Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
6,63 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC --------000--------- HOÀNG THỊ THU TRANG MỘTSỐDẪNLIỆUVỀHÌNHTHÁIVÀHOÁSINHCỦACÁCGIỐNGĐẬUCÔVETRÊNVÙNGĐẤTXÃDIỄNTHỊNH - HUYỆNDIỄNCHÂUTỈNHNGHỆAN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC VINH - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC --------000--------- MỘTSỐDẪNLIỆUVỀHÌNHTHÁIVÀHOÁSINHCỦACÁCGIỐNGĐẬUCÔVETRÊNVÙNGĐẤTXÃDIỄNTHỊNH - HUYỆNDIỄNCHÂUTỈNHNGHỆAN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Quang Vượng Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Trang Lớp: 46A- Sinh học VINH - 2009 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Lê Quang Vượng, người đã tận tình hướng dẫnvà giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh Học, phòng thí nghiệm Hoásinh - Sinh lý thực vật, Khoa sinh học - Đại Học Vinh, Phòng HoáSinh - Protein, Viện công nghệsinh học - Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn người thân, bạn bè đã cổ vũ, động viên để tôi có thêm quyết tâm và nghị lực thực hiện thành công đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng, song bản thân đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củacác thầy cô vàcác bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Vinh, ngày 5 tháng 5 năm 2009 Tác giả Hoàng Thị Thu Trang MỤC LỤC Trang Mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu 1.1. Đặc điểm chung của cây đậu đỗ 1.2. Đặc điểm của cây đậucôve 1.2.1. Phân loại 1.2.2. Mộtsố đặc điểm hìnhthái cây đậucôve 1.2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậucôve 1.3. Nguồn gốc vàtìnhhình sản xuất đậucôve 1.3.1. Nguồn gốc 1.3.2. Tìnhhình sản xuất đậucôve 1.4. Tìnhhình nghiên cứu cây đậu đỗ Chương 2: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu 11 2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11 2.3. Nội dung nghiên cứu 11 2.4.Phương pháp nghiên cứu 11 2.4.1. Phương pháp điều tra vềcácgiốngđậucôve 11 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu hìnhtháicácgiốngđậucôve 12 2.4.3 Phương pháp xác định mộtsố chỉ tiêu sinhhoácủa quả và hạt 12 2.4.4 Phương pháp xử lý sốliệu 12 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 13 3.1. Đặc điểm hìnhtháicácgiốngđậucôve 13 3.1.1. Đặc điểm hìnhtháicủa quả 13 3.1.2.Đặc điểm hìnhtháicủa hạt 15 3.2. Mộtsố chỉ sốhoá sinh-thực phẩm 17 3.2.1. Mộtsố chỉ sốhoásinh - thực phẩm của quả 17 3.2.2. Mộtsố chỉ sốhoásinh - thực phẩm của hạt 20 3.2.3. Thành phần và hàm lượng các axit amin có trong hạt 22 Kết luận và kiến nghị 26 1. Kết luận. 26 2. Kiến nghị. 26 Tài liệu tham khảo. 27 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Mộtsố đặc điểm hìnhtháicủa quả. 13 Bảng 3.2. Mối tương quan giữa các chỉ số đo kích thước của quả. 15 Bảng 3.3. Mộtsố đặc điểm hìnhtháicủa hạt. 15 Bảng 3.4. Mối tương quan giữa các chỉ số đo kích thước của hạt. 17 Bảng 3.5. Mộtsố chỉ sốhoásinh - thực phẩm của quả. 18 Bảng 3.6. Mộtsố chỉ sốhoásinh - thực phẩm của hạt. 20 Bảng 3.7. Hàm lượng và thành phần từng loại axit amin trong hạt cácgiốngđậu côve. 22 Bảng 3.8. Tỉ lệ các loại axit amin trong protêin của hạt cácgiốngđậu côve. 23 Bảng 3.9. Hàm lượng các axit amin không thay thế trong prôtêin hạt củacácgiốngđậu côve. 24 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kích thước quả của ba giốngđậu côve. 14 Biểu đồ 3.2. Trọng lượng 1000 quả của ba giốngđậu côve. 14 Biểu đồ 3.3. Kích thước hạt của ba giốngđậu côve. 16 Biểu đồ 3.4. Trọng lượng 1000 hạt của ba giốngđậu côve. 16 Biểu đồ 3.5. Mộtsố chỉ sốhoásinh - thực phẩm của quả. 18 Biểu đồ 3.6. Mộtsố chỉ sốhoásinh - thực phẩm của hạt. 20 Biểu đồ 3.7. So sánh hàm lượng axit amin không thay thế giữa ba giốngđậucôvevà tiêu chuẩn FAO. 25 MỞ ĐẦUĐậucôve hay đậu tây - Phaseolus vulgaris L., thuộc họ đậu - Fabaceae, là loài cây thường niên được thuần hoá ban đầu tại khu vực Mesoamerica và Andes cổ đại của Trung Mỹ và ngày nay được trồng phổ biến khắp thế giới chủ yếu để lấy quả. Đậucôve nhập vào nước ta đầu thế kỷ XX và hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Nó là một trong những loại hoa màu thích hợp với hệ thống luân canh với lúa; là loại đậu rau quan trọng bậc nhất vì phân bố rộng khắp với số lượng tương đối lớn. Nó được hầu hết các bà nội trợ ưa chuộng và là loài cây có khả năng là nguồn thu nhập cao cho các nông hộ. Đậucôve có nhiều công dụng. Quả non được dùng làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, với nhiều cách chế biến khác nhau như: salat trộn, luộc, xào với thịt cùng các loại rau quả khác, . . .sẽ làm cho bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫnvà ngon miệng. Hạt đậucôve có hàm lượng protêin và bột cao nên được dùng làm thức ăn tốt cho người và gia súc. Chính vì vậy trong nền nông nghiệp thổ dânChâu Mỹ, đậucôve là một trong ba loại ngũ cốc cơ bản. Ở mộtsố nước Châu Á, hạt đậucôve được sử dụng trong các bữa ăn chay, chế biến các món ăn như chè đậu. . . Ngoài ra, đậucôve còn được sử dụng làm thuốc. Vỏ quả đậucôve được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và có thể làm giảm đường huyết của người bị bệnh đái đường. Trong vụ Đông Xuân 2008 - 2009, ở xãDiễnThịnh - huyệnDiễnChâu - tỉnhNghệ An, đậucôve được trồng phổ biến, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ với đa dạng về giống. Tuy nhiên, ở NghệAn nói chung vàvùngđấtxãDiễnThịnh - huyệnDiễnChâu nói riêng chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến đậucôve làm cơ sở khoa học cho các nhà chọn giống lựa chọn được giốngđậucôve mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân đưa vào sản xuất ở quy mô lớn hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: ''Một sốdẫnliệuvềhìnhtháivàhóasinhcủacácgiốngđậucôvetrênvùngđấtxãDiễnThịnh - huyệnDiễnChâu - tỉnhNghệ An''. Với mục tiêu cung cấp mộtsốdẫnliệuvềhìnhtháivàhoásinh - thực phẩm làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng cácgiốngđậucôve đang được trồng phổ biến tại vùng nghiên cứu. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vai trò của cây đậu đỗ Đậu đỗ là những cây trồng mà loài người đã biết sử dụng và trồng trọt từ lâu đời. Đậu tương, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu côve, . . . là những cây cổ trong lịch sử loài người. Ngay từ thời thượng cổ, đậu đỗ đã được phát hiện là có khả năng cải thiện dinh dưỡng, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Đậu đỗ là những cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn rau quả quý giá cho con người. Có những loại đậu có tỉ lệ đạm không kém gì so với thịt động vật. Trong những thế kỉ gần đây, với sự phát triển của công nghiệp, đậu đỗ lại có công dụng lớn trong công kỹ nghệ. Ở nhiều nước phương Tây, đậu đỗ là những cây công nghiệp quan trọng được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Đậu đỗ Việt Nam hiện có giá trị xuất khẩu cao, vì vậy trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp cũng như kinh tế nói chung, vai trò củađậu đỗ ngày càng tăng, vị trí của nó ngày càng quan trọng. Đậu đỗ có tỉ lệ prôtêin cao hơn các loại ngũ cốc khác, vì vậy nó là nguồn thức ăn chất lượng cao, cung cấp prôtêin cho người và động vật. Các cây họ đậu không chỉ có nhiều prôtêin trong hạt mà thân và lá cũng có nhiều, do đó có thể lợi dụng thân và lá đậu đỗ làm thức ăn cho gia súc. Theo Viện sĩ William trong kế hoạch luân canh đồng cỏ đã từng khuyên trồng lẫn các cây họ đậu với cỏ hoà thảo vì ngoài chức năng cải thiện cấu tượng đất còn cung cấp khẩu phần ăn cân bằng vềcác chất dinh dưỡng cho gia súc [7]. Các cây thuộc họ đậu, nhất là đậu tương và lạc còn có nhiều chất béo, đậu tương có hàm lượng dầu lên tới 13 - 21%; lạc 38 - 52% [7]. Với hàm lượng dầu như vậy, đậu đỗ dùng để cải thiện thành phần thức ăn cho người nhằm tăng thêm chất béo trong khẩu phần thực phẩm. Việc dùng dầu thực vật ngày càng nhiều, vị thế củađậu đỗ trong phạm vi này cũng ngày một tăng lên. Ở nước ta, việc dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầuđậu tương, . . . trong chế biến món ăn chưa phải là phổ biến. Nhưng ở các nước phương tây, dầu thực vật được dùng trong chế biến món ăn rất nhiều. Rễ đậu đỗ thường có nốt sần, trong đó có nhiều vi sinh vật cộng sinh, mà chủ yếu là vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ khí quyển, tạo nên nguồn đạm cho đất làm tăng độ phì nhiêu củađất trồng trọt. Đây là một đặc tính quan trọng trong kĩ thuật sản xuất nông nghiệp. Không những vậy mà trong thân và lá củađậu đỗ cũng có một tỉ lệ đạm khá cao, có thể dùng ủ phân hay trực tiếp làm phân xanh vùi xuống đất. Khô dầuđậu đỗ như khô lạc cũng là loại phân có đạm tốt, có tác dụng cải tạo đất nhanh. 1.2. Đặc điểm của cây đậucôve 1.2.1. Phân loại đậucôveĐậucôve - Phaseolus vulgaris L., thuộc chi Phaseolus, họ Fabaceae, bộ Fabales. Đậucôve còn gọi là đậu tây. Hiện nay, chưa có hệ thống phân loại dưới loài đối với đậu côve. Trong sản xuất, người ta phân biệt cácgiốngđậucôve bằng hìnhtháicủa hạt, quả và dạng thân, . . . 1.2.2. Mộtsố đặc điểm hìnhthái cây đậucôve − Rễ: rễ chính mọc sâu có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần hình cầu nhỏ. − Thân: cây thân thảo, tiết diện thân hình trụ có gờ nhỏ, mặt ngoài có lông thưa thớt, thân có 2 dạng chính là thân lùn và thân leo: + Dạng thân leo đòi hỏi canh tác phải làm giàn, không thuận lợi cho việc canh tác ở vùng gió quá mạnh. + Dạng thân lùn rất thuận lợi cho việc canh tác vùng có gió mạnh, dễ trồng xen với cáchoa màu khác để tăng thu hoạch trên cùng diện tích, hay trồng những nơi khó khăn về cây làm giàn. − Lá: mọc so le, lá kép có 3 lá chét hình trái xoan và tận cùng tạo thành mũi nhọn, mặt trên thường có lông và ráp, cuống lá có rãnh. − Hoa: rộng 1-2cm, màu trắng, xanh lơ hay hồng, chùm hoa mọc ở nách lá, trung bình mỗi chùm hoa có từ 2 - 8 hoa. − Quả và hạt: + Quả: quả dài, tròn hoặc dẹt, gù, chóp có mũi nhọn, có màu xanh hay màu vàng, quả có thể dài từ 10 - 20cm, nạc hay mỏng. + Hạt: nhỏ, hình trứng, hình cầu hay hình bầu dục; màu tím, nâu, trắng, . 1.2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậucôveĐậucôve là giống cây trồng mới nhập nội vào nước ta đầu thế kỉ XX. Do đó, các yêu cầu cơ bản vềsinhtháivà kĩ thuật canh tác đậucôve mới đưa ra gần đây. Theo Thạc sĩ Trần Thị Ba [18] (Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa nông nghiệp vàsinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ) thì có mộtsố yêu cầu sinh thái, kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây đậucôve như sau: Yêu cầu sinh thái: − Nhiệt độ thích hợp để đậucôvesinh trưởng là 12 - 20˚C. Vì vậy, chỉ trồng ở vụ Đông Xuân mới cho năng suất cao. − Đậucôve thuộc loại cây ngắn ngày. Thời gian chiếu sáng thích hợp là 8 - 10h/ngày. − Độ ẩm 65% là thích hợp cho cây đậucôve phát triển, vượt quá 80% cây dễ bị bệnh và nếu độ ẩm không khí quá thấp có thể gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả và nhiều hiện tượng khác thường làm mất giá trị thương phẩm. − Đậucôve ưa các loại đất nhẹ, có độ phì cao. Đất cần tơi xốp, dễ thoát nước. . tài: '&apos ;Một số dẫn liệu về hình thái và hóa sinh của các giống đậu côve trên vùng đất xã Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An& apos;' VỀ HÌNH THÁI VÀ HOÁ SINH CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU CÔVE TRÊN VÙNG ĐẤT XÃ DIỄN THỊNH - HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM SINH