1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học

45 3,7K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁ TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ TRONG MÔN HỌC TỰ CHỌN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT TRUNGTHANH HÓA Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đậu Thị Bình Hương Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Lan VINH – 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đậu Thị Bình Hương người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này. Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa giáo dục thể chất trường Đại Học Vinh, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT trung cùng các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Dù đã cố gắng rất nhiều, song do đề tài bước đầu nghiên cứu trong phạm vi hẹp cùng với điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vậy tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5/ 2011 Người thực hiện: Hoàng Thị Lan 2 MỤC LỤC Trang I. Đặt vấn đề .1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .3 1. Khái niệm và quan điểm về sức mạnh 3 1.1. Sử dụng sức mạnh tốc độ trong đánh cầu lông 4 1.1.1. Đặc điểm đánh cầu trong cầu lông .4 1.1.2. Điều khiển, điều chỉnh sức mạnh tốc độ trong đánh cầu 6 1.2.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 9 1.2.1. Đặc điểm tâm lý 9 1.2.2. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT 9 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .12 2.1. Đối tượng .12 2.2 Thiết kế nghiên cứu 12 2.3. Phương pháp nghiên cứu 12 2.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu .12 2.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .13 2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm 13 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn .13 2.3.5. Phương pháp sử dụng bài text 14 2.3.6. Phương pháp toán học thống kê .14 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15 2.4.1. Địa điểm nghiên cứu .15 2.4.2. Thời gian nghiên cứu 15 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 16 3.1. Nghiên cứusở khoa học của việc lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học cầu lông cho học sinh trường THPT Trung .16 3.1.1. Cơ sởluận của việc lựa chọn các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ 16 3 3.1.2. Thực trạng sức mạnh tốc độ môn Cầu lông của học sinh trường THPT Trung 18 3.2. Hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ môn cầu lông cho học sinh trường THPT Trung 30 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 1.Kết luận .38 2.Kiến nghị …………………………………………………………………….38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ môn học cầu lông (n=15) 19 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của học sinh trường THPT Trung (n = 40) 21 Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh trường THPT Trung (n= 15) 23 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20). .30 Bảng 3.5. Tiến trình tập luyện trong 8 tuần thực nghiệm .31 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20). .32 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra môn cầu lông của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 8 tuần học tập (n = 20) 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu diễn kết quả thực hiện bài thử nằm sấp chống đẩy trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. .32 Biểu đồ 2: Biểu diễn kết quả thực hiện bài thử bật cóc tiến và bật cóc lùi trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. 33 Biểu đồ 3: Biểu diễn kết quả thực hiện bài thử chạy 30m xuất phát cao trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. .33 Biểu đồ 4: So sánh kết quả kiểm tra môn học cầu lông của 2 nhóm sau 8 tuần thực nghiệm 36 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TDTT: Thể dục thể thao THPT: Trung học phổ thông XHCN: Xã hội chủ nghĩa Th.S: Thạc sĩ GDTC: Giáo dục thể chất Text: Bài tập kiểm tra TL %: Tỉ lệ phần trăm SL: Số lượng GD và ĐT: Giáo dục và đào tạo NXB: Nhà xuất bản TN: Thực nghiệm GV: Giáo viên 6 I. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, TDTT ngày càng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. TDTT không chỉ giúp cho con người tăng cường sức khỏe mà còn giúp cho con người lao động và học tập tốt hơn. Giúp cho con người phát triển cân đối và toàn diện, không những thế TDTT ngày nay còn cho các quốc gia thêm tình hữu nghị khẳng định sức mạnh của mình trên trường thế giới. Ý thức được tầm quan trọng đó nền giáo dục của chúng ta đã đem môn học Thể dục vào ở tất cả các cấp học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể lực dồi dào đáp ứng được công cuộc" Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Cùng với sự phát triển của các bộ môn khác TDTT đã và đang được sự quan tâm và phát triển sâu rộng. Ở các trường THPT TDTT chiếm một vai trò quan trọng trong phát triển, nâng cao thể lực của học sinh. Nó bao gồm nhiều môn mới với đặc tính khác nhau như: cầu lông, bóng rổ, bơi lội… trong đó cầu lông ngày càng được phổ cập rộng rãi, chiếm được tình cảm của thế hệ trẻ nói chung, vì vậy môn Cầu Lông đã được đem vào chương trình học bắt buộc cho học sinh THPT mà chương trình cũ chỉ ở nội dung tự chọn. Một vấn đề hết sức cấp bách hiện nay trong công tác giảng dạy và tập luyện môn cầu lôngphát triển toàn diện tố chất thể lực chuyên môn, trong đó sức mạnh tốc độ được quan tâm trước tiên, vì nó là cơ sở chính tiếp thu mọi kỷ thuật, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu. Sức mạnh tốc độ là khả năng phối hợp vận động nhảy đập cầu, khả năng phối hợp vận động di chuyển với phán đoán kỷ thuật động tác: đập cầu, vồ cầu, bắt cầu . là khả năng xử lý các tình huống bất ngờ trong thời gian ngắn. Trong cầu lông thường có tới 80 - 85% các kỷ thuật đòi hỏi phải có sức mạnh tốc độ để đánh cầu. Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các thành tựu khoa học và các phương pháp tập luyện hiện đại vào trong giảng dạy để không ngừng nâng cao và hoàn thiện các tố chất vận động cho học sinh. Tuy nhiên thực trạng ở các 7 trường THPT ở nước ta hiện nay việc áp dụng các phương pháp tập luyện tiên tiến vào trong giảng dạy đang còn hạn chế. Phần lớn đang còn vận dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống, sự tác động lực đối kháng lên cơ thể người tập không đáng kể, học chỉ bắt buột đối với các khối lớp nên không học sinh không có hứng thú tập luyện cho tiết học môn thể dục. Vì thế việc giáo dục, phát triển các tố chất vận động gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, một yếu tố đặt ra cho học sinh là phải ra sức tập luyện, đặc biệt phải biết sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, đưa ra các bài tập bổ trợ thể lực để không ngừng nâng cao và hoàn thiện tố chất vận động cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả môn học tự chọn cầu lông. Vấn đế đặt ra là phát triển sức mạnh tốc độ môn cầu lông như thế nào. Theo phương pháp nào là hiệu quả nhất. Để góp phần nâng cao sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh trường THPT Trung chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triến sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Trung - Thanh Hóa”. Mục tiêu của đề tài này là: 1. Đánh giá thực trạng về sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Trung _ Thanh Hóa. 2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Trung _ Thanh Hóa. Để giải quyết được hai mục tiêu trên chúng tôi tiến hành giải quyết hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứusở khoa học của việc lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT Trung - Thanh Hóa 8 Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT Trung - Thanh Hóa. CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm và quan điểm về sức mạnh Sức mạnh là khả năng khắc phục lại lực cản bên ngoài, hay chống lại lực cản đó bằng sự nỗ lực cơ bắp. Sức mạnh đơn thuần là sức mạnh hoạt động tĩnh và trong động tác chậm. Sức nhanh tốc độ là khả năng sinh lực trong động tác nhanh, vấn đề tiếp ở đây là việc sử dụng phương pháp giáo dục sức mạnh như thế nào? Để đáp ứng công tác huấn luyện chuyên môn. Vậy ta đi tìm hiểu khuynh hướng cơ bản về phương pháp giáo dục năng lực sức mạnh mà hiện nay lực chọn mức độ đối kháng là 1 trong những vấn đề quan trọng nhất. Trong giáo dục sức mạnh có thể giải quyết được vấn đề này khi nắm được những đặc điểm của những động tác thực hiện với mức căng cơ khác nhau Chúng ta thấy rằng mức căng cơ tối đa có thể tạo bằng nhiều cách khác nhau. Đó là: - Khắc phục đối kháng chưa tới mức tối đa với số lần lặp lại giới hạn. -Tăng lực đối kháng bên ngoài tới mức tối đa. -Khắc phục lực đối kháng với tốc độ giới hạn. Nhờ đó người ta phân biệt ba phương hướng phương pháp giáo dục sức mạnh về nguyên tắc có thể định mức trọng lượng theo tiêu chuẩn sau: - Tỷ lệ phần trăm so với trọng lượng tối đa. 9 - Theo hiệu số đo với trọng lượng tối đa, số lần lặp lại bài tập trong một lượt tập. Dựa vào kết quả nghiên cứu của các vấn đề nêu trên, các nhà nghiên cứu đã phân biệt ba hướng của phương pháp giáo dục sức mạnh. Hướng 1: Sử dụng trọng lượng chưa giới hạn, nội dung cơ bản của phương pháp này là người ta sử dụng các bài tập với lượng đối kháng từ lớn trở xuống. Hướng 2: Sử dụng trọng lượng giới hạn và gần giới hạn, nội dung cơ bản của phương pháp này là người ta sử dụng các bài tập với lượng đối kháng tối đa và gần tối đa, tức chỉ có thực hiện bài tập được một lần hoặc hai đến ba lần lặp lại, phương pháp này gọi là phương pháp “nỗ lực cực đại”. Hướng 3: sử dụng các bài tập tĩnh trong giáo dục sức mạnh, các bài tập này có thể xem như biện pháp hỗ trợ trong quá trình giáo dục sức mạnh, phương pháp này ngày càng được ít sử dụng vì hiệu quả của các bài tập tĩnh thường ít hỗ trợ các bài tập động tác. Từ những vấn đề nêu trên, việc kết hợp những phương pháp này phù hợp với người tập, với từng buổi tập, với các giai đoạn khác nhau trong quá trình huấn luyện là phương pháp hợp lý nhất. 1.1. Sử dụng sức mạnh tốc độ trong đánh cầu lông 1.1.1. Đặc điểm đánh cầu trong cầu lông Muốn xác định tốc độ đánh cầu lông lớn hay nhỏ … đầu tiên cần phải tìm hiểu hai đặc điểm đánh cầu trong chơi cầu lông. * Đặc điểm thứ nhất: Dựa vào đòi hỏi chiến thuật thi đấu hai bên mình định áp dụng để phát lực điều khiển cầu bay với tốc độ khác nhau, đường bay của vòng cung cao hay thấp khác nhau và điểm rơi của cầu vào sân đối phương ở những điểm khác nhau. Sức mạnh đánh cầu phải có sự biến hóa lớn: có lúc dùng sức mạnh tối đa để vụt đập, nhưng có lúc lại dùng thủ pháp tinh xảo làm cho cầu nhẹ nhàng qua lưới. Mặt khác, do vị trí và thế thân người của vận 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Bửu _ Dương Nghiệp Chí - Nguyễn Hiệp - Lý luận và phương pháp GDTC. NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp GDTC
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1983
2. Dương Nghiệp Chí - Đo lường thể thao NXB TDTT Hà Nội năm 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội năm 1983
3. PTS Lưu Quang Hiệp - Sinh lý TDTT. NXB TDTT năm 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý TDTT
Nhà XB: NXB TDTT năm 1995
4. TS. Vũ Đào Hùng - Phương pháp nghiên cứu TDTT. NXB GD năm 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu TDTT
Nhà XB: NXB GD năm 1988
5. Lê Thanh Sang - Tập đánh cầu lông. NXB TDTT Hà Nội năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đánh cầu lông
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội năm 1998
6. Nguyễn Đức Văn - Phương pháp thống kê trong TDTT. NXB TDTT Hà Nội năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê trong TDTT
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội năm 2000
7. Trần Văn Vinh, Đào Thị Thành - Giáo trình cầu lông. NXB TDTT Hà Nội năm 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cầu lông
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội năm 1988
8. Phạm Ngọc Viễn - Tâm lý học TDTT. NXB TDTT, Hà Nội năm 199 9. Giáo trình sinh lý TDTT - NXB Đại Học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học TDTT". NXB TDTT, Hà Nội năm 1999. "Giáo trình sinh lý TDTT
Nhà XB: NXB TDTT
10. Giáo trình lý luận và GDTC - NXB Đại Học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận và GDTC
Nhà XB: NXB Đại Học Vinh

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc  độ môn học cầu lông (n=15) - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ môn học cầu lông (n=15) (Trang 25)
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của học sinh trường  THPT Hà Trung (n = 40) - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của học sinh trường THPT Hà Trung (n = 40) (Trang 26)
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh   tốc độ cho học sinh trường THPT Hà Trung (n= 15) - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh trường THPT Hà Trung (n= 15) (Trang 28)
Bảng  3.4.   Kết  quả   kiểm  tra   trước   thực   nghiệm  của   2  nhóm  thực  nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20). - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
ng 3.4. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20) (Trang 33)
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm  và nhóm đối chứng (n = 20) - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20) (Trang 34)
BẢNG ĐIỂM THI KẾT THÚC MÔN HỌC CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP  10 TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG - THANH HểA - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
10 TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG - THANH HểA (Trang 43)
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về sức mạnh tốc độ trong môn học cầu lông - Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hà trung   thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về sức mạnh tốc độ trong môn học cầu lông (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w