, đ và e khoản

2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều

19 của Luật này và tổ chức thực

hiện các nghị quyết của Hội đồng

nhân dân tỉnh

2 Quy định tổ chức bộ máy và

nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

ban nhân dân tỉnh

3 Tổ chức thực hiện ngân sách

tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội, phát triển công nghiệp,

xây dựng, thương mại, dịch vụ,

du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản, mạng lưới giao thông,

thủy lợi; thực hiện các biện pháp

quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi,

sông hồ, tài nguyên nước, tài

nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở

1 Xây dựng, trình Hộiđồng nhân dân huyệnquyết định các nộidung quy định tại cácđiểm a, b, c và g khoản

1, khoản 2 và khoản 3Điều 26 của Luật này

và tổ chức thực hiệncác nghị quyết của Hộiđồng nhân dân huyện

2 Quy định tổ chức bộmáy và nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của

cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dânhuyện

3 Tổ chức thực hiệnngân sách huyện; thựchiện các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội,phát triển công nghiệp,xây dựng, thương mại,

1 Xây dựng, trìnhHội đồng nhân dân

xã quyết định các nộidung quy định tại cáckhoản 1, 2 và 4 Điều

33 của Luật này và tổchức thực hiện cácnghị quyết của Hộiđồng nhân dân xã

2 Tổ chức thực hiệnngân sách địaphương

3 Thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấptrên phân cấp, ủyquyền cho Ủy bannhân dân xã

Trang 23

vùng biển, vùng trời, tài nguyên

thiên nhiên khác; thực hiện các

biện pháp phòng, chống thiên tai,

bảo vệ môi trường trên địa bàn

tỉnh trong phạm vi được phân

quyền

4 Xây dựng và tổ chức thực hiện

các chương trình, dự án, đề án của

tỉnh đối với vùng đồng bào dân

tộc thiểu số, vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

5 Thực hiện các biện pháp xây

dựng thế trận quốc phòng toàn

dân gắn với thế trận an ninh nhân

dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực

hiện kế hoạch xây dựng khu vực

phòng thủ vững chắc trên địa bàn

tỉnh; tổ chức giáo dục quốc

phòng, an ninh và công tác quân

sự địa phương; xây dựng và hoạt

động tác chiến của bộ đội địa

phương, dân quân tự vệ; xây dựng

lực lượng dự bị động viên và huy

động lực lượng bảo đảm yêu cầu

nhiệm vụ theo quy định của pháp

luật; xây dựng phong trào toàn

dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa

phương

6 Thực hiện các nhiệm vụ về tổ

chức và bảo đảm việc thi hành

Hiến pháp và pháp luật, xây dựng

chính quyền và địa giới hành

chính, giáo dục, đào tạo, khoa

học, công nghệ, văn hóa, thông

tin, thể dục, thể thao, y tế, lao

động, chính sách xã hội, dân tộc,

dịch vụ, du lịch, nôngnghiệp, lâm nghiệp,thủy sản, mạng lướigiao thông, thủy lợi,xây dựng điểm dân cưnông thôn; quản lý vàsử dụng đất đai, rừngnúi, sông hồ, tàinguyên nước, tàinguyên khoáng sản,nguồn lợi ở vùng biển,tài nguyên thiên nhiênkhác; bảo vệ môitrường trên địa bànhuyện theo quy địnhcủa pháp luật

4 Thực hiện cácnhiệm vụ về tổ chức

và bảo đảm việc thihành Hiến pháp vàpháp luật, xây dựngchính quyền và địagiới hành chính, giáodục, đào tạo, khoa học,công nghệ, văn hóa,thông tin, thể dục, thểthao, y tế, lao động,chính sách xã hội, dântộc, tôn giáo, quốcphòng, an ninh, trật tự,

an toàn xã hội, hànhchính tư pháp, bổ trợ

tư pháp và các nhiệm

vụ, quyền hạn kháctheo quy định của phápluật

5 Thực hiện nhiệm vụ,

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:04

w