Vì vậy, nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp cận thực hành những quy trình thẩm định tín dụng thực tế tại các ngân hàng, thể hiện khả năng xử lý các nghiệp vụ thẩm định thông qua các tình h
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu
tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay; giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi vay và (2) từ chối cho vay một dự án tốt
Có thể đưa ra một ví dụ điển hình cho những sai lầm của việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng là vào giữa tháng 08/2011 nhà chức trách xác định Công ty chế biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) nợ ít nhất 5 ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm ABBank, Vietinbank, SeaBank, Eximbank và Ngân hàng phát triển chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang Số tiền nợ khoảng 305 tỷ đồng, An Khang không có khả năng chi trả Trước nhiều dấu hiệu cho thấy công ty này có hành vi gian dối, vỡ nợ, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện SeaBank cho biết, ngày 4/8/2010, Công ty
An Khang vay 30 tỷ đồng tại chi nhánh SeaBank Cần Thơ nhằm bổ sung vốn lưu động Tài sản một phần được thế chấp bằng bất động sản, một phần là hàng hóa tồn kho luân chuyển cá tra fillet, chả cá sumiri đông lạnh, tổng cộng hơn 1.000 tấn Số tài sản thế chấp được bên thứ ba là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản SeaBank quản lý tại kho hàng đông lạnh của An Khang từ tháng 8/2010 Trước việc "tranh nhau" kho hàng, ngày 19/7 ban quản lý các khu chế xuất ở Cần Thơ đã họp với các ngân hàng và Công
ty An Khang để giải quyết Đại diện 4 nhà băng (ABBank, Eximbank, Vietinbank, VDB Cần Thơ ) thống nhất cho An Khang giải phóng kho hàng, chuyển tiền qua ngân hàng trung gian là Vietcombank chi nhánh Trà Nóc để thực hiện thanh toán nợ Nhưng ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc văn phòng phía nam của SeaBank cho rằng, do An Khang chưa thừa nhận việc có vay vốn và thế chấp hàng hóa tồn kho luân chuyển tại SeaBank nên nhà băng chưa đồng ý giải chấp kho hàng Ngày 20/7, An Khang thông báo đến SeaBank sẽ mở kho hàng thành phẩm để lấy hàng trong kho tái chế và đóng bao bì xuất khẩu nhằm thanh toán nợ lương công nhân Trước tình huống này, SeaBank đã thông báo khẩn nhờ các cơ quan chức năng can thiệp Cùng ngày, Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có văn bản gửi thường trực UBND thành
Trang 2phố Cần Thơ, và đề xuất hướng xử lý: trong khi các ngân hàng chưa hoàn toàn thống nhất việc mở kho hàng với Công ty An Khang thì đề nghị UBNDTP chỉ đạo công ty này không được tự động mở kho hàng Trong khi các ngành chức năng đang tìm hướng giải quyết thì bất ngờ ông Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Công ty An Khang, lại ký Tờ thỏa thuận giao toàn bộ 2 kho hàng để “trả” cho các hộ bán cá tra nguyên liệu mà công
ty còn nợ; quy ra thành tiền là trên 29,4 tỷ đồng
Theo đại diện SeaBank, đến nay (12/9) kho hàng đã bị người dân và một số công nhân vào lấy hàng đi gần hết Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết khả năng thu hồi nợ của SeaBank vẫn còn Vì trong buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Hoàng Quân hôm 26/7, ông này đã xác nhận nợ với SeaBank và đồng ý sẽ dùng số tài sản thế chấp bằng bất động sản để trả nợ Nhưng ông Quân đề nghị Seabank để ông được chủ động bán tài sản đảm bảo là 6 lô đất tại đường Võ Văn Kiệt để ưu tiên trả nợ cho nhà băng Sau thời gian 60 ngày, kể từ ngày ký biên bản này, nếu ông Quân không bán được 6 lô đất thế chấp trên, thì sẽ đồng ý giao đất trên cho Ngân hàng Seabank bán thu hồi nợ Trong khi đó, đại diện ABBank cho biết, số tiền 5 tỷ đồng là khoản nợ của
An Khang đối với ABBank (vay từ ngày 3/3/2011) Trước khi cho vay nhà băng đã thẩm định hồ sơ và năng lực tài chính của Công ty An Khang theo đúng quy trình chuẩn của ngân hàng Hôm 18/8, An Khang đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ gốc cho ABBank Riêng ngân hàng Vietinbank là chủ nợ trên 100 tỷ đồng của An Khang Liên quan đến vụ việc, bà Trần Thị Phương, Giám đốc Chi nhánh Trà Nóc đã bị cách chức vì sai phạm trong công tác quản trị điều hành, xử lý nghiệp vụ tín dụng Hai phó giám đốc chi nhánh cũng nhận hình thức kỷ luật tương tự Sai phạm của ba cán bộ này là để Công
ty An Khang dùng những hồ sơ, chứng từ không có giá trị nhưng vẫn được vay những khoản tiền lớn từ ngân hàng Hai ngân hàng còn lại là Eximbank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho biết, trong khi chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng thì chưa thể cung cấp thông tin gì
(Theo Lệ Chi-Báo Vnexpress)[12]
Xuất phát từ những vấn đề thực tại, đồng thời nhóm tác giả nhận thấy sau khi sinh viên của Khoa Tài chính-Ngân hàng tốt nghiệp ra trường bắt đầu xin việc làm tại các ngân hàng thương mại thì thông thường phòng tín dụng của các ngân hàng là nơi mà sinh viên nộp hồ sơ để xin vào làm việc là chiếm tỷ lệ khá cao Vì vậy, nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp cận thực hành những quy trình thẩm định tín dụng thực tế tại các ngân hàng, thể hiện khả năng xử lý các nghiệp vụ thẩm định thông qua các tình huống mô phỏng thực tiễn, thực hiện theo chủ trương đúng đắn của trường Đại học Lạc Hồng về việc xây dựng các quy trình mô phỏng công việc chuyên môn thực tiễn theo đúng chuyên ngành sinh viên được đào tạo tại các khoa trong toàn trường, nhóm tác giả
Trang 3quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH”
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề xây dựng mô hình thực hành nghiệp vụ tín dụng ảo trong thời gian gần đây đã được một số đơn vị tổ chức kinh tế, một số trường Đại học và Cao đẳng dành cho sinh viên thuộc chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ứng dụng, mục đích của các
mô hình này là giúp cho sinh viên, học viên đang theo học các lĩnh vực chuyên môn về Tài chính –Ngân hàng có thể thích nghi với môi trường làm việc trong các ngân hàng, các tổ chức tài chính, nắm vững các nghiệp vụ tác nghiệp, các kỹ năng, giúp cho các bạn sinh viên, học viên có cơ hội vận dụng lý thuyết được học thực hành, tích lũy kinh nghiệm để làm việc thành thục, chuyên nghiệp hơn khi vào thực tế Có thể kể qua đây một số đơn vị tổ chức đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiệp vụ tín dụng ảo, ngân hàng ảo như: Công ty Đào tạo và Tư vấn Nghiệp vụ Ngân hàng (BTC), Trung tâm Đào tạo HDBank, Trường Cao đẳng Nghề i-Space,v.v…
Sứ mạng của trường Đại học Lạc Hồng hiện nay có sự kế thừa những tuyên bố
sứ mạng trước đây và được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại Sứ mạng của trường có nội dung như sau:
“Đào tạo nhân lực chất lượng cao có ý thức chính trị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế
Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học có năng lực nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao
Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản
lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội”
Với sứ mạng này, Nhà trường đã hướng các Khoa trong toàn trường xây dựng
chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh viên sang việc học song song giữa lý thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh tế-kỹ thuật có trình độ cao cho các công ty, xí nghiệp, ngân hàng,v.v Từ năm 2008 đến nay đã có nhiều Khoa trong Trường đã và đang xây dựng nhiều mô hình mô phỏng quy trình nghiệp vụ, các kỹ năng trong quá trình làm việc như Khoa Kế toán-Kiểm toán, Khoa Quản trị-Kinh tế quốc tế,v.v…
Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện liên quan đến lĩnh vực đề tài của nhóm tác giả:
- Cn.Trần Thị Yến Phương, “Xây dựng phòng thực hành kế toán tài chính tại Trường Đại học Lạc Hồng”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 6, Đại học Lạc Hồng, năm 2009
Trang 4- Cn Dương Văn Sơn-Cn Nguyễn Thị Ngọc Diệp, “Xây dựng uy tr n
t uế i tr gi t ng t ư ng u tr tr ng n ế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010
- Cn Nguyễn Thị Đức Loan- Cn.Trịnh Thị Huế, “Xây dựng quy trình kế toán tiền
ư ng tr ng n t ực hành kế toán tại Khoa Tài chính-Kế t n”, Báo cáo NCKH
Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010
- Cn Nguyễn Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng uy tr n ế toán phải thu phải trả ng tr ng n t ự n ế t n tại T i n - ế T n”,
Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010
- Cn Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành
kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc
Hồng, năm 2010
- Cn Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành
kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc
Hồng, năm 2010
-Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn Trần Ngọc Thủy, “T iết ế n d n ng iệ ả
v việ tiế n t ự tế ng t uản in vi n ng n uản tr in
d n ”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010
- Ths.Nguyễn Thị Bạch Tuyết –Ths Nguyễn Thị Đức Loan, “Xây dựng quy trình kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011.- Cn Lý Thị Thu Hiền-Cn Nguyễn Vũ Quỳnh Như, “Xây dựng quy trình kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm
2011
- Cn Nguyễn Văn Hải - Cn Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng quy trình mua hàng và nợ phải trả tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011
- Ths.Nguyễn Thanh Lâm, “M ỏng nghiệp v nh p khẩu trong doanh nghiệp ảo tại Khoa Quản tr -Kinh tế quốc tế”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng,
năm 2011
Sơ lược các đề tài đã thực hiện nêu trên nhóm tác giả nhận thấy các đề tài mô phỏng thực hành đã thực hiện chủ yếu tập trung vào các phần hành kế toán, mô phỏng các quy trình của chuyên ngành kế toán, vì vậy việc thực hiện đề tài này của nhóm tác giả và các chủ nhiệm đề tài khác trong Khoa Tài chính-ngân hàng mô phỏng thực hành quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại sẽ giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng dễ dàng làm quen với quy trình công việc tại các đơn vị ngân
Trang 5hàng nơi sinh viên làm việc sau này, tránh cho sinh viên những bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các công việc thực tế mà sinh viên đăng ký tuyển dụng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có thể hiểu và nắm rõ quy trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Ngân hàng thương mại
- Nâng cao khả năng ứng dụng những lý thuyết được học vào việc thực hành của sinh viên
-Đề xuất một giải pháp nhằm xây dựng mô hình thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Khoa Tài chính-Ngân hàng đạt hiệu quả cao
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng
- Các ngân hàng thương mại đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ giúp cho sinh viên Khoa Tài chính-Ngân hàng tiếp cận được các công việc thực tế, bám sát với thực tiễn ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường Tạo cho sinh viên sự tự tin vào năng lực của bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí được phân công trong các ngân hàng thương mại trong nước, liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài
1.6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo nghiên cứu khoa học gồm có 05 chương chính:
Chương 01: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 02: Xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay của các ngân hàng thương mại
Chương 03: Phương pháp nghiên cứu
Chương 04: Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình
ngân hàng thực hành
Chương 05: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công quy trình thẩm định
tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành
Trang 6CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Giới thiệu chương 2
Việc xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là điều quan trọng, tạo cơ sở nền tảng giúp cho việc xây dựng quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay trong mô hình thực hành của Khoa Tài chính-Ngân hàng ở các chương sau
2.2 Tổng quan về quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại
2.2.1 Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng
Khái niệm:
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng
đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng
Thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của phương án hoặc dự án
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay Thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những điểm sau:
Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một
dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt [2]
2.2.2 Nội dung của quy trình thẩm định tín dụng
2.2.2.1 Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn
Thẩm định điều kiện vay vốn
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thoả mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Có mục đích vay vốn hợp pháp
Trang 7- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
- Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ đơn giản là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem khách hàng có thoả mãn những điều kiện vay vốn hay không
Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay
Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư
- Báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết
- Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn
2.2.2.2 Thẩm định khả năng tài chính
Khi làm thủ tục vay ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các kỳ gần nhất Dựa vào các báo cáo tài chính này nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng
Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng thường thực hiện các bước:
- Nghiên cứu kỹ số liệu của báo cáo tài chính
- Sử dụng kiến thức báo cáo tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính
- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong báo cáo tài chính
- Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được
- Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem xét lại tài liệu
kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính
- Kết luận sau cùng về độ tin cậy của báo cáo tài chính
- Năng lực tài chính của khách hàng sẽ đảm bảo cho kế hoạch trả nợ và nó được đánh giá qua những nhóm chỉ tiêu thể hiện ở sơ đồ 1.1
Trang 8(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008), “Ng iệ v ngân ng”, NXB Thống kê) [2]
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư
Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó
2.2.2.4 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Bảo đảm tài sản hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng
áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay
Bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi:
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và
có thị trường tiêu thụ)
Trang 9(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “T n d ng v t ẩ đ n t n d ng ngân ng”,NXB Tài chính) [1]
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay
2.2.2.5 Ƣớc lƣợng và kiểm soát rủi ro tín dụng
Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay Do đó, thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi nữa, vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót Không thể đảm bảo chắc chắn việc thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi
Tuy nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay
Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
Trang 102.2.4 Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của ngân hàng [1]
Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan
hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay
Do vậy, công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp
Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng Do tính chất quan trọng của nó nên cần xem được xem xét và chi tiết hoá thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập thông tin bổ sung, thẩm định tính khả thi, ước lượng rủi ro và rút ra kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng [1]
2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính
a Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm
e Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho
Trang 11hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được
Ta có công thức sau:
Dư Nợ Vốn huy động
g Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng
Ta có công thức sau:
Dư Nợ Tổng nguồn vốn
h Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư
nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại
Ta có công thức sau:
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
2.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội được thể hiện qua một số tiêu chí sau:
Người dân được thõa mãn nhu cầu tiêu dùng: hiệu quả được tính trên cơ sở
mức tăng bình quân đầu người đối với các sản phẩm do các dự án có vốn tín dụng tham gia
Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp: với nguồn vốn được bổ sung thêm từ tín dụng,
DNNVV có thể mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động
Gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa: giá trị được trực tiếp gia tăng do các dự
án có vốn tín dụng tác động tăng thêm, giá trị gia tăng gián tiếp nhận được từ các hoạt động kinh tế khác do các dự án có vốn tín dụng sinh ra
Góp phần phát triển những ngành khác: đánh giá sự tác động dây chuyền đến
những ngành khác có liên quan đến dự án có vốn tín dụng tham gia
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100%
Trang 122.4 Các nhân tố tác động đến công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
2.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng
Trình độ, năng lực và đạo đức của Nhân viên tín dụng
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong công tác thẩm định và quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung
Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giới chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý phương xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng
Quy trình và phương pháp thẩm định
Quy trình thẩm định và phương pháp thẩm định ở các ngân hàng hiện nay đòi hỏi phải khoa học và có sự áp dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ Với việc lên các bước tiến hành khoa học sẽ giúp cho nhân viên tín dụng nắm rõ và thực hiện cẩn thẩn quy trình Đồng thời, áp dụng khoa học công nghệ giúp kiểm tra, đánh giá hồ
sơ của khách hàng và tình hình tài chính của khách hàng chính xác và kịp thời hơn Điều này sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định Một yếu tố đánh giá chất lượng công tác Thẩm định tín dụng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong công tác thẩm định tín
dụng
Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng
Vai trò của thẩm định là vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của Ngân hàng Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp hạn chế những sai sót ban đầu, chỉnh sửa kịp thời thái độ và cách đánh giá của nhân viên tín dụng
2.4.2 Yếu tố khách quan
Khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng và ra quyết định đối với các khoản vay
từ Ngân hàng Chất lượng tín dụng của Ngân hàng được đánh giá cao hay thấp chính
là từ tình hình dư nợ và tỷ trọng các nhóm nợ xấu Mà điều này chính là từ sự sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của khách hàng Những yếu tố như: Năng lực quản lý, Sự trung thực của khách hàng và rủi ro ngành nghề kinh doanh chính là những yếu tố mà một CBTD cần thẩm định và xem xét rõ ràng
Môi trường pháp lý
Trang 13Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy được
Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được chú trọng khi đem các phương án sản xuất vào xem xét Các phương án sẽ ảnh hưởng đến nào tới tình hình kinh tế trong địa bàn hay mức hiệu quả của phương án khách hàng đưa ra liệu có đúng với thực tiễn
Môi trường chính trị và chính sách nhà nước
Tình hình chính trị có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Từ sự ảnh hưởng gián tiếp này sẽ chi phối các quy định trong công tác thẩm định Mà công tác thẩm định được tiến hành trên căn cứ từ các luật định
Môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa được thể hiện cụ thể nhất khi đưa hiệu quả của phương án đó áp dụng tại địa bàn tiến hành thi công Liệu rằng phương án, dự án kinh doanh đó có phù hợp với những tập tục, những quy định về văn hóa của địa bàn hay đi trái lại với mong muốn của dân cư khu vực đó Một phương án tốt là một phương án có hội tụ các điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa Nếu như thiếu 1 trong 3 điều kiện đó, phương án, dự
H1: Các lớp được giảng thực nghiệm hài lòng khi tham dự buổi giảng thực nghiệm
H2: Giới tính “Nam”, “Nữ” có ảnh hưởng đến việc tiếp thu quy trình thực hành thẩm định hồ sơ cho vay
H3: Sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy từ 7,00 trở lên có khả năng tiếp thu quy trình thực hành nhanh và cặn kẽ
Trang 14H4: Sinh viên tham dự tiết học đầy đủ sẽ tiếp thu nhanh quy trình thẩm định hồ
sơ cho vay
H5: Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế sẽ cảm thấy hài lòng và thích khi tham gia buổi giảng thực nghiệm
H6: Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế thông qua hình thức do người thân làm việc trong ngân hàng đem về có khả năng tiếp thu quy trình thực hành nhanh nhất
H7: Sinh viên cảm thấy hài lòng khi được tiếp xúc với quy trình thẩm định hồ sơ cho vay thực tế
Tóm tắt chương 2
Trong chương này nhóm tác giả đã trình bày được các nội dung lý thuyết liên
quan đến vấn đề thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại, các nhân tố tác động đến công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay; xây dựng các giả thiết kiểm định khả năng tiếp thu của sinh viên khi tham gia thực hành quy trình thẩm định
hồ sơ cho vay của nhóm tác giả
Trang 15CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng của các ngân hàng thương mại kết hợp với nghiên cứu thực tiễn và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phương trình hồi quy để khám phá các mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp ba dạng thiết kế nghiên cứu là: thiết kế nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu mô tả; và thiết kế nghiên cứu nguyên nhân Ứng với mỗi thiết kế nêu trên, các phương pháp được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp định tính thông qua việc thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống Các phương pháp phân tích định lượng qua các mô hình hồi qui, số liệu khảo sát thăm dò sẽ được phân tích để xác định phân nhóm các nhân tố tác động, đồng thời sử dụng các kiểm định thống kê để loại bỏ các biến rác, và đánh giá mức độ độc lập giữa các biến
Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ được tiến hành qua các bước như sau:
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả
Theo hướng của Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh viên sang việc học song song giữa lý
Tìm hiểu quy trình thực tiễn
Xây dựng quy trình cho vay
LHB Xây dựng quy trình Thẩm định
Sinh viên thực nghiệm
Khảo sát lấy ý kiến
Hoàn thiện quy trình
Hoàn thành đề tài
Tập hợp các chứng từ,
hồ sơ cho vay
Xây dựng tình huống giả định
Trang 16thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh
tế - kỹ thuật có trình độ cao cho các công ty, xí nghiệp, ngân hàng,…Từ việc xây dựng
ý tưởng, nhóm đề tài đi đến xây dựng quy trình thẩm định cùng việc xây dựng quy trình tín dụng LHB của các nhóm đề tài Khoa Tài chính – Ngân hàng dựa trên các quy trình tín dụng của các Ngân hàng thực tiễn như: VIB, Đại Á ngân hàng,…Sau Khi hoàn thành quy trình LHB sẽ cho sinh viên thử nghiệm và lấy ý kiến qua 1 cuộc khảo sát để hoàn thiện quy trình đi tới hoàn thành đề tài
Quy trình tiến hành khảo sát được nhóm tác giả thực hiện như sau:
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Sơ đồ 3.2: Quy trình khảo sát của nhóm tác giả 3.2 Mô tả phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được nhóm tác giả thực hiện thông qua:
- Kỹ thuật thảo luận nhóm: mục đích xây dựng được một cách hệ thống các bước trong quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay trong mô hình thực hành tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng
Xử lý dữ liệu Phần mềm Excel,
SPSS
Xuất kết quả, phân tích
Trang 17- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo và tổng hợp những ý kiến của người học tham dự buổi thực hành …để từ đó có những định hướng tốt hơn cho đề tài này
Nhóm tác giả sẽ tập hợp, thu thập các quy trình tín dụng, các quy trình thẩm định tại một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB), Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiABank), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB); từ đó nhóm sẽ chọn lọc, tiếp thu góp phần vào việc xây dựng quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay của nhóm
Thiết lập câu hỏi khảo sát ý kiến của người học sau khi tham gia lớp thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay của nhóm tác giả
Khảo sát và phân tích các mức độ đánh giá của người học sau khi được hướng dẫn thực hành
3.3 Mô tả phương pháp nghiên cứu định lượng [10], [11]
3.3.1 Chọn mẫu khảo sát
- Đối tượng khảo sát: sinh viên thực hành quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn
- Địa bàn khảo sát: Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng
- Thời gian thực hiện: từ ngày 22/03/2012 đến ngày 15/04/2012
- Mẫu chọn để khảo sát: toàn bộ sinh viên tham dự quy trình thực hành thẩm định hồ sơ vay vốn do Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng điều động bao gồm các lớp 09TC112, 09TC113, 09TC115, 09TC117, 09TC120
- Số phiếu phát ra: 375 phiếu
- Số phiếu thu về: 298 phiếu
- Trong đó có một số lớp sinh viên đã nghỉ luôn, không đi học và trừ những số phiếu không điền đầy đủ thông tin nên số phiếu hợp lệ là 268 phiếu
3.3.2 Phương pháp phân tích
Quá trình phân tích chính mà nhóm tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu
đó chính là: xây dựng thang đo nhiều chỉ báo cho một khía cạnh nghiên cứu, phân tích thống kê mô tả, phân tích các bảng chéo các giả thuyết mà tác giả nghiên cứu Kiểm định các biến định tính và định lượng nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nội dung nghiên cứu
Trang 18Thông tin
về sinh viên
Ứng dụng vào việc tiếp xúc thực tế hồ sơ cho vay của NH
Đánh giá sự khác biệt
của sinh viên các lớp về
nội dung nghiên cứu
Mức độ hài lòng của các sinh viên
Giải pháp
Thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu
Kiểm định Chi-Square, ANOVA
Kiểm định Chi Square, ANOVA
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Sơ đồ 3.3: Quy trình phân tích nội dung nghiên cứu
3.3.3 Kiểm định các giả thiết:
Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thiết:
H0: Không có mối quan hệ giữa các biến
Hj: Có mối quan hệ giữa các biến
Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0
p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) bác bỏ giả thuyết H0 Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định
Trang 19p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa) chấp nhận H0 Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định
3.3.4 Đánh giá mức độ của sinh viên
Đánh giá mức độ của sinh viên về nội dung nghiên cứu được tác giả lượng hóa thông qua thang độ Likert bao gồm 5 lựa chọn từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý hoặc 1 không hài lòng đến 5 hoàn toàn hài lòng Đánh giá bằng cách tính giá trị trung bình để đánh giá được mức độ của sinh viên
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5
= 0,8
Bảng 3.1: Ý nghĩa của giá trị trung bình
Giá trị trung bình Ý nghĩa
3.4 Các nguồn số liệu dự kiến
3.4.1 Các số liệu thông tin thứ cấp
Đây là các số liệu về các quy trình thẩm định tại các ngân hàng thương mại
trong nước đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Các tài liệu, hồ
sơ vay vốn của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Các thông tin về thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng
Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến thu thập từ:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Biên Hòa
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Biên Hòa
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) chi nhánh Đồng Nai
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chi nhánh Đồng Nai
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiABank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Đồng Nai
Trang 20- Các tạp chí, tạp san thuộc về lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng
3.4.2 Các số liệu thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp là các số liệu thực tế khảo sát thăm dò ý kiến của người học sau
khi kết thúc quá trình tham dự buổi học thực hành do nhóm tác giả hướng dẫn
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3 nhóm tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài nghiên cứu khoa học, mô tả được phương pháp để thu thập dữ liệu, cách chọn mẫu khảo sát, kiểm định các giả thiết trong đề tài, quy trình nghiên cứu và quy trình khảo sát của đề tài
Trang 21Phù hợp
Đồng ý
Duyệt
(Nguồn: Tổng ợ v ng i n ứu n ó t giả tại ột số NHTM)
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM TÍN DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH 4.1 Giới thiệu chương 4
Trong chương này, nhóm tác giả sẽ xây dựng quy trình cấp tín dụng và quy
trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành Thông qua chương này
sẽ phần nào giúp cho sinh viên thực hành được các quy trình cấp tín dụng, quy trình thẩm định cơ bản mà trong thực tế các ngân hàng thương mại đang thực hiện Đồng thời, trong chương nhóm tác giả cũng sẽ tham khảo ý kiến của sinh viên thực hành quy trình thông qua việc khảo sát đánh giá quy trình sau khi sinh viên thực hành
4.2 Kết quả xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9]
Lưu trữ và trả hồ sơ khi khách hàng yêu cầu
Không đồng ý phù
hợp
Trang 22Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại
Quy trình thẩm định tín dụng các hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiến hành
- Mục đích vay vốn Tổng nhu cầu vốn của phương án/dự án
- Số tiền vay Thời hạn vay
- Nguồn trả nợ, tình hình sản xuất kinh doanh - thu nhập hiện tại Tài sản thế chấp
Nếu nhu cầu vay không phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng tại thời điểm đó thì CBTD khéo léo từ chối khách hàng và giải thích rõ lý do từ chối
Nếu các điều kiện cho vay phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng, CBTD
tư vấn cho khách hàng về phương thức vay phù hợp, phương thức trả nợ, hướng dẫn khách hàng cung cấp những giấy tờ liên quan đến nhu cầu vay Đồng thời hướng dẫn cho khách hàng lãi suất vay Trong thời gian tiếp xúc, CBTD sẽ giải đáp hết các thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc vay vốn
Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm:
- Đối với khách hàng là thể nhân
+ Giấy đề nghị vay vốn Giải trình mục đích vay vốn
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên vay và vợ/chồng của người đứng tên vay
+ Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở…
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên trên tài sản đảm bảo và những người có liên quan nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của người thứ ba
+ Giấy tờ chứng minh thu nhập: giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương,… Giấy
tờ chứng minh mục đích vay vốn: giấy nhận tiền đặt cọc, hợp đồng mua bán…
+ Giấy phép kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể)
- Đối với khách hàng là pháp nhân
+ Giấy đề nghị vay vốn Giải trình mục đích vay vốn
+ Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán, giấy nhận tiền đặt cọc…
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập (nếu có) Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc/giám đốc, Phó tổng giám đốc/ phó giám đốc, kế toán trưởng… + Biên bản họp hội đồng thành viên về việc vay vốn Điều lệ công ty
Trang 23+ Giấy đăng ký mã số thuế
+ Các báo cáo tài chính gần nhất Các hợp đồng mua bán, hoá đơn VAT chứng minh tình hình sản xuất kinh doanh gần nhất
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đại diện
+ Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất…
Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD trao đổi với khách hàng về mức cho vay và lãi suất Mức cho vay phải phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng Lãi suất cho vay do Hội đồng quản trị ban hành theo từng thời điểm, tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng sẽ có mức lãi suất thích hợp
Sau buổi tiếp xúc, Cán bộ tiếp xúc lưu lại thông tin khách hàng vào sổ trực và hẹn ngày xuống thẩm định
Thẩm định về những mối quan hệ và uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ thông qua phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu từ hàng xóm, từ đối tác kinh doanh
của khách hàng, từ người quản lý địa phương
Thông qua tiếp xúc và từ các nguồn tin khác (CIC, hàng xóm, bạn hàng của khách hàng…), CBTD sẽ hiểu được rõ hơn về khách hàng, biết được tính cách của khách hàng như thế nào, kinh nghiệm của khách hàng trong việc kinh doanh, tình hình quan hệ kinh doanh với các đối tác có tốt không, mối quan hệ với địa phương có tốt không…
Thẩm định về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng
CBTD sẽ xem xét nơi khách hàng ở; nơi khách hàng kinh doanh như thế nào, nơi kinh doanh là tài sản của người vay hay thuê mướn; tình hình sản xuất kinh doanh thực
tế so với các thông tin khách hàng đã cung cấp
Ngoài các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, CBTD sẽ tìm hiểu rõ hơn về thu nhập thực tế của khách hàng, máy móc thiết bị - phương tiện vận tải - nguyên nhiên liệu - hàng hoá dùng để kinh doanh hiện có của khách hàng, các khoản nợ của khách hàng, các khoản phải thu của khách hàng
Tìm hiểu tổng chi phí cho phương án, dự án, trừ đi phần vốn tự có thì khách hàng muốn vay thêm bao nhiêu, vay trong bao lâu
Trang 24Với thu nhập thực tế hàng tháng, trừ đi tổng chi phí, thì khách hàng có mong muốn trả nợ như thế nào, trả trong bao nhiêu kỳ, mỗi kỳ trả bao nhiêu, kỳ trả nợ theo tháng hay theo quý hay theo mỗi 06 tháng
Thẩm định về tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp phải đủ các điều kiện sau:
- Thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp
- Tài sản phải dễ chuyển nhượng trên thị trường Mua bảo hiểm đối với những tài sản Nhà nước bắt buộc phải mua bảo hiểm
CBTD còn phải xem là tài sản dùng thế chấp có thuộc khu quy hoạch không, vị trí của tài sản thế chấp…
Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD phải hết sức khéo léo, tế nhị trong việc dò hỏi thông tin, trong cách đặt câu hỏi, trong hành động cử chỉ, tạo không khí thoải mái trong buổi tiếp xúc, tránh để khách hàng cảm thấy đang bị “hành”, đang bị
“hỏi cung”
Sau khi thẩm định thực tế, xét thấy những thông tin thẩm định không phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng thì CBTD từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối CBTD xét thấy những thông tin đã nêu ở trên phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, thái độ của khách hàng trung thực thì CBTD tiến hành phân tích các thông tin
Các thông tin phải phân tích
- Phân tích tình khả thi của phương án, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án
+ Nhu cầu vốn của phương án: xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay + Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất đảm bảo, nguồn tiêu thụ ổn định, nguyên liệu đầu vào ổn định, nhân công đầy đủ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh + Môi trường kinh doanh hiện tại có thuận lợi không, có nhiều đối thủ cạnh tranh không, chính sách của nhà nước có thuận lợi cho việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hay không
+ Ảnh hưởng của phương án, dự án đến môi trường kinh doanh, nếu thực hiện phương án, dự án có làm ô nhiễm môi trường xung quanh hay không
- Phân tích năng lực tài chính
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chỉ số tài chính (chỉ
số vòng quay vốn, chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…) CBTD tính toán và xem xét:
Trang 25+ Lợi nhuận mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn khác cỏ đủ
để ổn định và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, trang trãi các chi phí cuộc sống và đảm bảo trả nợ vay
+ Khả năng huy động, sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả
- Các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác
Từ thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin từ các nguồn khác, Cán bộ thẩm định sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó phân tích được uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ tín dụng ở hiện tại và tương lai
- Định giá tài sản bảo đảm
Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo ngân hàng và khách hàng thoả thuận Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm
cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn số tiền vay, lãi suất và các chi phí phát sinh cho khoản vay Giá trị quyền sử dụng đất được quy định theo khung gia đất do UBND tỉnh/thành phố quy định hàng năm Trường hợp phần đất dùng làm tài sản bảo đảm bị quy hoạch, giải toả thì định giá theo quy định, vì nếu trong thời gian vay mà Nhà nước thực hiện việc giải toả thì Nhà nước sẽ đền bù theo giá quy định
Giá trị quyền sử dụng đất cũng có thể được định theo giá thoả thuận Khi CBTD xét thấy:
+ Phương án/dự án kinh doanh của khách hàng khả thi
+ Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng rất tốt
+ Khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng như với các
Đối với các phương tiện vận tải: dựa trên giá mua ghi trên hoá đơn, có đối chiếu giá cả thị trường, trừ khấu hao hàng năm và dự kiến về việc giảm giá theo thị hiếu, có thể đánh giá theo giá thoả thuận nhưng phải chính xác Đối với phương tiện vận tải còn mới thì định giá từ 70%-80% giá mua, nếu đã cũ thì định giá tối đa 50% giá mua CBTD sau khi phân tích đầy đủ các thông tin, sẽ đưa ra quyết định cho vay hay
từ chối cho vay
Trang 26Nếu khách hàng không hội đủ các điều kiện vay vốn, phương án vay vốn không
có hiệu quả, kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính của khách hàng chưa đủ để thực hiện tốt phương án Nếu không cho vay được thì CBTD phải thông báo cho khách hàng biết, nêu rõ lý do từ chối
Nếu khách hàng hội đủ các điều kiện cần thiết phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, Cán bộ thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định đề xuất cho vay và bản định giá tài sản đảm bảo
4.2.1.3 Lập tờ trình thẩm định trình duyệt
Sau khi phân tích hồ sơ vay, CBTD đồng ý cho vay thì tiến hành lập biên bản kiểm định tài sản đảm bảo Nội dung bản kiểm định nêu lên loại tài sản, vị trí, hiện trạng, giá trị tài sản bảo đảm (giá trị tài sản đảm bảo trong bản kiểm định là cơ sở để xác định mức cho vay) Đồng thời, Cán bộ thẩm định cũng sẽ lập tờ trình thẩm định và
đề xuất cho vay trình cho Cấp Lãnh Đạo Căn cứ vào nội dung tờ trình và các giấy tờ liên quan mà Cấp Lãnh Đạo xem xét việc chấp thuận hay không chấp thuận hồ sơ vay của khách hàng Vì vậy, tờ trình phải đầy đủ, rõ ràng và nêu lên được các nội dung sau:
Giới thiệu khách hàng
Tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác, uy tín của khách hàng trong việc quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác
Giới thiệu về nhân thân, địa chỉ, tính pháp lý của khách hàng
Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng hiện tại: ngành nghề kinh doanh, nơi sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của khách hàng, nhân công, nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ Uy tín của khách hàng trong kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tính đến thời điểm hiện tại Giải trình từng khoản mục Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế
Các chỉ số tài chính: tỉ số thanh toán hiện hành, vòng quay vốn lưu động, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… nhận xét các chỉ số Lợi nhuận dự kiến khi thực hiện dự án: khi thực hiện phương án thì lợi nhuận mang lại cho khách hàng là bao nhiêu
Nhu cầu vốn, kế hoạch trả nợ vay của khách hàng
Nhu cầu vốn của khách hàng: tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay, tỉ lệ vốn vay/tổng nhu cầu vốn
Kế hoạch trả nợ vay của khách hàng
Tài sản đảm bảo nợ vay
Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của ai, loại tài sản, địa chỉ
Trang 27Loại giấy tờ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…) nơi cấp, ngày cấp, giá trị của từng loại tài sản theo bản định giá Tổng giá trị tài sản đảm bảo
Kết luận
Điều kiện pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàn, tình hình tài chính của khách hàng, mục đích vay, tài sản thế chấp
Đề xuất cho vay, các kiến nghị khác nếu có
Cán bộ thẩm định trình cấp lãnh đạo duyệt tờ trình thẩm định, bao gồm: tờ trình thẩm định, biên bản kiểm định giá trị tài sản đảm bảo, các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng, các giấy tờ về tài sản đảm bảo, giấy đề nghị vay vốn, giải trình mục đích vay vốn Tuỳ từng trường hợp mà có thêm các giấy tờ khác như:
- “Cam kết gia tộc về việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng” của những người thừa kế tài sản đó đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có 01 người đứng tên trên tài sản đã mất
- Trường hợp tài sản thế chấp của khách hàng nằm trong khu quy hoạch, giải toả thì khách hàng sẽ lập “Giấy cam kết thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng trong việc ưu tiên trả nợ trước cho ngân hàng khi Nhà nước thực hiện đền bù”
- Trong trường hợp khách hàng có thế chấp nhà nhưng nhà chưa được chủ quyền chấp nhận thì khách hàng lập “Tờ cam kết thế chấp nhà, đất bằng tờ cam đoan chủ quyền nhà, tờ trình nguồn gốc đất đai hoặc thay đổi kết cấu nhà, diện tích nhà, đất”
- Nếu hồ sơ không được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì CBTD phải thông báo cho khách hàng và giải thích lý do từ chối Nếu hồ sơ được Cấp Lãnh Đạo duyệt, CBTD tiến hành lập hợp đồng đảm bảo tiền vay và hợp đồng tín dụng
4.2.1.4 Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng
CBTD sau khi nhận tờ trình thẩm định đã được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì tiến hành lập hợp đồng thế chấp và đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, CBTD cùng với khách hàng đi đăng kí giao dịch đảm bảo tại cơ quan có thẩm quyền Đồng thời CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng (03 bản)
Quy trình đăng kí giao địch đảm bảo:
- Đối với các loại giấy chứng nhận mà trên đó tài sản gắn liền với đất được công nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng đến công chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường
- Đối vơi giấy chứng nhận trên đó tài sản gắn liền với đất không được công nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng phường/xã, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường
Trang 28- Đối với phương tiện vận tải: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó thông báo cho phòng cảnh sát giao thông tỉnh/thành phố về việc cầm cố, thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo ở TP.HCM
- Hồ sơ đi công chứng bao gồm: tất cả đều là bản chính
- Hợp đồng tín dụng (03 bản), hợp đồng thế chấp (04 bản, nếu có bên thứ 03 thì
05 bản), bản định giá tài sản
- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô (+sổ đăng kiểm + bảo hiểm…)
- Trường hợp người vay là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay, giấy đăng kí kết hôn, cam kết độc thân khi hiện tại khách hàng không kết hôn
- Nếu người vay là pháp nhân: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, điều lệ công
ty, biên bản họp hội đồng thành viên, giấy đăng kí mã số thuế, giấy đăng kí mẫu dấu, con dấu, chứng minh nhân dân người đại diện
- Trong trường hợp có bên thứ ba phải có thêm: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của những người liên quan
- Mẫu chữ kí của ngân hàng, giấy yêu cầu công chứng
Hợp đồng tín dụng có thể được kí trước hoặc kí tại phòng công chứng Hợp đồng thế chấp tại phòng công chứng
Sau khi thực hiện việc công chứng, CBTD và khách hàng sẽ đến phòng tài nguyên môi trường tiến hành đăng kí giao dịch đảm bảo Hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, bảo lãnh (03 bản), hợp đồng thế chấp, bảo lãnh được công chứng
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất,…CBTD nhận bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ lập biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo (03 bản), cho bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản vào phong
bì niêm phong lại
4.2.1.5 Thực hiện hợp đồng (giải ngân)
Sau khi đăng kí giao dịch đảm bảo và hợp đồng tín dụng đã được ký kết, CBTD tiến hành giải ngân theo như trong hợp đồng Trách nhiệm của CBTD:
- Nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ thống mạng nội
Trang 29- Chuyển qua kế toán 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng thế chấp, bản chính các giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo, thông tin về tài sản thế chấp-cầm cố-bảo lãnh Kế toán viên sau khi nhập thông tin tài sản đảm bảo vào máy sẽ lập phiếu nhập ngoại bảng
- Chuyển cho khách hàng 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng thế chấp/bảo lãnh, đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo
- Phòng quan hệ khách hàng lưu: hợp đồng tín dụng (+các phụ kiện kèm theo),
bộ hợp đồng thế chấp tào sản, các giấy tờ liên quan tính pháp lý của khách hàng (CMND, hộ khẩu…), các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng (giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương…), các giấy tờ liên quan khác
Tuỳ theo phương thức giải ngân theo như trong hợp đồng mà sẽ giải ngân một hay nhiều lần, mỗi lần giải ngân khách hàng sẽ phải ký vào giấy nhận nợ, tổng số tiền giải ngân trong tất cả các lần giải ngân không được vượt quá hạn mức đã ký kết
4.2.1.6 Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay
Sau khi giải ngân cho khách hàng, CBTD lưu trữ hồ sơ theo quy định Hàng tháng, CBTD theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, khéo léo nhắc nhở khách hàng đến trả nợ Định kỳ mỗi 03 tháng, CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, lập bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đối với những hồ sơ vay dư nợ từ 50 triệu đồng trở lên và lập bảng phân loại khách hàng
CBTD theo dõi tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng không thực hiện đúng các cam kết, và đã nhắc nhở nhiều lần CBTD đề xuất với ban lãnh đạo thực hiện các biện pháp thu hồi vốn trước hạn
4.2.1.7 Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ
Khi khách hàng tất toán hợp đồng, CBTD sẽ tiến hành tất toán hợp đồng cho khách hàng Quy trình tất toán hợp đồng cho khách hàng bao gồm:
- Sau khi khách hàng trả hết nợ, phòng quan hệ khách hàng lập bảng thông báo đóng hồ sơ vay, giải chấp từng phần hay toàn bộ tài sản thế chấp, gửi phòng kế toán
- CBTD nhận 03 liên phiếu xuất tài sản đảm bảo từ phòng kế toán, chuyển qua phòng ngân quỹ để xuất tài sản đảm bảo
- CBTD nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo từ phòng ngân quỹ, ký xác nhận vào
“phần trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo, cầm cố, bảo lãnh”, trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo cho khách hàng tại phòng quan hệ khách hàng
- Đồng thời, CBTD sẽ gửi cho khách hàng mẫu đơn xin giải chấp tài sản để khách hàng giải chấp tải sản tại phòng tài nguyên môi trường, tìm hiểu xem khách hàng có
nhu cầu vay mới hay không CBTD thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định
Trang 304.2.2 Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành
4.2.2.1 Ví dụ trường hợp vay vốn là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI LHB (đơn vị: Triệu đồng)
Loại tín dụng Tín dụng đã duyệt Tín dụng đề xuất
Mức tối đa Thời hạn S/dư hiện
tại HM còn s/d
Mức tối
đa
Đề xuất mới Thời hạn Tổng HM rủi ro 500 12 tháng 390 700 700 12 Tháng
- Vay ngắn hạn 500 12 tháng 390 700 700 12 Tháng Biên độ sinh lời Phê duyệt: 6%/năm Thực tế: 6%/năm Đề xuất/quy định: 3,5/3%/ năm
TÀI SẢN BẢO ĐẢM (đơn vị: Triệu đồng) HMRR không có
TSBD:
Loại tài sản G/trị định
giá
Mức bảo đảm
Tỷ lệ cho vay
Tỷ trọng TSBĐ
Đ/vị định giá
Ngày đ/giá
Ghi chú
Tờ trình số: 108/611/2011
Trang 31Bất động sản 1.733 700 40,4% 100% ĐVKD 12/12/11 Định giá
lại Động sản
Các điều kiện phê duyệt tín dụng Tuân thủ Chưa tuân thủ
Chất lượng tín dụng tại LHB Nợ đủ tiêu chuẩn Có nợ dưới tiêu
chuẩn Tại TCTD khác Tổng dư nợ: Ngắn hạn: TDH:
Chất lượng tín dụng Nợ đủ tiêu chuẩn Có nợ dưới tiêu
Trang 32 Phương thức trả
nợ
Trả lãi: Trả hàng tháng theo
dư nợ thực tế
Trả gốc: Gốc trả dần 10 triệu đồng/tháng, số còn lại trả cuối kỳ
Giá trị định giá
Mức cho vay
Tỷ lệ vay
Tỷ lệ
QĐ
Đơn
vị định giá
Ngày định giá lại
Tổng giá trị TSBĐ B 1.733 700 40,4%
Trang 33Hình ảnh TSĐB
3.2 Tình trạng pháp lý và biện pháp quản lý
Stt Mô tả tài sản Chủ sở hữu Giấy tờ pháp lý của tài sản Mối quan hệ với
KH TS1 BĐS diện tích
Giấy CN QSDĐ số AĐ xxxxxx, do UBND TP Biên Hòa cấp ngày 15/09/2006
Khách hàng là chủ sở hữu TSTC
Biện pháp quản
lý
Ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của LHB và Pháp luật trước khi giải ngân, LHB giữ bản chính giấy tờ tài sản
Trang 34Em của chủ cơ
sở kinh doanh + Do thời gian làm GPKD cho đồng lọat các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ XYZ thì vợ chồng bà A đang đi du lịch chưa về nên để em gái của bà là Bà Nguyễn Thị Ngọc D đứng tên trên giấy phép Bà A đã có đơn xác nhận đang kinh doanh tại chợ Sặt
do BQL chợ XYZ xác nhận
Nhận xét:
- Khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự và pháp luật để vay vốn
- Qua thông tin từ địa phương được biết, gia đình và bản thân khách hàng là người có tư cách đạo đức tốt, có khả năng kinh doanh tốt và luôn chấp hành các quy định của địa phương
2 Thông tin về chủ sở hữu và nhân thân
a) Thông tin chung
209C/1, KP1, P ABC, Tp.Biên Hòa, T Đồng Nai
Nơi ở hiện tại 209C/1, KP1, P ABC, Tp.Biên Hòa, T Đồng Nai
tác
Gia đình khách hàng có trên 10 năm kinh nghiệm về kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn
Trang 35209C/1, KP1, P ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
Nơi ở hiện tại 209C/1, KP1, P ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
tác
Gia đình khách hàng có trên 10 năm kinh nghiệm về kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn
Thông tin khác
3 Thông tin người phụ thuộc
Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Mối quan hệ
với KH
Doanh
Con
Thông tin khác
Nhận xét:
- Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề khách vay có đủ năng lực quản lý điều hành họat động kinh doanh được ổn định và hiệu quả
- Tư cách đạo đức: cơ sở kinh doanh của gia đình hoạt động với phương chăm là
uy tín, luôn tạo được sự tin cậy của khách hàng
b) Tài sản tích lũy của Chủ sở hữu
St
Giá trị thị trường (trđ) Giấy tờ pháp lý
Tình trạng tài sản
Tình trạng thế chấp tại TCTD
Đang làm nhà
ở
Đang thế chấp tại LHB
Trang 36- Với tỷ trọng nợ vay/ tổng giá trị tài sản tích lũy 11% là rất thấp, thể hiện khả năng tài chính của khách hàng ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ vay cho các TCTD
- Ngoài ra khách hàng còn có 01 cửa hàng tên LINH CHI NHẬT BẢN chuyên buôn bán sỉ
và lẻ yến, nấm linh chi và các lọai thảo dược khác tại 162 – KP7 – Phường ABC – Biên Hòa – Đồng Nai và 01 Shop thời trang tên HK tại 147/5 – KP2 – Phường ABC – Biên Hòa – Đồng Nai các cửa hàng trên được các con của khách hàng đứng ra quản lý nhưng do chưa
có Đăng Ký Kinh Doanh nên không ghi nhận
3 Tình hình quan hệ với LHB và các TCTD khác:
Tình hình quan hệ với LHB Có quan hệ Chưa có quan hệ
Thông tin các khoản vay đang có dƣ nợ tại LHB
BĐS tọa lạc tại tọa lạc tại KP1, P ABC, Tp.Biên Hòa,
T Đồng Nai Đánh giá uy tín và chất lượng quan hệ tại LHB:
T
Phê duyệt Thực tế
Kết luận Xác nhận của Phòng QLN: Ngày 12/12/2011
1 Thanh toán gốc/lãi chậm Luôn trả nợ đúng hạn
2 Phát sinh nợ nhóm 2 KH chưa từng phát sinh nợ nhóm 2 trong 12 tháng qua
Tình hình quan hệ với các TCTD khác Có quan hệ Chưa có quan hệ
Trang 37 Thông tin CIC: Ngày tra thông tin CIC: 05/12/2011
Quan hệ tín dụng: Diễn biến dư nợ 1 năm gần nhất
(Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2011)
+ Danh sách Tổ chức tín dụng đang quan hệ
STT Tên tổ chức/ chi nhánh tổ chức tín dụng Mã TCTD Ngày báo cáo gần
nhất
+ Tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại: Ð n v t n : triệu VND, U D
+ Lịch sử nợ không đủ tiêu chuẩn 5 năm gần nhất :
Khách hàng không có dư nợ xấu trong 5 năm trở lại đây
4 Thông tin nợ vay của người đồng trách nhiệm
Có quan hệ Chưa có quan hệ
5 Thông tin về nhóm KH có liên quan
Có thông tin Không có thông tin
PHẦN III– TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1 Sản phẩm
- Kinh doanh buôn bán vải và quần áo may sẵn
- Cơ cấu sản phẩm/dịch vụ: Vải sợi và quần áo may sẵn các loại,
2 Cơ sở vật chất
- Mặt bằng kinh doanh/sản xuất: Diện tích mặt bằng kinh doanh tại chợ Sặt của khách hàng hơn 18m2 , mặt bằng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của khách hàng nên tiết kiệm được chi phí thuê mướn và gia tăng thêm lợi nhuận
Trang 38- Máy móc, thiết bị : Do khách hàng chỉ hoạt động kinh doanh mua bán nên không đầu
tư máy móc thiết bị
3 Nhân lực
- Số lượng lao động: 02 người
- Trình độ, kinh nghiệm, thời gian gắn bó: lao động phổ thông có tay nghề hơn 05 năm
4 Thị trường
T trường đầu v :
Nhà cung cấp Tỉnh / TP
Nguyên vật liệu cung ứng
Số năm đã giao dịch mua bán
Phương thức thanh toán
Trang 39- Sản phẩm được bán cho các tiệm bán vải tại các chợ nhỏ trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai như Chị Tuề bán tại chợ Đông Hòa, Chị Hiệp bán tại chợ Thánh Tâm, chị Phát bán tại chợ Biên Hòa … và người tiêu dùng tại địa phương
- Phương thức bán hàng: Bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh mua bán sỉ và bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng
- Phương thức thanh toán: tiền hàng được thanh toán chậm nhất sau một chuyến hàng và đối với người bán lẻ thì thanh tóan ngay
- Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt
ả n ng ạn tr n
- Đối thủ cạnh tranh: Địa điểm kinh doanh tại chợ Sặt hiện có trên 200 hộ kinh doanh buôn bán chủ yếu là các mặt hàng vải sợi, quần áo may sẵn của trẻ em và người lớn, nông sản, thủy hải sản , thực phẩm, mỹ phẩm, đồ dùng sinh họat gia đình, … trong đó
có hơn 9 hộ kinh doanh vải sợi các loại Các hộ tiểu kinh doanh tại đây chủ yếu là lấy lại hàng của khách hàng nên sức cạnh tranh tương đối thấp
- Phân tích ưu thế của KH: Sạp vải của khách hàng là sạp lớn nhất tại chợ Sặt, gia đình khách hàng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh mua bán vải và quần áo may sẵn và đã tạo được uy tín trên thị trường khu vực Đồng Nai nên nguồn đầu vào và đầu ra của khách hàng luôn ổn định và đông khách
5.Phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh
a Tóm tắt thông tin tài chính: ĐVT: Triệu đồng
b) Tình hình tài chính chi tiết :
Tình hình tài chính theo năm:
ĐVT : Triệu đồng
Trang 40 Tình hình tài chính chi tiết từng tháng trong 06 tháng gần thời điểm hiện tại nhất:
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình tài chính chi tiết:
Về cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn lưu động cuả khách hàng là 1.500 triệu đồng cụ thể như sau:
+ Dự trữ tiền mặt bình quân: 200 triệu đồng, đảm bảo tính tự chủ nguồn vốn tốt + Công nợ phải thu của khách hàng: 700 triệu đồng
+ Hàng tồn kho bình quân 600 triệu đồng
- Vốn cố định của khách hàng là 600 triệu đồng: Do khách hàng chỉ hoạt động kinh doanh mua bán nên không đầu tư máy móc thiết bị, khách hàng chỉ đầu tư mặt bằng kinh doanh và chứa hàng có giá trị khoảng 600 triệu đồng