BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THU HÀ
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VỚI SỰ HỖTRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾTKẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THU HÀ
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VỚI SỰ HỖTRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾTKẾ BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa họcMã số: 60.14.10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ VĂN NĂM
VINH - 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS Lê Văn Năm đã giao đề tài, tận tình hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoa Du và thầy giáo TS Nguyễn Xuân Dũng đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường ĐH Vinh Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo tổ Hóa và các em học sinh các Trường THPT Đức Thọ, THPT Minh Khai, THPT Can Lộc, các bạn lớp Cao học 18 LL và PPDH Hóa học - Đại học Vinh cùng các đồng nghiệp đã đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn
– Tôi xin được cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Nguyễn Thị Thu Hà
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS Lê Văn Năm đã giao đề tài, tận tình hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoa Du và thầy giáo TS Nguyễn
Xuân Dũng đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường ĐH Vinh Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo tổ Hóa và các em học sinh các Trường THPT Đức Thọ, THPT Minh Khai, THPT Can Lộc, các bạn lớp Cao học 18 LL và PPDH Hóa học - Đại học Vinh cùng các đồng nghiệp đã đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn
– Tôi xin được cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Nguyễn Thị Thu Hà
.
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT : Bài giảng điện tử CNDH : Công nghệ dạy học
CNGD : Công nghệ giáo dụcCNTT : Công nghệ thông tinĐH-CĐ : Đại học – cao đẳng
TNKQ : Trắc nghiệm khách quanTNPT : Tốt nghiệp phổ thông
Trang 54 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
5 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4
8.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 4
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay: 5
1.1.1Những nét đặc trưng cơ bản của việc đổi mới PPDH trên thế giới hiện nay 5
1.1.2 Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay 6
1.2.Phương pháp grap dạy học 9
1.2.1.Khái niệm grap trong toán học 9
1.2.2.Mô hình hoá cấu trúc hoạt động bằng phương pháp grap 10
1.2.3.Cách xây dựng grap nội dung dạy học 15
1.3.1 Quy trình sử dụng grap kết hợp với CNTT để thiết kế bài giảng 18
1.3.2 Nhận xét đánh giá về phương pháp grap có ứng dụng công nghệ thông tin 19
1.4.Bài giảng điện tử 21
1.4.1.Khái niệm BGĐT 21
1.4.2.Yêu cầu đối với BGĐT 22
1.4.3.Cấu trúc của BGĐT 24
1.4.4.Quy trình thiết kế bài giảng điện tử 24
1.5.Thiết kế bài giảng điện tử bằng powerpoint 27
1.5.1.Lý do chọn thiết kế bằng powerpoint 27
1.5.2.Tính sư phạm cho một bài giảng bằng Powerpoint 28
1.5.3.Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng powerpoint đạt chất lượng 29
1.5.4.Biện pháp để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng Powerpoint 30
Trang 61.6 Thực trạng sử dụng grap có ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài
giảng hóa học 31
1.6.1.Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nói chung 31
1.6.2 Thực trạng sử dụng grap có ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bàigiảng hóa học 32
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC11 THPT THEO PHƯƠNG PHÁP GRAP 35
2.1 Vị trí và vai trò của chương trình hoá học lớp 11 trong chương trình hoá học phổ thông 35
2.2 Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình hoá học lớp 11 THPT 36
2.2.1 Mục tiêu chung 36
2.2.2 Cấu trúc nội dung của chương trình 37
2.3 Xây dựng tiến trình dạy học theo phương pháp grap 38
2.3.1 Xây dựng grap nội dung của bài lên lớp 38
2.3.2 Xây dựng grap bài lên lớp 43
2.3.4 Thiết kế các bài giảng điện tử theo phương pháp grap 52
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 91
3.1.Mục đích thực nghiệm 93
3.2.Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 93
3.3.Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 93
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang hướng tới xây dựng xã hội tri thức nên đòi hỏi ngànhgiáo dục phải đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội mới Trong xãhội mới đòi hỏi con người phải có trí tuệ, có năng lực hành động, sáng tạo và năngđộng, có năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp và khảnăng học tập suốt đời, có ý thức với công việc Để đáp ứng những đòi hỏi này của xãhội, giáo dục Việt Nam đã và đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiếnbộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Đổimới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của từng người học, từng bước áp dụng các phương pháptiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học”
Và chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ chính trị (Khóa VIII) khẳng định: ứng dụng vàphát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển xã hội, là phương tiệnchủ yếu đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước Mọi hoạtđộng kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng phải ứng dụng CNTT để phát triển.
CNTT là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD &ĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục nêu rõ:CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục,trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học Thúc đẩy cuộc cách mạng vềđổi mới PPDH và đổi mới nội dung dạy học
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình SGK được thực hiện kháđồng bộ Việc đổi mới nội dung chương trình dạy học, đổi mới PPDH đòi hỏi phải sửdụng phương tiện dạy học phù hợp và ứng dụng CNTT là một trong những phương tiệnquan trọng góp phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho GV những phương tiệnlàm việc hiện đại Từ những phương tiện này GV có thể khai thác sử dụng cập nhật và
trao đổi thông tin, khai thác mạng giúp GV tránh được tình trạng dạy chay một cách
Trang 8thiết thực đồng thời giúp GV có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả, ứngdụng CNTT còn giúp GV soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quảcao
Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục là đổi mớiPPDH và phương tiện dạy học Việc dạy học không dừng lại ở việc dạy kiến thức màcòn phải dạy HS cách thức, con đường chiếm lĩnh kiến thức đó bằng tư duy logic, tínhtích cực, chủ động, sáng tạo Mỗi GV cần phải tìm cho mình PPDH phù hợp với nộidung dạy học theo hướng tích cực hoá nhận thức học sinh Đồng thời phải biết ứngdụng CNTT để nâng cao hiệu quả và cường độ quá trình dạy học
Trong hệ thống các PPDH thì phương pháp grap có ưu thế giúp học sinh sẽ dễdàng hiểu sâu được cái bản chất nhất, chủ yếu nhất tính chất khái quát hệ thống và xúctích của ngôn ngữ grap Qua hình ảnh trực quan của grap là điểm tựa quan trọng cho sựghi nhớ và tái hiện của học sinh về nội dung dạy học Nhớ lời văn chi tiết và dài dòngthì khó, nhưng nhớ hình ảnh đã được tự giác và thông hiểu bản chất thì dễ tìm và chắchơn Nhờ hai ưu điểm trên, grap còn giúp học sinh vận dụng kiến thức đã lĩnh hội đượctốt hơn Vì hiểu sâu, nhớ lâu thì vận dụng hiệu nghiệm và ngược lại Đây cũng làphương pháp dạy học có nhiều lợi thế để ứng dụng CNTT vì tính hệ thống và khái quátcủa nó
Học sinh ở bậc THPT có khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực nhận thứcmột cách nhanh nhạy kĩ năng trong quá trình học tập Vì thế, vấn đề nghiên cứu áp dụngphương pháp grap và thiết kế các bài giảng điện tử nâng cao hiệu quả dạy học theo cáchướng như đã nêu ở trên Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài “ Sử dụng phương pháp grap với sự hỗ trợ công nghệ thông tin để thiết kế bài
giảng hoá học lớp 11”.
Việc vận dụng phương pháp grap trong dạy học hoá học nhằm nâng cao chấtlượng dạy học môn học này ở trường THPT được xem như là một trong những tiếp cậnmới vừa bổ sung vào hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống vừa làm phongphú thêm kho tàng các phương pháp dạy học hoá học Theo phương pháp này, có nhiều
Trang 9tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết grap vào dạy họcmột số môn học ở trường phổ thông và đã có những nghiên cứu bước đầu Năm 1980,tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: “áp dụng phương pháp grap và algorithoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống về lập công thứchoá học ở trường phổ thông” Năm 1984, Phạm Tư với sự hướng dẫn của giáo sưNguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu đề tài: “dùng phương pháp grap nội dung của bàilên lớp để dạy và học chương Nitơ – Photpho ở lớp 11 THPT” Vv…
Tại khoa Hóa của Trường Đại Học Vinh đã có một số công trình nghiên cứusau:
1 Lê Anh Dũng: Sử dụng Graph nội dung vào giảng dạy chương HALOGEN ởlớp 10 THPT / Luận văn tốt nghiệp Đại học Vinh , 2005.
2 Trần Thị Lan Phương Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằmphát triển năng lực nhận thức và tư duy logic cho học sinh trong giờ ôn tập - luyện tậpphần phi kim Hoá học lớp 10 nâng cao Luận văn Cao học thac sĩ - Đại học Vinh ,2009.
3 Nguyễn Thị Hòa: Biên soạn bài giảng điện tử theo hướng dạy học nêu vấn đề
chương 6 oxi- lưu huỳnh ban cơ bản Luận văn tốt nghiệp cử nhân sư phạm - Đại học
Vinh (2009)
4 Võ Thanh Toàn (2010) Thiết kế bài giảng điện tử theo phương pháp grapchương trình hóa học lớp 8 THCS Luận Văn cao học Thạc sĩ(ĐH Sài gòn)
s Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lí luận của dạy học theo phương pháp graph.
s Vận dụng các bài giảng sử dụng phương pháp graph và hỗ trợ CNTT vàodạy học các bài luyện tập hoá học 11 – phần hữu cơ.
s Nghiên cứu các nội dung lý luận về phương pháp dạy học tích cực, phươngpháp grap dạy học
s Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thiết kế BGĐT.
Trang 10s Nghiên cứu vị trí, nội dung, cấu trúc các bài hoá học lớp 11
s Thiết kế và xây dựng các BGĐT chương trình SGK hóa học lớp 11 theo phươngpháp grap.
s Thực nghiệm sư phạm đáng giá kết quả việc áp dụng dạy học các bài giảng điệntử soạn theo phương pháp grap.
s Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ
s Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng phương pháp grap và hỗ trợ CNTT trong dạy
học hoá học các bài hóa học lớp 11 ban cơ bản.
s Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Phương pháp đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
s Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm giáo dục
s Phương pháp thống kê toán họcđể xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm
Nếu kết hợp xây dựng một số bài giảng điện tử theo phương pháp grap các hóahọc lớp 11- ban cơ bản thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học của giáo viênvà gây sự hứng thú học tập bộ môn hóa học cho học sinh.
Trang 11PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay:
1.1.1 Những nét đặc trưng cơ bản của việc đổi mới PPDH trên thế giới hiện nay.[11];[21],[23].
1.1.1.1.Vai trò của cơ chế thị trường.
Do tác động của cơ chế thị trường, vai trò của giáo dục ngày càng được đề cao vàđược xem như một động lực trực tiếp nhất để bồi dưỡng nhân lực, thúc đẩy sự pháttriển của nền kinh tế xã hội Dưới sự tác động đó, nhà trường muốn tồn tại và phát triểnthì phải đổi mới cách dạy học cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp, trong đóphương pháp là yếu tố cuối cùng quyết định chất lượng đào tạo Để đảm bảo cho sảnphẩm đào tạo được nhanh chúng thích ứng với cơ chế mới, nhà trường phải tạ
o ra được những hệ dạy học mềm dẻo, đa năng và hiệu nghiệm, thích hợp với đốitượng học sinh rất khác nhau về nhu cầu, trình độ và khả năng Vì thế đã xuất hiệnnhững hệ dạy học phù hợp với qúa trình đào tạo phân hóa, cá thể hóa cao độ, nhưnhững hệ dạy học theo nguyên lý "tự học có hướng dẫn" (assisted self - learning) đòihỏi tỷ trọng tự lực cao ở người học, đồng thời cả sự điều khiển sư phạm thông minh,khéo léo của người thầy.
1.1.1.1.Nguyên nhân hình thành các PPDH hiện đại.
Các PPDH hiện đại được phát sinh từ những tiếp cận khoa học hiện đại, như tiếpcận hệ thống (systemic approach), tiếp cận mođun (modunlar approach), phương phápgrap (graph methods), v.v Đây là những phương pháp giúp điều hành và quản lýkinh tế - xã hội rất hiệu nghiệm ở quy mô hoạt động rộng lớn và phức tạp Từ nhữngphương pháp đó, đã xuất hiện những tổ hợp PPDH phức hợp, như algorit dạy học, grapdạy học, mođun dạy học, v.v Những tổ hợp phương pháp phức hợp này rất thích hợpvới những hệ dạy học mới của nhà trường trong cơ chế thị trường hiện đại, và chỉ có
Trang 12chúng mới cho phép người giáo viên sử dụng phối hợp có hiệu quả với những hệ thốngđa kênh (multimedia systems), kể cả kỹ thuật vi tính, điều mà các PPDH cổ truyềnkhông có khả năng thực hiện.
1.1.1.2.Vai trò của tiếp cận hệ thống.
Tiếp cận hệ thống đang xâm nhập vào giáo dục như một cụng cụ phương phápluận hiệu nghiệm Ngày nay, khi mà mục tiêu của nhà trường trong cơ chế thị trườnghiện đại đang định hướng rõ rệt cho việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chomột nền kinh tế đang phát triển và biến đổi sâu sắc, nội dung trí dục của nhà trườngcũng biến đổi cơ bản theo với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ Dođó, việc đổi mới PPDH phải gắn liền và chịu sự chi phối của cả mục tiêu (M) nội dung(N) và phương pháp dạy học (P) theo cấu trúc:
Dạy học ngày nay đã đạt đến trình độ công nghệ, do vậy, không chỉ nêu khẩuhiệu: "Cải tiến phương pháp dạy học" đơn thuần mà cần có sự tiến hành, theo tư tưởngtiếp cận hệ thống, cải cách cả hệ thống giáo dục, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung trídục và từ đó đổi mới PPDH.
1.1.2 Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay [11];
1.1.2.1 Tính kế thừa và phát triển.
Việc đổi mới và phát triển phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay là cần thiết vàcấp bách Tuy nhiên sự phát triển phải dựa trên điều kiện thực tế hiện tại của đất nước.Tức là trước hết "phải thừa nhận bản chất thực tiễn của dạy học", cần xác định rõ trìnhđộ của hệ thống dạy học ở nước ta hiện nay Tình trạng phổ biến của dạy học ở ViệtNam hiện nay vẫn là các yếu tố truyền thống Vì vậy, "hướng tìm tòi của chúng ta vẫnphải từ trong lĩnh vực các lý thuyết truyền thống về PPDH" Trong LLDH truyềnthống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn còn giá trị và mang tính phổquát Tuy nhiên, do vào thời đại phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, nếu chỉbằng lòng như vậy là sẽ bị tụt hậu, là không có khả năng tiếp cận các nhân tố mới đang
Trang 13vận động và phát triển Do đó đổi mới ở đây phải bao gồm cả sự lựa chọn những giá trị(PPDH) truyền thống có tác dụng tích cực vào việc góp phần phát triển chất lượng giáodục trong thời đại mới.
Chẳng hạn, "LLDH truyền thống cũng có nêu ra việc đặt vấn đề và giải quyết vấnđề" tích cực hoá quá trình nhận thức của HS", nhưng vẫn đặt nó trong khuôn khổ cứngnhắc của lối truyền thụ một chiều, nặng về vai trò của thầy và chưa đánh giá đúng vaitrò hoạt động năng động, sáng tạo, tự thích ứng của HS trong xã hội phát triển Vì vậy,đổi mới PPDH phải bổ khuyết mặt yếu kém nói trên, nâng trình độ đa dạng, phức hợp,toàn diện của hoạt động dạy học theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển".
1.1.2.2 Tính khả thi và chất lượng mới.
Đây là hai yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng với điều kiện thực tiễn và yêu cầuphát triển PPDH Thông thường, do thời gian và ngại khó, nhà trường chúng ta thườngnghiêng về nguyên tắc khả thi và lệ thuộc quá nhiều vào ý tưởng này Tâm lý chungcủa các giáo viên và cán bộ chỉ đạo là dễ chấp nhận các phương án dễ thực hiện, nhanhchóng phổ biến mà không chú ý đến hậu quả của nó "Như thế, khả thi nhưng thấp hơntrình độ hiện thực thì vô nghĩa, đó là một việc làm thừa và còn tai hại nguy hiểm vì đãcản trở bước tiến bộ" Như vậy, trong nghiên cứu, đổi mới và phát triển PPDH, cần đưara những giải pháp khả thi nhưng quan trọng hơn nữa là giải pháp đó phải đưa ra hiệuquả và chất lượng cao hơn tình trạng hiện thực.
1.1.2.3 Áp dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để tạo ra các tổ hợp PPDH
mang tính công nghệ [11];[16];[23];[39].
Đây là xu hướng phù hợp với công cuộc xây dựng công nghệ dạy học hiện đạitrên thế giới Nhiều thành tựu của KHKT và công nghệ được ứng dụng vào KHGD.Khi nghiên cứu xu hướng này, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã phát hiện ra một quyluật cơ bản chi phối chiến lược đổi mới và hiện đại hoá PPDH, đó là quy luật vệ sựchuyển hoá của phương pháp KHKT thành PPDH, thông qua xử lý sư phạm (cho thíchnghi với môi trường dạy học).
Trang 14
Việc phát minh ra quy luật này giúp cho việc xây dựng và chuyển giao nhữngcông nghệ tương ứng (KHKT) sang KHGD sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcvà đào tạo giáo viên Vì vậy, một trong những xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiệnnay cũng như trên thế giới là hình thành những công nghệ dạy học
1.1.2.4 Chuyển đổi chức năng từ thông báo - tái hiện sang tìm tòi – ơrixtic
Ở mỗi thời đại, do thực tiễn xã hội và nền tảng kinh tế nên mục đích và chức năngnhà trường khác nhau Trong thời đại ngày nay, khi xã hội tiến vào thời đại "siêu côngnghiệp" thì toàn bộ công tác giáo dục phải phục vụ, đáp ứng yêu cầu của xã hội xâydựng trên nền tảng tri thức Con người được giáo dục và đào tạo là con người có trithức và phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực giao tiếp "Các phẩm chất này có đặc trưnglà nhanh, nhạy bén, linh hoạt, mềm dẻo và luôn luôn thích ứng cũng như tự diều chỉnh Các đặc trưng này được phản ảnh vào quá trình giáo dục, đặc biệt là trong hệ PPDH"
Như vậy, chức năng và vai trò của giáo dục chuyển dần sang vai trò nhà tổ chức,giáo dục cho học sinh có được năng lực hoạt động và thích ứng với môi trường xã hội,giúp người học tự tìm được phương pháp tự học, tự sáng tạo lấy hướng đi, hướng pháttriển của mình trong đời sống và sự nghiệp.
1.1.2.5 Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh
Cần phải xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy vàhọc chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của thực tiễn là do công tác kiểm tra vàđánh giá chưa được hoàn chỉnh Vì vậy, "việc xây dựng và hoàn chỉnh các phươngpháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trongnhững vấn đề quan trọng nhất" Có thể xem đây cũng là một khâu đột phá khởi độngcho việc đổi mới PPDH Dạy tốt chỉ có thể có ý nghĩa khi kết quả của nó dẫn đến đíchlà học tốt Do đó, muốn đánh giá "dạy tốt" thì trước hết phải kiểm tra đánh giá xem có"học tốt" không đã "Chính nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập củangười học sẽ chi phối mạnh mẽ, điều chỉnh ngay lập tức cách học của HS và cách dạycủa thầy".
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết sức phức tạp, luôn luôn chứađựng nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm Vì vậy đổi mới PPDH thì nhất định phải đổi
Trang 15mới cách thức kiểm tra, đánh giá, sử dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, có tính kháchquan và độ tin cậy cao.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày các xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới vànhững định hướng đổi mới PPDH ở Việt Nam Đó là những cơ sở để đề xuất các môhình đổi mới PPDH mà chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp sau đây.
1.2 Phương pháp grap dạy học [21],[28],[31].
Đây là kết quả nghiên cứu về sự vận dụng quy luật chuyển hoá PPKH thành PPDH.
Phương pháp grap của toán học được chọn làm đối tượng nghiên cứu thực nghiệm:chuyển hoá nó thành phương pháp dạy học thông qua xử lý sư phạm theo công thức: P grap toán học Y P dạy học
Phương pháp Grap dạy học nói chung và Grap dạy hoá học nói riêng dựa trên 2cơ sở là: Khái niệm Grap toán học và quan điểm lý luận dạy học về cấu trúc hoá tàiliệu giáo khoa.
1.2.1 Khái niệm grap trong toán học
- Grap bao gồm một tập hợp không rỗng E, những yếu tố gọi là đỉnh, và một tậphợp không rỗng A những yếu tố gọi là cạnh Mỗi yếu tố của A là một cặp (không xếpthứ tự) những yếu tố rõ rệt của E
- Trong trường hợp một Grap định hướng, những yếu tố của A đều là những cặpcó hướng gọi là Cung Một đôi hay cặp có thể được lựa chọn hơn một lần.
- Trong sơ đồ - grap, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cung(cạnh) có ýnghĩa quyết định; Còn kích thước, hình dáng không có ý nghĩa
- Vì mục đích của LLDH, ta sẽ chỉ quan tâm đến loại Grap định hướng Sau đây,ta đặc biệt lưu ý nghiên cứu những ứng dụng của grap trong khoa học và kinh tế.Chúng gợi ý rất quý báu cho sự chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học
Trang 16c)
Hình: 1.1 Sơ đồ - grap: (a và b) vô hướng; (c) định hướng;
đỉnh là các vòng tròn nhỏ; cạnh là từng cặp nối các đỉnh; cung là những mũi tên
1.2.2 Mô hình hoá cấu trúc hoạt động bằng phương pháp grap
Grap có ưu thế tuyệt đối trong việc mô hình hoá cấu trúc của các hoạt động từ đơn
giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn Đó là do ngôn ngữ của grap có tính
trực quan - cụ thể lại vừa khái quát - trừu tượng nên có ưu thế tuyệt đối trong việc mô
hình hoá cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp.
Trong mỗi hoạt động, bao giờ cũng có mặt tĩnh, đó là cấu trúc của nó; Và mặtđộng, đó là logic phát triển của hoạt động, là sự triển khai của nó theo thời gian, qua
các bước hành động (công đoạn hay giai đoạn), qua các thao tác, theo quy trình.
Grap có khả năng mô tả 2 mặt tĩnh và động của hoạt động Grap cho phép quyhoạch các hoạt động phức tạp, dựng trên sơ đồ cấu trúc logic của hoạt động, trong đó
Trang 17diễn tả hệ thống nhiệm vụ, mục tiêu, các công đoạn triển khai, các con đường (logicthực hiện) khác nhau từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc hoạt động Đối với những hoạt
động phức tạp, có quy mô lớn, như những đề án phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứukhoa học, xây dựng cơ bản, grap là một trợ thủ rất tốt Sau đây là một số ứng dụngquan trọng của phương pháp grap, qua đó chúng ta nghiên cứu vận dụng vào dạy học
Hệ thống này được hình thành ở Mỹ năm 1958, chữ viết tắt của tên Anh:
Progam Evaluation and Review Techonque – Kỹ thuật đánh giá và kiểm tra các chương
trình) Theo phương pháp này, grap được quan niệm như sau: Cung: Diễn tả nhiệm vụ chương trình nội dung của hoạt động Đỉnh: Diễn tả giai đoạn.
Chẳng hạn, đề án xây dựng một công trình có thể diễn tả bằng phương pháp sau: Nhiệm vụ
Giai đoạn bắt đầu Giai đoạn kết thúc
Hình 1.2
Nếu đề án có 2 nhiệm vụ A và B mà theo yêu cầu xong A mới làm tiếp B, ta cógrap: hình 1.2; Nếu 2 nhiệm vụ đó phải thực hiện đồng thời, ta có grap: hình 1.3; Nếunhiệm vụ C chỉ được bắt đầu sau khi đã hoàn tất A và B thì grap có dạng: hình 1.4 A B Hình 1.3
Trang 18Như vậy, khi xây dựng grap theo hệ PERT cần biết rõ vai trò nhiệm vụ cụ thể,trước nó có những nhiệm vụ gì nhất thiết phải hoàn tất đã (nhiệm vụ đi trước).
1.2.2.2 Phương pháp các tiềm năng:
Phương pháp này sinh ra ở pháp năm 1958 (Tiếng Pháp: Mehode des pottetiels).Theo hệ này Grap được quan niệm như sau (ngược với hệ PERT):
Đỉnh diễn tả nhiệm vụ, tức là nội dung của hoạt động, cung diễn tả yêu cầu VD: Nhiệm vụ A phải xong trong 7 ngày đề có thể bắt đầu nhiệm vụ B: Ta có Grap sau:
Hình 1.6.1.2.2.3 So sánh hai phương pháp.
Nếu có một kế hoạch hoạt động gồm những nhiệmvụ và những yêu cầu ghitrong bảng dưới đây Hãy lập grap quy trình theo hai hệ PERT và tiềm năng.
Hình 1.4
Hình 1.5
Trang 19
A, BB, CD, EE
Hình 1.7.
Ta sẽ có hai grap có giá trị tương tự Theo hệ PERT (hình 1.8), đỉnh chỉ diễntả công đoạn của quy trình, còn cung vạch ra nhiệm vụ của hoạt động kèm theo thờihạn phải hoàn thành nhiệm vụ đó Trong lúc đó theo phương pháp các tiềm năng (hình1.9), đỉnh của grap chốt lại nội dung của nhiệm vụ phải thực hiện, còn cung ghi lại thờilượng phải hoàn thành mỗi nhiệm vụ.
Trong cả hai phương pháp, grap bao giờ cũng cho ta thấy một cách trực quancấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động, tức là con đường của hoạt động, từlúc bắt đầu đến lúc kết thúc Đây chính là chổ mạnh nổi bật của phương pháp grap.Như vậy, toán học đã chuyển hoá thành phương pháp PERT và phương pháp các tiềmnăng, có những ứng dụng tuyệt vời trong khoa học - kỹ thuật Những tiếp cận này đãtrở nên những phạm trù độc lập, có logic phát triển riêng
Trang 20G6F7
Trang 21Hình 1.9 Theo phương pháp các tiềm năng
1.2.2.4 Phương pháp đường găng (con đường tới hạn).
Giả sử ta phải thiết kế quy trình một đề án theo hệ PERT Đề án đó chỉ hoàntất khi ta đã đi hết "mọi con đường" dẫn từ khởi điểm đến giai đoạn kết thúc Grap củađề án được thể hiện ở hình 1.10:
6
Trang 22
Hình 1.10 Đề án này có các con đường:
1 - 3 - 5 kéo dài 12 ngày1 - 2 - 3 - 5 - 8 ngày1 - 2 - 4 - 5 - 15 ngày1 - 4 - 5 - 14 ngày Kéo dài 15 ngày.
Người ta đưa ra khái niệm "đường găng" tức là con đường tới hạn, đó là conđường dài nhất để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của đề án Thời lượng để đi hết con
đường tới hạn chính là thời lượng để hoàn thành công trình Trong thí dụ trên, conđường tới hạn là (1 - 2 - 4 - 5), với lượng là 15 ngày Nếu để xẩy ra sự chậm trễ trongviệc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trên con đường tới hạn thì sẽ gây ra sự chậm trễđúng bằng thời lượng đó cho toàn bộ đề án.
Phương pháp đường găng (con đường tới hạn, tiếng Anh Critical Path method,CMP) chính là tiếp cận PERT sử dụng theo nghĩa hẹp.
1.2.2.5 Các ưu điểm của phương pháp grap:
Các ưu điểm nổi bật của grap là:
5
Trang 23a Mô hình hoá cấu trúc của quy trình hoạt động thành hệ thống các nhiệm vụ
– mục tiêu, các công đoạn thực hiện cùng với những yêu cầu chặt chẽ.
b Mô hình hoá logic triển khai hoạt động tức là con đường vận động từ điểm
bắt đầu cho đến điểm kết thúc, cùng vơi các con đường phân nhánh của nó.
c Tính toán được con đường tới hạn và giới hạn tối đa phải hoàn thành một hoạt
1.2.3.2 Nguyên tắc cơ bản của việc xác định grap nội dung dạy học.
Dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, định luật, học thuyết, bài học …) ta chọnnhững kiến thức chốt (kiến thức cơ bản, cần và đủ) đặt chúng vào đỉnh của grap Nốicác đỉnh với nhau bằng những cung theo logic dẫn xuất, tức là theo sự phát triển bêntrong của nội dung đó.
Theo nguyên tắc này ta thấy cách thiết lập grap nội dung dạy hoá được tiến hànhnhư sau:
- Đỉnh grap diễn tả kiến thức chốt của nội dung dạy học.
Trang 24- Cung grap diễn tả mối liên hệ dẫn xuất giữa các kiến thức chốt Cung grapcho ta thấy logic phát triển của nội dung bài học.
Algorit của việc lập grap nội dung dạy học.
Việc lập grap nội dung dạy hoá bao gồm các bước cụ thể sau đây:
Bước 1: Tổ chức các đỉnh:
Cần tiến hành các công việc chính sau:
- Chọn kiến thức chốt tối thiểu (kiến thức cơ bản cần và đủ)- Mã hoá kiến thức chốt cho súc tích (dùng các ký hiệu quy ước)- Đặt kiến thức chốt vào các điểm (đỉnh) trên mặt phẳng của tờ giấy.
Bước 2: Thiết lập các cung:
Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữanội dung kiến thức cơ bản ở các đỉnh với nhau sao cho phản ánh đúng được logic pháttriển của nội dung học tập.
Bước 3: Hoàn thiện grap:
Sửa chữa để làm cho grap trung thành với nội dung được mô hình hoá về cấutrúc logic nhưng phải đảm bảo tính mỹ thuật và giúp cho học sinh lĩnh hội được dễdàng Grap nội dung cần đảm bảo tính khoa học, sư phạm và mỹ thuật.
Khi tiến hành lập grap nội dung dạy học ta cần chú ý ở các khâu:
a. Xác định đỉnh của grap: Tìm kiến thức chốt của bài lên lớp.
Hệ thống kiến thức chốt bao gồm những hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt nhất, có thểdùng làm nền tảng, làm vũ khí để người học có thể tiếp tục đi sâu vào ngành học nàyvà cũng như các ngành học có liên quan Có thể nói đó là hệ thống những hiểu biết cơbản nhất, quan trọng nhất về hoá học mà không có chúng thì không thể nhận thức đượcnhững quy luật hoá học.
Nội dung của bước xác định đỉnh.
Chọn lọc và nêu lên những kiến thức chốt của bài ôn tập tổng kết theo chươngtrình, SGK HH, sách BT HH và PPCT của BGD-ĐT.
Trong nội dung của bài lên lớp, có thể có những kiến thức chốt liên kết với nhauthành từng nhóm lớn hoặc nhỏ Nhưng cũng có kiến thức đứng độc lập (loại này
Trang 25thường ít) Mỗi kiến thức chốt lại có thể là tập hợp của nhiều kiến thức thứ yếu kháccủa bộ môn hoá học và có thể của cả những bộ môn hỗ trợ khác.
Do đó, trong việc xác định đỉnh của grap, thì một đỉnh có thể là một hoặc nhiềukiến thức cùng loại, có thể xác định những đỉnh liên thông với nhau hoặc những đỉnhđộc lập.
b.Mã hoá kiến thức chốt
Mã hoá kiến thức chốt có nghĩa là biến nội dung các kiến thức chốt chứa đựngtại các đỉnh của grap thành một nội dung súc tích bằng các ký hiệu và ngôn ngữ HH.Những kí hiệu dùng để mã hoá kiến thức chốt phải làm sao giúp cho HS có thể dễ dànggiải mã được, việc mã hoá kiến thức chốt được thầy và trò cùng nhau quy ước trongtừng bài lên lớp, từng tiết học Mã hoá kiến thức chốt giúp ta rút gọn được grap, làmcho nó đỡ cồng kềnh và dễ hiểu.
d Lập cung:
Lập cung tức là lập hệ thống các mối liên hệ giữa các đỉnh từng đôi một vớinhau bằng cách vẽ các mũi tên đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất và cuốicùng là kết luận của bài Công việc này đòi hỏi quá trình tư duy logic tìm ra được mốiliên hệ giữa các nội dung học tập.
Trang 261.3 Sử dụng grap có ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảnghóa học 11 [21];[28].
1.3.1 Quy trình sử dụng grap kết hợp với CNTT để thiết kế bài giảng.Việc dạy học theo phương pháp grap được tóm tắt theo sơ đồ sau
Như vậy hoạt động của GV bao gồm:
Trò tự kiểm tra đánh giá trình độ lĩnh hội bài học kỹ năng đọc,
dịch, tự lập grapThầy lập grap nội dung bài
lên lớp
Trên lớp thầy triển khai bài học theo pp grap có kết hợp
bài giảng điện tử
Quá trình áp dụng pp grap vào dạy học
Trò tự học ở nhà bằngpp grap
Trò lĩnh hội grap nội dungbài lên lớp
Thầy chuyển grap nội dung bài lên lớp thành grap có kết
hợp bài giảng điện tử
Thầy kiểm tra đánh giá trò về chất lợng học, khả năng đọc, dịch, lập grap
Trang 27- GV tiến hành lập grap khung và grap nội dung bài lên lớp dựa vào SGK vàcác tài liệu tham khảo khác.
- GV soạn grap PP ( hay các tình huống DH của bài lên lớp theo PP grap).- GV thực hiện giờ học bằng các tình huống DH của bài lên lớp theo grap cókết hợp với bài giảng điện tử Tức là triển khai grap nội dung có sự trợ giúp của công nghệthông tin thành hoạt động DH của mình và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội của trò
HS tiến hành các hoạt động sau:
- Trên lớp trò nghe, hiểu ghi nhớ grap khung sau đó là grap nội dung chi tiết.- Về nhà tự học bằng PP grap để nắm vững nội dung của bài học được kếttinh trong grap nội dung chi tiết của bài lên lớp.
GV kiểm tra, đánh giá HS và trò tự kiểm tra đánh giá bản thân về:- Trình độ lĩnh hội và grap nội dung
- Kỹ năng sử dụng grap nội dung- Khả năng tự lập grap nội dung
Trong giờ một tiết dạy GV phối hợp grap với việc sử dụng phương tiện kỹ thuậtGV có thể sử dụng máy tính với phần mềm trình diễn để trình bày nội dung bài luyệntập Bằng sự xuất hiện dần từng đỉnh của grap và kết hợp thêm các hình ảnh, tư liệu đểminh hoạ hoặc khát quát, vận dụng kiến thức sẽ làm cho bài học hấp dẫn và sinh độnghơn.
Như vậy GV sử dụng grap nội dung để triển khai nội dung bài giảng cùng với hệthống câu hỏi dẫn dắt, HS nắm kiến thức qua grap và sử dụng grap cho quá trình tự họctự nghiên cứu ở nhà Hình thức này phù hợp với những chương có nhiều kiến thức,đồng thời giúp HS học được cách trình bày nội dung kiến thức cần hệ thống theo PPgrap.
1.3.2 Nhận xét đánh giá về phương pháp grap có ứng dụng công nghệ thông tin
Đây là PP có tính khái quát cao giúp GV hệ thống kiến thức, tìm ra mối liên hệcác kiến thức dưới dạng các sơ đồ trực quan Sử dụng PP grap có kết hợp với bài giảngđiện tử khi giảng một bài học mới có thể hệ thống được một số khối lượng lớn kiếnthức vì có những tính năng như:
Trang 28sTính khát quát: Các kiến thức chọn lọc đưa vào các đỉnh của grap là cơ bảnnhất, quan trọng nhất của một số bài học, một chương hoặc một phần của chương trình.Khi nhìn vào grap ra sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của vấnđề và các mối liên hệ giữa chúng.
s Tính trực quan: Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hìnhkhối cân đối, có thể dùng ký hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh nhữngnội dung quan trọng.
s Tính hệ thống: Dùng grap có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương,logíc phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhánh chi tiết của logicvà tổng kết được các kiến thức chốt cùng những kiến thức có liên quan.
s Tính súc tích: Grap cho phép các ký hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh nên đãnêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ được những dấuhiệu thứ yếu của khái niệm.
s Về tâm lý của sự lĩnh hội: HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quantrọng ở các đỉnh của grap và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức Hìnhảnh trực quan là những biểu tượng cho sự ghi nhớ và tái hiện kiến thức của HS.
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và kỹ thuật vi tính, việc thiết kế các grapsẽ nhanh hơn, linh hoạt hơn theo các cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm nộidung bài học và ý tưởng của của người nghiên cứu Ngoài ra, việc kết nối các đỉnh củagrap nội dung bài học với các kiến thức chi tiết khi cần giải thích, kết nối với thínghiệm, với các câu hỏi – bài tập, các lời giải, các hình ảnh minh họa cũng đượcthực hiện thuận tiện và linh hoạt hơn nhiều Như vậy, với sử dụng phương pháp grapvới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, những tính năng nói trên của phương pháp grapsẽ được phát huy hơn và do đó hiệu quả quá trình dạy học được phát triển nâng cao hơnnhiều
1.4.Bài giảng điện tử [16];[17];[24];[39].1.4.1 Khái niệm BGĐT
Trang 29Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạchhoạt động dạy học đều được chương trình hóa do GV điều khiển thông qua môi trườngmultimedia do máy tính tạo ra.
Đặc trưng cơ bản nhất của BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt độngđiều khiển của GV đều được multimedia hóa.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động của GV trên giờlên lớp, toàn bộ hoạt động dạy và học đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, cócâu trúc chặt chẽ và logic được qui định bởi cấu trúc của bài học Giáo án điện tử làmột sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện bằng vật chất trước khibài dạy học được tiến hành.
Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của BGĐT Chính vì vậy, việc xây dựng giáoán điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để cóđược BGĐT
Trong dạy học với GAĐT, kiến thức được lưu trữ trong tập tin và được chuyểngiao cho HS dưới dạng hình ảnh, âm thanh, trên màn hình chiếu Giúp GV thực hiệnđược những thứ mà cách dạy bảng phấn không thể thực hiện được như: sơ đồ động, tàiliệu, minh hoạ đa dạng và phổ biến được đến từng HS, cho GV liên kết sử dụng cácphần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn.
Thế hệ HS ngày nay có vẻ như đã quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạngnhư hình ảnh, âm thanh (nói theo ngôn ngữ hiện đại là thông tin dạng Multimedia ).Việc dạy học bằng GAĐT dù là cho bộ môn khoa học tự nhiện hay xã hội nếu khaithác đúng thế mạnh của nó, chọn bài dạy thích hợp với kiểu dạy này sẽ giúp HS tiếpthu bài học tốt hơn nhiều.
Với các BGĐT bằng GAĐT các tiết học sẽ tăng thêm phần sinh động Và hiệuquả GV ngày càng vững vàng trong việc sử dụng một số công cụ phần mềm thiết kếbài giảng như Powerpont, Flash, các công cụ hình ảnh.
1.4.2 Yêu cầu đối với BGĐT.
Trang 301.4.2.1 Tính hiệu quả sư phạm.
BGĐT góp phần đổi mới cách dạy, đổi mới cách học, khắc phục lỗi truyền thụmột chiều BGĐT phải góp phần tư duy, rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, khái quáthóa của HS Khi thiết kế BGĐT phải để ý đến việc tiết kiệm thời gian của hoạt độngtrên lớp nhằm tạo điều kiện cho HS làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn Nội dungkiến thức đưa vào BGĐT phải đảm tính hệ thống, đầy đủ, trọng tâm và chính xác.BGĐT cần khai thác các hình ảnh, các đoạn phim dạy học một cách hợp lý nhằm cungcấp cho HS nguồn thông tin phong phú Các thông tin đưa vào bài giảng phù hợp vớinội dung chương trình SGK Cũng có thể đưa vào bài giảng các thông tin liên quannhưng phải đảm bảo tính vừa sức BGĐT có thể hướng dẫn HS làm thực hành, đánhgiá lẫn nhau và có phần tự luyện tập nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của HS trongquá trình dạy học.
Không phải bài học nào cũng đều cần sử dụng BGĐT, nếu xét trong bài đó,BGĐT không khác gì chiếc bảng đen, trang SGK, thì ta không cần cố tìm mọi cáchthiết kế bằng được Bởi vì để có một BGĐT đạt yêu cầu thì thời gian thiết kế trung bìnhkhoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ Đó chưa tính đến thời gian chuẩn bị các thiết bị ngoạivi (projector, màn hình cỡ lớn,…) rất mất thời gian và tốn công.
1.4.2.2 Tính hiện đại.
Khi thiết kế BGĐT, cần sử dụng các thành tựu tiên tiến của CNTT nhằm mụcđích lập trình các hiện tượng, các qúa trình một cách chính xác, đồng thời tăng khảnăng tương tác nhiều chiều của máy vi tính với người sử dụng Có nhiều chương trìnhphần mềm thiết kế BGĐT, tuy nhiên cần chọn các chương trình, phần mềm hiện đạithích hợp sao cho việc thiết kế và sử dụng thật đơn giản, thuận tiện Các chương trìnhđó phải hỗ trợ tốt chức năng chèn hình ảnh, các đoạn phim Trong BGĐT sử dụngnhiều hình thức siêu liên kết (Hyperlink) đến các phần mềm, file, hình ảnh, phim,… đểngười sử dụng cho dù đang định vị ở bất kì trang nào cũng có thể quay về trang chủ,đến một trang khác, hay dừng, thoát khỏi bài giảng.
1.4.2.3 Tính thực tiễn.
Trang 31Việc thiết kế được một BGĐT là tương đối tốn kém, do đó đòi hỏi các nhà thiếtkế phải tính toán sao cho có thể ứng dụng rộng rãi trong trường học của các vùng miềnkhác nhau Các chương trình chạy trong bài giảng phải phù hợp với cấu hình máy tínhcủa nhiều trường Nên chọn phần mềm hay ngôn ngữ lập trình nào tốn ít bộ nhớ.
Các BGĐT được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ tin học của GV và HS.Các kí hiệu về liên kết, chuyển trang, trở về trang trước và cách sử dụng chúng phảithật đơn giản, dễ hiểu và có sự tương tự với các phần mềm quen thuộc (MS Word, MSExcel…) Nghĩa là người sử dụng chỉ việc nhập, rê chuột, hoặc sử dụng bàn phím vớinhững thao tác đơn giản nhất.
1.4.2.4 Tính thẩm mỹ.
Nhằm đem lại hứng thú cho HS, BGĐT cần được thiết kế cho sinh động, hài hòavề màu sắc, đẹp về kiểu dáng, kiểu chữ (font), cỡ chữ (style) sử dụng trong bài giảngphải là tiếng việt có dấu, cỡ chữ vừa phải, được lựa chọn kỹ càng, vừa đẹp mắt lại vừarõ ràng, thống nhất ở cách đánh màu của các đề mục Để tránh nhiễu quá trình dạy học,không nên đưa vào những âm thanh qua sống động và sử dụng gam màu quá chói sáng,sặc sở đề làm nền, màu chữ, như vậy sẽ gây nhiễu QTDH Nên kết hợp màu chữ vàmàu nền ở mức độ tương phản cao Các hình ảnh đưa vào bài giảng phảI được chọnlọc, rõ nét, đẹp, mang tính nghệ thuật, chính xác về mặt sư phạm, màu sắc hài hòa, âmthanh phù hợp.
1.4.2.4 Tính mềm dẻo.
Khi tiến hành xây dựng BGĐT, người thiết kế đầu tư khá nhiều công sức, thamkhảo nhiều ý kiến của các chuyên gia lí luận dạy học, của các GV giỏi có nhiều kinhnghiệm Tuy nhiên, để bài giảng đó phù hợp được từng lớp học, từng đối tượng HS cụthể thì đòi hỏi GV đứng lớp cần dành ít thời gian để sửa đổi bài giảng cho hợp lí Vìvậy, cần phải xây dựng bài giảng có tính mềm dẻo, không đóng kín, nghĩa là người sửdụng có thể sửa đổi, chọn lựa sao cho phù hợp với từng đối tượng HS Hoạt động củaHS trên lớp diễn ra hết sức phức tạp do đó trong BGĐT cần dự kiến nhiều tình huốngcó thể xảy ra để khi cần thiết BGĐT có thể hỗ trợ cho việc giải quyết các tình huốngbắt ngờ Khi thiết kế hàng loạt bài giảng thì cần có tài liệu in hoặc là vài trang đểhướng dẫn chi tiết cách sử dụng, cách điều chỉnh.
Trang 321.4.3 Cấu trúc của BGĐT.
Trong mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, BGĐT là đơn vị nhỏ nhấtGV sử dụng khi tiếp cận với giáo dục điện tử, và có ứng dụng cụ thể để nâng cao hiệuquả giảng dạy Nó là sự thể hiện kịch bản của giáo án bài học, không phải là giáo án
Cấu trúc hình thức được thể hiện như sau:
1.4.4 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Giáo án điện tử được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:- Xác định mục tiêu bài học
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.- Mutimedia hoá từng đơn vị kiến thức.
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy họcthông qua các hoạt động cụ thể.
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Tóm tắt- ghi nhớBài: Tên bài học
Mục 1Mục 2Mục 3
Trang 33Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:
Bước 1 Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính GV đề ra để địnhhướng hoạt động dạy học.
Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới, nhưng chúng khácnhau cơ bản:
s Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn Như, mục đích của chươngtrình hóa học phổ thông.
s Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể Như, mục tiêu của bài dạyhọc.
Như vậy mục đích qui định mục tiêu Mục đích chung của chương trình qui địnhmục tiêu cụ thể của các chương, bài cụ thể ở lớp học.
Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới, phải xác định rõ, có thể đo được mứcđộ hoàn thành của học sinh, không phải là chủ đề, thiếu cụ thể, viết chung chung.
Mục tiêu được đề ra nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bài dạy Nhiệm vụ cơ bảncủa LLDH, bài học thường có mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ Để xác định mụctiêu cần đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung mỗi mụctrong bài và cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Bước 2 Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
Xác định đung mục tiêu của bài dạy học, nội dung trọng tâm, lựa chọn kiến thứccơ bản, đề xuất phương pháp dạy học phù hợp và hấp dẫn là khâu then chốt trong quátrình xây dựng kế hoạch bài dạy học.
Dựa vào kiến thức trình bày trong SGK, giáo viên cần xác định kiến thức cơ bảntrên cơ sở bám sát chương trình chuẩn kiến thức và kĩ năng, và chương trình giảm tảicủa Bộ GD & ĐT, trình độ HS để đảm bảo được thời gian, tính khoa học, vừa sức vàphát triển toàn diện năng lực nhận thức của HS Cần tránh hai khuynh hướng: thamlam, ôm đồm kiến thức; làm cho tiết học nặng nề đối với HS; ngược lại quá tóm lượcSGK, không đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cho HS.
Trang 34Xác định kiến thức cơ bàn là bước đầu tiên trong khâu chuẩn bị bài của GV vàchỉ mới giải quyết được câu hỏi “Dạy cái gì?” Còn việc vận dụng PPDH, tổ chức, chỉđạo cho HS nhận thức các kiến thức cơ bản, tức là phải trả lời “Dạy như thế nào?”
Bước 3 Mutimedia hoá kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế BGĐT là nét đặc trưng cơ bản củaBGĐT để phân biệt với bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợmột phần của máy tính Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnhtĩnh, phim, âm thanh…
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học.Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet,… hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằngcác phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash…
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẳn cần dùng đến trong bài học để đặt liênkết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khisử dụng để nâng cao đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phảI đảm bảo các yêu cầu vềmặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
Bước 4.Xây dựng các thư viện tư liệu
Các tư liệu cần dùng cho BGĐT phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư việntư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lí Cây thư mục giúp tìm kiếm thông tin nhanh,giữ được các liên kết trong bài giảng, sao chép dễ dàng.
Bước 5.Xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có thư viện tư liệu, cần lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trìnhchiếu thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trước hết cần chia các nội dung dạy học trên lớp thành các hoạt động nhận thứccụ thể Từ các hoạt động đó mà định ra các slide và nội dung cho các slide Tùy theonội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, tranh ảnh, âm thanh…
Trang 35Văn bản trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản Nêndùng một font chữ phổ biến, đơn giản; màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mụcđích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, giải thích, câu trả lời…
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (background) thống nhất cho cácslide, hạn chế sử dụng màu quá chói, tương phản nhau.
Không nên lạm dụng nhiều hiệu ứng trình diễn theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tòmò, phân tán chú ý học tập của HS Chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, quátrình diễn để nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư
duy của HS Như vậy kĩ thuật trình diễn trên máy tính chỉ nhằm hỗ trợ một cách cóhiệu quả sự tương tác giữa thầy với trò, trò với trò và hoàn toàn không thay thế đượcnội dung và phương pháp dạy học.
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyper link) cho hợp lí, logic lên các đối tượngtrong bài giảng Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cầnkhai thác tối đa khả năng này Chính sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức mộtcách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời; HS tiếp thu bài dễ dàng, kiến thứcđược khắc sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt.
Bước 6.Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Khi quá trình thiết kế hoàn chỉnh, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tracác thiếu sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa khắc phục và hoàn thiện.
Sau mỗi lần dạy học (lên lớp) phải thay đổi những bất cập và bổ sung nhữngthiếu sót về nội dung cũng như kịch bản để chất lượng bài giảng ngày càng được nângcao.
1.5 Thiết kế bài giảng điện tử bằng powerpoint [16],[17], [24];[25].1.5.1 Lý do chọn thiết kế bằng powerpoint
Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú Tuynhiên, BGĐT là một hình thức sử dụng phổ biến hiện nay BGĐT có thể được viết dướidựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như Frontpage, Publisher, PowerPoint,violet… Trong đó thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint là đơn giảnnhất.
Trang 36Hiện nay, việc dùng phần mềm PowerPoint (PPt) là khá phổ biến ở các cuộc
hội họp, các cuộc Hội thảo chuyên môn, các lớp huấn luyện nghề của các đơn vị kinhtế…Đã có những cán bộ giảng Nghị quyết của Đảng cũng dùng PPt Điều này cho thấytính ưu việt gần như tuyệt đối hiện nay của máy tính với phần mềm PP về mọi phươngdiện cho một bài báo cáo hoặc bài giảng Tuy nhiên, tính ưu việt đó còn phụ thuộc rấtnhiều vào người báo cáo và đặc biệt là vào sự chuẩn bị các trang trình chiếu Đối vớinghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bảnbáo cáo Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng Hội nghị, Hội thảo.Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng bằng PPt cần đảm bảo không những tính nộidung (khoa học) mà còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính sư phạm Tính sư phạm ở đâybao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sựthể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học Vì vậy,người giáo viên muốn sử dụng PPt để dạy học có hiệu quả thì không những phải cókiến thức tối thiểu về phần mềm này (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên cáctrang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học vàvề các PPDH tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trangtrình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa.
1.5.2 Tính sư phạm cho một bài giảng bằng Powerpoint
1.5.2.1 Khái quát các ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng bằng powerpoint Ưu điểm:
- Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ…rất tiện lợi cho một xử lí một bài giảng linhhoạt, hấp dẫn và sư phạm.
-Khả năng sử dụng hiệu qủa các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóngvà chất lượng.
-Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp.
-Thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Nhược điểm:
- Tốn khá nhiều kinh phí đào tạo giáo viên khi sử dụng máy tính, cán bộ kĩ thuậtđảm bảo cho việc thực hiện của giáo viên thông suốt, máy móc không bị hư hỏng mộtcách vô lí và mua sắm máy móc trang bị cho các đơn vị giáo dục.
Trang 37- Vấn đề kĩ thuật khi sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn chưa thểvượt qua ở nhiều giáo viên.
- Nếu không có ý thức sử dụng powerpoint tốt thì các ưu thế của phần mềm nàycó thể sẽ trở thành nhược điểm lớn và cơ bản: HS thích học vì mới lạ nhưng tâm lí bịphân tán, không theo dõi được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của bài…
1.5.2.2 Những điểm mạnh và yếu của giáo viên khi thiết kế bài giảng bằng powerpoint.Mặt mạnh:
- Thiết kế màn hình đẹp, đa dạng.
- Đã sử dụng nhiều các phần mềm chuyên dụng làm các thí nghiệm ảo, lồng ghépphim ảnh minh hoạ.
- Rất chịu khó thu thập tư liệu cho môn học.
- Những thế mạng này rất cơ bản nhưng chưa đủ cho việc dạy học bằng máy tínhtheo nghĩa đích thực của nó.
Điểm yếu:
- Sử dụng màn hình không hợp lí trong việc bố trí (viết quá nhiều – dư, viết quáít - phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ, nội dung viết cũng như tính chất quán trongtrình bày (đâu là nội dung cho học sinh chép, đâu là điều khiển của giáo viên…)
- Lạm dụng các hiệu ứng làm cho học sinh tập trung vào bài giảng.
- Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng không hợp lí, không nhấtquán…
- Cỡ chữ, kiểu chữ không được quy định thống nhất làm cho bài giảng lộn xộn,khó theo dõi.
1.5.3 Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng powerpoint đạt chất lượng1.5.3.1 Về nội dung trình chiếu
Cần
- Đủ nội dung cơ bản của bài học.- Phải được mở rộng, cập nhật.
- Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.
- Trên các trang chiếu phải thể hiện được cả tính phương pháp.
Trang 38Tránh:
- Nội dung nghèo nàn, chỉ nhằm thay thế bảng đen.- Quá trình thông tin làm học sinh bị “nhiễm”.- Sai sót các loại lỗi chính tả, lỗi văn bản.
1.5.3.2Về hình thức trang trình chiếu
Cần:
- Bố cục các trang trình chiếu sao cho học sinh dễ theo dõi, ghi được bài.
- Các trang trình chiếu phảI mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập,vừa giáo dục được học sinh.
- Cỡ chữ phù hợp với số lượng người học, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏthì người cuối lớp không nhìn thấy Thông thường dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa.
- Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm (nhưng không cần thiết cầu kì) đểthể hiện tính sư phạm cảu bài giảng.
Tránh:
- Lạm dụng các hiệu ứng (effect) tới mức không cần thiết.
- Lạm dụng màu và dùng các màu chói nhau trên cùng một trang.
1.5.4 Biện pháp để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng Powerpoint
Trong mỗi BGĐT, thậm chí mỗi slide trình chiếu đều có sự hướng đích khácnhau, thể hiện ở sự bố trí thông tin, bố cục, màu sắc,…Tuy nhiên, mọi hướng đích đềucó một mục đích chung, đó là truyền tải thông tin một cách có hiệu quả và thuyết phụcngười nghe Vì vậy, thu hút sự chú ý là làm cho HS phải theo dõi bài giảng một cách tựnguyện Đây là một nghệ thuật sư phạm của GV khi giảng bài và khi thiết kế các slidetrình chiếu.
Để làm được điều đó, người GV phải có một số kinh nghiệm cần thiết cho việcthiết kế bài giảng, chẳng hạn:
s Thay vì mở đầu bằng lời, ta kèm theo một slide phù hợp với nội dung có thể làhình ảnh hoặc một đoạn phim ngắn…
s Hãy dành một slide nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) vànên giới thiệu sơ qua phần đó đề cập đến vấn đề gì để HS dễ dàng có một tổng quan vềbài giảng, gây tâm lí chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.
Trang 39s Cần có một slide giới thiệu tài liệu tham khảo (sách, báo, tạp chí, website,…) đểHS khá giỏi nâng cao kiến thức.
s Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn như một câu chuyện đểchuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh hay một đoạn phim để lôi kéo học sinh trở về bàigiảng, đôi khi có HS nào đó bị mất tập trung.
s Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ slide này sangslide khác như một tấm “bảng kéo” nhiều lớp Muốn vậy, cần phải sử dụng cỡ chữ,kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng loại đề mục của bài học; cố gắng sắp xếp nộidung của một hoặc một số đề mục nằm gọn trong một slide; các nội dung khác khôngnhằm cho HS ghi hoặc vẽ theo (như chuyển tiếp giữa các mục, minh họa hình ảnh, môphỏng thí nghiệm,…) đều phải dùng các ô cửa sổ (xuất hiện rồi thoát) hoặc dùng liênkết (Hyper Link trong Insert), sao cho tồn tại từ slide đầu đến slide cuối vẫn là một nộidung chính của bài.
s Mỗi slide sau cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay về các slide trướcđể nội dung bài được liên tục, muốn vậy cần lập file riêng rồi dùng Hyper Link.
Một nghịch lí về sự “chú ý” là sự lạm dụng màu sắc (colour) hoặc các hiệu ứng(effect) có thể tập trung được sự chú ý của HS; xong sự chú ý đó lại không hướng vàonội dung bài học mà là sự tò mò về “sặc sỡ” của màn hình và “nhảy múa” của chữ Kết
quả thường nhận được là khi kết thúc giờ học thì bài học cũng thăng hoa.
1.6 Thực trạng sử dụng grap có ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiếtkế bài giảng hóa học.[11];[12];[17].
1.6.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nóichung [12]
Thực trạng về việc sử dụng PPDH HH ở các trường PT đã được nhiều tác giảđiều tra thống kê và trình bày trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới PPDH các mônkhoa học tự nhiên ở các trường THPT theo hướng hoạt động hoá người học”, ĐHSP,ĐHQG Hà Nội.
Bảng 1.1 Phần trăm số người sử dụng các PP và hình thức tổ chức DH.
Trang 40STTCác PP và hình thứctổ chức dạy học
Phần trăm số
không sửdụng (%)Rất
Nhận xét: GV rất hay sử dụng PP dùng lời, đồ dùng dạy học thường dùng làtranh ảnh, GV rất ít sử dụng thí nghiệm khi học bài mới cũng như ít sử dụng các PPgiúp HS rèn luyện tư duy, tự hoạt động mà hoạt động chính của HS là ghi chép mộtcách thụ động, ít suy nghĩ Việc sử dụng PP grap trong ôn tập còn ít được chú ý, PP lậpbản đồ tư duy được coi là PPDH mới và bắt đầu được quan tâm trong một số năm gầnđây.
1.6.2 Thực trạng sử dụng grap có ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kếbài giảng hóa học
Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ với 22 GV dạy hoá ở 3 trừờng THPTtrên địa bàn Đức Thọ về thực trạng thiết kế bài giảng điện tử theo PP grap trong các bàigiảng có kết quả như sau:
Bảng1.2 Phần trăm số người sử dụng PP grap và lược đồ tư duy khi tổ chức DH.