1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

200 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chuyển Đổi Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Phục Vụ Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Xuân Thanh
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 4,63 MB

Nội dung

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lịch sử đã chỉ ra cho thấy khả năng sản xuất và sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển xã hội của loài người bởi chúng đảm bảo cho khả năng sinh tồn, tạo ra môi trường sống của con người và phục vụ cho nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia từ thủa khai sinh ban đầu cho đến hiện tại. Ngày nay, tuy trên thế giới đã phân chia các mức độ khác nhau theo các nhóm quốc gia phát triển, đang phát triển và chậm phát triển vai trò của sản xuất nông nghiệp không còn giữ vai trò độc tôn ở các nước phát triển song sản xuất nông nghiệp còn có ý nghĩa đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển bởi ở những quốc gia này nền nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng “đối với sự tăng trưởng kinh tế, vấn đề giải quyết công ăn việc làm và thu nhập của số đông các nông hộ sống ở vùng nông thôn” (DFID, 2002). Cùng với sự phát triển, quỹ đất của mỗi quốc gia phải chia sẻ cho các mục đích sử dụng khác nhau song mục đích sử dụng cho nông nghiệp ở các nước đang phát triển còn vai trò nền tảng cho sự phát triển xã hội vì nó là nguồn cung cấp lương thực cho quốc gia và đảm bảo cuộc sống, nơi cư trú, tạo thu nhập và công bằng xã hội của đa số người dân sống ở nông thôn (ILC, 2012). Đất có tiềm năng sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp trên thế giới là có hạn, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển nơi tập trung mật độ dân số cao thì diện tích quỹ đất này cùng tỷ lệ bình quân theo đầu người lại càng thấp và thường không ổn định do phải chia sẻ cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp, do đó để đáp ứng các nhu cầu cho các giai đoạn phát triển về kinh tế, xã hội khác nhau đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tái cơ cấu ở phạm vi quốc gia và trong từng vùng sản xuất riêng rẽ. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là những thay đổi về các mục tiêu sản xuất cho phát triển, chúng đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội và sự tham gia mang tính liên ngành và trong phạm vi ngành nông nghiệp những thay đổi về sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất là những đột phá cần thiết phải tiến hành nhằm đảm bảo cho các mục tiêu nâng cao hiệu quả và duy trì sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhất trong cả nước và vùng ĐBSH với tổng diện tích tự nhiên là 82.271,11 ha, nằm sát thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc Việt Nam. Trước đây Bắc Ninh là tỉnh sản xuất nông nghiệp thuần song trong giai đoạn hiện nay tỉnh đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá (CNH) và đô thị hoá (ĐTH) đã làm ảnh hưởng tới diện tích đất nông nghiệp phải giảm cho các mục đích phi nông nghiệp. Trước những thay đổi phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của tỉnh theo yêu cầu phát triển cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và một trong những vấn đề cần quan tâm trước tiên đó chính là sự thay đổi về sử dụng nông nghiệp nhằm đáp ứng các mục tiêu tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân sống trong vùng nông thôn tương xứng với xu hướng phát triển xã hội của tỉnh. Trong điều kiện quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế về diện tích và cần thiết phải ổn định những vùng sản xuất đặc trưng để đáp ứng các mục tiêu tái cơ cấu cho phát triển xã hội của tỉnh, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần phải có những đột phá xây dựng theo hướng thâm canh sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa phục vụ sự nghiệp phát triển CNH, ĐTH và xây dựng nông thôn mới đang diễn ra. Để có cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cho sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2015- 2030 của tỉnh cần có những đánh giá, phân tích cụ thể về hiện trạng, xu hướng thay đổi trong sử dụng đất và xác định được cơ cấu sử dụng đất cho sản xuất sản xuất nông nghiệp hiệu quả đáp ứng cho các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã đặt ra, NCS đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh".

Ngày đăng: 13/07/2021, 07:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
38. Trần Đức Viên (2015). Bài hội thảo “Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn
Tác giả: Trần Đức Viên
Năm: 2015
51. Chen S. (2003). “Green Space Planning Strategies Com artible With High-Density Development in the Urban Area” International Conference of“Issues and the Future of Ecocity Development”, Internet sources Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green Space Planning Strategies Com artible With High-Density Development in the Urban Area” International Conference of “Issues and the Future of Ecocity Development
Tác giả: Chen S
Năm: 2003
73. Tunku M. & Bin T. Y. (2003). Crop Diversification in Malaysia. http://www.fao.org/3/X6906E/X6906e08.htm Link
1. Barker R. và Timmer C.P. (1991). Ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp: kinh nghiệm các nước châu Á và Đông Âu - những gợi ý đối với Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà Nội Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2018 Khác
4. Chính phủ (2013). Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Khác
5. Chu Tiến Quang (2015). Cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam:Từ chính sách đến thực tiễn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội Khác
6. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2020), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2005 - 2020 Khác
7. Đào Châu Thu & Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
8. Đặng Kim Sơn (2008). Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình CNH. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội Khác
9. Đoàn Công Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học & Đỗ Thị Tám (2006). Quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Đỗ Kim Chung & Nguyễn Phượng Lê (2015). Cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách tới thực tiễn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội Khác
11. Đỗ Kim Chung, Phạm Văn Đình & Quyền Đình Hà (1997). Kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
12. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông Nghiệp I. Hà Nội Khác
13. Đỗ Văn Nhạ & Nguyễn Thị Phong Thu (2016). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất Khác
14. Đỗ Văn Nhạ & Trần Thanh Toàn (2016). Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 14(5) Khác
15. Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Tuấn Anh & Nguyễn Khắc Việt Ba (2017). Đánh giá hiệu quả của một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(9):1418-1427 Khác
16. Lê Cảnh Định (2011). Tích hợp GIS và kỹ thuật tối ưu hóa đa mục tiêu mờ để hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Bách khoa. Thành phố Hồ Chí Minh. 10-66 Khác
17. Lê Hồng Sơn (1995). Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng. Hội thảo Quốc gia đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w