1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng

106 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội Chi Nhánh Đà Nẵng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2009
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Tuy nhiên, với những gìđạt được chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh cũng như của các doanhnghiệp, thị phần tín dụng chiếm tỷ trọng thấp, thực trạng hoạt động vẫn còn nhiềuvấn đề

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường vừa mang lại những nhân tố thuận lợi nhưng khôngtránh khỏi những khó khăn Nền kinh tế mở đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức

nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, đáp ứngyêu cầu tồn tại và phát triển Hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thươngmại nào cũng chịu sự chi phối này, nhất là trong điều kiện ngày càng có nhiều Ngânhàng ra đời, việc mở rộng và chiếm lĩnh thị phần là vấn đề cấp bách

Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập với mục đích là đáp ứng nhucầu vốn của các doanh nghiệp Quân đội Nhưng sau hơn 16 năm trưởng thành vàphát triển, phạm vi hoạt động của NHTMCP Quân Đội đã mở rộng ra và đáp ứngnhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế

Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng là Chi nhánh trực thuộcNgân hàng TMCP Quân đội, hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Tại đây, hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là huy động vốn để cho vay phát triểnkinh tế, phục vụ đời sống xã hội chủ yếu trên địa bàn Theo đó, trong thời gian quaChi nhánh đã từng bước tăng trưởng về số lượng tín dụng nói chung và khoản vaynói riêng đối với các doanh nghiệp với chất lượng tín dụng khá cao và đã duy trìđược một số khách hàng truyền thống có tiềm lực mạnh Tuy nhiên, với những gìđạt được chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh cũng như của các doanhnghiệp, thị phần tín dụng chiếm tỷ trọng thấp, thực trạng hoạt động vẫn còn nhiềuvấn đề bất cập, cụ thể về quy trình, chính sách tín dụng còn cứng nhắc về một số nộidung gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận vốn, mạng lưới phân phốihẹp, sản phẩm tín dụng còn khá đơn điệu…tổng hòa những tồn tại này làm giảmđộng lực mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là lĩnh vực cho vayđối với các tổ chức kinh tế

Trang 2

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng được lựa chọn để nghiên

cứu cho luận văn nhằm đưa ra một cách toàn diện hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp trong một giai đoạn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu: Luận văn có những mục đích nghiên cứu sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động cho vay đốivới doanh nghiệp tại ngân hàng

- Phân tích thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng

- Đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng mở rộnghoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chinhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2007-2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp duyvật biện chứng kết hợp với các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và mở rộng hoạtđộng cho vay đối với doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng

- Chương 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1 1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng

Trước khi nghiên cứu về tín dụng ngân hàng, chúng ta cần hiểu rõ khái niệmngân hàng và ngân hàng thương mại là gì

Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến việc hình thành thịtrường tài chính và sự ra đời của trung gian tài chính, trong đó lực lượng nòng cốt làcác NHTM Sự ra đời của hệ thống NHTM đã đánh dấu một bước phát triển trongđời sống kinh tế, xã hội loài người Hệ thống ngân hàng hiện nay là quá trình hìnhthành và phát triển lâu dài, phù hợp với tiến trình phát triển gắn liền với nền sảnxuất hàng hóa và được xem là bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếulịch sử trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng, tùy thuộc vào những tiếp cậnkhác nhau mà có những định nghĩa khác nhau Thông thường, ngân hàng được địnhnghĩa qua chức năng, dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Theo Quốc hội Mỹ đưa ra định nghĩa ngân hàng: Ngân hàng như một công ty làthành viên của Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang Định nghĩa này không dựa trên

cơ sở những hoạt động của nó mà trên cơ sở cơ quan Chính phủ nào sẽ bảo hiểmtiền gửi của nó

Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những xínghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúngdưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó chochính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính

Theo định nghĩa của Fed: Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửicho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng viết séc hay bằng việc rút tiềnđiện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại, cho vay cánhân, hộ gia đình sẽ được xem là một ngân hàng

Trang 4

Theo Luật các TCTD năm 2010 thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng

có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”.

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàngthương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã Ngân hàng thương mại làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận [4, Trang 2].Sau khi tìm hiểu Ngân hàng là gì, để hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng,chúng ta đi sâu nghiên cứu tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế luôn tồn tại các chủ thể thiếu vốn và một số chủ thể khác lại

thừa vốn Sự gặp gỡ giữa hai chủ thể này dựa trên các điều kiện thỏa thuận đôi bêncùng có lợi hình thành nên các quan hệ tín dụng

Theo Mác: Tín dụng là sự chuyển nhượng lượng giá trị từ người sở hữu sangngười sử dụng để sau một thời gian nhất định thu lại được lượng giá trị lớn hơn lượnggiá tị ban đầu

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đờitồn tại và phát triển của của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá Tín dụng ra đời làmột yếu tố khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội

Theo từ điển thuật ngữ tín dụng, tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mốiquan hệ giữa người cho vay và người đi vay Trong quan hệ này người cho vay cónhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vaytrong một thời gian nhất định Người đi vay tới kỳ hạn trả nợ có nghĩa vụ hoàn trả

số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi

Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyểnnhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhấtđịnh với một khoản chi phí nhất định [11, trang 23] Cũng như quan hệ tín dụngkhác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:

+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.+ Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn

+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

Trang 5

1.1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay, chiết khấugiấy tờ có giá - thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán và cáchình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt động tíndụng, cho vay là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại thunhập cao nhất cho các Ngân hàng

a Cho vay:

Là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời giannhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Việc phân loại hoạt động cho vay dựa trên các căn cứ sau:

* Theo thời hạn cho vay: theo căn cứ này cho vay có các hình thức:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn không quá 12 tháng, thường

để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu cánhân

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 thángthường được dùng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mớithiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy

mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng, thường dùng đểđáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng mới các công trình dân dụng (nhà ở), côngtrình công nghiệp (nhà máy, nhà kho, xí nghiệp…) hoặc mua sắm các dây chuyềnsản xuất, các thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn

* Theo phương thức cho vay: có các hình thức:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủtục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏathuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 6

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiệncác dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục

vụ đời sống

- Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vayđối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó cómột tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác

để thực hiện

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định vàthỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều

kỳ hạn trong thời gian cho vay

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵnsàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Ngân hàng

và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mứcphí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH chấpthuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng đểthanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặcđiểm ứng tiền mặt là các đại lý của NH

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà NH thỏa thuận cho kháchhàng chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng trongphạm vi hạn mức tín dụng

* Theo phương thức hoàn trả:

- Cho vay trả nợ một lần: là loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đãthỏa thuận

- Cho vay nhiều kỳ hạn trả nợ: cụ thể là hình thức cho vay mà khách hàng phảihoàn trả cả gốc và lãi theo định kỳ Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng trongcho vay tiêu dùng và cho vay dự án đầu tư

- Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà việctrả nợ phụ thuộc vào tình hình tài chính của người đi vay

Trang 7

* Theo mục đích cho vay:

- Cho vay sản xuất kinh doanh: là loại cho vay để bổ sung nguồn vốn lưu độnghay nguồn vốn cố định cho dự án đầu tư đối với khách hàng

- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay đối với cá nhân để đáp ứng các nhu cầutiêu dùng, phục vụ đời sống như mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua sắm tiện nghisinh hoạt, phương tiện đi lại…

* Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng:

- Cho vay có tài sản bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các tài sản bảođảm như: thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng hay có sự bảo lãnh bằng tài sảncủa người thứ 3

- Cho vay không có tài sản bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc sự bảo lãnh bằng tài sản của người thứ 3 Việc cho vay này chỉ dựa vàomức độ uy tín của bản thân khách hàng đối với ngân hàng

b Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc camkết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc ngân hàng mua công cụ chuyểnnhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán

Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc ngân hàng mua công cụ chuyểnnhượng đã được ngân hàng khác chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán

c Bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) vớibên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ

và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay

Trường hợp phân loại theo phương thức bảo lãnh thì có bảo lãnh trực tiếp, bảolãnh gián tiếp và đồng bảo lãnh

Trang 8

Trường hợp phân loại theo mục đích bảo lãnh thì có bảo lãnh vay vốn, bảolãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảmchất lượng sản phẩm, bảo lãnh trả tiền ứng trước, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảolãnh.

Trường hợp phân loại theo điều kiện thanh toán thì có bảo lãnh vô điều kiện,bảo lãnh có điều kiện

Trường hợp phân loại theo hình thức của bảo lãnh thì có bảo lãnh bằng thư bảolãnh và bảo lãnh ký hậu

d Bao thanh toán

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán hàngthông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đãđược bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.Trường hợp phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán thì có bao thanhtoán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi

Trường hợp phân loại theo thời hạn thì có bao thanh toán ứng trước (hay baothanh toán chiết khấu) và bao thanh toán khi đáo hạn

Trường hợp phân loại theo thị trường thì có bao thanh toán trong nước và baothanh toán xuất nhập khẩu

1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng

Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các phương diện sau:

- TDNH có vai trò trong việc điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hànghóa đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế

Như chúng ta đã biết trong phần khái niệm, Ngân hàng là trung gian tài chính,

là cầu nối giữa những người thừa vốn và thiếu vốn xích lại gần nhau Trên cơ sởhuy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư hay đi vay các tổ chức kinh tế khác, Ngânhàng tiến hành cho vay với các cá nhân, tổ chức kinh tế đang cần vốn để phục vụsản xuất kinh doanh cũng như mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, công nghệ Từ đóthúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng

- TDNH giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trang 9

TDNH là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế Nếu muốn khuyến khích khu vực hay thành phần kinh tế nào phát triển,Ngân hàng sẽ thực hiện ưu đãi tín dụng với khu vực thành phần kinh tế đó Từ đóNgân hàng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó dễ dàng tiếp cận với vốn vayngân hàng và chính là đòn bẩy giúp khu vực kinh tế nói riêng và kinh tế cả nước nóichung phát triển

- TDNH giúp tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưuthông

Ngân hàng Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô thông qua các kênh trung gian làNgân hàng Thông qua hoạt động huy động, Ngân hàng có thể huy động một lượnglớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và thực hiện cho vay mà không cần phát hànhthêm tiền mặt Hoạt động tín dụng càng mở rộng thì càng hạn chế các phương thứcthanh toán dùng tiền mặt mà thay vào đó là các hình thức thanh toán LC, thẻ tíndụng…

- TDNH là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ giaolưu kinh tế quốc tế

Với xu thế hội nhập, mối quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới ngàycàng được mở rộng và phát triển Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế,tăng cường các quan hệ đối ngoại, Ngân hàng với tư cách là tổ chức kinh doanh tiền

tệ thông qua hoạt động cho vay sẽ trở thành nền tảng và là người cung cấp vốn chocác nhà đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu Từ đó Ngân hàng chính là phương tiệnnối liền nền kinh tế của toàn cầu

Như vậy TDNH giữ một vai trò quan trọng góp phần tích cực vào sự phát triểncủa nền kinh tế - xã hội

1.2 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.2.1 Giới thiệu chung về doanh nhiệp

1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp được ban hành ngày 29/11/2005 định nghĩa: Doanhnghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được

Trang 10

đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh.[5, trang 2].

Theo Luật này còn qui định, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:Doanh nghiệp nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công tyhợp danh, doanh nghiệp tư nhân và Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp quốc doanh) là một tổ chức kinh tếthuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạtđộng kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xãhội do Nhà nước giao

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp còn lại bao gồm toàn bộnhững đơn vị kinh tế mang hình thức sở hữu phi Nhà nước về tư liệu sản xuất,những đơn vị kinh tế này dựa trên cơ sở do tư nhân (bao gồm một hoặc một tập thểcác cá nhân) bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức, nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận

và chịu sự chi phối của các chủ đầu tư

1.2.1.2 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở nước ta mang một số đặc điểm chủ yếu như sau:

Thứ nhất, các DN phân bố không đều trên các vùng và các ngành kinh tế.

Trên 60% số lượng các DN tập trung ở các tỉnh và thành phố lớn trong đó chiếmkhoảng 98% là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: Hà Nội, Hải Phòng,

Đà Nẵng, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai… Đây lànhững khu vực kinh tế mạnh của cả nước, là những nơi đông dân với mức thu nhậpkhá cao Đồng thời các DN cũng tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sảnxuất chế biến và thương mại dịch vụ có đặc điểm luân chuyển dòng vốn nhanh vàliên tục, là những ngành đang có xu hướng phát triển mạnh phù hợp với nền kinh tếthị trường ở nước ta hiện nay

Thứ hai, trừ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cổ phần, còn hầu hết các DN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

có nguồn vốn và quy mô sản xuất nhỏ hẹp chiếm khoảng trên 97% (theo nghị quyết

số 22/NĐ-CP ngày 05/05/2010) Bởi đa số các DN là do các tư nhân bỏ vốn ra để

Trang 11

thành lập với số vốn hạn chế và chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trongnước, hơn nữa trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu do các chủ đầu tư còn thiếumạnh dạn trong việc quyết định đầu tư do thị trường còn nhiều bấp bênh.

Thứ ba, phần nhiều các doanh nghiệp được thành lập mang tính tự phát, đa

số hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhỏ lẻ Do đó trình độ quản lý và

tay nghề lao động còn nhiều hạn chế, tuy nước ta có lực lượng lao động dồi dàonhưng chủ yếu là lao động giản đơn dẫn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũngnhư độ linh hoạt kém khi nền kinh tế biến động

Thứ tư, thiếu thông tin về sản phẩm, giá cả, nhu cầu thị hiếu thị trường Khả

năng tiếp cận thông tin cũng như nhận được sự bảo hộ của Nhà nước còn nhiều hạnchế Do đó còn lúng túng trong việc liên minh liên kết trong ngành nghề để cùngphát triển

Thứ năm, bộ máy quản lý nhỏ gọn, số lượng lao động ít chủ yếu có quan hệ gia đình và được quản lý điều hành trực tiếp bởi một hoặc một số người trong gia đình Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng ra quyết định, có thể tiết kiệm chi

phí

Với các đặc điểm phần lớn thuộc về mặt hạn chế của các doanh nghiệp,chính sách kinh tế mở ở nước ta đã tạo ra không ít thách thức cho các doanh nghiệptuy nhiên chính nó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, thể hiện thực tế

có rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta với qui mô khá nhỏ nhưng hoạt động kinhdoanh lại rất hiệu quả Do vậy, việc nắm bắt cơ hội và điều hành quản lý có vai trò

to lớn giúp doanh nghiệp có thể phát huy những mặt hạn chế này

1.2.1.3 Vai trò và vị trí của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, nghiêncứu hoạt động của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với khu vực kinh tế ta sẽthấy rõ vị trí và vai trò của các doanh nghiệp được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

Một là: các doanh nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong tổng

sản phẩm quốc nội (chiếm khoảng 50% GDP), tạo nên nguồn tài chính cho Nhànước nhằm phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng Đồng thời nó cũng góp

Trang 12

phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế nước ta để nước ta có thể sánh vai cácnước trên khu vực và thế giới

Hai là: Hoạt động của các doanh nghiệp tạo sự cạnh tranh lành mạnh, là

động lực phát triển nền kinh tế và ngược lại Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế,các ngành nghề sản xuất kinh doanh đều do khu vực quốc doanh đảm nhận Hiệnnay, trừ một số ít các lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước giữ vai trò độc quyền, cònlại hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có sự tham gia của khu vực kinh tếngoài quốc doanh với mức độ ngày càng lớn Sự phát triển của kinh tế ngoài quốcdoanh đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đổimới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh để tồn tại và đứng vững trong cơchế thị trường từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động hơn Ngược lại, khinền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định lại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

có nhiều cơ hội kinh doanh mới từ đó ngày càng mở rộng qui mô và phát triển bềnvững

Ba là: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp một phần đáng

kể trong việc tăng thu cho NSNN Sản xuất kinh doanh phát triển là tiền đề tạo ranguồn thu cho NSNN Do vậy, để tăng nguồn thu cho ngân sách, biện pháp quantrọng nhất là không ngừng phát triển kinh tế và đời sống xã hội Khu vực kinh tếngoài quốc doanh tồn tại và phát triển là một bộ phận đóng góp to lớn cho NSNN(khoảng 30%) thông qua thuế và các khoản khác Nguồn này sẽ được dùng để đầu

tư cho các ngành kinh tế yếu kém

Bốn là: Mục đích chính của các nhà doanh nghiệp là tối đa hóa lợi ích kinh

tế, tuy nhiên sự hình thành và phát triển của nó đã tạo ra không ít những lợi ích xãhội và một trong những tác động đó là sự góp phần đáng kể của nó vào việc giảiquyết công ăn việc làm, tạo nguồn tu nhập ổn định cho dân cư

Năm là: Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, từ cơcấu công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hướng tới cơ cấu dịch vụ- công nghiệp-nông nghiệp

Trang 13

Sáu là: đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ phục

vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo ra sự phong phú về chủng loại hàng hoá,nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

Do đó cơ hội lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của nhân dân tăng lên và các doanhnghiệp phải ra sức cạnh tranh với nhau để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình nhiềunhất

Bên cạnh những vai trò to lớn mang lại cho nền kinh tế nói chung, vai trò củacác doanh nghiệp đối với sự phát triển của ngân hàng cũng không kém phần quantrọng đó là cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của các doanh nghiệpngày càng đa dạng và phong phú, các doanh nghiệp đang trở thành một trong nhữngthị trường vốn tín dụng rộng lớn đầy tiềm năng Theo đó, ngoài nhu cầu vay vốn,nhu cầu về các dịch vụ thanh toán với những phương tiện hiện đại, nhu cầu về cácdịch vụ tư vấn tài chính, bảo hiểm ngày càng cao Ngân hàng cung cấp sản phẩmphục vụ nhu cầu doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, mặt khácchính nó lại tác động trở lại các Ngân hàng luôn luôn đổi mới sản phẩm dịch vụ, kỹthuật công nghệ và ngày càng chuyên nghiệp hơn

Tóm lại, các doanh nghiệp không những có vai trò và vị trí quan trọng đốivới nền kinh tế mà còn tạo điều kiện cho hoạt động của các ngân hàng phát triểntheo, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay Do đó việc mở rộng chovay đối với doanh nghiệp là điều cần thiết của tất cả các tổ chức tín dụng

1.2.2 Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

1.2.2.1 Quan niệm mở rộng hoạt động cho vay

Mở rộng cho vay là hoạt động của ngân hàng, là việc tăng qui mô cho vay

trên cơ sở kiểm soát mức rủi ro và đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp với mục tiêu

và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ Trong đó tăng qui môcho vay là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu hạn chế rủi ro và khả năng sinh lời là haimục tiêu được xem xét tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng trongtừng thời kỳ

Trang 14

Tăng qui mô cho vay là tăng số lượng khách hàng, tăng dư nợ bình quâncũng như dư nợ thời điểm trên mỗi khách hàng bằng cách xâm nhập vào những thịtrường mới, tiềm năng hoặc cạnh tranh và thay thế.

Tăng qui mô cho vay trên cơ sở kiểm soát rủi ro và nâng cao mức sinh lời

từ hoạt động cho vay là tùy thuộc vào chính sách và chiến lược của ngân hàngtrong từng thời kỳ

1.2.2.2 Phương thức mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

Để thực hiện mở rộng cho vay các DN trong điều kiện cạnh tranh ngày càngkhốc liệt giữa các NH hiện nay, đòi hỏi NH phải có những phương án, cách thức vàbước đi hữu hiệu Việc mở rộng hoạt động cho vay có thể được thực hiện theo 2phương thức sau đây:

Thứ nhất là mở rộng hoạt động cho vay theo đối tượng và gia tăng số lượng khách hàng

Là quá trình NH thực hiện mở rộng đối tượng khách hàng trên thị trườnghiện có và xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà khách hàng chưa biết đếnsản phẩm hoặc chưa sử dụng sản phẩm của NH mình Theo đó, có thể mở rộng hoạtđộng cho vay theo vùng miền, khu vực địa lý và theo đối tượng và gia tăng số lượngkhách hàng

- Mở rộng hoạt động cho vay theo vùng miền, khu vực địa lý: là việc mởrộng hoạt động theo từng khu vực địa lý thông qua việc tăng cường mở rộng mạnglưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch trên các địa bàn khu vực vị trí địa lý nhằm tạothuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, qua đó làm tăng số lượng khách hàng, sảnphẩm NH được sử dụng nhiều hơn Để có thể mở rộng hoạt động cho vay theo vùngmiền địa lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để sảnphẩm có thể tiếp cận được với khách hàng và thích ứng với từng khu vực đồng thời

NH phải tổ chức được mạng lưới giao dịch tối ưu

- Mở rộng hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng: Cùng với việc mởrộng hoạt động cho vay rộng theo địa lý, có thể mở rộng hoạt động cho vay bằngcách khuyến khích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử

Trang 15

dụng sản phẩm, dịch vụ của NH mình Nếu trước đây sản phẩm này chỉ nhằm vàomột số đối tượng nhất định trên thị trường thì nay thu hút thêm nhiều đối tượngkhác Một số sản phẩm đứng dưới góc độ khách hàng xem xét thì nó đòi hỏi phảiđáp ứng nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau Do đó, có thể nhằm vào những nhómkhách hàng khác nhau hoặc ít quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của NH một cách dễdàng Nhóm khách hàng này có thể được xếp vào nhóm khách hàng còn bỏ trống

mà NH có thể khai thác

Đối tượng khách hàng của NH rất phong phú gồm doanh nghiệp, cá nhân cảtrong và ngoài nước, trong đó đóng vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp Đối tượngkhách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượng lớn, có tính ổn định Tuynhiên, số lượng khách hàng loại này của mỗi NHTM thường không lớn, vì vậy cácNHTM đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mốiquan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng hoạt động cho vay rộng thêm các mốiquan hệ với các khách hàng mới Ngược lại, đối với khách hàng cá nhân có sốlượng nhưng nhu cầu thường nhỏ lẻ, không ổn định đồng thời nhóm khách hàng nàythường khó quản lý và khá nhạy cảm nên mỗi Ngân hàng có phương thức tiếp cận

Tóm lại, việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức cấp tín dụng nhằm giatăng qui mô cho vay sẽ giúp cho NH có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụnhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng

Trang 16

lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu, đồng thời điều này còn giúp cho NH phân tánrủi ro trong hoạt động cho vay.

1.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả mở rộng hoạt động cho vay

Khi đánh giá mở rộng hoạt động cho vay của NHTM, người ta thường đánh giá

qua các chỉ tiêu chính là: dư nợ, số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm cho vay,chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn và chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập

* Chỉ tiêu dư nợ tín dụng:

- Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền NH đã cho khách hàng vay nhưngchưa thu lại được, chỉ tiêu này được tính theo thời điểm (dư nợ có thể được tínhtheo thời điểm cuối ngày, cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm) và tính theo bìnhquân (dư nợ bình quân trong một thời kỳ 1 năm)

- Dư nợ của NH được xem xét theo thời gian: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn,

dư nợ dài hạn, xem xét theo thành phần kinh tế có dư nợ doanh nghiệp Nhà nước,

dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ cá nhân, hộ gia đình…Dư nợ càngcao thì chứng tỏ NH mở rộng hoạt động cho vay càng lớn

- Thông qua chỉ tiêu dư nợ, có thể tính được thị phần dư nợ của NH so với khuvực, nền kinh tế, từ đó cho biết vị trí của NH trên thị trường như sau:

Dư nợ tín dụng

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế hoặc địa bàn, khu vực

Tỷ trọng này càng cao thể hiện khả năng tài trợ của NH cho nền kinh tếhoặc khả năng tài trợ cho địa bàn, khu vực nơi NH hoạt động càng lớn

- Ngoài ra thông qua chỉ tiêu dư nợ, chúng ta có thể so sánh, đánh giá tốc độtăng trưởng và phát triển dư nợ qua từng thời kỳ theo công thức sau:

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng kỳ sau – Dư nợ tín dụng kỳ trước

Dư nợ tín dụng kỳ trước

Tốc độ phát triển dư nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng kỳ sau

Dư nợ tín dụng kỳ trước

Trang 17

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá về tốc độ mở rộng hoạt động cho vay của NHsau từng thời kỳ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ càng tăng nhanh, tuy nhiênchỉ tiêu này phải đi đôi với chỉ tiêu chất lượng tín dụng mới được thể hiện rõ.

* Chỉ tiêu số lượng khách hàng và số lượng sản phẩm cho vay của ngân hàng:

- Số lượng khách hàng gia tăng qua các thời kỳ

Tỷ lệ này được quy định dưới 5% là chấp nhận được

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh, vì sẽ cónguy cơ mất vốn càng cao, dẫn đến giảm lợi nhuận và tác động mạnh đến khả năngthanh toán, nghĩa là tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp

* Chỉ tiêu thu nhập:

- Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay: nhằm mục đích đánh giá mức độsinh lời từ hoạt động cho vay mang lại so với tổng thu nhập của NH Chỉ tiêu nàytăng phản ánh thu nhập từ hoạt động cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn thu nhập

từ các hoạt động khác

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay =

Thu nhập từ hoạt động cho vay

Tổng thu nhập

- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu lãi cho vay: nhằm đánh giá mức tăng trưởng thulãi từ hoạt động cho vay qua các thời kỳ, chỉ tiêu này được thể hiện qua công thứcTốc độ tăng trưởng

= Thu lãi cho vay kỳ sau – Thu lãi cho vay kỳ trướcthu lãi cho vay Thu lãi cho vay kỳ trước

Trang 18

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay

1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng

Các nhân tố bên ngoài ngân hàng chủ yếu là các nhân tố từ môi trường bênngoài tác động đến việc mở rộng, tăng trưởng tín dụng, đây chính là các nhân tốthuộc môi trường kinh tế, chính sách của Nhà nước, đối thủ cạnh tranh và nhân tốthuộc về chính các doanh nghiệp

- Một là nhân tố chủ trương, chính sách Nhà nước

Nhân tố này chính là các quy định, cơ chế, quy chế đặt ra về giới hạn phạm vihoạt động, mục đích hoạt động, các hình thức kinh doanh của các ngân hàng cũngnhư các doanh nghiệp.Các quy định này được thể hiện rõ trong Luật các TCTD, Luậtdoanh nghiệp, Quy chế cho vay 1627, quy định về trích lập dự phòng 493…

Đồng thời, với vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế, Nhà nước còn khuyếnkhích hoặc điều chỉnh hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các doanh nghiệpqua từng thời kỳ thông qua các công cụ như: chính sách tiền tệ (tùy theo sức khỏenền kinh tế từng thời kỳ, giai đoạn phát triển hay lạm phát suy thoái mà NHNN điềuhành thông qua các công cụ lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, công cụ tỷ lệ dự trữbắt buộc, công cụ tỷ giá và nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh tăng hoặc giảmhoạt động tín dụng của ngân hàng) Ngoài chính sách tiền tệ, Nhà nước còn sử dụngchính sách tài khóa thông qua công cụ thuế (tùy theo tình hình nền kinh tế mà Nhànước có chính sách miễn giảm thuế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn ổnđịnh để tiếp tục hoạt động) cũng như công các chính sách chi tiêu công hợp lý đểđiều tiết nền kinh tế

Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý tạo hành lang an toàn cho các doanhnghiệp cũng như các ngân hàng hoạt động phát triển

Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay, Nhà nước đang có xu hướngphát triển nền kinh tế đa thành phần, kích thích các doanh nghiệp hình thành và pháttriển, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như cho ngânhàng tăng cường mọi hoạt động của mình, tăng lợi nhuận, góp phần phát triển nềnkinh tế

Trang 19

- Hai là môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Đây chính là môi trường sống của các doanh nghiệp và của cả các NHTM Nhân

tố này tác động lớn đến hoạt động cho vay của NH theo 2 hướng tích cực và tiêucực Môi trường kinh tế ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt độngcho vay Ngược lại, nền kinh tế lạm phát, suy thoái mọi cơ hội đều hạn chế, hoạtđộng sản xuất kinh doanh thu hẹp, nhu cầu vay ngân hàng cũng giảm xuống, ngânhàng cũng hạn chế hoạt động của mình, do đó các khoản cho vay cũng giảm

Môi trường chính trị ổn định giúp NH có thể mạnh dạn cho vay để mở rộng thịphần, tuy nhiên một sự thay đổi trong hệ thống chính trị có thể làm cho nhân hàngcũng như doanh nghiệp gặp rủi ro mất khả năng thanh toán thậm chí phá sản

- Ba là đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động tín dụng, mỗi NH phải tìm cách phát huy thế mạnh của mình,

tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra chính sách tín dụng phù hợp Cácvấn đề thường được đề cập trong cạnh tranh như đối thủ của ngân hàng là ai? Họ cónhững chính sách gì đối với khách hàng? Tiềm lực của đối thủ như thế nào? Các

NH phải thường xuyên thu thập thông tin để đưa ra chính sách khéo léo, nhanhchóng và hợp lý nhằm đảm bảo sản phẩm của NH phù hợp nhu cầu khách hàng và

có thể cạnh tranh với các sản phẩm đối thủ, hạn chế tối đa trường hợp khách hànglựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

- Bốn là các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp

Không phải lúc nào ngân hàng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp

cũng được kết quả như ý muốn Nếu như doanh nghiệp không đủ điều kiện để quan

hệ tín dụng với ngân hàng thì liệu ngân hàng có thể mở rộng cho vay không? Vìvậy, ngoài những yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng thì những yếu tố từ phía doanhnghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với loạihình hoạt động này, các yếu tố đó bao gồm:

+ Năng lực quản lý:

Thể hiện ở bộ máy quản lý doanh nghiệp với biến động của cơ chế thịtrường Nhân tố này ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh

Trang 20

nghiệp Những người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng từ khi doanh nghiệp đượchình thành cho tới khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, nó quyết địnhđến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn của doanhnghiệp có hiệu quả hay không Những thông tin về nhân tố này cũng là những thôngtin cần thiết đối với ngân hàng khi xét duyệt một khoản vay, do đó nó ảnh hưởngđến việc khoản vay có được hình thành hay không.

+ Uy tín , đạo đức của doanh nghiệp:

Ngân hàng luôn muốn mở rộng cho vay đối với những doanh nghiệp đã làm

ăn lâu dài với ngân hàng (những khách hàng truyền thống) hoặc những doanhnghiệp tuy chưa bao giờ quan hệ với ngân hàng nhưng rất có uy tín trên thị trường

và trong quan hệ với các ngân hàng khác Uy tín đó sẽ phần nào giúp ngân hàng yêntâm hơn khi tiến hành cho vay đặc biệt khi mở rộng cho vay đối với hoạt động củadoanh nghiệp Nhân tố này liên quan đến nhiều vấn đề của doanh nghiệp như: lĩnhvực hoạt động, phạm vi hoạt động, hiệu quả hoạt động Uy tín của doanh nghiệpđược thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dânđối với sản phẩm do mình sản xuất ra, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường, cơ sở vậtchất và trang thiết bị hiện đại, thực hiện tốt mọi nghĩa vụ đối với nhà nước, hoàn trảcác khoản vay đúng hạn, Một doanh nghiệp có uy tín cao sẽ có khả năng đáp ứngđược các nhu cầu về vốn của mình cao

+ Năng lực hoạt động của doanh nghiệp:

Năng lực hoạt động của doanh nghiệp thể hiện tổng hợp qua năng lực sảnxuất, tiêu thụ và năng lực tài chính của chính doanh nghiệp đó

Năng lực sản xuất biểu hiện qua các thông tìn về giá trị các công cụ lao động

mà cụ thể là tài sản cố định, điều này cho thấy qui mô sản xuất của doanh nghiệp sovới thị trường Năng lực tiêu thụ được lượng hóa theo các mặt: khối lượng sảnphẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm hệ thống kênh phân phối… cho thấy khả năng

mở rộng đầu tư của khách hàng Năng lực tài chính thể hiện ở số vốn tự có, tỷ trọngvốn tự có trên tổng nguồn vốn duy động, khả năng thanh toán các khoản nợ…

Trang 21

+ Tài sản thế chấp

Theo các qui định của Nhà nước về tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản cấp tíndụng, các doanh nghiệp vay vốn có thể sử dụng nhiều tài sản khác nhau để đảm bảocho các khoản vay như: Bất động sản, hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị,quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ Ngoài ra NHNN cũng cho phépcác TCTD cho vay mà không cần tài sản để bảo đảm Tuy nhiên, thực tế xuất phát

từ nhận thức về mức độ rủi ro khi cho vay không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thếchấp là động sản từ hàng tồn kho, quyền đòi nợ, máy móc thiết bị, phương tiện vậntải…, thông thường các ngân hàng chỉ cho vay khi tài sản thế chấp là bất động sản

và rất hạn chế cho vay các trường hợp tài sản thế chấp là các loại này, việc cho vaychỉ áp dụng đối với các khách hàng là DN lớn, uy tín có tiềm lực tài chính và cóquan hệ truyền thống, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp không có nhiều bấtđộng sản để thế chấp vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng

1.2.3.2 Các nhân tố bên trong Ngân hàng

Đây chính là những nhân tố thuộc về nội bộ NH Ngoài những nhân tố mangtính khách quan thì những vấn đề bên trong NH như chính sách sản phẩm, dịch vụ

NH cung cấp, công tác thông tin tuyền truyền, nguồn vốn huy động… đóng vai tròquan trọng trong việc mở rộng hoạt động cho vay

Thứ nhất: Chính sách cho vay của NH

Nhân tố này chính là các quy trình, quy định riêng của từng ngân hàng về hoạt

động cho vay, bao gồm: hạn mức cho vay, kỳ hạn các khoản vay, các loại hình chovay và còn bao gồm các quy định về điều kiện cho vay, điều kiện tài sản đảm bảo Những nhân tố này có thể thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào sự phát triển củanền kinh tế, điều kiện của ngân hàng, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trongtừng thời kỳ Và đối với mỗi chính sách cho vay khác nhau sẽ ảnh hưởng quyếtđịnh đến việc các khách hàng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có được vayvốn ngân hàng hay không, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng hoạt động chovay của các ngân hàng

Trang 22

Thứ hai: Chính sách về lãi suất, phí của NH

Lãi suất cho vay, phí dịch vụ của NH là số tiền mà khách hàng phải trả để

được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sảnphẩm do NH cung cấp Chính sách lãi suất hướng tới những mục tiêu như thu hútkhách hàng mới – tăng sức cạnh tranh cho NH, tăng doanh số cho vay Việc đưa rachính sách lãi suất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: chi phí ngân hàng phải bỏ ra để duytrì hoạt động và cung cấp sản phẩm cho khách hàng, rủi ro tiềm ẩn của khoản chovay (rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao), đặc điểm của từng nhóm khách hàng (cóquan tâm nhiều hay không quan tâm đến lãi suất) và lãi suấtcủa đối thủ cạnh tranhtrên thị trường (có tác động lớn tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng)

Thứ ba: Chính sách mạng lưới kênh phân phối.

Đây chính là chính sách bán hàng của Ngân hàng Theo nghiên cứu của FED

về các yếu tố doanh nghiệp xem xét lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng(được sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần)

+ Tình hình tài chính của tổ chức cho vay

+ Khả năng cho vay của NH

+ Chất lượng của cán bộ NH

+ Lãi suất cho vay

+ Chất lượng tư vấn tài chính

+ Các dịch vụ quản lý tiền mặt và dịch vụ hoạt động

Tuy nhiên đối với Việt Nam, thông thường yếu tố quan trọng để các cá nhân,doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng để giao dịch là: địa điểm giao dịch thuận lợi, lãisuất cho vay, quen thuộc, dịch vụ đa dạng và an toàn Từ đó mỗi ngân hàng lựachọn chính sách phân phối riêng và phù hợp với định hướng phát triển của ngânhàng bằng cách mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, các điểm giao dịch đều đượcđầu tư đồ sộ, khang trang tạo cảm giác an toàn cho khách hàng

Thứ tư: Chính sách tuyên truyền quảng cáo

Hoạt động này giúp cho công chúng hiểu rõ, đầy đủ hơn về sản phẩm của NH,giúp khách hàng có căn cứ lựa chọn sản phẩm của NH cho phù hợp với nhu cầu ,

Trang 23

đồng thời qua đó giúp các NH nắm được những thông tin phản hồi từ khách hàng cả

về mức độ thỏa mãn và sự không hài lòng của chất lượng sản phẩm Mục tiêu củachính sách tuyên truyền, quảng cáo nhằm gia tăng số lượng người biết đến ngânhàng trong thời gian ngắn, qua đó số lượng sản phẩm được khách hàng sử dụng tănglên thông qua việc tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúnggây ấn tượng, cảm giác mạnh, khó quên hoặc có các đội ngũ định kỳ phát tờ rơi,pano, băng roll

Thứ năm: Năng lực tài chính của ngân hàng

Đây là nhân tố quyết định đến khả năng cho vay của ngân hàng Nguồn vốn đểcho vay của ngân hàng ngoài nguồn vốn tự có ra thì một phần chủ yếu là huy động

từ bên ngoài từ nền kinh tế và dân cư Do đó, quy mô, chi phí, thời hạn và tínhlỏng của nguồn vốn huy động sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cho vay củangân hàng Hoạt động cho vay phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động huy động vốn, do

đó ngân hàng cần phải biết kết hợp hai loại hoạt động này để nâng cao hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng Trong thời gian tới, nhu cầu về các khoản vay trung dài hạn đểđầu tư của các doanh nghiệp sẽ tăng lên, trong khi đó nguồn vốn huy động ngắn hạnlại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM, điều đó đòi hỏi cácNHTM phải có chính sách thu hút và sử dụng vốn hợp lý tránh tình trạng dùng vốnngắn hạn cho vay trung dài hạn vì điều đó đem lại rủi ro cao cho ngân hàng

Thứ sáu: Trình độ, năng lực làm việc của đội ngủ cán bộ tín dụng

Yếu tố con người luôn quyết định sự thành bại của bất kỳ lĩnh vực kinh doanh

nào, bất kỳ doanh nghiệp nào Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc vớikhách hàng và ra quyết định doanh nghiệp có được vay vốn hay không do đó trình

độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng Ngoài ra, phong cách giao tiếp và thái độlàm việc của cán bộ tín dụng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thêmkhách hàng đến với ngân hàng Trong điều kiện cạnh tranh của hệ thống NHTMđang có xu hướng tăng mạnh như hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng phảikhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường công tác tiếp xúc khách

Trang 24

hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đáp ứng các nhu cầu đó một cáchnhanh chóng và hiệu quả.

Thứ bảy: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của NHTM

Nhân tố này không chỉ ảnh hưởng tới các mặt hoạt động của ngân hàng mà nócòn nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong tâm lý khách hàng Trang thiết bị hiệnđại sẽ giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác, giảm bớtthời gian và công sức, đồng thời thu thập và xử lý các thông tin chính xác, nâng caohiệu quả hoạt động Một ngân hàng có cơ sở vật chất vững mạnh, hiện đại sẽ tănglòng tin đối với khách hàng vay hơn là một ngân hàng có cơ sở vật chất lạc hậu.Theo cách giao dịch truyền thống trước đây, ngân hàng cung cấp tất cả các loạisản phẩm dịch vụ, khách hàng phải đến ngân hàng giao dịch

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, các ngân hàng phải không ngừng ápdụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong quá trình họat động, theo đó kháchhàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng tại bất kỳ nơi nào, đảm bảo liên lạcgiữa khách hàng và ngân hàng thông qua các máy tính được nối mạng internet đểthực hiện các dịch vụ truy vấn thông tin, chuyển tiền một cách nhanh chóng, chi phí thấp

Tóm lại, có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới việc cho vay đối với các DN.Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đan xen vào nhau trong việcquyết định khoản vay có được hình thành hay không Để tăng cường các khoản vayđáp ứng các nhu cầu của DN thì không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố chủ quanthuộc ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan thuộc về môi trườngbên ngoài và bản thân của DN

Kết luận Chương 1

Trong chương này, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tíndụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng, khái niệm về doanh nghiệp vàvai trò, đặc điểm chủ yếu của các doanh nghiệp ở nước ta Bên cạnh đó luận văncòn đưa ra quan niệm, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc mởrộng hoạt động cho vay

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NH TMCP

QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NH TMCP QUÂN ĐỘI – CN ĐÀ NẴNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

NHTMCP Quân đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh đất nước ta đang trongquá trình đổi mới Cuối năm 1989 những tiến bộ trong nền kinh tế cho phép ViệtNam chuyển thời kỳ, đưa ra những chính sách và mô hình Ngân hàng thích hợp với

cơ chế thị trường trong nền kinh tế nhiều thành phần Nhà nước chủ trương cải cách

hệ thống Ngân hàng thành hai cấp trong đó cấp quản lý Nhà nước do NHNN đảmnhận, cấp kinh doanh do các NHTM đảm nhận tạo ra một sức sống mới cho ngànhNgân hàng, các NHTM hoạt động vì mục đích lợi nhuận không ngừng mở rộngmạng lưới kinh doanh cũng như dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa khách hàng Đồng thời trong thời kỳ này Nhà nước cũng có chủ trương thànhlập các NHTMCP nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước

Trong bối cảnh đó NHTMCP Quân đội được thành lập theo quyết định sốQĐ0054/NH – GP do NHNN cấp ngày 14/9/1994 và giấy phép kinh doanh số

060297 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 04/11/1994 có trụ sở đặt tại số 3Liễu Giai, quận Ba Đình, TP Hà Nội hoạt động kinh doanh dưới hình thức làNHTMCP chuyên doanh về tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng với định hướngphục vụ các doanh nghiệp Quân Đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế, với số vốnđiều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng do các cổ đông là các doanh nghiệp quốc phòng vàmột số thể nhân đóng góp Kể từ khi thành lập đến nay, NH TMCP Quân đội là mộttrong những NH TMCP hàng đầu, luôn được NHNN xếp hạng A và liên tục đạt cácgiải thưởng lớn trong và ngoài nước như: thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2007,Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam 3 năm liền 2005-2007, giải thưởng thanh toánxuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tếkhác trao tặng

Trang 26

Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng trực thuộc NH TMCP Quân đội(MB) được thành lập ngày 08 tháng 06 năm 2004 tọa lạc tại số 54 Điện Biên Phủ

TP Đà Nẵng, từ chỗ chỉ có 1 điểm giao dịch tại 404 Hoàng Diệu TP Đà Nẵng, sauhơn 6 năm hoạt động đến nay NH TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng đã có 6 điểmgiao dịch với hơn 100 CBCNV

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, MB Đà Nẵng đã vinh dự nhận đượcbằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bằng khen của UBNDThành phố Đà Nẵng vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các năm từ 2004-

2008 Sau hơn 6 năm hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay bằngnhững giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội, chi nhánh đã từngbước đi lên góp phần vào sự phát triển của TP Đà Nẵng Chi nhánh đã giữ vị thếvững của mình trên địa bàn và ngày càng phát triển khá mạnh Bên cạnh đó nhữngthuận lợi đó, Chi nhánh cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn từ sự cạnhtranh khốc liệt của các ngân hàng trên cùng địa bàn, trên nhiều lĩnh vực, sự bất ổncủa thị trường tài chính tiền tệ trong nước và thế giới

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng

&

DVKH

P

KHC¸

nh©n

P

Qu¶n

lý tÝndông

P

KHDoanhnghiÖp

P

HµnhchÝnh

- Tænghîp

P

CNTTKVM.Trung

& T©yNguyªn

Chinh¸nhVÜnhTrung,c¸cPGD

Trang 27

b Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:

- Ban Giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh là người đứng đầu NH TMCP Đà Nẵng điều hành chung

về mọi mặt hoạt động của chi nhánh, đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệuquả, hoàn thành kế hoạch kinh doanh được Tổng Giám đốc giao Phó Giám đốcđược Tổng Giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnhvực nhất định

Xây dựng chiến lược phát triển của chi nhánh trong từng giai đoạn phù hợpvới định hướng phát triển chung của toàn ngành ngân hàng trình Lãnh đạo ngânhàng cấp trên phê duyệt và triển khai chiến lược đã được phê duyệt

Chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị vềmọi mặt hoạt động của đơn vị

- Phòng kế toán và ngân quỹ: Gồm bộ phận kế toán và Ngân quỹ có chức năngsau

+ Bộ phận kế toán: Tham mưu cho Ban lãnh đạo thuộc lĩnh vực quản lý vốn vàtài sản Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng, cung cấp dịch vụ thanh toán, tàikhoản cho khách hàng Huy động tiết kiệm, huy động và quản lý hoạt động nguồnvốn, đề xuất các chính sách lãi suất Đảm bảo hoạt động của chi nhánh đúng quichế tài chính ngân hàng

+ Bộ phận ngân quỹ: Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt cho khách hàng, giaodịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước, quản lý kho quỹ

- Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng thực hiện các giao dịch đối với các tổchức (bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp), duy trì và không ngừng mở rộngmối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động nhằm đảm bảo đạt mụctiêu kinh doanh một cách an toàn hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh Cácnghiệp vụ cụ thể như: Cho vay ngắn, trung và dài hạn, Cho vay chiết khấu chứng từxuất khẩu, bảo lãnh, bao thanh toán, trả lương qua tài khoản, tư vấn tài chính, cho

Trang 28

vay thấu chi, cho vay dự án và cho vay hợp vốn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ kháccủa ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp.

Báo cáo, đề xuất kiến nghị với Ban Giám đốc về các nội dung liên quan đếnphát triển kinh doanh khách hàng doanh nghiệp

Phối hợp với các bộ phận có liên quan nhắc nhở, đôn đốc thu hồi nợ vay đầy

cố giấy tờ có giá, cho vay cá nhân tín chấp, cho vay hạn mức thấu chi, cho vay tiêudùng khác

- Phòng thanh toán quốc tế

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc

tế cho khách hàng Đảm bảo hoạt động của chi nhánh đúng qui chế tài chính ngânhàng

- Phòng quản lý tín dụng: có các chức năng chính sau đây

Trang 29

Thực hiện thẩm định nhu cầu tín dụng, bảo lãnh của bộ phận kinh doanh.

Phối hợp với bộ phận kinh doanh và các bộ phận khác có liên quan quản trị rủi

ro tín dụng

Nghiên cứu, tham mưu Ban lãnh đạo các đề xuất về chính sách, chế độ tíndụng

- Phòng công nghệ thông tin khu vực miền Trung

Nghiên cứu, cung cấp các phần mềm, chương trình tổng hợp, thống kê , bảomật và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh và khu vựcmiền Trung Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị tin học

- Chi nhánh trực thuộc và các phòng giao dịch:

Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, thanh toán trong phạm viquyền hạn hoạt động phục vụ cho khách hàng tại địa bàn của phòng giao dịch

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quân đội - CN Đà Nẵng

2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu

nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vihoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại tồn tại, đủ năng lực cạnhtranh trên thị trường

Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng luôn xác định huy độngvốn là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, vốn củangân hàng luôn được đảm bảo vững chắc và không ngừng tăng trưởng Bởi vì muốncho vay được phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu Như vậy huyđộng vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trongquá trình thực hiện hoạt động cho vay

Điểm mạnh của Chi nhánh là có trụ sở chính và mạng lưới kinh doanh tậptrung ở những khu vực kinh tế phát triển tại trung tâm thành phố đông dân cư và cóthu nhập cao Với quan điểm tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động và quản lývốn có hiệu quả, chú trọng khai thác các nguồn tiền gửi có lãi suất thấp, Chi nhánhđang củng cố mở rộng mạng lưới các phòng giao tại các quận xa trung tâm thành

Trang 30

phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức kinh tế mở tài khoảnthanh toán, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tăng cường công tác tiếp thị để ngàycàng thu hút được nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng

Trong những năm qua, Chi nhánh rất quan tâm đến công tác huy động vốnvới phương châm “huy động để cho vay”, đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đadạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọithành phần kinh tế xã hội thể hiện thông qua bảng số liệu sau

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NH TMCP Quân đội trên địa bàn ĐN

ĐVT: Tỷ đồng

Số tiền trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ

1 Tổng vốn huy động của các NHTM

trên địa bàn Đà Nẵng

17.97 4

Trang 31

Từ số liệu Bảng 2.1 cho thấy: trong kết cấu nguồn vốn huy động của cácNHTM, chiếm tỷ trọng lớn là nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư đồng thờinguồn vốn có thời hạn dưới 12 tháng là chủ yếu.

Nguồn vốn huy động của NHTMCP Quân Đội Đà Nẵng liên tục tăng năm saucao hơn năm trước, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009 tăng 61% so với năm 2008trong đó chủ yếu tăng mạnh từ nguồn TCKT So với các năm trước và theo xuhướng huy động chung của các NHTM, nguồn vốn huy động chủ yếu từ khu vựcdân cư, tuy nhiên trong năm 2009 nguồn vốn huy động của MB từ khu vực dân cưlại bé hơn khu vực TCKT do khu vực kinh tế này được MB Đà Nẵng chú trọng pháttriển

Nếu các năm trước thị phần huy động vốn của MB Đà Nẵng chỉ chiếm khoảng2,8% thì sang năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên 3,3% tổng huy động vốn của cácNHTM trên địa bàn trong đó chủ yếu thu hút từ nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng.Thông qua biểu đồ sau đây

Techcombank Đông Á Eximbank Việt Á Quốc tế

An Bình SHB Các NH khác

3%

Hình 2.1: Thị phần huy động vốn của MB Đà Nẵng

Từ biểu đồ Hình 2.1 cho thấy thị phần huy động vốn của MB Đà Nẵng chiếmkhoảng 3,3% tổng nguồn vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn Đà Nẵngthấp hơn so với một số NH lớn trên địa bàn như: NH Đông Á, NH Á Châu, NH

Trang 32

Techcombank, NH Eximbank… đồng thời cao hơn so với một số NH có thời gianhoạt động khá lâu và trước MB Đà Nẵng như: NH Hàng Hải, NH Phương Đông…

2.1.3.2 Về hoạt động cho vay

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hai khâu quantrọng nhất là huy động vốn và sử dụng vốn Mức độ sinh lời và an toàn ở sử dụngvốn sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức độ huy động,

cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục tài sản có của một ngân hàng thươngmại

Xuất phát từ tình hình thực tế, từ mục tiêu và nhiệm vụ của mình, hoạt động

sử dụng vốn trong đó hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của Chi nhánh đã

không ngừng tăng trưởng, mở rộng và chiếm tỷ trọng lớn

Trong những năm đầu thành lập, từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho cácdoanh nghiệp Quân đội với tổng dư nợ là 89 tỷ đồng (từ tháng 08 đến 32/12/2004),đến nay Chi nhánh đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọngcho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân Hoạt động cho vay củaChi nhánh luôn có bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp vốn tín dụngngân hàng cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội

Xác định công tác hỗ trợ các đơn vị quốc phòng đóng quân trên địa bànThành phố Đà Nẵng là một trong những nhiệm vụ được MB Đà Nẵng quan tâmhàng đầu, làm hậu phương vững chắc hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xâydựng lực lượng lớn mạnh, triển khai hiệu quả hoạt động bảo vệ an ninh chính trịquốc phòng tại địa phương Công việc cụ thể có thể kể đến là hoạt động cho vay tínchấp của MB Đà Nẵng đối với các cá nhân thuộc các đơn vị quân đội, công an, độingũ giáo viên các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Công tác này đã gópphần không nhỏ trong việc ổn định cuộc sống, tạo điều kiện yên tâm công tác đốivới các chiến sĩ bộ đội, công an, các chiến sĩ trên mặt trận giáo dục Ngoài ra, MB

Đà Nẵng còn hỗ trợ cho vay, thực hiện bảo lãnh,…cho các đơn vị thi công các Côngtrình quốc phòng như đường Tuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông, Đường

78 Cam Pu Chia, đóng tàu Cảnh sát biển, xây dựng Trường, Doanh trại Quân đội…

Trang 33

Hoạt động cho vay là một hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hoạtđộng cấp tín dụng khác của MB Đà Nẵng

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại NH Quân đội Đà Nẵng

độ 55% (từ 750 tỷ đồng lên 1.160 tỷ đồng), đến năm 2009 dư nợ của Chi nhánhtăng trưởng nhẹ 11% so với cùng kỳ năm 2008, tăng trưởng mạnh chủ yếu từ dư nợngắn hạn với tốc độ tăng 77% trong năm 2008 so với năm 2007 Tuy nhiên sangnăm 2009, tốc độ tăng trưởng nợ ngắn hạn duy trì và tăng trưởng chậm, dư nợ trunghạn có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn

Dư nợ tăng dẫn đến dư nợ xấu tăng theo, tốc độ tăng trưởng năm sau lớn hơn100% so với năm sau (năm 2008 tăng 182% so với năm 2007, năm 2009 tăng 128%

so với năm 2008), điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng nợ xấu nhanh hơn so với tốc

độ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh Theo đó từ mức tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 1% (năm2007) lên đến 2,3% (năm 2009), tuy nhiên tỷ lệ này vẫn nằm trong mức khá an toàn(dưới 5%)

Trang 34

Tóm lại, hoạt động cho vay của MB Đà Nẵng đã mở rộng rất nhanh trong vòng 2năm trở lại đây và có xu hướng tăng trưởng khá bền vững, điều này thể hiện thôngqua thị phần dư nợ của Chi nhánh trên địa bàn như sau.

Bảng 2.3: Thị phần dư nợ của MB Đà Nẵng trên địa bàn TP Đà Nẵng

ĐVT: tỷ đồng

Tổng dư nợ vay của các NHTMCP 21.961 26.994 35.341

Tổng dư nợ vay của NH TMCP Quân đội Đà Nẵng 750 1.160 1.285

Thị phần của NH TMCP Quân đội Đà Nẵng 3,4% 4,3% 3,6%

(Nguồn: Chi nhánh MB và NHNN Đà Nẵng)

Tính đến năm 2009, có hơn 53 NH hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng với tổng

dư nợ hơn 35 nghìn tỷ đồng Thị phần dư nợ của MB Đà Nẵng tăng trưởng qua cácnăm (từ 3,4% năm 2007 lên 4,3% trong năm 2008) tuy nhiên trong năm 2009 dư nợtại Chi nhánh hầu như không tăng so với tổng dư nợ của các NH TMCP trên địa bànchiếm 3,6% với tỷ lệ khá khiêm tốn cao hơn một số TCTD khác như ACB, NHHàng Hải, NH Phương Đông nhưng còn thấp so với Sacombank (6%), Eximbank(5%), Đông Á (6%) Thông qua biểu đồ thị phần dư nợ của MB Đà Nẵng sau đây

Thị phần dư nợ MB ĐN

MB ĐN Hàng Hải Sacombank Đông Á Techcombank Eximbank ACB Phương Đông SHB

An Bình Các NH khác

Hình 2.2: Thị phần dư nợ tại Chi nhánh so với các TCTD khác trên địa bàn

Trang 35

Với thời gian ra đời hơn 6 năm, là thời gian khá ngắn so với một số TCTD kháctrên địa bàn nhưng dư nợ của Chi nhánh đã đạt mức tăng trưởng như trên nhờ sự cốgắng của tất cả CBCNV MB nhất là dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh

2.1.3.3 Các hoạt động khác

- Hoạt động bảo lãnh: các loại bảo lãnh được thực hiện chủ yếu tại NH TMCP

Quân đội – CN Đà Nẵng gồm: BL dự thầu, BL tạm ứng, BL thực hiện hợp đồng,

BL thanh toán và BL bảo hành

Bảng 2.4: Doanh số hoạt động bảo lãnh tại MB Đà Nẵng

ĐVT: Triệu đồng

Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư

Bảo lãnh dự thầu 70.290 22.910 37.000 35.580 85.000 31.000 Bảo lãnh thực hiện

hợp đồng 52.960 21.040 39.000 24.230 35.500 20.340 Bảo lãnh thanh toán 83.200 22.300 12.600 3.880 11.645 10.680 Bảo lãnh khác 74.030 24.380 52.200 89.290 112.543 80.900

(Nguồn: Chi nhánh MB Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu được nêu trong Bảng 2.3 cho thấy doanh số bảo lãnh củaNgân hàng Quân đội - CN Đà Nẵng chiếm tỷ trọng lớn là doanh số bảo lãnh dựthầu, bảo lãnh thực hiện Hợp đồng Điều này khá phù hợp với đặc điểm tài trợ chocác đơn vị xây lắp Quân đội trên địa bàn Đà Nẵng như Công ty Vạn Tường – Quânkhu 5, Công ty Thành An 96, Công ty 532… Các loại bảo lãnh khác như: bảo lãnhbảo hành, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thuế quan Năm 2007 là năm có doanh số bảo lãnh ở hầu hết các loại đều khá lớn, hoạtđộng bảo lãnh của Chi nhánh tăng trưởng không đều qua các năm trong đó đặc biệtdoanh số năm 2008 giảm mạnh (hầu hết các loại bảo lãnh đều giảm) Bởi vì năm

2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động của Chi nhánh cũng khôngngoại lệ Tuy nhiên với sự duy trì doanh số bảo lãnh qua các năm đã giúp cơ cấu thunhập của Chi nhánh từ hoạt động dịch vụ khá cao trong thời gian qua

Trang 36

- Hoạt động chiết khấu: chủ yếu là hoạt động chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu

LC trả ngay hoặc trả chậm

Bảng 2.5: Doanh số chiết khấu tại MB Đà Nẵng

ĐVT: tỷ đồng

Doanh số chiết khấu 5,2 10,6 25,7

Tốc độ tăng trưởng 104% 142%

(Nguồn: Chi nhánh MB Đà Nẵng)

Hoạt động chiết khấu của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng khá mạnh (trên 100%qua các năm) trong đó chủ yếu Chi nhánh thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu(chiết khấu LC) tài trợ cho lĩnh vực dệt may xuất khẩu và thủy sản trên địa bàn ĐàNẵng

- Hoạt động bao thanh toán: Hoạt động này đã được sử dụng từ khá lâu tại nhiều

nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên còn khá mới với hệ thống NH TM Việt Nam.Ngân hàng Quân đội đã ban hành qui trình để triển khai sản phẩm này nhưng thực tếtrong thời gian qua NH TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng vẫn chưa có khách hàng nào

sử dụng

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Với mục tiêu trở thành Ngân hàng một trong những NH TMCP hàng đầu theo

xu hướng đa năng hóa, MB Đà Nẵng đã không ngừng cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ theo nhu cầu của khách hàng, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh được manglại thông qua các hoạt động chủ yếu sau:

Trang 37

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Quân đội Đà Nẵng

ĐVT: tỷ đồng

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1 Tổng thu nhập 277.441 100% 326.098 100% 48.657 17,5%

Thu từ hoạt động cho vay 248.310 89,5% 292.510 89,7% 44.200 17,8% Thu từ dịch vụ 14.704 5,3% 17.935 5,5% 3.231 22% Thu từ kinh doanh ngoại hối 11.375 4,1% 11.413 3,5% 38 0,3% Thu khác 3.052 1,1% 4.239 1,3% 1.187 39%

2 Tổng chi phí 254.989 100% 300.010 100% 45.021 17,6%

Chi từ hoạt động cho vay 187.927 73,7% 222.007 74% 34.080 18% Chi dịch vụ 8.160 3,2% 10.500 3,5% 2.340 29% Chi KD ngoại hối 6.120 2,4% 6.000 2% -120 -2% Chi khác 52.782 20,7% 61.502 20,5% 8.720 16%

(Nguồn: MB Đà Nẵng)

Tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2009 đều tăng so với năm 2008 với tỷ lệ17,5% ứng với 48.657 tỷ đồng, mức tăng trưởng này khá cao chủ yếu thu từ hoạtđộng cho vay (tăng 17,8%), thu từ dịch vụ (tăng 22%) và thu khác (tăng 39%) Thu

từ kinh doanh ngoại hối hầu như không tăng, do trong năm 2009 tình hình kinh tếthế giới và kinh tế trong nước chưa ổn định còn đang trong giai đoạn khôi phục suythóai kinh tế nên nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu thấp

Như đã trình bày trên, hoạt động cho vay của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất

do vậy trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh thì thu nhập từ hoạt động cho vay chiếmgần 90% tổng thu nhập, tiếp theo là thu từ hoạt động dịch vụ (hơn 5% tổng thu nhập).Mặc dù năm 2009 vẫn còn chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầunhưng thu nhập ròng của Chi nhánh không giảm mà tăng khá đạt 16% so với năm

2008 ứng với 3,6 tỷ đồng, đây là kết quả đáng khích lệ của toàn bộ CBCNV Ngânhàng và sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong thời gian qua

Trang 38

2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.1 Thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2009, tính đến 31/12/2009 cả nước có248.847 doanh nghiệp các loại đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp ngoài quốcdoanh là 238.932 Đến 31/12/2009, số lượng thực tế các doanh nghiệp đang hoạtđộng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng khoảng 5.000 doanh nghiệp chỉ chiếmkhoảng 2% số lượng doanh nghiệp cả nước

Trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng thìDNNN chỉ chiếm khoảng 2%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm khoảng 97%còn lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Qua đó cho thấy các doanh nghiệptrên địa bàn chiếm tỷ trọng chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh và mang nhữngđặc điểm chính sau:

Cùng với đặc điểm chung của các doanh nghiệp trên cả nước, các doanhnghiệp trên địa bàn Đà Nẵng chủ yếu là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừachiếm khoảng 94,65% số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn với qui mô nguồnvốn kinh doanh dưới 10 tỷ đồng (khoảng 56,33% doanh nghiệp có nguồn vốn dưới

1 tỷ đồng) Theo đó nguồn vốn của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn tự có vànguồn vốn vay, trong đó nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp thường nhỏ, do vậy

để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tăng năng suất sản xuất, các doanhnghiệp phải dựa vào nguồn vốn vay nhưng thực tế khi tiếp cận các nguồn vốn vaycòn bị hạn chế do không đủ tài sản thế chấp, giá trị tài trợ thấp so với nhu cầu… Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủyếu là sản xuất công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại và dịch vụ, trong đó sốlượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọnglớn 66,2%, kế đến là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệpchế biến và xây dựng 21,1%, còn lại là lĩnh vực khác Đồng thời Đà Nẵng là trungtâm kinh tế khu vực miền Trung Tây Nguyên nên ngày càng nhiều các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài ra đời và tập trung chủ yếu tại các Khu công nghiệp

Trang 39

Thị trường hoạt động chủ yếu là khu vực Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh lâncận khu vực miền Trung nói chung với mục đích cung cấp sản phẩm, dịch vụ chocác doanh nghiệp có qui mô lớn hơn mà các doanh nghiệp này ít quan tâm hoặckhông đảm nhận.

2.2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NH TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng

2.2.2.1 Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với MB Đà Nẵng

Khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh hiện nay được phân theo doanhnghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DNTN, Hợp tác xã và Công ty

có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là loại hình Công ty TNHH

và Công ty cổ phần, cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Số lượng khách hàng DN có quan hệ tín dụng tại NH Quân đội Đà

Số lượng Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

Số lượn g

Tỷ lệ

Công ty cổ phần 218 47% 240 46% 251 41% 10% 5% Công ty TNHH 197 42% 230 44% 304 50% 17% 32%

Hợp tác xã 1 0% 1 0% 1 0% 0% 0% Công ty có vốn đầu tư

nước ngoài 1 0% 2 0% 2 0% 100% 0%

(Nguồn: MB Đà Nẵng)

Theo số liệu tại bảng 2.7 nêu trên, số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan

hệ tín dụng với Chi nhánh đều tăng trưởng qua 3 năm 2007-2009, đặc biệt tăng mạnhtrong 2 năm 2008 và 2009, cụ thể năm 2008 tăng 13% ứng với 62 khách hàng so vớinăm 2007, năm 2009 tăng 16,7% ứng với 88 khách hàng so với năm 2008 Trong cácloại hình doanh nghiệp nêu trên, loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH chiếm

tỷ cao nhất trên 40% tổng số lượng các khách hàng (năm 2007: 47% và 42%; năm

Trang 40

2008: 46% và 44%, năm 2009: 41% và 40%) còn lại là loại hình DNNN, hợp tác xã

và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời việc tăng trưởng số lượng kháchhàng đều xuất phát từ hai loại hình này Đối với DNNN tăng thêm 2 doanh nghiệp sovới năm 2007 và không thay đổi qua các năm sau với số lượng 16 đơn vị

So với số lượng các doanh nghiệp hiện có đang hoạt động trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng năm 2009 (với khoảng 5000 doanh nghiệp) thì số lượng doanh nghiệp

có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 12,2%.Điều này cho thấy việc mở rộng và phát triển khách hàng doanh nghiệp của Chinhánh chưa tương xứng với tiềm năng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Để thấy

rõ hơn chúng ta đi sâu hơn về thực trạng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tạiChi nhánh như sau

2.2.2.2 Về dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của MB Đà Nẵng

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/ 2007 2009/ 2008

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Dư nợ vay đối với DN tại các NH

TMCP trên địa bàn TP 15.052 100% 19.642 100% 20.740 100%

Dư nợ vay đối với DN tại MB Đà

(Nguồn: NHNN và MB Đà Nẵng)

Ngày đăng: 13/07/2021, 11:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2007-2009), Ngân hàng TMCP Quân đội Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2007-2009)
[2] Cẩm nang thẩm định tín dụng (2010), MB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thẩm định tín dụng (2010)
Tác giả: Cẩm nang thẩm định tín dụng
Năm: 2010
[3] Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
[4] Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 [5] Quốc hội (2005), Luật số 60/2005/QH11 – Luật doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 47/2010/QH12 - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010"[5] Quốc hội (2005)
Tác giả: Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 [5] Quốc hội
Năm: 2005
[7] Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2002), Tín dụng dành cho doanh nghiệp [8] TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng dành cho doanh nghiệp"[8] TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung (2010), "Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Tác giả: Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2002), Tín dụng dành cho doanh nghiệp [8] TS. Võ Thị Thúy Anh, ThS. Lê Phương Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2010
[9] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS. Phan Thị Cúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2009
[10] PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Hữu Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2007
[11] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2009
[12] TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2006
[13] PGS.TS. Lê Văn Tề (2009), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Tác giả: PGS.TS. Lê Văn Tề
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2009
[14] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm,2008,2009,2010 Khác
[15] Một số bài viết trên trang website: www.sbv.gov.vn, www.gov.vn, www.gso.gov.vn, www.cucthongkedanang.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w