1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH 5 YẾU Tố CẠNH TRANH CỦA M.FORTER _P& g

5 2,9K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55 KB

Nội dung

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM 8 ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU TỔ CHỨC P&G VÀ PHÂN TÍCH 5 YẾU Tố CẠNH TRANH CỦA M.FORTER TÁC ĐỘNG TỚI P&G Tiến trình bản thuyết trình của chúng ta sẽ đi theo 2 nội dung lớn sau: + Giới thiệu về tổ chức P&G +Phân tích 5 yếu tố cạnh tranh của M. Forter đối với P&G I. Giới thiệu P&G 1. Giới thiệu sơ qua về dòng sản phẩm và logo của P&G (Chiếu quảng cáo về Head & Shouders, đoạn cuối có logo của P&G ) Head & Shouders là cái tên đã khá quen thuộc với chúng ta, nhưng P&G thì sao? Tại sao ở cuối đoạn quảng cáo lại có sự xuất hiện của P&G. Sự thực thì người VN khi dùng bất kỳ 1 sản phẩm nào đều ít để ý đến công ty sản xuất ra sản phẩm đó. Tôi cũng vậy, tôi cũng chỉ biết đến P&G khi cùng nhóm 8 thực hiện bài thuyết trình này . Và ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơnvề P&G. P&G là 1 tập đoàn nổi tiếng toàn chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nổi bật của các nhãn hàng: Pampers, Tide, Ariel, Whisper, Pantene, Downy, Oral-B, Olay, Head & Shoulders và Gillette. Nhưng ít ai biết được rằng tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh này đã bắt đầu từ một công ty nhỏ sản xuất kẹo và xà bông của William Procter và James Gamble. Họ đã gặp nhau tại Cincinnati khi tình cờ cùng kết hôn với hai chị em gái nhà Norris. Trong khi William đang là một thợ làm kẹo và James đang học việc tại xưởng làm xà bông, ông bố vợ Alexander Norris đã đề nghị hai chàng rể hợp tác kinh doanh với nhau và công ty Procter & Gamble ra đời. Và cái tên P&G và logo của tập đoàn cũng bắt nguồn từ tên cảu 2 thành viên sáng lập này. 2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển a. Lịch sử hình thànhCái tên P&G được biết đến như một “người khổng lồ” trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ và thế giới. P&G được thành lập vào 31/10/1837 tại Cincinnati bang Ohio bởi William Procter và James Gambler - những người dân nhập cư đến từ Anh và Ailen, bằng cách sáp nhập công ty sản xuất nến Procter với cơ sở sản xuất xà phòng Gamble. b. Quá trình phát triển- 1859: Công ty đạt doanh thu gần một triệu đô-la. Tại thời điểm này, có khoảng tám mươi nhân viên làm việc cho P&G - 1879: Tổ chức nghiên cứu và phát triển ra loại xà phòng trắng giá rẻ nhưng có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang những khu vực phía trung Tây Ban Nha. Sản phẩm này có tên là Ivory Procter. Ivory gắn liền với sự sạch sẽ, thuần khiết, nhẹ nhàng và hương thơm còn lưu mãi. - 1895: phát minh ra dao cạo dâu Gillette - 1911 giới thiệu Crisco, là một trong những loại dầu thực vật đầu tiên trên thế giới, nó là giải pháp cho sức khỏe khi không còn nấu ăn bằng mỡ động vật và tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng bơ. - 1926: giới thiệu xà bông Camay - 1935: công ty mở rộng kinh doanh toàn cầu, Philippine Manufacturing Company là công ty đầu tiên được thành lập ở các nước Châu Á. - 1946: giới thiệu sản phẩm giặt tẩy Tide- 1960: giới thiệu sản phẩm Downy - 1993: doanh thu công ty là 30 tỷ USD và 50% trong số đó là ở các nước khác trên thế giới. - 1/2005: P& G tuyên bố đã mua được công ty Gillete, hình thành nên tập đoàn sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, đẩy Unilever xuống vị trí thứ hai. Các nhãn hiệu như dao cạo Gillette, pin Duracell, Braun và Oral-B được bổ sung vào các dòng sản phẩm của công ty. - 2008: đạt doanh thu 83,5 tỷ USD, lợi nhuận 12.1 tỉ USD trong khi năm 2007, doanh thu đạt 76 tỉ USD, lợi nhuận là 10.034 tỉ USD. Các sản phẩm của P&G được bán tại gần 200 quốc gia trên thế giới với khoảng 6 tỉ người sử dụng. Công ty này cũng sản xuất sản phẩm của mình tại hơn 80 nước trên thế giới tập trung ở Mỹ , Canada, các nước Mỹ La tinh, châu Âu, châu Phi, châu Úc, một số nước ở châu Á đặc biệt là Trung quốc. P&G đứng vị trí thứ 2 trong danh sách “Top Companies’ Leader” do tạo chí Fortune tổ chức.Ngày nay: Doanh thu bán hàng đạt 3 tỷ USD/ ngày với hơn 180000 công nhân trên 80 nước. 3. Cơ cấu tổ chức P&G Đầu tiên, ta phải nói tới triết lý kinh doanh của tập đoàn P&G:“Vì một cuộc sống tốt đẹp” (Touching lives, improving life). Để thực hiện mục tiêu này, hàng năm, P&G dành một ngân sách khá lớn, cho các hoạt động xã hội và từ thiện. Công ty ý thức rất rõ: người tiêu dùng là chủ. P&G đặt người tiêu dùng vào trọng tâm của mọi quyết định và luôn nghiên cứu họ cần gì và tìm cách thỏa mãn chính xác nhu cầu của họ. Mục đích: thống nhất chiến lược phát triển, cung cấp những sản phẩm có giá trị và chất lượng cao nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Giá trị: Thu hút và tuyển dụng những người tốt nhất trên thế giới, xây dựng một cơ cấu tổ chức vững chắc từ bên trong, khen thưởng tất cả mọi việc tác động tốt đến công ty. Mỗi con người làm việc tại P&G đều là tài sản quí của công ty. II.Phân tích 5 yếu tố cạnh tranh của M.Forter 1. Unilever là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của P&G Các cặp đôi xứng tầm: Tide - Omo (Bột giặt) Downy- Comfort (Nước xả vải) Olay- Pond (Chăm sóc sắc đẹp) Head & shoulder – Clear (Dầu gội trị gầu) Pantiene- Dove (Dầu gội giảm rụng tóc – phục hồi hư tổn) Rejoice- Sunsilk (Dầu gội suôn mượt) + Đây thực sự là cuộc chiến tàn khốc giữa 2 thương hiệu này để dành giật vị thế của mình trên thị trường, 2 bên đối đầu nhau ở hầu hết các sản phẩm từ dầu gội, sữa tắm, nước xả vải, mỹ phẩm, + Unilver và P&G cạnh tranh khốc liệt a.Thách thức: - Sản phẩm của Unilever phổ biến rộng rãi hơn ở các nước đang phát triển do giá cả hợp lý hơn, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn nên ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của P&G ở thị trường này. - Quảng cáo của Unilever có sự gần gũi, hướng đến truyền thống VN nhiều như series quảng cáo về comfor. Trong khi đó quảng cáo của P&G thường là các ngôi sao nổi tiếng nên dễ có sự liên tưởng là dòng sản phẩm không phù hợp với tầng lớp bình dân . => đối thủ cạnh tranh đã chiếm được lòng khách hàng hơn nên khiến P&G khó tiếp cận công chúng hơn. b.Cơ hội - Xu hướng sử dụng các sản phẩm cao cấp tại VN đang ngày càng tăng do mức sống tăng cao. - P&G đang chuyển từ hình thức quảng cáo truyền hình qua quảng cáo trên trực tuyến, khả năng tương tác cao hơn, dễ xâm nhập thị trường hơn. 2. Áp lực khách hàng.( Thị trường VN) Khách hàng ở VN cũng như các thị trường tiêu thụ khác rất đa dạng: Dùng cho trẻ em, dùng chăm sóc vẻ đẹp của phụ nữ. dụng cụ chăm sóc vẻ đẹp nam giới (hinh minh họa) và chăm sóc sức khỏe gia đình. - Khách hàng mục tiêu của sản phẩm mà P&G Việt Nam kinh doanh là tầng lớp trung lưu, họ và những người có khả năng về tài chính. - Chính sách dân số- kế hoạch hóa của chính phủ sẽ làm cho vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già không còn là lợi thế của P&G. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu, việc chọn mua 1 sp, nhất là sp cao cấp thường được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Vì vậy nhóm này lựa chọn những sản phẩm chăm sóc cá nhân không nhiều như nhóm (độc thân, góa phụ, sống riêng, li dị) ở các nước tư bản. - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp cho 1 số sp của công ty mẹ ở Châu Âu. Mở rộng: Áp lực khách hàng của P&G còn đến từ phía văn hoá của các quốc gia mà tập đoàn đang cung cấp sản phầm. Không ít lần khi P&G tung ra các sản phẩm mới gặp phải sự phản ứng gay gắt của khách hàng vì vấn đề “văn hoá tiêu dùng”. VD: Một trong những ví dụ thú vị của P&G liên quan đến Febreze, một sản phẩm khử mùi rất thành công. Một trong những thành phần tích cực của Febreze có tác dụng bao quanh và khử mùi, trái với việc chỉ phủ lên và dấu mùi đi. Vì thế, Febreze ban đầu chỉ là nước xả vải. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành chất làm thơm mát không khí ở Mỹ và các nước khác. Cách đây không lâu, P&G đã đóng gói Febreze, đưa sản phẩm và nhãn hiệu này sang Nhật Bản. P&G đã thử nghiệm sản phẩm trên quy mô nhỏ với người tiêu dùng Nhật Bản và đã bị từ chối sử dụng. Và theo giải thích của đội phiên dịch P&G (nhóm có trình độ sơ cấp khá) thì phản ứng chính của người Nhật là :”Đây là sản phẩm Tây phương mà sẽ không được dùng trong đất nước chúng tôi.”Nhưng các nhà lãnh đạo của P&G vẫn kiên trì hỏi: “Có hộ gia đình hay người tiêu dùng nào thật sự thích sản phẩm không?”. Cả đội đều đã không biết, tuy nhiên, khi trở về và xem bản nghiên cứu thì điều lạ lùng là 20% thuộc nhóm khảo sát đầu tiên tuyệt đối yêu thích sản phẩm. Còn trên phương diện cá nhân, chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với Lafley bởi ông đã từng sống và làm việc tám năm ở Nhật Bản nên đủ hiểu người Nhật có thể quá nhạy cảm với mùi hôi. Một người đàn ông có thể hút thuốc lá ở bên ngoài hoặc trong ga xe điện ngầm, nhưng nhiều phụ nữ Nhật sẽ không cho phép chồng mình hút thuốc trong nhà. Khi về nhà, người chồng có thể phải cởi bỏ và giặt ngay quần áo ám mùi của mình trước khi có thể ngồi xuống. Vì vậy, công ty nhất quyết thử lại. Đội làm việc P&G đã thay đổi chất nhầy của sản phẩm. Họ đổi từ hương thơm gắt sang dịu hơn, thay đổi chai với thiết kế tinh tế hơn mà người Nhật cảm thấy thoải mái hơn khi để nó trong nhà. Họ cũng thay đổi dạng tia thành sương mù. Họ thay đổi mọi thứ nhưng cái chính vẫn là công nghệ của sản phẩm và sự thành công của nó đã trở thành hiện tượng ở Nhật Bản. Đây là câu chuyện mà mọi người ở P&G thường nói với nhau để nhắc nhở rằng tư duy thống nhất là điều cần thiết. Dự án bắt đầu với khái niệm lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và vẫn đang hằng ngày phát triển với tiêu chí đó. 3. Sản phẩm thay thế a/ Tã giấy Pamper: khăn vải , tã vải… Tã vải ngày nay được thiết kế với chất liệu co dãn, đàn hồi nhằm mục đích vừa khít với em bé, mặt ngoài không thấm nước, chống rò rỉ ra bên ngoài, thoáng mát bên trong. Được thiết kế khóa gián hoặc nút bấm rất thời trang. Tã vải an toàn với bé. Tốt hơn với môi trường do dễ tái chế tiện lợi như tã giấy dùng 1 lần và còn rẻ hơn. b/ Dầu gội pantene, head & shoulder: Dầu ủ tự nhiên, tinh dầu ủ tóc và chăm sóc tóc tại spa . Tác động: dùng sản phẩm thiên nhiên vừa bóng mượt, vừa tốt cho tóc, không độc hại…. c/ Bột giặt Ariel, tide: bóng giặt sinh học… Tác động: Washing Ball có thể giúp các bà nội trợ giặt sạch quần áo mà không cần bột giặt. + Nguyên lý hoạt động đơn giản. + Vỏ bóng Ecogenie được làm bằng cao su mềm và siêu bền. + Thành phần các hạt hoạt chất bên trong: Natri, Canxi, Sắt, Ô Xit Nhôm, Ô Xít Silic, Kali, Ma giê , TiO2 và hơn 80 loại khoáng chất khác. + Trong quá trình giặt, Washing Ball sẽ tăng độ PH trong nước và làm chất liệu vải trở nên mềm mại. + Do không chứa các hóa chất độc hại nên các chất mà quả banh thải ra sẽ không gây hại cho nguồn nước. + Washing Ball có thể được sử dụng cho 1000 lần giặt tương đương khoảng thời gian là 3 năm. * Thách thức: Phụ nữ VN thích dùng sản phẩm chiết suất từ thiên nhiên, mức giá rẻ nên làm cho P&G bán sản phẩm khó khăn hơn. - Bóng giặt sinh học là 1 thách thức không nhỏ vì tính năng vượt trội hơn so với bột giặt. *Cơ hội: Cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị để sử dụng được nguyên liệu từ thiên nhiên khá tốn thời gian nên mọi người vẫn thường sử dụng sản phẩm hiện đại chiết suất sẵn. 4. Nhà cung cấp nguyên liệu tạo sức ép về giá cả và chất lượng nguyên liệu tới P&G - Đây là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc cạnh tranh. Một nguồn hàng ổn định về số lượng, chủng loại và giá cả sẽ có tác động tốt đến chiến lược giá cả cũng như sản phẩm vì P&G là một Tập đoàn chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm tẩy rửa chăm sóc cá nhân và thực phẩm, bao gồm các sản phẩm có nhu cầu rất cao . Do đó nguyên vật liệu cung cấp phải tốt và kịp thời. Tuy nhiên, thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến xuất nhập khẩu, giá cả. Nhiều khi những yếu tố này rất không ổn định nên có những lúc vẫn xảy tình trạng khan hiếm hàng. - Chi phí cao khi chuyển sang nhà cung cấp khác - 1 nhà cung cấp có sản phẩm khác biệt hóa - Có ít nhà cung cấp 1 sản phẩm đầu vào đặc chủng ( đặc quyền) - Nguy cơ sáp nhập dọc về phía sau và có thể trở thành 1 đối thủ cạnh tranh tiềm lực => THẾ LỰC NHÀ CUNG CẤP TĂNG LÊN 5. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM TÀNG: AMWAY Được thành lập năm 1959 và đang là một trong số những tập đoàn kinh doanh theo mạng lớn trên thế giới. Sản phẩm của hãng rất đa dạng như:thực phẩm chức năng vision,sữa tắm amway,nước giặt SAB,mĩ phẩm amway .đối với giai đoạn 1958-1959 thì Amway là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của P&G. Tác động là chiếm lĩnh thị trường, nguy cơ trở thành hãng cạnh tranh trực tiếp.

Ngày đăng: 17/12/2013, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w