3.1.1 Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cùng những nguyên tắc cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” là nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra. Đây là đề án mới nhất của Chính Phủ trong công cuộc xây dựng và phát triển tầm nhìn định hướng dài hạn cho mục tiêu sắp tới của toàn hệ thống chính trị, lịch sử đã chứng minh qua 13 kì đại hội Đảng, hàng loạt nhưng đề án, chính sách về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã và đang được thực hiện có hiệu quả, pháp luật ngày càng được củng cố, văn bản pháp luật ngày càng được tinh gọn, bộ máy hành chính nhà nước ngày càng làm việc một cách có hiệu quả. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động dựa theo Hiến pháp và Pháp luật, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan đại diện cao nhất của người dân 6, tr.175, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất 6, tr.177, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và chỉ tuân theo pháp luật 6, tr.179, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp 6, tr.179. Theo đó Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ nhà nước ta, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc quan trọng trong vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Đảng phải phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng chủ trương, đường lối và thể chế hóa thành chính sách, pháp luật của Nhà nước; trong tổ chức xây dựng Nhà nước và bố trí đội ngũ cán bộ tham gia bộ máy nhà nước. Mục đích cầm quyền của Đảng xét đến cùng là vì lợi ích của nhân dân. Đảng đại diện cho lợi ích của nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, Đảng cầm quyền không có mục đích nào khác vì sự phồn vinh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng xác định là phương thức vận hành tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam. Cơ chế này là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân trong lịch sử, đồng thời xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới 7. Dưới sự lãnh đạo của Đảng thì phương hướng cụ thể cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đầu tiên là đổi mới lập pháp và đảm bảo sự giám sát tối cao của Quốc hội, tăng cường hoạt động của các cơ quan tư pháp, theo đó việc nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội, những người thay mặt nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cần là những người đủ đức đủ tài để đưa sự giám sát, lập pháp của Quốc hội thật sự hiệu quả, đảm bảo sự tự do, dân chủ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cơ quan Tư pháp cần kế thừa truyền thống đoàn kết, tâm huyết, trí tuệ, yêu ngành, yêu nghề của đội ngũ cán bộ ngành tư pháp; khai thác tối đa các nguồn lực, phát huy các thành tựu, kinh nghiệm, bài học, tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng; từ đó xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tinh thần thượng tôn pháp luật, người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật 18.