1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ùy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật)

105 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Ủy thác tư pháp ra nước ngoài chính là một trong những hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp, được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với cơ quan

Trang 2

CHU THỊ THƠM

ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI

TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS BÀNH QUỐC TUẤN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bành Quốc Tuấn Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây

Ngoài ra, trong Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung Luận văn của mình Trường đại học Kinh tế - Luật không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực

hiện (nếu có)

TÁC GIẢ

CHU THỊ THƠM

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện UTTP

về dân sự TTLT 15/2011/ TTLT-BTP-

BNG-TANDTC

Thông tƣ liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC

Trang 5

ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của LTTTP

TTLT 12/2016/

TTLT-BTP-BNG-TANDTC

Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ

tư pháp trong lĩnh vực dân sự

ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí thực hiện UTTP về dân sự

Trang 6

CV 2368/BTP-PLQT Công văn số 2368/BTP-PLQT

ngày 10/7/2017 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về thủ tục ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự ra nước ngoài

Trang 7

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài 5

7 Bố cục luận văn 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ 6

1.1 Khái niệm và đặc điểm của ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 6

1.1.1 Khái niệm ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 6

1.1.2 Đặc điểm ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 10

1.2 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 13

1.2.1 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với phương diện chính trị - ngoại giao 13

1.2.2 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với phương diện kinh tế 14

1.2.3 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với phương diện pháp luật 15

Trang 8

1.3 Các nguyên tắc của ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 16

1.3.1 Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có

lợi 16

1.3.2 Nguyên tắc có đi có lại 19

1.4 Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 19

1.4.1 Các Điều ước quốc tế tiêu biểu 19

1.4.2 Pháp luật một số quốc gia 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 32

2.1 Cơ sở pháp lý về ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 32

2.1.1 Điều ước quốc tế 32

2.1.2 Pháp luật quốc gia 38

2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 45

2.2.1 Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 45

2.2.2 Điều kiện về thông tin của đương sự để thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 47

2.2.3 Phạm vi và phương thức thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 49

2.2.4 Hồ sơ ủy thác tư pháp 52

2.2.5 Ngôn ngữ và dịch thuật trong ủy thác tư pháp 53

2.2.6 Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 56

2.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực

Trang 9

dân sự 64

2.3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự 65

2.3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 66

2.3.3 Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự 67

2.3.4 Giải pháp cụ thể 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực ngày càng phát triển Theo đó, quan hệ dân sự phát sinh ngày càng nhiều, kéo theo là các vấn đề liên quan đến hộ tịch, tài sản, các vụ việc tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài cũng tăng lên Vấn đề tương trợ tư pháp về dân sự giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành một trong những nội dung được chính quyền các nước quan tâm

Tương trợ tư pháp về dân sự được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương hoặc theo nguyên tắc có đi có lại Ủy thác tư pháp ra nước ngoài chính là một trong những hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp, được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với cơ quan

có thẩm quyền của nước ngoài nhằm yêu cầu hỗ trợ thực hiện một số công việc có liên quan đến hoạt động tố tụng như: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến

về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; các yêu cầu TTTP khác về dân sự

Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, hoạt động UTTP ra nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự ngày càng phát triển, do đó, việc xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật trong nước cũng như việc đàm phán, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực UTTP về dân sự ngày càng được tăng cường Việc thực hiện các UTTP (với các nước đã ký kết Hiệp định TTTP cũng như với các nước chưa ký kết Hiệp định), bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập, đặc biệt trong việc áp dụng pháp luật

Xuất phát từ các lý do nêu trên, việc củng cố các cơ sở pháp lý và hoàn thiện pháp luật về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động TTTP quốc tế, giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề đang vướng mắc hiện nay sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công

Trang 11

tác TTTP quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, cũng như khuyến khích các chủ thể của pháp luật tham gia ngày một nhiều vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nâng cao vai trò hữu hiệu của hoạt động TTTP

Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án Việt Nam trong thời gian qua vẫn phụ thuộc rất lớn vào kết quả UTTP ra nước ngoài để thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật UTTP có hiệu quả tốt chính là một trong những động lực thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, đảm bảo đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện quy định pháp luật về UTTP ra nước ngoài tại Tòa án nói

riêng và các cơ quan có thẩm quyền nói chung, tác giả chọn đề tài “Ủy thác tư pháp

ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm công

trình nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ

Đỗ Văn Đại (2008), Ly hôn có yếu tố nước ngoài và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 5;

Đào Thị Xuân (2016), Một số vướng mắc trong hoạt động UTTP về dân sự tại Tòa án, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 15;

Đề tài “Ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự: Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường năm 2015”, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Văn Tiến chủ nhiệm đề tài Đề tài này đã đánh giá được thực trạng và cơ chế thi hành pháp luật UTTP trong tố tụng dân sự Đồng thời có đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thi hành pháp luật về UTTP trong tố tụng

Trang 12

dân sự Tuy nhiên, về giới hạn, đề tài mới đánh giá những hạn chế của pháp luật về UTTP trong bối cảnh sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, Tố tụng dân sự và định hướng sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp 2007

Các công trình nêu trên đã đưa ra được những đánh giá quan trọng về vấn đề UTTP, tạo sự đa dạng về nguồn tài liệu nghiên cứu về UTTP ra nước ngoài, đồng thời tạo cơ sở lý luận để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Gần đây nhất, ngày 27/4/2018, Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn số 80/TANDTC-PC về tài liệu hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp, theo đó Bộ Tư pháp đã soạn thảo Sổ tay hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân

sự tại Việt Nam (tháng 1/2018) Sổ tay có phạm vi là hướng dẫn quy trình, thủ tục TTTP trong lĩnh vực dân sự theo quy định tại Điều 10 LTTTP 2007, hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện UTTP ra và thực hiện UTTP vào, và đối tượng sử dụng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Thư ký Tòa án, Luật sư, Thừa phát lại, các cơ sở đào tạo và các cán bộ của các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện và nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân sự1 Đây thực

sự là một cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ đầy đủ và chi tiết trình tự, thủ tục ủy thác

tư pháp theo quy định mới nhất, được xây dựng trên cơ sở đúc kết, tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế và thực tiễn Việt Nam về TTTP

để xác định những vấn đề mà các cơ quan thực hiện UTTP cần được cung cấp thông tin, hướng dẫn như thông tin về cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTTP, các kênh thực hiện TTTP và trên cơ sở đó hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện cụ thể tương ứng với từng kênh Tuy nhiên, cũng chính vì thế Sổ tay này không nghiên cứu, phân tích dưới góc độ lý luận và cũng không đưa ra những bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục UTTP

Trên cơ sở các công trình đã thực hiện, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà các công trình này chưa có cơ hội đề cập Trong đó, tác giả sẽ tập trung khai thác một số vấn đề mới liên quan đến Công ước La Haye năm 1965

1 Bộ Tư pháp (2018), Sổ tay hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam, Hà Nội, tr.9

Trang 13

(Công ước về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại) có hiệu lực với Việt Nam (từ ngày 01/10/2016) và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực Luận văn không chú trọng nhiều đến trình tự, thủ tục UTTP vì như đã đề cập ở trên, Sổ tay hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam do Bộ Tư pháp soạn thảo đã tổng hợp và sắp xếp đầy đủ, khoa học các vấn đề về quy định của pháp luật cũng như trình tự UTTP Vì vậy, với luận văn này tác giả mong muốn đi từ những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam cũng như các Hiệp định, Công ước mà Việt Nam

ký kết, gia nhập để tìm ra những bất cập, nguyên nhân và định hướng góp phần hoàn thiện pháp luật sát với tình hình hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh

về vấn đề UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự tại Tòa án và thực tiễn pháp luật về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá các quy định về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tương trợ tư pháp và các Hiệp định, Công ước về tương trợ

tư pháp mà Việt Nam ký kết, gia nhập, cùng các văn bản hướng dẫn khác có liên quan

4 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Một là, làm rõ cơ sở lý luận về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự Hai là, đánh giá thực trạng pháp luật về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực

dân sự của Việt Nam, phân tích những vấn đề vướng mắc thực tế khi áp dụng các quy định của pháp luật

Ba là, đề ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về UTTP

ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử để giải quyết toàn bộ nội dung khoa học Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự,

Trang 14

kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

5.2 Phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp được xem là

phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, từ đó hướng đến mục tiêu trình bày các vấn đề lý luận chung và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

Bên cạnh đó luận văn còn kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác như liệt kê, so sánh, đối chiếu được sử dụng trong phần khái quát chung về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, thực tiễn áp dụng pháp luật, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu về

vấn đề UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, luận văn là sự tiếp tục kế thừa các giá trị của các công trình Qua những nội dung đã nghiên cứu và trình bày trong luận văn, những vấn đề lý luận chung về UTTP ra nước ngoài được tác giả phân tích chi tiết và có sự tham khảo pháp luật nước ngoài

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Bên cạnh nghiên cứu về lý luận, tác giả đề xuất thêm

một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về vấn đề UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự Đồng thời, từ việc phân tích, đánh giá những bất cập của pháp luật hiện hành về vấn đề UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, tác giả đưa ra một số kiến nghị để đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong việc

sửa đổi, bổ sung pháp luật về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về ủy thác tư pháp ra nước ngoài

trong lĩnh vực dân sự của Việt Nam và giải pháp góp phần hoàn thiện

Trang 15

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP RA NƯỚC NGOÀI

TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ 1.1 Khái niệm và đặc điểm của ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

1.1.1 Khái niệm ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

“Ủy thác” theo Từ điển Tiếng Việt2 là động từ mang nghĩa “giao phó việc quan trọng nào đó cho người tin cậy làm thay mình” Như vậy, trong “ủy thác” có hai yếu tố, đó là “giao phó” và “làm thay”

“Tư pháp” được hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ hoạt động bảo vệ pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm Ngoài ra, còn có các hoạt động

bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá, giám định tư pháp Công tác tư pháp hay hoạt động tư pháp gồm hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án; hệ thống các cơ quan tư pháp được xác định trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án3 Hiến pháp năm 2013 tại Khoản 2 Điều 102 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Như vậy, bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân dân, theo đó, quyền tư pháp được hiểu là quyền xét xử4

Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài, quan hệ tố tụng dân sự quốc tế và các vấn đề

Trang 16

khác có liên quan5 Tuy nhiên, lý luận về tư pháp quốc tế của nhiều nước còn thừa nhận tư pháp quốc tế không chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

mà còn điều chỉnh một số quan hệ liên quan đến quá trình Tòa án của một nước thụ

lý và giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có Việt Nam6

UTTP theo nghĩa rộng có thể hiểu là yêu cầu của cơ quan tư pháp này đối với một cơ quan tư pháp khác để yêu cầu thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng nhất định

UTTP quốc tế là yêu cầu của cơ quan tư pháp nước này đối với cơ quan tư pháp tương ứng của nước kia thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trên lãnh thổ của nước có cơ quan được yêu cầu7 Khác với định nghĩa do tác giả Bành Quốc Tuấn đưa ra như trên, theo Giáo trình Tư pháp quốc tế (phần chung) của Trường Đại học Luật TPHCM, “UTTP quốc tế là việc Tòa án của một nước yêu cầu Tòa án của nước khác thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết trên lãnh thổ của nước được yêu cầu đó”8

Các giáo trình, tài liệu nghiên cứu khoa học có liên quan đến UTTP tuy không giống nhau hoàn toàn nhưng đều có điểm chung thống nhất về “ủy thác tư pháp” và “ủy thác tư pháp quốc tế” Cụ thể, luôn có hai chủ thể trong hoạt động UTTP nói chung và UTTP quốc tế nói riêng, đó là chủ thể có yêu cầu và chủ thể được yêu cầu Đồng thời, hoạt động được yêu cầu luôn là hoạt động tư pháp, liên quan đến các hành vi tố tụng cụ thể được mô tả trong nội dung yêu cầu Tuy nhiên, theo định nghĩa tại Giáo trình Tư pháp quốc tế (phần chung) của Trường Đại học Luật TPHCM thì UTTP quốc tế có chủ thể là Tòa án, điều này là phù hợp với quy định trước đây về UTTP quốc tế, còn hiện hành pháp luật Việt Nam đã có sửa đổi

và chủ thể có thẩm quyền UTTP quốc tế còn bao gồm Viện Kiểm sát và cơ quan thi hành án Theo định nghĩa do tác giả Bành Quốc Tuấn đưa ra thì chủ thể này được

5 Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, tr.34

Trang 17

xác định là “cơ quan tư pháp”, “cơ quan tư pháp” theo quan điểm trước đây bao gồm Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án và một số cơ quan khác, nhưng theo Hiến pháp năm 2013 như đã trình bày ở trên thì cơ quan tư pháp lại chỉ được xác định là Tòa án Trong khi đó pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về thẩm quyền UTTP thuộc về cả ba cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án Tuy nhiên có thể thấy rằng giữa nghiên cứu về lý luận và pháp luật thực định có nhiều điểm còn “vênh” nhau do quy định của pháp luật thay đổi nhưng chỉ một phần và cũng không thống nhất

UTTP quốc tế về hình sự là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia đối với cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng cụ thể trong lĩnh vực hình sự như tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự; trao đổi thông tin; các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự

UTTP quốc tế về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia đối với cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng cụ thể trong lĩnh vực dân sự Lĩnh vực dân sự có thể hiểu theo nghĩa rộng là liên quan đến vấn đề dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Tùy theo lĩnh vực cụ thể mà nội dung UTTP có thể khác nhau nhưng nhìn chung về tổng thể thì đều tuân theo một quy trình chung đối với lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng Những hoạt động tố tụng cụ thể là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu khác về dân sự

Theo quy định tại các văn bản pháp luật Việt Nam, “UTTP là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” và “Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm

Trang 18

quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua UTTP”9

Có thể thấy rằng tuy không đề cập đến thuật ngữ “quốc tế” nhưng khái niệm UTTP theo Luật Tương trợ tư pháp chính là “UTTP quốc tế”

UTTP bao gồm:

a “UTTP ra nước ngoài” hay còn gọi là “UTTP của Việt Nam”, là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự10

b “UTTP của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam” hay còn gọi là “UTTP của nước ngoài”, là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự11

Hiện nay, các thuật ngữ này được sử dụng song song trong các văn bản pháp luật, chưa có sự thống nhất Theo tác giả, giá trị pháp lý của Bộ luật Tố tụng dân sự cao hơn Thông tư hướng dẫn thi hành nên việc sử dụng thuật ngữ “UTTP ra nước ngoài” và “UTTP của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam” là phù hợp hơn

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả xác định đề tài tập trung nghiên cứu về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự Mặc dù chưa thống nhất

về thuật ngữ nhưng có thể được hiểu cả hai thuật ngữ “UTTP ra nước ngoài” hay

“UTTP của Việt Nam” theo quy định của pháp luật Việt Nam đều là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân

sự theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

9 Điều 6 LTTTP 2007

10 BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 sử dụng thuật ngữ “UTTP ra nước ngoài” và

“UTTP của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam” để phân định cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và được yêu cầu thực hiện hoạt động TTTP Trong khi đó theo Khoản 1 Điều 3 TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC lại sử dụng thuật ngữ “UTTP của Việt Nam” và “UTTP của nước ngoài” để phân định nội dung trên Theo

đó, TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định “UTTP của Việt Nam là yêu cầu bằng văn bản của

cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động TTTP về dân sự”

11 BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 sử dụng thuật ngữ “UTTP của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam” trong khi theo Khoản 1 Điều 3 TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC lại sử dụng thuật ngữ và “UTTP của nước ngoài”

Trang 19

Theo đó, “UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự” có thể được xác định

là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia đối với cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tố tụng cụ thể trong lĩnh vực dân sự, cụ thể là tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu khác về dân sự theo quy định của pháp luật nước được yêu cầu hoặc điều ước quốc tế mà cả hai nước cùng là thành viên

1.1.2 Đặc điểm ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

1.1.2.1 Chủ thể của ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự là cơ quan có thẩm quyền của quốc gia/vùng lãnh thổ

Chủ thể trong UTTP tất yếu phải bao gồm bên có yêu cầu và bên được yêu cầu Theo đó, đối với hoạt động UTTP ra nước ngoài thì chủ thể tham gia phải là các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau, thực hiện hoạt động UTTP nhân danh quốc gia/vùng lãnh thổ đó Chính vì những chủ thể này cũng

có những đặc trưng nhất định

Trước hết cần phải xác định, bản chất quan hệ pháp luật phát sinh trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (cần thực hiện UTTP) là quan hệ dân sự, và đó là quan hệ pháp luật “tư”, mang tính chất “tư” Khi giải quyết quan hệ pháp luật “tư”

đó, các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện UTTP cho nhau thì lại là quan hệ pháp luật

“công”, tức là liên quan đến “công pháp quốc tế” Cũng chính vì thế nên các nguyên tắc của UTTP ra nước ngoài cũng tuân theo các nguyên tắc cơ bản của “công pháp quốc tế” hay thường được gọi là Luật Quốc tế (tác giả sẽ phân tích tại mục 1.3)

Chính vì vậy, chủ thể của UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự thực hiện UTTP nhân danh một chủ thể đặc biệt theo Luật quốc tế - là quốc gia Điều 1 của Công ước về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia năm 1933 (gọi tắt là Công ước Montevideo) quy định: “Một quốc gia với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau: a) dân cư thường trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyền;

và d) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.”

Tuy nhiên, chủ thể của UTTP không chỉ là cơ quan có thẩm quyền của quốc

Trang 20

gia mà còn có thể là các một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia vùng lãnh thổ Những vùng lãnh thổ này tùy theo sự công nhận của các quốc gia khác mà có thể hoặc chưa được xem là một quốc gia theo Công ước Montevideo Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền của vùng lãnh thổ vẫn đóng vai trò là chủ thể của UTTP ra nước ngoài Điển hình, cơ quan có thẩm quyền của Lãnh thổ Đài Loan khi có yêu cầu UTTP đến Việt Nam, phía Việt Nam vẫn thực hiện theo yêu cầu của phía Đài Loan và ngược lại, trong khi đó quy định pháp luật của Lãnh thổ Đài Loan hoàn toàn riêng biệt với pháp luật quốc gia Trung Quốc

Như vậy, đối với hoạt động một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (ví dụ: Tòa án, Viện Kiểm sát, CQTHADS) yêu cầu một cơ quan khác của chính quốc gia

đó (ví dụ: Cơ quan đại diện ngoại giao có trụ sở tại quốc gia khác) thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ tương tự như UTTP thì cũng không được gọi là UTTP ra nước ngoài như đã trình bày

1.1.2.2 Nguyên tắc để thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự là có điều ước quốc tế hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

Hoạt động UTTP ra nước ngoài có sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền thuộc hai quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau Vì vậy, tất yếu cơ sở để thực hiện hoạt động này phải được dựa trên nền tảng là thỏa thuận giữa các bên Thỏa thuận đó có thể được thể hiện dưới hình thức điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương Trong trường hợp không có điều ước đa phương hoặc song phương thì có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại

Điều ước quốc tế là “các thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia” trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luật quốc tế với nhau12

Điều ước quốc tế bao gồm: Điều ước quốc

tế song phương và Điều ước quốc tế đa phương

Điều ước quốc tế song phương là điều ước quốc tế có hai bên ký kết nên việc đàm phán, ký kết điều ước song phương đơn giản và nhanh chóng hơn điều ước

12

Trường Đại học Luật TPHCM (2017), Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), NXB Hồng Đức, TPHCM tr.95

Trang 21

quốc tế đa phương, nhưng điều ước này chỉ có phạm vi điều chỉnh giữa hai bên ký kết mà thôi13

Điều ước quốc tế đa phương có nhiều hơn hai bên ký kết nên thủ tục đàm phán, ký kết, gia nhập phức tạp và khó khăn hơn, đòi hỏi phải có sự chấp thuận của các thành viên khác , nhưng phạm vi điều chỉnh rộng, tính thống nhất cao và tính bắt buộc thi hành cao hơn nên trong tương lai đây là xu hướng phổ biến của các quốc gia khi lựa chọn ký kết điều ước quốc tế14

Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 1 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi

là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”

Trong trường hợp giữa quốc gia/vùng lãnh thổ không có điều ước quốc tế thì

cơ sở để thực hiện UTTP là nguyên tắc có đi có lại (xem mục 1.3.3)

1.1.2.3 Yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự được thực hiện tuân theo pháp luật quốc gia của bên được yêu cầu hoặc theo phương thức cụ thể đặc biệt do bên có yêu cầu đề nghị

Khi tiếp nhận một yêu cầu UTTP trong lĩnh vực dân sự theo yêu cầu của một quốc gia/vùng lãnh thổ khác, bên tiếp nhận sẽ thực hiện yêu cầu đó căn cứ theo pháp luật của quốc gia mình nếu không có bất kỳ yêu cầu cụ thể nào khác Trong trường hợp đặc biệt, bên yêu cầu có đề nghị phương án thực hiện cụ thể theo pháp luật quốc gia của họ thì cần được thể hiện rõ ràng và mô tả phương thức thực hiện

cụ thể Theo đó, căn cứ pháp luật để thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự là theo pháp luật của quốc gia được yêu cầu hoặc theo

Trang 22

yêu cầu đặc biệt của quốc gia có yêu cầu Như vậy, khi thực hiện UTTP ra nước ngoài nghĩa là cơ quan yêu cầu chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngoài để xác định việc thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp có được xem là thành công hay không thành công từ đó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật quốc gia yêu cầu

1.2 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

1.2.1 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với phương diện chính trị - ngoại giao

Trong thời đại toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các quốc gia đã và cần phải được thiết lập trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư pháp Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng Số lượng người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập tại nước ngoài và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tăng nhanh(Số liệu thống kê đưa ra tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Hội nhập và phát triển cùng đất nước” do Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy số lượng người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập tại nước ngoài trong những năm qua đã lên tới 4,5 triệu người Theo số liệu của Bộ Công an: Tính đến tháng 06/2013, đã có 44.080.492 lượt người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, trong đó có 27.050.364 lượt người nước ngoài vào Việt Nam tham quan du lịch, thăm thân, tăng khá nhanh và đa dạng về quốc tịch; thu hút người nước ngoài… Số lượng người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tăng lên từ 5 đến 10 % mỗi năm) Tất yếu các quan hệ dân sự, thương mại phát triển mạnh mẽ, phong phú đa dạng cả về nội dung và hình thức Về mặt chính trị, UTTP ra nước ngoài có ý nghĩa sâu sắc đối với quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ UTTP ra nước ngoài đảm bảo quyền lợi của công dân các nước khi họ sinh sống, làm việc, học tập tại các quốc gia khác nhau trong các vấn đề về dân sự Qua đó, thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa các

Trang 23

quốc gia trở nên tốt đẹp hơn Đồng thời, thông qua hoạt động UTTP ra nước ngoài

để tống đạt tài liệu, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, người giám định

và một số công việc khác có liên quan được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu và tuân theo pháp luật của chính quốc gia đó (trừ trường hợp có thỏa thuận

về áp dụng các quy định đặc biệt theo yêu cầu của bên gửi) thể hiện sự tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác cũng như tôn trọng văn hóa của họ

Quá trình phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia/vùng lãnh thổ trong quá trình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp còn tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau Trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, các quốc gia ở vị trí ngang nhau trong việc thiết lập mối quan

hệ giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự Việc Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự theo yêu cầu của phía nước ngoài, cụ thể là thực hiện các yêu cầu UTTP của nước ngoài đúng cam kết và trên nguyên tắc có đi có lại, cũng chính là góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc yêu cầu UTTP của Việt Nam cũng được phía nước ngoài thực hiện tốt hơn

1.2.2 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với phương diện kinh tế

Bên cạnh tác động tích cực, việc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn cũng làm phát sinh tác động tiêu cực mà hệ quả tất yếu là các vụ việc tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều Việc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn bên cạnh các tác động tích cực cũng làm phát sinh tác động tiêu cực mà hệ quả tất yếu là các vụ việc tranh chấp về dân sự, thương mại, hành chính có yếu tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều Để giải quyết được các vụ việc này, phải có sự hỗ trợ, hợp tác quốc tế, TTTP giữa các nước có liên quan, trong đó có các công việc như tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ…

UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng của đương sự trong vụ án dân sự Quá trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án và giai đoạn thi hành án trong trường hợp không được UTTP ra nước

Trang 24

ngoài để tiến hành các thủ tục cần thiết (tống đạt văn bản tố tụng cũng như thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, người giám định ) thì sẽ kéo dài và kết quả giải quyết có thể không phù hợp với sự thật khách quan của tranh chấp Hậu quả của việc này có thể là các bên đều thiệt hại về thời gian, công sức và tiền bạc để theo đuổi vụ kiện Bên cạnh đó, với một khoản án phí cố định trong vụ việc dân sự (tùy theo giá trị tranh chấp, có giá ngạch hoặc không giá ngạch) nếu vụ việc bị kéo dài thì Nhà nước cũng bị “thiệt hại” về mặt kinh tế

1.2.3 Vai trò ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đối với phương diện pháp luật

Quy định pháp luật về UTTP ra nước ngoài ngày càng chặt chẽ sẽ thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam, rút ngắn thời gian và đảm bảo hiệu quả đối với phán quyết của Tòa án cũng như các thủ tục tại Viện Kiểm sát, CQTHADS Điều này thể hiện rất rõ qua số lượng hồ sơ yêu cầu uỷ thác tư pháp về dân sự mà Việt Nam đã tiếp nhận của nước ngoài và đề nghị nước ngoài hỗ trợ tăng mạnh trong thời gian gần đây Nếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011, trung bình mỗi năm Việt Nam gửi đi khoảng gần 1800 yêu cầu UTTP thì đến giai đoạn năm

2012 - 2014 con số này đã tăng lên đến gần 3000 yêu cầu, trong đó khoảng 80% là các yêu cầu tống đạt giấy tờ, tài liệu15

Có thể khẳng định, UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự có vai trò vô cùng quan trọng trong thủ tục tố tụng tại Tòa án Việt Nam Hiệu quả của UTTP ra nước ngoài có giá trị quyết định đối với quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án, đảm bảo quyền lợi của các đương sự cư trú ở nước ngoài cũng như các đương sự ở Việt Nam Bên cạnh đó, hiệu quả giải quyết tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự tại Tòa

án cũng tăng lên, đảm bảo thời hạn tố tụng cũng như giảm áp lực về án tồn đọng, chậm giải quyết

Hoạt động UTTP ra nước ngoài cũng thúc đẩy quá trình giải quyết các vấn

đề có liên quan và đẩy mạnh hiệu quả xử lý công việc của VKSND và CQTHADS

15 Báo cáo số 14/BC-BTP ngày 20/01/2015 của Bộ Tư pháp về kết quả tổng kết 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp và Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17/10/2014 về hoạt động tương trợ tư pháp của Chính phủ trình Quốc hội

Trang 25

Đặc biệt, giai đoạn thi hành án, hoạt động UTTP ra nước ngoài có hiệu quả vừa đảm bảo quyền lợi của đương sự ở nước ngoài, vừa đẩy nhanh tiến độ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

1.3 Các nguyên tắc của ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự 1.3.1 Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi

UTTP là một phần của tư pháp quốc tế, do đó, các nguyên tắc của UTTP cũng dựa trên cở sở nguyên tắc của tư pháp quốc tế Dù tư pháp quốc tế có nguyên tắc đặc thù của mình nhưng trong quá trình điều chỉnh các mối quan hệ theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế16

Các nguyên tắc cơ bản này đóng vai trò là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật của Luật Quốc tế; là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc; là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế

Nguyên tắc “bình đẳng về chủ quyền của quốc gia” xuất hiện rất sớm trong đời sống quốc tế, được hình thành trong thời kỳ loài người chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, và trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên nguyên tắc này chỉ được dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia nhất định Mặc dù Hiến pháp tư sản cũng ghi nhận nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền dân tộc nhưng trên thực tế giai cấp tư sản không

hề tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thể hiện qua các cuộc đấu tranh đầu thế kỷ XIX, hai cuộc chiến tranh thế giới Năm 1945, sau khi Liên hợp quốc ra đời, với tôn chỉ và mục đích gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, trong Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận "bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia" là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc

tế và đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của tổ chức quốc tế này

16 Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, tr.36

Trang 26

Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Điều này có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo đều có quyền độc lập như nhau trong quan hệ quốc tế đều bình đẳng trong quyền tự quyết mọi vấn đề liên quan đến đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung: Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ; nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác; sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch; quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của mình; nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hoà bình cùng các quốc gia khác

Theo nguyên tắc này mỗi quốc gia đều có các quyền bình đẳng sau: Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị, kinh tế,

xã hội và văn hóa; được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình; được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau; được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan; được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác; được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác

Nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản, lần đầu tiên được quy định trong bản Hiến pháp của Nhà nước tư sản Pháp, đó là "nước Pháp không can thiệp vào các công việc nội bộ của quốc gia khác và không cam chịu để các quốc gia khác can thiệp vào công việc nội bộ của mình" Tuy nhiên, những quy định liên quan đến vấn đề này thời kỳ đó còn rất nhiều hạn chế, chưa được thừa nhận rộng rãi là nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế cho đến khi Liên hợp quốc ra đời, Hiến chương của tổ chức này đã cụ thể hóa nội dung của nguyên tắc tại khoản 7 điều 2, đồng thời nghĩa

vụ này cũng được đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế Dưới tác động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trong khuôn khổ Liên

Trang 27

hợp quốc, Nghị quyết về nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" được thông qua năm 1965 với việc "tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia" Đến nay, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác

Công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan

hệ quốc tế Việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được thực hiện theo hai cách là can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp

Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ quốc gia nào được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình Cụ thể: Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa-xã hội của quốc gia; Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình; Cấm tổ chức, khuyến khích các phần

tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác; Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội không có sự can thiệp

từ phía các quốc gia khác Tuy nhiên, khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế, nguyên tắc này sẽ có ngoại lệ hoặc có sự thỏa thuận của các bên liên quan

Trên cơ sở đó, pháp luật Việt Nam đã quy định TTTP mà phương thức thực hiện là UTTP cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhưng được vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc trưng của hoạt động UTTP

Tuy nhiên, cũng cần xác định lại chủ thể của UTTP không chỉ bao gồm quốc gia mà còn bao gồm cả các vùng lãnh thổ khác, hoặc chính từng đơn vị hành chính của một số quốc gia cũng có quy định về UTTP khác nhau Do đó, trong UTTP nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” được thể hiện thông qua nội dung UTTP của quốc

Trang 28

gia/vùng lãnh thổ yêu cầu gửi đến quốc gia, vùng lãnh thổ được yêu cầu phải đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ hoặc đối ngoại của quốc gia được yêu cầu

và bất kỳ quốc gia nào khác Quốc gia/vùng lãnh thổ được UTTP có quyền từ chối thực hiện trong trường hợp yêu cầu UTTP xâm phạm đến nguyên tắc này Như vậy

“bình đẳng và cùng có lợi” trong UTTP được thể hiện thông qua việc yêu cầu và bên được yêu cầu đều được bình đẳng và cùng hướng đến lợi ích chung, thống nhất

về quan điểm thực hiện UTTP là không bên nào có ưu thế hơn bên nào Trường hợp nội dung UTTP thể hiện sự bất bình đẳng và không đảm bảo có lợi cho bên được yêu cầu thì bên đó có quyền từ chối thực hiện yêu cầu này

1.3.2 Nguyên tắc có đi có lại

Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về TTTP thì hoạt động TTTP được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế Như vậy, hoạt động UTTP phải tuân theo nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp các bên chưa ký kết điều ước quốc tế và vấn đề này

Việc thực hiện UTTP không phải là nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc đối với quốc gia được ủy thác Do đó, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể từ chối thực hiện UTTP về dân sự cho nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại trong UTTP về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài khi có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện UTTP về dân sự cho Việt Nam hoặc việc thực hiện UTTP đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam17

1.4 Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

1.4.1 Các Điều ước quốc tế tiêu biểu

Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế18

(Sau đây gọi tắt là Hội nghị La Haye)

là tổ chức có uy tín hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực xây dựng các quy định

17 Điều 5 TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC

18 Tiếng Anh: Hague Coference on Private International Law, Tiếng Pháp: Conférence de La Haye de droit international privé Trang thông tin điện tử chính thức: https://www.hcch.net/

Trang 29

pháp lý về tư pháp quốc tế, có tất cả 83 thành viên tính đến tháng 6/201819 Ngày 28/9/2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp được sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam đã ký

và trình văn bản xin gia nhập Hội nghị La Haye; Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ thứ 73 của Tổ chức này kể từ ngày 10/4/2013

Trong khuôn khổ Hội nghị hiện có 40 điều ước quốc tế đa phương được ký kết với sự tham gia của rộng khắp các quốc gia trên thế giới20 Liên quan đến hoạt động về UTTP trong lĩnh vực dân sự, pháp luật quốc tế đã cho thấy bề dày kinh nghiệm trong vấn đề này Trong phạm vi Hội nghị La haye về tư pháp quốc tế, một

số điều ước quốc tế tiêu biểu có liên quan như sau:

Công ước về thủ tục tố tụng dân sự năm 1905 (Convention of 17 July 1905

on civil procedure), không hỗ trợ rộng rãi và chỉ được phê chuẩn bởi 22 quốc gia, được xem là một trong những điều ước quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực tư pháp quốc

tế, đã được thay thế bởi Công ước về thủ tục tố tụng dân sự năm 1954, được ký kết ngày 01/3/1954, có hiệu lực ngày 12/4/195721, đến nay có 49 thành viên Theo Công ước về thủ tục tố tụng dân sự năm 1954, trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, việc tống đạt văn bản cho người ở nước ngoài sẽ được thực hiện tại các quốc gia ký kết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu, đưa ra cho

cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận Văn bản yêu cầu nêu rõ cơ quan phát hành tài liệu, tên và năng lực của các bên, địa chỉ của người nhận, và tính chất của tài liệu được đề cập đến, và thể hiện bằng ngôn ngữ của cơ quan được yêu cầu

Cơ quan này sau khi thực hiện xong việc tống đạt văn bản phải gửi lại giấy chứng nhận đã thực hiện hoặc nêu ra lý do không thể thực hiện được Việc tống đạt được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền theo luật pháp của nước được yêu cầu Công ước về thủ tục tố tụng dân sự cũng quy định về “Thư yêu cầu” (Letters of request), theo đó cơ quan có thẩm quyền của một thành viên có thể gửi thư yêu cầu đến thành viên khác của công ước để yêu cầu thực hiện hoạt động triệu tập hoặc thu thập

19

Danh sách thành viên Hội nghị La Haye Xem thêm tại: https://www.hcch.net/en/states/hcch-members

20 Danh sách điều ước quốc tế thuộc Hội nghị La Haye Xem thêm tại: https://www.hcch.net/en/instruments/conventions

21 Convention of 01 March 1954 on civil procedure Xem thêm tại: 2a79-45f6-85a9-4f13c7c783c2.pdf

Trang 30

https://assets.hcch.net/docs/30f6092f-chứng cứ từ người làm https://assets.hcch.net/docs/30f6092f-chứng hoặc những người có liên quan Việc này được thực hiện theo pháp luật của quốc gia được yêu cầu và bên yêu cầu phải chi trả các chi phí phát sinh nếu có

Công ước La Haye về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

và thương mại22

được ký kết ngày 18/3/1970 tại La Haye, Hà Lan và có hiệu lực ngày 07/10/1972, tính đến ngày 04/9/2017 có 71 thành viên23 Việt Nam bước đầu cũng có những hoạt động cụ thể để gia nhập Công ước La Haye năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại24 Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2019 Việt Nam sẽ gia nhập Công ước này Theo kế hoạch hoạt động của Bộ Tư pháp, vào tháng 6-7/2018, vụ Pháp luật quốc tế sẽ có hoạt động tập trung chia sẻ kinh nghiệm của Pháp trong hoàn thiện pháp luật thực thi Công ước thu thập chứng cứ25

Theo Công ước La Haye về thu thập chứng cứ, các phương pháp thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại được áp dụng giữa các quốc gia thành viên gồm: bằng các văn bản yêu cầu (letters of request) và bằng

cơ quan, nhân viên ngoại giao hoặc cơ quan, nhân viên lãnh sự (Điều 33, tuy nhiên công ước này cũng cho phép bất kỳ Nước nào lựa chọn loại trừ toàn bộ hoặc một phần việc áp dụng các quy định của Chương II liên quan đến cơ quan và viên chức ngoại giao, lãnh sự) Đối với phương thức sử dụng “văn bản yêu cầu”, cơ quan xét

xử của nước yêu cầu có thể yêu cầu, bằng một văn bản gửi đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia khác (quốc gia giải quyết) để thu thập chứng cứ để sử dụng trong quá trình tố tụng tại nước yêu cầu Cơ quan tư pháp của nước yêu cầu gửi thư

24 Ngày 7-8/7/2016, Vụ Pháp luật quốc tế đã phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Hội thảo quốc tế về Công ước La Haye 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.

25

Bộ Tư pháp (2017), Đề xuất kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật năm 2018 của các đơn vị thuộc Bộ

Tư pháp, tr.34 Xem thêm tại:

http://hoptacquocte.moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/AnPhamNhomQuanHeDTPL/Attachments/44/%C4%90%E1%BB%8 1%20xu%E1%BA%A5t%20nhu%20c%E1%BA%A7u%20h%E1%BB%A3p%20t%C3%A1c%202018_c%C3%A 1c%20%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20thu%E1%BB%99c%20B%E1%BB%99.pdf

Trang 31

yêu cầu đến Cơ quan Trung ương của nước được yêu cầu26, Cơ quan Trung ương tiếp nhận và chuyển văn bản yêu cầu này đến cơ quan có thẩm quyền trong nước để thi hành Pháp luật của quốc gia được yêu cầu sẽ được áp dụng cho việc thực hiện thư yêu cầu Các Tòa án có yêu cầu có thể thông báo về thời gian, địa điểm diễn ra việc thu thập lời khai từ người làm chứng để các bên và đại diện của họ có thể tham

dự Về chi phí, nước được yêu cầu có thể yêu cầu nước yêu cầu hoàn lại lệ phí để trả cho các chuyên gia và thông dịch viên và các chi phí phát sinh do việc sử dụng một thủ tục đặc biệt theo yêu cầu của nước gửi

Đối với các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, Quy định của Hội đồng Châu Âu số 1206/2001 về Hợp tác giữa Toà án các nước thành viên trong việc lấy chứng cứ trong các vấn đề dân sự hoặc thương mại27 được áp dụng thay thế Công ước La Haye về thu thập chứng cứ Quy định này cho phép thu thập bằng chứng từ một quốc gia thành viên sang một nước khác mà không cần tới các cơ quan lãnh

sự và ngoại giao Quy định này được áp dụng với các nước thành viên Liên minh Châu Âu, trừ Đan Mạch Theo Thỏa thuận giữa Cộng đồng Châu Âu và Vương quốc Đan Mạch về việc tống đạt các tài liệu tư pháp và ngoài tư pháp trong các vấn

đề dân sự hoặc thương mại ngày 19/10/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/200728

, Đan

Mạch không tham gia vào Quy định của Hội đồng Châu Âu số 1206/2001 mà thực

hiện theo các quy định tại Công ước La Haye về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1965 Theo đó khi các thành viên còn lại của Cộng đồng Châu Âu ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ

tư pháp và ngoài tư pháp đến Đan Mạch mà là thành viên của Công ước Tống đạt thì phải thực hiện theo quy định tại Công ước này29

Trang 32

Việt Nam đã gia nhập Công ước La Haye về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ

tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 196530

và Công ước chính thức có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 01/10/2016 Đây là công ước đa phương do Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế soạn thảo và được thông qua vào ngày 15/11/1965 tại phiên họp lần thứ 10 của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 10/02/1969, TTLT 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC gọi chung điều ước này là “Công ước Tống đạt”

Công ước Tống đạt có những nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng, ngay trong tên gọi “Công ước La Haye về

tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1965” đã thể hiện đầy đủ phạm vi áp dụng công ước là “tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp”

Thứ hai, về ngôn ngữ, ngôn ngữ được sử dụng theo quy định tại Điều 7 Công

ước La Haye là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ chính thức của nước gửi (với những thuật ngữ tiêu chuẩn) hoặc ngôn ngữ chính thức của nước nhận (với phần để trống tương ứng) Theo đó, một số thành viên yêu cầu văn bản được tống đạt cho người nhận phải được dịch sang ngôn ngữ chính thức của nước nhận là bắt buộc, một số thành viên yêu cầu chỉ cần dịch thuật trong trường hợp người nhận không hiểu hoặc không đồng ý nhận văn bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

Thứ ba, về chi phí, một số thành viên yêu cầu chi phí được thanh toán trước

một khoản tiền cố định trong khi một số thành viên yêu cầu trả sau tùy theo chi phí thực tế phát sinh

Thứ tư, về mẫu văn bản yêu cầu UTTP, Công ước Tống đạt đưa ra một mẫu

chung thống nhất và mẫu Giấy xác nhận kết quả tống đạt Giấy xác nhận kết quả tống đạt là chứng cứ quan trọng cho việc xác nhận hoạt động tống đạt đã được thực hiện ở nước ngoài, vì xác nhận này do cơ quan của nước ngoài đưa ra và là cơ sở để

30

Hiện nay, Công ước Tống đạt có 71 quốc gia thành viên từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển với truyền thống pháp luật khác nhau Trong đó có 45 thành viên thuộc Châu Âu, 8 thành viên thuộc Châu Á, 12 thành viên thuộc Châu Mỹ, 5 thành viên thuộc Châu Phi, 1 thành viên thuộc Châu Đại Dương Danh sách các quốc gia thành viên Công ước vẫn tăng lên và được cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử chính thức của Hội nghị La Haye về Tư pháp quốc tế ( https://www.hcch.net/ )

Trang 33

khẳng định là tống đạt đã được thực hiện hợp lệ theo đúng quy trình của nước được yêu cầu

Thứ năm, về quy trình ủy thác được thực hiện theo “kênh chính” và các

“kênh thay thế”

Ngoài ra còn có một số điều ước quốc tế khác liên quan đến hoạt động UTTP, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ chú trọng tham khảo những điều ước quốc tế liên quan đến giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực dân sự tại Tòa án

1.4.2 Pháp luật một số quốc gia

1.4.2.1 Hoa Kỳ

Theo pháp luật Hoa Kỳ, đối với vụ việc không có yếu tố nước ngoài, quá trình tố tụng liên bang của Hoa Kỳ thường được điều chỉnh bởi Quy tắc 4 của Quy chế tố tụng dân sự liên bang (FRCP 4), và luật pháp của bang nơi sự việc xảy ra hoặc đang được xử lý Ngược lại, một loạt luật và điều ước quốc tế có khả năng điều chỉnh quá trình giải quyết vụ việc khi đương sự ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ Bao gồm các: Công ước La Haye về tống đạt ở nước ngoài năm 1965 (có hiệu lực tại Hoa Kỳ vào ngày 10/02/1969) …, Công ước Tống đạt Liên Mỹ và Nghị định thư

Bổ sung (Công ước Tống đạt Liên Mỹ hoặc IASC)31, FRCP 4, Luật của các tiểu bang Hoa Kỳ, Đạo luật Miễn trừ ngoại giao (FSIA)

Thủ tục tống đạt văn bản ra nước ngoài đối với trường hợp đương sự ở quốc gia không có điều ước quốc tế với Hoa Kỳ được áp dụng theo Quy chế tố tụng dân

sự liên bang (FRCP) Quy tắc 4 (f) của FRCP cung cấp khuôn khổ toàn diện để phục vụ cho quá trình trên người (và các thực thể khác) bên ngoài Hoa Kỳ, độc lập với các quy định được đặt ra trong Công ước Tống đạt

Về thời gian, FRCP 4 (m) miễn dịch vụ trong một nước ngoài yêu cầu bình thường mà một lệnh triệu tập và khiếu nại phải được tống đạt trong vòng 120 ngày sau khi bắt đầu hành động

31 The Inter-American Convention on Letters Rogatory and its Additional Protocol (Inter-American Service Convention or IASC)

Trang 34

Do hầu hết các quốc gia Trung và Nam Mỹ chưa phê chuẩn Công ước La Haye (Mexico, Argentina và Venezuela) nên nhiều thành viên của châu Mỹ đã ký kết Công ước Tống đạt Liên Mỹ (IASC) Các bên ký kết gồm Hoa Kỳ, Argentina, Braxin, Chilê, Colombia, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Mexico, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela IASC cung cấp một bổ sung quan trọng ngoài Công ước La Haye khi đương sự ở Hoa Kỳ kiện tụng liên quan đến các đương sự ở Trung Mỹ và Nam Mỹ

Về hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ đối với đương sự ở nước ngoài, pháp luật Hoa Kỳ cũng có những quy định cụ thể Theo Quy định Liên bang Hoa Kỳ về dân sự (Federal Rules of Civil – CFR), thuật ngữ “thư thẩm tra” (letter rogatory)32

được xác định như sau: Theo nghĩa rộng hơn trong thực tiễn quốc tế, thuật ngữ

“rogatory” bắt nguồn từ yêu cầu chính thức của Tòa án trong đó hành động đang chờ xử lý, cho Tòa án nước ngoài thực hiện một số hành động tư pháp Ví dụ là các yêu cầu để thu thập chứng cứ, tống đạt một giấy triệu tập, hoặc thông báo pháp lý khác, hoặc thi hành án dân sự Trong cách sử dụng ở Hoa Kỳ, “letter rogatory” đã được sử dụng phổ biến diễn tả đạt được bằng chứng Yêu cầu hoàn toàn dựa vào sự hợp tác của các Tòa án đối với nhau, và thường bao hàm một cam kết về tương trợ Sự đầy đủ về mặt pháp lý của các tài liệu được thực hiện ở nước ngoài được sử dụng trong quá trình tố tụng tại Hoa Kỳ và hiệu lực của việc thực hiện là những vấn

đề để các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ tiến hành theo thủ tục tố tụng theo thẩm quyền đó

Các thủ tục trong việc sử dụng các “thư thẩm tra” để yêu cầu lấy lời khai ở

cơ quan pháp luật nước ngoài được quy định như sau33: Theo tập quán, việc ủy quyền lấy lời khai có thể giao cho một cá nhân hoặc cơ quan ở nước ngoài; tuy nhiên, phương pháp này hiếm khi được sử dụng; việc uỷ quyền nói chung được giao cho các nhân viên công chứng Hoa Kỳ Ở những quốc gia mà các nhân viên công

Trang 35

chứng Hoa Kỳ không được phép lấy lời khai và nơi lời khai phải được cung cấp trước cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, thì các “thư thẩm tra” thường được cấp cho Tòa án nước ngoài “Thư thẩm tra” có thể thường được gửi trực tiếp từ Tòa án

ra tòa Tuy nhiên, một số Chính phủ nước ngoài yêu cầu các yêu cầu trợ giúp pháp

lý này được đệ trình qua kênh ngoại giao (do đại diện ngoại giao Hoa Kỳ trình lên

Bộ Ngoại giao) Một yêu cầu thông thường là các “thư thẩm tra” cũng như các bản lấy lời khai và các giấy tờ khác kèm theo chúng kèm theo một bản dịch hoàn chỉnh vào ngôn ngữ (hoặc một trong những ngôn ngữ) của quốc gia thực hiện Một yêu cầu nữa là quy định về thanh toán phí và lệ phí Các yêu cầu từ các bên liên quan hoặc các luật sư của họ, hoặc từ các Tòa án Hoa Kỳ, liên quan đến các yêu cầu thủ tục theo yêu cầu của các quốc gia nhất định, có thể được gửi trực tiếp đến các Đại

sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tương ứng tại các thủ đô nước ngoài hoặc tới Bộ Ngoại giao, Washington, DC 20520

Tại Quy tắc số 28, chương 117, phần 5, mục 28, điều 178134 (28 U.S Code

§ 1781) thì các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ trực tiếp hoặc thông qua một kênh phù hợp khác để nhận và không loại trừ việc chuyển một thư thẩm tra hoặc yêu cầu do Tòa án nước ngoài hoặc quốc tế gửi cho cơ quan có thẩm quyền của Hoa

Kỳ mà nó được giải quyết, và nhận và trả lại sau khi thi hành; cũng như nhận được một lá thư do cơ quan luật pháp ban hành, hoặc yêu cầu, bởi một Tòa án ở Hoa Kỳ ,

để chuyển nó cho Tòa án, sĩ quan, hoặc cơ quan nước ngoài hoặc quốc tế mà nó được giải quyết, và nhận và trả lại sau khi thực hiện

Tại điều 178235 (28 U.S Code § 1782) về hỗ trợ Tòa án nước ngoài và quốc

tế và đưa đương sự ra trước các Tòa án này thì các Tòa án cấp huyện nơi một người

cư trú hoặc được tìm thấy có thể yêu cầu người này khai báo hoặc tuyên bố hoặc đưa ra tài liệu chứng cứ để sử dụng trong một thủ tục tố tụng tại một tòa án nước ngoài hoặc quốc tế, kể cả các vụ điều tra hình sự tiến hành trước khi khởi tố chính thức Theo đó, Tòa án nước ngoài hoặc quốc tế ban hành hoặc yêu cầu bằng văn bản

34 28 U.S Code § 1781 - Transmittal of letter rogatory or request

35 28 U.S Code § 1782 - Assistance to foreign and international tribunals and to litigants before such tribunals

Trang 36

ghi rõ về thực tiễn và thủ tục để lấy lời khai hoặc tuyên bố hoặc đưa ra tài liệu hoặc các điều khác Trong trường hợp văn bản yêu cầu không ghi rõ thì sẽ được thực hiện theo các Quy định Liên bang về Thủ tục Dân sự của Hoa Kỳ (Federal Rules of Civil Procedure - FRCP)

Điều 178336

quy định về triệu tập một người đang ở nước ngoài quy định Tòa

án Hoa Kỳ có thể ra lệnh phát hành giấy triệu tập một công dân hoặc người cư trú tại Hoa Kỳ đang ở nước ngoài như là một nhân chứng hoặc yêu cầu xuất trình tài liệu cụ thể hoặc cung cấp lời khai Giấy triệu tập sẽ chỉ định thời gian và địa điểm

có mặt hoặc cho việc cung cấp tài liệu hoặc các vật khác Tòa án đã ban hành một giấy triệu tập gửi đi nước ngoài có thể yêu cầu người đã không xuất hiện hoặc không cung cấp một tài liệu hay điều khác theo chỉ dẫn trong đó để trình bày nguyên nhân trước một thời điểm để biện minh cho mình khỏi việc bị trừng phạt vì

“khinh thường” (Contempt) Theo đó người không thực hiện yêu cầu của Tòa án Hoa Kỳ có thể bị phạt bằng tài sản37

Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ quy định khá rõ ràng về UTTP ra nước ngoài để tống đạt văn bản cũng như thu thập chứng cứ nhằm giải quyết vụ án Do xuất phát

từ đặc thù tổ chức hành chính của Hoa Kỳ mà hệ thống pháp luật trong nước của Hoa Kỳ khá phức tạp Chính vì vậy, khi tham khảo pháp luật Hoa Kỳ, tác giả chỉ tham khảo ở góc độ pháp luật liên bang và các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên để có nhận thức chung nhất về quy định liên quan đến UTTP ra nước ngoài của quốc gia này

1.4.2.2 Australia

Australia là một quốc gia thành viên của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc

tế và cũng là thành viên của Công ước Tống đạt, chính thức gia nhập từ ngày 15/3/2010 và Công ước Tống đạt có hiệu lực đối với quốc gia này từ ngày 01/10/2010 Pháp luật quốc gia của Australia được quy định theo từng tiểu bang khác nhau Thông qua trang thông tin điện tử của Hội nghị La Haye, tác giả tham

Trang 37

khảo được một số quy định của pháp luật một số tiểu bang ở Australia như sau:

Tại Western Australia, theo Các Quy tắc của Tòa án tối cao Australia năm

bổ sung để thực hiện các bước tiếp theo như quy định tại Công ước Tống đạt39 Khi

có kết quả UTTP tống đạt văn bản, Nếu người yêu cầu không nộp chi phí đúng thời hạn (trừ kì nghỉ phép của Tòa án là Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh và Nghỉ mùa đông40) thì họ sẽ “không được tiến hành thêm bước nào trong quá trình tố tụng mà tài liệu pháp lý địa phương có liên quan cho đến khi các chi phí đó được trả cho cơ quan đăng ký; và cơ quan đăng ký có thể thực hiện các bước như phù hợp để thi hành cam kết thanh toán các chi phí đó”41

Trường hợp văn bản xác nhận tống đạt hợp lệ theo quy định của pháp luật quốc gia và Công ước Tống đạt, Tòa án Australia sẽ xét xử vắng mặt bị đơn nếu bị đơn không có mặt hoặc không thông báo về địa chỉ để tống đạt, điều kiện là bị đơn

Trang 38

đã có đủ 42 ngày kể từ ngày tống đạt theo văn bản xác nhận kết quả tống đạt hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn do Tòa án xem xét nhưng phải đảm bảo đủ để bị đơn có mặt42 Trường hợp UTTP đã được thực hiện nhưng không tống đạt được cho

bị đơn thì Tòa án chỉ xét xử vắng mặt bị đơn khi đảm bảo về quy trình UTTP và thời gian tối thiểu 6 tháng và mọi “nỗ lực hợp lý” (reasonable effort) đã được thực hiện để tống đạt văn bản43

Như vậy, điểm nổi bật theo pháp luật của bang Western Australia là dự thảo

hồ sơ ủy thác tư pháp do người yêu cầu lập kèm theo đơn yêu cầu, cơ quan đăng ký

có trách nhiệm xem xét và ký xác nhận vào đó rồi thực hiện các thủ tục tiếp theo mà không phải tự lập hồ sơ Đồng thời, pháp luật cũng ràng buộc thời gian cụ thể để người yêu cầu nộp chi phí tống đạt như đã trình bày

Về ủy thác thu thập chứng cứ, Luật Chứng cứ năm 1906 quy định “cơ quan

có thẩm quyền” của nước ngoài khi có yêu cầu thu thập chứng cứ tại các tiểu bang của quốc gia này thì phải có văn bản chỉ định một chủ thể thu thập chứng cứ Nếu

“cơ quan có thẩm quyền” ra văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ không phải là Tòa

án, thẩm phán, thì người được chỉ định đó không được trao quyền hoặc lấy chứng

cứ hoặc quản lý một lời tuyên thệ tại Australia trừ khi người đó đã có được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Tổng chưởng lý44

Tại bang New South Wales, theo Các thủ tục dân sự năm 200545

và bang Queensland, theo Các thủ tục dân sự năm 199946 quy định về thủ tục UTTP ra nước ngoài hầu như giống với quy định tại bang Western Australia

Trang 39

Tại bang Tasmania, theo Quy định của Tòa án tối cao năm 2000, về quy trình yêu cầu ủy thác tư pháp để tống đạt văn bản cho đương sự ở nước ngoài tương tự với bang Western Australia, tuy nhiên, thời gian thanh toán chi phí tống đạt được giới hạn trong vòng 14 ngày kể từ ngày người yêu cầu nhận được thông báo nộp chi phí, về chế tài nếu không nộp chi phí cũng tương tự bang Western Australia47

1.4.2.3 Liên bang Thụy Sỹ

Khác với một số nước quy định về tư pháp quốc tế rải rác trong các văn bản pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự, một số nước theo xu hướng pháp điển hóa các quy phạm pháp luật của tư pháp quốc tế vào một đạo luật duy nhất Các nước và vùng Lãnh thổ đã ban hành luật tư pháp quốc tế trong đó điều chỉnh các nội dung liên quan đến vấn đề tư pháp quốc tế Cụ thể như:

Thụy Sỹ có Switzerland's Federal Code on Private International Law of 18 September 1987 – CPIL (Luật Tư pháp quốc tế năm 1987), đạo luật này quy định tương đối đầy đủ về tất cả các vấn đề như: Thẩm quyền của Tòa án, Luật áp dụng,

Cư trú, nơi cư trú và quốc tịch, Công nhận và thực thi các quyết định nước ngoài (chương 1), Vấn đề kết hôn, ly thân và ly hôn (chương 3), quan hệ giữa cha mẹ và con (chương 4), Thừa kế (Chương 6), Tài sản (Chương 7), Quyền sở hữu trí tuệ (Chương 8), Nghĩa vụ dân sự (Chương 9), Luật Công ty (Chương 10), phá sản (Chương 11), Trọng tài quốc tế (Chương 12) Tuy nhiên, trong Luật này, Thụy Sỹ không hề đề cập đến khái niệm “có yếu tố nước ngoài” và cũng không quy định chi tiết về trình tự thủ tục UTTP ra nước ngoài

Thụy Sỹ cũng là thành viên của Công ước Tống đạt, do đó, Thụy Sỹ cũng tuân theo các quy định tại Công ước này

47 Supreme Court Rules 2000 - REG 153 - Order for payment of expenses of service ( http://www7.austlii.edu.au/cgi-bin/viewdoc/au/legis/tas/consol_reg/scr2000232/s153.html )

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

UTTP ra nước ngoài là hoạt động phổ biến trong thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án UTTP có hiệu quả cao là một trong những động lực thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác và đúng quy định pháp luật Trước khi phân tích và bình luận về quy định pháp luật hiện hành, Chương 1 luận văn tác giả đã trình bày lý luận chung về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nguyên tắc của UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự; kinh nghiệm lập pháp quốc tế về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự

Kết thúc chương này, luận văn sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát về UTTP ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự Đây là nền tảng để tiếp cận những quy định pháp luật và quá trình áp dụng các quy định này trên thực tế, từ đó đề ra các phương án để hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Chương 1 là nền tảng để tác giả phân tích pháp luật thực định của Việt Nam hiện hành trong Chương 2 Chương 2 là nội dung cốt lõi của luận văn, có giá trị tham khảo đối với quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Ngày đăng: 12/07/2021, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w