1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM PHÂN BÓN KOMIX TRÊN THỊ TRƯỜNG BÌNH PHƯỚC ĐĂKNÔNG

86 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM PHÂN BÓN KOMIX TRÊN THỊ TRƯỜNG BÌNH PHƯỚC - ĐĂKNÔNG TRẦN TUẤN AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

PHÂN BÓN KOMIX TRÊN THỊ TRƯỜNG

BÌNH PHƯỚC - ĐĂKNÔNG

TRẦN TUẤN AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU

TỐ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM PHÂN BÓN KOMIX TRÊN THỊ TRƯỜNG

BÌNH PHƯỚC – ĐĂKNÔNG” do TRẦN TUẤN AN, sinh viên khoá 29, ngành PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

LÊ VĂN LẠNG Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Bằng tấm lòng kính yêu vô bờ, con xin dành tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất tới

ba mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con nên người

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã cung cấp, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian dài học đại học và đặc biệt em rất cảm

ơn thầy Lê Văn Lạng đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, cùng toàn thể các anh, chị, cô, chú ở Công ty cổ phần Thiên Sinh, đặc biệt là anh Yên và chú Lý đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty

Xin cảm ơn những người bạn đã cùng chung vai, sát cánh bên tôi trong suốt những năm ở giảng đường đại học

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người

Sinh viên Trần Tuấn An

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN TUẤN AN Tháng 7 năm 2007 “Nghiên Cứu Các Yếu Tố Cạnh Tranh của Sản Phẩm Phân Bón Komix trên Thị Trường Bình Phước – ĐăkNông”

TRAN TUAN AN July 2007 “Researching Competition Elements of Komix Fertilise at Binh Phuoc - Daknong Market”

Khóa luận này nhằm tìm hiểu, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm phân bón Komix trên thị trường Bình Phước – ĐăkNông Xác định vị trí của sản phẩm Komix trong ngành và xác định đối thủ cạnh tranh, đồng thời tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng phân bón trên thị trường, đặc biệt là về phân bón Komix để biết được người tiêu dùng đánh giá Komix và các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường này như thế nào Từ đó đề xuất một số giải pháp về Marketing nhằm gia tăng thị phần, sản lượng tiêu thụ và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Komix

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Danh mục các chữ viết tắt VIII

Danh mục các bảng IX

Danh mục phụ lục XI CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1

2.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4

2.2 Chức năng - nhiệm vụ - mục tiêu của Công ty 5

2.2.1 Chức năng 5

2.2.2 Nhiệm vụ 5

2.3.1 Cơ cấu tổ chức 6

2.3.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty 8

2.4 Sơ lược về sản phẩm Komix hữu cơ: 9

2.4.1 Nguyên nhân ra đời 9

2.4.2 Mục tiêu của Công ty trên thị trường đối với sản phẩm Komix 10

2.5 Qui trình công nghệ chế biến phân bón Komix 10

2.5.1 Qui trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ Komix dạng bột 10

2.5.2 Quy trình sản xuất phân bón sinh hoá hữu cơ Komix dạng lỏng 12

2.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 13

2.7 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Bình Phước - ĐăkNông 14

Trang 6

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển nông nghiệp 17

3.1.4 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm 20

3.1.5 Các yếu tố tác động đến quá trình cạnh tranh 21

3.1.6 Những nội dung cơ bản của việc nâng cao sức cạnh tranh

của doanh nghiệp 24

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 38

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Sơ lược về thị trường phân bón Việt Nam và thị trường

phân bón Bình Phước – ĐăkNông 40

4.2 Hiện trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm 41

4.2.1 Sơ lược về các đối thủ cạnh tranh 41

4.2.2 Dung lượng thị trường sản phẩm 43

4.4 Một số đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Komix 59

4.4.1 Giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với

Trang 7

4.4.2 Tăng cường hoạt động Marketing, xây dựng hình ảnh

4.4.3 Giải quyết ổn định nguồn nguyên vật liệu, ổn định giá phân 62

4.4.4 Giải pháp hệ thống phân phối 63

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Đề nghị 65

5.2.2 Đối với nhà nước 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

R&D Nghiên cứu Và Phát Triển (Research & Development)

(Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats ) SXKD Sản xuất kinh doanh

WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.2 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2005-2006 13

Bảng 3.1 Lượng Dinh Dưỡng Cây Trồng Lấy Từ Đất 18

Bảng 4.1 Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh Chính của Công ty Phân Bón Komix 42

Bảng 4.2 Doanh Số Tiêu Thụ của Phân Bón Komix trên Thị Trường

Bình Phước – Đăknông 43

Bảng 4.4 Mức Độ Nhận Biết Sản Phẩm Phân Bón Komix 46

Bảng 4.5 Chi Phí Các Loại Hình Quảng Cáo của Công ty trên thị trường

Bảng 4.6 Tình Hình Nhập Xuất Nguyên Vật Liệu 50

Bảng 4.7 Hiện Trạng Vốn của Công ty qua 2 Năm 2005 – 2006 51

Bảng 4.9 Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm Komix 52

Bảng 4.10 Một Số Sản Phẩm Chủ Yếu của Công ty Thiên Sinh 55

Bảng 4.11 Mức Độ Quan Tâm của Khách Hàng Khi Mua Phân 60

Bảng 4.12 Kênh Thông Tin của Người Nông Dân Đối Với Komix 62

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức của Công ty Cổ Phần Thiên Sinh 8

Hình 2.2 Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Bột 11

Hình 2.3 Quy Trình Sản Xuất Phân Bón Sinh Hoá Hữu Cơ Komix Dạng Lỏng 12

Hình 3.1 Các Quan Hệ Hữu Cơ Giữa Năng Suất và Chất Lượng

của Cây Trồng, Tiến Trình Trao Đổi Chất, Các Yếu Tố Môi Trường và Di Truyền 19

Hình 4.1 Thị Phần của Komix trên Thị Trường Bình Phước - Đăknông 43

Hình 4.2 Các Kênh Phân Phối Chính của Công ty Cổ Phần Thiên Sinh 44

Hình 4.4 Ý Kiến của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm 53

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra đại lý

Phụ lục 3 Một số hình ảnh sản phẩm của Công ty Cổ phần Thiên Sinh

Trang 12

Công ty cổ phần Thiên Sinh là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phân bón Đặc biệt là sản phẩm phân Komix hữu cơ của công ty đã có mặt trên thị trường nhiều năm qua Hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển, do đó lượng cầu về đầu vào trong nông nghiệp là rất lớn, trong đó có cầu về phân bón cũng cao Bình Phước và Đăknông là hai tỉnh liền kề, nơi mà miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên tiếp giáp nhau Nông nghiệp ở khu vực này rất có tiềm năng phát triển, canh tác được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm do phù hợp với đất đỏ bazan vùng này Qua đó có thể thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng mà các nhà doanh nghiệp cung cấp đâù vào nông nghiệp luôn muốn chiếm giữ, trong đó không riêng gì sản phẩm phân hữu cơ Komix của Công ty Thiên Sinh Mặc

dù trong những năm qua sản phẩm của Công ty đã có mặt trên thị trường này, nhưng

để nâng cao hơn tính cạnh tranh của sản phẩm trong giai đoạn mới, cần phải có sự đánh giá lại những gì mà sản phẩm đã đạt được trong thời gian vừa qua Và được sự quan tâm của ban lãnh đạo của Công ty, cũng như sự đồng ý hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn - thạc sĩ Lê Văn Lạng , giảng viên khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM PHÂN BÓN KOMIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH TRÊN THỊ

Trang 13

TRƯỜNG BÌNH PHƯỚC – ĐĂK NÔNG” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm để có những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới

Ý nghĩa của đề tài: đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình phát triển thị trường địa phương cũng như đưa ra những góp ý góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

1.2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung:phân tích và tìm ra giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm phân Komix hữu cơ trên địa bàn

Mục tiêu cụ thể:

Xác định các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm

Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm

Đưa ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

- Về thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ 26/3/2007 đến 26/6/2007

1.4 Cấu trúc luận văn

Chương 1:Đặt vấn đề, nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu và cấu trúc của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan về Công ty, khái quát tình hình hoạt động của Công ty gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy quản lý, quy trình công nghệ sản xuất, đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: thông qua kết quả điều tra thực tế

trên địa bàn, dựa vào các chỉ tiêu phân tích để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Bình Phước – ĐăkNông Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trang 14

Chương 5: Kết luận và đề nghị: nêu kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu

và đưa ra những đề nghị đối với Công ty và đối với Nhà nước

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Điện thoại: (0650) 578313 / 578444 – (08) 8434133 / 8055187

Fax: (0650) 578445 – (08) 8434136

Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, 68 Bình Lợi, phường 13, Quận Bình Thạnh

Một số chi nhánh của Công ty:

- Chi nhánh Kiên Giang: Thị trấn Hòn Đất huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang

- Chi nhánh Bình Phước: Ấp Phước Hoà - xã Tân Phước - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước

- Chi nhánh Hà Nội: Xí nghiệp Tơ Tằm, xã Ngọc Thụy - Gia Lâm - Hà Nội

- Chi nhánh Hà Nam: Huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam

- Chi nhánh Tây Nguyên: 66 Nguyễn Tất Thành - TP.Buôn Mê Thuộc

2.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Năm 1987, Công ty EVER RICK TRADING DEVELOPMENT Co, Ltd Hong Kong và Công ty dịch vụ tổng hợp khai thác Đồng Tháp Mười liên doanh liên kết thành lập Công ty DONALL chuyển nghiên cứu và sản xuất phân bón sinh hoá hữu cơ Nông Nghiệp mang thương hiệu Komix bột và lỏng được thử nghiệm và sử dụng tại

Trang 16

Kiên Giang, Sông Bé, Đồng Nai…trên nhiều lại cây trồng khác nhau đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ

Năm 1990, xí nghiệp BFC trực thuộc Công ty Thanh Bình - Bộ Quốc phòng, được Công ty DONALL chuyển giao công nghệ và tiếp tục sản xuất phân bón hữu cơ Komix Nhờ sự cộng tác của nhiều chuyên gia Nông Nghiệp Việt Nam và nước ngoài nên chất lượng sản phẩm phân bón sinh hoá hữu cơ Komix ngày càng được cải tiến hoàn thiện hơn, từ đó sản phẩm Komix có mặt trên thị trường vật tư Nông Nghiệp trong cả nước và bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài

Do nhu cầu phát triển ngày càng mở rộng nên từ cuối năm 1994 xí nghiệp BFC được chuyển thành Công ty TNHH sinh hoá Nông Nghiệp và Thương Mại Thiên Sinh

Đến đầu năm 2006 do mở rộng nhà máy sản xuất và tăng nguồn vốn đầu tư nên Công ty TNHH sinh hóa Nông Nghiệp và Thương Mại Thiên Sinh đã chuyển thành Công ty Cổ Phần Thiên Sinh

Nhà máy trung tâm đặt tại Bình Dương, với công suất 80.000 tấn phân Komix dạng bột và hàng ngàn tấn phân Komix dạng lỏng hàng năm

2.2 Chức năng - nhiệm vụ - mục tiêu của Công ty

2.2.1 Chức năng

Công ty Cổ Phần Thiên Sinh chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón sinh hoá hữu cơ Komix với hai dạng: sản phẩm dạng bột dùng để bón gốc và sản phẩm dạng lỏng dùng phun lên lá, giúp cho việc lựa chọn và sử dụng của người nông dân hiệu quả hơn Ngoài ra Công ty còn hợp tác liên doanh liên kết nhằm mở rộng được khả năng sản xuất và hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình

Trang 17

2.2.3 Mục tiêu của Công ty

Để giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận, góp phần mở rộng sản xuất phát triển cho Công ty, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, Công ty

đã đề ra mục tiêu chính:

- Phát triển sản phẩm tăng thị phần

- Đa dạng hoá sản phẩm

- Tạo niềm tin mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng về sản phẩm của Công ty

2.3 Bộ máy quản lý của Công ty

Phòng sản xuất: tổ chức sản xuất theo kế hoạch của Công ty, đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối, bảo vệ bí mật công nghệ

Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ quản trị nhân sự cho Công ty, đồng thời là bộ phận điều hành, tổ chức các cuộc đại hội, họp, mittinh và là bộ phận phổ biến chủ trương chung của Công ty Ký kết hợp đồng lao động, cho thôi việc, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật, theo dõi và xây dựng các thông số định mức kinh tế, kỹ thuật Đồng thời tiếp nhận các công văn đến và đi tham gia các hội chợ triển lãm, quảng cáo các mặt hàng của Công ty

Trang 18

Phòng kế toán và tài vụ: là bộ phận quản lý tài sản và nguồn vốn của Công ty, lưu trữ các loại chứng từ có liên quan, lập báo cáo tài chính Xử lý kịp thời các khoản nộp cho ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản vây, các khoản công nợ khác

Phòng kế hoạch đầu tư: cùng với ban giám đốc, phân tích các hoạt động kinh doanh của những đơn vị kinh doanh trực thuộc, trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nắm vững các khu qui hoạch mới các vùng vừa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các nông lâm trường, tổ chức mạng lưới bán hàng rộng khắp nhưng có chọn lọc với các hình thức tổng đại lý, đại lý, bán trực tiếp, cũng cố lại qui trình bán hàng nhanh gọn, chặt chẽ, tổ chức thu mua nguyên vật liệu đồng thời phân tích, đánh giá thực hiện các định mức tiêu hao nguyên liệu và các chi phí khác Phân tích hiệu quả và chi phí kinh doanh của Công ty

Phòng Marketing: giám sát thị trường và mở rộng thị trường trong và ngoài nước Giới thiệu sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho Công ty

Trang 19

Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức của Công ty Cổ Phần Thiên Sinh

Nguồn tin: Phòng hành chính nhân sự Hiện nay các chi nhánh Công ty con của hệ thống Công ty cổ phần Thiên Sinh

đã tách ra và phát triển thành các Công ty sản xuất độc lập, theo loại hình Công ty cổ phần và phân bổ rải rác ở các tỉnh trong cả nước: Chi nhánh ở Kiên Giang đã tách ra

và chuyển thành Công ty cổ phần Thiên Giang, chi nhánh ở Đăklăk chuyển thành Công ty cổ phần Thiên Phúc, chi nhánh ở Bình Phước chuyển thành Công ty cổ phần Thiên Hà

2.3.2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty

Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong năm 2006 đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty gồm có 207 người Lực lượng lao động có trình độ cao và năng động trong quản lý, kinh nghiệm trong sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả trong kinh tế Cơ cấu lao động trong Công ty được thể hiện như sau:

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Marketing

I Marketing II

Trang 20

Bảng 2.1 Cơ Cấu Lao Động của Công ty

Diễn giải Số lượng (Người) Cơ cấu (%)

Về trình độ chuyên môn trong Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có

trình độ đại học và cao đẳng khá cao chiếm 30,92% hầu hết những người này đang

nằm trong những vị trí then chốt, bộ phận lãnh đạo điều hành Công ty Nhân viên có

trình độ trung cấp và phổ thông chiếm 68,12% đây là lực lượng lao động sản xuất trực

tiếp, đòi hỏi tay nghề, sức khoẻ làm việc tốt và có tinh thần trách nhiệm cao

2.4 Sơ lược về sản phẩm Komix hữu cơ:

2.4.1 Nguyên nhân ra đời

Sản phẩm phân bón Komix hữu cơ dành cho cây công nghiệp nhằm đạt được

các mục đích:

Đáp ứng nhu cầu, xu hướng hữu cơ hóa trong nền sản xuất nông nghiệp Việt

Nam

Tận dụng ưu những điểm của phân hữu cơ và sự kết hợp với phân vô cơ trong

cây công nghiệp để đạt kết quả, tăng hiệu suất hấp thụ dinh dưỡng, giảm rửa trôi dinh

dưỡng đất, khắc phục tình trạng chai cứng của đất trong khu vực

Trang 21

2.4.2 Mục tiêu của Công ty trên thị trường đối với sản phẩm Komix

Giữ vững vị trí dẫn đầu trong chiếm lĩnh thị phần, đạt sản lượng tiêu thụ cao Khẳng định vị trí dẫn đầu về thương hiệu phân bón hữu cơ

2.5 Qui trình công nghệ chế biến phân bón Komix

2.5.1 Qui trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ Komix dạng bột

Trang 22

Hình 2.2 Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Bột

Nguồn tin: Phòng sản xuấtQuy trình sản xuất phân Komix dạng bột bắt đầu từ than bùn thô, qua quá trình

nghiệm thu, phơi, phân loại, nghiền và sàng, kết hợp phân gà phơi khô phối trộn với

nhau, sau đó tiếng hành xử lý men vi sinh từ 7-10 ngày với nhiệt độ trên 450 ẩm độ,

W≤ 25% tạo thành than men Than men sẽ được nghiệm thu để chọn lọc loại đạt tiêu

Than bùn

Nghiền, sàng Phơi khô

Đa lượng Trung lượng

Trang 23

chuẩn và bổ sung đa lượng, trung lượng, vi lượng chuyên dùng và các chất phụ gia khác và tiến hành phối trộn Sau giai đoạn phối trộn hoàn tất cho ra Komix thành phẩm Sau đó định lượng đóng bao và cho nhập kho

2.5.2 Quy trình sản xuất phân bón sinh hoá hữu cơ Komix dạng lỏng

Hình 2.3 Quy Trình Sản Xuất Phân Bón Sinh Hoá Hữu Cơ Komix Dạng Lỏng

Nguồn tin: Phòng sản xuất Quy trình sản xuất phân Komix dạng lỏng phức tạp hơn Komix dạng bột, vì nó phải qua quá trình thuỷ phân và qua quá trình lắng lọc Quy trình sản xuất bắt đầu từ than bùn đến than men giống như Komix dạng bột từ than men bắt đầu thực hiện quá trình thuỷ phân trong dung dịch Na0H với độ PH (1011) trong thời gian 48 giờ sau

đó lắng và trung hoà với dung dịch H2S04 và dung dịch acid humin tạo ra môi trường

Đa lượng

Trang 24

PH( 77,5) Sau đó phối hợp với đa lượng, trung lượng, vi lượng, chất cải tạo đất và chất kích thích sinh trưởng sau đó trở thành Komix thành phẩm Định lượng đóng chai và nhập kho

2.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 2.2 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2005-2006

Doanh thu bán và cung cấp dịch

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.783.288 4.013.040 229.752 6,07

6 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.965.887 11.328.943 4.363.056 62,63

7 Doanh thu hoạt động tài chính 5.401 22,086 -5.379 -99,59

8 Chi phí hoạt động tài chính 3.222.363 6.266.808 3.044.445 94,48

Trang 25

cũng không gây khó khăn gì Với kết quả hoạt động sản xuất cũng Công ty thật đáng công nhận về thành tích này, Công ty nên giữ vững thành tích này và tiếp tục phấn đấu đạt được thành tích cao hơn trong các năm tới

2.7 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Bình Phước – ĐăkNông

Điều kiện tự nhiên: khu vực Bình Phước – ĐăkNông có diện tích tự nhiên 13310,38 km2 với dân số 1.016.644 người Vùng này có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất Đất có chất lượng cao trở lên (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90% Khu vực này có chất lượng đất khá tốt so với cả nước, chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ

ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8

- 81,4% Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16% Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn

có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, tiêu Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước ngầm: các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Là khu vực miền núi ở vào vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên Phần lớn là đất đỏ nên trồng cây công nghiệp rất tốt Đây là nơi có nhiều rừng cao su lớn, vườn cây cà phê, điều, tiêu

Bên cạnh đó, lợi thế về giao thông với tuyến Quốc lộ 14 chạy qua hầu hết các huyện, là cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam với khu vực Tây Nguyên

Với lợi thế đất rộng và màu mỡ, có mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, thuận lợi để trồng những cây cho giá trị kinh tế cao

Hiện nông nghiệp của khu vực này chiếm tới 60% trong cơ cấu kinh tế, do đó vùng đang thực hiện xây dựng các giải pháp để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trong đó chú trọng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng làm đà cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển

Trang 26

Điều kiện kinh tế - xã hội: điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc, trong những năm qua tình hình kinh tế-xã hội của vùng đã có những chuyển biến tích cực Trong đó, 7 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,3%, nông-lâm nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp -xây dựng tăng 54,6%, các ngành dịch vụ tăng 15,4%, giá trị xuất khẩu tăng 96,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm phân bón

Phân bón là một hợp chất vô cơ hay hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp được bón vào đất để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng, đồng thời duy trì độ phì nhiêu cho đất

3.1.2 Đặc tính của các loại phân

a) Đặc tính của phân chuồng

- Hàm lượng chất hữu cơ cao

- Đầy đủ chất dinh dưỡng với hàm lượng thấp

- Có khả năng cải tạo đất trực tiếp, bảo dưỡng đất bền vững cho canh tác lâu dài

- Phát huy tác dụng chậm

- Chi phí vận chuyển cao

- Dễ gây ô nhiễm môi trường

b) Đặc tính của phân hóa học

- Đầy đủ chất dinh dưỡng với hàm lượng cao

- Không có chất hữu cơ

- Không có khả năng cải tạo đất trực tiếp

- Phát huy tác dụng nhanh

- Chi phí vận chuyển thấp

- Không gây ô nhiễm môi trường

c) Đặc tính sinh hóa phân hữu cơ Komix

Phân hữu cơ Komix là loại phân bón sử dụng quá trình lên men vi sinh vật để hoạt hóa than bùn (hoặc rác thải) rồi phối trộn với các loại phân hóa học (N, P2O5,

K2O, S), các nguyên tố trung lượng, vi lượng cùng các chất giữ ẩm, các chất điều hòa

Trang 28

kích thích tăng trưởng cây trồng Các loại phân hữu cơ là nguồn cung cấp tăng cường lượng chất hữu cơ trong đất, giúp gia tăng lượng mùn, cải thiện kết cấu và thấp nước của đất Do vậy, phân sinh hóa hữu cơ Komix có đặc tính:

- Dưỡng cây, điều tiết tăng trưởng thực vật

- Tiết kiệm phân bón, hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế

- Tăng năng suất chống chịu hạn

- Cải tạo độ phì và các tính chất vật lý của đất

- Không chứa các hoocmon, không độc hại cho người, gia súc và cây trồng

- Không gây ô nhiễm môi trường

- Sử dụng dễ dàng và an toàn

3.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển nông nghiệp

a) Hiện tượng giảm phì của đất và sự cần thiết của phân

Trong điều kiện nhiệt đới của nước ta, sự thay đổi tính chất đất có cường độ mạnh hơn các nước ôn đới Do vậy, độ phì của đất giảm sút Mùn là nguồn chất dinh dưỡng có tương quan chặt chẽ đến độ phì của của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóng và ẩm ở nước ta Dưới tác động của ẩm độ và nhiệt độ cao, mùn bị phân giải khá nhanh chóng và bị rửa trôi Ngoài ra, cây cối mọc trên bề mặt đất rút đi của đất khá nhiều dinh dưỡng Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của đất ngày càng giảm và điều cần thiết

là phải bón phân cho đất

Trang 29

Bảng 3.1 Lượng Dinh Dưỡng Cây Trồng Lấy Từ Đất

Loại cây Năng suất

b) Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cây trồng

Sự sinh trưởng của cây trồng chịu tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố sinh

trưởng Vì vậy, việc xem xét cẩn thận sinh trưởng của cây trồng có thể rất hữu ích để

xác định có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng hay không

Trang 30

Hình 3.1 Các Quan Hệ Hữu Cơ Giữa Năng Suất và Chất Lượng của Cây Trồng, Tiến Trình Trao Đổi Chất, Các Yếu Tố Môi Trường và Di Truyền

Nguồn tin: Giáo trình độ phì và phân bón Khoa Nông Học – Trường ĐHNL TPHCM Khi cây trồng thiếu một chất nào đó, các triệu chứng đặc biệt sẽ xuất hiện ra bên ngoài Sự thiếu một chất dinh dưỡng có thể không trực tiếp hình thành nên các triệu chứng, nhưng tiến trình trao đổi chất của cây mất cân bằng, trong cây sẽ có sự tích lũy một số chất hữu cơ trung gian, đồng thời thiếu những chất khác Điều này dẫn đến tình trạng cây trồng sinh trưởng không bình thường Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng có thể phân loại như sau:

- Cây bị chết ở giai đoạn cây con

- Sự sinh trưởng rất cằn cỗi của cây trồng

- Xuất hiện các triệu chứng đặc biệt trên lá ở những thời điểm khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng

- Sự trao đổi chất không bình thường xảy ra bên ngoài cây

- Chín chậm hay chín không bình thường

- Có sự khác nhau rõ ràng về năng suất giữa cây trên lá có triệu chứng thiếu dinh dưỡng và cây không có triệu chứng

c) Tác dụng của phân bón lên cây trồng và tính chất đất

Bón phân hợp lý sẽ giúp cây trồng tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế Bón các loại phân hữu cơ vào đất có tác dụng lâu dài là tích lũy thêm mùn, nâng cao độ phì của đất.Việc bón phân hữu cơ có khả năng cải thiện tính chất lý hóa sinh của đất một

Không thể kiểm soát Có thể kiểm soát 1 phần Có thể kiểm soát được

Các nguyên

nhân chính

Ánh sáng (năng lượng)

Nhiệt độ Mưa Đất Giống Biện pháp canh tác

Các tiến trình trao đổi chất trong cây

Kết quả của ảnh hưởng cuối cùng Năng suất và chất

lCác nguyên

nhân phụ

Trang 31

cách rõ rệch và trong điều kiện nhiệt đới ở nước ta sẽ gia tăng tính hấp thụ của đất Bón phân hóa học với hàm lượng thích hợp sẽ làm tăng trưởng sự hoạt động của vi sinh vật, kể cả sinh vật phân giải chất hữu cơ có sẵn trong đất.

3.1.4 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao hàm các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên như thương hiệu sản phẩm, năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm, hệ thống phân phối… Khi nói sản phẩm A do doanh nghiệp B sản xuất có năng lực cạnh tranh hơn sản phẩm

A do doanh nghiệp C sản xuất là nói đến những lợi thế vượt trội của sản phẩm do doanh nghiệp B sản xuất như thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp B mạnh hơn sản phẩm của doanh nghiệp C hoặc thương hiệu của doanh nghiệp B mạnh hơn thương hiệu của doanh nghiệp C, doanh nghiệp B có năng lực sản xuất lớn hơn, có chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn, có dung lượng thị trường được chiếm lĩnh hơn, hệ thống phân phối của sản phẩm doanh nghiệp

B mạnh hơn doanh nghiệp C … Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể hiện cơ bản qua giá sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm và một phần không nhỏ là tâm lý tiêu dùng

Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ

mô Một sản phẩm năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế

Trang 32

3.1.5 Các yếu tố tác động đến quá trình cạnh tranh

Theo Michael E Porter môi trường bên ngoài của doanh nghiệp hay còn gọi là

môi trường cạnh tranh bao gồm 5 áp lực chủ yếu sau:

Hình 3.2 Sơ Đồ 5 Áp Lực Cạnh Tranh

Nguồn tin: Giáo trình quản trị chiến lược Khoa Kinh Tế

a) Đối thủ tiềm năng

Đặc điểm:

- Hiểu rõ về các doanh nghiệp hiện có trong ngành

- Các doanh nghiệp đang tồn tại không có thông tin về họ

- Chuẩn bị nguồn lực, hướng sản xuất, công nghệ sản xuất hiện đại hơn

- Khi gia nhập sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh

- Chia bớt thị phần hiện có

Hậu quả:

- Làm cho giá mặt hàng giảm

- Bội chi các chi phí

Những sản phẩm thay thế ( Subtitutes)

Đối thủ tiềm năng ( Potential Entrants)

Những người

cung cấp (

Suppliers)

Những nhà cạnh tranh ( Existing Ravas)

Trang 33

- Kiểm soát nguồn cung cấp

- Tạo chi phí chuyển đổi của khách hàng lớn

- Yêu cầu sự trợ giúp từ phía chính phủ…

b) Nguồn cung ứng

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nguồn cung ứng, các yếu tố đầu vào cơ bản như: nguyên liệu, tài chính, lao động, công nghệ Số lượng và chất lượng nguồn cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến các phương

án kinh doanh tối ưu Nguồn cung ứng có khả năng thoả mãn nhu cầu của quá trình sản xuất để từ đó xây dựng các phương án hữu hiệu nhất trong việc tận dụng các nguồn

c) Đối thủ cạnh tranh

Là các doanh nghiệp có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có qui mô lớn thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng Sự cạnh tranh một mặt sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại các doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp Mặt khác sẽ kích thích doanh nghiệp

có chi phí thấp càng thu lợi nhuận cao Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích cạnh tranh đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất vì nó là cơ sở tồn tại phá sản của doanh nghiệp

Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ để từ đó xác định các đối sách của mình nhằm tạo ra thế đứng vững mạnh trong ngành

d) Khách hàng

Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh Do vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng của mình Có 5 dạng thị trường:

- Thị trường người tiêu dùng

Trang 34

- Thị trường các nhà sản xuất

- Thị trường các nhà buôn bán trung gian

- Thị trường các cơ quan Nhà nước

- Thị trường quốc tế

Khách hàng có thể mua mọi thứ họ cần mà không mua mọi thứ mà doanh nghiệp cung ứng Vì vậy, nếu doanh nghiệp không cung ứng những thứ mà khách hàng muốn, họ sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp khác mà có thể mang lại cho họ cái

mà họ đang cần tìm Nghiên cứu khách hàng giúp cho doanh nghiệp xác định nhu cầu của con người chưa được thoả mãn, lượng khách hàng là bao nhiêu, họ đang cần tìm kiếm loại hàng nào và họ sẵn sàng mua với giá nào, phương thức phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất Mặt khác, nghiên cứu nhân tố khách hàng nhằm có biện pháp điều chỉnh công việc kinh doanh sao cho phù hợp những gì khách hàng mong muốn để giữ được khách hàng

Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Vì một doanh nghiệp khi mới hình thành và bước vào giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn phát triển thì hầu như mọi chiến lược chủ yếu là phục vụ cho khách hàng của mình, là làm sao cho họ luôn hài lòng các sản phẩm của doanh nghiệp

Đặc điểm:

- Có thể giảm giá bán

- Đòi hỏi chất lượng cao

- Đòi hỏi phục vụ tốt hơn

Khách hàng cũng là áp lực đối với hầu hết các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Nó tùy thuộc vào:

- Lượng mua

- Lượng thông tin về thị trường

- Chi phí chuyển đổi

- Khả năng hội nhập cùng với người cung ứng

- Ảnh hưởng sản phẩm của người bán đến chất lượng của người mua

Trang 35

3.1.6 Những nội dung cơ bản của việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

a) Nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường

Để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thương trường trong một lĩnh vực hoạt động

đã hoặc đang theo đuổi thì việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường là một sứ mạng tất yếu của doanh nghiệp

Sau khi nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị trường và khách hàng, doanh nghiệp

sử dụng các công cụ để thu thập các thông tin cần thiết và sử lý những thông tin này để

có được những dự báo về nhu cầu thị trường và có sự lực chọn phù hợp, chính xác

Thu thập thông tin là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu thông tin cung cấp cho quá trình nghiên cứu xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp là các thông tin có sẵn từ các nguồn khác nhau, không phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho quá trình thu thập Nguồn thông tin thứ cấp có hai loại là nguồn thông tin thứ cấp nội bộ và nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài Ví dụ như các báo cáo nghiên cứu của chính phủ hoặc các tổ chức khác như Viện nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, các báo cáo chuyên đề …

Nguồn thông tin sơ cấp là nguồn thông tin thu được từ các nghiên cứu, khảo sát ban đầu Để có được những thông tin này, doanh nghiệp cần phải tốn nhiều thời gian

và chi phí

Có rất nhiều phương pháp dự báo, mỗi phương pháp khác nhau về mức độ phức tạp và độ tin cậy cũng như có những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp Trong quá trình lựa chọn phương pháp dự báo, doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu dự báo

và khả năng của mình để lựa chọn phương pháp thích hợp Một vài phương pháp tiêu biểu như:

- Phương pháp định tính: bao gồm các kĩ thuật dự báo được thực hiện dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của các chuyên gia để dự đoán các sự kiện Thông thường

Trang 36

người ta áp dụng phương pháp này đối với các vấn đề dữ liệu quá khứ không có sẵn hoặc đối với các vấn đề mà mối quan hệ giữa các biến số không có tính ổn định

- Phương pháp định lượng: bao gồm một số phương pháp cơ bản như phép ngoại suy xu hướng, liên hệ xu hướng, mô hình kinh tế lượng

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như: phương pháp thực nghiệm, phương pháp đầu vào đầu ra, kịch bản nhiều lần …

Qua các báo cáo, nghiên cứu về thị trường, nhu cầu,… doanh nghiệp sẽ xác định thị trường mục tiêu của mình và trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đề ra những phương án, chiến lược cạnh tranh thích hợp nhằm đạt được những kết quả tốt trong quá trình sản xuất – kinh doanh

b) Phân loại đối thủ cạnh tranh

Ngày nay, cạnh tranh trên thị trường là vấn đề bình thường, xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế Trong những thập niên 1990, ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới (những con rồng châu Á), sự cạnh tranh diễn ra hết sức quyết liệt trên phạm vi quốc gia và quốc tế Vào thế kỉ 21, những tập đoàn kinh tế lớn đa quốc gia của những nước phát triển đang cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu Do đó, việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn toàn Kết quả của việc nghiên cứu cho phép doanh nghiệp hoạch định các chiến lược một cách có căn cứ và khoa học nhằm đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động

Căn cứ vào thực tế hoạt động cạnh tranh, có thể phân chia các nhóm đối thủ cạnh tranh thành các nhóm sau đây:

- Đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu: là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, sử dụng – kinh doanh cùng loại sản phẩm hay các sản phẩm có cùng công dụng Tùy theo khả năng chiếm giữ thị phần của nhãn hiệu sản phẩm theo khu vực thị trường, các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành được phân chia:

 Các đối thủ cạnh tranh dẫn đầu thị trường: là những nhãn hiệu có thị phần lớn nhất trên thị trường và có ảnh hưởng lớn trong ngành kinh doanh

 Các đối thủ cạnh tranh thách thức: là những nhãn hiệu xếp thứ hai về thị phần trên thị trường thường có xu hướng tấn công các đối thủ khác để vươn lên vị trí dẫn đầu

Trang 37

 Các đối thủ cạnh tranh theo sau thị trường: là những nhãn hiệu nằm trong nhóm thứ ba về vị trí thị phần trên thị trường Xu hướng hoạt động là sử dụng chiến lược bám theo các nhãn hiệu dẫn đầu, học tập kinh nghiệm, sao chép, cải tiến sản phẩm hay các chương trình Marketing, họ chọn thị trường mục tiêu thích hợp để bán các sản phẩm với giá thấp và có khả năng đạt lợi nhuận cao

 Các đối thủ cạnh tranh ẩn náu thị trường: là những nhãn hiệu được sản xuất để phục vụ một phân khúc nhỏ trên thị trường của một ngành hàng cụ thể Phân khúc ẩn náu thường là nơi không có doanh nghiệp nào quan tâm Đối thủ cạnh tranh ẩn náu cũng có thể là nhãn hiệu của doanh nghiệp lớn Chiến lược thường theo đuổi là chiến lược tập trung vào giá cả thấp hoặc tập trung vào sản phẩm

có đặc trưng nổi bật để bán với giá cao

- Đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm thay thế: là những đối thủ không có sản phẩm cùng loại với doanh nghiệp nhưng sản phẩm của họ sẽ thay thế cho các loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Ví dụ: sản phẩm thay thế của phân hữu cơ sẽ

là các loại phân vô cơ…

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những doanh nghiệp ra đời sau nhưng tận dụng các ưu thế của khoa học – kĩ thuật công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm

có đặc trưng nổi bật hơn sản phẩm của doanh nghiệp để cung cấp cho khách hàng mục tiêu Ví dụ: đối thủ tiểm ẩn của phim Kodak, Konika,… là các loại máy quay phim kĩ thuật số của Sony, Canon,…

- Đối thủ cạnh tranh cùng phân chia túi tiền của khách hàng mục tiêu: là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ khác nhau có công dủngiêng biệt nhưng cùng hướng đến ngân sách của khách hàng mục tiêu Chẳng hạn như các sản phẩm: tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy,… khách hàng mục tiêu chỉ chọn mua những sản phẩm này mà không mua sản phẩm khác theo thứ tự ưu tiên của họ nhằm phù hợp với khả năng tài chính của họ

c) Một số chiến lược Marketing

Để cạnh tranh một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần nhận dạng những cơ hội và

đe dọa trong môi trường kinh doanh ngành cũng như xây dựng và phát triển những năng lực phân biệt nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh Từ đó gắn bó với các chiến lược đầu tư trong bối cảnh phát triển Năng lực phân biệt và lợi thế cạnh tranh chỉ có thể

Trang 38

được phát huy và phát triển khi các chức năng tạo ra sự cộng hưởng và mỗi chức năng

là một nhân tố quan trọng để tạo ra giá trị cho khách hàng

Chiến lược sản phẩm: sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để

người tiêu dùng mua để sử dụng nhằm thoả mãn một mong muốn hay nhu cầu nào đó

Do đó chiến lược sản phẩm là một trong những nhân tố cơ bản của Marketing, nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Chiến lược sản phẩm là một trong những vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh và có hiệu quả trong việc tạo ra sự thoả mãn một số đòi hỏi sau:

 Sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường được không? cạnh tranh như thế nào?

 Sản phẩm có thu hút khách hàng được không? có thể tồn tại và phát triển lâu dài không?

 Cần nâng cao chất lượng sản phẩm vì nó là tập hợp những đặc tính, tính chất của sản phảm có khả năng thoả mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm đó Việc giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn

đề cốt lõi để giữ uy tín và giá trị sản phẩm, tạo thế mạnh cho sản phẩm xâm nhập thị trường mới cũng như ổn định phát triển thị trường cũ Vấn đề ở đây là

ta phải biết vận dụng chiến lược tuỳ theo tình hình cụ thể trên thị trường mà ta

ra quyết định có hay không nên thay đổi sản phẩm hiện có Nếu thay đổi thì nên thay đổi vào lúc nào, và thay đổi như thế nào

* Một số chiến lược về sản phẩm như sau:

- Chiến lược thiết lập, giữ vững chủng loại sản phẩm: doanh nghiệp tiếp tục giữ vững vị trí của mình, củng cố uy tín sản phẩm, đồng thời cũng có biện pháp tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng Do đó, ta nên sử dụng đối với sản phẩm đã xâm nhập và người tiêu dùng chấp nhận, chúng ta phải củng cố và bảo vệ uy tín cũng như thị phần mà mình chiếm được nếu có điều kiện thuận lợi thì ta có thể mở rộng ra càng nhiều càng tốt

- Chiến lược hạn chế chủng loại: sau một thời gian tung một loại sản phẩm ra thị trường có tính chất thực nghiệm, doanh nghiệp nhận được luồng thông tin phản hồi

từ phía thị trường giúp doanh nghiệp nhận biết được sản phẩm nào được người tiêu dùng ưa chuộng nhất Từ đó, ta cần loại trừ các loại sản phẩm tiêu thụ chậm, kém hiệu

Trang 39

quả mà chỉ nên tập trung phát triển những chủng loại sản phẩm tiêu thụ nhanh, có hiệu quả

- Chiến lược biến đổi chủng loại: doanh nghiệp tiếp tục thay đổi thể thức thoả mãn nhu cầu, nhờ đó doanh nghiệp có thể nâng cao số lượng người tiêu dùng Doanh nghiệp cần phải luôn thay đổi nội dung sản phẩm để phù hợp thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhằm ngày càng nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm

- Chiến lược hoàn thiện sản phẩm và nâng cao đặc tính sử dụng sản phẩm trong

sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng: Theo chiến lược này, ta cần ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng bằng cách cải tiến các thông số sau:

+ Hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm

+ Nâng cao các thông số về độ bền, vận hành khả năng chống thấm nước, chống mốc…

+ Thay đổi kiểu dáng kích thước sản phẩm

+ Quan tâm đặc biết đến màu sắc, mùi vị sản phẩm

+ Hạn chế hoặc vứt bỏ các chi tiết dễ hỏng, ít phù hợp với công chúng, thay đổi vào đó những bộ phận, chi tiết phù hợp với đòi hỏi của khách hàng…

- Chiến lược đổi mới chủng loại: Chiến lược thay đổi chủng loại hướng vào việc phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường hiện tại, hay phát triển một số sản phẩm mới cho khu vực mới của khách hàng Chiến lược này mang lại hiệu quả cao giúp cho doanh nghiệp.Vì những lý do trên chúng ta cần phải phân tích khả năng thích ứng của sản phẩm với thị trường Nội dung này bao gồm:

+ Đánh giá khả năng và mức độ thành công của sản phẩm trên thị trường + Tìm ra những nhược điểm của sản phẩm để khắc phục cả nội dung lẫn hình thức để sản phẩm ngày một tốt hơn

+ Cần phát hiện những cơ hội bán hàng và nên tận dụng những cơ hội đó

Chiến lược giá cả: Chiến lược giá cả có vị trí hết sức quan trọng trong chiến

lược Marketing Giá cả là yếu tố duy nhất tạo ra sự thu nhập từ sản phẩm trong Marketing hỗn hợp Nó cũng là nhân tố quyết định mua hàng của khách hàng Chiến lược giá cũng sẽ thay đổi khi nó đang trải qua từng thời kỳ của sản phẩm

Trang 40

Mục tiêu của chiến lược giá:

- Đảm bảo sự tồn tại của Công ty

- Việc tăng tối đa khối lượng bán hay ít ra cũng đạt được khối lượng bán đáng

kể luôn là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp Và sản phẩm không chỉ phải dẫn đầu

về chất lượng

- Giá bán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp Do đó, tối đa hoá doanh thu, lợi nhuận là mục đích thường xuyên của doanh nghiệp Giá cả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng bán, giá càng thấp thì nhu cầu càng cao và ngược lại

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả

- Nhóm nhân tố chủ quan

+ Chi phí sản xuất: là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao bì, đóng gói sản phẩm

+ Chi phí bán hàng, phân phối: chi phí vận tải, chi phí phân phối…

+ Chi phí kỹ thuật yểm trợ Marketing: các chi phí cho các hoạt động quảng cáo, yểm trợ bán hàng…

- Nhóm nhân tố khách quan

+ Quan hệ cung cầu trên thị trường

+ Sự cạnh tranh và mức giá đang tồn tại trên thị trường

+ Số lượng và cơ cấu ngành nghề, dân cư, phong tục tập quán, sức mua của người dân…

Chiến lược phân phối: phân phối là một bộ phận quan trọng trong Marketing

hổn hợp Đó là những quyết định đưa hàng hoá vào các kênh phân phối, một hệ thống

tổ chức và công nghệ điều hoà, cân đối, thực hiện hàng hóa để tiếp cận và khai thác hợp lý, nhanh nhất nhằm đạt lợi nhuận tối đa Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho quá trình kinh doanh được an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả Tuy nhiên, chính sách phân phối phụ thuộc vào phần lớn chính sách sản phẩm và giá

cả

Trong phân phối người ta sử dụng các kênh phân phối Đối với nhà sản xuất kênh phân phối là con đường mà sản phẩm đi qua từ người sản xuất đến người tiêu dùng Thông thường, có 3 kênh phân phối được sử dụng chủ yếu sau:

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w