Việt Nam đang thực hiện rất tốt việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố một nền kinh tế vững chãi đồng thời tham gia tích cực vào xu hướng hội nhập toàn cầu, vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng các hoạt động hợp tác kinh tế cũng như hòa mình vào xu thế hội nhập cũng tỉ lệ thuận với số lượng những tranh chấp, xung đột về thương mại có thể phát sinh. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương pháp hòa giải thương mại là một phương thức phổ biến, hữu hiệu, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của các bên đương sự xảy ra tranh chấp, mà còn của của Nhà nước và xã hội. Hòa giải giúp các bên tranh chấp có thể tự nguyên, thực hiện những thỏa thuận, tránh việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Chính vì tính hiệu quả cũng như hợp lý của phương pháp hòa giải thương mại, việc xây dựng một hàng lang pháp lý cụ thể, chặt chẽ là hết sức cần thiết và thiết thực. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về hòa giải thương mại cùng những quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải thương mại, em xin chọn đề bài số 12: “Thực trạng quy định pháp luật về hòa giải thương mại” làm đề bài tập học kì. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, do khả năng còn hạn chế, khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô có thể góp ý để em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!