1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu

70 466 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 554 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công nghệ Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung, quan liêu baocấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vấn đề cạnh tranhtrên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, tạo động lực để phát triển xã hội.Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉcạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với cácdoanh nghiệp nước ngoài Cạnh tranh luôn xoay quanh vấn đề chất lượng vàgiá cả sản phẩm

Thông qua các công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cácnhà quản trị có thể biết được chi phí sản xuất của loại sản phẩm mà doanhnghiệp đang sản xuất để từ đó tìm ra biện pháp quản lý tốt hơn các nguồn lựccủa doanh nghiệp như: tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động Đồng thời còn là cơsở cho việc dự toán chi phí sản xuất và hướng phấn đấu hạ giá thành sảnphẩm

Như vậy, có thể thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm có vai trò quan trọng trong việc dự toán chi phí sản xuất và đề rahướng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm nói riêng, công tác kế toán của Việt Nam nói chungcũng đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình pháttriển kinh tế hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp sản xuất Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán ởCông ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu được sự giúp đỡ của các cô chú ởPhòng Tài vụ của Công ty và sự hướng dẫn chỉ bảo của GS-TS Nguyễn

Trang 2

Quang Quynh, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu Đề tài: "Hoàn thiệncông tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu "

Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 phần chính;

Phần 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty với kế toán tập hợp

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;

Phần 2 :Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm;

Phần 3 : Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm;

Trang 3

Hiện nay ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và muabán các sản phẩm từ cao su, sản xuất và mua bán các sản phẩm từ nhựa.

Từ khi được thành lập Công ty đã không ngừng nghiên cứu áp dụngtiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã đạt được những thành tựu đángtự hào Hiện nay Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệpđầu tiên và duy nhất ở Việt Nam áp dụng thành công công nghệ dán lốp ôtô,lốp xe công trình và đã đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo Công tyđã nghiên cứu thành công việc tận dụng nguồn lốp phế thải tái tạo trở thànhnguồn hàng mới, một mặt thay thế cho các sản phẩm cùng loại có giá thànhhợp lý mang lại lợi ích cao cho khách hàng, mặt khác còn giải quyết đựơcmột phần nhức nhối của xã hội về vấn đề rác thải phát sinh từ lốp ôtô đã quasử dụng

Trang 4

Lốp ôtô đắp lại của Công ty về chất lượng được đánh giá bằng 98% sovới lốp mới của các hãng sản xuất lốp ôtô trong nước như: Đà Nẵng, SaoVàng, CASUMINA… Với giá cả chỉ bằng 45% so với lốp mới, vì vậy đãmang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người sử dụng.

Là một sản phẩm mới đưa ra thị trường nên từ khi thành lập Công ty đãgặp rất nhiều khó khăn Do sự cố gắng của đội ngũ lãnh đạo nên đến nayCông ty đã đứng vững trên thị trường và sản phẩm đã có mặt ở nhiều nơinhư: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái, Lao Cai, Hà Nam, Sơn la,Sài Gòn, Phú thọ và nhiều nơi trong cả nước.

Công ty đã đạt được chỉ tiêu năm 2006, 2007, và dự kiến 2008 là:

Bảng 01:

Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty:

TTChỉ tiêuĐơn vị tính20062007Dự kiến2008

3 Nộp ngân sách Nhà NướcTriệu đồng 15,21 18,85 22,104 Thu nhập Bình quân/ Tháng Nghìn đồng 1.100 1.450 1.700

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Công ty có triển vọng tốt, với sựđa dạng về sản phẩm sản xuất, công ty đã tận dụng được mọi nguồn lực củamình để mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường Uy tín của công ty đang được thiết lập, thị trường của công

Trang 5

ty ngày càng được mở rộng, tạo đầy đủ công ăn việc làm cho cán bộ côngnhân viên trong công ty.

Qua đây nhận thấy Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu ngàycàng lớn mạnh, hoạt động ngày càng hiệu quả Đây là sự nỗ lực của toàndoanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 1.2.1 Đặc điểm sản xuất:

-Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là một đơn vị chuyên sảnxuất lốp dán, lốp đắp ôtô, lốp lu láng các cỡ.

-Sản xuất các loại bánh xe chuyên dùng để lắp ráp, thay thế cho cácloại xe đẩy, xe môi trường xe chở containers trong sân bay.

-Sản xuất các lọai băng tải đặc chủng và thông thường, quả lô cao su,các loại zoăng phít và các chi tiết cao su kỹ thuật khác theo đơn đặt hàng

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh

Trang 6

Sơ đồ 01( Mục 1.2.1)

-Tổ bào: Có nhiệm vụ nạp phôi (hay lốp cũ) vào lò, khoảng 2 ngày thì

mang phôi ra bào,và sửa những lỗi trên bề mặt của phôi, kiểm tra và vánhững vết thủng trên mặt phôi

Yêu cầu kỹ thuật khi bào là bề mặt của phôi phải nhẵn, bóng, khôngcòn vết rạn, nứt.

- Tổ đắp: Có nhiệm vụ chở Sơmi (phôi vừa bào) cho vào lò sấy khoảng

15phút cho khô bề mặt phôi rồi chuyển ra phun keo, cắt mặt lốp rồi cho vàolưu hoá

- Tổ Lưu hóa: Có nhiệm vụ làm nóng khuôn,

Cho phôi dắp vào lò để lưu hoá

Bật nhiệt độ trong khoangkhoảng 4h, Khi đủ thời gian nhiệt thì ra lốp

- Tổ nghiền: Khi bào lốp có những via cao su tổ nghiền có nhiệm vụ

cho vai ao su vào máy nghiền, để tạo thành bột cao su nhá Phân xưởng

Sản xuất

Trang 7

1.2.2 Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm của Công ty.

* Quá trình sản xuất lốp ôtô đắp lại.

Sơ đồ 02(Mục 1.2.2): Quá trình sản xuất lốp ôtô đắp lại

*Quy trình tiến hành sản xuất với các bước sau:-Bước 1: Chọn phôi

Yêu cầu: Thân lốp không biến dạng (phình, dãn), không mòn đứt, vòngtanh không hở thép, không có hiện tượng rỉ từ trong vòng tanh ra ngoài.

-Bước 2: Bào cao su mặt lốp và biên lốp

Cao su mặt lốp và biên lốp được bào đến thân lốp (mành) gần tới lớpmành, về Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu dứt khoát, cao su khôngcó hiện tượng đứt dở dang.

-Bước 3: Đắp và lưu hoá mặt lốp ôtô:

Sau khi đắp xong mặt lốp ôtô thì sẽ cho vào lưu hoá trong khoảng thờigian nhất định thì hoàn thiện xong quy trình đắp lại lốp.

- Bước 4: Xuất ra thị trường

Sản phẩm được hoàn thành xong thì xuất ra thị trường, khi xuất ra thịtrường sản phẩm đạt chỉ tiêu đảm bảo của lốp cao su dắp lại như:

Độ bền kéo đứt, độ giãn, độ cứng lượng mài mòn, độ bền đính giữamành, độ biến hình khi kéo đứt, tất cả các thông số đều đạt tiêu chuẩn chấtlượng đề ra Cao su mặt lốp một màu và có màu đen đồng đều trên toàn bộphần cao su đắp, lốp ôtô đắp có các loại hoa nguyên thuỷ.

Bào cao su

Đắp vàlưu hoá

Xuất ra thị trưêng

Trang 8

Lốp ôtô đắp lại được thị trường chấp nhận nhờ có chất lượng cao và giáthành rẻ, thay thế các sản phẩm tương đương mang lại hiệu quả kinh tế caocho người sử dụng.

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy của Công ty

Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu là một công ty có tổ chứccó tư cách pháp nhân độc lập, bộ máy quản lý của công ty có tính tổ chức vàmang tính xã hội hoá cao, đảm bảo được tính sáng tạo và tự tin trong côngviệc của mỗi thành viên, mỗi tổ sản xuất, cơ cấu tổ chức của công ty baogồm: Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, các phòng ban, các tổ sản xuất.

Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn cầu đượcthể hiện qua sơ đồ 03 (mục 1.3).

Sơ đồ 03 ( Mục 1.3)

Giám đốcCông ty

Phó giám đốc

Phòng Tổchức Hành

Phòng KếToán tài vụ

Phòng Kỹthuật

Trang 9

-Giám đốc công ty: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Công

ty, Giám đốc Công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, làngười trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty, là người chịu tráchnhiệm cao nhất trước Nhà nước cũng như với tập thể trong lĩnh vực kinhdoanh.

-Phó giám đốc công ty: Chịu sự phân công của Giám đốc trong việc

điều hành sản xuất kinh doanh, phụ trách về mặt sản xuất kỹ thuật của Côngty.

-Phòng Tổ chức- Hành chính: Có nhiệm vụ duyệt và quản lys quỹ

lương nhân sự chính sách đối với cán bộ công nhân viên.

-Phòng Kế toán Tài vụ: Tổ chức huy động vốn, quản lý phân phối vốn

cho hoạt động sản xuất kinh doanh;

Tổ chức hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phản ánhmột cách chính xác, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, làm tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính.

- Phòng Kỹ thuật:Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra giám sát về kỹ thuật,

chất lượng của các sản phẩm sau khi hoàn thành, để có thể đưa ra các biệnpháp sáng kiến kỹ thuật cải tiến sản phẩm để sản phẩm có thể đạt chất lượngtốt nhất

1.4 Khái quát về tổ chức công tác kế toán tại Công tyTNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu.

1.4.1.Hình thức tổ chức sổ kế toán.

Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu hạch toán trên máy vi tính.Để phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý và đặc điểm kinh doanh của mình.Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- sổ cái Đặc trưng cơ bản

Trang 10

của hình thức này là các ngiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợpghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kếtoán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký- sổ cái Theo hình thức Nhật ký- sổ cái thì hàng ngày kế toán căn cứ vào cácchứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đượckiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghiNợ, tài khoản ghi Có để ghi vào nhật ký- sổ cái Số liệu của mỗi chứng từđược ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Chứng từ kếtoán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Sổ Nhậtký- Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan Cuốitháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào sổ kế toán tiến hành cộng số của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và cáccột Nợ, cột Có Của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phátsinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và phát sinh cuốitháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này.

-Căn cứ vào chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loạihợp lệ, kế toán ghi sổ các ngiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự sau:

Trang 11

Sơ đồ trình tự ghi sổ số 04:

Sơ đồ 04 ( mục1.4.1)

Ghi chú:

Ghi hàng ngày: Quan hệ đối chiếu:Ghi cuối tháng cuối quý:

Sổ quỹ

Sổ thẻ, kế toán chi tiết

NHẬT KÝ- SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNHChứng từ kế toán

Trang 12

1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Để phát huy được vai trò của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty, công ty đã tổ chức một hệ thống công tác kế toán khoahọc và hợp lý đảm bảo cho kễ toán có thể thực hiện tốt chức năng của mình Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu thực hiện chế độ kế toán kinhtế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định, thực hiện chế độ hạchtoán theo quy định chung của nhà nước, Công ty TNHH Cao su Kỹ thuậtHoàn Cầu hạch toán theo mô hình kế toán tập trung, năm tài chính bắt đầu từnăm ngày 01/01 dến ngày 31/12, đơn vị sử dụng tiền tệ là VND.

Để tạo điều kiện cho bộ máy tổ chức công tác kế toán hoạt động có hiệuquả công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác họat động kế toán tập trung.Tạo điều kiện cho bộ máy kế toán hoạt động thuận lợi và có hiệu quả Phòngkế toán có 07 người được phân công nhiệm vụ cụ thể, tạo thành một bộ máykế toán hoàn chỉnh, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiệncác công việc kế toán trong phạm vi của công ty thực hiện đầy đủ công việcghi chép, hạch toán theo chế độ và chuẩn mực kế toán

Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo Sơ đồ 05 ( Mục 1.4.2):

Trang 13

Sơ đồ 05 (mục 1.4.2)

-Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài vụ của công ty có trách

nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, và chế độ báocáo kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ đồng thời theo dõi các phần kếtoán khác, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo phân công côngviệc cụ thể cho các thành viên trong phòng, Lập báo cáo tài chính của côngty.

- Phòng kế toán: Thay mặt kế toán trưởng điều hành và ghi chép, phản

ánh, tổng hợp số liệu, đôn đốc các phòng báo cáo kế toán và báo cáo quản trịtheo đúng thời gian quy định,tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và các tài liệukhác có liên quan

Trang 14

-Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu tiền bán hàng hàng ngày và quản lý quỹ

của công ty, tiến hành thu chi kết hợp với kế toán thanh toán theo dõi cáckhoản thu chi tồn quỹ tiền mặt.

-Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu tình hình mua,

vận chuyển, quản lý ý xuất nhập tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế vậtliệu xuất kho.

-Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, thủ tục chi tiền

mặt và thanh toán các chứng từ tạm ứng các khoản công nợ, tiền lương rồilập định khoản và ghi vào sổ chi tiết.

-Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm theo giõi kê khai tính các khoản thuế

Như thuế GTGT, Thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế TNDN mà công typhải nộp

-Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có

để quản lysý tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình vay vốn tại các ngânhàng.

Với hình thức này các tổ tiến hành hạch toán ban đầu sau đó chuyển lênphòng kế toán- tài chính công ty, kế toán của công ty có nhiệm vụ phản ánhtoàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp báo cáo toàn công ty

- Công ty khóa sổ vào ngày cuối cùng hàng tháng và niên độ kế toán làtừ 01/01 đến 31/12 hàng năm.

Trang 15

PHẦN II

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHIPHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY TNHH CAO SU KỸ THUẬT HOÀN CẦU

I- TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1 Hạch toán chi phí sản xuất

1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chi phí cơ bản và là cơ sở vậtchất để hình thành nên sản phẩm mới Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp baogồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùngtrực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Khác với tư liệu lao động, nguyên vậtliệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định dưới tácdụng của lao động, nó sẽ tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình dạng vật chất đểtạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpthường được xây dựng thành các định mức và được quản lý theo định mức chiphí đó

Để phản ánh nội dung kinh tế tập hợp và phân bổ của chi phí Nguyên vậtliệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

Trang 16

Sơ đồ 06 ( Mục 1.1- Phần II) : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phínguyên vật liệu trực tiếp

TK 154

TK 152TK621

Vật liệu dùng khônghết nhập kho

Kết chuyển chi phí

TK 133Thuế GTGT

được khấu trừ

Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay không qua nhập kho

TK 111,112,331

Trang 17

1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ baogồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương(phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ …) Ngoài ra chi phínhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,BHYT, KPCĐ do chủ sở hữu lao động chịu và được tính vào chi phí kinhdoanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sảnxuất.

Chi phí nhân công trực tiếp cũng tập hợp giống như đối với chi phíNVLTT Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiềncông, giờ công định mức, giờ công thực tế.

Các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp dựa trên lương nhân công trựctiếp nhân với tỷ lệ trích theo quy chế tài chính của từng thời kỳ Theo quyđịnh hiện nay tỷ lệ trích theo lương tính vào chi phí nhân công được áp dụngnhư sau:

- Tỷ lệ trích Bảo hiểm xã hội là 20% trên lương cơ bản và các khoản phụcấp, trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15%, trích trên lương cơbản 5%.

- Tỷ lệ trích Bảo hiểm y tế là 3% trên lương cơ bản và các khoản phụcấp, trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 2%, trích trên lương cơbản 1%.

- Tỷ lệ trích Kinh phí công đoàn là 2% trên lương thực lĩnh của ngườilao động và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp.

Trang 18

- Tài khoản kế toán sử dụng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp sảnxuất là tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này cuối kỳkhông có số dư và được mở mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phígiống như tài khoản 621.

Sơ đồ 07 ( Mục 1.2- Phần II) : Sơ đồ hạch toán tổng hợpchi phí nhân công trực tiếp:

tiếpTiền lương và phụ cấp

trả cho công nhân sản xuất

TK335

Trích trước tiền lương

nghỉ phép của CNSX

Trích BHXHBHYT,KPCĐTK111, 112

Thanh toán lương

Nộp BHYTBHYT, KPCĐ

TL thực tếcủa công nhân viênnghỉ phép

Trang 19

1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sauchi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Nó là các chiphí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ,đội sản xuất như chi phí về tiền lương và các khoản cho nhân viên quản lýphân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, chi phí dịchvụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinhchi phí, cuối tháng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung đã tập hợp đượckết chuyển để tính giá thành Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc tổđội sản xuất đó Nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổchi phí sản xuất chung cho các sản phẩm liên quan theo tiêu thức phân bổ hợplý Tiêu thức phân bổ có thể chọn là chi phí nhân công trực tiếp, định mức sảnxuất chung.

Theo chuẩn mực hàng tồn kho, chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồmnhững chi phí có liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất như: chi phí nhâncông trực tiếp, Chi phí sản xuất chung cố định và Chi phí sản xuất chung biếnđổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thànhphẩm.

- Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,thường không thay đổi theo lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao,chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hànhchính ở các phân xưởng sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí gián tiếp thường thayđổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

Trang 20

Chi phí SXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị SP theo chi phí thực tế phát sinh

- TK sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sửdụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”

Tài khoản này bao gồm các tài khoản cấp hai:- TK 627.1- Chi phí nhân viên phân xưởng- TK 627.2- Chi phí nguyên vật liệu.

- TK 627.3- Chi phí dụng cụ sản xuất.- TK 627.4- Chi phí khấu hao TSCĐ- TK 627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài.- TK 627.8- Chi phí khác bằng tiền.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khoản mục và cuối kỳ không cósố dư do đã kết chuyển phân bổ hết cho các loại sản phẩm dịch vụ, lao vụ.

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu công cụ,bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và các chứng từ liên quan, kế toán tậphợp chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 627.

Trang 21

Sơ đồ 08( Mục 1.3- Phần II) : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phísản xuất chung.

TK242

Chi phí trích khấu haoTài sản cố địnhTK214

Chi phí Sản xuất chung khác

Thuế GTGT được khấu trừ

Thanh toán lươngcông nhân sản xuất

Chi phí vật liệuTK152

Mua nguyên vật liệu nhập kho

Trang 22

Riêng với chi phí SXC cố định khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố địnhghi:

Nợ TK 627 CFSXC (chi tiết CFSXC cố định) Có TK 152, 153, 214, 331, 334…

Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chiphí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo định mức công suất bình thường,ghi:

Nợ TK 154: CF sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: CFSXC (chi tiết CFSXC cố định)

1.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

1.4.1.Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bá ra có liênquan đến hoạt động tiêu thụ trong kỳ như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, đónggói

TK 641: Chi phí bán hàng

Bên nợ : Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hànhoá,

cấp dịch vụ

Bên có: Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào tài khoản 911- Xác định

kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 641 có 7 TK cấp 2:TK 6411: Chi phí nhân viên TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng

TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố địnhTK 6415: Chi phí bảo hành

Trang 23

TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6418: Chi phí bằng tiền khác

Sơ đồ 09( Mục 1.4.1- Phần II): Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng

Chi phí vật liệu, công cụ

Kết chuyển chi phí bán hàng

TK 911TK111, 112 TK 641

TK111, 112, 152, 153

Thành phẩm, hàng hoá, dịch

vụ tiêu dùng nội bộ trong kỳ

Chi phí dịch vụ mua ngoàiChi phí bằng tiền khác

Trang 24

1.4.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chi ra để quản lý kinh doanh,quản lý hành chính trên phạm vi toàn doanh nghiệp như : chi phí nhân viênquản lý, chi phí văn phòng

Toàn bộ chi phí quản lý văn phòng phát sinh trong kỳ được tính và phânbổ hết cho sản phẩm, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, riêng đối với hoạtđộng có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc ít có sản phẩm hànghóa tiêu thụ cuối kỳ kế toán kết chuyển một phần hoặc toàn bộ chi phí quảnlý doanh nghiệp vào tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nội dung và kết cấu của tài khoản:

Bên nợ:

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.

- Số dự phòng phải thu khó dòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dựphòng phải nộp kỳ này nhá hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) - Dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Bên có:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệchgiữa số dự phòng phải lập kỳ này nhá hơn số dự phòng đã lập kỳ trướcchưa sử dụng hết)

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ vào TK 911- xác địnhkết quả kinh doanh.

Tài khoản này không có số dư

TK 642 - Có 8 tài khoản cấp 2:TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý TK 6422: Chi phí vật liệu quản lýTK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng

Trang 25

TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐTK 6425: Thuế, phí và lệ phíTK 6426: Chi phí dự phòng

TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6428: Chi phí bằng tiền khác

Tuỳ theo yêu cầu của từng ngành, từng doanh nghiệp mà tài khoản 642có thể mở thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 để phản ánh một số nội dungcủa chi phí quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp.

Trang 26

Sơ đồ 10 ( Mục1.4.2- Phần II): Sơ đồ phương pháp hạch toán chi phíquản lý doanh nghiệp

Tài sản cố định

TK 642Chi phí vật liệu, công cụ

Chi phí dịch vụ mua ngoàiChi phí bằng tiền khácTK334, 338

Chi phí tiền lương và các khoảntrích theo lương

Hoàn nhập dự phòng phải trả

TK 352

Trang 27

1.5 Hạch toán kế toán xác định kết quả tiêu thụ:

Kế toán tiêu thụ được xác định vào cuối kỳ hạch toán kết quả đó là sốchênh lệch giữa doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ với trịgiá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc số chênh lệchgiữa doanh thu thuần với giá thành toàn bộ của thành phẩm tiêu thụ.

Doanh thu thuần được xác định như sau:

-Kế toán xác định kết quả tiêu thụ sử dụng tài khoản 911 - xác định kết

quả kinh doanh.

Nội dung và kết cấu của tài khoản:

Bên nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chiphí khác

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp- Kết chuyển lãi.

Chi phí quản lýdoanh nghiệp

Trang 28

Sơ đồ 11 (Mục 1.5 Phần II): Sơ đồ phương pháp hạch toán tài khoản 911

TK 421 Kết chuyển lỗ sau thuế

TK 911

TK 515TK 641, 642

TK 635

K/c doanh thu hoạt động TCKết chuyển doanh thu thuầnK/c GV hàng bán trong kỳ

K/c chi phí bán hàng chi phí

K/c chi phí hoạt động TCquản lý doanh nghiệp

TK 821K/c chi phí thuế TNDN

(Nếu SPS bên có > bên nợ)

Trang 29

II- TỔ CHỨC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1- Các phương pháp tính giá thành 1.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hìnhsản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chukỳ sản xuất ngắn Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từngloại sản phẩm, dịch vụ Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tínhbắng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất( + ) hoặc trừ (-) số chênh lệchgiữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sảnphẩm hoàn thành.

1.2 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thựchiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất là các bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xácđịnh bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm haytổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Giá thành sản phẩm= Z 1 + Z 2 …Zn

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khaithác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc…

1.3 Phương pháp hệ số:

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong

cùng một doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụngmột thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiềusản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩmđược mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp

Trang 30

này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩmvề sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành cácloại sản phẩm đã tập hợp để tính ra gía thành sản phẩm gốc và giá thành từngloại sản phẩm:

xuất của các loại sảnphẩm

Giá trị sảnphẩm dở dang

đầu kỳ

Tổng chi phí sảnxuất phát sinh

trong kỳ

- Giá trị sản phẩm dở dangcuối kỳ

1.4 Phương pháp tỷ lệ chi phí:

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩmchất khác nhau, thì để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiếnhành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệchi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức), kếtoán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại:

Giá thành thực tếđơn vị SP từng

= Giá thành kế hoạch (hoặc định

mức ) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí

1.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:

ni-=i

Trang 31

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnhcác sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, đểtính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ gía trị sản phẩm phụ ra kháitổng chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ còn có thể xác định theogía có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá guyên liệu ban đầu:

III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CAO SU KỸ THUẬT HOÀNCẦU

1 Đặc điểm chi phí sản xuất, yêu cầu quản lý và đối tượng tậphợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.

1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí củaCông ty.

a) Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty

Đối với loại hình sản xuất lốp ôto của Công ty, giá thành sản xuất sảnphẩm gồm các khoản mục chi phí sau.

- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm những chi phí về Nguyênvật liệu chính, Nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mua ngoài phục vụ trực tiếpcho việc sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm khoảng70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm.

Nguyên vật liệu chính bao gồm: Phôi, Cao su tạp râu, cao su 1502, thanđen, than N660, dầu DOP

Nguyên vật liệu phụ sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm như: Dầu tùngtiêu, RN3039, xăng công nghiệp, xúc tiến M

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản tríchtheo lương của công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí nhân công trực tiếpchiếm tỷ trọng 15% - 20% trong tổng giá thành sản phẩm.

Trang 32

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trìnhsản xuất ở từng bộ phận như: chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất dùngcho phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao Tài sản cốđịnh, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Đây là các khoản chiphí gián tiếp đối với sản xuất sản phẩm Do vậy đối tượng chính của cáckhoản mục này là tất cả các phân xưởng Chính vì vậy để xác định lượng chiphí sản xuất chung cho từng phân xưởng, cuối mỗi tháng kế toán phải tiếnhành phân bổ chi phí này theo tiêu thức cụ thể phù hợp.

1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tínhgiá thành sản phẩm.

a) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến việc tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là khâu đầu tiên và đặcbiệt quan trọng, nó ảnh hưởng tới thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tậphợp chi phí sản xuất Vì vậy xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtphù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty có ý nghĩarất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc hạch toánban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản , sổ chi tiết…

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vớiđặc điểm sản xuất hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu nhưkhông có trong ngày, mỗi khâu sản xuất sản phẩm được sản xuất trên một dâychuyền công nghệ riêng biệt Vì vậy các loại sản phẩm của các tổ cũng chínhlà sản phẩm của Công ty

b) Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.

Trang 33

* Đối tượng tính giá thành: Là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do

Công ty sản xuất ra và cần phải tính được giá thành nhằm xác định được giáthực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã được hoàn thành.

Xác định được đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toànbộ công tác tính giá thành Đối tượng tính giá thành của Công ty là từng loạisản phẩm như bánh quy, bánh kem xốp, lương khô…

* Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành ở Công ty TNHH Cao su Kỹ thuật

Hoàn Cầu là hàng tháng Đây là thời điểm thích hợp để Công ty tính giáthành bởi đặc điểm tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục.

Cuối tháng kế toán giá thành sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợpđược theo đối tượng liên quan (đó là từng loại sản phẩm trong các dây chuyềnsản xuất) trong tháng rồi áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để từđó tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm.

2 Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHHCao su Kỹ thuật Hoàn Cầu

2.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trựctiếp.

Để có được một sản phẩm lốp đat tiêu chuẩn hoàn chỉnh về chất lượngnhư đã quy định, và đúng tiêu chuẩn của người tiêu dùng thì cần rất nhiềuNguyên vật liệu khác nhau Do đó để quản lý và tập hợp chính xác khoản mụcchi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm ở Công ty đã chia khoản này thành các loại

- Chi phí Nguyên vật liệu chính: Cao su các loại, Dầu DOP, Dầu hóadẻo

- Chi phí Nguyên vật liệu phụ: Than đen, xăng công nghiệp, Phòng lão

Trang 34

Số Nguyên vật liệu được chuyển đến Công ty được tính trên cơ sở sốlượng đặt hàng và từng loại Nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm

Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến từngphân xưởng, từng loại sản phẩm do đó Nhà máy tổ chức tập hợp chi phíNguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp trực tiếp Các chi phí phát sinhtrong kỳ được kế toán tập hợp vào tài khoản 621-“Chi phí Nguyên vật liệutrực tiếp”

Nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng tài khoản 152- “Nguyên liệu,vật liệu”

- TK 152.1: Nguyên vật liệu chính

- TK 152.2: Nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu

Và một số tài khoản liên quan trọng quá trình hạch toán như tài khoản:111,133,331…

Giá gốc ghitrên hoá

+Chi phí vậnchuyển bốc dỡ+

Thuế nhậpkhẩu (nếu có)

- Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, giá thực tế nhập kho đượctính như sau:

Giá trị NVL

thực tế nhập kho=

Giá trị vật liệuxuất gia công+

Chi phí gia công và cácchi phí liên quan khác

Trang 35

- Đối với vật liệu và phế liệu thu hồi, sản phẩm háng thì giá vật liệu nhậpkho là giá có thể bán hoặc ước tính.

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập kho, thủ kho lập “Phiếu nhập kho”.Phiếu này có thể được lập cho một hoặc nhiều loại vật liệu tại cùng một đơnvị giao hàng.

Ngày đăng: 08/11/2012, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
Bảng 01 (Trang 4)
Yêu cầu: Thân lốp không biến dạng (phình, dãn), không mòn đứt, vòng tanh không hở thép, không có hiện tượng rỉ từ trong vòng tanh ra ngoài. - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
u cầu: Thân lốp không biến dạng (phình, dãn), không mòn đứt, vòng tanh không hở thép, không có hiện tượng rỉ từ trong vòng tanh ra ngoài (Trang 7)
Bảng tổng hợp chi tiết - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 11)
Công ty, qua đó giúp lãnh đạo phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Công ty trong cả năm vừa qua, đó đạt được các mục tiêu đề ra chưa, các mặt  tích cực cần phát huy, các điểm hạn chế cần khắc phục, tìm ra các bạn hàng  tiềm năng… - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
ng ty, qua đó giúp lãnh đạo phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Công ty trong cả năm vừa qua, đó đạt được các mục tiêu đề ra chưa, các mặt tích cực cần phát huy, các điểm hạn chế cần khắc phục, tìm ra các bạn hàng tiềm năng… (Trang 49)
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
Bảng t ổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm (Trang 50)
Kèm theo bảng kê thu chi tiền mặt - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
m theo bảng kê thu chi tiền mặt (Trang 50)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM LỐP ÔTÔ ĐẮP LẠI - Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Cao su Kỹ thuật Hoàn Cầu
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM LỐP ÔTÔ ĐẮP LẠI (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w