1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về hòa giải thương mại – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

109 392 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 14,05 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài theo ti

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự

h ướng dẫn từ thầy giáo TS Lê Đình Vinh Các nội dung nghiên cứu và kết

qu ả trong đề tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,

nh ận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi

rõ trong ph ần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận

xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng

th ể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Hà N ội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Lê Đình Vinh - người đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy giáo, cô giáo của Viện đại học Mở Hà Nội, những người đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian qua

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn đã quan tâm, động viên, cổ vũ và sát cánh, cùng giúp đỡ em trong thời gian em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng bài viết không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức và kỹ năng của bản thân còn hạn chế, em kính mong được thầy cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà N ội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

Tác giả luận văn

Phan Trọng Nhân

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

(Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ)

(Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế)

(Trung tâm trọng tài Hồng Kông)

(Phòng thương mại quốc tế)

(Trung tâm trọng tài Malaysia)

PLTTGQCVAKT : Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các Vụ án Kinh tế

(Trung tâm hòa giải Singapore)

(Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương)

(Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc)

(Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hòa giải thương mại 7

1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại 7

1.1.2 Khái niệm hòa giải 12

1.1.3 Khái niệm hòa giải thương mại 18

1.1.4 Phân loại hòa giải thương mại 19

1.1.5 Vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại 23

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật hòa giải thương mại ở Việt Nam 25

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hòa giải thương mại 25

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về hòa giải thương mại 26

1.2.3 Vai trò của pháp luật về hòa giải thương mại 27

1.3 Sự hình thành và phát triển của chế định pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt nam 29

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về hòa giải thương mại 33

1.4.1 Mô hình hòa giải thương mại 33

1.4.2 Về nguyên tắc hòa giải thương mại 36

1.4.3 Về trình tự, thủ tục hòa giải thương mại 40

1.4.4 Về việc thi hành kết quả hòa giải thành 42

Tiểu kết chương 1 46

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 467

2.1 Quy định về hòa giải thương mại tại tòa án và thực tiễn thi hành 477

2.1.1 Mô hình hòa giải thương mại tại tòa án 477

Trang 7

2.1.2 Nguyên tắc và phạm vi của hòa giải trong tố tụng tòa án 499

2.1.3 Thủ tục tiến hành hòa giải thương mại tại tòa án 511

2.1.4 Thi hành Quyết định công nhận sự Thảo thuận của các đương sự 544

2.1.5 Thực tiễn hoạt động hòa giải thương mại tại tòa án 555

2.2 Quy định về hòa giải thương mại ngoài tòa án và thực tiễn thi hành 60

2.2.1 Quy định hiện hành về hòa giải thương mại ngoài tòa án 60

2.2.2 Mô hình hòa giải thương mại ngoài tòa án điển hình ở Việt Nam hiện nay 644

2.2.3 Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải thương mại 677

2.2.4 Thi hành kết quả hòa giải thành ngoài tòa án 711

2.2.5 Thực tiễn hoạt động hòa giải thương mại ngoài tòa án 722

Tiểu kết chương 2 73

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Ở VIỆT NAM 778

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam 788

3.2 Quan điểm hoàn thiện chế định hòa giải thương mại 799

3.2.1 Về hoàn thiện chế định hòa giải thương mại tại tòa án 799

3.2.2 Về hoàn thiện chế định hòa giải thương mại ngoài tòa án 81

3.3 Giải pháp hoàn thiện quy định về hòa giải thương mại 822

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 91

Trang 8

1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài theo tinh thần của Nghị quyết 49-QN/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm qua, cùng với công cuộc cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài đạt được những kết quả nhất định

Luật trọng tài thương mại được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 với nhiều quy định mới, phù hợp với thông lệ quốc tế đã thúc đẩy

cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam, góp phần giảm áp lực cho hoạt động xét xử của tòa án Luật hòa giải cơ sở được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2013 đã tạo cơ chế pháp lý để ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, giảm bớt các vụ việc tranh chấp phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết Tuy nhiên, hình thức hòa giải cơ sở chỉ áp dụng trong việc giải quyết những vướng mắc, tranh chấp nhỏ phát sinh trong đời sống hàng ngày ở các khu dân cư, không áp dụng cho các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại Thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại thời gian gần đây cho thấy các tranh chấp thương mại đang diễn ra rất đa dạng, phức tạp; nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại là rất lớn Trên thực tế, khi có tranh chấp phát sinh, nhiều doanh nghiệp, thương nhân đã tìm cách tự hòa giải với nhau thay

vì đưa ra tòa án hoặc trọng tài Tuy nhiên, hoạt động hòa giải thương mại trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả do chủ yếu còn mang tính

Trang 9

2

tự phát, chưa tuân theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ Mặt khác, còn thiếu một đội ngũ hòa giải viên chuyên nghiệp, có kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh

mẽ, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng nhưng mức độ cạnh tranh cũng gay gắt Các tranh chấp kinh tế, thương mại vì thế cũng phát sinh ngày càng nhiều và tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải

có những cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế Trong khi ở nhiều quốc gia, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải đã trở nên phổ biến thì ở Việt Nam dường như còn khá mới mẻ Cơ chế pháp lý để thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển của hòa giải thương mại cũng vẫn còn rất sơ khai Cụ thể là ngày 24 tháng 2 năm 2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 22 quy định về “ Hòa giải thương mại” Do vậy, việc nghiên cứu những vẫn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về hòa giải thương mại, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

về hòa giải thương mại ở Việt Nam đang là nhiệm vụ cần thiết hiện nay Với mong muốn giúp một phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết

nhiệm vụ nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hòa giải thương mại

– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm Đề tài Luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu Đề tài

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến Đề tài pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đã được công bố trong thời gian qua, trong đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:

- Cung Mỹ Anh, Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo

quy định của Bộ luật tố tụng dân sự - Những vướng mắc và giải pháp khắc

ph ục, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008

Trang 10

3

- Nguyễn Thị An Na, Hòa giải - Phương thức giải quyết tranh chấp

th ương mại ngoài tố tụng tư pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường ĐH

Lu ật Hà Nội, năm 2010

- Ngô Thị An, Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại ngoài thủ

t ục tố tụng tư pháp, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ luật

học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2014

- Lê Thị Tâm, So sánh phương thức hòa giải với thủ tục hòa giải trong

gi ải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường

ĐH Luật Hà Nội, năm 2012

- Phạm Lê Mai Ly, Pháp luật hòa giải thương mại ở Việt Nam, Luận

văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014

- Võ Hương Giang, Pháp luật điều chỉnh hoạt động hòa giải tư pháp

trong gi ải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2015

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập ở trên thường tập trung chủ yếu vào hòa giải trong tố tụng (tòa án, trọng tài), ít có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hòa giải thương mại với tính chất là một chế định độc lập Mặt khác, đa phần lớn các nghiên cứu thường tiếp cận phương thức hòa giải thương mại từ góc độ luật thực định, trong khi có rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng cơ chế hòa giải thương mại đang cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để cập nhật trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại nói riêng ở Việt Nam Đặc biệt là từ khi có Nghị định số 22 về hòa giải thương mại thí chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về hòa giải thương mại.Trong Luận văn này, trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước

đó, tác giả sẽ tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu vào các vấn đề, các khía cạnh còn bỏ ngỏ hoặc còn chưa được luận giải thấu đáo Qua đó, góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của Đề tài dưới góc độ khoa học pháp lý

Trang 11

4

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống lý luận pháp lý và luật thực định liên quan đến phương thức hòa giải thương mại, tập trung vào các chế định chủ yếu sau đây: mô hình tổ chức hòa giải thương mại; quy chế hòa giải viên; nguyên tắc tiến hành hòa giải thương mại; trình tự thủ tục tiến hành hòa giải thương mại; cơ chế công nhận và thi hành kết quả hòa giải thương mại

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào hệ thống khoa học pháp lý, các quy định pháp luật của Việt Nam về hòa giải thương mại, có tham chiếu đến pháp luật của một số nước và các tổ chức quốc tế liên quan trong lĩnh vực này

4 Mục đích nghiên cứu của Luận văn

Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận pháp lý về hòa giải thương mại vốn chưa được đề cập hoặc chưa được giải quyết thấu đáo ở các công trình nghiên cứu trước đó, đặc biệt là từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nơi mà cơ chế hòa giải thương mại đã phát triển Luận văn cũng tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về hòa giải thương mại cũng như tình hình thực hiện trên thực tế, phân tích những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trong các quy định của pháp luật, kết quả thực hiện, tồn tại và nguyên nhân Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, Luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài

Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực khoa học pháp lý, như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…

Trang 12

Các số liệu thống kê sử dụng trong Luận văn được tác giả trích dẫn từ các nguồn có sẵn với giả định rằng các nguồn đó là chính xác và tin vậy Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không có điều kiện kiểm chứng Ngoài ra, một số ví dụ minh họa về hòa giải thương mại trong Luận văn được tác giả khái quát và tổng hợp từ thực tiễn lĩnh vực công tác của mình

6 Những đóng góp mới của Luận văn

So với các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam, Luận văn có một số đóng góp mới như sau:

Th ứ nhất, Luận văn đã luận giải và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý

luận về hòa giải thương mại Trong đó, làm rõ sự khác biệt giữa “hòa giải” với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và “hòa giải” với tính chất là một thủ tục trong tố tụng tòa án hoặc trọng tài

Th ứ hai, Luận văn đã nêu bật được vai trò, ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải Từ đó, khẳng định đây

là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, ít tốn kém phù hợp với tính chất, đặc thù của việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Th ứ ba, Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và luật thực định liên quan đến hòa giải tranh chấp thương mại, bao gồm các thành tố: mô hình tổ chức hòa giải thương mại; quy chế hòa giải viên; nguyên tắc tiến hành hòa giải thương mại; trình tự thủ tục

Trang 13

6

tiến hành hòa giải thương mại; cơ chế công nhận và thi hành kết quả hòa giải thương mại

Th ứ tư, Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng của việc áp dụng

các quy định về hòa giải thương mại thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa các quy định pháp luật hiện hành ở Việt nam về hòa giải thương mại và thống

kê các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa giải

Th ứ năm, Luận văn đã đề xuất các phương hướng, giải pháp kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong đó có nhiều kiến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn, mang tính khả thi cao

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương chính như sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về hòa giải thương mại

- Chương 2: Pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam và thực tiễn thi hành

- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam

Trang 14

7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hòa giải thương mại

Trong các từ điển pháp luật, từ điển kinh tế cũng như trong sách báo khoa học pháp lý, kể cả các giáo trình luật chuyên ngành hiện nay đều chưa

có sự giải thích đầy đủ về khái niệm hòa giải thương mại Về bản chất, hòa giải thương mại là một phương thức đề giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại Vì vậy, để có một khái niệm đầy đủ

về hòa giải thương mại, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “tranh chấp thương mại” và khái niệm “hòa giải”

1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại

Tranh chấp, xung đột là một hiện tượng mang tính khách quan trong xã hội loài người Từ thời nguyên thủy đã xuất hiện những xung đột về lợi ích giữa các tộc người trong việc tranh giành địa bàn săn bắn, hái lượm Đến chế

độ nô lệ và tiền phong kiến, các xung đột càng diễn ra gay gắt hơn giữa các

bộ tộc, bộ lạc, lãnh chúa phong kiến trong việc tranh giành quyền ảnh hưởng

về đất đai, nô lệ và công cụ sản xuất, làm bùng phát những tranh chấp, thậm chí dẫn đến những cuộc chiến tranh tàn khốc Khi nền sản xuất hàng hóa ra đời thì những mâu thuẫn, xung đột từ việc sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân cũng bắt đầu xuất hiện, đó là nguồn gốc của những tranh chấp thương mại Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường, những bất đồng, xung đột về lợi ích giữa các thương nhân ngày càng trở lên phổ biến và tranh chấp thương mại được xem như là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường

Trên thực tế, khái niệm tranh chấp thương mại được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau và dưới nhiều tên gọi khác nhau: tranh chấp kinh tế, tranh chấp thương mại, tranh chấp kinh doanh, tranh chấp về kinh doanh thương mại Như vậy, để hiểu rõ hơn nội hàm của tranh chấp thương mại, trước hết,

Trang 15

8

cần tìm hiểu “thương mại” là gì? Luật mẫu về hòa giải thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) năm 2002 tại Điều 1 đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này như sau: Thuật ngữ “thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi vấn đề phát sinh

từ quan hệ mang tính thương mại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Quan

hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn quan hệ sau đây: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện thương mại; ủy nhiệm thu; thuê mua; xây dựng; dịch vụ tư vấn; thiết kế kỹ thuật; đầu tư; tài trợ vốn; nghiệp vụ ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh khác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ1

Trên thế giới, khái niệm “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp kinh doanh” từ lâu đã được sử dụng khá phổ biến2, nhưng ở Việt Nam, khái niệm này mới chỉ xuất hiện gần đây khi chúng ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Trước đó, trong thời kỳ phát triển nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, khái niệm “tranh chấp thương mại” không tồn tại mà chỉ có khái niệm “tranh chấp kinh tế” với nội hàm rất hẹp Trong thời kỳ này, khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, mọi hoạt động kinh tế chủ yếu do nhà nước thực hiện và chi phối thông qua mệnh lệnh hành chính và chỉ tiêu, kế hoạch; khu vực kinh tế tư nhân không có điều kiện phát triển Các đơn vị kinh tế đều hoạt động thông qua kế hoạch và sử dụng hợp đồng kinh tế làm công cụ thực hiện kế hoạch được giao Do đó, khái niệm tranh chấp kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung được hiểu đồng nghĩa với tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế của nhà nước với nhau

1 UNCITRAL Model Law on Conciliation, supra note 1, at art 1(3) [Luật mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về hòa giải, điều 1]

2

Ví dụ, trong bản Quy tắc hòa giải không bắt buộc và Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC)

đều sử dụng thuật ngữ tranh chấp kinh doanh Điều 1 bản Quy tắc hòa giải không bắt buộc quy định "Tất cả

Trang 16

9

Bước vào thời kỳ đổi mới, khái niệm “tranh chấp kinh tế” được mở rộng hơn, bao gồm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và Nghị định số 116/CP của Chính phủ ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế đã liệt

kê các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế bao gồm: Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân

có đăng kí kinh doanh; Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu; các tranh chấp khác theo quy định pháp luật

So với khái niệm “tranh chấp kinh tế” thì khái niệm “tranh chấp thương mại” còn xuất hiện muộn hơn Khái niệm “tranh chấp thương mại” lần đầu tiên được sử dụng trong Luật thương mại năm 1997 Theo Điều 238 Luật này, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại

Như vậy, khái niệm “hoạt động thương mại” theo quy định của Luật thương mại năm 1997 có nội hàm rất hẹp so với quan niệm phổ biến của các nước trên thế giới về các điều ước quốc tế, như bản Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC), Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, Công ước viên năm

1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và trong các văn kiện của WTO3 Có thể nhận thấy quan niệm về tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo Luật thương mại năm 1997 đã loại bỏ nhiều tranh chấp không được coi là tranh chấp thương mại, mặc dù xét về bản chất hoàn toàn có thể coi là các

3 Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khái niệm thương mại cũng được hiểu rất rộng Điều 2 của Hiệp định này nêu rõ WTO sẽ đảm bảo khung định chế chung cho việc thực hiện các quan hệ thương mại giữa các thành viên về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định trong Phụ lục Trong khi đó, Phụ lục vốn được coi là các văn bản cấu thành khung pháp lý của WTO bao trùm rất nhiều lĩnh vực không chỉ là thương mại hàng hóa mà cả thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ Tất cả các tranh chấp có liên quan đến thương mại đều được giải quyết theo thủ tục mới được quy định tại các Hiệp định kí tại vòng đàm phán Uruguay (1986)

Trang 17

tranh chấp thương mại Điều này đã tạo ra xung đột giữa luật quốc gia với luật quốc tế, gây không ít trở ngại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận khái niệm về thương mại và tranh chấp thương mại với nội hàm rất rộng, tiếp cận với quan niệm chung của thế giới Khái niệm thương mại trong Hiệp định được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư Còn khái niệm tranh chấp thương mại được hiểu là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong giao dịch thương mại

Quan niệm về thương mại theo nghĩa rộng như trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục được thể hiện trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Luật Thương mại năm 2005

Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 đã định nghĩa “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng Theo đó, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành

vi thương mại khác theo quy định của pháp luật Khái niệm này đã tạo ra được sự tương thích trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật tiếp theo trong lĩnh vực thương mại

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định theo hướng liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, gồm có: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa

cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi

Trang 18

nhuận bao gồm: Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chứ của công ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật Tố tụng dân

sự năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 tiếp tục định nghĩa

và giải thích tranh chấp kinh doanh, thương mại theo hướng liệt kê như trên Tiếp theo, Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định

hoạt động thương mại theo nghĩa rộng: “Hoạt động thương mại là hoạt động

nh ằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu

t ư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

Các định nghĩa về hoạt động thương mại nói trên đã tiếp cận gần hơn với quan niệm về hoạt động thương mại của WTO là Luật mẫu UNCITRAL Xuất phát từ khái niệm “hoạt động thương mại” nói trên, có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi

Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, việc giải quyết tranh chấp thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây: Thứ nhất, tranh chấp phải được giải quyết một cách nhanh chóng với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, bởi vì hoạt động thương mại diễn ra thường xuyên, liên tục,

Trang 19

nếu như tranh chấp kéo dài không được giải quyết sẽ làm cho việc sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, ngưng trệ, gây thiệt hại không nhỏ cho các bên tranh chấp Thứ hai, chi phí giải quyết tranh chấp không được quá cao, bởi mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh doanh là lợi nhuận, họ không thể chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp quá tốn kém Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp phải đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh của các thương nhân Thứ tư, duy trì được mối quan hệ bạn hàng, đối tác lâu dài giữa các bên tranh chấp

Những yêu cầu nói trên cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp nói chung Tuy nhiên, trong giải quyết các tranh chấp thương mại, các yêu cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ cao hơn, do đặc thù của các quan hệ thương mại

1.1.2 Khái niệm hòa giải

Cũng như thuật ngữ “tranh chấp”, thuật ngữ “hòa giải” cũng đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài người Nó được sử dụng để miêu tả quá trình dàn xếp tranh chấp, bất đồng giữa các bên, có thể là giữa tổ chức, cá nhân với nhau hoặc thậm chí có thể là giữa các nhóm lợi ích, giữa các cộng đồng dân

cư hoặc thậm chí giữa các quốc gia có chủ quyền

Theo từ điển luật học của Black (Black’s Law Dictionany), hòa giải

(Dictionany) được định nghĩa là “Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải;

hành vi c ủa người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết

ph ục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ Việc giải quyết tranh

ch ấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập)” 4

Ở Việt Nam cho đến nay cũng tồn tại nhiều khái niệm về hòa giải Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Viện Khoa học và xã hội xuất bản năm 2006, khái niệm hòa giải được diễn

giải là “thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một

4 Black's Law Dictionary with pronounciation, West Pub.Co (1983)

Trang 20

cách ổn thỏa” Trong cuốn thuật ngữ pháp lý dùng trong hoạt động của Quốc

hội và Hội đồng nhân dân do các tác giả Nguyễn Duy Lãm, Nguyễn Thành

chủ biên, xuất bản năm 2004, có đưa ra định nghĩa hòa giải là “giải quyết các

tranh ch ấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc dàn xếp,

th ương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên

tranh ch ấp)”

Về tổng quát, hòa giải được hiểu là một phương thức để giải quyết

tranh ch ấp, là quá trình mà tại đó hòa giải viên tạo điều kiện giao tiếp và đàm phán giữa các bên để hỗ trợ các bên đó trong việc cố gắng đạt được một

th ỏa thuận tự nguyện về việc giải quyết tranh chấp của họ Trong quá trình hòa giải, vai trò của hòa giải viên là bên thứ ba trung lập, không can thiệp sâu vào những mâu thuẫn bất đồng của các bên Hòa giải viên chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ

Hiện nay, trên thế giới có hai thuật ngữ: trung gian (mediation) và hòa giải (Conciliation) để chỉ các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng có

sự tham gia của một bên thứ ba độc lập nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các bên đạt được sự đồng thuận trong giải quyết mâu thuẫn Đây đều là biện pháp giải quyết tranh chấp trong đó các bên thương lượng, tìm kiếm giải pháp cho xung đột của họ với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập Cả hai phương thức giải quyết tranh chấp này đều là quá trình đòi hỏi các yêu cầu nghiêm túc về bảo mật, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp các bên luôn có khả năng kiểm soát sự việc và kết quả Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa trung gian và hòa giải là ở vai trò của bên thứ ba và quy trình tiến hành giải quyết tranh chấp5 Cụ thể:

5 Linda C.Reif, Conciliation as a Mechanism for the Resolution of International Economic and Business Disputes, 14 Fordham Int'l L.J., 584-85 (Hòa giải một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại quốc tế, Tạp chí luật quốc tế Fordham (14), (2005) tr.584-85

Trang 21

- Vai trò c ủa bên thứ ba:

Ở phương thức trung gian, người trung gian có vai trò tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy các bên để các bên hiểu vấn đề xung đột giữa họ, xác định quyền lợi mà mỗi bên hướng tới và tìm kiếm một giải pháp hài hòa Các bên tranh chấp đóng vai trò trung tâm còn người trung gian hòa giải đóng vai trò hỗ trợ

Trong hoạt động hòa giải, hòa giải viên đóng một vai trò sâu hơn trong việc giải thích các khía cạnh pháp lý của vấn đề, nêu những lời khuyên với các bên và đề xuất giải pháp

- V ề quy trình: Phương thức hòa giải thường được tiến hành theo quy

trình không chặt chẽ và bài bản như phương thức trung gian Ví dụ, trong phương thức hòa giải, hòa giải viên thường gặp gỡ các bên một cách riêng rẽ, còn với phương thức trung gian, quy trình thường linh hoạt hơn, tùy từng trường hợp cụ thể mà người trung gian có thể gặp gỡ cả hai bên cùng lúc hoặc

gặp riêng từng bên

Như vậy, xét về mặt lý thuyết, hòa giải và trung gian là hai phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau nhưng trong nghiên cứu khoa học, nhiều khi các học giả không thể tách biệt rõ ràng được hai phương thức này Trong phần lớn các trường hợp, thuật ngữ trung gian (mediation) và hòa giải (conciliation) được sử dụng thay thế cho nhau mà ít có sự phân biệt6 Về mặt pháp luật, cũng không có sự phân biệt đặc điểm và giá trị pháp lý của hai phương thức này Thực tế, pháp luật của hầu hết các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Quốc, Malaysia, Anh… đều coi cả hai phương thức này là những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tố tụng tòa án (Alternative Dispute Resolution - ADR) Luật mẫu về hòa giải của UNCITRAL cũng không phân biệt trung gian hòa giải và hòa giải Điều 1(3)

Luật mẫu của UNCITRAL về hòa giải định nghĩa: “Hòa giải là một trình tự

6 David J.A.Cairns, Mediating International Commercial Disputes: Diferences in U.S and European approaches, 60 Díp Resol, J 62, 65 (2005), (Trung gian trong giải quyết thương mại quốc tế: cách tiếp cận khác biệt giữa Mỹ và Châu Âu, Tạp chí giải quyết tranh chấp, năm 2005, (62) tr.65)

Trang 22

được hiểu là trình tự hòa giải, trung gian hoặc một thể hiện tương tự mà các

bên yêu c ầu bên thứ ba (hòa giải viên) trợ giúp các bên đạt được thỏa thuận

gi ải quyết tranh chấp; hòa giải viên không có thẩm quyền ép các bên tuân

theo m ột giải pháp nào” 7 Ở Việt Nam, sự phân biệt giữa trung gian và hòa giải không thực sự rõ nét và khái niệm hòa giải được hiểu là bao gồm tất cả hoạt động hòa giải và trung gian

Nhìn chung, hoạt động hòa giải thường có các đặc điểm sau:

Th ứ nhất, hoạt động hòa giải luôn có sự tham gia của bên thứ ba - bên

trung l ập - để giúp các bên tranh chấp giải quyết xung đột của họ: bên thứ ba

được gọi là hòa giải viên, là người độc lập, khách quan, không thiên vị đối với bất cứ bên tranh chấp nào trong khi tiến hành hòa giải

Th ứ hai, hòa giải thường là phương thức giải quyết tranh chấp có tính

ch ất tự nguyện, trừ một số trường hợp hòa giải bắt buộc tùy thuộc dạng tranh

ch ấp và quy định của pháp luật Tính chất tự nguyện thể hiện ở việc: (1) các

bên có quyền lựa chọn hoặc không lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng

phương thức hòa giải; (2) các bên có thể chủ động đề xuất quy trình hòa giải

để hòa giải viên áp dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình; (3)

các bên có thể theo đuổi đến cùng quá trình hòa giải cho đến khi kết thúc hoặc

có quyền quyết định ngừng tham gia hòa giải ở bất kỳ bước nào nếu thấy phương thức này không hiệu quả hoặc các bên lựa chọn phương thức khác Hòa giải sẽ là phương thức bặt buộc khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng, hòa giải còn là thủ tục bặt buộc khi các bên thỏa thuận trong một số trường hợp pháp luật có quy định hoặc do quyết định của Tòa án, để giải quyết tranh chấp các bên trước hết phải hòa giải, cho dù có mong muốn hoặc đồng ý hay không Tuy nhiên, trong quá trình hòa giải bắt buộc, các bên vẫn

có quyền đưa ra quyết định cho tranh chấp của họ Hòa giải bắt buộc thường

7 UNCITRAL Model Law on Conciliation, supra note 1, at art 1(3) [Luật mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về hòa giải, điều 1.(3)]

Trang 23

được quy định trong các trường hợp sau: (1) Hòa giải là thủ tục mà tòa án phải tiến hành trước khi xét xử vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, theo đó trình tự thủ tục hòa giải; nguyên tắc tiến hành hòa giải và việc công nhận kết quả hòa giải thành đều được quy định rõ ràng; (2) hòa giải đối với một số loại tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực chuyên ngành, theo đó các bên phải thực hiện việc hòa giải trước khi tòa án thụ lý giải quyết (như đối với tranh chấp về đất đai)

Th ứ ba, các bên tranh chấp tham dự quá trình hòa giải để đạt được

m ột thỏa thuận cho việc giải quyết tranh chấp và xây dựng quyết định của

chính mình: Tùy thuộc mô hình hòa giải và phương pháp mà từng hòa giải viên áp dụng, hòa giải viên có thể cung cấp những nhận định, đánh giá về nội dung vụ tranh chấp cũng như ý kiến tư vấn về cách thức giải quyết vụ tranh chấp Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những nhận định và ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo và không có tính chất ràng buộc đối với các bên tranh chấp Hòa giải viên không có quyền quyết định về vụ việc và không được áp đặt giải pháp mà chỉ có vai trò giúp các bên giao tiếp, thỏa thuận để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp của họ Trong quá trình đó, các bên có toàn quyền trong việc kiểm soát sự việc, loại bỏ những vấn đề mà họ không đồng ý, thiết lập những giải pháp và tạo thêm những thỏa thuận mới phù hợp với họ Đặc điểm này khác biệt với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hay Trọng tài nơi mà thẩm phán/trọng tài viên là người quyết định giải pháp cho tranh chấp

Th ứ tư, hòa giải thiết lập một môi trường giao tiếp an toàn, thân thiện

gi ữa các bên tranh chấp: hoạt động hòa giải ngày nay được chi phối bởi học thuyết “win-win solution” 8

, theo đó việc hòa giải không phải là phân định

8 Center for Democracy and Governance, Bureau for Global Programs, Field Support, and Research, U.S Agency for International Development, Washington, D.C.20523-3100, Alternative Dispute Resolution Practitioners' Guide (Technical Publication Series, March 1998) tr.6

Trang 24

đúng sai, kết quả hòa giải cũng không xác định bên thắng, bên thua mà cả hai bên đều thắng Hòa giải viên không xoáy sâu vào những vấn đề xẩy ra trong quá khứ, mà đặt lợi ích của các bên, tương lại của các bên lên hàng đầu tuân theo các quy tắc hòa giải Cách giải quyết như vậy khiến các bên gần gũi, dễ trình bày quan điểm và cùng hướng tới tương lai Chính vì bản chất không có

kẻ thua, người thắng mà các bên tranh chấp sau khi hòa giải thành công vẫn là các đối tác đáng bình thường của nhau Đặt điểm này khác với việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án, trọng tài vì thẩm phán/trọng tài viên quan tâm nhiều đến các điều luật điều chỉnh mối quan hệ cụ thể, đến hành vi đúng/sai của các bên

Th ứ năm, hòa giải có thể là một quá trình độc lập hoặc một phần của

th ủ tục tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài

Hòa giải có thể là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập ngoài tòa án hoặc trọng tài, được thực hiện thông qua hoạt động của Hòa giải viên độc lập hoặc Hòa giải viên thuộc các Tổ chức trung gian hòa giải, Trung tâm hòa giải, Tổ hòa giải ở cơ sở…

Hòa giải cũng có thể là một thủ tục trong tố tụng tòa án, được tiến hành trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án Nếu thông qua hòa giải, các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật Trong trường hợp các đương sự không thể thỏa thuận được với nhau thì tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Một thủ tục hòa giải tương tự như vậy cũng thường gặp trong tố tụng trọng tài Chỉ khác là hiện nay chưa có cơ chế để thi hành các thỏa thuận hòa giải thành trong tố tụng trọng tài Do vậy, khi các đương sự đạt được hòa giải với nhau thì thông thường họ sẽ làm thủ tục rút lại đơn kiện trọng tài Nếu không thì các trọng tài sẽ đưa các nội dung hòa giải

đó vào trong phán quyết trọng tài để đảm bảo rằng chúng sẽ được thực thi

Trang 25

Th ứ sáu, hòa giải không bắt buộc phải tiến hành công khai: Khi tham

gia vào quá trình hòa giải, các bên phải ký cam kết không tiết lộ những thông tin có được từ quá trình hòa giải Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì những thông tin có được trong quá trình hòa giải sẽ không thể trở thành bằng chứng để chống lại một trong các bên Bản thân hòa giải viên cũng phải cam kết giữ bí mật tất cả những thông tin do các bên cung cấp trong quá trình hòa giải Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay tòa

án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì các bên cũng không được yêu cầu triệu tập hòa giải viên với tư cách nhân chứng cho vụ tranh chấp

Th ứ bảy, hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các

ph ương thức giải quyết tranh chấp khác Tùy thuộc vào yêu cầu của bản quy

tắc hòa giải của từng trung tâm hòa giải, nhìn chung, việc sử dụng phương thức hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hay tòa án Các bên có thể tiến hành hòa giải song song với quá trình tố tụng trọng tài hay tòa án Đây cũng chính là một điểm hấp dẫn thể hiện sự linh hoạt của phương thức này

1.1.3 Khái niệm hòa giải thương mại

Theo khoản 1 Điều 3 NĐ/22/ CP ngày 24-2-2017 thì “ Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận

và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị địn này”

Từ việc nghiên cứu các khai niệm “tranh chấp thương mại” và “hòa giải” cùng các đặc điểm của chúng, có thể rút ra khái niệm về hòa giải

thương mại như sau: “Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết

tranh ch ấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập Các bên tranh chấp

t ự nguyện thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền

l ợi và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động

Trang 26

cũng như luật thương mại thuộc "luật tư”, nghĩa là những ngành luật điều

chỉnh chủ yếu mối quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau Trong mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau thì yếu tố thiện chí, hợp tác là quan trọng hàng đầu Do những mối quan hệ đã được xây dựng và duy trì từ lâu nên các bên đối tác sẽ dễ chia sẻ lợi ích cũng như thua thiệt với nhau, ngay cả trong hoàn cảnh có tranh chấp Trong nền kinh tế thị trường, việc xử lý các mối quan hệ tranh chấp giữa các thương nhân không chỉ được thực hiện theo các quy định của pháp luật mà còn cần đến các thói quen, thông lệ và tập quán thương mại

Hòa giải với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện do các bên tự nguyện lựa chọn đã được áp dụng từ lâu trên thế giới Nhiều quốc gia đã có những động thái tích cực nhằm khuyến khích việc sử dụng phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại thông qua việc sáng tạo hoặc công nhận các mô hình tổ chức hòa giải, thiết lập cơ chế pháp lý linh hoạt cho việc lựa chọn và tiến hành hòa giải, đồng thời công nhận

và cho thi hành kết quả hòa giải giữa các bên tranh chấp

1.1.4 Phân loại hòa giải thương mại

Theo thông lệ, người ta thường dựa vào tiêu chí chủ thể thực hiện hòa giải để phân chia hòa giải thành hai hình thức là hòa giải công và hòa giải tư Hòa giải công do các cơ quan nhà nước, chủ yếu là tòa án đứng ra thực hiện Hòa giải tư thường do các tổ chức trọng tài thương mại hoặc các tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp tiến hành Ngoài ra, trong hòa giải tư, các bên

Trang 27

cũng có thể yêu cầu các cá nhân (thường là chuyên gia về hòa giải hoặc về lĩnh vực đang có tranh chấp) đứng ra hòa giải Tại Việt Nam, với các quy định hiện nay, hòa giải có thể được chia thành hai loại là hòa giải ngoài tòa án và hòa giải tại tòa án

• Hòa giải thương mại ngoài tòa án

Hòa giải thương mại ngoài tòa án thường do các tổ chức trọng tài thương mại thực hiện hoặc do các tổ chức làm dịch vụ ḥòa giải chuyên nghiệp hoặc do một bên thứ ba (tổ chức, cá nhân) làm trung gian ḥòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp Tại các tổ chức trọng tài lớn trên thế giới đều có các trung tâm hòa giải trực thuộc, như Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Dilhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kong, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan… Bên cạnh đó, các tổ chức trọng tài này đều ban hành các quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả

Tại Việt Nam, hoạt động hòa giải thương mại ngoài tòa án còn khá xa

lạ với các doanh nghiệp Mô hình tập trung hòa giải thương mại chuyên nghiệp mới được ra đời kể từ khi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành Bộ Quy tắc hòa giải, có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2007 Quy tắc hòa giải này áp dụng cho việc hòa giải tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới quan hệ pháp lý trong hoạt động thương mại, khi các bên quyết định tiến hành hòa giải tranh chấp thông qua VIAC Ngày 24-2-2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 22 về hòa giải thương mại đây là văn bản pháp lý đầu tiên ở Việt Nam điều chỉnh mô hình hoạt động hòa giải thương mại độc lập ngoài tòa án

Quy trình ngoài tòa án thường bắt đầu bằng việc hai bên tranh chấp cùng đề nghị hòa giải viên hoặc một tổ chức hòa giải độc lập đứng ra giải

Trang 28

quyết tranh chấp Một bên cũng có thể đơn phương liên hệ với hòa giải viên hoặc với tổ chức hòa giải để yêu cầu tiến hành hòa giải, khi đó hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hòa giải Việc hòa giải chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên sẽ áp dụng các kỹ năng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình nhằm giúp các bên thảo luận và thương lượng với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vụ tranh chấp Trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận, hòa giải viên sẽ giúp các bên soạn thảo thỏa thuận hòa giải một cách chi tiết, đồng thời, có thể tham gia làm chứng cho thỏa thuận đó Bản thỏa thuận này có giá trị pháp lý như một hợp đồng Một trong các bên hoặc bản thân hòa giải viên có quyền chấm dứt hòa giải vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình hòa giải khi thấy việc hòa giải không mang lại hiệu quả

Hòa giải ngoài tòa án bao gồm cả hoạt động hòa giải do trọng tài viên tiến hành trong thủ tục tố tụng trọng tài được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không quy định cụ thể quy trình hòa giải tại trọng tài, việc hòa giải sẽ được các Trung tâm trọng tài thực hiện theo quy trình phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện để các bên đương

sự có thể thỏa thuận được với nhau Tại điều 9 Luật Trọng tài thương mại

năm 2010 quy định: “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự

do th ương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu

c ầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải

quy ết tranh chấp” Dù các bên giải quyết với nhau bằng tranh chấp tố tụng trọng tài hay tố tụng tòa án thì đều được khuyến khích tự thương lượng, hòa giải Việc các bên tự hòa giải thỏa thuận với nhau có thể được thực hiện trước hoặc trong quá trình giải quyết tranh chấp Song song với quá trình đó, trọng tài viên cũng sẽ tiến hành việc hòa giải cho các bên tranh chấp Quá trình hòa giải là một giai đoạn bắt buộc trong tố tụng trọng tài Tuy nhiên trong tố tụng

Trang 29

trọng tài, hòa giải được thực hiện trên yêu cầu của các bên sau khi các bên không tự thương lượng với nhau được Trường hợp các bên tự thương lượng được với nhau hoặc hòa giải thành công thì có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài

ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó để đảm bảo việc thi hành thỏa thuận của các bên

• Hòa giải thương mại tại tòa án

Hòa giải tại tòa án là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng tòa án, thể hiện

tại Điều 10 BLTTDS 2015 (trước đó là Điều 10 BLTTDS 2005): “Tòa án có

trách nhi ệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để cá đương sự thỏa

thu ận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật

này” Quá trình hòa giải tại tòa được pháp luật tố tụng quy định một cách rõ ràng, cụ thể để đáp ứng thống nhất tại các tòa án

Theo quy định hiện hành, hòa giải có thể được tòa án tiến hành ở nhiều giai đoạn, nhiều cấp xét xử và đối với hầu hết các vụ án, trừ một số trường hợp không thể hòa giải được, cụ thể như sau:

- Giai đoạn ngay sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và nộp tạm ứng án phí Tuy nhiên, hòa giải ở giai đoạn này ít mang lại hiệu quả bởi khi

đó quan điểm của các bên còn khác xa nhau và chưa có sự tác động của bên thứ ba (tòa án, thẩm phán)

- Giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán ra thông báo mở phiên hòa giải Tại phiên hòa giải, thẩm phán giải thích các quyền và nghĩa vụ của các đương sự, làm rõ yêu cầu của nguyên đơn Thẩm phán chỉ rõ cho các bên thấy ưu điểm của việc hòa giải và lợi ích của mỗi bên khi đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp, đồng thời đưa ra các phương án, khả năng giải quyết để các bên lựa chọn Tòa án ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vào biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tòa án cũng lập biên bản hòa giải không thành để tiếp tục xét xử vụ việc

Trang 30

- Giai đoạn từ khi có tòa án quyết định đưa vụ xét xử đến trước khi hội đồng xét xử vào nghị án trong phiên sơ thẩm Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử hỏi các bên có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Nếu các bên không thỏa thuận được thì các bên trình bày nội dung tranh chấp và yêu cầu của mình, trên cơ sở đó Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra phương án thích hợp để hai bên có thể hòa giải với nhau trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án

- Giai đoạn từ sau khi tòa án cấp sơ thẩm tuyên án cho đến trước khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

- Giai đoạn từ khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định xét xử phúc thẩm đến trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm vào nghị án

1.1.5 Vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Có thể nói hòa giải dù với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập hay là một giai đoạn trong phương thức giải quyết tranh chấp thương mại Tòa án, Trọng tài thì đều mang lại những lợi ích to lớn cho các bên tranh chấp và cho nền kinh tế nói chung

Th ứ nhất, hòa giải góp phần giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột giữa

các bên tranh chấp Khi xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích trong một quan

hệ thương mại, bên nào cũng đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, không ai nhường ai khiến mâu thuẫn trở nên gay gắt Lúc này sự có mặt của một bên thứ ba làm trung gian sẽ giúp làm dịu mâu thuẫn, các bên sẽ bình tĩnh hơn, suy xét kỹ hơn và họ đặt niềm tin vào người trung gian vì người ngoài cuộc thường có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn các bên trong cuộc Hòa giải đem lại cơ hội cho các bên trình bày, giải thích quan điểm lý lẽ của mình với bên kia Sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cần thiết vì nó đề cao được tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình Các bên sẽ nhận ra rằng không phải cái mình muốn là có ngay được, mà phải qua hòa giải nhiều lần thì mới đạt được

Trang 31

Th ứ hai, hòa giải là cách thức thể hiện và bảo đảm quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp Theo nguyên tắc của quyền tự do kinh doanh, các thương nhân khi có tranh chấp có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau như thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án Riêng đối với hòa giải, các bên có thể lựa chọn hòa giải ngoài tòa

án hoặc hòa giải tại tòa án Lựa chọn hòa giải tại tòa án hay hòa giải ngoài tòa

án phụ thuộc vào lợi ích, mối quan hệ, ý chí của các bên tranh chấp Do đó, việc tạo điều kiện các bên tranh chấp lựa chọn phương thức hòa giải một cách

dễ dàng cũng chính là để đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các thương nhân

Th ứ ba, hòa giải là phương thức hợp nhất để dung ḥòa lợi ích, khôi phục và duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp Trong hoạt động kinh doanh thương mại, một bên có thể phát sinh một hay nhiều mối quan hệ với một hay nhiều bên khác Mối quan hệ này dựa trên nguyên tắc nghĩa vụ và lợi ích bên này tương xứng với nghĩa vụ và lợi ích bên kia Mối quan hệ này sẽ được duy trì dài lâu nếu không xảy ra tranh chấp Tranh chấp trở thành tác nhân vô hình phá vỡ mối quan hệ kinh tế giữa các bên Nếu mối quan hệ này

bị phá vỡ thì một bên có thể thiết lập mối quan hệ mới với một bên khác, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của các bên trong quan hệ kinh doanh Để dung hòa lợi ích và khôi phục mối quan hệ giữa các thương nhân khi có tranh chấp thì hòa giải là phương thức tối ưu Thông qua hòa giải các bên sẽ lắng nghe ý kiến của nhau, ý kiến của người trung gian hòa giải Các bên đưa ra những yêu cầu, những nhượng bộ để dung hòa lợi ích của mỗi bên cũng như khôi phục lại mối quan hệ đang có nguy cơ bị đổ vỡ do tranh chấp

Th ứ tư, hòa giải các bên tranh chấp có thể tiếp cận công lý mà không nhất thiết phải bằng con đường tòa án Hòa giải ngoài tòa án với sự tham gia của bên thứ ba không mang tính phán xét như thẩm phán Bên thứ ba đóng vai

Trang 32

trò dẫn dắt các bên, giúp các bên biết được quyền, nghĩa vụ của mình, hậu quả pháp lý các bên có thể gặp nếu hòa giải thành mà không thực hiện thỏa thuận hòa giải hoặc hòa giải không thành Bên thứ ba phân tích, căn cứ vào yêu cầu của các bên, từ đó đưa ra những phương án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn Hòa giải ngoài tòa án có tính linh hoạt, có thể được tiến hành trong nhiều môi trường khác nhau, thủ tục có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi Các bên được tự do nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm và có những điều chỉnh nhất định để hòa giải đạt được hiệu quả tốt nhất Trong quá trình hòa giải, trung gian hòa giải gàn gũi và thân thiện với các bên tranh chấp, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng cho các bên Nhờ sự thân mật và linh hoạt trong hòa giải mà các bên có thể tham gia trực tiếp vào quá trình này Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể trao đổi, đàm phán và thảo luận về các phương án giải quyết tranh chấp

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật hòa giải thương mại ở Việt Nam

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hòa giải thương mại

Ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đó có quan

hệ về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và hòa giải thương mại nói riêng

Pháp luật về hòa giải thương mại là một trong những công cụ quản lý nhà nước và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại Vai trò điều chỉnh của nó trước hết và chủ yếu thể hiện ở các quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật về hòa giải thương mại được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản

lý, tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại Quy phạm pháp luật về hòa giải thương mại cũng như các quy phạm pháp luật khác có tính bắt buộc chung, là khuôn mẫu, thước đo để các chủ thể tuân thủ và là tiêu chí để đánh giá hành

Trang 33

vi của con người Quy phạm pháp luật về hòa giải thương mại do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục nhất định

và được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống trước khi nó bị thay đổi hoặc hủy

bỏ Các quy phạm pháp luật về hòa giải thương mại hiện được quy định rải rác trong một số văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…Các quy định về hòa giải thương mại với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay được quy định tại NĐ/22/CP ngày 24- 2- 2017 Báo cáo Dự án

“Khảo sát xã hội học về hoạt động hòa giải ở cơ sở” do Investconsult Group thực hiện năm 2008-Tài liệu tham khảo phục vụ xây dựng dự án Luật hòa giải

ở cơ sở của Bộ Tư pháp- đã đưa ra kết luận rằng, tại Việt Nam chưa hình thành rõ nét thiết chế “hòa giải” theo nghĩa chung nhất, đầy đủ và toàn diện của nó, tức là một loại hình giải quyết tranh chấp độc lập, tồn tại bên cạnh trọng tài và tòa án

Mặc dù vậy, pháp luật về hòa giải thương mại cũng cần chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý,

tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Từ đó chúng ra có thể

rút ra khái niệm một cách khái quát nhất như sau: Pháp luật về hòa giải

th ương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc

th ừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hòa giải

th ương mại

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về hòa giải thương mại

Có thể nhận thấy rằng pháp luật hòa giải thương mại cũng mang những đặc điểm của pháp luật nói chung Đó là hệ thống quy tắc xử sự chung, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, được thể hiện dưới những hình thức nhất định, thể hiện ý chí của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước

Trang 34

Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hòa giải thương mại rất

đa dạng, phong phú, xong về tổng quát chúng có thể được phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:

Nhóm 1: các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải thương mại Đó là các quan hệ giữa các cơ quan quản

lý nhà nước với nhau và giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, hiệp hội, Trung tâm, Phòng Thương mại…, các tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật

Nhóm 2: các quan hệ phát sinh trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải thương mại cho đội ngũ hòa giải viên

Nhóm 3: các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động hòa giải thương mại Trong nhóm quan hệ này chủ yếu là quan hệ trong quá trình thực hiện hòa giải như: nguyên tắc thực hiện hòa giải; về trình tự, thủ tục hòa giải; mối liên hệ giữa hòa giải thương mại với trọng tài và thủ tục tố tụng tư pháp; hiệu lực thi hành của thỏa thuận đạt được sau thủ tục hòa giải…( xem Điều 1 NĐ/22/CP)

1.2.3 Vai trò của pháp luật về hòa giải thương mại

Như đã phân tích, hòa giải thương mại có đặc trưng là dựa trên sự thỏa thuận hoặc cùng tự nguyện chấp nhận của các bên tranh chấp trong quan hệ thương mại Do vậy, không giống như pháp luật tố tụng quy định chặt chẽ

về quy trình tiến hành các bước giải quyết tranh chấp tại hệ thống tòa án, pháp luật về hòa giải thương mại đặt ra các cơ chế pháp lý phù hợp để tạo

cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống giải quyết tranh chấp này Vai trò của pháp luật đối với hòa giải thương mại thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Th ứ nhất, pháp luật thừa nhận hiệu lực của phương thức giải quyết tranh chấp đạt được thông qua phương thức giải quyết tranh chấp bằng

Trang 35

hòa giả thương mại Bất kỳ phương thức giải quyết tranh chấp nào cũng chỉ có ý nghĩa trong giải quyết tranh chấp khi kết quả của nó được pháp luật công nhận

Th ứ hai, pháp luật đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các hành vi

lạm dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp các bên Các biện pháp này trước hết phải đảm bảo các bên có sự bình đẳng, tự nguyện, được tự do thể hiện ý chí khi lựa chọn và tiến hành việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải Để đảm bảo điều này, pháp luật cần có quy định nghiêm cấm những hành vi lừa dối, cưỡng bức, lạm dụng vị trí ưu thế khi sử dụng phương thức này Bên cạnh đó, do có sự khác biệt giữa hòa giải thương mại và hệ quả pháp

lý của việc sử dụng phương thức này nên có sự phân biệt rạch ròi giữa hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài tố tụng tư pháp Đề

ra các nguyên tắc về quy trình, thủ tục mà phương thức giải quyết tranh chấp này phải đáp ứng yêu cầu quan trọng để phương thức này phát huy được vai trò đích thực của nó trong giải quyết các tranh chấp xã hội Ngoài ra, hòa giải thương mại thực hiện dựa trên sự tự nguyện của các bên và có những hạn chế của nó Vì thế, pháp luật hòa giải thương mại đóng vai trò xác định các phạm

vi tranh chấp có thể được giải quyết bằng phương thức hòa giải, đảm bảo phương thức này không làm ảnh hưởng đến trật tự pháp luật và trật tự quản lý

xã hội nói chung

Th ứ ba, pháp luật hòa giải thương mại khuyến khích sự phát triển của

tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải chuyên nghiệp Tùy từng quan điểm của các nhà hoạch định chính sách trong phát triển phương thức hòa giải thương mại, pháp luật có thể quy định những biện pháp nhằm khuyến khích ở mức độ khác nhau đối với phương thức này Các biện pháp khuyến khích có thể là tạo điều kiện thành lập, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức thiết chế giải

Trang 36

lệnh số 13 về tổ chức Tòa án ngày 21/01/1946, quy định “Ban tư pháp xã có

quy ền hòa giải tất cả các việc dân dự và thương mại Nếu hòa giải được Ban

t ư pháp xã có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những đương sự ký” Điều 4 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định “Biên bản hòa giải

thành ch ỉ có hiệu lực tư chứng thư” Còn tại Điều 12 của Sắc lệnh quy định

“nh ững việc kiện dân sự và thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị

c ấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp thứ hòa giải”

Điều 9 Sắc lệnh 85/SL ngày 25/5/1950 quy định “Tòa án nhân dân hòa

gi ải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương mại kể cả việc xin ly dị trừ những

v ụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình” Tại điều 1

của Sắc lệnh quy định “Biên bản hòa giải thành là một công chứng thư có thể

thi hành ngay” Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ những điều mà hai bên đã thỏa thuận Hạn kháng cáo là 15 ngày trong kể từ ngày phòng Biện lý nhận được biên bản hòa giải thành

Như vậy có thể thấy hòa giải đã được coi là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án Nhưng điểm đặc biệt là Tòa án không ra quyết định mà chỉ lập biên bản hòa giải thành, đay là hạn chế lớn nhất bởi nó sẽ

Trang 37

không có hiệu lực để buộc các bên thi hành, dẫn đến việc Tòa án phải mở lại phiên xử do các bên không tự nguyện thi hành hoặc tự ý thay đổi thỏa thuận Ngày 10/10/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài kinh tế Căn cứ vào Pháp lệnh Trọng tài kinh tế, ngày 25/3/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 70/HĐBT công bố điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế Tại Điều lệ này, hòa giải vẫn chưa được quy định một cách rõ ràng,

cụ thể nhưng các quy định đã thể hiện tính chất hòa giải trong hoạt động của Trọng tài Kinh tế khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế Cụ thể tại khoản

4 Điều 10 quy định

“Tr ọng tài viên có trách nhiệm tiến hành các hoạt động tố tụng trọng

tài trên c ơ sở những chứng cứ, áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật và

t ạo điều kiện cho các bên tự thương lượng giải quyết theo pháp luật”

Theo đó, Trọng tài viên thực hiện thủ tục hòa giải trong mọi giai đoạn

tố tụng trọng tài nhưng chưa được quy định là thủ tục bắt buộc phải tiến hành

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, mô hình Trọng tài Kinh tế không còn phù hợp với bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại Trong khi đó, Trọng tài Kinh tế là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành chính, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền cùng cấp thực hiện xét

xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế sẽ không đảm bảo tính khách quan và công bằng Do vậy, cần phải có các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại mới, phù hợp

Ngày 16/3/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) Trong PLTTGQCVAKT

Trang 38

“hòa giải” được quy định là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành trong suốt quá trình tố tụng Điều 36 của Pháp lệnh quy định:

1 Tr ước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự

có th ể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án

2 Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có

m ặt khi hòa giải

3 Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án

thì Tòa án l ập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa

thu ận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật

Trong tr ường hợp các đương sự không thể thỏa thuận với nhau được

thì tòa án l ập Biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đưa vụ án ra

xét x ử

Theo quy định trên, hòa giải trong thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế

có một số khác biệt so với hòa giải trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

Cụ thể: sau khi lập biên bản hòa giải thành, thẩm phán ran gay Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngay mà không phải đợt sau 15 ngày như thủ tục tố tụng dân sự Biên bản hòa giải thành trong vụ tranh chấp kinh tế không thể thay đổi sau khi các bên đã ký

Tại khoản 1 điều 50 của PLTTGQCVAKT quy định “Tại phiên tòa,…

n ếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Quyết định này có hiệu lực pháp luật” Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các

đương sự có hiệu lực pháp luật ngay mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Quy định như vậy nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thiện chí của các bên tranh chấp, đồng thời phù hợp với yêu cầu giải quyết các tranh chấp kinh tế một cách nhanh chóng kịp thời

Pháp lệnh trọng tài thương mại (PLTTTM) năm 2003 được ban hành và tại điều 37 đã quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài Theo đó, khuyến

Trang 39

khích các bên tranh chấp tự hòa giải, trường hợp không tự hòa giải được thì

có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải Và Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận thỏa thuận khi hòa giải thành, quyết định này có giá trị chung thẩm và được thi hành như một phán quyết trọng tài

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, PLTTTM 2003 đã bộc

lộ nhiều hạn chế về thủ tục cũng như việc thi hành phán quyết trọng tài Năm

2010, Luật Trọng tài thương mại (LTTTM) ra đời, thay thế, bổ sung và hoàn thiện PLTTTM 2003, quy định cụ thể về trung tâm trọng tài, trọng tài viên, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài và cơ chế thi hành Điều này đã tạo cho các bên tranh chấp có thêm sự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp

Ngày 15/6/2004, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được thông qua Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta Trong BLTTDS chế định hòa giải đối với các vụ án dân sự

đã được kế thừa, hoàn thiện, đồng thời quy định một cách thống nhất về trình

tự và thủ tục hòa giải các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình Tại Chương II của Bộ luật đã ghi nhận hòa giải là một nguyên tắc của tố tụng dân sự

Kế thừa BLTTDS 2004 về hòa giải, ngày 25/11/2015, BLTTDS năm

2015 được thông qua thay thế cho BLTTDS 2004 và có hiệu lực thi hành kể

từ ngày 01/07/2016 đã hoàn thiện cơ chế đảm bảo việc thi hành kết quả hòa giải thành ngoài tòa án Đó là các quy định mới của BLTTDS 2015, được quy định cụ thể từ Điều 416 đến Điều 419 BLTTDS 2015 Theo đó, các vụ tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp thương mại đã được các cá nhân, tổ chức không phải là tòa án tiến hành hòa giải thành công, thì có thể nộp đơn yêu cầu Tòa

án công nhận kết quả hòa giải thành Kết quả hòa giải thành sau khi được tòa

án công nhận có giá trị thi hành như các bản án, quyết định của tòa án

Trang 40

Chế định pháp luật hòa giải có sự thay đổi về mặt nội dung qua mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước Chúng ta có thể nhận thấy ngay từ giai đoạn đầu, các quy định pháp luật về hòa giải tại Việt Nam chỉ đề cập đến hòa giải do tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Giải quyết tranh chấp chủ yếu được thực hiện trong tòa án bởi tâm lý của người dân chỉ tin tưởng vào quyền lực nhà nước và xem quyền lực nhà nước có giá trị cao nhất, buộc các bên phải thi hành Hòa giải ngoài tòa án dường như ít được quan tâm hơn Hầu như pháp luật thời gian đầu không đề cập cũng như khuyến khích các bên tự hòa giải Phương thức hòa giải ngoài tòa án được hình thành, phát triển và định hình trong quy định pháp luật trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, khi kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ,

sự giao lưu thương mại ngày càng nhiều và tranh chấp ngày càng đa dạng Kinh tế trong nước phát triển hội nhập cùng kinh tế thế giới Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ngoài tòa án được các nước phát triển xem là điều kiện tiên quyết trước khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan tố tụng, nhằm giảm tải công việc cho cơ quan quyền lực nhà nước và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp

Ngày 24-2-2017 Nghị định về hòa giải thương mại được ban hành Một mô hình tổ chức chuyên nghiệp về hòa giải thương mại sẽ ra đời, với tính hiệu quả và linh hoạt vốn có, mô hình hòa giải thương mại sẽ đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế

Như vậy chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại đã được xây dựng và trải qua một quá trình phát triển từ chưa có đến có, từ chưa

cụ thể đến cụ thể và ngày hoàn thiện, đầy đủ hơn

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về hòa giải thương mại

1.4.1 Mô hình hòa giải thương mại

Thế giới đã biết đến một số mô hình hòa giải thương mại đạt được hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trên thực tế Trong phần này, tác giả xin

Ngày đăng: 03/09/2018, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Cung Mỹ Anh, Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự - Những vướng mắc và giải pháp khắc phục, Luận văn thạc sĩ Luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p kinh doanh, th"ươ"ng m"ạ"i theo quy "đị"nh c"ủ"a B"ộ" lu"ậ"t t"ố" t"ụ"ng dân s"ự" - Nh"ữ"ng v"ướ"ng m"ắ"c và gi"ả"i pháp kh"ắ"c ph"ụ"c
4. Đào Văn Hội, Giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p kinh t"ế" t"ạ"i Vi"ệ"t Nam
5. Hisako Kobayasi-Levin, Mediation System in Japan (Presentation at round Table Conference on Mediation in Asia, which was organized by the Graduate School of Law, Kyushu University in Fukuoka - Japan, August 30 and 31, 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mediation System in Japan
6. Lê Hồng Hạnh, "Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập", Tạp chí Luật học (2), 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập
7. Đào Thị Xuân Lan, Bản chất của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"n ch"ấ"t c"ủ"a hòa gi"ả"i trong vi"ệ"c gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p kinh t"ế" t"ạ"i Tòa án
8. Đào Thị Xuân Lan, Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hòa gi"ả"i trong gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p kinh t"ế" t"ạ"i Tòa án "ở" Vi"ệ"t Nam
10. Linda C.Reif, Conciliation as a Mechanism for the Resolution ò International Economic and Business Disputes, 14 Fordham Int'l L.J Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conciliation as a Mechanism for the Resolution ò International Economic and Business Disputes
11. Lê Thị Tâm, So sánh phương thức hòa giải với thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án, luận văn thạc sĩ luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh ph"ươ"ng th"ứ"c hòa gi"ả"i v"ớ"i th"ủ" t"ụ"c hòa gi"ả"i trong gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p kinh t"ế" t"ạ"i Tòa án
12. Montesquieu - tinh thần pháp luật, người dịch Hoàng Thanh Đạm, Nxb Giáo dục - Trường ĐHKHXH&NV - Khoa Luật - 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Montesquieu - tinh th"ầ"n pháp lu"ậ"t
Nhà XB: Nxb Giáo dục - Trường ĐHKHXH&NV - Khoa Luật - 1996
13. Nguyễn Thị An Na, Hòa giải - phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tố tụng tư pháp, luận văn thạc sỹ luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hòa gi"ả"i - ph"ươ"ng th"ứ"c gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p th"ươ"ng m"ạ"i ngoài t"ố" t"ụ"ng t"ư" pháp
14. Ngô Thị An, Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại ngoài thủ tục tố tụng tư pháp, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sỹ luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lu"ậ"t v"ề" gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p th"ươ"ng m"ạ"i ngoài th"ủ" t"ụ"c t"ố" t"ụ"ng t"ư" pháp, th"ự"c tr"ạ"ng và gi"ả"i pháp hoàn thi"ệ"n
20. Võ Hương Giang, Pháp luật điều chỉnh hoạt động hòa giải tư pháp trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lu"ậ"t "đ"i"ề"u ch"ỉ"nh ho"ạ"t "độ"ng hòa gi"ả"i t"ư" pháp trong gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p th"ươ"ng m"ạ"i t"ạ"i Vi"ệ"t Nam
21. Tô Thị Thu Hà, Hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thi"ệ"n pháp lu"ậ"t v"ề" hòa gi"ả"i th"ươ"ng m"ạ"i "ở" Vi"ệ"t Nam hi"ệ"n nay
24. Trần Ngọc Dũng, Mô hình Luật kinh tế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Lu"ậ"t kinh t"ế" Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
25. Nguyễn Thị Khế, Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lu"ậ"t th"ươ"ng m"ạ"i và gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p th"ươ"ng m"ạ"i
Nhà XB: Nxb Tài chính
26. Nguyễn Hoài Sơn, Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng, hòa giải - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi"ả"i quy"ế"t tranh ch"ấ"p th"ươ"ng m"ạ"i b"ằ"ng ph"ươ"ng th"ứ"c th"ươ"ng l"ượ"ng, hòa gi"ả"i - Nh"ữ"ng v"ấ"n "đề" lý lu"ậ"n và th"ự"c ti"ễ"n
584-85 (Hòa giải một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại quốc tế, tạp chí luật quốc tế Fordham, số 14 (2005) Khác
16. Quy tắc trung gian và hòa giải của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore Khác
18. Quy tắc hòa giải, Viện trọng tài Bộ Tư pháp Vương quốc Thái Lan Khác
22. Thạc sỹ Lê Thị Hoàng Thanh, Hoàn thiện cơ chế hòa giải ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm từ các nước, Chuyên đề Thông tin khoa học pháp lý số 09-10, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Hà Nội, năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w