- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2016 đến tháng 3 năm 2017 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Tính mới: Khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Giáo viên
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI
HỒ SƠ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2016 - 2017
- Họ và tên: Bùi Thị Tú, Vũ Thị Lý Chung, Vàng Thị Nhỉm
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Sùng Phài
Tam Đường - Lai Châu
HỒ SƠ GỒM:
1 Đơn đề nghị công nhận sáng kiến
2 Báo cáo tóm tắt sáng kiến
3 Thuyết minh sáng kiến
4 Văn bản xác nhận sáng kiến
Sùng Phài, tháng 3 năm 2017
Trang 2CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sùng Phài, ngày 20 tháng 03 năm 2017
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: - Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình
độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
Ghi chú
1 Bùi Thị Tú 09/06/1985
Trường Mầm non Sùng Phài
Giáo viên
Đại học
sư phạm
33.3
2 Vũ Thị Lý Chung 12/09/1984
Trường Mầm non Sùng Phài
Giáo viên
Cao đẳng sư phạm
33.3
2 Vàng Thị Nhỉm 14/03/1992
Trường Mầm non Sùng Phài
Giáo viên
Trung cấp sư phạm
33.3
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND huyện Tam Đường
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2016 đến tháng 3 năm 2017
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Tính mới: Khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Giáo viên tích cực học hỏi sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo môi trường giáo dục
và tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường
Trang 3Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh môi trường công cộng, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, có kỹ năng, thói quen tốt trong hoạt động vệ sinh môi trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục
Phụ huynh nhận thức tốt hơn và hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục ý thức vệ sinh môi trường Tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ
Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau khi áp dụng sáng kiến giáo viên sáng tạo hơn trong việc tạo môi trường giáo dục và tận dụng nguyên vật liệu từ phế thải làm đồ dùng, đồ chơi phục
vụ công tác giáo dục trẻ Trẻ tích cực tham gia các hoạt động đã có ý thức, thói quen bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp, trong gia đình, nơi công cộng Phụ huynh đã thường xuyên hơn trong việc phối kết hợp với cô giáo tạo môi trường sạch sẽ để trẻ có sức khỏe tốt đảm bảo các hoạt động vui chơi và học tập Phụ huynh có niềm tin, yên tâm công tác, phát triển kinh tế, làm cho
xã hội ngày càng phát triển Giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo môi trường và linh hoạt tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Trẻ có thói quen, kỹ năng cơ bản và nhận ra các hành vi đúng sai, tốt xấu, biết học tập các hành vi tốt để bảo vệ môi trường Phụ huynh có ý thức, tham gia tích cực giáo dục trẻ bảo vệ môi trường khi ở nhà cũng như ở công cộng Việc áp dụng các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp trường, lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Ngoài ra trẻ cũng có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng, trong gia đình luôn gọn gàng, sạch sẽ
Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Sáng kiến đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm, lớp mẫu giáo lớn Trung Chải, Mẫu giáo lớn Sin Chải Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo có học sinh dân tộc thiểu số các trường mầm non trong toàn
huyện
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cô giáo là những người chủ động, sáng tạo giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mọi lúc mọi nơi Để trẻ đạt kết quả tốt nhất khi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thì chính bản thân trẻ phải thực sự hứng thú, tích cực, chủ động phối hợp với cô giáo trong các hoạt động giáo dục Phụ huynh học sinh là điều kiện quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
- Những thông tin cần được bảo mật: Không
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giáo viên quan tâm hơn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ và coi đó là một trong những hoạt động chủ đạo để giúp trẻ phát triển toàn diện Trẻ có ý thức bảo
vệ môi trường, biết thực hiện một số hành vi, kỹ năng bảo vệ môi trường Phụ huynh có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực phối hợp với giáo viên giáo dục con em cùng tham gia bảo vệ môi
Trang 4trường
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến: Mang lại hiệu quả về chất lượng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Giúp cho giáo viên biết được cách xây dựng môi trường, tìm ra những biện pháp giáo dục hữu hiệu, phù hợp với nhóm lớp khi tổ chức thực hiện có sự linh hoạt, nhanh nhẹn
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
……… … Bùi Thị Tú .………….………… Vũ Thị Lý Chung ……… ….………… Vàng Thị Nhỉm
Trang 5BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Đồng tác giả
Họ và tên: Bùi Thị Tú
Trình độ văn hóa: 9/12 : Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy lớp mẫu giáo lớn Sin Chải
Vũ Thị Lý Chung
Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm
Họ và tên: Vàng Thị Nhỉm
Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy tại lớp mẫu giáo lớn Trung Chải
2 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”
3 Tính mới
Khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường giáo viên tích cực học hỏi
sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh môi trường công cộng, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, có kỹ năng, thói quen tốt trong hoạt động vệ sinh môi trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục
Phụ huynh nhận thức tốt hơn và hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ Tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ
4 Hiệu quả sáng kiến mang lại
Sau khi áp dụng sáng kiến giáo viên sáng tạo hơn trong việc tạo môi trường giáo dục và tận dụng nguyên vật liệu từ phế thải làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giáo dục trẻ Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo môi trường và linh hoạt tổ chức các hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, có ý thức, thói quen các kỹ năng cơ bản và nhận ra
các hành vi đúng sai, tốt xấu, biết học tập các hành vi tốt để bảo vệ môi trường
Trang 6Phụ huynh cũng đã thường xuyên hơn trong việc phối kết hợp với cô giáo tạo môi trường sạch sẽ để trẻ có sức khỏe tốt đảm bảo các hoạt động vui chơi và học tập Có ý thức tốt,
tham gia tích cực giáo dục trẻ bảo vệ môi trường khi ở nhà cũng như ở công cộng
5 Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Sáng kiến có khả thi, đã được áp dụng tại lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải của trường đạt kết quả cao, có thể áp dụng cho các lớp mẫu giáo có học sinh dân tộc thiểu
số các trường mầm non trong toàn huyện
Trang 7I THÔNG TIN CHUNG
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp
MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường Mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”
Chức vụ công tác: Giảng dạy
Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài
Chức vụ công tác: Giảng dạy
Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài
Chức vụ công tác: Giảng dạy
Nơi làm việc: Trường Mầm Non Sùng Phài
Điện thoại: 01655186760
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3%
3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non
4 Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường Mầm Non Sùng Phài
Địa chỉ: Xã Sùng Phài, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu
Trang 8Điện thoại: 0213751768
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1 Sự cần thiết
Như chúng ta đã biết "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam) Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi người, mọi vật xung quanh Để đảm bảo con người luôn được sống trong môi trường lành mạnh, thì chính con người phải tự tạo cho mình môi trường lành mạnh ấy Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng nhất trong xã hội hiện nay, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề, bởi các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội, đến sức khỏe của con người Vậy làm thế nào để có môi trường sống lành mạnh? Theo chúng tôi để tạo môi trường sống lành mạnh, chính chúng ta phải tự có ý thức bảo
vệ môi trường, ý thức ấy phải được hình thành từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non Môi trường sống của trẻ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đứa trẻ về thể chất, trí tuệ Làm thế nào để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay khi học ở trường mầm non, điều không hề dễ đối với các cô giáo, đặc biệt chúng tôi là các cô giáo công tác tại vùng kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn như trường Mầm non Sùng Phài 100% là con em dân tộc thiểu số, cha
mẹ các cháu đa số ít quan tâm đến môi trường sống quanh mình Trong những năm qua giáo viên mầm non đã giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ xong còn mang tính hình thức, đã được lồng ghép giáo dục trong các hoạt động xong không thường xuyên, chưa toàn diện, nội dung còn nghèo nàn Vì vậy một số cháu đã có ý thức bảo vệ môi trường như biết vứt rác vào thùng khi ở trên lớp như một thói quen, đôi khi do tâm lý sợ cô giáo mà chưa thực sự thấy được
ý nghĩa hành vi mình đang làm, nên khi ra khỏi lớp những hành vi đẹp ấy lại không còn được thực hiện như khi trên lớp Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ mầm non, chính vì vậy chúng tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”
1.2 Mục đích
Nghiên cứu thực trạng tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp mới khắc phục các hạn chế, giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, yêu thích nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giúp phụ huynh hiểu rõ được vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con em mình, từ đó
Trang 9có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
2 Phạm vi triển khai thực hiện
32 trẻ lớp Mẫu giáo lớn Trung tâm trường Mầm non Sùng Phài
23 trẻ lớp MGL Sin Chải trường Mầm non Sùng Phài
27 trẻ lớp MGL Trung Chải trường Mầm non Sùng Phài
3 Mô tả sáng kiến
3.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1 Hiện trạng + Vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng giải pháp mới
Trường Mầm non Sùng Phài là một trong xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của Huyện Tam Đường với nhiều điểm bản lẻ, phần đông trẻ là con hộ nghèo, có điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến con em mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Chưa có sự phối hợp với giáo viên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, đặc biệt là ở lớp Mẫu giáo lớn Sin Chải, MGL Trung Chải hai điểm bản ở xa trung tâm Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ như:
Giải pháp 1: Tạo môi trường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học
* Ưu điểm:
Chúng tôi tạo môi trường trong và ngoài lớp gắn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Trang trí ở mảng chủ đề, ở các góc những hình ảnh mang tính chất giáo dục trẻ Tranh ảnh thường xuyên thay đổi với nội dung phong phú, phù hợp Trẻ được hoạt động trong môi trường lớp học sạch sẽ, gọn gàng, đồ dùng đồ chơi sắp xếp khoa học, ngăn nắp Lớp học được trang trí đẹp mắt, khoa học với những hình ảnh minh họa phong phú, đa dạng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Môi trường hoạt động ngoài lớp sạch sẽ, trong lành, không gian cho trẻ hoạt động trải nghiệm
* Hạn chế:
Tuy đã tạo được môi trường trong và ngoài lớp phù hợp, đảm bảo cho trẻ, nhưng môi trường giáo dục ấy được tao ra do chính chúng tôi những người giáo viên hàng ngày chăm sóc giáo dục trẻ Trẻ chưa được tham gia suy nghĩ, sáng tạo, cùng cô tạo nên môi trường cho chính trẻ hoạt động
Giải pháp 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học
* Ưu điểm:
Trang 10Qua những tiết học chính trên lớp qua nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học Trẻ đã có sự hứng thú với nội dung bảo vệ môi trường, có ý thức, biết thực hiện những hành động bảo vệ môi trường
* Hạn chế:
Nội dung lồng ghép vào các hoạt động học còn chưa phong phú, đa dạng, sự lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là một nội dung nhỏ, chủ yếu thể hiện ở phần gây hứng thú, giới thiệu bài Nội dung giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên ở tất cả các hoạt động học diễn
ra trong từng ngày Giáo viên chưa chú ý giáo dục theo khả năng của trẻ, dạy đại trà chưa chú trọng đến kết quả của trẻ tiếp thu được qua bài học, chưa cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường thực tế
Giải pháp 3: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi
* Ưu điểm:
Ngoài giờ học chúng tôi tiến hành giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở tất cả các hoạt động trong ngày Từ hoạt động đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều…Từ
đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
Với giải pháp này trẻ được giáo dục nhắc nhở, hướng dẫn các hành vi bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi Được thực hành, rèn luyện những thói quen, hành vi tốt đối với môi trường sống xung quanh
* Hạn chế:
Các hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mới chỉ được thực hiện khi trong các hoạt động giáo dục, sinh hoạt trẻ ở trên lớp Trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng, trong gia đình
Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ khi ở nhà
3.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1.Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Trang 11Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
lớp MGL Trung tâm, MGL Trung Chải, MGL Sin Chải trường mầm non Sùng Phài, Huyện Tam Đường”
Sau khi thực hiện các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo viên tích cực học hỏi sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo môi trường giáo dục và
tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh môi trường
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh môi trường công cộng, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, có kỹ năng, thói quen tốt trong hoạt động vệ sinh môi trường, nhằm đạt mục tiêu giáo dục
Phụ huynh nhận thức tốt hơn và hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ là vô cùng quan trọng và phải được thực hiện từ khi trẻ còn ở lứa tuổi mầm non Tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ Từ đó phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trong việc phát triển toàn diện cho trẻ
gì mới lạ Là những giáo viên đã có nhiều năm công tác, chúng tôi nắm chắc được đặc điểm tâm lý của trẻ vì vậy chúng tôi tiến hành ngay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong việc trang trí lớp Chúng tôi nghiên cứu, bố trí xắp xếp các đồ dùng đồ chơi hợp lý, khoa học, đồ dùng đồ chơi đảm bảo luôn được vệ sinh sạch sẽ, phòng học luôn thoáng mát, sạch sẽ Lựa chọn riêng một vị trí trẻ hay quan tâm nhiều nhất, đó chính là cánh cửa khi trẻ vừa bước vào lớp, chúng tôi gắn tranh ảnh đẹp có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, chú trọng đến tranh ảnh cô sáng tạo, hay những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp về ý thức bảo vệ môi trường của chính các cháu, tạo sự hấp dẫn thích thú Tranh ảnh không dán chết từ đầu năm đến cuối năm mà thay đổi thường xuyên hướng theo các chủ đề trẻ hoạt động Qua hình ảnh tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại mang tính giáo dục rất cao Bức tranh không chỉ giáo dục ý thức giúp người xung quanh, mà còn nêu cao ý thức bảo vệ môi trường của trẻ làm cho đường phố thêm sạch sẽ Hay ở góc xây dựng, hình ảnh chú công nhân xây dựng đang thu dọn những vật liệu thừa khi xây xong công trình vào xe mang đi …tất cả những hình ảnh đó khi trẻ được quan sát, khám phá đều gợi cho trẻ những hành động việc làm tốt,
Trang 12khiến trẻ muốn chính mình cũng thực hiện những hành động đẹp đó đối với môi trường sống xung quanh của trẻ
Trong phòng học của trẻ, đồ dùng đồ chơi luôn được sắp xếp gọn gàng đảm bảo sạch sẽ thuận tiện cho việc cất lấy đồ dùng Cô tận dụng những nguyên vật liễu sẵn có, chủ yếu là phế liệu trong sinh hoạt để tự tạo thành các đồ dùng đồ chơi cho trẻ, từ những đồ dùng đồ chơi hàng ngày trẻ được trải nghiệm trẻ hiểu rằng từ các đồ phế liệu có thế trở thành những đồ dùng đồ chơi rất đẹp Trong quá trình tạo ra các đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có cô khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ làm cùng Trẻ được vui chơi với những sản phẩm do mình sáng tạo nên trẻ sẽ cảm thấy rất vui và hứng khởi Qua đó trẻ hiểu được chính những phế liệu mà trẻ hay vứt
đi thì cô giáo, người khác hay chính trẻ cũng tạo ra được những sản phẩm rất đẹp và có ích Từ
đó khi có những nguyên liệu này trẻ không vứt đi như trước mà giữ lại, thậm chí tự đi thu thập
và mang đến cho cô để tạo ra những đồ dùng đồ chơi Từ việc tạo môi trường trong lớp học, trẻ được thực hành trải nghiệm được khám phá từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với trẻ
Với môi trường ngoài lớp như: Góc thiên nhiên, chúng tôi gắn hình ảnh em bé nâng niu cành cây bị đổ, hay nhặt những chiếc lá vàng cho vào thùng rác, hay ở mảng tuyên truyền, chúng tôi gắn những hình ảnh đẹp với nội dung “Bé cùng tham gia vệ sinh môi trường”
…những hình ảnh đó mang tính giáo dục cao dần dần đi vào ý thức của trẻ, trẻ muốn làm, muốn thực hiện những hành vi đẹp ấy để tạo được môi trường thật trong sạch
Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ, là nơi không những tạo môi trường giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, để phụ huynh hiểu biết về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Từ đó phối kết hợp với cô giáo trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tại gia đình Tránh trường hợp trên lớp trẻ thực hiện hành vi bảo vệ môi trường nhưng về nhà trẻ lại quên ngay thói quen, hành vi tốt đẹp
Phụ lục 1: Hình ảnh trẻ lao động vệ sinh, chăm sóc vườn rau, bồn hoa
Giải pháp 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học
Như chúng ta đã biết giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường không phải là môn học chính thức cũng không có một phương pháp đặc trưng cụ thể nào mà chỉ là một trong số các nội dung tích hợp vào tất cả các hoạt động học theo chương trình giáo dục mầm non Nhưng lựa chọn nội dung tích hợp như thế nào cho phù hợp với nội dung bài học là vấn đề không dễ Giáo