Tìm hiểu các nhân vật nữ trong truyện của nguyễn huy thiệp

61 794 9
Tìm hiểu các nhân vật nữ trong truyện của nguyễn huy thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. 1.1 Năm 1975 mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bớc chuyển mình của cả một nền văn học từ thời chiến sang thời bình. Hiện thực đất nớc sau chiến tranh đầy những khác lạ và mới mẻ. Cuộc sống của toàn xã hội, cuộc sống của mỗi con ngời trở nên phong phú hơn, đang dạng hơn, toàn diện hơn, phức tạp hơn, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó là thị hiếu thậm mỹ, yêu cầu thời đại . Tất cả đòi hỏi văn học phải tự đổi mới trên nhiều phơng diện. Thời kỳ đầu của giai đoạn văn học này lực lợng sáng tác chủ yếu vẫn là những cây bút quen thuộc nh: Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Vũ Tú Nam . rồi đến Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Kiên . Một số sáng tác của họ có dấu hiệu của sự chuyển mình để bắt nhịp đợc với những hiện thực mới. Đặc biệt từ sau khi Đảng ta có chủ trơng đổi mới văn nghệ, văn xuôi Việt Nam đón nhận nhiều gơng mặt mới khá ấn tợng nh: Nguyễn Huy Thiệp, Dơng Thu Hơng, Phạm Thị Hoài . Sáng tác của họ hoàn toàn thuộc về thời bình tạo nên diện mạo cho một nền văn học mới. Tất cả còn chập chững, mò mẫm hay có thể nói còn rất tự do trên con đờng tiến tới một sự định hình. Còn quá sớm để có một kết luận khái quát về giai đoạn văn học này. Song chúng tôi nghĩ việc đi sâu tìm hiểu sáng tác của một tác giả cụ thể là cần thiết, góp phần khai phá một "mảnh đất" mới. 1.2 Trong hàng loạt những cây bút mới nổi lên sau đổi mới, chúng tôi thấy Nguyễn Huy Thiệp là ngời đáng chú ý hơn cả. Ông viết khá đều tay và liên tục. Ông sớm tạo cho mình một phong cách riêng đặc biệt hấp dẫn. Năm 1978, trong cao trào đổi mới văn học truyện "Tớng về hu" của anh vừa xuất hiện đã gây chấn động d luận cả nớc. Giới nghiên cứu, phê bình phải giật mình 1 trớc một hiện tợng lạ. Làng văn cha hết xôn xao bàn tán về truyện ngắn này thì anh liên tiếp tung ra một loạt "độc chiêu": Con gái thuỷ thần; Không có vua; Vàng lửa; Kiếm sắc; Phẩm tiết . Truyện nào cũng đặc sắc. Không chỉ viết truyện Nguyễn Huy Thiệp còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, viết tiểu luận văn chơng. Thật hiếm trong văn chơng Việt Nam xa này một nhà văn vừa xuất hiện đã gây đợc d luận và tranh luận giai dẳng, quyết liệt nh ông. Cha bàn đến sáng tác cụ thể, chỉ riêng việc làm dậy sóng mặt hồ văn chơng từ lâu vốn êm lặng đã là một công lao lớn đáng đợc ghi nhận. 1.3 Nguyễn Huy Thiệp là một hớng tìm tòi đầy ấn tợng của đổi mới. Bởi nh nhiều nhà phê bình nhận xét: Văn chơng Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật lạ. Có đến hàng chục bài viết luận bàn về đủ thứ lạ trong văn của ông: giọng văn lạ, nhân vật lạ, cấu trúc lạ, ngôn ngữ lạ, t tởng lạ . Trong thế giới nghệ thuật muôn hình muôn vẻ của ông, chúng tôi bị thu hút bởi những nhân vật nữ. Họ có sức hấp dẫn lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo trong sáng tác của ông. Chúng tôi hy vọng qua tìm hiểu những nhân vật đặc biệt này để có thể vỡ vạc thêm điều gì đó về nhà văn nhiều ẩn số này. Coi nh mình cũng là một ngời đồng hành với nhiều ngời khác trong cuộc hành trình "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ". 2. Lịch sử vấn đề. Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tợng văn học mới mẻ, rất hóc búa nhng lại hấp dẫn. Cho nên ngay từ những sáng tác đầu tiên anh đã đợc giới nghiên cứu phê bình cùng nh nhiều bạn đọc quan tâm. Cho đến nay, qua gần 15 năm, số bài viết về sáng tác của ông đã đăng trên các báo khắp nơi có trên trăm bài. Ngời ta bàn đến nhiều vấn đề trong sáng tác của ông trong đó có nhân vật nữ. Đầu tiên phải kể đến là bài "Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió" của Hoàng Ngọc Hiến. Trong bài viết này ông nêu lên cái gọi là "Thiên tính nữ" nh một chấn đoán ban đầu về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Ông viết 2 "Trong các nhân vật nữ có những ngời u tú, nhiều ngời đáng gọi là liệt nữ. Nó là sự hiện thân của nguyên tắc t tởng tạo ra cảm hứng chủ đạo của tác giả, có thể nói là nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ" [2,15] và ông đa ra một số luận giải về "Thiên tính nữ": - "Thiên tính nữ" trớc hết là tinh thần của cái đẹp và tất cả những nhân vật nữ này đều đẹp mỗi ngời một vẻ". [2,16] - "Thiên tính nữ còn là tinh thần vị tha và đức hy sinh. Những ngời phụ nữ trong tập truyện của Nguyễn Huy Thiệp gờng nh sinh ra để cho và cứu giúp những ngời xung quanh".[2,17] - "Thiên tính nữ toả ra ánh sáng dịu dàng, huyền diệu trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Tâm hồn ngời đọc không khỏi trĩu nặng trớc bao sự tàn bạo thô bỉ, quái ác, hèn kém phơi bày ra trong tác phẩm, đợc tắm trong ánh sáng này sẽ trở nên nhẹ nhõm, thanh cao".[2,17] - "Để viết chân thật về cuộc đời thực tại với toàn bộ những mâu thuẫn phức tạp của nó, Nguyễn Huy Thiệp đi tìm điểm tựa tinh thần. Thiên tính nữ là một điểm tựa quan trọng của tác giả. Thiếu một điểm tựa nh vậy văn chơng viết về những sự xấu xa của con ngời sẽ trở thành một thứ văn chơng vô lại mà mục tiêu cao nhất là lột truồng con ngời ra phơi bày toàn bộ sự đớn hèn của nó".[2,19] Đây là bài viết đầu tiên và cũng là bài viết thể hiện cái nhìn khái quát nhất về nhân vật nữ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả tỏ ra sắc sảo và nhạy bén trong việc nhận diện một hiện tợng mới. Quan điểm về "Thiên tính nữ" đợc Hoàng Ngọc Hiến tiếp tục nhắc đến trong bài "T duy tiểu thuyết và folklore hiện đại". Ông chứng minh luận điểm của mình qua nhân vật Ngô Thị Vinh Hoa. "Ngô Thị Vinh Hoa" là hiện thân của thiên tính nữ mà thiên tính nữ trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp là tinh hoa của tính ngời"[2,363]; "Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm tập trung ở nhân vật Vinh Hoa. Câu văn của 3 Thiệp bình thờng tỉnh táo, sắc gọn, nhng đụng đến Ngô Thị Vinh Hoa thì trở nên hoa mỹ, rỡ ràng khác thờng"[2,364]. Khi không chúc cho Nguyễn Huy Thiệp thuận buồm, chắc rằng Hoàng Ngọc Hiến cũng biết sóng gió sẽ ập đến với ông - ngời ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp. Một số bài viết gián tiếp bàn về nhân vật nữ của Nguyễn Huy Thiệp qua việc phản bác quan điểm của Hoàng Ngọc Hiến. Trần Thanh Đạm cho rằng: "Đó có thể là một nhận xét sắc sảo độc đáo, song dù sao cũng cha đủ để chứng minh cho một nguyên lý sáng tác, một nguyên tắc lý luận"[5,189]. Nhìn chung cách phản bác của những ngời này là chứng minh không phải nhân vật nữ nào của Nguyễn Huy Thiệp cũng đẹp. "Vậy thì lạ quá cái "thiên tính nữ" của Ngô Thị Vinh Hoa? Vì cô đợc mô tả có đủ phép thần, biết trớc, biết sau hơn mọi ngời trần, sao cha cô ta sắp sửa mắc nạn mà cô ta không chịu báo trớc, không chịu kêu hộ trớc một tiếng để cho cha con khỏi chết?"[2,413]; "Trong "Những bài học nông thôn" chúng ta chỉ bắt gặp toàn những sự bỉ ổi xấu xa, sự tối tăm ngu dốt và những dục vọng tầm thờng của cái "Thiên tính nữ"[2,414]. Nhiều bài viết bàn về truyện Nguyễn Huy Thiệp có nói đến nhân vật nữ. Nhìn chung ít nhiều ngời có ý kiến gần gũi với quan điểm của Hoàng Ngọc Hiến, có thể nói coi đó là những luận điểm chứng minh cho "tiên đoán" của ông. Một số ngời thể hiện sự đồng tình của mình. Sau đây chúng tôi xin nêu một số ý kiến mà chúng tôi cho là tiêu biểu. Đào Duy Hiệp trong bài "Đọc "Chút thoáng Xuân Hơng" viết: "Cảm giác nhân loại về ngời phụ nữ bao dung, vị tha . bao trùm lên hình tợng này. Cũng là điều vừa gặp trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp"[2,83] "Xuyên suốt cả ba truyện là những hình tợng phụ nữ - những Hồ Xuân Hơng cứ bớc ra với cuộc đời, rõ nét thêm theo hớng vị tha, bao dung cũng tợng trng cho ngời phụ nữ muôn đời, cái mà Hoàng Ngọc Hiến gọi là "Tính nữ" trong văn chơng của Thiệp"[2,84]. Kết thúc bài viết này tác giả nêu lên cảm nhận của mình: 4 "Nhà văn tìm đến với những cuộc đời bình dị và thấy ở đấy những điều bình dị muôn đời để "sống cho nhanh lên, có ích". Điều ấy với Nguyễn Huy Thiệp là hình ảnh hớng phụ nữ giản dị, bao dung cùng những buổi chiều của làng quê rất đẹp và rất buồn trong văn ông"[2,86]. Tác giả Thái Hoà lại chú ý đến ý nghĩa của các hình tợng của nhân vật nữ, "Chân lý, theo tác giả, có khi ở những việc làm của những ngời lao động ít học những rất thấu hiểu ý nghĩa của cuộc đời nh chị Sinh, chị Thắm"[2,92]. Còn về Ngô Thị Vinh Hoa ông viết "Ngô Thị Vinh Hoa một biểu tợng của toàn Mỹ, toàn Thiện, toàn Chân"[2,104] và ông kết luận: " Nguyễn Huy Thiệp luôn hớng tới các hình ảnh đẹp dù chỉ một thoáng nhng ẩn hiện chân lý, Chân - Thiện - Mỹ. Có một bản lĩnh tuyệt vời nh Hồ Xuân Hơng, có một phẩm chất tinh khiết, một trí tuệ siêu phàm nh Ngô Thị Vinh Hoa, có một sự hy sinh thánh thiện, nhẫn nhục nh chị Thắm, chị Sinh, bé Thu"[2,106]. Nhà nghiên cứu văn học Vơng Trí Nhàn lại có một cảm nhận khá tinh tế "Trong phạm vi một cái gì manh nha hé mở, chúng ta cảm thấy tác giả muốn đa hình ảnh cô Cầm và Ngô Thị Vinh Hoa ra nh là biểu hiện cái đẹp và sự yếu đuối, những thứ mãi mãi còn lại trên cõi đời này, và càng hiếm lại càng quý"[2,409]. Nguyễn Đăng Mạnh đồng tình với nhận định của Hoàng Ngọc Hiến nh- ng lại có một hớng lý giải khác: "Đúng là những vai nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều ngời tốt. Có lẽ bản chất đàn bà gần tạo hoá hơn chăng? Sức mạnh và vẻ đẹp của họ xét ra là sức mạnh và vẻ đẹp của tạo hoá. Và bản thân họ cũng có thể là những đấng tạo hoá đã sinh ra con ngời, để sáng tạo ra sự sống"[2,462]. Và đây là một nhận xét rất trúng về nhân vật nữ của Nguyễn Huy Thiệp: "Những ngời đàn bà đáng yêu nhất của Nguyễn Huy Thiệp thì đều ít nhiều mang "chút thoáng Xuân Hơng", nghĩa là những con ng- 5 ời đầy sức sống, có vẻ đẹp phồn thực, khao khát dục tình nhng tâm hồn hết sức trong trẻo, trái tim giàu yêu thơng"[2,463]. Nh vậy ta thấy cha có một công trình nào đi sâu tìm hiểu về nhân vật nữ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Cũng cha có một bài viết nào lấy nhân vật nữ của Nguyễn Huy Thiệp làm chủ đề bàn luận. Tất cả chỉ mới dừng lại ở những ý kiến nhận xét cảm tính, lẻ tẻ, rải rác. Tuy vậy chúng tôi luôn đánh giá cao những ý kiến đó, xem nh là những gợi ý đáng chú ý để đi đến một sự tìm hiểu tập trung hơn, có hệ thống hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thông qua một cái nhìn khái quát về thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi muốn chứng minh rằng nhân vật nữ có vị trí khá quan trọng trong sáng tác của ông. Từ đó chúng tôi nêu lên một số đặc điểm nổi bật của những nhân vật này. Đồng thời qua các nhân vật nữ chúng tôi muốn đa ra một số nhận định về những triết lý của Nguyễn Huy Thiệp. Tóm lại, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn độc đáo và chúng tôi muốn làm sáng tỏ phần nào sự độc đáo của ông trên một mảng nhân vật - những nhân vật nữ. 4. Phơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên và xây dựng hoàn chỉnh nội dung luận văn, chúng tôi áp dụng các phơng pháp chủ yếu sau: - Phơng pháp cấu trúc hệ thống - Phơng pháp loại hình 5. Cấu trúc của luận văn. Luận văn, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và mục tài liệu tham khảo, đợc cấu tạo gồm ba chơng: 6 Ch¬ng I: Nh×n chung vÒ thÕ giíi nh©n vËt trong truyÖn NguyÔn Huy ThiÖp. Ch¬ng II: Mét sè ®Æc ®iÓm næi bËt cña c¸c nh©n vËt n÷ trong truyÖn NguyÔn Huy ThiÖp. Ch¬ng III: ViÖc thÓ hiÖn nh÷ng triÕt lý ®êi sèng th«ng qua c¸c h×nh t- îng nh©n vËt n÷ trong truyÖn NguyÔn Huy ThiÖp. 7 B. Phần nội dung. Chơng I: Nhìn chung về thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. 1. Nhân vật nh là một phơng tiện khái quát hiện thực và thể hiện cái nhìn của nhà văn về cuộc sống. 1.1: Nhân vật văn học "là con ngời đợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phơng tiện văn học" ( Lý luận văn học tập II). Nhân vật có thể đ- ợc thể hiện bằng hình thức khác nhau nhất. Trong tự sự đó có thể là một con ngời đợc miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, có tiểu sử. Cũng có thể là những ngời thiếu hẳn những nét đó nhng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn nh nhân vật ngời trần thuật. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tợng. Bản chất văn học là một quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện đợc đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò nh những tấm gơng của cuộc đời. 1.2: Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật cuộc sống con ngời, thể hiện những hiểu biết, những ớc ao và kỳ vọng về con ngời. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân cho xã hội nhất định và quan niệm về cácnhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phơng tiện khái quát các tính cách số phận con ngời và các quan niệm về chúng. 2. Những nét đặc thù của thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. 2.1: ấn tợng đầu tiên về truyện của Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là thế giới nhân vật hết sức phong phú, đa dạng của ông. Có cảm giác ông đang cố gắng thể hiện tất cả vốn sống của mình lên từng trang sách. Ông viết về nhiều mảng 8 hiện thực đời sống: thành thị, nông thôn, miền xuôi, miền núi . Không chỉ nói chuyện đời này anh còn kể chuyển đời xa, chuyện thực đến chuyện hoàng đ- ờng. Nhiều ngời còn nghi ngờ ông cố ý tạo ra thế giới ảo, cố ý không hoả mù để ngời ta phải đau đầu tìm kiếm ông. Nguyễn Huy Thiệp bớc lên văn đàn bằng "Tớng về hu" một truyện thuộc loại thế sự khá lạ lẫm và đặc sắc. Sau "Tớng về hu" ông cho ra liên tiếp nhiều tác phẩm loại này: "Không có vua"; "Những ngời thợ xẻ"; "Chảy đi sông ơi"; "Những bài học nông thôn "; "Thơng nhớ đồng quê" . Qua đó ta bắt gặp một thế giới nhân vật đa dạng với nhiều kiểu loại ngời có xuất xứ, nghề nghiệp, hình hài, tính cách khác nhau, mà con ngời nào cũng góc cạnh, gân guốc, ngời nào cũng nh sống đến tận cùng cá tính của mình. 2.2: Nhờ làn gió mát lành của đổi mới văn học, Nguyễn Huy Thiệp có điều kiện mở rộng phạm vi hiện thực trong sáng tác của mình. Những mảng tối của hiện thực lâu nay vốn không nằm trong tầm ngắm của con mắt "sử thi" nay đợc con mắt "tiểu thuyết" của ông soi rõi đến từng ngóc ngách, xó xỉnh. Nhà văn đã lôi ra trớc ánh sáng đủ mọi thứ ngời trông rất lạ mắt. Họ lâu nay vẫn hiện diện giữa trần ai mà không ai hay biết: một ông tớng về hu không thích ứng nổi môi trờng sống của thời bình đã tìm đờng trở lại chiến trờng để rồi bỏ mạng ở đó; một cô y tá làm việc ở bệnh viện Sản lấy nhau thai về nuôi chó Bécgiê (Tớng về hu); một gia đình bát nháo, em đòi "chim" chị dâu; bố chồng bắc ghế nhòm trộm con dâu tắm . (Không có vua); một quan chức của Bộ y tế cỡng hiếp một cô gái Thái rồi phủi tay bỏ đi, ai ngờ thằng con hoang trở thành lâm tặc (Thổ Cẩm). Viết về cuộc sống hôm nay Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thẳng vào sự thật. Ông không ngần ngại nêu lên những bê tha, nhếch nhác trong cuộc sống kể cả những sự thật rùng rợn nhất, khủng khiếp nhất. Trong truyện Nguyễn Huy Thiệp những sự việc bình thờng đợc nhà văn kể một cách vắn tắt, thản nhiên nhng lại bốc lộ sâu sắc sự đốn mạt, hèn kém của 9 con ngời. Giữa mọi sự nhố nhăng, sắng sít lòi ra cái tâm lý vụ lợi một cách khinh bạc, trắng trợn, tán tận lơng tâm. Tâm lý này có cơ trở thành nét nhân cách chủ đạo trong con ngời hiện đại. Đó là tâm lý của ông Bổng lúc lo đám tang cho chị dâu vẫn lạnh lùng tính toán "Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dỗi bao giờ. Bao giờ bốc mộ cho chú gỗ ván. " (Tớng về hu). Đó là tâm lý của Đoài và Khảm, hai anh em trong truyện "Không có vua": "Khảm bảo: "Đợc thôi, nếu anh tán đợc thởng em cái gì?"." Đoài bảo: " Thởng cái đồng hồ". Khảm bảo: " Đợc rồi! anh ghi cho em mấy chữ làm bằng". Đoài hỏi:"Không tin tao à?". Khảm bảo: "Không". Trong "Huyền thoại phố phờng" Để tranh thủ sự tin cậy của gia đình bà Thiều, Hạnh đã "Xắn tay áo rồi đa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bỏng nớc bẩn, thậm chí còn có cả cục phân ngời". ở nhân vật này, trục lợi đã trở thành một cơng lĩnh sống. Tâm lý vụ lợi tất yếu dẫn đến quan hệ "tiền trao cháo múc". Chỉ tình nghĩa không cha đủ, con ngời hôm nay đòi hỏi sự sòng phẳng, sự tính toán phân minh. Đơng nhiên hạch toán là năng suất, văn minh, tiến bộ, nhng hạch toán cả trong đời sống tinh thần thì thật đáng sợ. 2.3 Tầng lớp thị dân chiếm một số lợng khá đông trong thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Nét nổi bật ở những con ngời này là sự bê tha, nhếch nhác, thấp hèn, đốn mạt, sản phẩm của thời kỳ quá độ sang nền kinh tế thị trờng. Dĩ nhiên không phải mọi nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đều nh thế. Bên cạnh những nhân vật nh chui lên từ bùn lầy, rác rởi, còn có những nhân vật nh những bậc chí thiện có thể bao dung cả kẻ xấu, ngời ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại đó là chị Thắm (Chảy đi sông ơi) vì cứu ngời mà phải chết. Đó là Sinh ( Không có vua) mặc dù sống trong nhà chồng chịu nhiều nhục nhã, khốn khổ nhng cô vẫn chịu đựng và tha thứ cho hết thảy. Nh nhận xét khá tinh tờng của Hoàng Ngọc Hiến, nhân vật nữ của Nguyễn Huy Thiệp đa phần là những con ngời tốt đó là tấm lòng " bao dung và hào phóng 10 . Những đặc điểm nổi bật của các nhân vật nữ trong truyện của Nguyễn Huy thiệp 1. Các loại nhân vật nữ trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Nh chúng tôi đã. đậm những nhân vật của mình nh Nguyễn Huy Thiệp. 3. Vị trí các nhân vật nữ trong thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới nhân vật đa dạng

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan