1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ trữ tình bích khê (qua hai tập tinh huyết và tinh hoa)

100 590 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 326 KB

Nội dung

TRấNG ĐạI HC VINH KHOA NGữ VăN Vơng hảI anh Thơ trữ tình Bích Khê (qua hai tập tinh huyết tinh Hoa) khoá luận tốt nghiệp Vinh 2007 1 Trờng Đại học vinh Khoa ngữ văn khoá luận tốt nghiệp Thơ trữ tình Bích Khê (qua hai tập tinh huyết tinh Hoa) Giáo viên hớng dẫn khoa học: ths Lê Thị Hồ Quang Sinh viên thực hiện: Vơng Hải Anh Lớp : 44 A1 Vinh 2007 2 Mục lục trang Mở đầu 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Lịch sử nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tợng nghiên cứu 8 5. Phơng pháp nghiên cứu 8 6. Cấu trúc khoá luận 8 Chơng 1: Nhìn chung về cuộc đời Bích Khê những giá trị nghệ thuật của thơ ông 9 1.1. Cuộc đời, con ngời 9 1.2. Nhìn chung về giá trị nghệ thuật của thơ Bích Khê 11 Chơng 2: Quan niệm nghệ thuật trong thơ Bích Khê 18 2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật 18 2.2. Quan niệm của Bích Khê về thi nhân 20 2.3. Quan niệm của Bích Khê về cái Đẹp 27 2.4. Quan niệm của Bích Khê về thơ ca 41 Chơng 3: Phơng thức thể hiện trong thơ Bích Khê 50 3.1. Hệ thống hình tợng 51 3.2. Biểu tợng 73 3.3. Nhạc tính 83 3.4. Ngôn từ 91 Kết luận 95 Tài liệu tham khảo 97 3 Quy ớc viết tắt NXB Nhà xuất bản KHXH Khoa học xã hội VH Văn học TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh VHNT Văn học nghệ thuật VHTT Văn hóa thông tin HNV Hội nhà văn Tr Trang * Chú thích cách trích dẫn tài liệu: thứ tự tài liệu dẫn trớc, trang chứa nội dung trích dẫn dẫn sau. Vd: [3, 12] 3: số thứ tự tài liệu 12: trang chứa nội dung trích dẫn 4 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ra đời từ những năm 30 của thế kỉ XX, chịu ảnh hởng sâu sắc của t t- ởng, văn hoá, văn học phơng Tây phong trào Thơ mới thực sự là hiện t ợng thơ lớn nhất đầu thế kỉ này, đã đa thơ trữ tình Việt Nam nhanh chóng chuyển từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại. Lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca dân tộc, cái tôi cá nhân cá thể xuất hiện, đợc khẳng định mạnh mẽ nh một bản lĩnh tích cực trong đời sống nh một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Đúng nh nhận xét của Hoài Thanh: "Cha bao giờ ngời ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh Huy Thông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc Pháp, ảo não nh Huy Cận, quê mùa nh Nguyễn Bính, kì dị nh Chế Lan Viên thiết tha, rạo rực, băn khoăn nh Xuân Diệu" [28,29]. Trong sự đa dạng ấy của Thơ mới, Bích Khê là một phong cách sáng tác riêng biệt mới lạ. 1.2. Tinh huyết Tinh hoa là hai tập thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Bích Khê, cũng là những tác phẩm có giá trị sâu sắc không thể thay thế trong quá trình vận động phát triển của Thơ mới, thể hiện một sự cách tân độc đáo về quan niệm thẩm mĩ những phơng thức biểu hiện thơ ca của thi nhân. 1.3. Thơ trữ tình Bích Khê là một hiện tợng lạ trong Thơ mới. Ngay cùng thời với thi nhân cũng rất ít ngời hiểu đợc thơ ông. Sau đó vì nhiều lí do khác nhau thơ Bích Khê bị cấm kị, lãng quên, rơi vào những thăng trầm đáng tiếc. Các ý kiến đánh giá không hề thống nhất, thậm chí đối lập, trái ngợc nhau. Có xu hớng đề cao thì đề cao tuyệt đối, có xu hớng phủ nhận thì cũng phủ nhận hết trơn. nhìn chung trớc đây, những ý kiến phê phán, không đồng tình này lại chiếm u thế. Vì vậy giá trị nghệ thuật của thơ Bích Khê đã không đợc biết đến nhiều, không đợc hiểu đúng cha đợc khám phá một cách đầy đủ. Nghiên cứu thơ trữ tình Bích Khê trong tính tổng thể với sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, nhân đó thấy đợc vị trí cũng nh những đóng góp của nhà thơ trong phong trào Thơ mới nói riêng, trong nền thơ ca hiện đại nói chung là điều cần thiết. Lựa chọn đề tài này chúng tôi hi vọng khám phá góp phần trả lại những giá trị văn chơng đích thực mà trong một hoàn 5 cảnh lịch sử cụ thể đã bị lãng quên. Mặt khác đây cũng là cơ hội để chúng tôi có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về một phong cách sáng tạo hết sức độc đáo, từ đó thấy đợc những giá trị nhiều mặt của thơ mới xu hớng vận động phát triển của thơ Việt Nam trong một giai đoạn cụ thể 2. Lịch sử vấn đề Hơn nửa thế kỉ đã qua kể từ ngày Thơ mới ra đời, các cuộc tranh luận ồn ào kéo dài đã lắng xuống. Các giá trị nội dung nghệ thuật của Thơ mới đợc nghiên cứu từ rất sớm, về cơ bản đã đợc nhìn nhận đánh giá khá thống nhất, đúng đắn. Nh- ng bên cạnh những giá trị đã tơng đối ổn định ấy vẫn còn rất nhiều vấn đề, nhiều tác giả còn phải đợc tiếp tục nghiên cứu để trả lại đúng vị trí văn chơng cho họ. Thơ Bích Khê nằm trong số đó. Chính ý thức duy tân sáng tạo mạnh mẽ, ý thức cố tìm tòi cho thơ mình một phơng thức thể hiện mới lạ, kết hợp với sự ảnh hởng sâu sắc của các trờng phái thi ca hiện đại Âu Tây nên từ những tác phẩm đầu tay khi bớc chân vào làng Thơ mới, thơ Bích Khê đã gây đợc sự chú ý. Những sáng tác của ông mang đến một luồng gió mới, nhiều phần xa lạ với cảm quan thẩm mĩ của hầu hết độc giả lúc bấy giờ. Cùng thời rất ít ngời hiểu thơ Bích Khê. Những ý kiến đánh giá về thơ ông gần nh trái ngợc nhau. Tiêu biểu nhất là nhận xét của Hàn Mặc Tử Hoài Thanh. Hàn Mặc Tử trong lời tựa cho tập Tinh huyết: "Bích Khê, thi sĩ thần linh" đã khẳng định, ngợi ca thơ Bích Khê bằng những lời lẽ nồng nhiệt nhất: "Một bông hoa lạ nở hơng, một thứ hơng quí trọng, thơm đủ mọi mùi phớc lộc Ta có thể sánh văn thơ Bích Khê nh đoá hoa thần dị ấy" [21, 102]. Trong bài viết này ông đã phân chất thơ Bích Khê thành ba dòng khác nhau: thơ Tợng trng, thơ Huyền diệu thơ Truỵ lạc. ở mỗi khía cạnh ấy Hàn Mặc Tử đã đi vào khám phá sự sáng tạo đóng góp nổi bật của thi nhân trên cả hai mặt nội dung hình thức biểu đạt. Tuy nhiên những nhận xét này cũng chỉ mới dừng lại ở một tập Tinh huyết cụ thể hơn nữa, ngời ta vẫn dễ nghĩ rằng đó là do sự thiên vị bạn bè giữa Hàn Mặc Tử Bích Khê. Nhà phê bình nổi tiếng sắc sảo Hoài Thanh lúc bấy giờ cũng không hề phủ nhận giá trị nghệ thuật thơ Bích Khê, thậm chí đã dành cho nó những lời xng tụng cao nhất: "Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam" 6 [28, 226]. Nhng trong Thi nhân Việt Nam, bài phê bình về Bích Khê chiếm một dung lợng rất ngắn trong tơng quan với các bài viết về những tác giả khác. những nhận xét trong đó Hoài Thanh còn phải mợn lời của Hàn Mặc Tử rất nhiều. Nhìn chung nhà phê bình vẫn hết sức thận trọng, dè dặt khi nói về Bích Khê thơ ông, đó không chỉ là cảm giác trớc một bài thơ cụ thể: "Nhng tôi cha thể nói nhiều về Bích Khê Tôi thấy trong đó những câu thơ thật đẹp nh ng lại không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó", mà Hoài Thanh còn nhấn mạnh: "Thơ Bích Khê đọc đôi ba lần cũng nh cha đọc" [28, 227]. Sự đánh giá của Hoài Thanh đã cho chúng ta thấy thơ của Bích Khê chứa đựng sự phá cách đến táo bạo, vợt ra khỏi cảm quan thẩm mĩ của phần đa độc giả lúc bấy giờ, khiến cho họ chỉ biết "kính nhi viễn chi". Những năm sau cách mạng, Bích Khê rơi vào một nghi án chính trị. Tác phẩm của ông bị phê phán mạnh mẽ, bị coi là phản động, tiêu cực, có lợi cho địch. Ngót 15 năm sau khi Bích Khê tạ thế (17/1/1946) tên tuổi cũng nh sự nghiệp văn chơng của ông trôi vào dĩ vãng. Mãi đến những năm 60, làng thi văn mới bắt đầu nhớ lại Bích Khê. do đặc thù của hoàn cảnh xã hội, thơ Bích Khê đợc sống dậy trớc tiên ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Với bài viết Cuộc đời thi nghiệp Bích Khê đăng trên tạp chí Văn hoá á châu số 22, tháng 1/1960 Đinh Cờng đợc coi là ngời mở đầu cho giai đoạn nghiên cứu mới này. Sau đó Đinh Hùng viết tiếp một loạt bài ca ngợi thi tài của Bích Khê trên các báo chí ở Sài Gòn cho phổ biến những vần thơ của ông trên đài phát thanh. Đến 1966, trên báo Văn - một tập san văn học nghệ thuật có uy tín đợc xuất bản ở đô thị miền Nam trớc 1975 đã cho ra một số báo đặc biệt để tởng niệm Bích Khê: số 64 ra ngày 15/8/1966. Tạp san đã giới thiệu tám bài viết đặc sắc: Đôi nét về cuộc đời Bích Khê (Quách Tấn), Bích Khê có khuynh hớng chính trị không?, Nhân nhớ Bích Khê thơ Bích Khê bàn về thơ tợng trng (Tam ích), Ngời em Bích Khê (Lê Thị Ngọc Sơng), Thu Xà phần mộ Bích Khê, Nhạc hoạ trong thơ Bích Khê (Đinh Cờng), Bích Khê - thi sĩ thần linh (Hàn Mặc Tử), Lời bạt "Tinh huyết" (Hoàng Trọng Miên). Trong đó có những bài viết từ trớc đợc in lại. Các bài viết này đã làm cho nhiều ngời chú ý đến Bích Khê, tuy nhiên vấn đề thơ Bích Khê mới chỉ đợc giới thiệu một cách chung 7 chung, các tác giả chủ yếu còn đi vào cuộc đời, con ngời sự nghiệp văn học của ông trên những nét khái quát nhất. Thơ Bích Khê chỉ thực sự bắt đầu sống dậy từ các bài viết sau đó. Đáng chú ý là bài giới thiệu phân tích của Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển hạ, 1969), các bài: Bích Khê, dòng thơ, khoảng thơ thời gian (Phạm Hoàng Việt), Tinh huyết của Bích Khê (Lê Huy Oanh), Thế giới thơ Bích Khê (Phạm Kim Thịnh) đăng trên các tạp chí Văn học số chuyên đề về Bích Khê ra ngày 20/11/1974. Các tác giả này đã đi vào phân tích những giá trị cụ thể trong thơ thi nhân. Bài viết của Nguyễn Tấn Long đã đánh giá khá cao Bích Khê từ phơng diện cách tân về quan niệm nghệ thuật, đI vào một số nét tiêu biểu về phơng thức biểu hiện độc đáo trong thơ ông nhng nhìn chung còn chịu ảnh hởng từ bài tựa Tinh huyết của Hàn Mặc Tử. Nhà phê bình Lê Lu Oanh cũng góp một tiếng nói khẳng định khi tìm hiểu tập Tinh huyết, đặc biệt ông nhìn thấy ở Bích Khê một tài năng xây dựng biểu tợng rất độc đáo, ám gợi: những biểu tợng đa nghĩa. Đối lập với các ý kiến thiên về ngợi ca, ghi nhận sự đóng góp của thơ Bích Khê ấy, những lời nhận xét trong Phong trào Thơ mới 1932 -1945 (Phan Cự Đệ) lại tiêu biểu cho xu hớng đánh giá thứ hai: phủ nhận hoàn toàn giá trị thơ Bích Khê, cho rằng thơ ông khó hiểu, rơi vào suy đồi truỵ lạc, đáng lên án (đặc biệt là những bài thơ viết về đề tài dâm), nhiều bài nặng tính chất kĩ thuật chỉ mang tính hình thức, kín mít, hoàn toàn xa lạ với đại chúng. Thơ Bích Khê là một trong những cái mốc đánh dấu sự bế tắc, xuống dốc của Thơ mới. Những đánh giá thuộc xu h- ớng thứ hai này có phần thiên kiến còn mang nặng tính chất xã hội học, bị chi phối bởi các t tởng chính trị, đạo đức nên những giá trị tiêu biểu trong thơ Bích Khê thực sự cha đợc đánh giá đúng mức. Đến những năm đổi mới sau đổi mới, cũng nh Thơ mới nói chung, thơ Bích Khê đợc nhìn lại một cách khách quan, công bằng hơn. Năm 1988, khi sở VHTT Nghĩa Bình phát hành rộng rãi tập Thơ Bích Khê thì di sản thi ca của thi nhân đã có dịp đến với ngời đọc tơng đối đầy đủ. Đặc biệt trong lời tựa cho tập thơ này, Chế Lan Viên đã giới thiệu rất kĩ càng từ những nét đặc sắc nổi bật: sự duy tân đổi mới trong câu chữ, trong lối tạo hình, trong nhạc tính, đến việc cắt nghĩa nguồn gốc của những hớng tìm tòi, cách tân ấy trong thơ Bích Khê. Nhà thơ cùng thời cũng là ngời bạn thân thiết họ Chế này đã khẳng định cao giá trị độc đáo trong thơ 8 Bích Khê, ghi nhận ở ông một tài năng thơ mới lạ một vị trí không thể thay thế trong quá trình vận động phát triển của Thơ mới nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung. Đó là vị trí của "một đỉnh núi lạ", của một nhà thơ "vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bớc" [21, 133]. Tuy nhiên bên cạnh đó Chế Lan Viên vẫn dè dặt "sợ e bây giờ ngời ta cũng cha quen anh dễ dáng đâu" [21,133]. Sự thật lời nhận xét ấy đến bây giờ vẫn còn giá trị thực tế. Bài phân tích khá cặn kẽ, hợp lí của Chế Lan Viên đánh dấu một bớc tiến trong lịch sử nghiên cứu thơ trữ tình Bích Khê. Những công trình nghiên cứu có giá trị khác tiếp tục ra đời: Bích Khê - khuôn mặt độc đáo trong phong trào Thơ mới (Lê Hồng Khánh, 1990), Bích Khê - sự thức nhận ngôn từ (Đỗ Lai Thuý, 1992), Bích Khê (Lê Đình Kỵ), Bích Khê - con chim Yến của thời gian (Võ Tấn Cờng, 1995) Với các công trình, bài viết này, thơ Bích Khê một lần nữa đợc đi vào khám phá trên trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Trong đó quan trọng nhất là bài nghiên cứu của Đỗ Lai Thuý. Bài viết này đã cho ngời đọc một hớng tiếp cận thơ Bích Khê từ góc độ thi pháp học khá độc đáo, tiếp cận từ nghệ thuật ngôn từ với những phơng diện tiêu biểu: nghệ thuật ẩn dụ, biểu tợng, nhạc tính cách sử dụng một hệ thống vật liệu ngôn ngữmang tính cứng rắn, có màu sắc cảm giác lạnh Đây là những phát hiện sâu sắc về các giá trị thơ Bích Khê từ măt hình thức biểu hiện, từ đó thấy đợc một gơng mặt riêng không hề lặp lại của thi nhân trong phong trào Thơ mới. Thơ Bích Khê dần dần đợc khẳng định trả lại đúng vị trí mà đáng lẽ nó phải đợc hởng từ lâu. Nhiều tập thơ đợc in, Từ điển tác giả văn học (2005) đã có phần giới thiệu về Bích Khê. Việc xuất hiện trong một công trình tầm cỡ quốc gia nh thế cho thấy thơ Bích Khê đã thực sự đợc "chiêu tuyết" mạnh mẽ. Năm 2006, một hội thảo về thơ Bích Khê đợc tổ chức tại Quảng Ngãi để kỉ niệm 60 năm ngày mất của thi nhân, đồng thời cũng là dịp để làng văn nhìn nhận, khẳng định lại một hiện tợng thi ca mà trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối của quan điểm xã hội học dung tục, sự bất cập về phơng pháp nghiên cứu đã tạm thời bị vùi lấp lãng quên. Gần 40 bài viết tiêu biểu đ ợc chọn lọc trình bày tại Hội thảo. Thơ Bích Khê đợc đánh giá, khám phá từ nhiều góc độ khác nhau: trong ảnh hởng từ Baudelaire, trong ảnh hởng của thơ Đờng thơ tợng trng, trong trờng thơ Loạn, trong quá trình vận động phát triển của phong trào Thơ 9 mới ; khai thác từ nhiều ph ơng diện nghệ thuật khác nhau: Nhạc tính, vẻ đẹp hội hoạ, các dạng thái cái tôi trữ tình, nghệ thuật ngôn từ Có thể kể đến một số bài quan trọng nh: Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại (Lê Hoài Nam), Bích Khê trong trờng thơ Loạn (Phạm Phú Phong), Tinh huyết của Bích Khê giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới (Lại Nguyên Ân), Bích Khê -"thi sĩ thần linh" - "thơ loã thể" (Phạm Xuân Nguyên), Ngôn ngữ thân thể trong thơ Bích Khê (Trần Đình Sử) Trong đó Lê Hoài Nam bằng cái nhìn khái quát nhất đã miêu tả đa đến cho ngời đọc một cái nhìn khá toàn diện về các chặng sáng tác của Bích Khê, qua đó rút ra những đóng góp mới của ông về quan niệm nghệ thuật cũng nh phơng thức biểu đạt. Tuy nhiên do giới hạn của một bài tham luận nên tác giả này còn dừng lại nhiều ở miêu tả mới chỉ đi vào một số biểu hiện nổi bật nhất. Bài viết của Phạm Xuân Nguyên cho ngời đọc thấy một khía cạnh độc đáo của thơ Bích Khê - viết nhiều về nhục thể, đặc biệt là thân thể ngời phụ nữ. Trần Đình Sử tiếp tục đi sâu vào khám phá nhãn quan nhục cảm trong thơ Bích Khê từ phơng diện ngôn ngữ thân thể. Cũng trong Hội thảo này, Lại Nguyên Ân đã đánh giá rất cao giá trị thúc đẩy Thơ mới phát triển sang một giai đoạn khác của thơ Bích Khê, đặc biệt là tập Tinh huyết. Ông cho rằng nếu mô tả thật khái quát tiến trình Thơ mới thì có thể tóm gọn trong hai giai đoạn. Nổi bật trong giai đoạn đầu về khuynh hớng nghệ thuật là thơ trữ tình lãng mãn duy lí, giai đoạn sau là sự xuất hiện những đặc điểm tiền hiện đại chủ nghĩa hoặc hiện đại chủ nghĩa nh tợng trng, siêu thực, suy đồi tập Tinh huyết của Bích Khê là một cột mốc đánh dấu hai giai đoạn phát triển này, nghĩa là có vai trò đầy nhanh Thơ mới, thơ trữ tình dân tộc sang phạm trù hiện đại. Từ đó có thể nói Hội thảo đã đa đến một cái nhìn khá toàn diện khẳng định khá công bằng giá trị nghệ thuật của thơ Bích Khê. Thơ Bích Khê tiếp tục trở thành trung tâm của nhiều cuộc bàn cãi, thu hút đợc nhiều cây bút tìm tòi nghiên cứu. Nh vậy mặc dù khăng trầm nhng thơ Bích Khê đã đợc nghiên cứu từ rất sớm cùng với thời gian việc nghiên cứu này đã thu đợc khá nhiều thành tựu. Tuy nhiên, với số tài liệu chúng tôi cập nhất đợc, cha có công trình nào nhìn thật sự nhìn nhận thơ Bích Khê một cách trọn vẹn, hệ thống. Các bài nghiên cứu nhìn chung mới dừng lại ở từng khía cạnh, phơng diện ruiêng lẻ, hoặc ở từng bài thơ cụ thể. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (1997), Bích Khê, hành trình xa xăm quay trở lại nguồn, Tạp chí Văn, tr 59 - 63, (66) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoài Anh" (1997), "Bích Khê, hành trình xa xăm quay trở lại nguồn
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 1997
2. Võ Tấn Cờng (1995), Bích Khê, con chim yến của thời gian, Tạp chí Văn, tr 89 – 90, (43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Tấn Cờng" (1995), "Bích Khê, con chim yến của thời gian
Tác giả: Võ Tấn Cờng
Năm: 1995
17. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2001), Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại, NXB ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức" (2001), "Thơ ca Việt Nam "–" hình thức và thể loại
Tác giả: Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
Năm: 2001
18. Hoàng Nh Mai (2000), Chân dung và tác phẩm, NXB TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Nh Mai" (2000), "Chân dung và tác phẩm
Tác giả: Hoàng Nh Mai
Nhà XB: NXB TpHCM
Năm: 2000
29. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, NXB Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Lai Thúy" (1992), "Con mắt thơ
Tác giả: Đỗ Lai Thúy
Nhà XB: NXB Lao động Hà Nội
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w