Đối với huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi phía tâyNghệ An, còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý dạy học, chất lượng vàhiệu quả giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh
nguyễn cảnh tuấn
Một số giải pháp đổi mới quản lý dạy học ở các
trờng thpt huyện anh sơn tỉnh nghệ an
Luận văn thạc sĨ khoa học giáo dục
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60.14.05
Ngời hớng dẫn: TS Mai Công Khanh
Nghệ An – 2011 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Khoađào tạo Sau đại học - Trường Đại học Vinh, các Thầy giáo, Cô giáo đã thamgia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học
Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà giáo ưu tú,TS.Mai Công Khanh, ngườihướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiêncứu và làm luận văn
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng chí: Lãnh đạoHuyện uỷ, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn, Bangiám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, các giáo viên bộ môn của cáctrường THPT huyện Anh Sơn, cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãcung cấp tài liệu, động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và làm luận văn
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, chắc chắn luậnvăn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quýThầy, Cô và các bạn đồng nghiệp hết sức thông cảm, giúp đỡ và chỉ dẫn thêmcho tôi để luận văn trở nên hoàn thiện hơn
Vinh, tháng 10 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Cảnh Tuấn
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
1 Sơ đồ 1 Quan hệ chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý 10
2 Sơ đồ 2 Quản lý các thành tố của quá trình dạy học 12
4 Bảng 1 Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ CB QL 3 trường THPT huyện Anh Sơn 38
Trang 45 Bảng 2 Số trường, Lớp, CBGV, học sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn Năm học 2011 - 2012 39
6 Bảng 3 Thống kê cơ sở vật chất các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn 40
7 Bảng 4 Tổng hợp tỷ lệ % HK, HL học sinhTHPT trên địa bànhuyện Anh Sơn (từ 2006 - 2011) 41
8 Bảng 5 Thống kê số lượng học sinh THPT trên địa bàn huyệnAnh Sơn (từ 2006 - 2011) 41
9 Bảng 6 Kết quả TN THPT hàng năm của huyện Anh Sơn 42
10 Bảng 7 Số trường, Lớp, học sinh huyện Anh Sơn (từ 2006 - 2011) 42
11 Bảng 8 Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học của các trường THPT huyện Anh Sơn 44
12 Bảng 9 Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và hồ sơ CM của các trường THPT huyện Anh Sơn 47
13 Bảng 10 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trên lớp của GV các trường THPT huyện Anh Sơn 49
14 Bảng 11 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV của các trường THPT huyện Anh Sơn 52
15 Bảng 12 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học của các trường THPT huyện Anh Sơn 54
16 Bảng 13 Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá GV của các trường THPT huyện Anh Sơn 57
17 Bảng 14 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tập của học sinh của các trường THPT huyện Anh Sơn 59
18 Bảng 15 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường THPT huyện Anh Sơn 60
19 Bảng 16 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường THPT huyện Anh Sơn 63
20 Bảng 17 Thăm dò về sự cần thiết của các giải pháp 100
21 Bảng 18 Thăm dò tính khả thi của các giải pháp 101
Trang 54 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới quản lý hoạt động
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 91.2.1 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 9
1.2.5 Yêu cầu đổi mới giáo dục và giáo dục trung học phổ thông 34
Kết luận chương 1 34Chương 2 Thực trạng quản lý dạy học ở các trường THPT huyện
2.1.4 Một số nét khái quát về giáo dục THPT huyện Anh Sơn, 38
Trang 6Nghệ An
2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung
2.2.1 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 432.2.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh
59
2.2.3 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của các trường
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học của
hiệu trưởng các trường THPT huyện Anh Sơn, Nghệ An 642.3.1 Đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế 642.3.2 Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động dạy học 65
Kết luận chương 2 67Chương 3 Một số giải pháp đổi mới quản lý dạy học ở các trường
3.1 Những căn cứ và nguyên tắc đề xuất các giải pháp 68
3.2 Một số giải pháp đổi mới quản lý dạy học ở các trường trung
3.2.1 Tăng cường bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên, theo yêu
3.2.2 Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên theo
3.2.3 Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT
3.2.4 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ hoạt
3.2.5 Tăng cường kiểm tra – đánh giá hoạt động dạy học ở các
3.2.6 Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể, Hội phụ
huynh giúp học sinh trong quá trình học tập 94 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 97
3.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong công cuộc đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sựnghiệp GD&ĐT Việt Nam đã phát triển không ngừng và đạt được những thànhtựu nhất định Nhưng nhìn chung, chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng yêucầu thực tiễn Công tác QLGD, quản lý nhà trường, đặc biệt là QLDH còn nhiềuhạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo
cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” 9 tr, 27
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng GD&ĐT ngày15/6/2004 Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việcxây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
"Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn
hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" Chỉ thị 40 của Ban chấp hành Trung ương, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn Quốc lần thứ XI là các văn bản pháp lý giúp ngành giáo dục và các nhàtrường trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có chất lượng,đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH -HĐH đất nước
Công tác quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học trong các nhà trường nói
Trang 8riêng Theo GS.VS Phạm Minh Hạc: Trong nhà trường, dạy học là hoạt động trọng tâm, mọi hoạt động giáo dục đều xoay quanh HĐDH Vì vậy việc quản
lý nhà trường thực chất là QLDH
Đối với huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi phía tâyNghệ An, còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý dạy học, chất lượng vàhiệu quả giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục hiện nay.Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề
tài “Một số giải pháp đổi mới quản lý dạy học ở các trường Trung học phổ thông huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp khóa học, với
hy vọng góp phần vào việc xây dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục bậc trung học phổ thông trên địa bàn huyện AnhSơn, Nghệ An, phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn QLDH ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, đề xuất một số giải pháp đổi mới QLDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình QLDH ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnhNghệ An
- Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp đổi mới QLDH ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnhNghệ An
4 Giả thuyết khoa học.
Các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nayvẫn chưa có giải pháp quản lý phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường vàQLDH Chất lượng đào tạo ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ Antrong thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn Nếu đề ra các giải pháp đổimới QLDH phù hợp với đặc điểm đối tượng, đặc điểm nhà trường và yêu cầutạo nguồn đào tạo cán bộ cho khu vực miền núi, vùng dân tộc thì sẽ góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo trong các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ
An
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trang 9- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý GD nói chung và QLDH nóiriêng.
- Đánh giá thực trạng DH và QLDH ở các trường THPT huyện Anh Sơn,tỉnh Nghệ An hiện nay
- Đề xuất các giải pháp đổi mới QLDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học
ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển sựnghiệp giáo dục miền núi hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp luận.
- Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
- Tham khảo các tài liệu phục vụ cho vấn đề nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu các văn kiện, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; sách báo của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương về giáodục và đào tạo, các tài liệu khoa học có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Cùng với phương pháp luận, nghiên cứu thực tiễn được sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp xử lý số liệu và thống kê toán học
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn
7 Những đóng góp mới của luận văn.
Luận văn nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về QLDH ở các trường THPT nói chung và các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An nói riêng
Phân tích được thực trạng QLDH ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnhNghệ An, đúc rút được kinh nghiệm QLDH của đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn
Đề xuất các giải pháp đổi mới QLDH ở các trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Trang 108 Cấu trúc của luận văn.
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung (gồm 3 chương); Phầnkết luận - đề nghị
- Phần mở đầu: Nêu mục đích; giả thuyết khoa học; nhiệm vụ và phương
pháp nghiên cứu
- Phần nội dung (gồm 3 chương):
Chương 1 Cơ sở lý luận về vấn đề đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở
các trường trung học phổ thông
Chương 2 Thực trạng quản lý dạy học ở các trường THPT huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An
Chương 3 Một số giải pháp đổi mới quản lý dạy học ở các trường THPT
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Phần kết luận - đề nghị
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người, từ khi
có xã hội loài người đến nay đã trải qua bốn nền văn minh: "Văn minh hái
Trang 11lượm", "Văn minh nông nghiệp", "Văn minh công nghiệp", "Văn minh trí tuệ".Ngay từ khi xuất hiện, con người đã phải truyền đạt những kinh nghiệm của thế
hệ trước cho thế hệ sau để sinh tồn và phát triển Kinh nghiệm của xã hội loàingười được hiểu là các tri thức về các quy luật tồn tại, vận động và phát triểncủa tự nhiên, xã hội, tư duy, những kỷ năng, kỹ xảo lao động, những hoạt độngthực tiễn, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hoá v.v
Vào thời cổ đại, một số nhà tư tưởng nhận thức rằng, sự phồn vinh về vậtchất của các công dân riêng biệt và của gia đình phụ thuộc vào sức mạnh củaquốc gia, giáo dục được truyền đạt không chỉ ở gia đình mà là ở xã hội Thời kỳ
cổ Hy Lạp, PlaTon (427- 438 trước CN) cho rằng con cái của giai cấp cầmquyền phải nhận được sự giáo dục của nhà nước vì mục đích chính của giáo dục
là hình thành những người lính mạnh mẽ, có kỷ luật, để bảo vệ các chủ nô Nhìnchung nhiều quốc gia cổ đại có nền giáo dục như vậy
Giáo dục là một khoa học, ngày càng được củng cố bằng hệ thống lýthuyết vững chắc và phát triển mạnh mẽ góp phần to lớn cho sự phát triển của xãhội Những nhà triết học, giáo dục học thời cổ đại như Socrate(469-399 trướcCN) ; Platon(427-348 trước CN) ; Aristote(348-322 trước CN) đã lý giải vấn đềgiáo dục và sự cần thiết của giáo dục ở phương Tây
Ơ phương đông, tư tưởng giáo dục của khổng Tử (551-479 trước CN) đã
có những đóng góp quý báu vào kho tàng giáo dục của dân tộc Trung Hoa nóiriêng và kho tàng giáo dục nhân loại nói chung
Thế kỷ thứ XVI-XVII xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của nhà sưphạm Cộng hòa Sec(Tệp khắc cũ) Cmexnki(1592-1670) Ông đã đóng một dấumốc quan trọng trong quá trình phát triển lý luận và hoạt động giáo dục củanhân loại Ông là người đầu tiên đã đưa ra được một hệ thống các nguyên tắctrong dạy học mà đến nay hầu như các nguyên tắc đó về cơ bản vẫn có ý nghĩatrong hệ thống các nguyên tắc dạy học hiện đại
Giữa thế kỷ XIX, Chủ nghĩa Mác-Lê nin ra đời, cùng với sự phát triển của
xã hội, khoa học giáo dục đã có những biến đổi mạnh về lượng và chất Học
Trang 12thuyết Mác - Lê nin ra đời thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học theoquy luật hình thành cá nhân con người Các quy luật khẳng định vai trò của xãhội đối với sự phát triển của giáo dục trên các lĩnh vực thiết lập chính sách, pháttriển nhân lực, đầu tư vật lực và xây dựng môi trường giáo dục Quá trình họctập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lê nin : Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó làcon đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhân thức hiện tượng kháchquan
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, các quốc gia đều mong muốn có một nền giáodục phát triển, vì giáo dục là chìa khóa vàng mở cánh cửa tương lai của mỗiquốc gia Nên quốc gia nào cũng mong muốn chất lượng giáo dục ngày càngđược nâng cao hơn nữa Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượnghoạt động dạy học, đây luôn là lĩnh vực cần được nghiên cứu ở mọi thời đại,mọi quốc gia
Khoa học quản lý giáo dục ở Việt Nam được hình thành và phát triểntrước hết phải nói đến tư tưởng quan điểm giáo dục của chủ tịch Hồ ChíMinh(1890-1969) Từ phương pháp tiếp cận mạnh dạn, đúng đắn, khoa học,thừa kế và phát triển học thuyết chủ nghĩa Mác-Lê nin đồng thời bám sát thựctiễn cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Mnh đã có những luậnđiểm sáng tạo góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh làngười đặt nền móng cho giáo dục cách mạng Việt Nam Người coi giáo dục làmôt phương tiện quan trọng để tuyên truyền quần chúng nhân dân giác ngộ làmcách mạng, đồng thời người cũng xem việc hướng đến một nền giáo dục tiến bộ
là là một trong những quyền thiêng liêng của mọi người Hồ Chí Minh đã để lạicho sự nghiệp giáo dục một kho tàng lý luận dạy học và quản lý dạy học
Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường năm 1945 Bác
Hồ viết “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu “ 33 tr, 25
Trang 13Thấm nhuần tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, và kế tục truyền thốnghiếu học của dân tộc Việt Nam, Đảng và nhân dân dân ta đã có những quan tâmđến giáo dục và việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI xác định: “ Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát
triển khoa học và cộng nghệ là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” 9 tr, 27
Trên cơ sở lý luận của triết học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam gần đây có nhiều nghiên cứu vềkhoa học quản lý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học,… viết dưới dạnggiáo trình, sách tham khảo, phổ biến khinh nghiệm được công bố về quản lý,quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý dạy học,…
Những tác giả tiêu biểu hiện nay là: Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, VũNgọc Hải, Nguyễn Ngọc Quang,… Trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu
về “ Phương pháp luận khoa học giáo dục” của Phạm Minh Hạc “Những kháiniệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” của Nguyễn Ngọc Quang; “Học và dạycách học” của Nguyễn Cảnh Toàn
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề quản lýgiáo dục và quản lý dạy học ở nhiều góc độ, mục đích làm phong phú thêm cơ
sở lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, giáo dục Việt Nam đã cónhững bước phát triển đáng kể Tuy nhiên giáo dục vẫn còn hàng loạt các vấn đềđặt ra cần phải hoàn thiện Những nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước là tiền
đề cho việc tiếp tục nghiên cứu tìm tòi để tìm ra các giải pháp, các biện phápquản lý giáo dục và quản lý dạy học hữu hiệu trong các nhà trường hiện nay
Trang 14Từ những năm cuối thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều cácluận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường phổthông Trong số các luận văn đã tìm hiểu, tác giả chú trọng xem xét các luận văncủa các tác giả nghiên cứu các giải pháp quản lý HĐDH ở cấp THPT như :
- "Một số giải pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THPT trên địabàn thành phố Huế" của tác giả Lê Mạnh Dũng (2001)
- "Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn của hiệu trưởngtrường THPT huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An" của tác giả Nguyễn Minh Ngọc(2001)
- "Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý HĐDH môn vật lý ở cáctrường THPT của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh" của tác giả Phan Văn Tuấn(2004)
- "Giải pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THPT thực hiệnchương trình SGK mới tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh" của tác giảNguyễn Kim Phụng (2005)
- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học ở cáctrường THPT huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An” của tác giả Lại Thế Quang(2010)
- “Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT chuyên
Lê Quý Đôn tỉnh Điện Biên” của tác giả Nguyễn Như Sang (2010)…
Trong các luận văn này, các tác giả đã khảo sát thực trạng và đề xuất cácgiải pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng trường THPT, trong đó tác giảNguyễn Kim Phụng đã chú ý đến bối cảnh thực hiện chương trình SGK mới, tácgiả Phan Văn Tuấn đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý dạyhọc môn Vật lý
Trang 15Những công trình nghiên cứu đã làm phong phú thêm lý luận quản lý nóichung và lý luận quản lý dạy học nói riêng Việc vận dụng lý luận quản lý vàotrong thực tiễn giáo dục đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm đặc biệttrong điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầuphát triển của xã hội hiện nay.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2.1 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.
1.2.1.1 Quản lý:
Quản lý là một hiện tượng XH, là yếu tố cấu thành sự tồn tại phát triển của
XH loài người Trong lịch sử phát triển XH, từ xa xưa con người đã biết hợp sứcvới nhau để tự vệ và kiếm sống, từ đó đã xuất hiện một dạng lao động mang tínhđặc thù có tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu và mục tiêuchung Dạng lao động đặc thù đó được gọi là QL Theo K.marx, bất cứ lao động
XH trực tiếp hay lao động chung nếu được thực hiện trên một quy mô lớn thì ítnhiều cần đến sự QL Hoạt động QL là một hoạt động đặc thù, nó điều khiển cáchoạt động chung khi xã hội có sự phân công lao động Hoạt động QL có vai tròquan trọng trong sự phát triển không ngừng của lịch sử XH Khi XH đạt đến mộttrình độ XH hóa nhất định thì tất yếu QL sẽ trở thành một loại lao động đặc biệt:Lao động điều khiển lao động
Tùy theo cách tiếp cận khái niệm, các nhà khoa học định nghĩa QL theonhiều cách khác nhau Dưới đây là một số khái niệm chủ yếu:
- “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn liền với
sự phân công và phối hợp thì sự chỉ huy và thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ,
ăn khớp trong hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận này trên cơ sở mục tiêu chung là yêu cầu tất yếu khách quan hết sức cần thiết Xét đến cùng thì điều đó chỉ thể hiện được trên cơ sở tổ chức Chức năng chủ yếu của quản lý là phối hợp các mặt hoạt động của tổ chức và của những người trong tổ chức thành một chỉnh thể” [21, Tr 89].
Trang 16- “ Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lực (Nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ với kết quả tối ưu về kinh tế - xã hội ”[26, Tr 9].
- “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được những mục tiêu của nhóm Mục tiêu của một nhà quản lý hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức thì quản lý là khoa học” [27, Tr 25]
Nói một cách tổng quát: QL là một quá trình tác động gây ảnh hưởng củachủ thể QL đến khách thể QL nhằm thực hiện mục tiêu chung Quá trình tácđộng này được thể hiện ở sơ đồ 1:
Sơ đồ 01: Quan hệ chủ thể quản lý và khách thể quản lý và mục tiêu quản lý
Tóm lại: QL là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của chủ thể QL lên
khách thể QL thông qua các phương pháp QL, công cụ QL, nhằm khai thác, sửdụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng), để đạt đượcnhững mục tiêu đã xác định trong điều kiện môi trường biến động
Ngày nay, QL là những tác động có mục đích đến tập thể con người, toànthể XH nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động, động viên kích thích con người vàtập thể học tập, lao động, bảo vệ tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong toàn xãhội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy
CÔNG CỤ QUẢN LÝ
CHỦ THỂ
QUẢN LÝ
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
KHÁCH THỂ QUẢN LÝ
MỤC TIÊU QUẢN LÝ
Trang 17nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là
sự điều hành, điều chỉnh HĐ của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và cáctrường cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân Khi đề cập đến nội dung củaquản lý đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn, sửa sang, sắp xếp và phối hợp để chocộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và phát triển giáodục
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch , hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tích chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà điểm hội
tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.” [26, Tr 36 – 37]
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng nhữngnhân tố đặc trưng bản chất sau đây: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ở tầm vỹ
mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ, sở , phòng GD,
Ở tầm vi mô là QL của HT nhà trường Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơbản nhất của QLGD, trong đó đội ngũ GV, HS là đối tượng QL quan trọng nhất
1.2.1.3 Quản lý nhà trường.
- Theo GS Phạm Minh Hạc “ Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [30, Tr 38]
- Theo tác giả Nguyễn Quang Ngọc “ Quản lý nhà trường( nhà
trường) là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ cho nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động vốn tự có Hướng vào viêc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa trường tiến lên trạng thái mới.” [25, Tr.43]
Trang 18- Theo tác giả Phạm Viết Vượng “ Quản lý trường học là lao động của
các cơ quan quản lý, nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GD và đào tạo trong nhà trường” [31, Tr 205].
- Tóm lại : Quản lý trường học là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý nhằm cho trường học vận hành theo đương lối vànguyên tắc giáo dục của Đảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo của ngànhgiáo dục đặt ra cho nhà trường Vậy quản lý giáo dục trong nhà trường chính làquản lý các thành tố của quá trình dạy học, có thể được biểu diễn bằng sơ đồ 2:
Sơ đồ 02 Quản lý các thành tố của quá trình dạy học
1 2.2 Dạy học và hoạt động dạy học
1 2.2 Dạy học và hoạt động dạy học.
1.2.2.2 Dạy học:
Theo từ điển GD dạy học được hiểu là “ một hoạt động diễn ra trên 2
tuyến song hành giữa người dạy và người học” [32, trang 62] Bởi vậy quá trìnhdạy học chỉ đạt được hiệu quả cao khi có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa
GV và HS trên các khâu cơ bản nhất là mục tiêu, nội dung, phương pháp giữangười dạy và người học Trong mối quan hệ này người dạy đóng vai trò địnhhướng, gợi mở, cung cấp, chỉ dẫn những điều cần thiết vế mục tiêu, nội dung,phương pháp học tập v.v… phù hợp với người học, còn người học tự mình chủđộng xác định, lựa chọn những điều được cung cấp sao cho phù hợp với nănglực sở trường, điều kiện riêng của mình để hoàn thành tốt yêu cầu của chươngtrình quy định Dạy học còn là một quá trình hoạt động có điều kiện ít nhất ở 2
M: Mục tiêu DH
N: Nội dung DH P: Phương pháp DH Th: Thầy
Tr: Trò QL: Quản lý ĐK: Điều kiện
QL
Trang 19cấp độ: Quản lý và thực hiện Ở cấp độ QL có mối quan hệ điều khiển dọc giữacấp trên( Cơ quan QL) và cấp dưới( người thực hiện) dựa trên các tiêu chuẩnchất lượng của ngành Để đảm bảo dạy học đạt chất lượng thì người QL tạo đủđiều kiện cần thiết cho người thực hiện và phải theo dõi kiểm tra đánh giáthường xuyên quá trình và kết quả việc dạy học Ở cấp độ thực hiện có mối quan
hệ điều khiển ngang giữa người dạy và người học trên cơ sở hợp tác bình đẳngcùng nhau đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của ngành, của XH
1.2.2.2 Hoạt động dạy học
Tri thức nhân loại ngày càng phát triển và hoàn thiện, khái niệm
HĐDH cũng dần được mở rộng nội hàm, nhằm thích ứng với những yêu cầu vềnhân cách của người học qua những hoàn cảnh xã hội khác nhau và phù hợp vớinhững phương pháp dạy học khác nhau Trên cơ sở lý luận hoạt động dạy học:
“ Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất kỳ các loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất,… Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất, gúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỷ năng hành động, chuyển thành phẩm chất năng lực, trí tuệ của bản thân.” [20]
Như vậy HĐDH bao gồm hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập
- Hoạt động giảng dạy: Là truyền thụ tri thức, tổ chức điều khiển hoạt
động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp học sinh nắm đươc kiến thức, hìnhthành kỷ năng thái độ Hoạt động dạy học có chức năng kép là truyền đạt vàđiều khiển nội dung học theo chương trình quy định Có thể hiểu hoạt động dạy
là quá trình hoạt động sư phạm của thầy làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổchức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
- Hoạt động học tập: Là quá trình tự điều khiển chiếm lĩnh khái niệm
khoa học, học sinh tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của thấy nhằm chiếmlĩnh khái niệm khoa học Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tựđiều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác tích cực
Trang 20nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân, hình thành những
kỷ năng, kỷ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách củabản thân
Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồntại song song và phát triển trong một quá trình thống nhất, chúng bổ sung chonhau, kết quả học tập của HS không thể tách rời hoạt động dạy của thầy và kếtquả dạy học của thầy thông thể tách rời kết quả hoạt động học tập của học sinh
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
1.2.3.1 Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông.
Điều 27 Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ:
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực của cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc
- Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
- Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả
của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Do đó giáo dục THPT là vị trí trung gian của giáo dục phổ thông, là cơ sởcủa bậc trung học, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN
Trang 211.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học phổ thông
Điều 3: Điều lệ trường trung học đã chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn củatrường THPT như sau:[39-tr 32]
a) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theochương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
b) Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kếhoạch phổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng theo quy định của nhànước
c) Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh
d) Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quyđịnh của pháp luật
e) Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồngthực hiện các hoạt động giáo dục
f) Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong phạm vi cộng đồng
g) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật
1 2.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Điều 17 trong Điều lệ trường Trung học chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn củaHiệu trưởng như sau:
a) Tổ chức bộ máy nhà trường
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
c) Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân côngcông tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.d) Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh
đ) Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường
e) Thực hiện các chế độ chính sách nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động dân chủ của nhàtrường
Trang 22g) Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độhiện hành.[34]
1.2.3.4 Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng.
QLDH là QL quá trình truyền thụ kiến thức của đội ngũ GV và quá trìnhlĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo của HS và QL các điều kiện vật chất kĩ thuật,phương tiện phục vụ dạy học QLDH phải đồng thời QL hoạt động dạy và học.Nhưng trước hết là QL hoạt động dạy của GV ở các khâu: Thực hiện chươngtrình hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, đánh giá kết quả học tậpcủa HS, QL sử dụng trang thiết bị dạy học Nội dung của các khâu như sau:
- Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học: Chương trình
DH là pháp lệnh của Nhà nước, do Bộ GD&ĐT ban hành, CBQL và GV phảithực hiện nghiêm túc Hiệu trưởng cần nắm vững những quan điểm chỉ đạo củangành trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức DH; đổi mới côngtác KT – ĐG Chương trình DH hiện nay cần đổi mới theo hướng chống quá tảitrong học tập Khắc phục khuynh hướng (hàn lâm hóa), đặt yêu cầu quá cao vềtính logic, tính hệ thống và sự hoàn chỉnh hóa về lý thuyết … Tất nhiên cũngkhông hạ thấp yêu cầu học tập Chú ý việc lựa chọn kiến thức cơ bản, hiện đại,
sát với thực tiễn Việt Nam, giàu tính ứng dụng Chương trình GD là tài liệu
quan trọng, quy định nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian cho từng mônhọc: Số tiết giảng bài, số tiết ôn tập, số tiết kiểm tra, số tiết thực hành… Vì vậy,
QL chương trình là QLGD việc thực hiện kế hoạch đào tạo Để quản lý chương
trình DH, đầu năm hiệu trưởng phải phổ biến cho GV những sửa đổi trong nộidung chương trình và sách giáo khoa theo chỉ thị hướng dẫn của bộ GD&ĐT.Giao cho phó hiệu trưởng, hoặc trưởng phó các phòng ban chuyên môn tổ chứccho GV nghiên cứu thảo luận những vấn đề mới nảy sinh trong QTDH và tìm
biện pháp thực hiện Hàng tháng, mỗi học kỳ, mỗi năm học, hiệu trưởng tổ chức
KT – ĐG tình thực hiện chương trình DG từng môn, từng khối lớp; nhận xét uốn
nắn điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh trong QTDH QL việc thực hiện
chương trình, hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo cụ thể những công việc sau đây:
Trang 23+ Hướng dẫn GV lập kế hoạch DH bộ môn: Kế hoạch phải phản ánh được
những HĐGD của GV và HĐHT của HS, được phòng ban chuyên môn góp ý,hiệu trưởng phê duyệt
+ Cân đối thời gian: Thời gian dành cho DH đã được Bộ GD & ĐT quy
định trong biên chế năm học Hiệu trưởng không được sử dụng thời gian vàonhững việc khác, tạo điều kiện cho GV thực hiện dạy đúng và dạy đủ chươngtrình
+ Theo dõi việc thực hiện chương trình DH: Để nắm được tình hình thực
hiện chương trình DH, hiệu trưởng QL hệ thống hồ sơ giáo án, sổ báo giảng, sổghi đầu bài, sổ điểm, sổ dự giờ, thời khóa biểu… theo dõi việc thực hiện của GVtrong QTDH Thông qua đó xem xét điều chỉnh những vấn đề có liên quan ảnhhưởng tới việc thực hiện chương trình DH
QL là việc thực hiện chương trình DH, hiệu trưởng phải nắm vữngchương trình môn học, cấp học thuộc phạm vi QL Trong đó QL GV dạy đúng,dạy đủ chương trình cả về thời gian, tiến độ và chất lượng Nếu chương trình
DH là “bản thiết kế” của một công trình thì hoạt động dạy của thầy là sự “thi
công” mà hiệu trưởng là “tổng công trình sư giám sát, điều hành thi công đúng thiết kế ”.
- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:
QL hoạt động dạy của GV là QL hoạt động giảng dạy của thầy ở cáckhâu: soạn bài, giảng bài, hướng dẫn HS học tập, KT – ĐG kết quả học tập củaHS
+ Quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp: Soạn bài là khâu quan trọng
chuẩn bị cho giờ lên lớp; là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của GV vềnội dung, PPGD, hình thức tổ chức DH và lựa chọn những thiết bị phục vụ bàidạy Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sátvới đối tượng HS và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
Trang 24+ QL soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV, hiệu trưởng cần tập trung vào một số công việc như sau: Hướng dẫn GV kế hoạch soạn bài, dựa trên
những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung, hình thứcbài soạn với tính chất chỉ dẫn, không phải khuôn mẫu, hướng dẫn GV nghiêncứu sách giáo khoa, sách tham khảo, tập giáo trình… và bài soạn Tổ chứcnhững buổi thảo luận về bài soạn, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nộidung, phương pháp soạn bài, trao đổi kinh nghiệm soạn những bài khó Hiệutrưởng cùng với các phó hiệu trưởng và bộ phận QL chuyên môn tốt chức KT,theo dõi việc soạn bài của GV bằng cách KT bài soạn, KT hồ sơ, phiếu báogiảng Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho giờ dạy trên lớp của GV, hiệu trưởngcăn cứ vào kế hoạch giảng dạy KT các điều kiện vật chất – kỹ thuật, đồng thời
có kế hoạch mua sắm những thiết bị và đề ra những quy định sử dụng các thiết
bị - kỹ thuật hiện có Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV thời giansoạn bài Yêu cần các phòng ban chuyên môn giúp đỡ GV soạn những bài khó,phần khó của chương trình Tổ chức thảo luận những vấn đề mới có liên quanđến bài soạn để có định hướng chung trong QL soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.Soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp và khâu quan trọng của QTDH; chuẩn
bị bài tốt sẽ góp phần vào sự thành công của giờ dạy Để QL tốt việc này, hiệutrưởng cần hướng dẫn GV kế hoạch soạn bài, thống nhất ND và hình thức cácloại bài soạn, thường xuyên KT, theo dõi việc soạn bài của GV
+ Quản lý giờ dạy của giáo viên: Hoạt động DH trong nhà trường hiện nay
được thực hiện bằng nhiều hình thức; trong đó DH trên lớp là hình thức chủ yếu
vì giờ dạy của GV đóng vai trò quan trong, quyết định chất lượng DH, HS thunhận kiến thức một cách có hệ thống Cả GV và người QL đều quan tâm đầu tưcho giờ dạy trên lớp Trong đó GV là người trực tiếp giữ vai trò quyết định vàchịu trách nhiệm về giờ dạy Người QL đóng vai trò gián tiếp quyết định và chịutrách nhiệm về giờ dạy, về chất lượng DH Vì vậy hiệu trưởng phải tạo điều kiệncho GV và chỉ đạo các lực lượng trong trường giúp GV DH đạt kết quả tốt đểthực hiện mục tiêu GD & ĐT QL giờ dạy trên lớp của GV, hiệu trưởng cần tìmmọi biện pháp tác động trực tiếp đến giờ dạy của GV; xây dựng các chuẩn để
Trang 25QL giờ lên lớp, dựa trên những quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêngcủa trường Xây dựng giờ chuẩn lên lớp là quyết định QL của hiệu trưởng, phảnánh yêu cầu và chất lượng DH của nhà trường Hiệu trưởng sử dụng chuẩn giờlên lớp để KT – ĐG các bước nâng cao chất lượng DH Giờ dạy trên lớp đóngvai trò quyết định chất lượng DH; để QL giờ dạy trên lớp hiệu trưởng cần xâydựng các chuẩn giờ lên lớp dựa trên quy định chung của ngành và hoàn cảnhriêng của trường Tư tưởng chỉ đạo đối với việc QL giờ lên lớp là hiệu trưởngcàng tác động trực tiếp vào giờ trên lớp của GV càng nhiều càng tốt KT giờ lênlớp của GV là biện pháp quan trọng trong các biện pháp QL Hiện nay có nhiềuhiệu trưởng hầu như không KT giờ lên lớp của GV trong cả năm học Vì việc
KT giờ lên lớp của GV đòi hỏi phải tiến hành tỉ mỉ và cận thận Để khắc phụctình trạng trên, hiệu trưởng cần bình thường hóa việc KT, tổ chức dự giờ thămlớp thường xuyên; khi việc việc dự giờ đã trở thành nề nếp sẽ tạo ra bầu khôngkhí thuận lợi để hiệu trưởng tiến hành KT giờ dạy trên lớp của GV như một việcbình thường Việc GV thường xuyên dự giờ lẫn nhau sẽ cung cấp thêm cho hiệutrưởng những thông tin về giờ dạy làm cho những ĐG của hiệu trưởng có độ tincậy cao Cùng với việc KT trực tiếp giờ dạy, hiệu trưởng cần chú ý đến các hìnhthức KT gián tiếp khác như phỏng vấn HS, trao đổi với GV chủ nhiệm, xem xétcác báo cáo của khối chuyên môn về tình hình thực hiện chương trình, cải tiếngiảng dạy, kết quả KT, kết quả thi…Từ các nguồn thông tin hiệu trưởng tổnghợp, phân tích, ĐG một cách khách quan tình hình DH của GV, đề ra nhữngbiện pháp QL phù hợp với thực tế DH trong nhà trường
+ Quản lý phương pháp dạy học: Phương pháp DH là cách thức hoạt động
của GV trong việc tổ chức DH nhằm đạt được mục đích GD Phương pháp DHbao gồm cách thức dạy của thầy và cách thức học của trò Trong QTDH, GV làchủ thể của hoạt động dạy, HS là chủ thể của hoạt động học Hai chủ thể nàytương tác với nhau tạo ra hiệu quả của QTDH Trong quan hệ GV giữ vai trò chủđạo còn HS giữ vai trò chủ động Phương pháp DH bao gồm cả phương pháp dạy
và phương pháp học là hai mặt của một vấn đề Mặt bên ngoài của phương pháp
là trình tự các thao tác của GV và HS GV đặt câu hỏi, nêu vấn đề; HS nghe, suy
Trang 26nghĩ, giải thích những điều đã quan sát Mặt bên trong phụ thuộc một cách kháchquan nội dung DH và trình độ phát triển tư duy của HS Mặt bên ngoài phụ thuộckhả năng sư phạm của GV và chiu ảnh hưởng của phương tiện DH Mặt bêntrong quy định mặt bên ngoài, nếu chú trọng phát triển tư duy của HS thì phảiquan tâm đến mặt bên trong của PPDH Phương pháp DH có quan hệ chặt chẽvới các thành tố của QTDH (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổchức, ĐG); các thành tố tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thế Trong côngcuộc đổi mới GD, sự đổi mới mục tiêu và ND đòi hỏi phải đổi mới PPDH Định
hướng đổi mới PPDH hiện nay là : “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học” [20, Tr.4]
Định hướng trên được pháp chế hóa trong luật GD 2005: “Phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên” [34, điều 5.2] Xu hướng DH ngày nay là đề cao vai trò người
học “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “phát huy tính tích cực học tập của
học sinh” nhấn mạnh vai trò chủ thể người học Mục đích PPDH “tích cực” là
DH phát huy tính chủ động sáng tạo của người học; thực chất là cách dạy hướngtới việc học chủ động, chống lại thói quen thụ động trong QTHT của học sinh
Phương pháp DH tích cực HS là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời
là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các HĐHT do GV tổ chức vàchỉ đạo Thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không thụđộng tiếp thu những tri thức được GV sắp đặt Trong học tập, HS được đặt vàonhững tình huống thực tế, trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giảiquyết những vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình Từ đó bộc lộ khả năng sángtạo Phương pháp DH tích cực, xem việc dạy cho HS biết cách tự học không chỉ
là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu của QTDH
Trong XH hiện đại, với sự phát triển KH – CN thông tin nhanh như vũ
Trang 27bão thì không thể nhồi vào đầu HS khối lượng kiến thức hiện có, mà phải dạyhọc HS cách học Rèn luyện cho HS phương pháp, kĩ năng, ý chí tự học, tạo cho
HS lòng ham học, khơi dậy được tiềm năng vốn có trong mỗi con người Vì vậy,ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong QTDH, nỗ lực tạo ra sựchuyển biến từ học thụ động sang học chủ động (tự học) Trong QLDH, việc ĐGkết quả học tập của HS không chỉ nhằm mục đích ĐG hoạt động học của trò màđồng thời còn điều chỉnh hoạt động dạy của thầy Trước đây GV độc quyền ĐGHS; dạy học tích cực GV phải hướng dẫn HS kỹ năng tự ĐG bản thân để điềuchỉnh cách học GV phải tạo điều kiện cho HS được ĐG lẫn nhau trong QTHT
Tự ĐG đúng và điều chỉnh hoạt động học kịp thời là năng lực mà nhà trườngcần trang bị cho HS
Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ định các PPDH truyền thống mà cần
kế thừa những PPDH tích cực đã có trong hệ phương pháp Đồng thời phải vậndụng các PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện DH hiện nay Hiệutrưởng cần có thái độ trân trọng, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến của GV;giúp GV nghiên cứu đổi mới PPDH thích hợp với môn học, làm cho phong tràođổi mới PPDH trở thành thường xuyên và hiệu quả hơn Việc đổi mới PPDHcũng cần có sự hỗ trợ của điều kiện CSVC và phương tiện kỹ thuật; hiệu trưởngcần quan tâm sự hỗ trợ của điều kiện CSVC và phương tiện kỹ thuật; hiệutrưởng cần quan tâm trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật và phương tiệnHĐGD của GV và HĐHT của HS Trong công cuộc đổi mới GD, sự đổi mớimục tiêu và nội dung DH, đòi hỏi những đổi mới PPDH là người chịu tráchnhiệm trong QL, hiệu trưởng cần chỉ đạo GV nghiên cứu áp dụng các PPDH phùhợp để phát huy năng lực sáng tạo của HS trong QTHT
+ Quản lý việc hướng dẫn học sinh học tập: Hoạt động dạy của thầy sẽ
hoàn thành trọn vẹn khi hoạt động học của trò được tổ chức tốt, đó là trách
nhiệm của thầy đối với “sản phẩm đào tạo” của mình Bằng những quy định
hiệu trưởng xem sét sự chăm sóc của GV đến việc học tập của HS như thế nào.Trong giảng dạy, GV có hướng dẫn HS phương pháp học bài và làm bài không?Giảng dạy có chú ý đến ba đối tượng HS khá giỏi, trung bình, yếu kém không?
Trang 28Hiệu trưởng và GV phải quan tâm giúp đỡ HS yếu kém đạt được trình độ trungbình Tình hình học tập của HS và kết quả giúp đõ HS yếu kém phải đượcthường xuyên phản ánh trong các cuộc họp chuyên môn để theo dõi và tìm hiểunguyên nhân Sự giúp đõ HS kém phải thể hiện trong từng giờ học Việc hạn chế
và thanh toán HS yếu kém phải là một tiêu chí thi đua của GV và nhà trường.Ngoài việc giúp đỡ HS yếu kém vươn lên ngang trình độ chung, hiệu trưởng cầnquan tâm đến việc tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, tạo điều kiện cho HS học tập,
nhưng phải chống việc chạy đua “thành tích chủ nghĩa” trái với mục đích GD.
Gia đình và các tổ chức đoàn thể cũng có tác dụng quan trọng đối với việchọc tập của HS Nhà trường và GV chủ động phối hợp với gia đình và các tổchức đoàn thể động viên, giúp đỡ HS học tập Sự phối hợp giữa nhà trường vớihội cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể giúp đỡ HS học tập là cần thiết Nhưngquan trọng và quyết định là sự phối hợp trong phạm vi DH mới đem lại hiệu quả
thiết thực.Thầy dạy tốt là phải biết hướng dẫn cho HS học tập “dạy cách học
cho HS” Hiệu trưởng QL việc hướng dẫn cho HS học tập qua KT HDGD của
GV và HDHT của HS
+ Quản lý hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của GV là phương tiện
phản ánh khách quan công tác QLDH giúp hiệu trưởng nắm chắc tình hình DHcủa GV trong nhà trường Đây là yêu cầu quan trọng trong QLDH QL hồ sơchuyên môn cần tập trung vào các loại hồ sơ: Kế hoạch DH, tập bài soạn, cácloại sổ ( sổ ghi điểm, sổ dự giờ thăm lớp, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ sinh hoạtchuyên môn, sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ tích lũy nghiệpvụ…); sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo, chương trình,lịch trình môn học
Để giúp đỡ GV xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng, hiệutrưởng cần quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ Thường xuyên
KT hồ sơ chuyên môn của GV theo định kỳ và đột xuất để ĐG việc thực hiệnnội quy, quy chế và năng lực chuyên môn của GV trong trường Đồng thời hiệutrưởng QL hồ sơ chuyên môn để ĐG chất lượng giảng dạy của GV và chấtlượng học tập của HS để làm căn cứ theo dõi và sử dụng trong quá trình QL
Trang 29+ Quản lý việc KT – ĐG kết quả dạy học: Quản lý KT – ĐG kết quả DH là
khâu quan trọng trong quá trình DH KT – ĐG không chỉ ở kết quả cuối cùng
mà trong quá trình DH đều phải được KT – ĐG để phát hiện những ưu điểm,nhược điểm, kịp thời uốn nắn, động viên khen thưởng hay trách phạt Đồng thờiqua KT – ĐG, hiệu trưởng xem xét điều chỉnh HĐGD của GV cho phù hợp vớimục tiêu DH
Để ĐG kết quả DH, hiệu trưởng cần KT việc thực hiện của GV với những
ND sau đây: KT việc thực hiện ND chương trình, kế hoạch DH, PPDH, kếhoạch KT – ĐG kết quả DH Hiệu trưởng theo dõi hoạt động dạy của GV thôngqua việc KT các hồ sơ, sổ sách và các báo cáo để tổng hợp phân tích tình hình,điều chỉnh kế hoạch thực hiện và đưa ra những quyết định QL phù hợp giúp GVhoàn thành tốt nhiệm vụ DH
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh
+ Giáo dục động cơ, thái độ tạo động lực học tập cho HS: Nhiệm vụ của
QLGD trong nhà trường là phải giúp HS thấy được vị trí của mình trong việcphát huy tích cực, tự giác trong học tập và lao động Để phát huy tính tích cực,nâng cao hứng thú học tập cho HS, hiệu trưởng cần tăng cường tổ chức các hoạtđộng có tính khoa học như tổ chức cuộc gặp gỡ giữa HS với danh nhân, các nhàkhoa học; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ những HS yêu thích môn học, tổ chức dulịch tham quan, các buổi phổ biến thông tin khoa học…
Việc GD động cơ học tập cho HS phải được đầy đủ các lực lượng GDtrong nhà trường tham gia, dưới sự QL của hiệu trưởng Hiệu trưởng cần phổbiến cho cán bộ GV vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc GD thái độ động
cơ học tập cho HS Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm, GV bộ môn điều tra thái
độ học tập của HS, tổ chức cho HS học tập nội quy, quy chế của nhà trường,theo dõi việc thực hiện và xử lý nghiêm những HS có thái độ sai trái trong họctập
+ Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh: Việc xây dựng nề nếp học tập,
ngăn ngừa những hành vi sai trái ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự phát triển
Trang 30nhân cách của HS là rất quan trọng trong công tác QL Để xây dựng nề nếp họctập cho HS, hiệu trưởng cần đề ra những quy định ngắn gọn, dễ nhớ Quy định
về nếp học ở trường, học ở nhà, học ở cơ sở kinh tế; quy định về sử dụng, bảoquản đồ dùng học tập; quy định về khen thưởng, kỷ luật chấp hành nề nếp họctập Việc theo dõi KT phải được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ đối với tất cả
HS Nề nếp tốt sẽ duy trì học tốt, tạo bầu không khí thuận lợi trong môi trường
GD ở nhà trường
+ Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh: Phương pháp tự học là vẫn đề
có ý nghĩa quan trọng quyết định việc nâng cao chất lượng học tập của HS HS
được bồi dưỡng phương pháp học sẽ biết cách học GV dạy giỏi là GV biết “dạy
cách học cho HS” Qua giảng dạy, HS vừa tiếp thu được kiến thức và học được
cách học, điều đó giúp HS tận dụng được cơ hội do GD mang lại Hiệu trưởngchỉ đạo tổ chuyên môn và GV hướng dẫn phương pháp học bộ môn cho HS,hướng dẫn cách học qua mỗi bài trên lớp, đồng thời tổ chức cho HS trao đổiPPHT trong trường, giữa các nhà trường với nhau trong điều kiện cho phép đểgiúp HS tìm kiếm các PPHT độc đáo, hiệu quả
+ Giúp đỡ học sinh học tập: Trong nhà trường có nhiều đối tượng HS khác
nhau Xét về mặt học tập có HS giỏi, HS khá, HS trung bình HS yếu kém Xét
về mặt đạo đức có HS chăm ngoan, HS cá biệt Xét về hoàn cảnh có HS khókhăn về kinh tế, có HS bất thường về sức khỏe Trong QL, hiệu trưởng cần có
kế hoạch giúp đỡ các đối tượng HS gia đình khó khăn, gia đình chính sách, HSyếu…Cần giúp đỡ những HS này để các em vươn lên trong QTHT Để giúp HStrong QTHT, hiệu trưởng phải coi đây là một nhiệm vụ được đưa vào kế hoạchcủa nhà trường ngay từ đầu năm học Giao nhiệm vụ cho GV và các phòng banchuyên môn trong trường bàn bạc tìm biện pháp và phương pháp giúp đỡ HShọc tập Để giúp đỡ HS, hiệu trưởng cần chỉ đạo chặt chẽ việc phân loại HS, dựavào kết quả KT chất lượng đầu năm và kết quả học tập của năm học trước đểxây dựng kế hoạch phụ đạo HS theo từng môn học
+ Biểu dương khen thưởng HS trong quá trình học tập: Biểu dương khen
thưởng là biện pháp GD trong QL, nhằm động viên mọi người phấn đấu rèn
Trang 31luyện để đạt thành tích cao Nó tác động đến tình cảm, ý chí, niềm tin và tínhsáng tạo của HS, khuyến khích, động viên HS thi đua học tập Để động viên tinhthần học tập của HS, trong QL, hiệu trưởng cần chú ý đến công tác động viênkhen thưởng Động viên khen thưởng phải được tiến hành kịp thời và thườngxuyên Hiệu trưởng cần đưa ra các tiêu chuẩn khen thưởng và xét thưởng theotháng, học kỳ và cuối năm học Để khen thưởng có tác dụng tốt, hiệu trưởng cầnchú ý các yêu cầu sau:
Thành tích khen thưởng phải tương xứng với mức khen.Tuyên dương, biểudương, giấy khen, bằng khen…Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định để xétthưởng Khen thưởng phải công khai và có tác dụng GD trong tập thể GV và
HS Khen thưởng những HS có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn lên trongQTHT Hình thức khen thưởng trang trọng, được tổ chức vào các ngày lễ lớn,những đợt thi đua tổng kết năm học Khen thưởng phải chú trọng động viên tinhthần và vật chất để khuyến khích HS trong QTHT Phối hợp với các lực lượnggiáo dục quản lý học sinh học tập: Học tập của HS diễn ra trong thời gian vàkhông gian rộng với nhiều hình thức khác nhau Vì vậy, QLHT của HS, hiệutrưởng cần phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để QLHShọc tập Để nâng cao chất lượng QL, hiệu trưởng cần làm cho cha mẹ HS thấyđược trách nhiệm của mình trong việc chăm lo điều kiện học tập cho HS; cùngtrường theo dõi những diễn biến tích cực và tiêu cực trong nhân cách HS,khuyến khích HS phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục yếu tố tiêu cực, phấn
đấu đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện, góp phần cũng nhà trường “dạy
tốt học tốt”.
+ KT – ĐG kết quả học tập của học sinh: KT – ĐG của HS nhằm xác định
động cơ và thái độ học tập của HS, đồng thời thông qua kết quả học tập GV tự
ĐG năng lực sư phạm và uy tín của mình BGH căn cứ vào kết quả để ĐGQTHT, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu phấn đấu, hoặc điềuchỉnh các quyết định trong QL Để quản lý kết quả học tập của HS đạt kết quả,hàng tháng hiệu trưởng, BGH cần thu thập thông tin, phân tích đánh giá kết quảHĐHT của HS về các mặt như sau: Thực hiện nề nếp học tập, tinh thần, thái độ
Trang 32học tập, sự chuyên cần, kết quả học tập, tình hình KT – ĐG của GV bộ môn vềđiểm số các môn học, chú ý đến kết quả học tập của HS yếu kém và HS giỏi.Hoạt động học tập trong tháng có thực hiện đúng kế hoạch DH hay không,những vấn đề cần lưu ý trong HĐHT, để hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch và đưa
ra các quyết định QL phù hợp với đối tượng HS
- Quản lý KT – ĐG kết quả dạy học:
KT – ĐG là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo, nó gắn liền vớimối quan hệ giữa thầy và trò, giữa đổi mới phương pháp giảng dạy của GV vàPPHT của HS Đánh giá không những phản ánh năng lực tiếp thu của HS màcòn phản ánh một phần PPGD của GV KT – ĐG trong DH là một hoạt độngthường xuyên mang tính chất pháp quy tạo động cơ, theo dõi, điều chỉnh QTDH,cho biết kết quả giảng dạy của GV và kết quả học tập của HS thông qua kiểmnghiệm thực tế
+ Mục đích của KT – ĐG: KT – ĐG để thông báo cho từng HS biết được
trình độ tiếp thu kiến thức, và những kỹ năng của mình so với yêu cầu củachương trình cũng như sự tiến bộ của họ trong học tập, nhằm thúc đẩy hứng thú,ham mê khoa học KT – ĐG để cho HS phát hiện những nguyên nhân sai sót cầnphải bổ sung, giúp HS điều chỉnh hoạt động học
Vậy KT – ĐG nhằm mục đích định hướng và thúc đẩy quá trình học tập,
KT – ĐG cũng nhằm phân loại, tuyển chọn HS, xác định năng lực của HS, tạođiều kiện thuận lợi cho HS khi ra trường và giúp cho các cơ quan sử dụng chọnlựa HS tốt nghiệp phù hợp với các yêu cầu cụ thể của cơ quan, xí nghiệp KT –
ĐG đúng quy trình không những cung cấp cho HS những thông tin về trình độchung của cả lớp mà còn tạo điều kiện cho GV phát hiện được những HS có tiến
bộ hoặc sút kém đột ngột để động viên giúp đỡ kịp thời Người GV có kinhnghiệm thường xuyên KT – ĐG như một biện pháp cá nhân hóa DH, giúp chomỗi HS tự ĐG, tự quyết định phương pháp học tập rèn luyện của mình
Hơn nữa GV có thể dựa vào các thông tin ngược để xem xét hiệu quả củanhững cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH mà mình đang theo
Trang 33đuổi, nghiên cứu để tự hoàn thiện việc DH bằng con đường thực nghiệm nghiêncứu GD.
+ Đối với CBQL giáo dục: KT – ĐG kết quả học tập của HS cung cấp cho
CBQL các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học trong nhàtrường đề ĐG hệ thống nhà trường, GV và các bộ phận phục vụ GD trongtrường Từ đó có những chỉ đạo kịp thời, đảm bảo việc thực hiện tốt mục tiêuGD
- Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học:
Điều kiện phục vụ DH là: “ Nguồn tri thức, là phương tiện chứa đựng và
chuyển tải thông tin, làm tăng giá trị lượng tin tức, giúp cho quá trình trao đổi thông tin nhanh, nhiều và hiệu quả” [21, Tr 33] Điều kiện phục vụ DH bao gồmCSVC – trang TBDH Trong đó bao gồm: Phòng học, thư viện, thí nghiệm, sânchơi, bãi tập, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ, máy vi tính, máy chiếuphim, camera, màn hình…CSVC – trang TBDH là yếu tố tác động trực tiếp đếnQTDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
Thực tiễn GD của các nước cũng như ở Việt Nam cho thấy, không thể đàotạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát triển của xã hội nếu không
có những CSVC – thiết bị kỹ thuật tương ứng CSVC – thiết bị kỹ thuật trườnghọc là những điều kiện cần thiết giúp HS nắm vững kiến thức và NCKH Khôngthể hình dung DH mà không có đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tài liệu thamkhảo…Cũng như không thể hình dung việc dạy các môn KHTN mà không cóphòng thí nghiệm; dạy kỹ thuật mà không có xưởng trường, vườn trường; GDthể chất mà không có sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao; GD vệ sinh mà không
có các điều kiện tối thiểu để trường luôn sạch đẹp…
CSVC – thiết bị kỹ thuật là điều kiện thiết yếu trong QTDH, là phươngtiện tác động đến tâm lý HS Một trường học khang trang sạch đẹp, có vườn hoa,sân chơi, bãi tập, phòng thư viện, phòng thí nghiệm đạt chuẩn sẽ thúc đẩy động
cơ học tập của HS tốt hơn Và ngược lại một nhà trường lộn xộn, thiếu CSVC vàTBDH sẽ làm giảm đi lòng yêu trường và ý thức phấn đấu vươn lên trongQTHT của HS CSVC – Thiết bị kỹ thuật được trang bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu
Trang 34DH; nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng, hiệutrưởng phải coi việc QL CSVC – Thiết bị kỹ thuật là một nhiệm vụ không thểthiếu trong QLDH CSVC – Thiết bị kỹ thuật là điều kiện thực hiện mục tiêuDH; hiệu trưởng cần nhận thức đúng ý nghĩa của nó trong QLDH Để có đủCSVC – Thiết bị kỹ thuật cộng đồng, động viên GV, HS làm đồ dùng dạy học
và có kế hoạch bổ sung hàng năm Ngày nay có rất nhiều thiết bị kỹ thuật hiệnđại, hiệu trưởng lựa chọn mua sắm những thiết bị phù hợp với mục tiêu đào tạotheo hướng hiện đại hóa Việc tăng cường mua sắm TBDH phải đi đôi với việc
QL và sử dụng; tránh tình trạng có đủ TBDH nhưng GV lại ngại sử dụng, hoặc
sử dụng với hiệu quả thấp Để khai thác các TBDH hiện có, hiệu trưởng cần chỉđạo bộ phận quản lý chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề hướngdẫn sử dụng TBDH, thông qua hội thảo hội thi đồ dùng DH; kết hợp với KT –
ĐG và khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt
Việc mua sắm cần đi đôi với biện pháp QL sử dụng; trước hết cần GD cho
GV và HS ý thức bảo quản Xây dựng quy chế QL sử dụng các thiết bị kỹ thuậthiện có phục vụ DH, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường
QL CSVC – Thiết bị kỹ thuật được thực hiện theo Nghị quyết số
14/1998/NĐ-CP ngày 13/6/1998 của Chính phủ về việc quản lý tài sản Nhà nước QL CSVC
– Thiết bị kỹ thuật có liên quan đến trình độ chuyên môn và ý thức của ngườithực hiện Hiện nay có nhiều GV không sử dụng được các TBDH, thậm chínhững TBDH đơn giản Vì vậy công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV và CBQL
là cần thiết và phải được tổ chức thường xuyên, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụDH
Tóm lại: DH là hoạt động trung tâm, chiếm nhiều thời gian và chi phối
nhiều hoạt động GD của nhà trường DH là con đường trực tiếp giúp HS nắmđược lượng kiến thức cần thiết DH do nhiều yếu tố tham gia và diễn ra trongsuốt năm học; đòi hỏi người dạy phải có chuyên môn vững vàng và có sự hợptác của người học; QLDH là một việc khó, người QL phải đầu tư nhiều trí tuệvào công việc của mình tìm biện pháp, giải pháp QL phù hợp để thực hiện
nhiệm vụ “dạy tốt học tốt”.
Trang 351.2.4 Đổi mới quản lý dạy học
1.2.4.1 Đổi mới
“Đổi mới: Là thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục
tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [24, Tr 33]
“Đổi mới” dùng trong luận án này thể hiện các thay đổi để quá trình dạy học
thích nghi với hoàn cảnh mới do sự phát triển KT – XH quy định
Sư đổi mới bao gồm đổi mới về quan điểm, đổi mới về mục tiêu, đổi mới
về quy trình, đổi mới về hành lang pháp lý thực hiện
- Đổi mới quan điểm: QLDH tọa ra hiệu quả thiết thực, gắn bó hoạt động
của thầy – trò đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình theo mục tiêu nhân cách
- Đổi mới mục tiêu: QLDH tác động đồng bộ đến thầy, đến trò, đến điều
kiện phục vụ thầy trò
- Đổi mới quy trình: Đưa quy trình vào công tác kế hoạch hóa.
- Đổi mới hành lang pháp lý thực hiện: Có nội quy chung cho cả trường,
cho GV, cho HS
1.2.4.2 Đổi mới quản lý dạy học
Thuật ngữ “đổi mới” xuất hiện ở nước ta cách đây hơn hai thập niên từ
1985 gắn liền với các cải cách về KT – XH Nước ta chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN GD là một
bộ phận của kinh tế tất yếu phải có sự đổi mới theo kinh tế Thuật ngữ “Đổi
mới” dùng ở nước ta không như các thuật ngữ “Renovation”, “Innovation” ở
phương Tây, cũng không như thuật ngữ “Cải tổ” dùng ở Nga Nhiều tài liệu ở
nước ngoài đã diễn đạt vấn đề này bằng cụm từ “Đổi mới” nguyên gốc Việt.
Quan điểm của sự đổi mới này đặt trên nền tảng của tư tưởng Hồ ChíMinh về việc xây dựng cuộc sống mới trên nền đất nước đi vào kỷ nguyên cáchmạng Năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc, đúng lúc cuộc kháng chiến gian khổ đivào chặng đường đầu, Bác Hồ đã viết tác phẩm “Đời sống mới” (với bút danhTân Sinh) bằng những lời giải thích sâu sắc sau đây:
“Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc Thực
hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc”
Trang 36Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng là mới Cái
gì cũ mà xấu thì bỏ Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổilại cho phù hợp Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay thìphải làm
Công cuộc đổi mới GD của nước ta diễn ra theo một cuộc đổi mới kinh tế
GD nước ta đã thực hiện sự đổi mới ND chương trình các cấp học, đổi mớiPPDH (thực chất là đổi mới thực hiện PPGD) theo hướng tăng cường xã hộihóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa Từ một nền GD chịu ảnh hưởng nặng nề của kinh
tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp với cơ chế xin cho là chủ yếu và dovậy DH theo sư phạm quyền uy là chủ yếu (dạy học tập trung vào người thầy)
đã chuyển sang DH cố gắng thích ứng với nền kinh tế thị trường giữ vững lýtưởng XHCN Ta đang cố gắng xây dựng môi trường DH theo tinh thần hợp tácdân chủ
Đổi mới QLDH đã bắt nhịp với xu thế này theo hướng:
Đổi mới cách dạy của thầy, kích thích tinh thần tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trong các nhà trường, sự sáng tạo giảng dạy của thầy
Đổi mới cách học của trò, khích lệ trò tự tin học tập, có động cơ đúng đắntrong học tập, biết biến quá trình GD thành quá trình tự GD
Đổi mới KT – ĐG kết quả DH nhằm vào mục tiêu DH thân thiết – nhàtrường thân thiện – học sinh tích cực học tập
Đổi mới hàng loạt vấn đề mà trước hết phải đổi mới các quan niệm vềdạy, về học, về PPDH, về tổ chức QLDH, về giá trị của DH…
Định hướng đổi mới QLDH hiện nay là tổ chức cho người học dạy ngườihọc trong HĐDH bằng các hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo, hướng HĐGDvào trong HĐHT, người dạy hợp tác với người học đi trên con đường học tập,học suốt đời
1.2.5 Yêu cầu đổi mới giáo dục và giáo dục trung học phổ thông hiện nay
Chương trình giáo dục ngày nay không đơn thuần là văn bản do nhà nướcban hành về mục tiêu môn học, nội dung giảng dạy của các môn học mà chương
Trang 37trình GD còn được xem như một vấn đề tổng thể bao gồm các vấn đề sau: Mụcđích GD, mục tiêu bậc học, mục tiêu môn học, tiêu chuẩn GV, Nội dung GD,thời lượng, thời điểm hình thành thực hiện nội dung dạy học, cơ sở vật chất,phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học Cách thức đánh giá kết quả dạyhọc, kết quả GD và chuẩn chương trình GD Chương trình GD THPT được xâydụng theo các định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông phù hợp với xuthế phát triển của khu vực và thế giới, phù hợp với thực tế của GD nước ta trongthập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
Đổi mới chương trình GD phổ thông nói chung và GD THPT nói riêng làmột chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước nên các cấp, các ngành và toàn xãhội phải quán triệt sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, tính cấp thiết củavấn đề đổi mới GD hiện nay Việc thực hiện đổi mới chương trình GD phổthông nói chung và THPT nói riêng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yêu cầu bám sát mục tiêu của GD bậc THPT: “ Giáo dục THPT nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật vàhướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng pháttriển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sốnglao động.”
- Yêu cầu đổi mới về nội dung
- Yêu cầu đổi mới về phương pháp: Nghị Quyết Trung ương 2 khóa VIII
đã nhấn mạnh đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những địnhhướng “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyềnthụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy sáng tạo của người học, từngbước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quátrình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho họcsinh.” [5.Tr.12] Đặc biệt Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ
“Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
Trang 38quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu thenchốt” [ 9 Tr 130]
- Yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên: Xuất phát từ những mục
tiêu, nội dung phương pháp dạy học ở bậc THPT nên đội ngũ giáo viên THPTphải được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thườngxuyên thông tin của khoa học giáo dục để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.dánh giá xếp loại giáo viên theo hướng dẫn chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT(Ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩnnghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Đổi mới về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Cần xây
dựng chuẩn đánh giá trên cơ sở mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học đã đề ra,xác định mục đích kiểm tra, sau đó đổi mới cách đánh giá cho phù hợp Đối vớibậc THPT bắt đầu từ năm học 2009 – 2010 đánh giá xếp loại học sinh theo QĐ
số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006, QĐ số 51/2008/QĐ–BGD&ĐT
- Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường học: Cùng với việc đổi
mới nội dung phương pháp, vv… việc đổi mới về CSVC trang thiết bị dạy học
là hết sức cần thiết, thiết bị phải đồng bộ, đúng quy cách, phù hợp với yêu cầucủa môn học và bậc học Đứng trước những yêu cầu đổi mới đó thì việc đổi mớiphương pháp quản lý dạy học của hiệu trưởng là điều tất yếu cấp thiết trong mộtnhà trường
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học: Việc sử dụng máy tính
điện tử, các phần mềm sắp xếp, lưu trữ, đặc biệt là truyền dẫn là công cụ hỗ trợđắc lực đổi mới phương pháp dạy học, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáodục Nâng cao ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ýnghĩa quyết định sự phát triển công nghệ thông tin của đất nước CNTT sẽ nângcao hiệu quả hoạt động của trường học nói chung và nghiệp vụ quản lý củangươi cán bộ quản lý nói riêng Bên cạnh đó với khả năng chia sẻ cơ sở dữ liệu
và trang thiết bị CNTT, các nhà trường có thể tận dụng một cách hiệu quả 3 đối
Trang 39tượng trong nhà trường, đó là: người quản lý, giáo viên và học sinh Với chủtrương ứng dụng CNTT sâu rộng trong các nhà trường của BGD và ĐT, CNTT
sẽ trở thành tài sản chung của các nhà trường
Kết luận chương 1 Dạy học luôn là vấn đề cấp thiết và là nhiệm vụ trọng tâm nhất trong
các nhà trường Đặc biệt đối với các nhà quản lý thì vấn đề quản lý quá trình dạyhọc là vấn đề mà họ luôn trăn trở để tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm mục đíchnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Qua phân tích các yếu
tố cơ bản tác động đến chất lượng giáo dục, vấn đề quản lý nói chung và quátrình quản lý dạy học nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng với vai trò chỉđạo toàn diện vận hành cỗ máy quản lý của các nhà trường Các biện pháp quản
lý của hiệu trưởng sẻ tác động trực tiếp đến hiệu quả nâng cao chất lượng giáodục toàn diện trong nhà trường Chính vì lẽ đó mà trong chương này tác giả đãnghiên cứu, tập hợp một số khái niệm có liên quan đến đề tài Đây cũng chính là
cơ sở lý luận để luận văn đi sâu và làm rõ một số nhóm giải pháp đổi mới quản
lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường trung học phổ thông,đáp ứng với mục tiêu giáo dục, với nhu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạnhiện nay
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN.
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HÔI HUYỆN ANH SƠN
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trang 40Huyện Anh Sơn hôm nay được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từhuyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Huyện được cấu thành từ 20 xã và 1 thị trấn:Thị trấn Anh Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn,
Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn,
Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn,
Hoa Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn,
Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Vĩnh Sơn,
Lĩnh Sơn, Lạng Sơn (xem bản đồ huyện).
- Vị trí địa lý: Là một huyện miền núi thuộc
miền Tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ
sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp
với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ vàhuyện vùng cao Quỳ Hợp, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông vànước bạn Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương Cách thànhphố Vinh 100 km về phía Tây
- Địa hình: Vùng đất Anh Sơn nghiêng dần từ phía Tây về phía Đông, điểm cao
nhất là đỉnh núi Kim Nhan ở vùng núi Cao Vều
- Dân số: Theo thống kê đến thời điểm tháng 8/2010, huyện Anh Sơn có hơn
111.000 nhân khẩu Có 239 thôn, bản Trong đó có 18 bản, làng dân tộc thiểu số
Có 20 xã và 1 thị trấn (trong đó 8 xã có đồng bào dân tộc thiểu số với gần 1.400
hộ và gần 8.000 khẩu, chiếm 6,4% dân số toàn huyện) Số người trong độ tuổi
có khả năng lao động hơn: 47000 người Số người được giải quyết việc làmtrong năm bình quân: 1375 người
Nhân dân Anh Sơn cần cù, ham học, có truyền thống cách mạng, là huyệnAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Công tác Quốc phòng trong những nămqua được giữ vững, an ninh đảm bảo tốt; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa phát triển rộng khắp; Công tác Giáo dục - Đào tạo, công tác Y
tế ngày càng được củng cố và phát triển
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Bản đồ hành chính huyện Anh Sơn