1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 5 (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

32 27 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 914,53 KB

Nội dung

(NB) Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 5 cung cấp cho người học những kiến thức như: Múa cơ bản dân tộc H’Mông (phần 4); Múa cơ bản dân tộc Dao; Múa cơ bản dân tộc chăm H’Roi; Múa cơ bản dân tộc Cờ Ho. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT NAM 4 NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC

(Dành cho Nam)

Lưu hành nội bộ

Năm 2019

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nước Việt Nam với 54 Dân tộc anh em đã tạo nên một nền Nghệ thuật múa dân gian phong phú, nhiều màu sắc Để đưa nội dung đó vào việc đào tạo, giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng giáo trình bộ môn múa này cần được bổ sung và hoàn chỉnh dần

Do hoàn cảnh địa lý và đặc điểm riêng biệt của từng vùng nên trong giáo trình này sẽ hệ thống lại những động tác cơ bản của một số dân tộc đặc trưng, tiêu biểu như: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc Khơ Mú, Dân tộc Lô Lô, Dân tộc Cao Lan, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Khơ Me, Khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn: Xơ Đăng, Cor, Gia Rai, Ba Na, Chăm H’Roi

Múa Dân gian dân tộc Việt Nam giúp cho các em học sinh nắm vững được phong cách, đặc điểm của từng dân tộc qua đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào các bài tập và thích ứng được với các tiết mục múa Dân gian truyền thống và hiện đại

cụ thể: Nắm vững luật động, phong cách, đặc điểm Múa các Dân tộc của toàn bộ hệ thống các động tác cơ bản Thể hiện trong những động tác múa sự điêu luyện, nhuần nhuyễn, biểu cảm, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ với âm nhạc (nhạy bén với các loại tiết tấu,

có sắc thái rõ rệt)

Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và trò, tôi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực Tuy nhiên do tài liệu tham khảo còn thiếu nên giáo trình còn nhiều khiếm khiếm Trong quá trình sử dụng rất mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn

Lào Cai, năm 2019

Người biên soạn

Nguyễn Văn Mạnh

Trang 6

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Múa Dân gian dân tộc Việt Nam 5

Mã môn học: MHT11.5

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học

Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 3 là học phần thứ hai trong khối các học phần kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam

Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm

Mục tiêu môn học

Về kiến thức:

- Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản

- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )

- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam

Về kỹ năng:

- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động động tác

- Tăng cường các phần kỹ thuật, kĩ xảo, tiếp tục phát triển động tác khó, phức tạp

- Phát huy tối đa khả năng đặc biệt của mỗi học sinh

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên phân biệt được tính chất, phong cách của từng dân tộc đồng thời có thái độ tôn trọng và lòng yêu nghề

NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH

Trang 7

Bài 1 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 5)

Mục tiêu

Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản

Về kỹ năng:

- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )

- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam

- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc

- Tăng cường các phần kỹ thuật, kĩ xảo, tiếp tục phát triển động tác khó, phức tạp

- Phát huy tối đa khả năng đặc biệt của mỗi học sinh

Nội dung chính

A PHẨN KHÈN

1 ĐÁNH CHÂN CAO

1: Chân phải bước lên hướng 1, tay trái sấp cầm khèn đưa lên trước, tay phải

sấp đưa lên bên cạnh

Tà:

Chân phải nhảy nhỏ lên hướng 1, chân trái nhấc cao 250 sau chân phải, tay trái trước ngực, khuỷu nâng, tay phải xuôi bên vai phải, đầu nghiêng bên phải

2:

Chân phải nhảy nhỏ lên hướng 1, chân trái đưa lên trước chân phải, cao

900, tay trái sấp hạ khèn xuống rồi ra xuôi bên vai trái, tay phải sấp hạ xuống rồi đưa lên trước ngực

Tà: Chân trái hạ xuống nhún lấy đà, 2 tay cùng hạ xuống

3:

Nhảy đá cao, hai chân cắt chéo (chân phải đá trước) hướng 1, tay trái lên thế 3, tay phải vòng qua đằng sau rồi vươn ra trước đập bàn tay vào mu bàn chân trái (đang đá lên)

Tà: Chân trái hạ xuống, xoay người theo chiều bên phải về hướng 7

Trang 8

4:

Chân phải đặt cách chân trái 1 bước chân, ngồi xuống trên gót chân phải kiễng, chân trái đặt bên cạnh người (như ngồi đưa chân A), thân trên nghiêng bên trái Trong lúc đó 2 tay cầm khèn ngược ở trước ngực xoay theo người rồi hạ xuống bên phải (khi ngồi)

2 ĐÁ HẤT CHÂN CAO NGỒI

Chuẩn bị: ngồi ở hướng 3 trên gót chân phải kiễng, chân trái đặt bên cạnh như “Ngồi

đưa chân A” Khèn ở bên phải, thân trên nghiêng bên trái

Tà: Nhổm người lên, chuyển trọng tâm sang chân trái

1:

Nhảy ngang lê hướng 1, đá bàn chân hải vào bàn chân trái, chân phải tiếp đất nhín ở vị trí chân trái, chân trái hất tung lên cao 900, thân trên nghiêng bên phải

2:

Dùng sức bật của chân phải, nhảy cao quay nửa vòng (sang hướng 7) Khi tiếp sàn thì ngồi trên gót chân trái Chân phải cũng tung lên cao rồi thu về đặt bên cạnh người Khèn đưa lên cao ngang ngực rồi cũng thu

về bên trái

3 NGỒI A, B, C

3.1 NGỒI A

Chuẩn bị: Như “Quay ngồi”

- Nhảy ngồi, chân phải tiếp sàn tại chỗ, kiễng gót ngồi trên chân phải, chân trái đưa sang bên cạnh, đặt mé trong bàn chân trên sàn, gối gập và ép xuống

Trang 9

- Nhảy ngồi, 1 chân tiếp sàn đặt cả bàn, gối chống và khép, chân kia quỳ, mu

bàn chân trên sàn, bắp chân quỳ cạnh bàn chân chống Ngồi hờ trên hai chân

- Đổi bên

- Có thể nhảy ngồi tại chỗ hoặc có thể di chuyển lên phía trước

4 CHIỀNG TƯƠNG

Tà:

Chân phải thế 6, thân trên và khèn ở thế cơ bản bên trái

Chân phải co lên đạp ngược

1: Chân trái nhảy tại chỗ, chân phải đặt ở thế 6, thân trên và khèn không đổi

2: Chân phải vừa đạp ngược vừa nhảy ngang sang phải 1 bước rộng, chân trái

co lên rồi thu nhanh về thế 6, thân trên và khèn đổi bên

3-4: Đổi bên

5-tà-6-tà: 4 bước “nhày chân sáo” (chân phải trước) lùi về hướng 6 Thân trên và tay

khèn đổi bên

7: Chân phải đạp ngược rồi 2 chân chạy lên hướng 8, tay trái cầm khèn ngửa

cũng vòng ngược theo chân phải, tay phải ở thế 3

8:

Chân trái dậm lấy đà rồi nhày quay 1 vòng trên không theo chiều bên trái, trong khi nhày 2 gối mở, 2 bàn chân co và đạp 2 gan bàn chân vào nhau, 2 tay ở thế 3 Khi tiếp sàn thì nhún thế 1, tay trái cầm khèn ngửa trước ngực, tay phải ở thế 3

1 tà 2 tà 3 tà 4 : Tay đẩy trượt gậy tiền lên xuống 3 lần chéo ở H8 kết hợp nhún

dập dình 3 lần theo tay Tay trái đập đuôi gậy tiền tạo đà, tay phải quay gật tiền vẽ 1 vòng tròn lia gậy từ H8 sang H4

5 tà 6 tà 7 tà 8: Nhịp 5 thân trên vặn theo đà gậy, người cúi về phía trước Sau đó

trả gậy về đặt tay trái và gậy trên vai rồi trở về vị trí ban đầu

Trang 10

6: Trả tay về lấy đà hất tay vung lên cao trên đầu

7: Gỗ đuôi gậy xuống sàn, người cúi về trước, chân thế 3 rộng nhún

1 tà 2 : Chân trái làm trụ Chân phải co cao 90o Tay cầm gậy tiền

trước mặt, gậy dựng dọc song song với người 3 phách đầu tay trái vỗ vào tay phải cầm gậy 3 cái Chân trái làm trụ nhảy nhivhs 3 cái Chân phải giữ nguyên đánh lúc lắc sang 2 bên 3 cái theo nhịp tay đánh

3 tà 4: Chân về trung bình tấn, người hơi cúi đở về trước Tay cầm gậy

tiền gõ đuôi gậy tiền 3 cái xuống mặt sàn

5, 6, 7, 8: Quay hất gót 2 cái sang H3 (mỗi 1 vòng quay 2 nhịp)

Trang 11

4 QUAY HẤT GÓT

Giống quay hất gót của khèn Tay cầm gậy tiền đặt trên vai, lấy đà ở đuôi gậy để quay

5 NHẢY QUAY

Chuẩn bị: Người tấn xuống, chân thế 1 rộng

Quay nhảy lên trên không( giữ nguyên trạng thái trung bình tấn lấy đà nhảy và quay trên không )

Trang 12

Bài 2 MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC DAO

Mục tiêu

Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản

Về kỹ năng:

- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu )

- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam

- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc

- Tăng cường các phần kỹ thuật, kĩ xảo, tiếp tục phát triển động tác khó, phức tạp

- Phát huy tối đa khả năng đặc biệt của mỗi học sinh

1: Chân phải làm trụ nhún xuống, dừng ở dưới, chân trái đưa ra trước móc

mũi chân, đặt gót trên sàn, thân trên cúi xuống, hai tay bắt chéo qua nhau

ở trước mặt, lòng bàn tay ngửa, tay phải ở trên

2: Vẫn giữ nguyên chân và lưng cúi, hai tay vừa sấp bàn tay xuống vừa mở

ra hai bên, nâng khuỷu tay tạo thành vòng cung, bàn tay về hướng 8 và hướng 2, xuôi thấp dưới vai, mặt nhìn tay trái

3: Nhún lên đứng thẳng dậy, thu hai chân về thế 1, hai tay đẩy thẳng lên

trời, duỗi căng

Tà: Nhún nhanh, mạnh và sâu xuống thế 1, hai tay gập mạnh xuống hai vai

Trang 13

4: Chân vẫn nhún, chuyển chân trái làm trụ, đưa nhanh chân phải ra trước,

xế hướng 2, móc mũi chân đặt gót trên sàn Hai tay từ vai đẩy nhanh và dứt khoát lên thế 5, thế vuông thước thợ: Tay trái cao, tay phải ngang, xế hướng 2, hai cánh tay thắng căng, mặt nhìn tay phải, thân trên ngả về hướng 6

1.2 CHÀO B

Chuẩn bị: Hướng 1, chân thế 1, hai tay xuôi Hoàn thành mỗi động tác trong 2 phách trống

Tà: Hai tay đưa về thế bắt chéo trước bụng, lòng bàn tay ngửa

1: Bước chân phải sang ngang (sang phải) thu ngay chân trái vào sau gót chân

phải (đặt mũi chân trên sàn)

Chú ý: Bước rộng, có nhấn, khỏe, dứt khoát, thân thắng, kiêu hãnh Hai tay

từ vị trí bắt chéo ở đằng trước vừa rung chuông vừa đánh võng xuống mở

ra hai bên cạnh, hai bàn tay sấp

2: Chân phải nhún giật xuống sâu và dừng ở dưới, chân trái dừng ở thế ký

nhún Hai tay đánh vào, bắt chéo nhau ở trước bụng, lòng bàn tay ngửa tay phải ở trên, thân trên và đầu cúi chào Động tác được tiếp tục đổi bên

2 LẮC CHUÔNG A, B

2.1 LẮC CHUÔNG A

Chuẩn bị: Hướng 1, chân thế 1, tay chuông ngang trước bụng, tay trái xuôi tự nhiên

1, 2, 3, 4: Nhún tại chỗ 4 cái, tay phải vẩy chuông ngay trước bụng 4 lần, tay trái

xuôi tự nhiên

5, 6: Bước chân sang ngang (sang trái) nhún một cái và thu chân phải vào thế

1 nhún cái thứ hai, lắc chuông dọc hai cái ở trước bụng

7, 8: Làm đổi bên

1, 2: Chân trái bước sang ngang nhún một cái, thu chân phải vào thế 1 nhún

cái thứ 2 tay chuông vẽ thành một vòng tròn như sau: Đánh dọc xuống trước bụng, đưa sang phải, rồi vòng lên cao tới vai phải rồi lại vòng vào trước ngực đánh xuống dọc theo khung áo, dừng ở trước bụng

Trang 14

3, 4: Chân phải bước sang ngang nhún 1 cái thu chân trái vào thế 1, nhún cái

thứ 2 tay phải vẩy chuông hai cái trước bụng

5, 6: Chân làm giống như 1, 2 nhưng tay vẽ vòng ngược lại

7, 8: Làm giống 3, 4

Chú ý: Động tác có thể bước chân nào cũng được nhưng tay chuông không đổi

2.2 LẮC CHUÔNG B

Chuẩn bị: Hướng 1, chân thế 1, hai tay xuôi tự nhiên

1: Bước chân trái sang ngang, chân trái làm trụ, chân phải ở bên cạnh lên

gót Hai tay đẩy lên cao, cánh tay thẳng, hơi căng

2: Thu chân phải vào thế 1, nhún giất xuống đồng thời gập mạnh tay phải

xuống vai, tay trái hạ xuống ngang có sức giật khoẻ

- Bước về bên nào thì tay đẩy về bên đó

- Khi chân nhún: Tay từ trên cao hạ xuống giật khỏe 1 tay gập trên vai, 1 tay duỗi thẳng bên cạnh

1, 2: Bước chân trái tiến thẳng về trước rồi thu chân phải về thế 6 nhún vào

nhịp 2 Khi chân trái bước hai tay nâng lên thế song song thắng đằng trước, hai bàn tay sấp nắm hờ Khi chân nhún hai tay gập vào ngang vào

mỏ ác, bàn tay ngửa vẫn nắm hờ

3, 4: Chân phải lùi về sau thu chân trái về thế 6 nhún vào nhịp 4 Tay làm

giống như (1, 2)

5, 6: Chân và tay làm giống như 1, 2

7: Chân phải bước lùi về hướng 5, hai tay đưa song song về trước

Trang 15

8: Chân trái xệt thẳng về sau thành thế ký rộng, gót chân nhấc khỏi sàn

Hai tay buông xuông theo hông, thân trên cúi, mặt nhìn xuôi theo tay trái

Chú ý: Khi tiến điểm nhấn động tác tay là quá trình kéo, thu vào mạnh và dừng ở mỏ

ác, tuy nhiên trước khi thu vào phải có duỗi, khi lùi thì đẩy ra là chính

3 CHUÔNG KHỔ 5

Chuẩn bị: Hướng 1, chân thế 1, tay phải cầm chuông nằm ngang trước bụng, tay trái cầm phách xuôi theo người Hoàn thành mỗi động tác trong 1 khổ trống 5 phách

Tiến lùi thẳng:

1, 2: Nhún xuống đẩy lên 1 cái Tại chỗ ở thế 1 Tay phách đưa dần lên, vẽ

thành một vòng tròn nhỏ bầu dục ở phía trước ngực lệch sang bên trái Vào nhịp 2 hất mạnh đầu phách hơi vát ngửa lòng bàn tay Vai trái hơi đẩy về trước Mắt nhìn tay phải

3, 4: Nhún nhồi hai cái ở thế 1 Tay phách đưa dần về sau, mu bàn tay H7,

thân cúi, vai trái về sau, mắt nhìn xuôi theo tay phách

5: Nhún đẩy lên đồng thời bước chân trái về trước 1 bước, tay phách theo

đường võng đánh về trước, cánh tay thẳng tự nhiên, bàn tay sấp

Chú ý: Chân trái vừa bước lên thì chân phảt thu vào thể 1 ngay, để nhịp 1 là hai chân

đã ở thế 1 và có thể làm tiếp luôn, tiếp tục tiến lên như trên hoặc lùi Nếu làm lùi thì (1, 2, 3, 4) cũng giống hoàn toàn như tiến chỉ khác là (5) lùi bằng chân phải

- Trong quá trình làm tay phải luôn rung chuông theo nhịp ở trước bụng

Quay bốn hướng:

- Quay chiều trái:

Làm theo quy luật của động tác tiến Chuyển hướng vào phách 5 chân trái tiến

- Quay theo chiều phải

Làm theo quy luật của động tác lùi Chuyển hướng vào phách (5), chân phải lùi

Chú ý: Khi quay trái thì tay trái đánh vát lên vào phách (5) hơi lái sang trái một chút

Trang 16

4 CHUÔNG KHỔ 7 A, B

4.1 CHUÔNG KHỔ 7 A (Bước chuyển hướng)

Chuẩn bị: Hướng thẳng, chân thế I, hai tay xuôi Hoàn thành mỗi động tác trong một khổ trống 7/4

1: Bước chân phải tiến lên hướng 2

2: Sượt chân trái qua cạnh mé trong của bàn chân phải về hướng 1 Trong hai

phách trên: Tay chuông lắc hai cái, tay phách vẽ đóng dần vào vòng cung nhỏ trước ngực

3 tà 4: Đặt chân trái xuống, bước tiếp luôn chân phải lên trước, chân trái gần như

nhảy nhỏ tại chỏ, đồng thời xoay theo chiều trái, quay mặt về hướng 5, lưng về hướng 1, nhấc chân trái lên đằng trước 45° hơi mở gót, chân phải làm trụ nhún xuống Tay chuông lắc một cái (vào 3) rồi vấy chuông ngoáy tròn và hơi đưa ra trước (vào 4), kết thúc bàn tay ngửa Tay phách vòng về sau lưng, thân cúi vai phải về trước dáng như đấu kiếm

Tà 5: Hạ chân trái xuống, gần như thế IV Ballet nén xuống, kéo giật chuông về

gần người, thân vẫn cúi, bàn tay vẫn ngửa Chú ý dùng khuỷu tay để kéo, tay phách dừng ở sau lưng

Tà 6: Bước chân phải về trước, hướng 5 vẫn nén, chọc chuông ra trước bàn tay

sấp, cánh tay thẳng, tay phách vẫn ở sau lưng

Tà 7: Nhún lên, đồng thời nhún chân trái về thế 1 xoay chiều phải 1/2 vòng về

hướng 1 Tay chuông thu về lắc một cái, tay phách đánh lên trước

4.2 CHUÔNG KHỔ 7 B (Nhảy chuyển hướng)

Chuẩn bị: Hướng thẳng, chân thế 1.Hoàn thành mỗi động tác trong một khổ trống 7/4

1: Chân phải bước xế lên hướng 2, lắc chuông một cái, tay phách đóng

vào vòng cung trước ngực

2: Thu chân trái về thế I hẹp, nhảy dập xuống bằng cả hai bàn chân ở

hướng 2, lắc chuông cái thứ hai, tay phách vẫn giữ nguyên vòng cung 3: Bước chân trái xế lên hướng 8

Tà 4: Bước tiếp chân phải lên trước chân trái, đặt ngang mũi chân hướng về

hướng 7, tay phách vòng về sau lưng, tay phải lắc chuông cái thứ 3 và 4

Ngày đăng: 15/07/2021, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w