I. Đặt vấn đề
1. Khái niệm và quan điểm về sức mạnh
3.2. Hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
mạnh tốc độ môn cầu lông cho học sinh trường THPT Hà Trung
Sau khi đã lựa chọn các bài tập, chúng tôi đưa các bài tập vào áp dụng thực nghiệm.
Dựa vào trình độ thể lực và chiều cao thể hình, chúng tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên 20 nam học sinh lớp 10K (nhóm thực nghiệm) và 20 nam học sinh lớp 10H ( nhóm đối chứng).
- Nhóm đối chứng: Tập luyện theo chương trình giáo án của giáo viên bộ môn thể dục trường THPT Hà Trung biên soạn.
- Nhóm thực nghiệm: Trên cơ sở dựa vào chương trình, thời gian giống như nhóm đối chứng. Riêng việc sử dụng các bài tập thì khác nhau, chúng tôi đã đưa các bài tập lựa chọn áp dụng vào tập luyện ở phần cuối (phần thể lực) của giáo án
Thời gian thực nghiệm từ 21/02 đến 02/04/2011 tại trường THPT Hà Trung
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra ban đầu sức mạnh tốc độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20).
TT Text kiểm tra XA ±δA XB ±δB Ttính Tbảng P
1 Nằm sấp chống đẩy 15 lần 12,5 ± 1,22 12,3± 1,236 0,86 2,093 > 0,05 2 Bật cóc tiến, bật cóc lùi (lần/s) 23 ± 3,3 20 ± 3,5 1.03 2,093 > 0,05 3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4,43 ± 0,5 4,4 ± 0,4 1,46 2,093 > 0,05
Qua bảng chúng ta thấy: giai đoạn trước thực nghiệm ở 5 text kiểm tra: Ttính < Tbảng
Như vậy sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm là không có ý nghĩa ngưỡng xác xuất P > 0,05
Hay nói cách khác, trước thực nghiệm trình độ về sức mạnh tốc độ của 2 nhóm là tương đương nhau.
Từ việc kiểm tra ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, chúng tôi tiến hành cho thực nghiệm tập các bài tập đã được phỏng vấn lựa chọn ở nhiệm vụ 1.
Chương trình thực hiện theo 8 tuần (mỗi tuần 2 giáo án).
Bảng 3.5. Tiến trình tập luyện trong 8 tuần thực nghiệm
Tên bài tập Giáo án số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Nằm sấp chống đẩy 15” x x x x x x
Chạy 30m xuất phát cao x x x x x x
Đập cầu liên tục có người
phục vụ x x x x x x
Nhảy dây tốc độ x x x x x x
Bật cóc tiến, bật cóc lùi x x x x x
Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và nghịch tay qua lưới vào ô 1,98 m
x x x x x
Để khảo sát hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn sau thời gian 8 tuần thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, so sánh kết quả các text giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6. Biểu đồ 1, biểu đồ 2, biểu đồ 3.
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (n = 20)
TT Text kiểm tra XA ±δA XB ±δB Ttính Tbảng P
1 Nằm sấp chống
đẩy 15 lần 14,5 ± 1,12 13,6 ± 1,136 4,187 2,093 < 0,05 2 Bật cóc tiến, bật
Biểu đồ 1: Biểu diễn kết quả thực hiện bài thử nằm sấp chống đẩy trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Biểu đồ 2: Biểu diễn kết quả thực hiện bài thử bật cóc tiến và bật cóc lùi trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Biểu đồ 3: Biểu diễn kết quả thực hiện bài thử chạy 30m xuất phát cao trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Qua bảng 3.6 chúng tôi thấy: sau thời gian thực nghiệm ở 3 text kiểm tra: Ttính < Tbảng
Như vậy sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm là có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P < 0,05.
Hay nói cách khác, sau 8 tuần tiến hành thực nghiệm, sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ rệt, thể hiện qua 3 text: Nằm sấp chống đẩy 15 lần, bật cóc tiến, bật cóc lùi, chạy 30m xuất phát cao.
Một lần nữa để khẳng định tính hiệu quả những bài tập mà chúng tôi đưa ra, chúng tôi tiến hành kiểm tra môn cầu lông cho học sinh của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thể hiện ở bảng 3.7 (danh sách điểm thi của 2 nhóm được đính kèm ở phần phụ lục) nhằm đánh giá năng lực phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học cầu lông của học sinh trường THPT Hà Trung
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra môn cầu lông của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 8 tuần học tập (n = 20)
Kết quả Nhóm Điểm giỏi 9 - 10 Điểm khá 7 - 8 Điểm TB 5 - 6 Điểm yếu 3 - 4 SL % SL % SL % SL % Nhóm thực nghiệm 8 40 10 50 2 10 0 0 Nhóm đối chứng 3 15 9 45 5 25 3 10
Biểu đồ 4: So sánh kết quả kiểm tra môn học cầu lông của 2 nhóm sau 8 tuần thực nghiệm
Qua so sánh bảng kết quả kiểm tra thành tích môn học tự chọn cầu lông của 2 nhóm đối tượng nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Đặc biệt ở nhóm đối thực nghiệm số học sinh đạt điểm 9 - 10 có tới 8 học sinh chiếm tỷ lệ là 40%, không có học sinh nào bị điểm < 5, nhưng trong khi đó nhóm đối chứng số học sinh đạt điểm 9 - 10 chỉ có 3 học sinh chiếm tỷ lệ là 15%, số học sinh bị điểm < 5 là 3 học sinh chiếm tỷ lệ là 10%.
Từ những kết quả trên một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng những bài tập mà chúng tôi lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển sức
mạnh tốc độ trong môn học tự chọn cầu lông cho học sinh trường THPT Hà Trung - Thanh Hóa.