(NB) Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 1 dành cho Nam giúp người học có thể nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT NAM 1 NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC
(Dành cho Nam)
Lưu hành nội bộ
Năm 2019
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nước Việt Nam với 54 Dân tộc anh em đã tạo nên một nền Nghệ thuật múa dân gian phong phú, nhiều màu sắc Để đưa nội dung đó vào việc đào tạo, giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng giáo trình bộ môn múa này cần được bổ sung và hoàn chỉnh dần
Do hoàn cảnh địa lý và đặc điểm riêng biệt của từng vùng nên trong giáo trình này sẽ hệ thống lại những động tác cơ bản của một số dân tộc đặc trưng, tiêu biểu như: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc Khơ Mú, Dân tộc Lô Lô, Dân tộc Cao Lan, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Khơ Me, Khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn: Xơ Đăng, Cor, Gia Rai, Ba Na, Chăm H’Roi
Múa Dân gian dân tộc Việt Nam giúp cho các em học sinh nắm vững được phong cách, đặc điểm của từng dân tộc qua đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào các bài tập và thích ứng được với các tiết mục múa Dân gian truyền thống và hiện đại
cụ thể: Nắm vững luật động, phong cách, đặc điểm Múa các Dân tộc của toàn bộ hệ thống các động tác cơ bản Thể hiện trong những động tác múa sự điêu luyện, nhuần nhuyễn, biểu cảm, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ với âm nhạc (nhạy bén với các loại tiết tấu, có sắc thái rõ rệt)
Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy
và trò, tôi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực Tuy nhiên do tài liệu tham khảo còn thiếu nên giáo trình còn nhiều khiếm khiếm Trong quá trình sử dụng rất mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn
Lào Cai, năm 2019
Người biên soạn
Nguyễn Văn Mạnh
Trang 4MỤC LỤC
BÀI 1 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC KINH (PHẦN 1) 8
A THẾ CHÂN TAY CƠ BẢN 8
1.PHƯƠNGHƯỚNG 8
2.6THẾCHÂN-6THẾTAYCƠBẢN(*1) 8
2.1 6 THẾ CHÂN CƠ BẢN 8
2.2 6 THẾ TAY CƠ BẢN 9
B CÁC BƯỚC CHÂN CƠ BẢN 9
1.NHÚNMỀM(*3) 9
2 NHÚN CHUYỂN TRỌNG TÂM 9
3.XOAYMŨIGÓT(XOAY4HƯỚNG) 10
4.ĐITHẾ2A,B,C 10
4.1 ĐI THẾ 2 A (ĐI THẾ 2 BẰNG) 10
4.2 ĐI THẾ 2 B (ĐI THẾ 2 KIỄNG) 10
4.3 ĐI THẾ 2 C (ĐI LƯỚT) 11
5.ĐIQUẢCHÁM 11
C PHẨN TAY KHÔNG 11
1.GUỘNCỔTAY 11
2.HÁIĐÀOMỘTTAY 11
3.HÁIĐÀOHAITAY 11
4.GUỘNNGÓNTAY 12
5.GUỘNTAYTIÊN 12
6.XIẾNCHIMBAY 12
7.XIẾNCHIMKÊU 12
8.DỆTCỬI 13
9.GUỘNĐÈNA,B 13
9.1 GUỘN ĐÈN A (ĐỀU) 13
9.2 GUỘN ĐÈN B (ĐUỔI) 13
10.VUỐTGUỘNĐUỔIA,B,C(HẠ-TRUNG-THƯỢNG) 13
10.1 VUỐT GUỘN ĐUỔI A (HẠ) 13
10.2 VUỐT GUỘN ĐUỔI B (TRUNG) 14
10.3 VUỐT GUỘN ĐUỔI C (THƯỢNG) 14
11.QUAYNGANGDIĐỘNG 14
12.QUAYNGANGNHÚNKÝ 14
Trang 51.MÕMỜIA,B 15
1.1 MÕ MỜI A 15
1.2 MÕ MỜI B 16
2.MÕCHẤMCHÂN 16
3.MÕSỆT 16
4.MÕNHẢYQUAY 16
5.MÕĐỔICHỖ 16
6.ĐINGOÁYMÕ 17
BÀI 2 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC TÀY (PHẦN 1) 17
A PHẦN QUẢ NHẠC 18
1.DẬPGÓT 18
2.ĐIXỆT 18
3.SẢIBIOÓCA,B,C 18
3.1 SẢI BI OÓC A (TẠI CHỖ) 18
3.2 SẢI BI OÓC B 19
3.3 SẢI BI OÓC C 19
4.NHẢYĐẬPVAI 20
5.CHẦULIẾP 20
6.ĐIRUNGNHẠC 20
7.NHẢYRUNGNHẠC 21
BÀI 3 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 1) 22
A PHẦN KHÈN 22
1.3TƯTHẾCƠBẢN 22
1.1 TƯ THẾ 1 22
1.2 TƯ THẾ 2 22
1.3 TƯ THẾ 3 22
2.ĐITHƯỜNG 22
3.NHÚNCHUYỂNTRỌNGLƯỢNG 22
4.QUAYĐỔICHỖ 23
5.ĐÁNHCHÂNTẠICHỖ 23
6.NHẢYĐƯACHÂNTRƯỚC 23
7.NHẢYLƯỚT 23
8.CHỌIGÀ 23
BÀI 4 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC XƠ ĐĂNG 25
A NHÓM XƠ TENG 25
1.NHẢYNHÍCHTIẾNA,B 25
Trang 61.1 NHẢY NHÍCH TIẾN A 25
1.2 NHẢY NHÍCH TIẾN B 25
2.NHẢYNHÍCHNGANG 26
B NHÓM TƠ- ĐRÁ 26
1.ĐÁNHTRỐNG 26
2.NHÚNBẬTMÔNGA,B 27
2.1 NHÚN BẬT MÔNG A 27
2.2 NHÚN BẬT MÔNG B 27
Trang 7GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Múa Dân gian dân tộc Việt Nam 1
Mã môn học: MHT11.1
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học
Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 1 là học phần đầu tiên trong khối các học phần kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam
Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm
Mục tiêu môn học
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động một số dân tộc sau: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Xơ Đăng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên phân biệt được tính chất, phong cách của từng dân tộc đồng thời có thái độ tôn trọng và lòng yêu nghề
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH
Trang 8Bài 1 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC KINH (PHẦN 1) Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh phân biệt được phương, hướng 6 tư thế Tay- Chân cơ bản
Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt cho các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ
chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động dân tộc
Thế 2: Chân trái ở thế 1 Chân phải đặt trước chân trái, gót chạm vào mũi chân, trọng tâm ở chân trái
Thế 3: Chân trái ở thế 1 Gót chân phải đặt vuống góc giữa gan bàn chân Trọng tâm ở giữa
Thế 4: Chân trái ở thế 1 Chân phải đặt nửa trước của bàn chân (được gọi là mũi chân) sau gót chân trái, gót nhấc, trọng tâm ở chân trái
Thế 5: Chân trái ở thế 1 Chân phải đặt ở phía dưới mé ngoài chân trái, cách chân trái 1 bàn chân, gót chân phải ngang với mũi chân trái, trọng tâm ở giữa
Thế 6: Chân trái ở thế 1 Chân phải đặt mũi chân cạnh mé trong bàn chân trái, trọng tâm ở chân trái
Trang 9Thế 4: Tay phải ở thế 2, bàn tay trái ở ngang mông H6(*), khung tay như thế
3, lòng bàn tay hướng xuống đất
Thế 5: Tay phải để thế 2, tay trái sấp ngang cạnh vai, khung tay hình bầu dục, bàn tay dựng
Thế 6: Tay phải để thế 2, tay trái song song với tay phải nhưng để thấp hơn (bàn tay trái cao ngang khuỷu tay phải)
B CÁC BƯỚC CHÂN CƠ BẢN
2: Chân phải thấm dần bàn chân, qua trình làm lăn qua cạnh bàn chân
theo mé ngón út rồi trả về mũi chân đồng thời nhún xuống, chân trái nhấc gót (thế 4)
3: Gối 2 chân thẳng dần, chuyển trọng tâm về sau
4: Chân trái hạ gót rồi nhún, chân phải nhấc mũi, trọng tâm ở chân trái
Trang 10(* 1 ) Ở đây, các thế chân chỉ miêu tả một bên, tất nhiên còn có bên ngược lại (trừ thế 1) Cũng vậy, giáo trình này thường miêu tả, phân tích các động tác bắt đầu bằng chân phải, người học có thể suy ra cách làm phía bên kia (gọi là đổi bên) Các thế 4,5 và 6 đều có đổi bên Ngoài ra còn có tay “chống nạnh “ thường được dùng khi làm các động tác không có phần tay Nam thì chống lòng tàn tay, nữ thì chống
mu bàn tay trên xương hông, hai khuỷu tay ở ngang hai bên
(* 2 ) H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8: Viết tắt của hướng 1,2,3,4,5,6,7,8
(* 3 ) Nhún mềm sau đây gọi tắt là nhún
(* 4 ) Các số 1,2,3,4… thường để đếm nhịp nhạc, cũng có thể đếm phách nhạc Theo
đó “Tà” bằng một nửa nhịp hoặc một nửa phách Tất cả nhằm vào việc miêu tả, phân tích và tiếp thu động tác được dễ hiểu hơn
3 XOAY MŨI GÓT (XOAY 4 HƯỚNG)
1: Chân phải bước sang H7, đặt gót sát mũi chân trái, người cũng quay
sang H7, chân trái nhấc gót xoay theo 2: Bàn chân phải thấm dần, nhún chân phải, chân trái vẫn nhấc gót(thế 4) 3: Chân phải thẳng gối và xoay trên gót về H5, chân trái chuyển vị trí để
vẫn giữ ở thế 4, trọng tâm ở giữa
2: Bàn chân phải thấm dần, chân trái kiễng gót chân chuyển thành thế 4
Nếu đi lùi thì đặt mũi chân ở thế 4 rồi thấm dần đến nhún thế 2
4.2 ĐI THẾ 2 B (ĐI THẾ 2 KIỄNG)
1: Chân trái kiễng gót, chân phải nhấc lên trước chân trái
2: Chân phải đặt mũi chân ở thế 2, thấm dần rồi nhún mềm, chân trái
Trang 114.3 ĐI THẾ 2 C (ĐI LƯỚT)
Trên cơ sở đi thế 2A, tốc độ nhanh hơn, không có nhún, người êm
6: Chân phải đặt mũi chân rồi nhún cả bàn, trọng tâm ở chân phải, người
H1 7: Chân phải thẳng, chân trái bước lùi về H6
8: Chân trái đặt mũi chân rồi nhún cả bàn, trọng tâm ở chân trái, người
H1 Nếu muốn làm đổi bên thì ở phách 7, chân trái lùi về thế 1
C PHẨN TAY KHÔNG
1 GUỘN CỔ TAY
Bàn tay để dáng tay thế 2 cơ bản Gập cổ tay vào theo mé ngón út, xoay tiếp, duỗi cổ tay ra, dựng cổ tay, xoay tiếp trở lại dáng cơ bản Trong khi guộn cổ tay, khuỷu tay có ảnh hưởng chút ít, không để cho khuỷu tau khuỳnh lên hạ xuống
2 HÁI ĐÀO MỘT TAY
Chuẩn bị: Chân phải để thế 6, tay trái chống nạnh, tay phải để thế 2 thấp H2, bàn
tay dáng cơ bản ngửa, cao tầm ngực, thân trên hơi cúi H2, hơi nghiêng bên phải 1: Guộn cổ tay phải
2: Dựng cổ tay vuốt xuống sau mông phải, chân nhún, đầu cúi theo nhìn
tay phải Tà: Xoay cổ tay lại rồi vuốt lên thế chuẩn bị, chân trái thẳng, đầu ngẩng
lên, nhìn tay phải
3 HÁI ĐÀO HAI TAY
Chuẩn bị: Người H2, hai tay để thế 6 bên phải, thân trên nghiêng bên trái, đầu hơi ngửa nhìn tay, chân trái thế 6
1: Guộn hai cổ tay
2: Dựng hai cổ tay vuốt sát xuống người, chân nhún, đầu hơi cúi nhìn tay Tà: Xoay 2 cổ tay, dựng cổ tay vuốt lên thế 6, chân thẳng, đầu ngẩng lên
nhìn tay
Trang 124 GUỘN NGÓN TAY
Guộn ngón tay bao hàm cả guộn cổ tay, guộn ngón tay đồng thời với guộn
cổ, từ ngón út đến ngón trỏ đuổi nhau guộn vào phía ngón cái (ngón cái gập) rồi lại đuổi nhau guộn ra
Nếu guộn ngón tay ở thế 1 (tay phải thường ở trên) thì các ngón tay phải rồi các ngón tay trái đuổi nhau guộn vào rồi lại lần lượt như thế đuổi nhau guộn ra
5 GUỘN TAY TIÊN
1: Chân phải bước lên H2 (thế 3 rộng), người H2, hai tay ngửa từ bên đùi
vuốt lên cạnh tai (hẹp và thấp hơn thế 2) 2: Chân phải nhún, chân trái nhấc gót, hai tay guộn ngón cạnh tai rồi vuốt
đẩy ra bên cạnh xuống hai bên đùi, thân trên hơi cúi và hơi nghiêng bên phải, mắt nhìn H8
3: Chuyển trọng tâm về chân trái, hai tay vuốt lên như 1
4: Chân trái nhún, hai tay guộn như 2, thân trên hơi ngửa và hơi nghiêng
bên trái 5,6: Như 1,2
Tà 7: Chuyển trọng tâm về chân trái, người quay bên trái về hướng 7, chân
phải thu về đặt thế 6, hai tay ngửa vuốt lên trước bụng và guộn một cái rồi dựng song song cạnh nhau, lòng bàn tay H7, người và đầu nghiêng phải
Tà: Chân lên thẳng, hai bàn tay xoa hai vòng tròn nhỏ đối xứng nhau trước
bụng ( tay phải xoay theo chiều kim đồng hồ, tay trái xoay theo chiều ngược lại), thân trên nghiêng bên phải, mắt nhìn H7
8: Chân trụ nhún xuống, hai tay hơi thu về gần nhau, dáng người như Tà
6 XIẾN CHIM BAY
Chuẩn bị: Hai tay để xuôi hai bên đùi, lòng bàn tay hướng vào đùi
1: Nâng khuỷu tay, vẫy hai tay cao ngang vai bên cạnh, khung tay tròn và
sấp 2: Hạ khuỷu, vẫy hai tay xuống thế chuẩn bị, hai cổ tay hơi dựng tạo
khung vòng tròn ngược lại với 1
Có thể có vài cách làm khác:
- Khi tay hạ xuống thì co cánh tay lại, khi tay nâng lên thì duỗi cánh tay ra
- Làm ngược nhau: tay này hạ xuống thì tay kia nâng lên
7 XIẾN CHIM KÊU
Trang 131: Hai tay gập khuỷu hạ xuống, khuỷu tay thấp hơn vai, hai cổ tay ngửa,
thân trên nghiêng bên trái, người và mặt H2 Tà: Hai tay lại nâng lên ngang chán, khuỷu tay duỗi ra, người xoay dần về
H8 2: Hai tay lại hạ thấp xuống hơn vai, khuỷu tay thẳng, cổ tay gập mạnh
xuống, đầu và thân trên nghiêng bên phải, mắt nhìn H8
khuỷu tay ra trước)
9 GUỘN ĐÈN A, B
9.1 GUỘN ĐÈN A (ĐỀU)
Chân “đi quả chám” nhưng nhún vào phách nhẹ, bước vào phách mạnh
Tay di chuyển theo hình số 8 đứng, điểm thấp nhất (cũng là điểm xuất phát) ở cạnh hông, điểm cao nhất ở vị trí tay thế 3 Hai lòng bàn tay luôn ngửa
Chuẩn bị: hai tay cạnh hông, khung tay tròn, lòng bàn tay ngửa, ngón tay quay vào người
1: Bước chân phải, guộn nhẹ hai cổ tay, người H8, nghiêng bên phải 2: Bước chân trái, tay đưa ra ngang rồi nâng lên thế 3 ngửa, người H2,
nghiêng bên trái 3,4: Lùi chân phải rồi chân trái, xoay hai cổ tay mở ra ngang (thế 2 cao) rồi
lượn xuống qua trước ngực rồi hạ về thế chuẩn bị, người H1, không nghiêng
9.2 GUỘN ĐÈN B (ĐUỔI)
Luật động như “guộn đèn A”, làm hai tay ngược nhau Một lần đi quả chám phối hợp với hai lần guộn đèn, chân này bước thì tay kia ở trên cao
10 VUỐT GUỘN ĐUỔI A, B, C (HẠ- TRUNG- THƯỢNG)
10.1 VUỐT GUỘN ĐUỔI A (HẠ)
Trang 1410.2 VUỐT GUỘN ĐUỔI B (TRUNG)
Một tay trước ngược guộn cổ tay rồi vuốt ngang ra bên cạnh, thấp hơn vai trong khi tay kia ở bên cạnh xoay cổ tay rồi vuốt ngang vào trước ngực, hai khuỷu tay nâng Chân cũng đi quả chám, chân này bước thì tay kia trước ngực
10.3 VUỐT GUỘN ĐUỔI C (THƯỢNG)
Một tay ở trước chán và cao hơn chán, guộn cổ tay rồi vuốt xuống bên cạnh cao ngang vai, trong khi tay kia ở bên cạnh cao ngang vai xoay cổ tay rồi vuốt lên trước trán
Chân đi quả chám, chân này bước thì tay kia ở trên trán
11 QUAY NGANG DI ĐỘNG
Chân:
Tà: Chân phải bước một bước nhỏ sang H3 (đặt gót chân xuống sàn mũi
chân H3) người quay H2 1: Trọng tâm ở chân phải, không nhún
2 Tà: Vào nhịp 2 trọng tâm ở chân trái nhún xuống Chân trái bước tiếp sang
H3, đặt bàn, mũi chân H5 Tà: Chân phải bước và đặt mũi chân về H3 gần như thế 4 rộng
3: Hai chân vừa nhún vừa xoay tiếp theo chiều bên phải về H1 (xoay mũi
gót) Tà: Chân phải đúng thẳng lên đồng thời chân trái thu về thế 6
4: Chân trái đặt gót vào thế 3 rộng không nhún
Tay và thân trên:
Tà1, tà 2,tà
3:
Guộn ngón tay thế 4 rồi vuốt ngược nhau (để đổi thế 4) làm 3 lần, chân này bước thì tay kia cao, thân trên nghiêng bên chân bước, mắt nhìn hướng đi
Tà 4: Hai tay vuốt lên thế 6 sấp bên phải, guộn ngón rồi dựng bàn tay, hai
ngón tay trỏ và giữa chỉ dựng, các ngón tay còn lại nắm vào nhau Thân trên thẳng, mắt nhìn theo hướng tay
12 QUAY NGANG NHÚN KÝ
Nhịp 1 và nhịp 2: chân bước như động tác quay ngang di động
1: Chân phải bước sang H3 như động tác quay ngang di động, tay phải
chống nạnh, tay trái sấp vuốt từ cạnh hông trái sang hông phải, cổ tay phái trong đi trước, thân trên nghiêng bên phải
Chân bước tiếp về H3 rồi nhún hẫng nhẹ xuống, mắt nhìn tay trái,
Trang 15Tà: Chân phải đặt thế 4, chân trái vẫn nhún
3: Xoay người theo chiều bên phải về H2 (xoay mũi gót) thành chân
phải thế 6, tay trái dựng khuỷu tay vuốt về tay chống nạnh 4: Tay phải đưa ra H2 thấp làm động tác hái đào 1 tay
13 QUAY 1/2 VÒNG TẠI CHỖ (SOI GƯƠNG)
Chuẩn bị: Người H1, hai chân H1
Tà: Hai gối trùng
1: Chân phải sệt lên H1, bàn chân mở, người H1, nghiêng bên trái, hai
tay từ sau hông vuốt lên H1 2: Chân trái bước sệt qua thế 1 về thế 6, chân phải làm trụ, hai mũi
chân và người quay về H3 nhún, hai tay ngửa vuốt tiếp theo cho tay phải lên thế 3, tai trái cao ngang hông ở H1 rồi guộn ngón 1 lần, thân trên nghiêng nhiều sang trái, mặt nhìn H1
3,4: Chân phải kiễng rồi nhún, hai tay guộn ngón 2 lần, thân trên không
đổi 5,6: Chân phải và chân trái bước tiếp về H5, hai tay guộn thế 4 như quay
ngang di động, cuối cùng xoay người về H1, hai đầu gối trùng Tà: Chân phải rút về nhún thế 1, hai tay vuốt về tay thế 1
7: Hai chân kiễng, hai tay vừa guộn vừa đưa ngang mặt
8: Hai chân nhún thế 1, hai tay hạ xuống guộn thế 1
D PHẦN MÕ
1 MÕ MỜI A, B
1.1 MÕ MỜI A
Chuẩn bị: hai tay sấp để trước bụng, tay phải ở dưới
Tà: Chân trái bước tại chỗ, chân phải co lên, bàn chân phải cao ngang
bắp chân trái, tay trái hạ xuống, tay phải guộn nhẹ cổ tay đưa lên trên tay trái Đầu hất nhỏ 2 lần
1: Chân trái nhún, chân phải đưa lên đặt gót ở H2 (gần song song với
chân phải), bản tay trái sấp đỡ dưới khuỷu tay phải, người hơi cúi H2, nhìn tay phải gật đầu
Tà: Chân phải thu về thế 1, chân trái co lên, tay phải đưa về sấp trước
bụng, tay trái guộn cổ tay trươc bụng, đầu hất 2 lần