(NB) Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 cung cấp cho người học những kiến thức như: Múa cơ bản dân tộc H’Mông (phần 4); Múa cơ bản dân tộc Thái (phần 2); Múa cơ bản dân tộc Cao Lan; Múa cơ bản dân tộc Ba Na; Múa cơ bản dân tộc Cor. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT NAM 4 NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC
(Dành cho Nam)
Lưu hành nội bộ
Năm 2019
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nước Việt Nam với 54 Dân tộc anh em đã tạo nên một nền Nghệ thuật múa dân gian phong phú, nhiều màu sắc Để đưa nội dung đó vào việc đào tạo, giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng giáo trình bộ môn múa này cần được bổ sung và hoàn chỉnh dần
Do hoàn cảnh địa lý và đặc điểm riêng biệt của từng vùng nên trong giáo trình này sẽ hệ thống lại những động tác cơ bản của một số dân tộc đặc trưng, tiêu biểu như: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc Khơ Mú, Dân tộc Lô Lô, Dân tộc Cao Lan, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Khơ Me, Khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn: Xơ Đăng, Cor, Gia Rai, Ba Na, Chăm H’Roi
Múa Dân gian dân tộc Việt Nam giúp cho các em học sinh nắm vững được phong cách, đặc điểm của từng dân tộc qua đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào các bài tập và thích ứng được với các tiết mục múa Dân gian truyền thống và hiện đại
cụ thể: Nắm vững luật động, phong cách, đặc điểm Múa các Dân tộc của toàn bộ hệ thống các động tác cơ bản Thể hiện trong những động tác múa sự điêu luyện, nhuần nhuyễn, biểu cảm, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ với âm nhạc (nhạy bén với các loại tiết tấu,
có sắc thái rõ rệt)
Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và trò, tôi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực Tuy nhiên do tài liệu tham khảo còn thiếu nên giáo trình còn nhiều khiếm khiếm Trong quá trình sử dụng rất mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn
Lào Cai, năm 2019
Người biên soạn
Nguyễn Văn Mạnh
Trang 6GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Múa Dân gian dân tộc Việt Nam 4
Mã môn học: MHT11.4
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học
Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 3 là học phần thứ hai trong khối các học phần kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam
Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm
Mục tiêu môn học
Về kiến thức:
- Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản
- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động một số dân tộc sau: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Gia Rai, Dân tộc
Trang 7Bài 1 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 4)
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản
Về kỹ năng:
- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam
- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc
Nội dung chính
A PHẨN KHÈN
1 QUAY NHÍCH GÓT
Chuẩn bị: Chân thế 6, trái làm trụ
Tà: Thân trên và khèn ở thế cơ bản bên trái Chân phải bước ra hướng 3, cách
chân trái khoảng 2 bàn chân, 2 gối chùng, khèn nâng lên
1:
Chân phải đẩy thẳng gối và nhích gót để quay (theo chiều bên phải) khoảng ¾ vòng, đồng thời chân trái nhấc mạnh lên bên cạnh người như ở động tác “Vờn khèn” Khèn nâng lên ngang ngực và lăng theo tạo đà quay Tà: Theo đà quay, chân trái bước về, đặt và nhún ở vị trí ban đầu
2:
Chân phải sệt theo chụm vào thành thế 6, thân trên và khèn về thế cơ bản bên trái Có thể xoay ngược khèn khi quay (thân khèn đi trước ống khèn) Khi chụm chân thì xoay khèn xuôi lại
2 QUAY HẤT GÓT
Tà: Thân trên và khèn ở thế cơ bản bên trái Chân phải bước ra hướng 3 cách
chân trái 1 bàn chân, 2 gối chùng
1:
Chân trái hất mạnh gót, đồng thời chân phải đẩy thẳng gối và kiễng gót quay theo chiều bên phải, gối chân trái co vuông góc và ép vào gối chân phải Khèn nâng lên ngang ngực và lăng theo (tạo đà quay)
Trang 82:
Chân trái đặt và nhún thế 1, khèn trở về thế cơ bản bên trái Nếu muốn quay hất gót di chuyển thì phách tà bước ra hướng 3 cách chân trái 1 bước chân Có thể xoay ngược khèn khi quay, khi 2 chân nhún thế 1 thì xoay khèn xuôi lại Nếu quay nhanh liên tục thì vẫn để ngược khèn
2: Theo đà quay, nhảy mạnh về vị trí và thế chuẩn bị
4 ĐÁ XỆT CHÂN NGỒI CHÉO
Tà: Người hướng 8, chân trái nhảy mạnh lên, chân phải giờ đằng sau cao
450, hơi co gối hướng 4, khèn ở bên phải, thân trên cúi hướng 8 và nghiêng bên trái
1: Chân trái tiếp sàn cùng lúc chân phải đá sệt mạnh cạnh chân trái, mũi
chân đi trước, rồi nhảy 1 bước dài lên hướng 8, thân trên và khèn không đổi
2: Chân phải tiếp sàn, ngồi xuống nhanh, gối chống cao, chân trái thu
nhanh về quỳ cạnh chân phải, mu bàn chân đặt trên sàn, bắp chân trái đặt cạnh bàn chân phải Khèn chuyển sang bên trái Thân trên vẫn cúi, đầu nghiêng bên phải, nhìn xuôi hướng 2
5 CHỌI GÀ B
Tà: Chân phải bước lên hướng 2
1: Chân phải nhảy tại chỗ, chân trái và khèn đưa lên thế có bản cao bên
phải (chân cao 900, khèn ngang vai), thân trên nghiêng bên trái
Tà: Chân trái bước lên hướng 8, chân phải và khèn đưa lên thế cơ bản bên
trái, thân trên nghiêng bên phải
2 tà: Chân trái nhảy tại chỗ 2 lần, chân phải đá mạnh mé ngoài bàn chân đá
2 lần về hướng 4
3 tà 4: Đổi bên (với tà-2-tà)
Trang 9Tà: Quay nửa vòng theo chiều bên trái để làm đổi bên từ đầu
6 QUAY 1 CHÂN
Chân động ở thế cơ bản cao Chân trụ vừa nhày nhỏ vừa quay nhanh, gối hơi chùng, không chuyển vị trí Thân trên giữ thế cơ bản, không nhấp nhô, khèn cao ngang ngực
7 QUAY NGỒI
Chuẩn bị: Ngồi kiễng 2 gót chân, 2 gối khép, đùi song song với sàn
Hai chân vừa nhảy nhỏ vừa quay nhanh, không chuyển vị trí, không nhấp nhô Thân trên giữ thế cơ bản, khèn cao ngang ngực
Trang 10Bài 2 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC THÁI (PHẦN 2)
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản
Về kỹ năng:
- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam
- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc
Nội dung chính
1 CHỌI GÀ
Chuẩn bị : Người đứng H1 chân thế 1 rộng , hai gối hơi trùng xuống, tay đàn cơ bản
1 tà 2: Hai gót vừa nhích vừa xoay dần về H7 nhích theo từng phách Quá trình
chuyển , người nghiêng sang trái, mắt nhìn lên cần đàn H6, người H7
3 tà 4: Nhích gót và xoay đổi hướng sang H3 Quá trình chuyển người hơi
nghiêng sang trái
5 tà 6: Chân trái đưa lên H1 thành T3 rộng, người giữa H2 và H1 Dậm chân trái 2
cái thành tiếng vào nhịp mạnh, khi dậm trọng tâm hơi đổ sang chân trái Tay đàn : Cần đàn đưa ra H1 chúc xuống hất lên 2 lần (hất lên vào phách mạnh theo chân dậm , chúc xuống vào phách nhẹ) Người nghiêng theo chân trái, mắt nhìn cân đàn
7 tà 8: Chân trái bước 1 bước tấn sâu xuống, trọng tâm và người đổ sang chân trái,
chân phải sau gần thắng Cần đàn đưa thẳng theo hướng chân trái, nguyên thế đó nhảy xét 3 cái (tà 7 tà), nhịp 8 hai chân nhảy nhẹ đồng thời quay người nhanh theo chiều trái về H5, hai chân tiếp đất vào phách tà ở thể 1 rộng, đàn và người vòng theo hướng quay lật Sau đó tay đàn về thể cơ bản, tiếp tục từ đầu Hoàn thành công tắc 8 nhịp 2/4 Tính chất động tác vui
vẻ khoẻ
2 PHÁ MÁ HÍNH
Có 2 phần:
Trang 11- Tà 1 tà 2 tà 3 tà 4 nhún tại chỗ 4 cái giống nữ
- Tà 5 tà 6 tà 7 tà 8 nhẩy đổi chỗ qua nhau
Tay: Tay trái cảm cần đàn giữ khung , tay phải cầm bầu đàn ngoáy nhẹ ,
chân nào bước đàn đưa sang bên đó Chú ý : Đàn vừa đưa sang vừa ngoáy bầu đàn và chỉ đưa đến trước bụng trái hoặc bụng phải
Vào nhịp 5 tà: Chân trái bước sang ngang H7 nhảy nhẹ tại chỗ, chân phải có
ngang bắp chân trái, đàn đưa cao sang trái, mắt nhìn cần đàn
6 tà: Chân phải nhảy tiến về H1, đàn đưa cao trước ngực, mặt nhìn đàn
7 tà: Chân trái nhảy lùi H6 người xế H8 (né) đàn đưa cao sang trái, mắt
nhìn H1
8 tà: Chân phải bước dài lên H2 rồi nhảy quay về H5 đổi chỗ qua nhau
Chân trái có ngang bắp chân phải Cần đàn vớt từ dưới vuốt chéo lên sát theo chân trái đồng thời người xoay đổi hướng, đàn trở về
tư thế cầm tự nhiên Người nghiêng theo cần đàn (bên trái) Khi đổi 2 người :
- Nhịp 5 tà : Hai người cùng nhảy sang ngang
- Nhịp 6 tà : Hai người cùng nhảy vào đưa đàn đối diện
- Nhịp7 tà : Hai người cùng nhảy lùi xế sau
- Nhịp 8 tà : Hai người nhảy đổi chỗ qua nhau cảm giác né để hai cần đàn vuốt chéo qua nhau
Tính chất tươi rộn ràng
3 BƯỚC VỘI
Chân bước và dáng người giống nữ
Quá trình đi tay đàn trao nhẹ vòng - 2 tay đuổi ngược nhau Tay nhải vòng lên thì tay trái vòng xuống hoặc ngược lại khi đi chân trái trước, chân phải kéo về (H2) Tay phải trao bầu đàn lên hai vòng (theo chiều kim đồng hồ)
Cuối vòng thứ 2 kéo về cùng chân phải
- Cần đàn ở phía trước
- Khi đi chân phải trước, chân trái kéo về (H2) tay phải trao bầu đàn vòng xuống
Trang 12ngược chiều kim đồng hồ
Cuối vòng thứ 2 tay trái cầm đàn kéo về phía sau cùng cần đàn H6
4 QUAY ĐÀN
Phần chân:
Tà 1 tà 2: Chân bước 3 bước trái, phải, trái nhún đồng thời, Chân phải từ sau xét
lên vẽ vòng sang phải và xoay người sang phải nửa vòng ( từ H1 về H5 )
1 tà 2 tà: Dùng cổ tay trao đàn nhẹ 2 vòng theo chiều kim đồng hồ và theo từng
phách vào tà lần 2 tay phải lượn theo chân phải vẽ
3 tà 4 tà: Tay trao 1 lần như trên, đến tà lần 2 tay phải vòng lên ngược lại để tay
trái lượn xuống theo chân trái vẽ
5 tà 6: Nhắc lại như 1 tà 2 tà
7 tà 8: Giơ cao đàn trên đầu Cuối N8 tay đàn hạ về thế cầm đàn cơ bản khi
bước người thẳng, khi vẽ người, vai và đàn lượn theo chân vẽ Tính chất động tác vui tươi Hoàn thành động tác 8 nhịp 2/4
Trang 13Bài 3 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC CAO LAN
Mục tiêu
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản
Về kỹ năng:
- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam
- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc
1, 2: Tay trái đưa lên H1, cao ngang mặt rồi gập khuỷu tay, bàn tay ở trước vai
và cao hơn vai, mu bàn tay H7
3: Duỗi khuỷu tay ra đằng trước cho cánh tay thắng, cao ngang trán mu bàn
tay vẫn ở H7 Tay phải đưa ra phía sau xuôi 45o, mu tay H3 Ngực quay H2, người hơi cúi về H1 (theo tay duỗi ra)
4, 5: Như 1, 2, người trở về H1
Chú ý: Tay đưa ra trước có đẩy vòng, kéo về có hạ khuỷu tay
2 PHÁT NƯƠNG
1: Chân phải gập đầu gối, đặt bàn chân sau bắp chân trái, đấu g cổ chân và
bàn chân để tự nhiên Tay phải đưa lên thế 1 nhưng sang trước nách trái Người vẫn H8
Tà: Chân trái nhảy một bước nhỏ lên H2
2: Chân phải duỗi mạnh ra H2 cho thẳng đầu gối, đặt nửa bàn trên sàn, đầu
gối vẫn ở H2, tay phải phát mạnh chéo xuống tay phía ngoài đi trước,
Trang 14cuối cùng dừng ở H2, khuỷu tay thẳng, ngực H8, đầu và người nghiêng sang H2, mặt cũng quay sag nhìn xuôi theo tay phải
3 tà 4: Như 1 tà 2
5 tà 6: Như 1 tà 2
Tà 7: Như 1 tà 2 nhưng nhanh gấp đội, chân trái nhảy nhỏ hơn tà trước 2, chân
phải khi duỗi ra thì chuyển nhanh trọng tâm sang chân ấy Ngực vẫn H8 Người và đầu vẫn nghiêng về H2
8: Chân trái bước trước chân phải lên H2 một bước rộng và chuyên nhanh
trọng tâm sang chân trái Chân phải như 1 Tay phải đưa vẻ như 1, tay trái đưa lên đặt dưới tay phải như thế 1
Tà: Chân trái như tà trước 2
9: Chân phải duỗi mạnh đầu gối rồi đặt rộng ra H2, chuyến trọng tam sang
chân phải, đầu gối vẫn H2 Hai tay phát mạnh, tay phải phát chéo xuống H2, tay trái phát chéo lên H6 Cuối cùng hai tay tạo thành một đường chéo Ngực vẫn H8, người và đầu vẫn nghiêng về H2, nhìn xuôi theo tay phải
3 TRA HẠT
1, 2, 3: Như động tác “Đi nương"
4: Tay phải co trên vai phải, bàn tay ngửa, ngón tay H4 Đồng thời tay trái đưa
lên cao rồi đưa vòng về vô bàn tay vào bàn tay phải, các ngón tay trái ấp lên các ngón tay phải Ngực H2 Đầu vừa ngửa về H4, vừa quay sang H3, nhìn vào tay Chân phải bước lùi về H4, đặt cả bàn chân, đồng thời chân trái kéo
vế đặt ở thế 3 cao ngang bắp chân (ở phách này mô phỏng động tác lấy hạt ở gùi đeo sau lưng)
5: Chân phải nhảy tại chỗ, đồng thời chân trái hạ xuống thế 3 rộng (cách
khoảng một bàn chân) Tay phải đưa sấp xuống sau hông phải Tay trái (ngón tay đi trước), đưa vòng lên cao rồi vòng xuống dừng trước ngón chân trái (cách khoảng 10cm), bàn tay ngừa, khuỷu tay và cổ tay cong Người cúi
và hơi nghiêng theo tay trai, nhìn theo tay (mô phỏng động tác tra hạt trong lao động làm nương rẫy)
4 XÚC TÉP
Chuẩn bị: Người và chân như động tác “Phát nương" Tay để thế 6 thấp, bên trái, bàn tay trái sấp
Trang 151: Chân phải như động tác “Phát nương"
Tà 2: Hai chân như động tác “Phát nương", tay trái đánh cánh tay dưới chéo
xuống H2, tay phải đánh cánh tay dưới chéo xuống H2, cuối cùng dừng ở H2, cao ngang thắt lưng, bàn tay ngửa, cánh tay thẳng
3: Chân như 1, hai tay đánh ngược lại với tà 2 để trở về tư thế chuẩn bị
Tà 4: Như tà 2
5 tà 6: Như 3 tà 4
Tà 7: Như 3 tà 4 nhưng nhanh gấp đôi
8: Chân trái dậm chân tại chỗ, đồng thời chân phải co về cao 45o, đầu gồi
cong, H2 Hai tay đánh ngược về thế 6, H6, bàn tay trái ngừa, bàn tay phải sấp Ngực H8, người và đầu nghiêng về H6
9, 10: Bàn chân phải dậm đêm ở thế 3 rộng rồi nhảy quay một vòng + 1/4 vòng
theo hướng bên phải, kết thúc hai chân về thế 1, hai tay, đầu và người đổi bên so với 8, trong khi nhảy quay, chân trái hất gót và úp đầu gối Các động tác trong phần I trên đây mô phỏng theo những động tác lao động sản xuất của đồng bào Cao Lan nên cần được làm với tính chất khỏe khoắn, sôi nổi và hồn nhiên
5 MÀI DAO
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1
1: Chân phải dậm ở phía trước, cách vị trí chuẩn bị khoảng một bàn chân,
đồng thời chân trái nhấc lên H8, hai tay năm sắp cũng đưa lên phía trước
2: Chân trái nhảy nhẹ tại chỗ, chân trái đưa lên cao 45°, H8, đầu gối hơi cong
và hơi mở, bàn chân móc Hai tay đưa iên trước ngực rối co khuỷu kéo vòng về sau, tạo ra vòng tròn nhỏ, cuối cùng có nhấn dọc cổ tay đẩy ra trước, tay phải cao hơn tay trái, hai khuỷu tay nâng, hai khung tay tạo thành một mặt phẳng nghiêng về chân trái, đồng thời chân trái cũng đạp ngược thành một vòng tròn nhỏ theo tay (mô phỏng động tác mài dao bằng chân cùng với hai tay), ngực H2 Người nghiêng về H8 Nhìn xuôi chân trái
3: Giữ nguyên tư thế trên, chân phải nhảy nhẹ tại chỗ, hai tay nhấn dọc cổ tay
như phách 2
4: Đứng yên