1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu giáo dục thái lan sau cuộc cách mạng sinh viên (1973) đến năm 2005

83 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 309 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh khoa lịch sử ---------------------------------- Hoàng Thị Quỳnh Oanh Khoá luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu giáo dục thái lan sau cuộc cách mạng sinh viên (1973) đến năm 2005 chuyên ngành lịch sử thế giới Khoá 43 - lớp B2 Giáo viên hớng dẫn: ThS. Lê Tiến Giáp Vinh - 2006 1 Lời cảm ơn Để khoá luận hoàn thành tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ, hớng dẫn tận tình của ThS. Lê Tiến Giáp - Giảng viên khoa Lịch sử, cùng các thầy cô giáo trong khoa. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngời thầy nghiêm khắc và mẫu mực đã giành cho bản thân tôi sự chỉ bảo ân cần và lòng nhân ái. Vì thời gian và nguồn t liệu có hạn, bản thân còn chập chững trên con đờng nghiên cứu khoa học nên khoá luận còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè. Tác giả 2 A. mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Thái Lan là một trong những nớc phát triển hàng đầu ở Đông Nam á, đợc coi là chìa khoá của ASEAN về kinh tế, văn hoá, an ninh chính trị và giáo dục. Giáo dục Thái Lan hiện nay đã có những bớc phát triển mạnh mẽ so với các nớc trong khu vực Đông Nam á. Bởi vậy, hiện nay Thái Lan và các n- ớc Singapo, Inđônêxia là địa chỉ du học đáng tin cậy của du học sinh - sinh viên các nớc trong khu vực Đông Nam á. Nền giáo dục Thái Lan phát triển theo khuynh hớng giáo dục của các nớc phơng Tây. Ngay từ năm 1868, dới triều vua Chulalongkon, Xiêm (hiện nay là Thái Lan) đã có chủ trơng hiện đại hoá nền giáo dục và phổ cập giáo dục cho dân chúng. Các triều vua trị vì của Xiêm sau này đã tiếp nối truyền thống của Chulalongkon, không ngừng học tập phơng Tây, mà dấu hiệu biểu hiện của nó là mời các giáo s nớc ngoài đến giảng dạy ở các trờng Thái Lan, đồng thời cho con em Thái ra nớc ngoài học tập để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó, nền giáo dục Thái Lan trong thời kỳ hiện đại không ngừng hoàn thiện và nhanh chóng hoà nhập vào xu thế phát triển của thế giới. Việt Nam - Thái Lan là hai nớc láng giềng trong khu vực Đông Nam á, có những đặc điểm tơng đồng về tự nhiên, con ngời, văn hoá. Trong những thập niên gần đây, mối quan hệ giữa hai nớc Việt Nam Thái Lan ngày càng đợc cải thiện và hợp tác trên nhiều lĩnh vực đạt nhiều kết quả tốt đẹp, trong đó có quan hệ hợp tác về lĩnh vực giáo dục đào tạo. Theo nghị quyết TW2 khoá VIII bàn về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đã xem giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con ngời, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhận thức đợc điều đó, Đảng và nhà nớc ta đã đổi mới 3 căn bản và toàn diện nội dung, phơng pháp dạy và học, hệ thống trờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục theo hớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và dân chủ hoá. Thực hiện tốt khẩu hiệu giáo dục cho mọi ngời cả nớc thành một xã hội học tập, tập trung đào tạo một đội ngũ nhân tài cho đất nớc và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ngời nghèo có cơ hội học tập. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra định hớng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 trên quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, tăng cờng hiệu lực quản lý nhà nớc về giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài phục vụ CNH - HĐH đất nớc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện định hớng của Đảng đã đề ra, trách nhiệm đó trớc hết thuộc về các cấp quản lý và cán bộ giáo chức của nghành giáo dục và đào tạo, phải có những ngời quản lý giỏi, có nh vậy mới đáp ứng đợc nhu cầu trớc mắt và chấn hng đất nớc. Xuất phát từ thực tiễn đất nớc, việc giao lu, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm giáo dục ở các nớc trên thế giới và trong khu vực là rất cần thiết. Đặc biệt hợp tác và học tập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Thái Lan - Việt Nam ngày càng đợc mở rộng và phát triển hơn. Gần đây là việc trờng Đại Học Vinh đã liên kết với một số trờng đại học ở Thái Lan để hổ trợ lẫn nhau, học tập lẫn nhau hai bên cùng có lợi. Cho nên, tôi chọn tìm hiểu giáo dục Thái Lan sau cuộc Cách mạng sinh viên (1973) đến năm 2005 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, hi vọng sẽ rút ra đợc sự hiểu biết về chiến lợc phát triển giáo dụcThái Lanđúc rút đợc những bài học kinh nghiệm bổ ích góp phần cho sự phát triển giáo dục ở nớc nhà. 2. Lịch sử vấn đề Kể từ ngày 6/8/1976, Thái Lan và Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với nhau đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Thái Lan: đất nớc, con ngời trong lịch sử và hiện tại . song, vấn đề giáo dục Thái lan thì cha đợc tổ chức nghiên cứu, giới thiệu dịch thuât một cách đầy đủ. Cho đến nay, cha có một 4 công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục của Thái Lan, mà hầu hết các công trình đều nghiên cứu có tính chất thông sử về lịch sử hình thành và phát triển của Thái Lan qua từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử trong đó có đề cập đến vấn đề giáo dục. Viết về giáo dục của Thái Lan chúng tôi mới chỉ tìm thấy những bài viết công bố chủ yếu là trong các tạp chí cụ thể. Cuốn Lịch sử vơng quốc Thái Lan của Lê Văn Quang giới thiệu toàn bộ lịch sử vơng quốc Thái Lan từ khởi thuỷ đến hiện tại, trong đó có đề cập đến vấn đề cải cách giáo dục của Chulalongkon. Cuốn Một vòng quanh các nớc - Thái Lan của Trần Vĩnh Bảo biên dịch (2005) mới chỉ phác thảo vài nét về loại hình, hệ thống và một số trờng đại học nổi tiếng trong nghành giáo dục Thái Lan hiện nay. Cuốn Văn hoá -giáo dục các nớc Đông Nam á của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội, đề cập những thông tin cơ bản về các hoạt động giáo dục của 10 nớc trong khu vực Đông Nam á, trong đó có Thái Lan và mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục đào tạo giữa Thái lan và Việt Nam. Các bài viết của các giáo s, tiến sĩ ở Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục đăng trên các Tạp chí giáo dục hàng năm cũng đã đề cập từng khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực giáo dục của Thái Lan nh: bài viết của Trần ái Hoa đề cập đến những quan điểm tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Thái bậc tiểu học, bài viết của Nguyễn Văn Ngữ lợc dịch từ cuốn Giáo dục Thái Lan năm 1997 của Uỷ ban giáo dục quốc gia,Văn phòng thủ tớng Vơng quốc Thái Lan đã đề cập đến Chi phí cho giáo dụcThái Lan, bài viết của Lê Văn Quang đề cập về Dự án giáo dục tiểu học bạn hữu trẻ em ở Thái Lan, hình thức tuyển sinh đại học ở Thái Lan, bài viết của Nguyễn Tiến Đạt đề cập đến Đào tạo cao đẳng kĩ thuật công nghệ ở một số n- ớc trên thế giới đăng trên Tạp chí giáo dục (2003). Ngoài ra, các bài viết của Viện Đông Nam á đăng trên tạp chí Đông Nam á có đề cập đến mối quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam, có giới thiệu vài nét trong hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nớc. 5 Nhìn chung, những công trình về Giáo dục Thái Lan mới chỉ bắt đầu, rất ít ỏi.Tính đến thời điểm này, vẫn cha có một chuyên khảo nào tập trung đi sâu và đề cập một cách đầy đủ, có hệ thống về nội dung và hình thức của giáo dục Thái Lan. Vì vậy, sau một quá trình tìm tòi, tổng hợp và xử lí t liệu, chúng tôi đã tập hợp lại một cách có hệ thống về Giáo dục Thái Lan từ sau cuộc Cách mạng sinh viên năm 1973 cho đến nay làm nội dung khoá luận. 3. phạm vi và phơng pháp nghiên cứu Giáo dục Thái Lan là một hệ thông giáo dục bao gồm nhiều cấp học, nghành học khác nhau, với nội dung chơng trình đa dạng và phong phú. Để đi sâu vào tìm hiểu hệ thống giáo dục Thái Lan thời kỳ hiện đại, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu tìm tòi lâu dài. Song, do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng nh thời gian và đặc biệt là nguồn t liệu quá ít ỏi, cho nên trong đề tài khoá luận của mình tôi chỉ đề cập một số nét về sự hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục hiện đại Thái Lan trong gần 30 năm trở lại đây, và sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo giữa Thái Lan - Việt Nam. 4. Phơng pháp nghiên cứu Để đạt đợc mục đích nghiên cứu và bảo đảm những yêu cầu khoa học của khoá luận, nên phải sử dụng phơng pháp nghiên cứu tổng hợp : kết hợp giữa việc su tầm, chọn lọc và xử lý tài liệu với phơng pháp lịch sử, phơng pháp logic và phơng pháp so sánh. 5. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo ra, khoá luận còn có phần nội dung với 2 chơng cụ thể sau: Chơng 1: Khái quát về tình hình giáo dục Thái Lan trớc cuộc Cách mạng sinh viên (1973) Chơng 2: Giáo dục Thái Lan sau Cuộc cách mạng sinh viên (1973) đến năm 2005. 6 B. nội dung Chơng1 KHái quát tình hình giáo dục thái lan trớc cuộc cách mạng sinh viên (1973) 1.1. Cải cách giáo dục của Chulalongkon 1.1.1. Giáo dục nhà chùa - Nét nổi bật trong xã hội phong kiến Thái. Trớc khi ngời Thái thành lập vơng quốc thống nhất hùng mạnh và trớc khi họ trở thành dân tộc chủ thể ở Thái Lan vào cuối thế kỷ XVIII, thì tại mảnh đất này suốt hơn 10 thế kỷ, Phật giáo đã bén rễ và phát triển sâu rộng. Mặc dù những c dân cổ theo Phật giáo này không phải là ngời Thái, nhng họ đã góp một phần không nhỏ vào việc truyền bá những t tởng Phật giáo cho chủ nhân đến sau của đất nớc Thái Lan hiện nay. Nhng chỉ từ khi nhà nớc Xụ Khô Thay ra đời, thì Phật giáo mới dần dần trở thành tôn giáo chính của ngời TháiThái Lan. Và cũng chính từ đây, Phật giáo thâm nhập và ảnh hởng vào mọi sinh hoạt tập thể của ngời Thái. Chùa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hoá giáo dục và các hoạt động xã hội của ngời dân, việc học tập và giáo dục con em gắn liền với nhà chùa ngay từ nhỏ, trẻ con ở Thái Lan vừa đi học, vừa ở chùa. Việc giáo dục bấy giờ chủ yếu xoay quanh hai tổ chức: một là của Tôn giáo, hai là của Hoàng gia. Chỉ có con em của những gia đình hoàng tộc và quý tộc thì đợc giáo dục theo mục tiêu phục vụ cho triều đình và làm quan cai trị ở các tỉnh, còn đại đa số ngời dân trong xã hội nh nông dân, những ngời nghèo thì cảm thấy học thuật là không cần thiết cho lắm. Lịch sử, kiến thức là triết lý địa phơng đều đợc truyền khẩu, chính vì vậy, các gia đình có điều kiện ở Thái Lan thời bấy giờ thờng gửi con mình tới nhà chùa trong thời gian từ 8 đến 18 tuổi, tập trung nhất là từ 10 đến 15 tuổi làm trẻ chùa. Tại đó, vào các buổi sáng sớm, buổi tối chúng dọn dẹp cho chùa sạch sẽ, phục vụ cơm nớc cho các s và học tập. 7 Vào buổi tối, trẻ tham gia các buổi lễ ngắn tại phòng có bệ thờ Phật trong nhà nghỉ của chùa và giở bài học ra ôn dới sự quan sát của các s tiểu. Tiếng trẻ học bài ở chùa cùng ánh sáng các ngọn đèn tới khuya (khoảng 11 giờ đêm) tạo nên không khí thân thuộc thế tục ở khu vực linh thiêng này. Trẻ chùa có kỉ luật hơn, ngoan hơn và thờng học giỏi hơn những đứa trẻ cùng lớp, vì có thời gian dới sự giám sát của các s, tiểu. Đến tuổi 20, nếu có nguyện vọng và đợc gia đình đồng ý thì chúng có thể tiếp tục giành một thời gian hay cả quãng đời còn lại cho sự nghiệp lý t- ởng, thi sát hạch thành s. Nh vậy, ngay từ khi còn nhỏ trẻ ở Thái Lan đã đợc giáo dục về làm công đức, đạo đức và t cách. Đến thời vua Rama II trị vì (1809 - 1824) ngời ta đã áp dụng một hệ thống giáo dục chặt chẽ theo kiểu thầy tu. Những văn bản kinh sách bằng tiếng Pali đợc lựa chọn và phân chia cho thích hợp với từng cấp học. Trong hệ thống giáo dục của Rama II có hai loại: - Thứ nhất, học đạo pháp hay giáo lý nhà Phật. - Thứ hai, học tiếng cùng văn bản Pali. Chơng trình học giáo lý đợc chia làm ba cấp. Ai học qua cả ba cấp sẽ đ- ợc phong hiệu Nắcdhama (ngời thông hiểu giáo lý Phật giáo). Còn học tiếng và văn bản Pali thì có bảy cấp. Ai học qua cả bảy cấp đợc phong tớc hiệu Mahả Phra Mahả. Nhng thông thờng, việc dạy giáo lý và văn bản Pali kết hợp với nhau cùng một lúc. Muốn qua hết tất cả hai chơng trình đòi hỏi phải mất 7 năm học. Có thể nói, chơng trình giáo dục nhà chùa thời Rama II đã đặt cơ sở, nền móng cho hệ thống chơng trình giáo dục nhà chùa ở Thái Lan sau này. Đặc biệt, thời Rama V (1868 - 1910) việc giáo dục Phật giáo đợc chú ý nhiều. Trờng đại học Phật giáo hay Mahả Chulalongkon Ratgiavidialaia đợc thành lập. Em của Chulalongkon còn lập thêm một trờng đại học Phật giáo khác có tên là Mahả Mahyraratgiavidialaia giành riêng cho Đham mauttiha Nikaia. Mặc dù, thời Rama V - Nhà nớc đã quản lí toàn bộ công việc giáo dục từ phổ thông đến đại học, nhng Phật giáo vẫn là một bộ môn bắt buộc cho các 8 lớp, các cấp. Ngoài môn học bắt buộc, Phật giáo còn đến với học sinh qua nhiều phơng tiện khác nh : sách truyện, sách tranh, hoạ báo về Đức Phật giành cho trẻ em; tổ chức cho học sinh đi tham quan, cắm trại ở các chùa, đài phát thanh có những buổi về Phật giáo giành riêng cho học sinh . Nh vậy, giáo dục Thái Lan thời phong kiến mới chỉ xoay quanh hai tổ chức: Tôn giáo và Hoàng gia, nhằm phục vụ cho triều đình, song vấn đề đạo đức đã đợc đề cao trong việc giáo dục con em ngay từ khi còn bé. 1.1.2. Cải cách giáo dục của Chulalongkon (1868-1910) Sau khi Ram IV - Mông kut qua đời, con trai ông, hoàng tử trẻ tuổi Chulalongkon lên nối ngôi với vơng hiệu Rama V (1868-1910) vào năm 1868, tức là cùng năm Minh Trị Thiên Hoàng tiến hành cuộc duy tân nổi tiếng ở Nhật Bản, đây là vị vua nổi tiếng vào bậc nhất của ngời Thái. Chulalongkon sinh năm 1853, khi lên ngôi ông mới chỉ 16 tuổi, vì vậy mà thời kỳ 4 năm đầu nhà vua cầm quyền với một hội đồng nhiếp chính. Trong những năm này, Chulalongkon đã giành nhiều thời giờ đi du lịch ở Canquytta (ấn Độ), Singapo và Java (Inđônêxia). Là một ngời sùng đạo Phật, nhng lại hấp thụ sâu sắc văn minh phơng Tây, Chulalongkon chủ trơng tiến hành những cải cách duy tân đất nớc theo hớng "mở cửa" theo con đờng của phơng Tây, nhng vẫn cố gắng bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nớc và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Thực hiện đợc mục đích trên, Chulalongkon cũng nhận thức rất rõ đó là một sự nghiệp rất khó khăn và lâu dài. Ông nói "Tôi mong muốn mang tới những lợi ích cho nhân dân, dù phải huỷ bỏ những tập tục đã đợc thiết lập vững chắc, nhng không thể thay đổi tất cả trong một đêm" [5, 234]. Rõ ràng, Chulalongkon đã kế tục t tởng của nhiều bậc tiền bối trớc đây ở Xiêm, đặc biệt rõ nhất là t tởng của Rama Mông-kut, cha mình, Chulalongkon đã phát triển và bớc đầu thực hiện chính sách cải cách xã hội đất nớc. Đồng thời, khi ông lên kế ngôi cũng là thời điểm cải cách Duy tân Nhật Bản tiến hành nên cũng đã ít nhiều tác động đến Chulalongkon. Ông đã đi nhiều nơi và học tập ở nhiều nớc phơng Tây để về áp dụng trong nớc, nhằm đa Xiêm phát triển ngang bằng trong quan hệ với các nớc t bản phơng Tây. 9 Xuất phát từ sự nhìn nhận đúng đắn về sự "chênh lệch" khách quan giữa sự phát triển của các nớc phơng Tây và phơng Đông trong thời kì cận đại đặc biệt cuối thế kỉ XIX, cho nên trong 42 năm trị vì, RamaV thi hành nhiều chính sách cải cách quan trọng có tác động đến mọi đời sống xã hội, nên đã giữ đợc nền độc lập cho đất nớc, ngăn đợc những tham vọng xâm lợc của các thế lực phơng Tây. Trong thời kỳ trị vì của Chulalongkon, một trong những vấn đề mà đợc Chulalongkon chú ý đến đó là cải cách giáo dục. Dới triều đại của vua RamaV, ngời ta nhận thức đợc rằng sự cần thiết cần có những ngời có học làm việc trong guồng máy quan liêu thì chính quyền mới vững mạnh đợc. Chính vì thế, năm 1902 Chulalongkon cho thành lập trờng đào tạo về chính trị cho các thành viên của Hoàng gia để họ có thể có đợc khả năng quản lý lãnh đạo các hoạt động khác nhau trong Chính phủ. Trong giai đoạn này những ngời giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền của Chulalongkon là những ngời thuộc dòng dõi quý tộc hoặc con cháu của họ đợc đào tạo ở châu Âu hoặc có t tởng "Âu hoá", cho nên họ vừa có tác phong làm việc theo kiểu t bản châu Âu, vừa trung thành bảo vệ những quyền lợi của Hoàng tộc và giai cấp phong kiến. Để đào tạo những lớp ngời nh trên, công tác cải cách giáo dục đã đợc Chulalongkon đặc biệt chú ý là chiến lợc phát triển lâu dài, đi từ thấp đến cao, từng bớc hiện đại hoá hệ thống giáo dục và phổ cập hoá đối với dân chúng, khác với nền giáo dục truyền thống trớc đây chủ yếu đợc tiến hành trong các chùa chiền và tu viện Phật giáo. Ngay từ khi cha chính thức đăng quang, năm 1871 - Chulalongkon đã cho thành lập một trờng dạy tiếng Anh và một trờng dạy tiếng Thái cho Hoàng gia và con em quý tộc theo học. Thực ra, ban đầu, trờng này chỉ có tính chất hạn chế trong giới quý tộc nhằm đào tạo những ngời phục vụ cho Hoàng gia mà cha phổ biến ra ngoài rộng rãi. Song, với t tởng tiến bộ của Rama V ông đã cho mở rộng giáo dục tới cả giáo dục nô lệ, vì theo ông nếu không đợc giáo dục, không có kiến thức thì các nô lệ sau khi đợc giải phóng rất có thể lại bị "nô lệ hoá" trở lại. Vì vậy, năm 1885 nhà vua đã cho công bố 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Vĩnh Bảo - Một vòng quanh các nớc - Thái Lan. NXB Văn hóa thông tin, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vòng quanh các nớc - Thái Lan
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
2. Lê Văn Giang - Lịch sử Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam - Viện nghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam
3. Viên Chấn Quốc - Luận về cải cách giáo dục- Nhà xuất bản Giáo Dục. Hà Nội N¨m 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận về cải cách giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục. Hà Nội N¨m 2001
4. Vũ Dơng Ninh - Các nớc ASEAN - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nớc ASEAN
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
5. Vũ Dơng Ninh - Vơng Quốc Thái Lan_Lịch sử và hiện tại - Trờng ĐH Tổng hợp. Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vơng Quốc Thái Lan_Lịch sử và hiện tại
6. Lê Văn Quang - Lịch sử Vơng quốc Thái Lan - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Vơng quốc Thái Lan
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
7. Viện Đông Nam á - Các nớc Đông Nam á - Lịch sử và hiện tại - NXB sự thật. Hà Nội 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nớc Đông Nam á - Lịch sử và hiện tại
Nhà XB: NXB sự thật. Hà Nội 1990
11. Một số vấn đề về sự phát triển của các nớc ASEAN - NXB Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về sự phát triển của các nớc ASEAN
Nhà XB: NXB Hà Nội
12. Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam -Văn hóa giáo dục các n- ớc Đông Nam á - NXB Văn hóa thông tin 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa giáo dục các n-ớc Đông Nam á
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin 2002
14. PGS.PTS Nguyễn Tiến Đạt - Đào tạo Cao đẳng kỹ thuật công nghệ ở một số nớc trên Thế giới - Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo Cao đẳng kỹ thuật công nghệ ở một số nớc trên Thế giới
15. Tạp chí Giáo dục và Thời đại - Xu thế phát triển Giáo dục Đại học trên Thế giới - Sè 50, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển Giáo dục Đại học trên Thế giới
16. Tạp chí Giáo dục - Viện nghiên cứu Chiến lợc và phát triển Giáo dục - Số 5 tháng 9, 10 / 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
17. Tạp chí Giáo dục số 35 - Viện khoa học giáo dục. Tháng 7/ 2002 18. Tạp chí Giáo dục sô 32 - Viện khoa học giáo dục. Tháng 6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục số 35" - Viện khoa học giáo dục. Tháng 7/ 200218. "Tạp chí Giáo dục sô 32
19. Thông tin khoa học Giáo dục - Giáo dục và chi phí giáo dục của các nớc trên ThÕ giíi. Sè 13 - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và chi phí giáo dục của các nớc trên ThÕ giíi
20. Tạp chí Giáo dục số 23 - Viện khoa học Giáo dục. Tháng 2 / 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục số 23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w