1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội

69 383 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 473,5 KB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội

Trang 1

lời nói đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển chonền kinh tế quốc dân Hàng năm, ngành xây dựng cơ bản thu hút gần 30%tổng số vốn đầu t của cả nớc Với nguồn đầu t lớn nh vậy cùng với đặc điểmsản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thờng trên qui mô lớn Vấnđề đặt ra ở đây là quản lý vốn tốt, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phítrong sản xuất thi công, giảm chi phí giá thành, tăng tính cạnh tranh chodoanh nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu:

Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với quanhệ hàng hoá - tiền tệ, là một phơng pháp quản lý kinh tế, đồng thời là một yếutố =hách quan Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế nớc ta đang phát triểntheo cơ chế thị trờng thì hoạt động kinh doanh phải có lãi, lấy thu nhập để bùđắp chi phí Song trên thực tế, tỷ lệ thất thoát vốn đầu t xây dựng cơ bản còntơng đối cao do cha quản lý tốt chi phí sản xuất Vì thế, ngoài vấn đề quan tâmký đợc các hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp còn quan tâm đến vấn đề hạthấp chi phí sản xuất đến mức cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắptrong quá trình kinh doanh, tất nhiên doanh nghiệp phải thông qua công tác kếtoán - một công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý kinh tế Trong đó, kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp luôn đợc xác địnhlà khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.

Nếu tổ chức các vấn đề khác tốt mà thiếu đi việc tổ chức kế toán tập hợp chiphí sản uất và tính giá thành sản phẩm xây lắp khoa học, hợp lý thì hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp khó có thê đạt hiệu quả cao đợc Chính vì vậy,việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp xây dựng.

3 Đối tợng nghiên cứu:

Trong các doanh nghiệp xây dựng thì đối tợng tính giá thành chính làcác công trình, hạng mục công trình vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp là chỉtiêu chất lợng quan trọng trong kinh doanh, qua chỉ tiêu này có thể đánh giá đ-ợc trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.Quản lý tốt giá thành sản phẩm xây lắp nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí, nângcao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp xâydựng Bởi vậy giá thành sản phẩm xây lắp và lợi nhuận là các chỉ tiêu có quanhệ xây dựng, tỷ lệ nghịch với nhau, ảnh hởng trực tiếp đến kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp.

4 Những đóng góp chính của luận văn:

Nhận thức đợc vấn đề nêu trên, sau 02 tháng thực tập tại Công ty xâydựng số 1 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, đợc sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các cô các chú trong phòng Kế toán của Công ty, kết hợp với kiến thức đã

Trang 2

học ở trờng, em đã chọn đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm “ tại Công ty Xây dựng số 1 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nộilàm luận văn tốt nghiệp Em tin rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc,còn một số tồn tại mà trong bản luận văn đã nêu, Công ty sẽ giải quyết thànhcông và tiến lên một bớc phát triển mới vững mạnh hơn nữa.

5 Phơng pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành tốt việc nghiên cứu, em đã sử dụng phơng pháp nghiên cứuphân tích tổng hợp

6 Bố cục luận văn:

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn đợc chia làm ba chơng:

 Chơng I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Chơng II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

Đề tài hoàn thành với sự học tập nghiên cứu nghiêm túc của em trongquá trình thực tập, mà trớc hết là sự hớng dẫn của thầy giáo Nguyễn QuốcCẩn, và toàn thể thầy cô giáo khoa Kế toán, Trờng Cao Đẳng Công Nghiệp -Hà Nội và các cán bộ trong phòng Kế toán - tài vụ Công ty Xây dựng số 1.

Em xin trân trọng cảm ơn !

Trang 3

Chơng I

Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản

1.1 Đặc điểm của sản xuất xây lắp tác động đến công tác kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp trong ngành xây dựng

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năngsản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Nólàm tăng sức mạnh về kinh tế, tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội Một quốc giacó cơ sở hạ tầng vững chắc thì quốc gia đó mới có điều kiện phát triển Nhvậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao giờ cũng phát triển trớc một bớc so vớicác ngành khác.

Cơ sở hạ tầng vững chắc thì xây dựng là một ngành không thể thiếu ợc, cho nên một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quĩ tích luỹnói riêng với vốn đầu t nớc ngoài nằm trong xây dựng cơ bản Có thể quanniệm sản phẩm xây lắp là:

đ-Một là: Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình có đủ điều kiện đa vào sử dụng và phát huy tác dụng.

Hai là: Sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phứctạp, thời gian xây dựng dài và có giá trị lớn, sản phẩm mang tính cố định, nơisản xuất ra sản phẩm đồng thời là nơi sản phẩm hoàn thành đa vào sử dụng vàphát huy tác dụng.

Mỗi công trình khoa học đợc xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng,có giá trị dự toán riêng tạo một thời điểm nhất định Đặc biệt sản phẩm xâydựng mang nhiều ý nghĩa tổng hợp về mọi mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật, mỹthuật.

Chi phí chi cho sản phẩm xây lắp rất đa dạng phong phú bao gồm nhiềuchủng loại nguyên vật liệu, sử dụng nhiều máy móc thi công và nhiều loại thợtheo các ngành nghề khác nhau.

Vì các loại sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản thờng rất lớn, mấtnhiều thời gian để hoàn thành công trình đa vào sử dụng Vì vậy để phù hợpvới yêu cầu của công việc thanh toán, quyết toán về tài chính thì kế toán cầnphải phân biệt giữa sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.

Sản phẩm trung gian là các công việc xây dựng các giai đoạn, các đợtxây dựng đã hoàn thành bàn giao Còn sản phẩm cuối cùng là các công trìnhhoàn chỉnh có thể đa vào sử dụng.

Trang 4

1.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính đặc thù cao nên nó cũngảnh hởng đến việc tổ chức sản xuất Đó là :

- Sản phẩm xây lắp là sản phẩm thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theođịa điểm và giai đoạn xây dựng Chính vì vậy, việc quản lý công trình và tổchức sản xuất gặp nhiều khó khăn Điều đó đòi hòi các nhà xây dựng phải lựachọn các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý linh hoạt và quan trọng là:

- Do chu kỳ sản xuất xây dựng các công trình thờng kéo dài làm chovốn bị ứ đọng, nên các nhà xây dựng luôn phải chú ý đến nhân tố thời gian khichọn các phơng án.

- Quá trình sản xuất xây dựng phức tạp đòi hỏi các nhà tổ chức xâydựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, phải phối hợp chặtchẽ giữa các tổ chức xây dựng tổng thầu hay thầu chính và các tổ chức thầuphụ.

- Các công trình tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hởng lớn của thời tiếtkhí hậu, gây khó khăn cho việc thi công và dự trữ vật liệu Điều này đòi hỏicác nhà tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công và áp dụng cơ giới hoá mộtcách hợp lý.

1.1.3 Yêu cầu của công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng

Do đặc điểm của xây dựng và sản phẩm xây dựng rất riêng nên việcquản lý đầu t xây dựng cơ bản khó khăn phức tạp hơn một số ngành khác Vìvậy trong quá trình quản lý đầu t xây dựng phải đáp ứng đợc những yêu cầusau:

- Phải tạo ra những sản phẩm xây lắp đợc thị trờng chấp nhận cả về giácả, chất lợng, đáp ứng đợc mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất từ các nguồn đầu t trong vàngoài nớc.

- Xây dựng phải đúng theo qui hoạch đợc duyệt, thiết kế hợp lý thẩmmỹ, xây dựng đúng tiến độ đạt chất lợng cao.

Thực tế trong nhiều năm qua xây dựng cơ bản là một ngành làm thấtthoát một phần không nhỏ nguồn vốn đầu t của Nhà nớc Nguyên nhân cơ bảnlà do quản lý vốn đầu t cha đợc chặt chẽ.

Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phơng phápđấu thầu, giao nhận thầu xây dựng Doanh nghiệp muốn trúng thầu một côngtrình phải xây dựng một giá thầu hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở xácđịnh mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nớc ban hành trên cơ sở giá thị tr-ờng và bản thân doanh nghiệp Giá trúng thầu không vợt quá giá tổng dự toánđợc duyệt Mặt khác phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.

Trang 5

Để thực hiện tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ờng công tác quản lý kinh tế đặc biệt là quản lý về tập hợp chi phí sản xuất.Trong đó trọng tâm là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp.

c-1.1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp

Việc giảm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ýnghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng Vì vậy, việc xác định đúngđắn đối tợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành phù hợp vớiđiều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thoả mãn mọi yêu cầu quản lý đặt rahết sức cần thiết Cụ thể:

- Xác định đúng đối tợng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tổ chứcsản xuất ở doanh nghiệp, đồng thời xác định đúng đối tợng tính giá thành.

- Kiểm tra đối chiếu thờng xuyên việc thực hiện các chi phí vật t, nhâncông máy thi công và các dự toán chi phí khác Từ đó đa ra các biện phápngăn chặn kịp thời.

- Tình giá thành sản phẩm xây lắp chính xác kịp thời theo đúng khoảnmục giá thành.

- Việc kiểm tra thực hiện hạ giá thành theo từng khoản mục chi phí củacác hạng mục công trình Từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩmmột cách liên tục.

- Xác định đúng đắn, bàn giao thanh toán kịp thời khối lợng công tácxây lắp hoàn thành.

- Kiểm tra định kỳ và đánh giá khối lợng thi công dở dang theo nguyêntắc qui định Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ởtừng công trình, bộ phận thi công và lập báo cáo về chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời.

1.1.5 ý nghĩa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp

Trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhcó ý nghĩa hết sức quan trọng Nó cung cấp các số liệu một cách đầy đủ, chínhxác, kịp thời phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchsản xuất của doanh nghiệp Từ đó có biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốnđầu t của Nhà nớc chặt chẽ và hiệu quả hơn.

1.2 Nội dung và phơng pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp.

1.2.1 Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp

Cũng nh các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất của ngànhxây lắp là quá trình tiêu hao các yếu tố lao động và lao động vật hoá để tạo

Trang 6

nên giá trị sử dụng của các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của con ngời.Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này đợc biểu hiện dới dạng giátrị, gọi là chi phí sản xuất.

Tơng tự nh vậy, chi phí sản xuất trong quá trình xây lắp là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cấu thànhnên sản phẩm xây lắp trong một thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm trên cần phân biệt giữa chi phí vàchi tiêu Đây là hai hai niệm khác nhau nhng có quan hệ mật thiết với nhau.

Trong các doanh nghiệp xây lắp ngoài hoạt động sản xuất chung ra còncó các hoạt động sản xuất phụ trợ khác Do đó, chi phí sản xuất trong doanhnghiệp gồm: Chi phí trong xây lắp và chi phí ngoài xây lắp.

Chi phí trong xây lắp là những chi phí phát sinh trong quá trình xây lắpcủa doanh nghiệp Chi phí ngoài xây lắp là những chi phí phát sinh ngoài lĩnhvực xây dựng nh sản xuất phụ, công tác vận chuyển và các dịch vụ khác.Trong đó chi phí trong xây lắp là chủ yếu.

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp xây dựng

Việc quản lý sản xuất, chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệutổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chiphí theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng thời điểm nhất định.Do vậy, việc phân loại chi phí sản xuất là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lýcũng nh công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp một cách chính xác Có nhiều các phân loại chi phí, mỗi cách đều đápứng đợc ít nhiều cho mục đích quản lý và công tác kế toán Tuỳ theo mục đíchquản lý mà ta lựa chọn các tiêu thức phân loại cho phù hợp.

1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (theo nội dung và tính chấtkinh tế của chi phí)

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất bao gồm các chi phí sản xuất có tính chất,nội dung kinh tế giống nhau, do đó không cần xét đến chi phí đó phát sinh ởđịa điểm nào và dùng làm gì Căn cứ vào tiêu thức này thì toàn bộ chi phí sẽbao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên

vật liệu chính (nh gạch, vôi, đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép ), cấu kiện bêtông, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản

- Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công phải trả cho ngời lao động và

các khoản phải trả khác trong doanh nghiệp nh tiền lơng (lơng chính, lơngphụ, phụ cấp của công nhân viên), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn trích theo tỷ lệ phần trăm theo chế độ qui định.

- Chi phí khấu hai tài sản cố định (TSCĐ): là toàn bộ số tiền trích khấu

hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất doanh nghiệp.

Trang 7

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho sản xuất trong doanh nghiệp nh chi phí về điện, nớc, điện thoại,chi phí thuê máy

- Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ số chi phí phát sinh trong quá trình

sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên.

1.2.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành (phân loại theo mụcđích và công dụng của chi phí)

Những chi phí sản xuất có cùng mục đích và công dụng đợc xếp vàocùng một khoản mục chi phí Theo tiêu thức phân loại này, toàn bộ chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ đợc chia ra làm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị các loại nguyên liệu chính,

vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho thi công xây lắp công trình.

- Chi phí nhân công trực tiếp : là toàn bộ tiền công và các khoản phải

trả (BHXH, BHYT, KPCĐ) cho công nhân trực tiếp xây lắp để thực hiện cáckhối công tác xây lắp của công trình.

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho quá

trình sản xuất thi công ngoài trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phínhân công trực tiếp Loại chi phí này bao gồm:

 Chi phí nhân viên quản lý đội, công trình (tiền lơng và các khoản phảitrả cho công nhân viên quản lý đội sản xuất )

 Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ (ván khuôn, giàngiáo, dụng cụ bảo hộ lao động )

 Chi phí về khấu hao máy móc thiết bị Chi phí dịch vụ thuê ngoài

Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phísản xuất theo định mức, công tác kế hoạch hoá, phân tích và đánh giá sảnphẩm theo khoản mục, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạgiá thành.

Ngoài hai cách phân loại còn có các phơng pháp phân loại chi phí khácnh:

Trang 8

- Phân loại chi phí theo quan hệ giữa chi phí sản xuất và qui mô sảnxuất Theo cách phân loại này thì chi phí đợc chia thành chi phí cố định và chiphí biến đổi.

- Phân loại chi phí thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.- Phân loại chi phí theo chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm

Nh vậy, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụcho từng đối tợng quản lý và từng đối tợng cung cấp thông tin cụ thể, nhngchung luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chiphí sản xuất phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp trong thời kỳ nhấtđịnh.

1.2.3 Giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất và chi phí ngoàisản xuất theo số lợng và loại sản phẩm đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm xây lắp là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhchất lợng hoạt động sản xuất, quản lý của doanh nghiệp, kết quả của sử dụngcác loại vật t, tài sản trong quá trình sản xuất cũng nh các giải pháp kinh tế kỹthuật mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lợng sảnphẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất Giá thành sản phẩm còn là căn cứ đểtính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

1.2.3.2 Các loại giá thành sản phẩm xây lắp

Do đặc điểm riêng biệt của các sản phẩm xây lắp nên giá thành đợcchia làm ba loại:

Giá thành dự toán công tác xây lắp (Zdt)

Sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, thời gian thi công dài, mang tính đơnchiếc nếu mỗi công trình, hạng mục công trình đều có giá dự toán riêng Giáthành dự toán của công trình, hạng mục công trình là giá thành công tác xâylắp đợc xác định trên khối lợng thiết kế đợc duyệt, các định mức dự toán vàđơn giá XDCB do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng giá cảthị trờng.

Giá thành dự toán công tác xây lắp khác với giá trị dự toán xây lắp ởđiểm sau: Giá thành dự toán xây lắp nhỏ hơn giá trị dự toán xây lắp ở phần lãiđịnh mức và thuế Do dó căn cứ vào giá trị dự toán của từng công trình, hạngmục công trình ta có thể xác định đợc giá thành dự toán của chúng:

Giá thành dự toáncủa công trình,

hạngmục công trình

Giá trị dự toán củaTừng công trình,

hạng mục côngtrình

+ Lãi định mức(hoặc thuế)

Trang 9

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên giá thành dự toán công tác xâylắp mang tính chất xã hội, nó phán ánh trình độ tổ chức kỹ thuật nói chungcủa toàn xã hội vì cơ sở để xác định là khối lợng từ thiết kế đợc duyệt, cả địnhmức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành Thông qua tổng dự toáncông tác xây lắp (Zdt) chúng ta có thể đánh giá đợc thành tích của doanhnghiệp Nó là hạn mức chi phí ca nhất mà doanh nghiệp có thể chi ra để đảmbảo có lãi, là tiêu chuẩn phấn đấu hạ định mức thực tế Giá thành dự toán côngtác xây lắp là căn cứ để kế hoạch hoá giá thành công tác xây lắp và vạch racác biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thànhcông tác xây lắp đợc giao.

Trong điều kiện hiện nay, để thi công xây lắp một công trình thì cácđơn vị xây dựng đợc tham gia đấu thầu Đơn vị thắng thầu là đơn vị xây dựnggiá đấu thầu công tác xây lắp hợp lý, đảm bảo chất lợng thi công công trình.Do vậy, trong giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình còncó 2 loại giá thành là:

- Giá thành đấu thầu công tác xây lắp (Zdt): Giá thành đấu thầu côngtác xây lắp đợc hình thành từ cơ chế quản lý bằng cách đấu thầu trong xâydựng Đây cũng là một loại giá thành dự toán công tác xây lắp do chủ đầu từđa ra để các tổ chức xây lắp căn cứ vào đó mà tình toán Giá thành dự thầucông tác xây lắp của mình Nếu nh thấy giá thành của mình bằng hoặc thấphơn giá thành do chủ thầu đa ra thì sẽ tham gia đấu thầu thi công xây lắp côngtrình.

- Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: Giá thành hợp đồng là một loạigiá thành dự toán công tác xây lắp ghi trong hợp đồng đợc ký kết giữa chủ đầut và tổ chức xây lắp sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu Đây cũng là giáthành của tổ chức xây lắp thắng thầu trong khi đấu thầu và đợc chủ đầu t thoảthuận ký hợp đồng giao thầu (giá thành dự thầu công tác xây lắp của tổ chứcxây lắp trúng thầu).

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp (Zkh):

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp là một loại giá thành dự toán côngtác xây lắp đợc xác định từ những điều kiện cụ thể trong thời kỳ kế hoạch nhấtđịnh.

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp khác với giá thành dự toán xây lắplà đợc lập ra không dựa vào định mức dự toán mà dựa vào những định mức chiphí nội bộ của tổ chức xây lắp hoặc của công trình Về nguyên tắc, định mứcnội bộ này phải tiên tiến hơn định mức dự toán Vì vậy giá thành kế hoạchcông tác xây lắp chỉ đợc bằng hoặc nhỏ hơn giá thành hợp đồng (Zhđ >=Zkh)nên giá thành kế hoạch là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành công tác xây lắptrong giai đoạn kế hoạch Điều này phản ánh trình độ quản lý giá thành củadoanh nghiệp xây lắp.

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp đợc xác định theo công thức (tínhcho từng công trình, hạng mục công trình):

Trang 10

Giá thành kếhoạchcông tác xây lắp

Giá thành hợpđồngCông tác xây lắp

- Mức hạ giá thànhkế hoạch

Giá thành thực tế công tác xây lắp (Ztt)

Giá thành thực tế công tác xây lắp đợc tính toán theo chi phí thực tế củatổ chức xây lắp đã bỏ ra để thực hiện các khối lợng công tác xây lắp của mình,đợc xác định theo số liệu của kế toán.

Muốn đánh giá đợc giá trị chất lợng hoạt động sản xuất thi công của tổchức xây lắp thì ta phải tiến hành so sánh các loại giá thành trên với nhau.Giá thành dự toán mang tính xã hội cho nên việc so sánh giá thành thực tế vớigiá thành dự toán cho phép ta đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém trong doanhnghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ tổchức quản lý của bản thân doanh nghiệp Trong việc so sánh này cần đảm bảotính thống nhất và có thể so sánh đợc, tức là đợc thực hiện trên cùng một đối t-ợng tính giá thành (từng công trình, hạng mục công trình, hoặc khối lợng xâylắp hoàn thành nhất định).

Về nguyên tắc thì mối quan hệ giữa các loại giá thành trên phải đảmbảo nh sau : Zdt>=Zkh>=Ztt.

Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kếhoạch giá thành Có nh vậy doanh nghiệp mới đảm bảo có lãi, có tích luỹ choNhà nớc và cho doanh nghiệp.

Nh vậy có thể thấy, xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm xâydựng cơ bản là có giá trị lớn, thời gian xây dựng dài, có thể đáp ứng yêu cầuquản lý về chi phí sản xuất và giá thành, trong doanh nghiệp xây dựng, giáthành công tác xây lắp còn đợc theo dõi trên hai chỉ tiêu: giá thành khối lợnghoàn chỉnh và giá thành khối lợng hoàn thành qui ớc.

Giá thành khối lợng hoàn chỉnh là giá thành của công trình, hạng mụccông trình đã hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật và chất lợng đúng thiết kế và hợpđồng, bàn giao và đợc bên chủ đầu t nghiệm thu và chấp nhận thanh toán Chỉtiêu này cho phép tính toán, đánh giá một cách tổng quát hiệu quả kinh tế vốnđầu t cho một công trình, hạng mục công trình nhng lại không đáp ứng đợckịp thời các số liệu cần thiết cho việc quản lý sản xuất và giá thành trong suốtquá trình thi công công trình Do đó, để đáp ứng đợc yêu cầu quản lý và đảmbảo chỉ đạo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định giá thành khối lợng xây lắphoàn thành qui ớc.

Giá thành khối lợng hoàn thành qui ớc là giá thành của các khối lợngxây lắp mà các khối lợng xây lắp đó phải đảm bảo thoả mãn các điều kiệnsau:

- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lợng kỹ thuật

Trang 11

- Phải đợc xác định cụ thể và đợc chủ đầu t nghiệm thu và chấp nhậnthanh toán.

- Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.

Giá thành khối lợng xây lắp hoàn thành qui ớc phải phản ánh kịp thờichi phí cho đối tợng xây lắp trong quá trình thi công xây lắp, từ đó giúp chodoanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tợng để cóbiện pháp quản lý thích hợp, cụ thể Nhng chỉ tiêu này lại phản ánh khôngtoàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình Dođó, trong việc quản lý giá thành đòi hỏi phải sử dụng cả hai chỉ tiêu trên đểđảm bảo quản lý giá thành đợc kịp thời, chính xác, toàn diện và hiệu quả.

1.2.4 Đối tợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành sảnphẩm xây lắp

1.2.4.1 Đối tợng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp :

Đối với ngành xây dựng cơ bản đối tợng tập hợp chi phí sản xuất có thểlà: công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoànthành, bộ phận thi công.

Xác định đối tợng tập hợp chi phí sản xuất thờng căn cứ vào:- Địa điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí.

- Đặc điểm qui trình công nghệ (giản đơn hay phức tạp)- Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trên thực tế, các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chứctập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từ khâu hạch toán ban đầu đếnkhâu tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.

1.2.4.2 Đối tợng tính giá thành sản phẩm xây lắp:

Đối tợng tính giá thành các loại sản phẩm, lao vụ, công vụ do doanhnghiệp sản xuất ra cần phải đợc tính giá thành và giá thành đơn vị Công việctính giá thành là xác định giá thành thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sảnphẩm đã hoàn thành.

Xác định khối lợng tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộcông tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp và có ý nghĩaquan trọng trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp Bộ phận kếtoán giá thành phải cân đối, xem xét tổng thể các căn cứ sau để xác định khốilợng tính giá thành cho phù hợp.

- Cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm qui trình công nghệ.- Đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm sử dụng của các sản phẩm.

- Dựa vào yêu cầu hạch toán kế toán, hạch toán nội bộ doanh nghiệp vàyêu cầu xác định hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm.

Trang 12

Khả năng và trình độ quản lý của của doanh nghiệp nói chung và khảnăng của cán bộ hạch toán nói riêng.

Trong các doanh nghiệp xây dựng, đối tợng tính giá thành thờng phùhợp với đối tợng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mụccông trình hay khối lợng xây lắp hoàn thành bàn giao Trong trờng hợp cácdoanh nghiệp xây lắp có tổ chức thêm các phân xởng sản xuất phụ (sản xuấtvật liệu ) thì đối tợng tính giá thành là tổng giá thành và giá thành đơn vị sảnphẩm, lao vụ cung cấp.

1.2.4.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiếnhành công việc tính giá thành cho các đối tợng tính giá thành Xác định kỳtính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sảnphẩm đợc hợp lý, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế củacác sản phẩm lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hìnhthực hiện kế hoạch giá thành sẩn phẩm của kế toán.

Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặcđiểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm Căn cứ vào đặcđiểm riêng của ngành xây dựng cơ bản nên kỳ tính giá thành trong xây dựngcơ bản thờng là:

- Đối với các loại sản phẩm mà đợc sản xuất liên tục, cung cấp chonhững đối tợng khác liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn nh: gạch, ngói, vôi thì kỳtính giá thành thơng là 1 tháng.

- Đối với những sản phẩm, đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi côngdài, công việc đợc coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc đợc coi làhoàn thành trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mớitính giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

- Với những công trình, hạng mục công trình thì kỳ tính giá thành làthời gian mà sản phẩm xây lắp đợc coi là hoàn thành và đợc nghiệm thu, bàngiao thanh toán cho chủ đầu t.

- Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn, chỉ khinào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng đợc nghiệm thu,bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó.

- Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thờigian thi công nhiều năm mà không tách ra đợc từng bộ phận công trình nhỏ đavào sử dụng thì từng phần việc xây lắp đặt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý,theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ đợc bàn giao thanhtoán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lợng bàn giao.

Ngoài ra với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể đợc xác định là hàng quí, vàothời điểm cuối quí.

Trang 13

1.2.4.4 Phân biệt đối tợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giáthành sản phẩm xây lắp.

Đối tợng tập hợp chi phí là căn cứ để mở tài khoản, sổ chi tiết, tổ chứcghi chép ban đầu tập hợp chi phí sản xuất chi tiết theo từng công trình, hạngmục công trình Còn xác định đối tợng tính giá thành trong doanh nghiệp xâylắp lại là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành sản phẩm và tổchức công tác giá thành theo đối tợng tình giá thành.

Tuy nhiên, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Bản chấtchung đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí số liệu, chi phí sản xuất đãtập hợp trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành Đốitợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp thờng phù hợp với nhau Một bên là công trình, hạng mục côngtrình, còn một bên là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành.

1.2.5 Phơng pháp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

Các phơng pháp tập hợp chi phí sản xuất

* Phơng pháp tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất:

áp dụng phơng pháp này đối với những chi phí trực tiếp Những chi phítrực tiếp là các chi phí liên quan đến một đối tợng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất Ta căn cứ vào các chứng từ gốc về chi phí phát sinh để tập hợp trực tiếpcho từng đối tợng.

* Phơng pháp phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất:

Phơng pháp này áp dụng đối với những chi phí gián tiếp liên quan đếnnhiều đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau Ta tiến hành thựchiện tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí theo các bớc sau:

- Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý và tính hệ số phân bổ chi phí Tiêuthức phân bổ hợp lý là tiêu thức phải đảm bảo đợc mối quan hệ tỷ lệ thuậngiữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tợng Hệ sốphân bổ chi phí đợc xác định nh sau:

H =

Trong đó : H: Hệ số phân bổ chi phíC: Tổng chi phí cần phân bổ

T: Tổng đại lợng của tiêu thức phân bổ của các đối tợng- Tính mức phân bổ chi phí cho từng đối tợng

Ci = H x Ti

Trong đó : Ci: chi phí phân bổ cho từng đối tợng iH: Hệ số phân bổ chi phí

Trang 14

Ti: đại lợng của tiêu thức phân bổ của đối tợng i

Kế toán chi phí sản xuất theo hệ thông kế toán hiện hành

Tuỳ vào điều kiện cụ thể và yêu cầu của quản lý của mình mà doanhnghiệp lựa chọn 2 phơng án hạch toán:

- Phơng pháp kê khai thờng xuyên- Phơng pháp kiểm kê định kỳ

1.2.5.1 Kế toán chi phí sản xuất trong trờng hợp doanh nghiệp thực hiệnkế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên

* Tài khoản sử dụng (trong doanh nghiệp xây lắp)

- Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này phảnánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, năng lợng, độnglực dùng trực tiếp cho sản phẩm xây dựng hay lắp đặt các công trình Tàikhoản 621 đợc mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, lắp đặt (công trình,hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lợng xây lắp có dự toánriêng).

- Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này phản ánhtoàn bộ chi phí về tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp xâylắp (BHXH, BHYT, KPCĐ) Tài khoản này cũng đợc mở chi tiết theo từnghạng mục công trình, giai đoạn công việc

- Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này phán ánhnhững chi phí phục vụ sản xuất xây lắp trong quá trình tiến hành XDCB tạicác công trờng, các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh tổng doanhnghiệp XDCB.

Tài khoản này có thể mở chi tiết theo từng công trình, từng đội thi công,từng bộ phận và cũng đợc mở đồng thời các khoản cấp 2 để theo dõi chi phísản xuất chung theo yếu tố chi phí sản xuất Trong đó:

TK 6271: chi phí nhân viên phân xởngTK 6272: chi phí vật liệu

TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274: chi phí khấu hao tài sản cố địnhTK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6278: chi phí bằng tiền khác.

- Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản nàyđợc dùng để phán ánh tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giáthành công trình, hạng mục công trình, hoặc những sản phẩm lao vụ, dịch vụkhác trong các doanh nghiệp kinh doanh XDCB, các giai đoạn công việc,hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình.

Trang 15

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu sửdụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm trong kỳ sản xuấtkinh doanh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải tính theo giá trị thực tế khixuất sử dụng (không bao gồm thuế GTGT).

Yêu cầu của việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hạchtoán trực tiếp chi phí này vào các đối tợng hạch toán chi phí và tính giá thành.Trong trờng hợp không thể hạch toán trực tiếp chi phí này vào giá thành sảnphẩm thì phải lựa chọn các tiêu chuẩn phân bổ phù hợp theo công thức:

Cn =

x TnTrong đó:

Cn: Chi phí phân bổ cho đối tợng nC: tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổT: tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổTn: tiêu chuẩn phân bổ của đối tợng n

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đợc qui nạp trực tiếp

- Chi phí nguyên vật liệu liên quan đến nhiều đối tợng kế toán tập hợpchi phí sản xuất khác nhau trong thời kỳ tiến hành phân bổ.

Tổng CPNVLTT phải

phân bổtrong kỳ

Giá trị thực tếcủa các loại

NVLTT đãxuất trong kỳ

-Giá trị phế liệu thu hồi

(nếu có)

-Trị giáVNLDùngkhônghết cuối kỳTiêu chuẩn phân bổ cần lựa chọn thích hợp nh đối tợng với vật liệuchính thờng phân bổ theo định mức tiêu hao phí hoặc khối lợng sản phẩmhoàn thành, với vật liệu phụ thông thờng thì phân bổ theo khối lợng sản phẩmxây lắp đã hoàn thành.

Trang 16

Sơ đồ 1.1

Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí lao động trực tiếp tham giavào quá trình xây lắp sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp các dịch vụ.Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho ngời lao độngthuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng hoạtđộng công việc Chi phí nhân công trực tiếp đợc tính vào giá thành của từngloại sản phẩm chủ yếu bằng phơng pháp trực tiếp.

Tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đợc tính vào giá thành sảnphẩm và căn cứ vào bảng phân bổ lơng và các khoản tính theo lơng.

Chi phí nhân công trực tiếp thờng đợc tính vào từng đối tợng chi phíliên quan Trờng hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối t-ợng thì có thể tập hợp chung, chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho các đối t-ợng chịu chi phí có liên quan.

Tiêu chuẩn phân bổ thích hợp đối với tiền lơng có thể phân bổ theo chiphí nhân công trực tiếp định mức hay theo giờ công lao động: BHXH, BHYT,KPCĐ tính theo tỷ lệ % qui định trên tổng số tiền lơng đã tính cho từng đối t-ợng.

Sơ đồ 1.2

Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Tập hợp chi phí NVLTTTK 111,112,331

Các khoản trích BHXHBHYT, KPCĐ

K/c chi phí NCTT đểtính giá thành sản PHẩM

Trang 17

* Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí là những chi phí sử dụngxe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp của đơn vị.

Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK623 “chiphí sử dụng máy thi công”.

Kết cấu và nội dung của tài khoản 623:

Bên nợ : các chi phí liên quan đến máy thi công

Bên có: kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK154TK 623 không có số d cuối kỳ

TK 623 chỉ sử dụng đối với doanh nghiệp xây lắp Thực hiện xây lắpcông trình theo phơng thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằngmáy.

Sơ đồ số 1.3

sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Tiền l ơng phải trả công nhân điều khiển máy

Xuất NVL và dụng cụTK 111,334

Thuế GTGT đ ợckhấu trừ (nếu có)

TK 133

Trang 18

* Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung phải đợc tập hợp theo từng địa điểm phát sinhchi phí Một doanh nghiệp xây dựng nếu có nhiều phân xởng sản xuất, nhiềuđội thi công thì chi phí sản xuất chung của đội thi công nào đợc kết chuyển vàtính giá thành sản phẩm xây lắp của đội thi công đó Trờng hợp đội công trìnhtrong kỳ thi công nhiều công trình, hạng mục công trình thì cần phải tiến hànhphân bổ chi phí sản xuất chung đó cho công trình, hạng mục công trình có liênquan theo một tiêu thức phân bổ nhất định nh phân bổ theo từng loại chi phí(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ) và mỗi mộtloại chi phí có thể lại có những tiêu thức phân bổ khác nhau.

+ Chi phí khấu hao có thể phân bổ theo giờ máy hoạt động

+ Chi phí thuê ngoài nh tiền điện sẽ đợc phân bổ theo giờ máy hoạtđộng và công suất thiết bị

Chi phí vật liệucông cụ, dụng cụ

sản phẩm

TK 111,112, 331

Chi phí khác bằng tiền

Trang 19

* Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phơng pháp kê khai thờng xuyên:

TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đợc mở chi tiết theo từngđối tợng tập hợp chi phí sản xuất Các doanh nghiệp xây lắp thì thông thờngcó thể mở chi tiết theo từng đội sản xuất, từng công trình xây dựng, từng côngtrình hoặc hạng mục công trình

Cuối kỳ, các chi phí sản xuất này tập hợp ở TK621, TK622, TK 263,TK627 sẽ đợc kết chuyển sang TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ.

Các doanh nghiệp có qui mô sản xuất kinh doanh lớn, tiến hành nhiềuhoạt động kinh doanh khác thờng sử dụng phơng pháp này còn các doanhnghiệp có qui mô nhỏ sử dụng phơng pháp kiểm kê định kỳ.

Sơ đồ số 1.5

trình tự kế toán chi phí sản xuất kinh doanh toàndoanh

nghiệp theo phơng pháp kê khai thờng xuyên

1.2.5.2 Kế toán chi phí sản xuất trong trờng hợp doanh nghiệp thực hiệnkế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kiểm kê định kỳ

Theo phơng pháp này, cuối kỳ chi phí sản xuất tập hợp trên TK 621,TK622, TK623, TK627 không kết chuyển sang tài khoản 154 mà kết chuyểnsang tài khoản 631 “giá thành sản xuất”, từ đó tổng hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Đối với doanh nghiệp sử dụng phơng pháp này thì cuối kỳ phải tiếnhành kiểm kê đánh giá, xác định giá trị vật t, hàng hoá tồn kho cuối kỳ xácđịnh đợc trị giá nguyên vật liệu, hàng xuất dùng trong kỳ Khi đó, các tàikhoản hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ Trên các tài khoản này không phảnánh trực tiếp các nghiệp vụ, xuất hàng hoá, sản phẩm, vật liệu.

Sdk:xxx Giá trị VL lại nhập kho

giá trị sản phẩmhỏng không sửa

chữa đ ợc

TK 632

Sck:xxx

Trang 20

Các nghiệp vụ mua hàng, vật liệu trong kỳ phản ánh trên TK611 Saukhi kiểm kê xác định đợc giá trị hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ thì:

Trị giáNVLhàng hoáxuất dùng

trong kỳ=

Trị giáVNL hàng

hoá tồnkho đầu

Trị giáNVLhàng hoá

mua vàotrong kỳ

-Trị giáNVL hàng

Hoá tồnKho cuối

-Trị giáNVL hàng hoá

mất, haohụt

Sơ đồ số 1.6

trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanhnghiệp

theo phơng pháp kiểm kê định kỳ

1.2.6 Đánh giá sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp

Sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng có thể là các côngtrình, hạng mục công trình cha hoàn thành hay khối lợng công tác xây lắp dởdang trong kỳ cha đợc bên chủ đầu t nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.

Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán, xác định chi phí sản xuấttrong kỳ cho khối lợng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định.Để đánh giá sản phẩm làm dở chính xác, trớc hết ta phải tổ chức kiểm kêchính xác khối lợng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ và xác định đúngđắn mức độ hoàn thành của khối lợng sản phẩm so với khối lợng xây lắp hoànthành theo qui ớc ở từng giai đoạn thi công để xác định đợc khối lợng công tácxây lắp dở dang, phát hiện đợc những tổn thất trong quá trình thi công Chất l-

Kết chuyển CP NVLTT

Kết chuyển CP NCTTGiá thành SXSPXL thực

tế hoàn thành trong kỳTK 623

TK 627

Kết chuyển CP sử dụngmáy thi công

Kết chuyển CP SXCHUNG

TK 155

TK 632

TK 138(8)

Kết chuyển CPSXdở dang cuối kỳ

Phế liệu thu hồi

Tiền bồi thờng

Trang 21

ợng của công tác kiểm kê khối lợng xây lắp dở dang ảnh hởng lớn đển việcđánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành có chính xác hay không.

Việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của khối lợng sản phẩmxây dựng rất khó do sản phẩm xây dựng có đặc điểm là kết cấu phức tạp Vìvậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phậnkỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối l -ợng xây lắp dở dang một cách chính xác Trên cơ sở kết quả kiểm kê sảnphẩm đã đợc tổng hợp đợc kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở.

Các doanh nghiệp xây dựng thờng áp dụng một trong các phơng phápđánh giá sản phẩm làm dở sau:

1.26.1 Phơng pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán:

CP thựctế củaKLXLD

CP thực tế củaKLXLDD ĐKCPKLXLHT bàn

giao trong kỳ

CP thực tếKLXLCPKLXLDDC

KTheo dự toán

x CPXLDDCKtheo dự toán

12.6.2 Phơng pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tơng ơng. Việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt thờng sử dụng chủ yếu là ph-ơng pháp này Theo phơng pháp này, chi phí thực tế của khối lợng lắp đặt dở dang cuối kỳđợc xác định nh sau:

đ-CP thựctế củaKLXLD

CP thực tế củaKLXLDD ĐKCPKLXLHT bàngiao trong kỳ

CP thực tế lắp đặtthực hiện trong kỳCP theo dự toán

XLDDCK qui đổitheo sản lợng

CP theo dựtoán XLDDđã tính đổitheo sản l-ợng HTTĐ

1.2.7 Phơng pháp tính giá thành sản phẩm công tác xây lắp

Phơng pháp tính giá thành sản phẩm là phơng pháp kỹ thuật sử dụng sốliệu chi phí sản xuất đã tập hợp đợc của kế toán để tính tổng giá thành sảnxuất sản phẩm đã hoàn thành theo đối tợng tính giá thành sản phẩm đã xácđịnh.

Tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, qui trình công nghệ sản xuất và đốitợng tính giá thành đã xác định để sử dụng phơng pháp tính giá thành cho phùhợp.

1.2.7.1 Phơng pháp tình giá thành trực tiếp

Phơng pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có đối tợng tính giáthành phù hợp với đối tợng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợpvới kỳ báo cáo, qui trình công nghệ sản xuất giản đơn và ổn định Theo phơng

X

Trang 22

pháp này, tất cả các chi phí đợc tập hợp từ khi khởi công cho đến khi hoànchỉnh là giá thành thực tế của công trình đó.

Trờng hợp công trình cha hoàn thành mà có khối lợng công tác hoànthành bàn giao là:

Giá thành thựctế của KLXLTT

bàn giao

= Chi phí thựctế PS trong kỳ +

Chi phíthực tế dở

dang đầukỳ

-Chi phí thựctế dở dang

cuối kỳNếu các công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhng cũngthi công trên một địa điểm và do một công trờng đảm nhiệm và không có điềukiện bảo quản, theo dõi về chi phí vật t, nhân công, máy thi công cho từngcông trình, hạng mục công trình thì tất cả các chi phí đó đều là chi phí thực tếchung của cả công trờng và đợc tiến hành phân bổ cho từng khoản mục.

Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình + Gdti x HH =

x 100

Trong đó: Gdti : giá dự toán cho hạng mục công trình iC : tổng chi phí thực tế của công trìnhH : hệ số phân bổ giá thành thực tế

1.2.7.2 Phơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phơng pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhận thầu công trìnhtheo đơn đặt hàng Đối tợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tơng tính giá thànhtheo từng đơn đặt hàng Chu kỳ sản xuất của đơn đặt hàng thờng dài, kỳ tínhgiá thành phải hợp với chu kỳ sản xuất Chỉ khi nào đơn đặt hàng sản xuấtxong thì mới tính giá thành Hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tậphợp đợc theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết để ghivào bảng tínhgiá thành có liên quan Sau khi xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toánchỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp đợc ở bảng tính giá thành thì sẽ tínhđợc giá thành của đơn vị đặt hàng

Trang 23

Giá thành thựctế của SPXL =

Giá thànhđịnh mức của

Chênh lệchthay đổiđịnh mức

Chênh lệchdo thoát lyđịnh mức

Trang 24

Để phục vụ công tác xây dựng ngày càng phát triển của Thủ đô, ngày31/8/1983 Tổng công ty xây dựng Hà Nội đợc thành lập và từ đó cho đến nayCông ty Xây dựng số 1 chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên là Tổng Công tyxây dựng Hà Nội.

Công ty có t cách pháp nhân thực hiện hạch toán độc lập Công ty cócon dấu riêng và tài khoản riêng tại Ngân hàng Đầu t và phát triển Hà Nội,Ngân hàng Công thơng Ba Đình Hà Nội, Sở giao dịch Ngân hàng đầu t và pháttriển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế : Contruction Company No1 (CC1)Trụ sở chính : 59 Quang Trung - Hai Bà Trng - Hà Nội

Công ty Xây dựng số 1 bao gồm nhiều xí nghiệp trực thuộc có qui môlớn Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xây dựng, theo đề nghị của Côngty Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội lần lợt ra quyết định tách 3 xí nghiệp trựcthuộc Công ty thành công ty trực thuộc tổng công ty.

- Năm 1984 tách Xí nghiệp 104 thành Công ty Xây dựng số 2- Năm 1986 tách Xí nghiệp 106 thành Công ty Xây dựng Tây Hồ- Năm 1992 tách Xí nghiệp hoàn thiện thành Công ty Xây dựng số 5Qua hơn 40 năm xây dựng và trởng thành, Công ty luôn là một đơn vịmạnh và nhận đợc nhiều huân chơng lao động của Nhà nớc.

Ngày 21/08/1979 nhận đợc huân chơng lao động hạng baNgày 15/08/1983 nhận đợc huân chơng lao động hạng hai

Ngày 17/11/1985 nhận đợc huân chơng lao động hạng nhất

Ngày 21/09/1994 theo QĐ số 1219 Công ty Xây dựng số 1 đợc côngnhận là hạng một của Bộ xây dựng.

Trang 25

Từ khi thành lập đến này, Công ty đã thi công và bàn giao nhiều côngtrình xây dựng dân dụng và công nghiệp có giá trị cao, đúng tiến độ Công tyngày càng có uy tín trên thị trờng, đóng góp một phận không nhỏ cho ngânsách Nhà nớc, nâng cao đời sống ngời lao động.

Bảng số liệu tình hình tăng trởng, phát triển của Công ty 3 năm trở lại đây:

1 Tổng giá trị SXKD ( 1000đ) 194.040.724 315.744.690 401.534.000

3 Tổng quỹ lơng 23.099.085 35.413.492 41.500.000.4 Lơng bình quân (ngời/tháng) 815 880 9505 Tổng doanh thu 117.731.344 185.222.099 287.000.0006 Tổng phải nộp NSNN 7.070.516 9.217.280 15.000.0007 Tổng đã nộp NSNN 9.487.958 15.182.946 15.000.0008 Lãi thực hiện 814.697 1.747.142 3.800.0009 Lợi nhuận thực hiện trên vốn

10 Nguyên giá tài sản cố định 12.136.405 20.737.763 24.000.00011 Tổng vốn phục vụ SXKD 46.073.628 76.885.769 76.000.000

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng số 1:

2.1.2.1 Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty:

Công ty kinh doanh xây dựng theo qui hoạch và kế hoạch phát triển củaTổng công ty và Bộ xây dựng, bao gồm các công trình công nghiệp, côngtrình dân dụng, sản xuất cấu kiện, bao gồm các loại cho xây dựng:

Thứ nhất là: Đầu t kinh doanh phát triển nhà, máy móc thiết bị, vật liệuxây dựng, các ngành hàng khác theo qui định của pháp luật, kinh doanh nhànghỉ, khách sạn.

Thứ hai là: T vấn xây dựng các khu dân c, khu đô thị, khu công nghiệpvà các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án, quản lý dự án, khảo sátxây dựng, thiết kế, thẩm định thiết kế, tổng dự toán, giám sát thi công, trangtrí nội ngoại thất.

Thứ ba là: Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ngói, cấu kiện bê tông, phụkiện kim loại cho xây dựng.

Thứ t là: Sản xuất đồ mộc xây dựng và dân dụngThứ năm là: Kinh doanh vật t và vật liệu xây dựng

Và cuối cùng là lắp đặt các thiết bị cơ - điện - nớc công trình, thiết bịdân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh, gia nhiệt và sửa chữa điện cácloại.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Trang 26

Bộ máy quản lý đợc sắp xếp bố trí một cách logíc khoa học, tạo điềukiện cho Công ty quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật ở từng xí nghiệp,đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, đem lại hiệu quả cao.

Bộ máy quản ký của Công ty gồm:* Ban giám đốc: + Giám đốc Công ty

+ 3 phó giám đốc: Phó Giám đốc kinh tế

Phó Giám đốc kế hoạch tiếp thịPhó Giám đốc kỹ thuật thi côngMỗi một phòng ban có chức năng riêng biệt, song đều có chức năngtham mu giúp việc cho Ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc

* Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mu tài chính cho Giámđốc, phản ánh chung thực tình hình tài chính của Công ty, tổ chức giám sát,phân tích các hoạt động kinh tế đó giúp Giám đốc nắm bắt tình hình tài chínhcụ thể của Công ty và xây dựng về qui chế phân cấp công tác tài chính kế toáncủa Công ty.

* Phòng Tổ chức LĐ-TL-HC-Ytế: Có nhiệm vụ tham mu cho cấp Đảnguỷ và Giám đốc Công ty về các lĩnh vực nh xây dựng phơng án mô hình tổchức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động tiền lơng, chăm sócsức khoẻ cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các chế độ chính sách đốivới ngời lao động.

* Phòng kế hoạch tiếp thị: Có chức năng lập kế hoạch SXKD, giao kếhoạch, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, đồng thời tiếp cận thị trờng tìmkiếm các dự án, tham gia đấu thầu các công trình, giúp giám đốc soạn thảohợp đồng giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc.

* Phòng kỹ thuật thi công: Có trách nhiệm giám sát chất lợng, an toàn,tiến độ thi công các công trình của toàn Công ty, tham gia nghiên cứu, tínhtoán các công trình đấu thầu, chủ trì xem xét các sáng kiến cải tiến, áp dụngtiến bộ KHKT, tổ chức hớng dẫn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của phòngvới các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra Công ty còn 12 xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc chịu sự lãnhđạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty, dới các đơn vị trực thuộc lại phân racác bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động, tiền lơng, an toàn, các độisản xuất Trong các đội sản xuất lại phân thành các tổ sản xuất chuyên mônhoá nh tổ sắt, tổ mộc, tổ nề, tổ lao động Đứng đầu các xí nghiệp là các giámđốc điều hành chịu trách nhiệm trớc Công ty về hoạt động sản xuất kinhdoanh của đơn vị mình.

Trang 27

Đứng đầu kế toán Công ty là kế toán trởng Phòng kế toán Công ty đợcđặt dới sự chỉ đạo của kế toán trởng Các bộ phận kế toán của Xí nghiệp đềuđặt dới sự lãnh đạo trực tiếp của trởng phòng Kế toán các xí nghiệp.

Đối với các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập hạn chế Bộphận này có nhiệm vụ thu thập xử lý các chứng từ ban đầu sau đó tổ chứchạch toán chi tiết tổng hợp và lập báo cáo định kỳ gửi về phòng Kế toán củaCông ty theo qui định Kế toán Công ty kiểm tra và duyệt báo cáo quyết toánđể làm căn cứ hạch toán tổng hợp toàn Công ty.

Đối với các đội, kế toán là một bộ phận trực thuộc kế toán Công ty Bộphận này hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng công trình Cuốitháng gửi số liệu đã hạch toán về phòng kế toán Công ty Kế toán ở đội xâydựng chỉ phải phân bổ các chi phí tiền lơng, BHXH cho từng ngời.

Giám đốc công ty

Kế toán tr

ởngđốc Kinh tếPhó giám đốc KHTTPhó giám Phó giám đốc KTTC

Phòng Tài chính kế

Phòng Tổ chức LĐTL

- HC-Y tế

Phòng kế hoạch tiếp

Phòng Kỹ thuật thi

Các đơn vị trực thuộc

Trang 28

Phòng kế toán Công ty gồm 9 ngời và tổ chức theo cơ cấu sau:

Đứng đầu kế toán Công ty là kế toán trởng Phòng kế toán Công ty đợcđặt dới sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của kế toán trởng Các bộ phận kế toáncủa xí nghiệp đều đặt dới sự lãnh đạo trực tiếp của trởng phòng kế toán các xínghiệp.

* Kế toán trởng: có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hớng dẫn và kiểm tratoàn bộ công tác kế toán trong Công ty Tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu củatổ chức quản lý, tổ chức nhân viên phân công trách nhiệm cho từng ngời Giúpgiám đốc Công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tàisản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động, tiền lơng, tín dụng, và các chínhsách tài chính Chịu trách nhiệm trớc giám đốc, cấp trên và Nhà nớc về cácthông tin kế toán.

* Phó kế toán trởng: giữ vai trò trợ lý giúp đỡ kế toán trởng phụ tráchcông tác tổng hợp, kế toán tài chính.

* Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành, kếtchuyển lãi lỗ, kiểm tra báo cáo tài chính các đơn vị, kiểm tra sổ sách, đôn đốcviệc lập báo cáo, xử lý các bút toán cha đúng.

* Kế toán doanh thu và thuế: hàng tháng kê khai thuế để làm nhiệm vụvới Nhà nớc, cuối quí tính doanh thu của đơn vị.

*Kế toán thanh toán TƯ và vay DH: Xem xét các chứng từ hợp lý hợplệ về xin TƯ và vay DH đối với các xí nghiệp cũng nh đối với ngân hàng.

* Kế toán vật t, TSCĐ: tổng hợp các chứng từ để ghi sổ về vật liệu đểhạch toán vào máy lên báo cáo Cuối kỳ kiểm tra số liệu, đối chiếu, kiểm kêvật liệu, công cụ dụng cụ.

Hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo qui định của Nhà nớc,chịu trách nhiệm phán ánh số lợng hiện tạng và giá trị TSCĐ hiện có Phảnánh kịp thời hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng.

* Kế toán tiền lơng,công nợ nội bộ: Kiểm tra, đối chiếu sổ sách với cácđơn vị, tiến hành nhập số liệu phát sinh hàng tháng để cuối kỳ lên báo cáo.

Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản BHXH, thanh toán các khoản chếđộ hàng tháng, cuối quí tổng hợp quyết toán với đơn vị cấp trên.

* Kế toán thanh toán séc và TM: Tổng hợp chứng từ, thủ tục rút tiền từcác ngân hàng, đồng thời theo dõi các khoản thanh toán nội bộ, thanh toán cáckhoản có liên quan đến công nợ, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để viết phiếuthu chi.

Lập kế hoạch tín dụng, kế hoạch về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

*Kế toán thanh toán hoàn TƯ: Theo dõi các khoản TƯ của các đơn vị,hạnh toán các khoản TƯ đã hoàn lại.

Trang 29

Sơ đồ số 2.2

Sơ đồ bộ máy kế toán (nửa tập trung nửa phân tán)

Kế toán tiền l ơng, công nợ

nội bộKế toán tr ởng

Phó kế toán tr ởng

Kế toán DT và

Bộ phận kế toán các xí nghiệp, các đội, BCNCT

Kế toán

Trang 30

2.1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty

Chất lợng công tác hạch toán ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối vớichất lợng công tác kế hoạch sau này Chính vì vậy Công ty luôn chấp hànhđúng hệ thống chứng từ và sổ sách của Cục thống kê.

Sơ đồ 2.3:

Hệ thống sổ sách: Sổ nhật ký chung, số kế toán chitiết, sổ cái.

Ghi chú : Ghi hàng ngày

Ghi vào cuối hàng, cuối kỳĐối chiếu kiểm tra

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trớc hếtnhập số liệu nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung vào máy, sau đó căn cứvào số liệu ghi sổ nhật ký chung máy sẽ tự động lên các nghiệp vụ phát sinhvào sổ kế toán chi tiết liên quan.

Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ và bảng tổnghợp chi tiết (đợc lập từ các sổ chi tiết đợc dùng làm báo cáo tài chính).

Một số đặ điểm về tổ chức công tác kế toán ở Công ty:

Là một đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng, nên Công ty áp dụng chế độ kếtoán mới từ tháng 10/1994 theo dự thảo lần thứ t của vụ chế độ kế toán Bộ tàichính Trong quá trình áp dụng thử nghiệm kế toán mới, công ty đã gặp phảimột số khó khăn nh phải xây dựng một hệ thống sổ kế toán, chuyển số d tàikhoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới Hiện nay, công tác kế toán củaCông ty đã ổn định việc tổ chức ghi chép hạch toán hợp lý, thông tin cung cấp

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ nhật ký

Báo cáo kế toán

Trang 31

kịp thời, chính xác, phục vụ có hiệu quả yêu cầu quản lý kinh tế tài chính củadoanh nghiệp và của các đơn vị cấp trên.

Hệ thống tài khoản Công ty đợc mở theo quyết định 1141 TC/CĐKT.Ngoài ra, để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết, phần lớn các tài khoản đợc mởthành các tài khoản cấp II, cấp III, và chi tiết cho từng đối tợng Ví dụ tàikhoản 112 đợc mở thành các tài khoản nh TK 11211, 11212 (TK1121 là tàikhoản tiền gửi ngân hàng đầu t, TK 11211 là tài khoản tiền gửi ngân hàng đầut - tiền Việt Nam) để theo dõi chi tiết tình hình giao dịch, thanh toán tại cácngân hàng mà công ty có quan hệ.

Đối với phần hành kế toán hàng tồn kho, Công ty Xây dựng số 1 ápdụng phơng pháp kê khai thờng xuyên, trị giá vốn vật liệu, công cụ dụng cụxuất kho đợc tính theo giá thực tế, hình thức kế toán nhật ký chung, nộp thuếgiá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừ.

Kỳ kế toán của công ty là Quý.

Vài nét về kế toán trên máy ở Công ty xây dựng số 1

Phòng kế toán tài chính thống kê của Công ty Xây dựng số 1 với độingũ nhân viên kế toán có trình độ khá cao, tận dụng những thuận lợi của hìnhthức kế toán sổ nhật ký chung (việc ghi chép đơn giản, kết cấu đơn giản),Công ty đã sớm đa máy vi tính vào công tác kế toán nhằm nâng cao trình độcơ giới hoá công tác kế toán, phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toántrong tình hình mới đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời trungthực.

Từ tháng 10/1994 đến tháng 7/1997, Công ty đã áp dụng phần mềm ơng trình kế toán trên máy vi tính do Trung tâm tin học xây dựng - Bộ xâydựng cài đặt Sau đó, Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã hợp tác với một nhàcung cấp phần mềm xây dựng một chơng trình kế toán mới (gọi tắt làNEWACC) áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty, đảmbảo quản lý công tác kế toán trên phạm vi rộng

ch-Sơ đồ 2.4

Qui trình hạch toán trên máy

Tổng hợp Nhập số liệu thủ công vào máy

Chứng từ gốc

Bảng kê, TH các CT gốc và định khoản

Nhập ký chung

Sổ chi tiếtSổ cái

Trang 32

2.2 Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp tại Công ty Xây dựng số 1

2.2.1 Đối tợng và phơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng số 1

2.2.1.1 Đối tợng và phơng pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty

Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng và của các sản phẩmxây lắp là có qui trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài, sản phẩmsản xuất ra là đơn chiếc và có qui mô lớn lại cố định tại một thời điểm, nơi sảnxuất cũng là nơi tiêu thụ cho nên để đáp ứng đợc nhu cầu của công tác quảnlý, công tác kế toán đối tợng tập hợp chi phí sản xuất đợc công ty xác định làtừng công trình, hạng mục công trình.

Mỗi công trình hay hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoànthành bàn giao thanh quyết toán đều mở riêng một sổ chi tiết chi phí để tậphợp các chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục côngtrình.

Chi phí sản xuất cho sản phẩm xây lắp chủ yếu đợc tập hợp theo khoảnmục giá thành Hiện nay công ty xây dựng tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp theo khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sử dụng máy thi công- Chi phí sản xuất chung

Trong đó chi phí sản xuất chung bao gồm:

+ Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí dụng cụ mua ngoài+ Chi phí bằng tiền khác.

Cuối mỗi quí, dựa trên các sổ chi tiết chi phí của từng tháng trong quí,kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quí làm cơ sở cho việc tính giáthành và lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành mỗi quí.

2.2.1.2 Đối tợng và phơng pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công tyxây dựng số 1

ở Công ty Xây dựng số 1 đối tợng tính giá thành là khối lợng công việccó tính dự toán riêng đã hoàn thành của từng công trình hạng mục công trình.Nghĩa là khối lợng công việc đó có sự xác nhận của chủ đầu t trong biên bảnnghiệm thu khối lợng xây lắp.

Trang 33

Về phơng pháp tính giá thành, Công ty áp dụng phơng pháp tính giáthành theo từng công trình, hạng mục công trình Mỗi chi phí phát sinh ở côngtrình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình đó Còn những chi phí chungcần đợc phân bổ thì đợc tập hợp vào cuối kỳ và tiến hành phân bổ theo tiêuthức thích hợp cho từng giai đoạn quyết toán công trình.

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một chi phí chiếm tỷ trọng lớn trongtổng giá thành sản phẩm, nó chiếm khoảng 70-75% tổng chi phí Do đó việchạch toán chính xác, đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việcxác định tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xáccủa giá thành xây dựng.

Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí trực tiếp nên nó đợc hạch toántrực tiếp vào các đối tợng là các công trình, hạng mục công trình theo giá thựctế của từng loại vật liệu xuất kho.

Chi phí nguyên vật liệu chính trong công ty bao gồm giá trị vật liệu xâydựng nh: gạch, xi măng, sắt, vôi, cát dùng trực tiếp vào xây dựng công trìnhhạng mục công trình.

Ngoài ra các loại vật liệu khác nh: ván, khuôn, giàn giáo, cốp pha đợc xửdụng lâu dài, nhiều lần phục vụ cho nhiều công trình Do đó cần phải phân bổ giá trịcủa nó cho từng công trình;

Việc hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu đợc tiến hành nh sau:Trớc tiên phòng kế hoạch kỹ thuật vật t xí nghiệp căn cứ vào nhiệm vụsản xuất của từng công trình dự toán công trình và các yêu cầu tiến độ thicông bộ kế hoạch và các đơn vị đa theo các chỉ tiêu kinh tế sao phù hợp rồidựa vào thi công cho các đội công tình và tổ sản xuất Các đội công trình và tổsản xuất căn cứ vào nhiệm vụ cho thi công kịp thời Trong quá trình thi công,những vật t nào cần sử dụng thì lập kế hoạch sau đó gửi lên phòng kỹ thuật vậtt xem xét, xác nhận chuyển sang phòng kế toán xin cấp vật t Đối với côngtrình có lợng vật t tiêu hao thì căn cứ khối lợng hiện vật thực hiện trong tháng,cán bộ kỹ thuật sẽ bóc tách lợng vật t tiêu hao theo định mức để ghi phiếuxuất vật t cho từng đối tợng sử dụng.

Việc nhập kho tại công trình chỉ mang tính hình thức vì vật liệu đợcchuyển tới công trình là đợc đa vào sản xuất kịp thời Vì vậy sau khi lập phiếunhập kho, kế toán tiến hành ghi phiếu xuất kho vật liệu xuất dùng hết vật liệunhập kho cho thi công xây lắp công trình và ghi thẻ kho (thẻ kho chỉ theo dõivề mặt số lợng).

Trang 34

Trong giới hạn bài viết này, em chỉ đề cập đến tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm xây lắp của Ban chủ nghiệm công trình 104 trựcthuộc công ty Công trình em xin trình bày là công trình Nhà máy gạch HữuHng

Hàng tháng (vào cuối tháng) kế toán thu nhận chứng từ bao gồm cácphiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho, phân loại kiểm tra và định khoản, lên bảngkê nhập xuất vật t, lên bảng tổng hợp, xuất vật t (kế toán công ty tiến hành thủcông).

Trên cơ sở các phiếu xuất kho cho từng công trình (Biểu 2.1)

Ngày đăng: 14/11/2012, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ 1.1 (Trang 20)
Sơ đồ 1.2 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ 1.2 (Trang 21)
Sơ đồ số 1.3 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ s ố 1.3 (Trang 22)
Sơ đồ số 1.4 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ s ố 1.4 (Trang 23)
Sơ đồ số 1.5 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ s ố 1.5 (Trang 24)
Sơ đồ số 1.6 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ s ố 1.6 (Trang 25)
Sơ đồ số 2.1 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ s ố 2.1 (Trang 33)
Sơ đồ số 2.2 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ s ố 2.2 (Trang 36)
Sơ đồ 2.3: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Sơ đồ 2.3 (Trang 39)
Hình thức trả lơng cho lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là giao  khoán từng khối lợng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Hình th ức trả lơng cho lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là giao khoán từng khối lợng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc (Trang 52)
Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công  tháng 06 năm 2003 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP tại C.ty Xây dựng số 1 - Tổng C.ty Xây dựng Hà Nội
Bảng t ổng hợp chi phí sử dụng máy thi công tháng 06 năm 2003 (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w