Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thông qua việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: quản lý cấp phát vốn, quản lý thanh quyết toán vốn côn
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THẮM
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Kim Chung
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày thángnăm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thắm
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và PTNT; đặc biệt là các thầy, cô giáo bộ môn Kinh tế Nông nghiệp & Chính sách, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung - Giảng viên Khoa Kinh tế và PTNT - Người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Bắc Ninh, phòng Tài chính
-Kế hoạch thành phố Bắc Ninh; các phòng, ban của thành phố; các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; UBND các xã, phường và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè
đã quan tâm, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày thángnăm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thắm
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hộp, sơ đồ ix
Trích yếu luận văn x
Thesis abtract xii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Những đóng góp mới của luận văn 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 5
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 5
2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, bản chất về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước 5
2.1.2. Vai trò, tác dụng của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 10
2.1.3. Đặc điểm của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước 10
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước 11
Trang 52.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước 25
2.2 Cơ sở thực tiễn 29
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của một số nước trên thế giới 29
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước 29 2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Bắc Ninh 33
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 35
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 42
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 43
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 46
4.1. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước các công trình trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 46
4.1.1 Bộ máy quản lý của chính quyền thành phố 46
4.1.2 Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 48
4.1.3. Thực trạng lập và giao kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các công trình trên địa bàn 53 4.1.4. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác tạm ứng, thanh toán (giải ngân) vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản .69
4.1.6. Kết quả quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của thành phố Bắc Ninh 88
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản ở thành phố Bắc Ninh 90
4.2.1 Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý 90 4.2.2. Ảnh hưởng của hệ thống chính sách liên quan đến quản lý đầu tư xây
Trang 6dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh 91
4.2.3 Ảnh hưởng của chủ đầu tư dự án 93
4.3. Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 94
4.3.1 Giải pháp đối với công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 95
4.3.2. Giải pháp đối với công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước 95
4.3.3. Giải pháp đối với công tác phê duyệt kế hoạch đấu thầu tại thành phố Bắc Ninh 97
4.3.4. Giải pháp đối với công tác thanh toán, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 97
4.3.5. Giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản 98
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 100
5.1 Kết luận 100
5.2 Kiến nghị 101
5.2.1 Đối với Nhà nước 101
5.2.2 Đối với tỉnh Bắc Ninh 101
Tài liệu tham khảo 102
Phụ lục 104
Trang 7Quản lý dự án Quản lý Nhà nước Sản xuất kinh doanh Tài chính - Kế hoạch Tài sản cố định Tài sản lưu động Thành phố
Ủy ban nhân dân Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.3 Bảng phân bổ mẫu điều tra
Bắc Ninh
thành phố Bắc Ninh
doanh nghiệp đánh giá công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo từng lĩnh vực trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
dụng công trình về vấn đề ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
2016
2014-2016 của thành phố Bắc Ninh
công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
bản giai đoạn 2014 - 2016
bàn thành phố Bắc Ninh
theo lĩnh vực giai đoạn 2014-2016
Trang 9đến hết năm 2016 Bảng 4.15 Ý kiến đánh giá của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện công
trình về tính kịp thời của công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Bảng 4.16 Ý kiến đánh giá của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện các công
trình xây dựng cơ bản về những khó khăn trong công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
2014-2016 trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
giai đoạn 2014-2016 Bảng 4.19 Kết quả thẩm định và phê duyệt quyết toán công trình xây dựng cơ
bản hoàn thành trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn
2014-2016
Bảng 4.21 Tỷ lệ giải ngân/kế hoạch của thành phố Bắc Ninh năm 2016
Bảng 4.22 Đánh giá của đơn vị thực hiện công trình về công tác thanh toán, giải
ngân nguồn vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản Bảng 4.23 Đánh giá của đại diện người sử dụng các công trình về chất lượng
công trình xây dựng cơ bản của thành phố Bắc Ninh Bảng 4.24 Kết quả các công trình phát hiện vi phạm khi thanh tra, kiểm tra từ
năm 2014-2016 trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
tra, kiểm tra Bảng 4.26 Kết quả phê duyệt quyết toán công trình xây dựng cơ bản trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 -2016 Bảng 4.27 Ý kiến của cán bộ quản lý và chủ đầu tư đánh giá về năng lực cán bộ
quản lý Bảng 4.28 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và chủ đầu tư về ảnh hưởng của
chế độ, chính sách tới công tác quản lý ngân sách nhà nước
Trang 10DANH MỤC HỘP, SƠ ĐỒ
Hộp 4.1 Ý kiến về kế hoạch đầu tư 62Hộp 4.2. Ý kiến về khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng 65Hộp 4.3 Ý kiến về chất lượng công trình 84
Sơ đồ 2.1 Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước28
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư 28
Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước đối với các công trình trên địa bàn thành phố Bắc Ninh .47
Sơ đồ 4.2 Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn đầu tư tại Kho
bạc Nhà nước thành phố Bắc Ninh 74
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thắm
Tên luận văn: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh".
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Đánh giá thực trạng của quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Đề xuất các giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, sử dụng các phương pháp để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp như phương pháp: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp,… Số liệu sau thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS và sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, mô tả với hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp.
Kết quả chính và kết luận
Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB đã thực hiện đúng quy định, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Bắc Ninh Tuy nhiên, nguồn vốn huy động rất hạn chế nên việc phân bổ vốn cho một số công trình, dự án còn nợ đọng kéo dài trong nhiều năm.
Công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình XDCB, đáp ứng tiến độ giải ngân Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn như: Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi; thủ tục tạm ứng và thanh toán rườm rà; sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan chưa thực sự thống nhất.
Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện ngày càng tốt hơn Tuy nhiên, hiện tại công tác này vẫn còn chậm so với yêu cầu Nguyên nhân có thể kể đến ở đây là: Số lượng dự án, công trình ngày một nhiều; Số lượng dự án, quy mô đầu tư của dự án ngày càng tăng; Nguồn nhân lực, cán bộ quyết toán thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.
Trang 12Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và chống lãng phí nguồn vốn NSNN thông qua việc phát hiện những sai phạm trong đầu tư XDCB ở thành phố Bắc Ninh Tuy nhiên, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn và điều kiện trang thiết bị phục vụ công tác này còn hạn chế.
Những năm tới, công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho các công trình XDCB ở thành phố Bắc Ninh cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau: a) Nhóm giải pháp đối với công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn; b) Nhóm giải pháp đối với công tác đấu thầu; c) Nhóm giải pháp đối với công tác tạm ứng
và thanh toán vốn đầu tư; d) Nhóm giải pháp đối với công tác quyết toán vốn đầu tư; e) Nhóm giải pháp đối với công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
Trang 13THESIS ABTRACT
Author: Nguyen Thi Tham
Thesis: “Management of investment in basic construction funded by state budget in Bac Ninh city, Bac Ninh province".
Institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
Partly to systemize theoretical and empirical background in management of investment in basic construction funded by state budget; to assess status of management of investment in basic construction funded by state budget; to analyse factors effecting on management activities of investment in basic construction funded by state budget; to recommend several solutions to manage investment in basic construction funded by state budget in Bac Ninh city, Bac Ninh province.Research methodology
Methods to collect primary and secondary data by survey, interview, The data are processed by SPSS and analyzed by several methos including descriptive statistics, statistical comparison with consistent research indicators.
Main conclusion
Planning and distributing budget in basic construction is by the law and to guarante aims in socio-economic development of Bac Ninh city However, the budget is limited then the fund is postponed in several projects, plants in many years.
Depositing and liquidating budget for basic construction help contractors
to impulse progress of the construction and to meet disbursement progress However, conductiong these activities has faced with many obstacles: often changes in guideline of state documents; deposit and payment procedure is complicated; poor cooperation between state divisions/departments.
Liquidation in basic construction investment has been well upgraded However, it
is still slower than expected There are several reasons including: number of projects and plants is growing fastly; management staff play too many roles in work.
Inspection and audit activities in investment in basic constructions has strongly contributed in improving quality of basic construction plants in Bac Ninh city, and help to prevent corruption in state budget by identifying frauds in basic construction
Trang 14investment Howeer, these activities are still poor quality because of poor quality of staff and equipments.
In future period, there are several solutions need to be conducted to enhance management activities of investment in basic construction funded
by state budget in Bac Ninh city: a) Solutions in budget planning and distributing; b) Solutions in bidding; c) Solutions in budget deposit and payment; d) Solutions in liquidation; e) Solutions in inspection and audit.
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong thời gian qua với tỷ lệ đầu tư cho XDCB lên tới 12% GDP - cao hơn các quốc gia Đông Nam Á khác đang trong giai đoạn phát triển Nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN luôn là một ưu tiên hàng đầu, phụ thuộc phần lớn vào hiệu lực và hiệu quả của quá trình quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này Tuy nhiên, đến thời điểm này, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn bị coi là yếu kém và là một trong
ba nút thắt tăng trưởng chính của nền kinh tế Nguyên nhân là do công tác QLNN còn yếu kém, từ việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng; cơ chế phối hợp, phân công, phân cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước; đến cơ chế phân bổ ngân sách và thanh kiểm tra, giám sát Dẫn đến hàng loạt các dự án ngàn tỉ bỏ hoang, lãng phí, dự án chậm hoàn thành, đầu tư không đúng, dàn trải, không kịp thời đưa vào khai thác sử dụng, làm thất thoát tiền bạc, là lực cản của sự phát triển nền kinh tế đất nước, làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung
và thành phố Bắc Ninh nói riêng UBND thành phố Bắc Ninh đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng các chương trình dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020 phù hợp với định hướng chung của tỉnh và có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế thành phố phát triển nhanh, ổn định và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế Đại hội Đảng bộ thành
phố Bắc Ninh lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị thành phố trong sạch vững mạnh; phát triển đô thị Bắc Ninh văn minh hiện đại; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” xứng đáng vai trò
là trung tâm của tỉnh Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất bền vững, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, tập trung xây dựng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, chương trình xây dựng nông thôn mới,
Để đạt được những mục tiêu đó, một trong những vấn đề chủ yếu đối với thành phố là làm sao thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho công cuộc phát triển, đáp ứng được yêu cầu đề ra Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư được coi là có
Trang 16hiệu quả khi nó mang lại những lợi ích mong muốn mà chủ đầu tư đặt ra, bao gồm hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội, tuỳ thuộc vào mỗi mục tiêu cụ thể của từng dự án đầu tư Hiệu quả được biểu hiện thông qua những công trình, hạng mục công trình được huy động và phát huy giá trị sử dụng của nó trong thực tế.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trong đó có nguồn vốn đầu
tư dành cho xây dựng cơ bản, chủ yếu lượng vốn này có nguồn từ Ngân sách Nhà nước Vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố cần phải được quan tâm, chú trọng Trong những năm qua, thành phố đã huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để tiến hành xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội Các dự án do UBND thành phố và UBND các xã, phường làm chủ đầu tư năm
2014 là 139 công trình với tổng nguồn vốn đầu tư là 254.633 triệu đồng; đến năm
2016 là 187 công trình với tổng nguồn vốn đầu tư là 466.879 triệu đồng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thông qua việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: quản lý cấp phát vốn, quản lý thanh quyết toán vốn công trình còn chậm, thủ tục rườm rà; công trình thi công không đúng tiến độ, không quyết toán được; công trình, dự án xây dựng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đầu tư hay hiệu quả đầu tư các công trình, dự án xây dựng cơ bản của địa phương chưa cao gây lãng phí và thất thoát vốn ngân sách nhà nước Vì vậy, để phản ánh thực trạng về tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của thành phố Bắc Ninh, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện được mục tiêu Đảng bộ thành phố đề ra Thành phố Bắc Ninh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là một trong những nội dung rất quan trọng và cần thiết Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, đề xuất các giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 17từ nguồn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
- Đánh giá thực trạng của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
- Đề xuất các giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ bản là gì, đầu tư xây dựng cơ bản là gì?
- Vốn ngân sách nhà nước là gì? Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách Nhà nước là gì?
- Vai trò của Quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước?
- Kinh nghiệm một số quốc gia trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước?
- Tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đang diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước?
- Giải pháp nào cần thiết để tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước áp dụng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn nghiên cứu Các chính sách và giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
Trang 18quản lý các công trình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Những công trình, dự
án thuộc nhóm C (Các dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông, cầu, đường sắt, đường quốc lộ, xây dựng khu nhà ở,…; các dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; các dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao,…).
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ năm 2014-2016 Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2017.
- Về không gian: Luận văn được thực hiện tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Luận văn đã thu thập, tổng hợp và phân tích sự đánh giá của các cá nhân tham gia công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh hiện nay So sánh các ý kiến trả lời của các đối tượng khác nhau.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới Các giải pháp này là sự vận dụng linh hoạt giữa công cụ và phương pháp trong quản lý Nhà nước tác động trực tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản.
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1 Khái niệm, nguyên tắc, bản chất về quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
a Khái niệm vốn đầu tư XDCB, quản lý dự án đầu tư:
* Một số khái niệm có liên quan
Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất
và không có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định (TSCĐ) (Quốc hội, 2014).
Đầu tư XDCB là một loại hình đầu tư trong đó việc bỏ vốn được xác định
rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm công trình xây dựng Đó là
cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao thông vận tải, hồ, đập thuỷ lợi, trường học, bệnh viện,… (Quốc hội, 2014).
Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết
bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán (Bộ Tài chính, 2015).
Bên cạnh những vai trò đã nêu trên về đầu tư, đầu tư XDCB là hoạt động có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho
xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Quốc hội, 2014).
Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Quản lý dự án đầu tư là sự tác động liên tục,
có tổ chức, có định hướng vào dự án đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong điều kiện xác
Trang 20định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan
và quy luật đặc thù của đầu tư (Quốc hội, 2014).
* Đặc điểm của đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB là một hoạt động bỏ vốn, đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn, có thể ứ đọng trong thời gian dài do vậy quyết định đầu tư thường trước hết là quyết định tài chính, thể hiện ở các chỉ tiêu: Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, cơ cấu tài chính, khả năng hoàn vốn, thời gian thi công và hoàn thành công trình; là hoạt động có tính chất lâu dài, kết quả của đầu tư XDCB là những sản phẩm có giá trị lớn, thậm chí có những dự án kéo dài hàng chục năm do vậy nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan Đây là một điểm khác biệt so với những loại hình đầu tư khác.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư xác định cho từng công trình; là hoạt động mang tính rủi ro cao do thời gian đầu tư dài, hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên Phải thực hiện nghiêm ngặt các bước: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; nghiệm thu bàn giao giai đoạn.
Để tránh rủi ro, ở mỗi giai đoạn đều có khâu kiểm tra kỹ lưỡng Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, người quyết định đầu tư phải thẩm định dự án đầu tư trước khi phê duyệt; ở giai đoạn thực hiện đầu tư, chủ đầu tư phải thẩm định thiết kế kỹ thuật (hoặc bản vẽ thi công), thẩm định dự toán; Ở giai đoạn nghiệm thu, người quyết định đầu tư phải thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng sẽ được khai thác ở ngay nơi mà nó được tạo dựng, cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch tổng thể để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, địa phương (Quốc hội, 2014).
b Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
* Khái niệm
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN: là nguồn vốn thuộc NSNN dành cho đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn,…(Bộ Tài chính, 2015).
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN: là khoản vốn Ngân sách được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã
Trang 21hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu
tư khác theo quy định của Luật NSNN (Bộ Tài chính, 2015).
Theo quy định của Luật NSNN, các dự án sử dụng vốn NSNN là những dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội không thu hồi vốn trực tiếp như: Các
dự án kết cấu hạ tầng xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc các lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, y tế; trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng
hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các trạm trại thú y, động thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo gống; xây dựng các công trình văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng, quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật, bảo
vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng, lãnh thổ; Các dự án quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn; Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán NSNN để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, nhằm phục hồi hoặc tăng tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp) (Quốc hội, 2015).
* Đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một loại vốn đầu tư XDCB Do đó, nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của vốn đầu tư XDCB nói chung Bên cạnh
đó, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những đặc điểm riêng Những đặc điểm có tính đặc thù cơ bản của vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm:
Vốn đầu tư XDCB thường rất lớn: Do các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nên cần một lượng vốn ban đầu tương đối lớn, thậm chí là rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng) như xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi Vì vậy, quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phải thiết lập các biện pháp quản lý và cấp vốn đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát, bảo đảm quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện liên tục đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định (Quốc hội, 2015).
Khoản chi đầu tư XDCB từ NSNN mang tính chất là khoản vốn cấp phát không hoàn lại (khác với khoản vốn Nhà nước khác dành cho đầu tư XDCB) Là vốn có nguồn từ NSNN, chủ sở hữu đích thực chưa được thể hiện một cách rõ
Trang 22ràng, vốn thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước giao việc quản lý, sử dụng cho những chủ đầu tư là các cơ quan nhà nước, nên trong quá trình sử dụng dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả Điều này cho thấy việc quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN là khó khăn, phức tạp dễ dẫn đến thất thoát lãng phí.
Những đặc điểm trên đây cho thấy: để quản lý có hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cần phải có một quy trình quản lý giám sát chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối để chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực (Quốc hội, 2015).
c Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước dự án đầu tư
Các nguyên tắc QLNN dự án đầu tư là các quy tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan QLNN phải tuân thủ trong quá trình quản lý dự án đầu tư.
Các nguyên tắc quản lý do con người đặt ra nhưng không phải
do ý muốn chủ quan mà phải dựa trên các yêu cầu khách quan của các quy luật chi phối quá trình quản lý kinh tế Đồng thời các nguyên tắc này phải phù hợp với các mục tiêu của quản lý Phải đảm bảo tính
hệ thống, tính nhất quán và phải được bảo đảm bằng pháp luật.
* Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa hai mặt "tập trung" và "dân chủ" trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng không phải chỉ là tập trung hoặc chỉ là dân chủ.
* Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
Quản lý nhà nước theo ngành: là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ quản lý ngành ở Trung ương đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành trong phạm vi cả nước.
Quản lý theo lãnh thổ: là việc tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các đơn vị kinh tế phân bố trên địa bàn lãnh thổ (Ở nước ta chủ yếu là theo lãnh thổ các đơn vị hành chính).
* Nguyên tắc phân định và kết hợp quản lý nhà nước về kinh
tế với quản lý sản xuất kinh doanh
Có thể phân biệt sự khác nhau trên 5 tiêu chí sau đây:
- Về chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế là các cơ quan nhà nước, còn chủ thể của quản lý sản xuất kinh doanh là các doanh nhân.
Trang 23- Về phạm vi quản lý: Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quản lý tất cả các doanh nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, thuộc tất cả các ngành, còn doanh nhân thì quản lý doanh nghiệp của mình QLNN về kinh
tế là quản lý vĩ mô còn quản lý sản xuất kinh doanh là quản lý vi mô.
- Về mục tiêu quản lý: QLNN theo đuổi lợi ích toàn dân, lợi ích cộng đồng (phát triển nền kinh tế quốc dân, ổn định sự phát triển kinh tế - chính trị xã hội, tăng thu nhập quốc dân, tăng mức tăng trưởng của nền kinh tế, giải quyết việc làm ) Quản lý sản xuất kinh doanh theo đuổi lợi ích riêng của mình (thu được lợi nhuận cao, ổn định và phát triển doanh nghiệp, tăng thị phần, tạo uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp ).
- Về phương pháp quản lý: Nhà nước áp dụng tổng hợp các phương pháp (hành chính, kinh tế, giáo dục ) trong đó, phương pháp đặc trưng của QLNN là cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước Trong khi đó, doanh nhân chủ yếu áp dụng phương pháp kinh tế và giáo dục thuyết phục.
- Về công cụ quản lý: Công cụ chủ yếu trong QLNN về kinh tế là: Đường lối phát triển kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế, pháp luật kinh tế, chính sách kinh tế, lực lượng vật chất và tài chính của nhà nước Các doanh nghiệp có công cụ quản lý chủ yếu là: Chiến lược kinh doanh,
kế hoạch sản xuất-kỹ thuật- tài chính, dự án đầu tư để phát triển kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, các quy trình công nghệ, quy phạm pháp luật, các phương pháp và phương tiện hạch toán (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
* Nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN trong QLNN về kinh tế
Để thực hiện nguyên tắc trên, cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp:
Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật, các đạo luật phải được xây dựng đầy đủ, có chế tài rõ ràng, chính xác và đúng mực.
Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm minh (từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công bố đến khâu xét xử, thi hành án ) không để xảy ra tình trạng có tội không bị bắt, bắt rồi không xét xử, hoặc xét xử quá nhẹ, xử rồi không thi hành án hoặc thi hành án nửa vời (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
Trang 242.1.2 Vai trò, tác dụng của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước
Xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định Thể hiện những vai trò cụ thể như sau:
đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống tham
ô lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả của đầu tư.
- Đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng công trình đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.
- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án không đúng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước và các ảnh hưởng tiêu cực khác có thể gây ra như các công trình xây dựng được tạo ra bởi dự án cảnh quan, thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia.
- Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách của NN (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
2.1.3 Đặc điểm của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Chính sách đầu tư của một quốc gia, năng lực quản lý hoạt động đầu tư của các cấp, các yếu tố của môi trường đầu tư và yếu tố thể chế nền kinh tế thị trường có tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác và sau cùng, tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
- Những chuyển biến trong công tác chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư:
Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không phát huy tác dụng gây lãng phí rất lớn.
Trang 25- Những đảm bảo về chất lượng, tuổi thọ các công trình xây dựng đầu tư:
Chất lượng công trình xây dựng lâu nay vẫn là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm, chú ý Chất lượng công trình xây dựng càng trở nên nhạy cảm hơn, sau một số sự cố tại một vài công trình làm xôn xao dư luận.
- Hiệu quả thực thi các quyết định QLNN:
Một hình thức hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước là ban hành các quyết định QLNN nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó để giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội.
- Tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động QLNN:
Thực chất hoạt động QLNN là tổ chức thực hiện pháp luật và các chủ trương, chính sách của chính quyền cấp trên vào cuộc sống Đây là một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt tình hình, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tra tiến độ thực hiện.
- Tính kinh tế của các hoạt động QLNN:
Để đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động QLNN các dự
án đầu tư , không thể không xem những chỉ số về tính kinh tế trong hoạt động quản lý Đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách, thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến hoạt động QLNN (có thể có những chi phí không
dễ dàng lượng hóa) (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
2.1.4.1 Bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Theo quy định của Hiến pháp, quản lý chung về kinh tế - tài chính trên phạm vi cả nước thuộc trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ, ở địa phương thuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn quản
lý các hoạt động nghiệp vụ kế hoạch kinh tế - tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan kế hoạch tài chính (Sở kế hoạch, sở Tài chính ở cấp tỉnh; phòng Kế hoạch tài chính ở cấp huyện; bộ phận kế hoạch tài chính ở cấp
Trang 26xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (Kho bạc nhà nước các cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý kinh tế - tài chính công nói chung trong đó có quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước Cụ thể bộ máy quản lý vốn đầu tư XD CB từ nguồn NSNN ở địa phương bao gồm:
Uỷ ban nhân dân các cấp: Quyết định đầu tư, ủy quyền quyết định đầu
tư, giao nhiệm vụ chủ đầu tư và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu
tư đúng mục đích, đúng chế độ nhà nước quy định Thực hiện nhiệm vụ trong quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật nhà nước.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Sở Tài chính tỉnh: Tham mưu cho UBND các cấp thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư theo quy định để Kho bạc nhà nước thanh toán cho các dự án Thực hiện quy định về báo cáo, quyết toán vốn đầu tư hàng năm; thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án đầu tư theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp
vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai chế độ Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước: Ban hành các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
để thực hiện thống nhất trong cả nước Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn Kiểm soát, thanh toán vốn đầy đủ, kịp thời cho dự án khi đã
có đầy đủ các điều kiện và đúng thời gian quy định Có ý kiến trả lời rõ ràng bằng văn bản với chủ đầu tư khi thực hiện giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn Khi phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét,
xử lý thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Trang 27Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư theo quy định Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn.
Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý,
sử dụng vốn đầu tư; Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn
mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên
độ ngân sách nhà nước cho từng dự án hoặc xác nhận số vốn đã thanh toán theo yêu cầu quản lý Nhận xét về kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.
Chủ đầu tư, các ban quản lý dự án: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản
lý tài chính đầu tư phát triển Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước.Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và
cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện vốn tạm ứng của các nhà thầu, phải kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện ứng vốn cho các nhà thầu.
Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành Hết năm kế hoạch, lập bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư năm gửi Kho bạc nơi chủ đầu tư giao dịch để xác nhận Được yêu cầu thanh toán
Trang 28vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nước trả lời và giải thích những nội dung chưa thoả đáng trong việc thanh toán 2.1.4.2 Thực hiện công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác quy hoạch có vai trò quan trọng trong xây dựng phát triển đô thị hiện nay, đồng thời là vấn đề mang tính chiến lược phải
đi trước một bước, làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển đô thị nhằm quản lý việc xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Luật Xây dựng năm 2014 ra đời với rất nhiều văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn trong các lĩnh vực: Cải cách hành chính; triển khai kịp thời Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và phát triển đô thị; triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật xây dựng,
Quy hoạch đầu tư XDCB gồm có: Xác định nhu cầu phát triển và sử dụng đất cho từng giai đoạn quy hoạch; Các chỉ tiêu sử dụng đất đối với các phân khu chức năng của đô thị; định mức vốn, nguồn vốn cung cấp cho thực hiện dự án đầu tư xây dựng; xác định các nguồn vốn cung cấp cho đầu tư xây dựng gồm những loại hình nào, mức vốn bao nhiêu Quy hoạch đầu tư XDCB cần đi trước một bước và mang tính chiến lược hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Bền vững về xã hội: Phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, bảo đảm đầy đủ các yếu tố xã hội kỹ thuật và dịch vụ thiết yếu Để đạt được yêu cầu đó, công tác tuyên truyền phải được tiến hành xuyên suốt; chính quyền cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để người dân được tham gia quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Bền vững về tự nhiên: Dựa trên nguyên tắc quy hoạch phải tạo sự thân thiện với môi trường xung quanh, ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu.
Bền vững về kỹ thuật: Thể hiện sự gắn kết quy hoạch hạ tầng
kỹ thuật được kết hợp với thiết kế cảnh quan đô thị Quy định chi tiết tiến độ thi công, đồng bộ các hạng mục, xây trước, xây sau.
Bền vững về tài chính: Công tác phân tích kinh tế - xã hội và tài chính được thực hiện rất nghiêm ngặt ở tất cả các giai đoạn của dự án nhằm tính toán mọi chi phí cần thiết để đầu tư, vận hành, bảo dưỡng, và quản lý.
Trang 29Quy hoạch cần có vai trò tăng cường điều tiết khống chế vĩ mô nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, sự hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng, các bên liên quan trước pháp luật về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Đối với vấn đề theo dõi, giám sát đánh giá, điều chỉnh quy hoạch, hàng năm cần có các cuộc họp giữa cơ quan quản lý quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch, chính quyền địa phương và các bên liên quan (nhà đầu tư, người dân trong khu quy hoạch) để đánh giá đúng sai, tiến độ thực hiện và biện pháp bổ sung khắc phục.
2.1.4.3 Thực hiện công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm ngân sách
Kế hoạch vốn đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN trên địa bàn Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng phát triển, cân đối nguồn lực vật chất và con người, tránh được hiện tượng đầu tư dàn trải, chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí.
Điều kiện và nguyên tắc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
Kế hoạch hoá vốn đầu tư trước hết phải xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý, xác định thứ tự ưu tiên, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; xác định cơ cấu đầu tư theo ngành, địa bàn để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được qui hoạch đầu tư nhằm hoạch định trước những vùng, những ngành cần được đầu tư, mức vốn đầu tư, thời gian bỏ vốn…Dựa vào quy hoạch để lập kế hoạch vốn đầu tư nhằm xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn đầu tư trong thời kỳ nhất định cho thời hạn 10 năm, 5 năm và hàng năm.
Việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải dựa trên khả năng cân đối về ngân sách, phải phù hợp với nguồn thu, nhằm tránh nợ đọng trong đầu tư xây dựng Khi phân bổ vốn đầu tư phải đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực và phù hợp với phân cấp về quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội của những cấp ngân sách, cụ thể:
Đối với vốn đầu tư thuộc thành phố quản lý: Ủy ban nhân dân thành phố lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều
Trang 30kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn được phân cấp; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.
Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố, thành phố phân bổ vốn đầu tư cho những dự án do thành phố quản lý.
Khi phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phải đảm bảo đủ điều kiện về hồ
sơ thủ tục theo quy định đối với những loại dự án (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư) Kế hoạch vốn đầu tư đối với công trình sử dụng ngân sách nhà nước địa phương và địa phương do địa phương quyết định Kế hoạch vốn đầu tư đối với công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp trên phải được địa phương được tổng hợp đề xuất kịp thời lên cấp trên để cân đối ngân sách cấp trên.
Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, phòng Tài chính - Kế hoạch gửi quyết định phê duyệt kế hoạch vốn cho Kho bạc nhà nước.
Thẩm tra phân bổ vốn đầu tư
Việc thẩm tra phân bổ vốn đầu tư có thể thực hiện sau khi phân bổ vốn đầu tư hoặc có thể thực hiện ngay trong quá trình phân
bổ tùy theo các cấp ngân sách, cụ thể:
Đối với dự án do các thành phố quản lý, trong quá trình tham gia với các đơn vị liên quan về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trước khi các cơ quan trình UBND cấp thành phố quyết định Căn cứ quyết định về kế hoạch vốn đầu tư của UBND cấp thành phố, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo quy định Trường hợp có dự án không đủ thủ tục đầu tư, Kho bạc nhà nước không thanh toán và thông báo Sở Tài chính, phòng Tài chính - Kế hoạch để trình UBND cấp thành phố xử lý.
Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư
Trong năm kế hoạch phải rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các
dự án để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình UBND thành phố xin điều chỉnh theo quy định, chuyển vốn các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự
Trang 31án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm Trường hợp sau khi đã điều chỉnh mà còn thừa vốn so với kế hoạch giao thì số vốn thừa được điều chỉnh cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
UBND thành phố ra quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, gửi lại phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước
để làm căn cứ thanh toán Thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm kế hoạch.
2.1.4.4 Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu
*Công tác giải phóng mặt bằng
Trong những năm trở lại đây, công tác giải phóng mặt bằng đã được chú trọng và coi đây là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình có giải phóng mặt bằng Đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư, đặc biệt đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền nhân dân tham gia thực hiện hiến đất, đối ứng thực hiện công trình giao thông, công trình phúc lợi Do vậy, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thành phố chỉ đạo khá quyết liệt và luôn hoàn thành bàn giao mặt bằng để thi công các dự án quan trọng của tỉnh và của thành phố.
* Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Trong những năm qua, các cơ quan của thành phố được giao nhiệm vụ đã cơ bản làm tốt công tác đấu thầu, chỉ định thầu tuân thủ các quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ Thông tin công khai đúng luật trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Đấu thầu, xét thầu công khai và chặt chẽ Chọn ra được các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện.
Công tác đấu thầu có ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện dự án, xây dựng kế hoạch đến triển khai tổ chức đấu thầu và thẩm định, phê duyệt kết quả trúng thầu theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng giảm chi phí trong thực hiện các phương án đầu tư Mặt khác, cũng chọn được các nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án.
Để hạn chế việc thực hiện sai quy chế đấu thầu cần triển khai triệt để việc
Trang 32tổ chức đấu thầu rộng rãi, tổ chức công tác tư vấn trong việc tổ chức đấu thầu nghiêm túc sẽ tạo điều kiện cho dự án thực hiện đạt hiệu quả những bước tiếp theo Mặt khác, chất lượng một số công việc liên quan đến đấu thầu có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác này như báo cáo đầu tư, thiết kế tổng dự toán hoặc dự toán.
- Chỉ định thầu thi công xây dựng:
Trong những năm qua đã có rất nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu, được chỉ định thầu thi công các dự án Kết quả hoạt động của các nhà thầu đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của thành phố Các công trình được xây dựng không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà còn đảm bảo về mặt kỹ thuật và mỹ thuật như các công trình xây dựng trụ sở UBND các xã, phường, trụ sở làm việc các phòng, ban thành phố BắcNinh, các công trình kiên cố hóa trường lớp học,…
2.1.4.5 Thực hiện công tác tạm ứng, cấp phát, thanh toán vốn thực hiện cho dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Để đảm bảo cho công tác XDCB tiến hành đúng trình tự, sau khi các
dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp phát của Ngân sách nhà nước đã có đầy
đủ các thủ tục đầu tư và xây dựng, thì công trình đầu tư phải được bố trí vốn trong năm ngân sách Đối với vốn NSNN trên địa bàn thành phố, kế hoạch vốn phải do Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt bằng quyết định và được sự thông qua của Hội đồng nhân dân Việc cấp phát vốn đầu tư đối với dự án phải được thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy
đủ các tài liệu thiết kế, dự toán Việc cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích đúng kế hoạch, chỉ được thực hiện theo mức độ thực tế hoàn thành và trong phạm vi dự toán được duyệt, đồng thời phải căn cứ vào những quy định cụ thể về việc tạm ứng theo các giai đoạn trong hợp đồng
Thanh toán vốn đầu tư là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng Thông thường, sau khi ký hợp đồng, nhà thầu sẽ nhận được một khoản tiền tạm ứng để thực hiện hợp đồng Số tiền tạm ứng sẽ được thu hồi dần khi có khối lượng hoàn thành Thanh toán vốn đầu tư có thể được thanh toán theo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi công chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền, có thể được thanh toán theo giai đoạn qui ước hay điểm dừng kỹ thuật hợp lý,
có thể được thanh toán theo khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành hay thanh toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành Việc lựa chọn
Trang 33phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng thời
kỳ, khả năng về vốn của chủ đầu tư và nhà thầu Vấn đề là phải kết hợp được hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu Với nguyên tắc chung là việc thanh toán càng kịp thời càng đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công vừa đảm bảo thúc đẩy tiến độ thi công công trình và chủ đầu tư có điều kiện sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng và sớm phát huy hiệu quả của dự án.
Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN việc thanh toán kịp thời vốn đầu tư còn có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tăng số vòng quay của tiền trong nền kinh
tế, bởi lẽ tiền trong kho bạc là đồng tiền không sinh lời còn đồng tiền về đến doanh nghiệp là đồng tiền đưa vào xã hội và nó sẽ sinh sôi, nảy nở Việc thanh toán vốn đầu tư từ nguồn NSNN được Kho bạc Nhà nước thực hiện, Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành.
a Thanh toán tạm ứng
Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại: hợp đồng tư vấn; hợp đồng thi công xây dựng; hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác.
Để quản lý việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư Nhà nước đã ban hành Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ tài chính thay thế các Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007; số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007; số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
Đối với công việc giải phóng mặt bằng mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng Do tính chất đặc thù của công tác giải phóng mặt bằng nên các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp phải bố trí đủ vốn cho công tác giải phóng mặt bằng Ngoài ra, đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
Trang 34b Thu hồi vốn tạm ứng
Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng Mức thu hồi do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng.
c Thanh toán khối lượng hoàn thành
Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng, việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng trọn gói, thanh toán theo tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thoả thuận của hợp đồng.
Đối với hợp đồng theo thời gian, chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ); các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%), thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.
Đối với hợp đồng kết hợp các loại giá hợp đồng, việc thanh toán được thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng như đã nêu trên.
Trang 35d Thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng
Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng
mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng.
Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì được thanh toán trên
cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh.
Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán.
e Quyết toán vốn đầu tư
Quyết toán là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua Với hàm nghĩa đó, quyết toán trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách đến các cơ quan quản lý ngân sách,
cơ quan kiểm tra kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lực tối cao của mỗi quốc gia Quyết toán vốn đầu tư của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tư.
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác có liên quan.
Thông qua quyết toán vốn đầu tư, Nhà nước nắm được tình hình và tốc độ đầu tư của các đơn vị, các ngành, các thành phần kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh
tế để hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế như: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư; tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng trong một
Trang 36năm, tiến độ giải ngân, tốc độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn đầu tư cần
bố trí cho dự án trong những năm tiếp theo… Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan nắm được đầy đủ tình hình thực hiện chi của dự án; xác định được đúng giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và nguồn vốn hình thành TSCĐ làm cơ sở tính toán chính xác giá trị hao mòn TSCĐ vào giá thành sản phẩm, xác định đúng thu nhập và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NSNN, tăng cường hạch toán kinh tế… Thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Quyết toán vốn đầu tư gồm có quyết toán vốn đầu tư theo niên độ và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ là quyết toán các khoản chi thực hiện trong quá trình thực hiện dự án thuộc niên độ ngân sách năm trước của năm kế hoạch.
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là quyết toán toàn bộ các khoản chi trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án, khi chuẩn bị đầu tư đến khi
dự án hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng Kết quả phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình, dự án hoàn thành trong mọi hình thức đấu thầu, chỉ định thầu hay tự làm đều không được vượt tổng dự toán công trình và tổng mức đầu tư đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
- Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ
Chủ đầu tư các dự án lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm theo quy định và phải đối chiếu số liệu đã thanh toán vốn đầu tư với cơ quan KBNN trước khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách.
Cơ quan KBNN tổng hợp, lập báo cáo quyết toán tình hình nhận
và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm đối với các loại vốn do cơ quan KBNN nhận và kiểm soát, thanh toán trực tiếp, đồng thời lập báo cáo tổng hợp thanh toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách gửi cơ quan tài chính.
Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm và tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương theo quy định Riêng đối với các dự án đầu tư thuộc các loại vốn của ngân sách nhà nước không do cơ quan KBNN kiểm soát, thanh toán trực tiếp sẽ do cơ quan tài chính trực tiếp quản
Trang 37lý thực hiện việc tổng hợp, thẩm định, nhận xét quyết toán niên độ ngân sách nhà nước hàng năm.
- Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Chủ đầu tư dự án lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; trình duyệt, quản lý hồ sơ quyết toán đúng quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán) Sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải hoàn thành việc giải quyết công nợ và làm thủ tục tất toán tài khoản đầu tư của dự án (công trình) tại cơ quan thanh toán, cho vay vốn đầu tư.
Các nhà thầu thực hiện quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định Hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu và tính pháp lý đối với các tài liệu có liên quan đã cung cấp cho chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định Cùng với chủ đầu tư xử
lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết Hoàn trả đầy đủ, kịp thời số vốn mà chủ đầu tư đã chi trả sai chế độ quy định.
Cơ quan KBNN thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu
tư đã cho vay và thanh toán đối với dự án đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán về quá trình đầu tư của dự án Phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã chi trả cho các cá nhân, đơn vị sai so chế độ quy định Đôn đốc, hướng dẫn, phối hợp với chủ đầu tư giải quyết công nợ để hoàn thành việc thanh toán, tất toán tài khoản của các dự án đã phê duyệt quyết toán.
Cơ quan tài chính hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành kịp thời, đầy đủ nội dung biểu mẫu theo quy định Hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy
đủ nội dung, yêu cầu theo quy định Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả trực tiếp thẩm tra trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp Hướng dẫn, đôn đốc, tạo điều kiện pháp lý để chủ đầu tư hoàn thành việc giải quyết công nợ và tất toán tài khoản của dự án sau khi phê duyệt quyết toán.
Trang 38UBND tỉnh, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành theo quy định; bố trí đủ vốn để thanh toán cho dự án đã phê duyệt quyết toán, đôn đốc, tạo điều kiện pháp lý để chủ đầu tư hoàn thành việc giải quyết công nợ và tất toán tài khoản của dự án sau khi phê duyệt quyết toán.
Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, phải phân định vốn đầu tư theo đúng nguồn vốn hình thành và phải được tính đến giá trị thời gian của tiền, tức là phải xác định được vốn đầu tư qua các năm và quy đổi được giá trị về thời điểm bàn giao đưa công trình vào sử dụng Xác định đúng đắn vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động, hoặc chi phí không thành tài sản của dự án; xác định đúng đắn năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại.
Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải đảm bảo tính kịp thời Tính kịp thời đảm bảo cho việc xác định giá trị TSCĐ đưa vào sản xuất, sử dụng được kịp thời nhằm quản lý tốt tài sản cố định
đó, xác định được chính xác giá trị hao mòn, tăng cường hạch toán kinh tế Mặt khác, tính kịp thời trong quyết toán góp phần phát hiện dễ dàng và nhanh chóng những chi phí bất hợp pháp của dự án để loại bỏ, tránh được những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hoá quá trình đầu tư.
Để đảm bảo hai yêu cầu đúng đắn và kịp thời như đã nêu trên cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể nội dung, yêu cầu đối với công tác quyết toán vốn đầu tư, quy định về tổ chức bộ máy để thực hiện công tác quyết toán Đồng thời, phải công khai quyết toán rộng rãi Quyết toán vốn đầu tư được công khai
sẽ tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan của chủ đầu
tư, cơ quan giám sát, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cơ quan quản lý nhà nước
và toàn dân tham gia giám sát quá trình đầu tư của dự án.
2.1.4.6 Kiểm tra, thanh tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu
tư thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận
và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Cơ quan Tài chính các cấp phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước, nhà thầu về việc chấp hành chính
Trang 39sách, chế độ tài chính, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong quá trình thanh toán vốn.
Các cơ quan thanh tra Nhà nước (được tổ chức theo cấp hành chính, ngành, lĩnh vực) thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình là: thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ và vụ việc liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật định, phòng ngừa và phòng chống tham nhũng, Vì vậy, thanh tra nhà nước có quyền thanh tra đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và
sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN; có quyền thanh tra những vụ việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và phòng chống tham nhũng liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Thực hiện chế độ kiểm toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN Tất cả các dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A, B sử dụng vốn Nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán Các dự án còn lại thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Tóm lại, do đặc thù vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN thường là nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư dài, khả năng thu hồi vốn thấp nên việc quản lý vốn là hết sức khó khăn, phức tạp Cơ chế quản lý vốn đầu tư từ: phân cấp quản lý đầu tư, kế hoạch hóa vốn đầu tư, kiểm soát vốn đầu tư đến quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nêu trên là cơ sở để các tổ chức, cá nhân, Nhà nước quản lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
2.1.5.1 Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản gồm cán bộ quản lý, lãnh đạo, nhân viên thực hiện công tác quản lý, giám sát,… Nếu đội ngũ cán bộ có kiến thức và được đào tạo trình độ chuyên môn cao
sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý, giám sát, đánh giá được diễn
ra có hiệu quả hơn, có chất lượng hơn và ngược lại.
Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB, khi đã có cơ chế chính sách
Trang 40đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý yếu kém, có xu hướng tìm kẽ hở để tham nhũng thì công tác quản lý sử dụng vốn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn Những hạn chế về năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB được thể hiện trong quá trình:
Lập, giao kế hoạch sử dụng vốn thiếu chính xác, không bám sát thực tế của địa phương Chất lượng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chưa thực sự
đi trước một bước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư hàng năm; dẫn đến kế hoạch hàng năm bị động, không có hệ thống, thiếu khả thi.
Khi lập kế hoạch sử dụng vốn không căn cứ theo đúng nguyên tắc đã được Nhà nước qui định dẫn đến hiện tượng trong năm thường phải điều chỉnh bổ sung kế hoạch nhiều lần Tỷ lệ thanh toán vốn đầu
tư so với kế hoạch được giao thường thấp (dự án cần vốn thì không được bố trí vốn, dự án chưa cần vốn thì lại được bố trí).
Bố trí kế hoạch vốn đầu tư phân tán, hàng năm số dự án, công trình đưa vào kế hoạch đầu tư quá lớn Dẫn đến thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp Các công trình có khối lượng thực hiện quá lớn lại được bố trí kế hoạch năm sau thấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư yếu về năng lực thường dẫn đến các biểu hiện như: Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư thấp từ năm này sang năm khác; tình trạng tham ô tham nhũng không được kiểm soát.
2.1.5.2 Hệ thống chính sách liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của thành phố Bắc Ninh
Một hệ thống chính sách của cấp trung ương (Luật, Nghị định, Thông tư ) và địa phương (Quyết định, Quy định ) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư XDCB và sẽ tạo ra súc hút lớn trong đầu tư Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư XDCB nói riêng phải được thể chế hoá Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu
tư XDCB Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư XDCB Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB Hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà